Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Đánh giá thực trạng giao dịch hối phiếu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.34 KB, 30 trang )

Đề án mơn học

Mở đầu
Trong xu hướng quốc tế hố, hồn cầu hố các quốc gia khơng ngừng hội
nhập trên mọi lĩnh vực đặc biệt là trong kinh tế. Theo xu hướng phát triển đó là
sự phát triển khơng ngừng của hoạt động thanh toán quốc tế, và cánh tay đắc lực
hỗ trợ sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế là các phương tiện thanh
toán quốc tế. Với sự giúp sức của các phương tiện thanh toán các hoạt động
thương mại quốc tế diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi, an tồn hơn và
ngáy càng được mử rộng. Thực tế ở Việt Nam chúng ta chưa có đủ điều kiện cả
chủ quan và khách quan để tận dụng triệt để các phương tiện này để phát triển
kinh tế. Trước yêu cầu phát triển đồng bộ thị trường tài chính, những vấn đề bức
xúc về luân chuyển vốn, đòi hỏi của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế việc phát
triển các phương tiện thanh toán quốc tế ở Việt Nam trở thành nhiệm vụ cấp
thiết.
Với khuôn khổ của đề án này tôi chỉ muốn đi sâu tìm hiểu về hối phiếumột trong những phương tiện thanh tốn chủ yếu, qua đó có một cái nhìn tổng
qt về việc sử dụng hối phiếu trong hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam
hiện nay.

Lê Thị Thu Ngọc

1

Lớp: TCDN 47A


Đề án môn học

Nội dung
I.


Cơ sở lý về các phương tiện thanh toán quốc tế:
Phương tiện thanh toán là các chứng từ tài chính được sử dụng trong

việc chi trả tiền cho nhau. Hiện nay các phương tiện thanh toán đang được sử
dụng chủ yếu bao gồm: tiền mặt, hối phiếu, kỳ phiếu, séc và thẻ ngân hàng.
Trong thanh toán quốc tế các phương tiện được sử dụng phổ biến bao gồm: hối
phiếu, kỳ phiếu và séc. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của giao dịch thương mại,
phương thức thanh toán, thoả thuận giữa người mua và người bán, pháp luật tập
quán của từng nước mà người ta sử dụng công cụ thanh toán phù hợp.
1. Hối phiếu (bill of exchange):

Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện, do một người
ký phát cho người khác, yêu cầu người này: hoặc khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc
tại một ngày cụ thể trong tương lai, hoặc tại một ngày có thể xác định được
trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó thường là
người cầm phiếu.
Hối phiếu là một cơng cụ trong q trình thanh tốn, ngồi ra nó cịn là một
giấy tờ có giá có thể lưu thơng trên thị trường. Với những ưu thế này hối phiêú
đã trở thành một công cụ quan tanh trọng trong hoạt động thanh tốn quốc tế.
Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về cơng cụ này trong phần sau.
2. Kỳ phiếu (promissory note):
Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu ký phát
hứa trả một số tiền nhất định cho một người khác, hoặc trả theo lệnh của người
này hoặc trả cho người cầm phiếu.
Hối phiếu(bill of exchange) và kỳ phiếu(promissory note) gọi chung là
thương phiếu. trong luật các công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam “bill of
exchange” được gọi là hối phiếu đòi nợ, còn “promisspory note” được gọi là hối
Lê Thị Thu Ngọc

2


Lớp: TCDN 47A


Đề án mơn học
phiếu nhận nợ. Hối phiếu địi nợ có nghĩa là người chủ nợ là người ký lập và ký
phát đòi tiền con nợ còn hối phiếu nhận nợ nghĩa là con nợ tự lập và phát hành
để nhận nợ với chủ nợ.
Nhìn chung, về nguyên tắc lưu thơng, thì hối phiếu và ký phiếu là giống
nhau. Ta có thể coi kỳ phiếu như là một hối phiếu đã được chấp nhận bởi người
trả tiền. Các điều mà luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng
tương tự cho kỳ phiếu.
3. Séc (check):
Séc là một mệnh lệnh vô điều kiện do một người ra lệnh cho ngân hàng
trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định
trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho người cầm séc.
Về hình thức séc là một văn bản giấy tờ được chia làm hai phần có đường
cắt bằng răng cưa ở giữa để tách rời, gôm: phần cuống séc để người phát hành
lưu những điều cần thiết và phần tách rời đẻ trao cho người hưởng thụ. Séc gồm
hai mặt, mặt trước dùng để in sẵn tiêu đề để điền các yếu tố bắt buộc, mặt sau
dùng để ghi các nội dung về chuyển nhượng.
4. Thẻ ngân hàng:

Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ra đời từ
phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng
dụng cơng nghệ tin học lĩnh vực ngân hàng tài chính.
Thẻ ngân hàng là cơng cụ thanh tốn do ngân hàng phát hành cấp cho
khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt
trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ
ngân hàng cịn được sử dụng để thực hiện các giao dịch thông qua hệ thống giao

dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM.
Dù cho bất cứ tổ chức nào phát hành thì thẻ ngân hàng đều được làm từ
plastic theo kích cỡ chuẩn quốc tế và bao gồm các yếu tố cơ bản như: nhãn hiệu
Lê Thị Thu Ngọc

3

Lớp: TCDN 47A


Đề án môn học
thương mại của thẻ, logo và tên nhà phát hành, số thẻ, ngày hiệu lực và tên chủ
thẻ. Ngồi ra trên thẻ có thể có tên cơng ty chịu trách nhiệm thanh toán thẻ hoặc
thêm một số yếu tố khác theo quy định của tổ chức hoặc tập đoàn thẻ quốc tế.

Hối phiếu (bill of exchange hay draft):

II.

1. Quá trình hình thành và phát triển:

Cơ sở kinh tế đầu tiên của hối phiếu là hình thức tín dụng thương mại
nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán chịu hàng hoá giữa các bên tham gia mua bán.
Đây là loại giấy tờ có giá do người bán tức chủ nợ phát hành, và người mua chịu
sẽ ký vào xác nhận khoản nợ mình phải trả. Do được đảm bảo thanh tốn hai lần
trước hết là con nợ sau đó đến chủ nợ nên hối phiếu dần dần trở thành cơng cụ
thanh tốn lưu thơng chủ yếu. Và đến thế kỷ 16, người ta sử dụng hối phiếu là
chủ yếu.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, thương mại và cơng nghệ hối phiếu
ngày càng hồn thiện hơn về hình thức và nội dụng. Dần dần nó trở thành một

loại giấy tờ có giá độc lập hồn tồn với giao dịch kinh tế sản sinh ra nó. Vì là
giấy tờ có giá lại chuyển nhượng được nên hối phiếu khơng chỉ dừng lại trong
quan hệ tín dụng thương mại mà cịn được sử dụng trong quan hệ tín dụng ngân
hàng, chiết khấu cầm cố, thế chấp và là phương tiện thanh toán trong các giao
dịch khác hay là hàng hoá trên thị trường tiền tệ.
Để hạn chế một số mặt trái của hối phiếu nhiều quốc gia đã đặt ra luật về
hối phiếu. Nhưng với nhu cầu sử dụng hối phiếu trong thanh tốn quốc tế thì lại
đặt ra nhu cầu phải có một luật quốc tế chung về hối phiếu trên toàn thế giới.
Hội nghị về luật hối phiếu được tổ chức tại Haag năm 1912 đã đưa ra kiến nghị
về việc cho ra đời một luật hối phiếu quốc tế. Tuy nhiên trong thời gian đó Mỹ
và liên hiệp Anh vì một số lý do riêng đã tách ra khỏi khối này. Và sau đó do
chiến tranh thé giới I xẩy ra nên các nước đã không thể đi tới việc ký hiệp định
về Luật hối phiếu. Mãi tới năm 1930 tại Geneve các nước đã phê chuẩn Công
ước về Luật hối phiếu gọi là công ước Geneve 1930 về Luật hối phiếu thống
Lê Thị Thu Ngọc

4

Lớp: TCDN 47A


Đề án môn học
nhất ( Uniform Law for bill of exchange – Geneve convention 1930, ULB
1930). Ngày nay ULB có mặt ở hầu hết các nước châu âu (ngoại trừ Anh).
Nhiều nước không tham gia nhưng cũng xây dựng luật trái phiếu của mình theo
ULB 1930.
Cho tới năm 1999, Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp lý nào về Hối
phiếu. Tuy nhiên trên thực tế, Việt Nam đã áp dụng và tuân thủ ULB 1930. Đến
24/12/1999, Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành pháp lệnh số 17/1999/PLUBTVQH10 về thương phiếu có hiệu lực từ 01/7/2000. Nhìn chung, pháp lệnh
về thương phiếu của Việt Nam được xây dựng trên nền tảng ULB 1930. Tuy

nhiên do tập quán thanh toán bằng tiền mặt và tư duy từ thời kinh tế kế hoạch
hóa lên pháp lệnh này đã khơng đi vào thực tiễn. Và đến ngày 29/12/2005 Quốc
hội Việt nam đã ban hành Luật các cơng cụ chuyển nhượng, có hiệu lực từ
1/7/2006.
2. Khái niệm và các bên tham gia :
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện, do một người
ký phát cho người khác, yêu cầu người này: hoặc khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc
tại một ngày cụ thể trong tương lai, hoặc tại một ngày có thể xác định được
trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó thường là
người cầm phiếu.
Tại khoản 2, điều 4 của Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam hối phiếu
được định nghĩa là: “ Hối phiếu là giấy tờ có giá do người phát ký phát lập, yêu
cầu người bị ký phát thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định khi có yêu
cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người hưởng thụ.”
Các bên tham gia có quyền lợi và nghĩa vụ về hối phiếu bao gồm:
- Người ký phát (drawer): là người lập và ký phát hành hối phiếu.
- Người bị ký phát (drawee): là người có trách nhiệm thanh tốn số tiền
ghi trên hồi phiếu.
Lê Thị Thu Ngọc

5

Lớp: TCDN 47A


Đề án môn học
- Người chấp nhận (acceptor): là người bị ký phát sau khi ký chấp nhận
hối phiếu. người chấp nhận có trách nhiệm thanh tốn hối phiếu khi nó
đến hạn.
- Người thụ hưởng (beneficiary): là người sở hữu hợp pháp hối phiếu,

do đó có quyền thụ hưởng số tiền ghi trên hối phiếu. Gồm có:
+) Người thụ hưởng đích danh là người thụ hưởng do chính người
lý phát hối phiếu chỉ định.
+) Người nhận chuyển nhượng hối phiếu.
+) Người cầm dữ hối phiếu vô danh.
- Người chuyển nhượng (endorser or assignor): là người chuyển quyền
hưởng lợi hối cho người khác. (Còn gọi là người ký hậu)
- Người bảo lãnh (avaliseur): là bất ký người nào ký tên vào hối phiếu
trừ người ký phát và bị ký phát. Nếu đến kỳ hạn thanh tốn mà người
bị ký phát khơng thanh tốn thì người bảo lãnh sẽ phải thanh tốn.
Người bảo lãnh có quyền truy địi bất cứ người nào ký tên vào tờ hối
phiếu trước mình kể cả người ký phát.
3. Những nội dung bắt buộc của hối phiếu:

Lê Thị Thu Ngọc

6

Lớp: TCDN 47A


Đề án mơn học
a)

Phải có chữ “Hối phiếu” băng ngơn ngữ lập chứng từ ghi trên mặt

trước của chứng từ.
b)

Lệnh thanh tốn hoặc chấp nhận thanh tốn vơ điều kiện một số


tiền nhất định.
Nếu số tiền ghi băng chữ và số lệch nhau thì sẽ thanh tốn theo số tiền ghi
bằng chữ.
Nếu số tiền ghi bằng chữ hoặc số bị ghi lại nhiều lần mà khơng khớp nhau
sẽ thanh tốn theo số tiền nhỏ hơn.
c)

Tên và địa chỉ người bị ký phát. (để người thụ hưởng cố thể tìm tới

truy địi)
d)

Thời hạn thanh tốn hối phiếu:

Thanh tốn ngay:
Nghĩa là thanh tốn khi nhìn thấy, khi bị u cầu, khi người thụ hưởng
xuất trình hối phiếu. Mặc dù vậy thực tế người ta thường thanh toán sau hai
ngày kể từ lúc nhìn thấy hối phiếu.
Thanh tốn có kỳ hạn:
Thanh tốn tại một ngày nhất định sau khi nhìn thấy: “X ngày sau khi
nhìn thấy bản thứ nhất (hoặc hai) của hối phiếu này, thanh toán cho …… số tiền
…… “
Thanh toán tại một ngày nhất định sau ngày ký phát: “X ngày sau ngày ký
phát bản thứ nhất (hoặc hai) của hối phiếu này, thanh toán cho ……… số tiền
……… “
Thanh toán tại một ngày nhất định sau ngày vận đơn: “X ngày sau ngày
vận đơn của bản thứ nhất (hoặc hai) của hối phiếu này, thanh toán cho ……… số
tiền ……… “


Lê Thị Thu Ngọc

7

Lớp: TCDN 47A


Đề án mơn học
Thanh tốn tại một ngày cụ thể trong tương lai: “Tại…(ngày tháng) của
bản thứ nhất(hoặc hai) của của hối phiếu này, thanh toán cho ……… số tiền
……… “
Chú ý: hối phiếu không quy định thời hạn thanh toán được xem là hối
phiếu thanh toán ngay. Hối phiếu quy định nhiều thời hạn thanh toán hoặc thời
hạn thanh tốn khác với bốn cách trên đều trở nên vơ giá trị.
e)

Địa điểm thanh tốn:

Nếu khơng có quy định gì khác thì địa chỉ của người bị ký phát là địa điểm
thanh tốn. Nếu trong hối phiếu có quy định một địa điểm thanh tốn khác thì
địa điểm này sẽ là địa điểm thanh toán hối phiếu. Thực tế, ngày nay, người ta
thường chọn ngân hàng mà người bị ký phát mở tài khoản giao dịch làm địa
điểm thanh toán.
f)

Tên người thụ hưởng:

Người thụ hưởng có thể là bản thân người ký phát hoặc một người khác đựơc
người ký phát chỉ định hoặc bất cứ ai được người hưởng lợi chuyển nhượng hối
phiếu bằng thủ tục ký hậu hay trao tay. Nếu người ký phát không chỉ định người

thụ hưởng thì người ký phát là người thụ hưởng duy nhất của hối phiếu.
g)

Ngày tháng và nơi phát hành hối phiếu:

Nếu trên hối phiếu không ghi rõ địa chỉ phát hành thì địa chỉ của người ký
phát sẽ được coi là nơi phát hành hối phiếu. Còn nếu trên hối phiếu thiếu cả hai
địa chỉ trên thì nó trở nên vơ giá trị. Địa chỉ phát hành rất quan trọng vì luật
pháp ở nơi phát hành sẽ điều chỉnh hối phiếu.
Ngày tháng phát hành là yếu tố bắt buộc vì nều khơng có ngày tháng phát
hành thì cũng khơng xác định được ngày thanh tốn. Do đó hối phiếu khơng có
ngày phát hành sẽ khơng có giá trị.
h)

Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát:

Lê Thị Thu Ngọc

8

Lớp: TCDN 47A


Đề án mơn học
Hối phiếu được đảm bảo thanh tốn hai lần bởi người bị ký phát và người
ký phát. Trong trường hợp người bị ký phát từ chối thanh tốn thì người ký phát
sẽ là người cuối cùng chịu trách nhiệm thanh tốn hối phiếu cho người hưởng
thụ. Chính vì lý do đó mà tên và chữ ký của người ký phát là yếu tố bắt buộc
phải có trên hối phiếu.
4. Đặc điểm, chức năng và vai trò của hối phiếu:

4.1. Đặc điểm: xuất phát từ những yếu tố bắt buộc cấu thành hối phiếu có
những đặc điểm cơ bản sau đây
a) Tính trừu tượng của hối phiếu hay tính độc lập của khoản nợ ghi
trên hối phiếu:
Thứ nhất, không cần nêu nguyên nhân lập hối phiếu, tức là nội dung quan
hệ kinh tế, tín dụng của hối phiếu dựa trên cơ sở nào. Khi đã tách ra khỏi quan
hệ tín dụng thương mại và nằm trong tay người thứ ba thì hối phiếu trở thành
một nghĩa vụ trả tiền độc lập, khơng phụ thuộc gì vào hợp đồng thương mại cũ
nữa. Người nắm dữ hối phiếu không cần quan tâm đến nghiệp vụ kinh tế đã sinh
ra hối phiếu đó.
Thứ hai, hiệu lực pháp lý khơng phụ thuộc vào nguyên nhân sinh ra hối
phiếu. Khi chuyển nhượng hay thanh tốn hối phiếu, người ta khơng quan tâm
tới ngun nhân sinh ra hối phiếu mà chỉ quan tâm tới các hoạt động liên quan
tới hối phiếu có tuân thủ về hình thức và nội dung đúng theo quy định của pháp
luật hay không. Về mặt pháp lý, bản thân hối phiếu đã có đầy đủ các yếu tố pháp
lý để tham gia chuyển nhượng, thanh tốn ... mà khơng cần có một văn bản nào
đi kèm.
Thứ ba, do có tính trừu tượng lên hối phiếu có thể bị lợi dụng để phát
hành hối phiếu khống có nghĩa là việc phát hành hối phiếu không dựa trên quan
hệ mua bán thật, khơng có hàng hóa làm cơ sở cho hối phiếu. Do tính độc lập
của hối phiếu với quan hệ kinh tế đã sinh ra nó lên rất khó phân biệt giữa hối

Lê Thị Thu Ngọc

9

Lớp: TCDN 47A


Đề án mơn học

phiếu thật và hối phiếu khống. Chính vì vậy luật pháp các nước thường cấm phát
hành hối phiếu khống.
b) Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu:
Theo pháp luật người bị ký phát phải trả tiền theo đúng nội dung của hối
phiếu, không được viện bất ký lý do nào riêng hoặc chung để từ chối trả tiền,
nghĩa là việc trả tiền không kèm theo bất cứ điều kiện gì, trừ khi hối phiếu được
lập khơng đúng với luật điều chỉnh nó. Đồng thời người ký phát phải chịu trách
nhiệm trả tiền cho người hưởng thụ vô điều kiện nếu hối phiếu đã được chuyển
nhượng mà không được thanh tốn.
c) Tính lưu thơng của hối phiếu:
Trước hết, hối phiếu là một chứng từ có giá tuân thủ chặt chẽ nội dung
theo quy định của pháp luật, thể hiện một quan hệ kinh tế được nhà nước thừa
nhận và bảo hộ. Là chứng từ có giá, lại có tính trừu tượng và tính bắt buộc trả
tiền nên hối phiếu có được tính lưu thơng. nghĩa là hối phiếu có thể dùng một
hoặc nhiều lần để trong thời hạn của nó để:
- Thanh tốn tiền mua hàng hay trả khoản nợ bất kỳ.
-

Chuyển nhượng hối phiếu cho người khác.

- Cầm cố, thế chấp để vay vốn tại ngân hàng thương mại.
- Chiết khấu tại ngân hàng thương mại và tái chiết khấu tại ngân hàng
trung ương.
Chỉ những hối phiếu được chấp nhận thanh tốn mới có khả năng lưu
thơng. Tính lưu thơng của hối phiếu phụ thuộc vào uy tín của bên chấp nhận
thanh tốn. Vì vậy hối phiếu do ngân hàng chấp nhận có khả năng thanh khoản
cao hơn.
4.2. Chức năng: hối phiếu có 3 chức năng cơ bản sau

Lê Thị Thu Ngọc


10

Lớp: TCDN 47A


Đề án mơn học
- Cơng cụ tín dụng: hối phiếu được sử dụng để cho vay hoặc đi vay trong
các trường hợp mua bán trả chậm, vay ngân hàng bằng cách thế chấp hoặc cầm
cố hối phiếu.
- Công cụ đầu tư vốn: trong nền kinh tế hiện đại, thị trường tiền tệ phát triển
các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến các loại giấy tờ có giá để mua đi bán lại
nhằm thu về phần lợi do chênh lệch khi chưa đến hạn. Quá trình mua đi bán lại
đối với mỗi hối phiếu làm hối phiếu trở thành chứng khoán. Nhờ đó mà những
con nợ của hối phiếu có cơ hội tiếp cận với những nguốn vốn do nhà đầu tư loại
chứng khốn này mang lại.
- Cơng cụ thanh tốn: hối phiếu được dùng như “tiền” để thanh toán các
khoản nợ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh chủ doanh nghiệp có thể dùng
hối phiếu mà mình sở hữu để thanh toán tiền mua nguyên vật liệu hay trả một
khoản nợ nào đó thay vì trả bằng tiền mặt hoặc các phương tiện thanh tốn khác.
4.3. Vai trị: hối phiếu đóng vai trị:
- Tạo thuận lợi và thúc đẩy q trình lưu thơng hàng hố, ln chuyển vốn:
với chức năng thanh tốn của mình hối phiếu giúp các giao dịch kinh tế có thể
hồn thành mà khơng cần dùng đến tiền mặt, giúp doanh nghiệp luân chuyển
vốn và lưu thông hàng hoá nhanh hơn. Với sự tham gia của các ngân hàng
thương mại hối phiếu được nâng cao tính thanh khoản, qua đó các doanh nghiệp
và các tổ chức tín dụng có nhu cầu vốn ngắn hạn khác nhau có thể hoán đổi vốn
đồng thời quản lý vốn và tiền mặt của mình một cách tối ưu.
- Bổ sung hàng hố cho thị trường chứng khốn, cung cấp cơng cụ điều
hành chính sách tiền tệ: việc phát hành và mua bán các hối phiếu góp phần vào

sự phát triển của thị trường chứng khốn, đồng thời thơng qua việc điều chỉnh
lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu ngân hàng trung ương có thể điều tiết cung
tiền trong nền kinh tế.

Lê Thị Thu Ngọc

11

Lớp: TCDN 47A


Đề án môn học
- Tạo cơ hội mở rộng nguồn thu nhập và cung cấp cơng cụ tài chính cho các
ngân hàng thưong mại tham gia vào thị trường tiền tệ: với vai trị trung gian của
mình trong các giao dịch hối phiếu ngân hàng thưong mại đã có thêm nguồn thu
từ phí dịch vụ khơng những thế cịn sử dụng hối phiếu để chiết khấu và tái chiết
khấu tại các ngân hàng khác hay ngân hàng trung ương.
5. Phân loại:
a)

Căn cứ vào thời hạn thanh toán:

Hối phiếu trả tiền ngay: là loại hối phiếu quy định người bị ký phát phải
thanh toán ngay cho người cầm hối phiếu ngay khi nhìn thấy hối phiếu. Mặc dù
vậy thực tế người ta thường thanh toán sau hai ngày kể từ lúc nhìn thấy hối
phiếu.
Hối phiếu có kỳ hạn: người ký phát có thể quy định thời hạn thanh tốn
theo bốn cách sau:
Thanh tốn tại một ngày nhất định sau khi nhìn thấy.
Thanh toán tại một ngày nhất định sau ngày ký phát.

Thanh toán tại một ngày nhất định sau ngày vận đơn.
Thanh toán tại một ngày cụ thể trong tương lai.
b)

Căn cứ vào chứng từ kèm theo:

Hối phiếu trơn (clean bill): là hối phiếu không kèm theo chứng từ
thương mại. Trong ngoại thương, hối phiếu trơn được dùng để đòi tiền của
những người nhập khẩu tin cậy.
Hối phiếu kèm chứng từ (documentary bill): bao gồm
Hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay.
Hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận.
c)

Căn cứ vào tính chuyển nhượng:

Lê Thị Thu Ngọc

12

Lớp: TCDN 47A


Đề án mơn học
Hối phiếu đích danh (nominal bill): là loại hồi phiếu ghi cụ thể tên
người thụ hưởng. Loại hối phiếu này vẫn có thể chuyển nhượng theo thủ tục ký
hậu trừ khi trên hối phiếu quy định là khơng được chuyển nhượng hay chỉ thanh
tốn cho một người cụ thể.
Hối phiếu vơ danh (bearer bill): gồm có những hối phiếu không ghi tên
người hưởng lợi ở mặt trước hối phiếu.

Hối phiếu chuyển nhượng theo lệnh (order bill): là hối phiếu thanh
tốn theo ý chí của một cá nhân, tổ chức được chỉ định trong hối phiếu.
d)

Căn cứ vào người ký phát hối phiếu:

Hối phiếu thương mại (trade bill): do người xuất khẩu, cho vay ký phát
đòi tiền người nhập khẩu hoặc ngân hàng mở L/C.
Hối phiếu Ngân hàng (bank bill): là hối phiếu do ngân hàng phát hành
yêu cầu ngân hàng đại lý thanh toán một số tiền xác ddingj cho người hưởng chỉ
định trên hối phiếu.
e)

Căn cứ vào trạng thái chấp nhận:

Hối phiếu chưa được ký chấp nhận: là hối phiếu chưa được người bị ký
phát chấp nhận nên người bị ký phát chưa bị ràng buộc gì về trách nhiệm thanh
tốn. Tuy nhiên nếu từ chối thanh tốn hoặc ký chấp nhận sai luật thì người bị
ký phát cố thể bị kiện ra tòa. Trong trường hợp người bị ký phát chưa chấp nhận
thanh toán như trên thì người ký phát sẽ phải thanh tốn cho người được hưởng.
Hối phiếu đã được ký chấp nhận: sau khi ký chấp nhận người ký chấp
nhận sẽ thành người phải thanh toán hối phiếu khi đến hạn. Gồm hai loại:
Chấp phiếu thương mại: do một thương nhân ký chấp nhận. Trong thương
mại quốc tế loại này thường được dùng trong thanh tốn giữa hai cơng ty con
của cùng một công ty mẹ.

Lê Thị Thu Ngọc

13


Lớp: TCDN 47A


Đề án môn học
Chấp phiếu ngân hàng: do một ngân hàng ký chấp nhận. Thường được sử
dụng trong thanh toán quốc tế.
Căn cứ vào loại tiền ghi trên hối phiếu:

f)

Hối phiếu nội tệ: là hối phiếu thanh toán bằng đồng bản tệ tại thời điểm
thanh toán.
Hối phiếu ngoại tệ: là hối phiếu thanh toán bằng đồng ngoại tệ tại thời
điểm thanh tốn.
Căn cứ vào cơ sở hình thành: gồm hối phiếu thực và hối phiếu

g)

khống.
h)

Căn cứ vào không gian lưu thông hối phiếu: gồm hối phiếu nội địa

và hối phiếu quốc tế.
6. Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu:
a) Phát hành hối phiếu:
Trong thương mại quốc tế, sau khi ký hợp đồng mua bán nhà xuất khẩu lập
bộ chứng từ thanh toán thường bao gồm hối phiếu. Như vậy người ký phát là
nhà xuất khẩu. Người ký phát phải đảm bảo cho hối phiếu tuân thủ chặt chẽ cả
về hình thức với nội dung. Mọi sai sót khiến hối phiếu khơng được chấp nhận

hay thanh tốn đều thuộc trách nhiệm của người ký phát.
b) Chấp nhận hối phiếu:
Sau khi ký phát, hối phiếu phải được xuất trình cho người ký phát để người
này trả tiền với hối phiếu trả ngay hoặc ký chấp nhận trả tiền đối với hối phiếu
có kỳ hạn. Chấp nhận hối phiếu là chấp nhận thanh tốn vơ điều kiện khi hối
phiếu đến hạn. Có hai cách chấp nhận hối phiếu, thứ nhất là các từ “chấp nhận”,
ngày tháng và chữ ký của người bị ký phát, tuy nhiên chỉ cần chữ ký của người
bị ký phát cũng được xem là chấp nhận thanh toán. Cách hai là chấp nhận thông
qua văn thư, điện báo; khi đó ngày gửi văn thư điện báo sẽ là ngày chấp nhận.

Lê Thị Thu Ngọc

14

Lớp: TCDN 47A


Đề án mơn học
c) Chuyển nhượng hối phiếu:
Nhìn chung là hối phiếu chuyển nhượng được trừ khi trên hối phiếu ghi rõ
là cấm chuyển nhượng hoặc chỉ trả tiền đích danh. Chuyển nhượng hối phiếu là
chuyển nhượng tất cả các quyền lợi phát sinh từ hối phiếu. Có hai phương thức
chuyển nhượng:
Trao tay: được áp dụng với các hối phiếu vơ danh.
Ký hậu: là bắt buộc với hối phiếu đích danh không cấm chuyển nhượng,
hối phiếu chuyển nhượng theo lệnh đích danh. Với các loại khác việc ký hậu là
khơng cần thiết nhưng cũng không bị cấm.
Việc chuyển nhượng hối phiếu cho hai người trở lên là vô giá trị.
Việc chỉ chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên hối phiếu là vô giá trị.
Việc ký hậu trong ký hậu có truy địi là sự bảo đảm mình sẽ trả tiền cho

người hưởng nếu người bị ký phát không trả tiền từ chối thanh toán.
Ký hậu để trống: Là ký hậu không ghi tên người hưởng lợi do thủ tục này
mang lại. Theo cách này người nào cầm hối phiếu sẽ là người hưởng lợi và sau
đó có thể chuyển sang hình thức trao tay.
Ký hậu theo lệnh: Người ký hậu ghi “trả theo lệnh ông X” và ký tên khi
đó hối phiếu sẽ tương tự như hối phiếu thanh toán theo lệnh.
Ký hậu hạn chế: là việc ký hậu đích danh chỉ trả cho một người. Đây là
loại ký hậu không thể tiếp tục chuyển nhượng.
Ký hậu miễn truy đòi: Thêm từ “miễn truy đòi” vào sau ba loại ký hậu
trên. Khi đó nếu người bị ký phát khơng chịu thanh tốn thì người ký hậu sẽ
khơng bị truy địi. Đây là loại ký hậu thơng dụng trong thanh toán quốc tế.
d) Bảo lãnh hối phiếu:
Là việc người thứ ba cam kết sẽ thanh tốn tồn bộ hoặc một phần số tiền
ghi trên hối phiếu nếu đến hạn thanh tốn mà người được bảo lãnh khơng thanh
Lê Thị Thu Ngọc

15

Lớp: TCDN 47A


Đề án mơn học
tốn hoặc thanh tốn khơng đầy đủ. Sau khi thực hiện nghĩa vụ của người bảo
lãnh, người bảo lãnh sẽ tiếp nhận những quyền của người được bảo lãnh với
những người liên quan.
Về hình thức bảo lãnh: Người bảo lãnh ghi lên mặt trước hoặc sau hối phiếu
từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ người bảo lãnh và ký.
Nếu trong hợp đồng bảo lãnh khơng ghi tên người được bảo lãnh thì coi như
bảo lãnh cho người ký phát.
Ngồi ra cịn có hình thức bảo lãnh mật bằng một văn bản riêng khi người

được bảo lãnh khơng mn cho người khác biết tình hình tài chính của mình cần
được bảo lãnh.
Người ký phát và bị ký phát không được trở thành người bảo lãnh.
e) Cầm cố và nhờ thu hối phiếu:
Người hưởng thụ có quyền cầm cố hối phiếu tại các tổ chức tín dụng để
vay vốn. Khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố thì
người nhận cầm cố phải hoàn trả hối phiếu cho người cầm cố.
Người thụ hưởng có thể chuyển giao hối phiếu cho người thu hộ để nhờ thu
số tiền ghi trên hối phiếu kèm theo văn bản ủy quyền thu hộ. Người thu hộ
không được hưởng những quyền khác của người nhờ thu hộ ngồi việc xuất
trình hối phiếu để thu lại tiền trả cho người nhờ thu. Trong trường hợp người
nhờ thu khơng xuất trình hoặc xuất trình hối phiếu khơng đúng kỳ hạn thì người
thu hộ phải bồi thường tổn thất cho người thụ hưởng tối đa bằng số tiền ghi trên
hối phiếu.
f) Kháng nghị không trả tiền:
Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, người hưởng lợi có quyền kháng nghị ra
tịa. Người hưởng lợi phía lập đơn kháng nghị trong thời hạn cho phép (thường
là khoảng trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đến hạn thanh
toán). Sau khi lập xong đơn kháng nghị người hưởng lợi phải thông báo bằng
Lê Thị Thu Ngọc

16

Lớp: TCDN 47A


Đề án môn học
văn bản cho người chuyển nhượng trước đó. Nếu khơng nhận được văn bản này
người chuyển nhượng sẽ khơng phải chịu trách nhiệm thanh tốn nhưng người
ký phát thì ln phải chịu trách nhiệm thanh tốn. Điều quan trọng là phải thực

hiện kháng nghị đúng thủ tục.
g) Giải trái:
Khi hối phiếu được người bị ký phát thanh tốn đầy đủ đúng hạn thì hối
phiếu đó được giải trái. Các trường hợp sau được coi là giải trái:
- Người bị ký phát có trong tay hối phiếu đó khi đến hạn.
- Hối phiếu hết hiệu lực do quá hạn thanh toán.
- Người cầm hối phiếu tuyên bố bằng văn bản từ bỏ quyền lợi về hối phiếu
và hủy hối phiếu.
- Người bị ký phát thanh toán trước hoặc ngay khi đến hạn.
III.

Thực trạng sử dụng hối phiếu trong thanh toán quốc tế tại

Việt Nam:
Hiện nay, pháp luật về hối phiếu được quy định tại Luật thương mại, Luật
Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh thương phiếu, qua đó
ta đã bước đầu hình thành khung pháp lí cho việc phát hành và sử dụng hối
phiếu, nhưng do việc xây dựng và ban hành khi chưa có thực tiễn nên đã bộc lộ
một số bất cập như chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa khả thi, chưa phù hợp với
thực tiễn và thông lệ quốc tế.
Vì pháp luật về hối phiếu ở Việt Nam chưa hoàn chỉnh nên Luật áp dụng
cho quan hệ phát hành, sử dụng hối phiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu nói
chung và hoạt động thanh tốn quốc tế nói riêng của doanh nghiệp Việt Nam
thường là Luật thống nhất về hối phiếu của công ước Geneva năm 1930 hoặc
Luật hối phiếu 1882 của Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Việt Nam không
thể thoả thuận, lựa chọn pháp luật của Việt Nam để điều chỉnh. Trong quan hệ

Lê Thị Thu Ngọc

17


Lớp: TCDN 47A


Đề án môn học
mua bán trong nước, các Doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa sử dụng thương
phiếu làm công cụ thanh toán phổ biến, các Ngân hàng thương mại chưa có đủ
điều kiện để cho các doanh nghiệp vay vốn dưới hình thức chiết khấu thương
phiếu hoặc có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu.
1. Về phát hành hối phiếu:
Từ năm 2001, do ngân hàng nhà nước điều chỉnh chính sách ngân hàng
theo hướng mở rộng sự tiếp cận các nguồn tài chính từ bên ngồi. Các doanh
nghiệp khơng cịn bị hạn chế việc tiếp cận các nguồn tài chính từ bên ngoài.
Trong hoạt động vay nợ nước ngoài, khi ký hợp đồng tín dụng vay nợ nước
ngồi, một trong các điều kiện tiên quyết cho việc rút vốn mà bên cho vay nước
ngoài thường yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải phát hành hối phiếu nhận nợ,
trong đó cam kết sẽ trả đầy đủ số tiền gốc và lãi cho bên cho vay vào ngày đáo
hạn. Như vậy, khi vay nợ nước ngoài, các doanh nghiệp hoặc trực tiếp hoặc gián
tiếp qua ngân hàng tham gia vào các giao dịch phát hành hối phiếu nhận nợ.
Hình thức vay ngắn hạn trực tiếp mặc dù khơng cịn bị ràng buộc bởi nhiều quy
định cứng nhắc như trước kia, khoản vay của các doanh nghiệp phi ngân hàng là
không đáng kể bởi vì các doanh nghiệp cũng chưa có đủ uy tín để trực tiếp huy
động vốn ngắn hạn trên thị trường quốc tế. Nên hình thức này vẫn chủ yếu do
các ngân hàng thực hiện và cho các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng khác vay.
2. Về chuyển nhượng hối phiếu:
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại áp dụng luật
pháp quốc tế đã tham gia chiết khấu thư tín dụng (L/C) kèm theo bộ chứng từ có
hối phiếu. Sau đây ta sẽ xem xét số liệu tại mơt ngân hàng điển hình tại Việt
Nam, ngân hàng ngoại thương.


Lê Thị Thu Ngọc

18

Lớp: TCDN 47A


Đề án mơn học
Bảng 1: Tình hình chiết khấu bộ chứng từ của các cơng ty xuất khẩu hàng hố
Việt Nam tại Ngân hàng ngoại thương
Đơn vị: triệu đồng
Năm

2002

2003
39.629.761

51.772.554

35,28

Tổng tín dụng đối với 29.295.181

2004

30,64

khách hàng
Tốc độ tăng trưởng tín 77,8

dụng đối với khách hàng
(%)
DSCK bộ chứng từ

438.333

480.436

540.826

Tốc độ tăng trưởng (%)

-18,22

9,6

12,57

Tỷ trọng (%)

1,5

1,21

1,04

Nguồn: báo cáo thường niên của ngân hàng ngoại thương Việt Nam các năm
2002, 2003, 2004.
Tình hình chiết khấu bộ chứng từ của các công ty xuất nhập khẩu hàng
hoá Việt Nam tại Ngân hàng ngoại thương trong những năm qua cho thấy mặc

dù có tăng trưởng qua các năm, song tốc độ tăng doanh số chiết khấu hàng năm
thấp so với tốc độ tăng trưởng tổng tín dụng đối với khách hàng và chiếm một tỷ
trọng nhỏ trong tổng tín dụng đối với khách hàng. Việc chiếu khấu hối phiếu
vẫn phải kèm theo bộ chứng từ.
3. Về bảo lãnh hối phiếu:
Trên thực tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa thực hiện việc
bảo lãnh thanh toán trực tiếp đối với hối phiếu riêng biệt, mà chỉ thơng qua việc
mở thư tín dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hố từ nước
ngồi, thực hiện cam kết (bảo lãnh) thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu hàng hố
cho khách hàng có kèm theo hối phiếu.

Lê Thị Thu Ngọc

19

Lớp: TCDN 47A


Đề án mơn học
Bảng 2: Tình hình cam kết thanh toán L/C cho khách hàng của ngân hàng ngoại
thương Việt Nam.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm

2002

NHNT
Tốc độ tăng trưởng (%)

2004


11.599

12.480

15.020

14,3

Cam kết thanh toán L/C của

2003

7,6

20,3

Nguồn: báo cáo thường niên của ngân hàng ngoại thương Việt Nam các năm
2002, 2003, 2004.
4. Về thanh tốn hối phiếu:
Tại các ngân hàng thương mại, thơng thường ngân hàng thường hỗ trợ
khách hàng yêu cầu thanh toán hối phiếu theo phương thức thanh toán nhờ thu
hối phiếu và phương thức thanh tốn bằng thư tín dụng (kèm theo hối phiếu).
Nhìn vào bảng 3, tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, mặc dù phương thức
nhờ thu hối phiếu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng doanh số thực hiện lại có xu
hương tăng vì phương thức thanh tốn này an toàn và dễ sử dụng hơn.
Bảng 3: Cơ cấu sử dụng hối phiếu trong thanh toán quốc tế ở ngân hàng ngoại
thương Việt Nam.

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu

2002

Doanh số thanh toán 4.894
Lê Thị Thu Ngọc

2003
100%
20

4923

2004
100%

5762

100%

Lớp: TCDN 47A


Đề án mơn học
hối phiếu
1. Phương thức thanh 3723

71%

3471


76%

4263

72%

29%

1452

24%

1499

28%

tốn tín dụng chứng từ
kèm hối phiếu
2. Phương thức thanh 1171
toán nhờ thu hối phiếu
Nguồn : báo cáo thường niên của ngân hàng ngoại thương Việt Nam các năm
2002, 2003, 2004.
Nhìn chung, các số liệu trên cho thấy, các giao dịch hối phiếu còn quá
khiêm tốn và đối tượng giao dịch hạn hẹp, tính chất giao dịch hối phiếu chưa rõ
ràng.
5. Các giao dịch hối phiếu tại ngân hàng thương mại:
Các doanh nghiệp Việt Nam (gồm các tổ chức tín dụng) chủ yếu sử dụng
hối phiếu khi tham gia hoat động thương mại với nước ngồi qua hai kênh xuất
khẩu hàng hóa và vay nợ nước ngoài. Các giao dịch hối phiếu vì thế chỉ chiếm

một tỷ trọng rất nhỏ trong số các giao dịch diễn ra tại ngân hàng thương mại và
chủ yếu là các giao dịch trong thanh toán quốc tế và vay thương mại nước ngoài.
Trong số các ngân hàng tham gia thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại
nhà nước chiếm thị phần lớn
Biểu 1: Cơ cấu thị phần thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt
Nam

Lê Thị Thu Ngọc

21

Lớp: TCDN 47A



×