Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

chiến thuật cuốn phim trí óc vào dạy học đọc hiểu các văn bản của nam cao ở nhà trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.86 KB, 14 trang )

1. Lí do chọn đề tài
*Đổi mới là một nội dung đã được đề cập đến và trở
thành một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong nhà
trường các cấp.
Trên cơ sở lí luận về đổi mới, lí luận phải gắn liền
với thực tiễn thiết kế và thực thi thiết kế bài học như
thế nào để thể hiện tinh thần đổi mới là một vấn đề
đặt ra đối với các nhà nghiên cứu… Đổi mới muốn
vận hành một cách toàn diện, đồng bộ, không thể
không quan tâm, đọc hiểu và các chiến thuật đọc
hiểu.
* Đọc hiểu văn bản là một nội dung khoa học mới
thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Song,
hiện nay việc đọc hiểu văn bản nói chung và đọc
hiểu SGK Ngữ Văn nói riêng cho thấy việc chuyển
tải nội dung lí luận đọc hiểu vào thực tiễn còn lúng
túng và nhiều bất cập.
Đọc hiểu văn bản là một quá trình nhận thức diễn
ra bên trong từng cá nhân và người đọc. Họ phải trực
tiếp “va chạm” với câu chữ, hiểu ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp vận dụng tri thức có trước của bản thân về
thế giới, về văn học… để kiến tạo nên ý nghĩa của
văn bản. Điều quan trọng trong quá trình đọc hiểu đó
làm thế nào để hiện thực hóa q trình diễn ra bên
trong, thầm kín, cá nhân của mỗi độc giả để có thể
quan sát, điều khiển, điều chỉnh quá trình này. Đáp
ứng nhu cầu trên, các nhà nghiên cứu về đọc hiểu và
đào tạo đọc hiểu văn bản đã đề cập những chiến
thuật đọc hiểu. Ở Việt Nam khái niệm “chiến thuật”
chưa thật sự phổ biến, nhưng trong thực tiễn, các
1




thầy cơ đã có nhiều hình thức hoạt động sáng tạo
giúp học sinh trực tiếp làm việc với văn bản, nâng
cao hiệu quả dạy học bộ môn. Thiết nghĩ nếu chúng
ta nghiên cứu và vận dụng thích hợp hệ thống chiến
thuật ĐHVB đã được đề xuất trên thế giới vào quá
trình dạy học đọc hiểu ở Việt Nam sẽ giúp cho việc
dạy đọc hiểu đi đúng quỹ đạo.
Vì vậy, trong phạm vi khóa luận này do hạn chế
thời gian và kiến thức.. nên tôi xin chọn một chiến
thuật mà các nghiên cứu về dạy học đọc hiểu ở nước
ngoài đã đề cập đến. Đó là chiến thuật “Cuốn phim
trí óc vào dạy học đọc hiểu các văn bản của Nam
Cao ở nhà trường phổ thông
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề đọc hiểu:
- Trên thế giới, vấn đề đọc hiểu đã thu hút nhiều
nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt là các nước
Âu Mỹ, Cộng hòa Liên Bang Đức, Liên Xơ và ở
Mỹ .Nhìn chung, các cơng trình tập trung giải
quyết vấn đề quan niệm về cách học đọc, mức
độ đọc hiểu để thu nhận thông tin và để hiểu văn
bản, chiến thuật đọc…Nhưng trên thực tế lí
thuyết về đọc hiểu văn bản và thiết kế dạy học
chưa thật sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Ở Việt Nam: Vấn đề đọc hiểu đã thu hút sự
quan tâm của các nhà ngơn ngữ, lí luận và
phương pháp dạy học. Mở đầu cho quá trình
nghiên cứu đọc hiểu phải kế đến những giáo sư

Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Nguyễn
Thanh Hùng, Nguyễn Thái Hòa,.. và tiếp nối
phỉa một số nghiên cứu khác được đăng tải tạp
2


chí văn học. Thơng tin sư phạm, văn học tuổi
trẻ. Hầu hết các nhà nghiên cứu trên đều chỉ ra
rằng “Đọc hiểu là năng lực phân tích, năng lực
suy ngẫm… Đọc hiểu trước hết được xem là
hoạt động tinh thần của con người tác giả cũng
nhấn đọc hiểu có một tầm quan trọng đặc biệt
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong
nhà trường..
- Từ quan niệm đọc hiểu của các nhà nghiên cứu,
chúng tôi nghĩ tới việc nâng cao hiệu quả dạy
học đọc hiểu bằng cách dạy học sinh sử dụng
chiến thuật trong đọc hiểu văn bản. Đặc biệt là
sử dụng chiến thuật “cuốn phim trí óc” vào dạy
truyện ngắn Nam Cao là một tác giả lớn nên văn
học trước hết:
+ Trong chương trình Ngữ Văn ở phổ thơng,
Nam Cao là một tác giả lớn nên văn học.
+ Một tác gia lớn trong nhà trường mặc dù
thực hiện chương trình giảm tài kiến thức nhưng
tác phẩm của Nam Cao vẫn giữ một vị trí hết
sức quan trọng.
3. Đối tượng,phạm vi nghiên cứu, mục đích của
khóa luận
Đối tượng

- Chiến thuật“Cuốn phim trí óc”
- Việc sử dụng chiến thuật “cuốn phim trí óc” vào
dạy học truyện ngắn “Chí Phèo" “Đời thừa” ở
phổ thông (SGK , Ngữ văn lớp 11, ban KHXH
và NV)
Phạm vi nghiên cứu
3


- Lí thuyết về dạy học đọc hiểu hiểu và chiến
thuật dạy học đọc hiểu
- Lí thuyết về chiến thuật “cuốn phim trí óc”
- Vấn đề dạy học truyện ngắn của Nam Cao
Mục đích khóa luận
- Đề tài trình bày hệ thống lí thuyết chiến thuật
“cuốn phim trí óc”
- Nâng cao hiệu quả đọc truyện ngắn Nam Cao ở
nhà trường phổ thơng sử dụng chiến thuật “cuốn
phim trí óc”
- Định hướng sử dụng chiến thuật “cuốn phim trí
óc” vào dạy học tác phẩm văn chương nói
chung ở nhà trường phổ thông
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê khảo sát
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống.
5. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu kết luận, nội dung khóa luận gồm
ba chương:

- Chương I: Đọc hiểu văn bản và chiến thuật
“cuốn phim trí óc” trong dạy đọc hiểu văn bản
- Chương II: Sử dụng chiến thuật “cuốn phim trí
óc” vào dạy đọc hiểu truyện ngắn của Nam Cao
- Chương III: Thiết kế thể nghiệm
Chương một: Đọc hiểu văn bản và chiến thuật “ cuốn
phim trí óc” trong dạy học đọc hiểu văn bản.
1. Vấn đề đọc hiểu
1.1 Một số quan niệm về đọc hiểu văn bản
4


Quan niệm của những nhà nghiên cứu nước
ngoài:
- Adam (1990): Đọc là một quá trình phức tạp ba
gồm sự kết hợp của khả năng cảm nhận, tâm lý
ngôn ngữ nhận thức
Mục đích chính đọc thu nhận và kiến tạo ý nghĩa
- (Anderson and Pearson): Đọc hiểu khả năng nhận
thức phức tạp u cầu khả năng tích hợp thơng tin
văn bản với tri thức có trước của người đọc
-(Menenghti and Carretti De Beni): Đọc hiểu là quá
trình tương tác xảy ra giữa người đọc và một văn
bản. Trong suốt quá trình này người đọc mang đến
những trải nghiệm, kĩ năng về ngơn ngữ.
- Dukin (1993): Đọc hiểu là một q trình tư duy
có chủ tâm.Ý nghĩa được kiến tạo thơng qua tương
tác người đọc – văn bản
Nhìn chung, tất cả những quan niệm trên đây đều chú ý
đến nhân tố gắn bó hoạt động đọc. Văn bản – người đọc,

văn bản – người đọc – mục đích kiến tạo ý nghĩa
Quan niệm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam:
* GS Trần Đình Sử: Đọc hiểu là quá trình người đọc tiếp
xúc với văn bản, bằng khả năng phản tỉnh của mình người
đọc biến những điều được hiểu thành kiến thức và quan
điểm của mình.
* GSNguyễn Thanh Hùng:
+ Đọc hiểu khái niệm khoa học mới mẻ chỉ ra mức độ
cao nhất hoạt động đọc. Đọc hiểu chỉ năng lực văn của
người đọc
+ Hiểu: là mối quan hệ của sự vật hiện tượng, đối tượng
nào đó và vận dụng vào đời sống
+ Tác giả cũng bàn chiến lược và mơ hình hiểu
5


* PGS.TS Nguyễn Thái Hòa: Đọc hiểu dù đơn giản hay
phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ sử dụng hàng loạt thủ
pháp và thao tác cơ bản bằng cơ quan thị giác, thính giác
tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin,
cấu trúc văn bản.
 Quan niệm đọc – hiểu của các nhà nghiên cứu
có thể điểm lướt và nhấn mạnh ở một số mặt
sau: Đọc hiểu văn băn thực chất là quá trình
người đọc kiến tạo ý nghĩa văn bản thông hàng
loạt các hoạt động, thao tác, hành động nhất
định. Hoạt động đọc hiểu địi hỏi người đọc cần
tích cực, chủ động khám phá, phải la những độc
giả thực sự.
1.2 Bản chất của hoạt động đọc hiểu văn bản

1.2.1 Đọc hiểu văn bản quá trình nhận thức
Bản chất của bất kì sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên,
xã hội và con người cũng là kết quả của tư duy đã vạch ra
được đặc tính cốt lõi nhất để phân biệt ranh giới giữa
chúng với những sự vật, hiện tượng khác.
Trong khi đó, đọc hiểu là quá trình người đọc “va chạm”
câu chữ sắp xếp tổng hợp, phân tích, so sánh, liên tưởng,
ghi nhớ, suy luận, diễn ra liên tục trong thời gian. Rõ ràng,
đọc hiểu văn bản là một quá trình mang bản chất lao động
phức tạp, căng thẳng của toàn bộ khă năng vật chất và tinh
thần của người đọc, đọc hiểu là hoạt động có mục đích.
Chúng ta đã bíết ngơn ngữ là hình thức vật chất bảo tồn ý
nghĩa chung của cộng đồng xã hội, để người nói, người
nghe, người viết, người đọc hiểu nhau và bổ sung phần cá
nhân của mình. Nói cách khác khi sử dụng ngơn ngữ,
người nói đều phải dùng hệ thống mã được quy ước để
người đọc người nghe có thể hiểu.
6


Tuy nhiên hoạt động nói hay viết ở những ngữ cảnh khác
nhau thực hiện với mục đích khác nhau nào. Vì vậy người
nghe, người đọc vừa phải tiếp thu những ý chung đồng thời
xen vào đó cá tính sáng tạo của mình. Vì vậy người đọc
phải sử dụng năng lực tư duy, vốn trin thức và kinh nghiệm
sống để hiểu trọn vẹn ý nghĩa khơng được nói ra một cách
trực tiếp.
Nói tóm lại: Đọc hiểu văn bản q trình nhận thức. Việc
đọc phải có tác dụng biến đổi và hồn thiện tư duy của
người đọc, ý thức. nội tâm, hành vi và trình độ văn hóa của

người đọc.
1.2.2 Đọc hiểu văn bản là quá trình kiến tạo ý nghĩa văn
bản
- Ý nghĩa là nội dung văn bản trong cách cảm nhận của
người đọc.
Ý nghĩa trong văn bản văn học xuất phát từ văn bản ấy
được biểu hiện bằng chính kiểu tổ chức thông điệp của văn
bản và được tiếp thu bởi người đọc cụ thể. Từ văn bản
người đọc dùng khả năng nhận thức của mình để kiến tạo
nên nghĩa. Vì vậy khơng có chuyện người đọc khơng phải
lao động gì, mà chỉ việc tiếp thu lại cách diễn giải của
người khác.Nghĩa văn bản khơng phải là thành phần hồn
tồn tồn tại, sẵn có trong văn bản và cũng khơng đơn giản
chỉ là sự kết hợp từ, mục, đoạn, chương, phần,…
Kiến tạo ý nghĩa từ văn bản trong quá trình đọc hiểu địi
hỏi người đọc phải ý thức mục đích tạo lập văn bản (tác giả
gửi gắm thơng điệp gì…), cách thức thể hiện như thế nào
qua lớp nội dung sự kiện, hiện thực nhiều chiều và bình
diện quan niệm thời gian. Như vậy,đọc hiểu văn bản là quá
trình kiến tạo ý nghĩa.
7


1.2.3 Đọc hiểu văn bản quá trình phát huy tư cách chủ
thể năng động, tích cực của bạn đọc.
Bản thân khái niệm đọc hiểu văn bản đã hàm chứa vấn đề
chủ thể của quá trình ấy. Trong quá trình đọc hiểu văn bản,
người đọc phải “va chạm” với câu chữ, phân tích, cắt
nghĩa, lí giải vấn đề….Như vậy, tư cách của chủ thể đã
được phát huy.

Phát huy tư cách chủ thể năng động, tích cực của bạn đọc
trong q trình đọc hiểu văn bản thực chất quá trình xác
định vai trị của chủ thể: Chủ thể có quyền bình đẳng tham
gia vào quá trình đọc hiểu văn bản, tự đối thoại với chính
mình, tự khám phá, tự nhận thức, tự thanh lọc và hồn
thiện nhân cách. Khơng ai có thể đọc thay, rung động một
áng văn, cảm nhận thay một tứ thơ, nung nấu thay câu trả
lời cho bạn đọc.Chính vì vậy, đọc hiểu văn bản là quá trình
phát huy tư cách chủ thể năng động, tích cực của bạn đọc.
2. Chiến thuật “cuốn phim trí óc” trong dạy học đọc
hiểu văn bản
2.1 Khái niệm
- Thuật ngữ “Think – aloud” “nghĩ to tiếng” hay nói to điều
suy nghĩ đang diễn ra trong đầu độc giả khi họ tiếp xúc với
văn bản. Thực chất của chiến thuật này là người đọc phát
lộ “cuốn phim trí óc” đang xảy ra trogn q trình nhận thức
thời sự sống động, phong phú, khá ngổn ngang bề bộn, đơi
lúc cịn hiện diện rất nhiều yếu tố cảm tính cá nhân mình
khi tiếp xúc với từng câu chữ trong văn bản.
Như vậy Chiến thuật “cuốn phim trí óc” là một dạng hình
thức hoạt động, trong đó người đọc cung cấp tất cả những
suy nghĩ, cảm xúc, hình dung, liên tưởng, phán đốn, suy
ngẫm, hình dung… của mình khi tiếp xúc với văn bản
8


trong quá trinhg đọc hiểu. Nghĩa là người đọc qua “cuốn
phim trí óc” trực quan hóa những gì diễn ra bên trong tâm
trí, cảm xúc của mình khi tiếp nhận văn bản nghệ thuật
2.2 Hiệu quả và hạn chế chiến thuật

2.2.1Hiệu quả:
- Chiến thuật “cuốn phim trí óc” tạo cơ hội cho học sinh
nói to lên bất cứ cái gì họ đang tư duy hoặc cảm nhận về
văn bản. Trong cuốn phim này, đọc giả sẽ mơ tả phản ứng,
hồi nghi, những câu hỏi, những giả thiết, những diễn giải
và phán xét của họ => Nhờ đó, học sinh nhận ra hình mẫu
bạn đọc đích thực, giáo viên có thể xác định học sinh có
làm việc hay khơng.
- Chiến thuật “cuốn phim trí óc” giúp chúng ta trực quan
hóa q trình thầm kín riêng tư của người đọc ra bên ngồi
nhờ đó giáo viên có thể đánh giá, thu nhận phản ứng
ngược trong quá trình đọc hiểu. Đồng thời giáo viên có thể
điều khiển, điều chỉnh q trình dạy học sao cho phù hợp.
-Trong dạy đọc hiểu văn bản, sử dụng chiến thuật “cuốn
phim trí óc” sẽ tránh được tình trạng thụ động ở học sinh.
2.2.2 Hạn chế:
- Quá trình tư duy trong đọc hiểu văn bản khơng “xong
xi”, “hồn tất”, “ổn định” và “đầy đủ” mà thường được
tổ chức từ những chất liệu tương tác ban đầu khá ngổn
ngang bề bộn như cơng trình xây dựng
- Trong khi đó, “cuốn phim trí óc” là chiến thuật tạo cơ
hội để người đọc phát lộ những gì họ suy nghĩ, cảm nhận
trong đầu mang màu sắc cảm tính
=> người đọc nếu khơng cẩn thận sẽ rơi vào tình trạng
phân tích tản mạn, vụn vỡ, phá vỡ kiến thức tổng thể bài
học.
9


-Người dạy nếu không biết chọn “điểm sáng thẩm mĩ”

trong q trình phân tích thì chiến thuật khơng đi đúng
trọng tâm.
- Sử dụng chiến thuật mất nhiều thời gian.
2.3. Phân loại
- 2 dạng thực hiện:
* Cuốn phim trí óc nói: là hình thức think-aloud phát biểu
to tiếng qua kênh phát âm.Cuốn phim trí óc nói có những
hình thức thực hiện (đối đáp, tạo vở kịch, kể lại…)
* Cuốn phim trí óc viết: là bản ghi trung thực diễn ra trong
đầu độc giả khi họ tiếp xúc với văn bản. Cuốn phim trí óc
viết có những hình thức thực hiện (Viết tự do khơng
ngừng, viết nhật kí, điền vào chỗ trống…)
2.4 Quy trình thực hiện chiến thuật “cuốn phim trí óc”
Chiến thuật “cuốn phim trí óc” trong dạy học đọc hiểu văn
bản có 3 bước:
Bước 1:
- Lựa chọn phần văn bản để áp dụng chiến thuật.
Bước 2:
- Giáo viên làm mẫu chiến thuật
-Giáo viên đọc to, diễn cảm phần văn bản được
chọn, yêu cầu học sinh đọc thầm
- Trong và sau khi đọc giáo viên dừng lại “cung
cấp cuốn phim trí óc” của mình để học sinh quan
sát, nhận biết.
- Khi làm mẫu giáo viên -> chọn học sinh có
trình độ đọc tốt trong lớp làm “cử tọa” cho mình.
Cử tọa có nhiệm vụ lắng nghe ghi chép hoặc sử
10



dụng ngơn ngữ, cử chỉ, nét mặt khuyến khích tác
giả chiến thuật tiếp tục “cuốn phim trí óc”.
Bước 3:
- Giáo viên cho học sinh thực hành chiến thuật ngữ
- Giáo viên có thể làm cử tọa, động nên tích cực
-Giáo viên nêu rõ mục tiêu của chiến thuật. Đây là
hoạt động chứ khơng phải là lí luận.
- Sau đó, học sinh nhìn lại và tổng hợp
Chương II: Sử dụng chiến thuật “cuốn phim trí óc” vào
dạy học đọc hiểu truyện ngắn của Nam Cao
1. Tác giả Nam Cao ở nhà trường phổ
1.1 Về vị trí và thời lượng
-Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn nhất Việt
Nam. Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua được
những thử thách khắc nghiệt thời gian, thời gian
càng lùi xa những tác phẩm của ông càng bộc lộ tư
tưởng nhân văn cao cả, ý nghĩa hiện thực sâu sắc.
- Trước cách mạng tháng 8/1945 vị trí, tên tuổi
Nam Cao chưa được biết đến. Tuy nhiên sáng tác
của Nam Cao càng ngày càng thu hút sự chú ý của
các nhà trong nghiên cứu và có những cơng trình bề
thế về Nam Cao của: giáo sư Nguyễn Hoanh Khung,
Lê Đình Kỵ, Nguyễn Đăng Mạnh,…
- So với Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam
Cao đến với làng văn học Việt Nam khá muộn
nhưng tác phẩm của ơng có một vị trí rất lớn.
-Ở nhà trường, Nam Cao được học với tư cách một
tác gia lớn
- “Chí Phèo” và “Đời thừa” được học với thời lượng
mỗi bài 2 tiết và sắp xếp sau Vũ Trọng Phụng, Ngô

Tất Tố, Nguyễn Công Hoan
11


->Đảm bảo theo trục thời gian nhưng đồng thời cũng
khẳng định vị thế của Nam Cao một đại biểu xuất
sắc cuối cùng của văn học hiện thực.
1.2 Tác phẩm.
-Nam Cao sáng tác tập trung vào hai mảng đề tài
+Đề tài người nơng dân.
+Đề tài người trí thức.
- Tác phẩm cách tân trên nhiều phương diện.
2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử
dụng chiến thuật “cuốn phim trí óc” vào dạy học
đọc hiểu truyện ngắn của Nam Cao
2.1 Thuận lợi
- Cơng trình nghiên cứu về Nam Cao khá đồ sộ. Tạo
điều kiện cho giáo viên khai thác nguồn kiến thức về
tác gia.
- Tác phẩm của Nam Cao khá quen thuộc với học
sinh. Ở trung học cơ sở, các em đã được học tác
phẩm “Lão Hạc” và làm quen với văn phơng của
Nam Cao.
-Tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa” giàu tiềm năng
ý nghĩa. Tạo điều kiện cho giáo
-Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim là nguồn
tư liệu trực quan trong q trình dạy học
2.2 Khó khăn
- Thời lượng tiết dạy quá ngắn.
- Bản thân hai tác phẩm giàu tiềm năng ý nghĩa cũng

tạo ra những thách thức.
- Hạn chế từ chiến thuật “cuốn phim trí óc” .
3 Định hướng sử dụng chiến thuật“cuốn phim trí
óc” vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn của Nam
12


3.1 Lựa chọn điểm sáng thẩm mĩ trong văn bản
để sử dụng chiến thuật
Điểm sáng thẩm mĩ là nơi tập trung những chi tiết
nghệ thuật giàu tiềm năng ý nghĩa, những ám ảnh
nghệ thuật, những câu chữ hay nhất, khéo nhất, thể
hiện tập trung quan điểm tư tưởng của nhà văn. Vì
vậy, giáo viên phải biết phát hiện những điểm sáng
thẩm mĩ để định hướng cho học sinh trong suốt quá
trình đọc và học tác phẩm.
3.2 Phối hợp đa dạng các loại “cuốn phim trí óc”
và hình thức thực hiện.
Lý thuyêt hoạt động của Vưgotxki khởi xướng phát biểu
đại ý là: Bằng hoạt động và thông qua hoạt động, mỗi
người tự sinh thành và tạo dựng phát triển nhân cách.
Trong dạy học cũng vậy, việc học tập của học sinh phải trải
qua nhiều hoạt động; thực hiện nhiều thao tác trí tuệ, chân
tay, áp dụng nhiều phép suy luận…Vì vậy, trong quá trình
sử dụng chiến thuật chúng ta phải phối hợp đa dạng các
loại “cuốn phim trí óc”và các hình thức thực hiện của nó.
3.3 Kết hợp chiến thuật “cuốn phim trí óc” với
các loại chiến thuật khác.
Q trình dạy học khơng có chiến thuật dạy học đọc hiểu
nào được coi là vạn năng. Cho nên, trong nhiều trường hợp

để giải quyết vấn đề, mục đích dạy học người ta phải sử
dụng nhiều chiến thuật, nhiều biện pháp để tạo hứng thú
học tập cho học sinh.
Quá trình dạy học đọc hiểu văn bản giáo viên có thể sử
dụng chiến thuật “cuốn phim trí óc” với một số chiến thuật
13


như: Chiến thuật công tác ghi chú, chiến thuật đánh dấu và
ghi chú bên lề…
Đây chính là những định hướng cơ bản ban đầu trong
quá trình sử dụng chiến thuật “cuốn phim trí óc” vào dạy
học truyện ngắn của Nam Cao. Trong quá trình sử dụng,
giáo viên cần linh hoạt, nhạy bén khi lựa chọn chiến thuật
vào dạy học sao cho phù hợp.
Chương Ba : Thiết kế thể nghiệm .
-Thiết kế thể nghiệm tác phẩm “Chí Phèo” – Nam
Cao ( SGK, Ngữ văn lớp 11, ban KHXH và nhân văn).

Phần kết luận
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học, chúng tơi đã hệ
thống hóa lý thuyết về đọc hiểu văn bản và hệ thống lý
thuyết về chiến thuật “cuốn phim trí óc”. Từ đó, chúng tơi
đưa ra những định hướng sử dụng chiến thuật “cuốn phim
trí óc” vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn của Nam Cao ở
nhà trường phổ thơng, chuyển hóa kết quả nghiên cứu vào
thiết kế bài dạy đọc hiểu văn bản “Chí Phèo” (SGK Ngữ
văn lớp 11- ban KHXH và NV).
Mặc dù đã cố gắng học hỏi, tiếp thu nhưng do trình độ có
hạn, tôi chưa thể giải quyết tốt và triệt để mọi yêu cầu của

đề tài. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
chân thành từ phía hội đồng và bạn bè để tơi hồn thiện
hơn nữa đề tài của mình.

14



×