Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn THPT, kinh nghiệm dạy sử thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.2 KB, 39 trang )

ĐỀ TÀI: Kinh nghiệm dạy sử thi trong chương trình Ngữ văn 10 bằng
phương pháp so sánh
A.PHẦN MỞ ĐẦU- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Cùng với mục tiêu chung của nghành giáo dục nước nhà , dạy học Ngữ văn
ngày nay nhằm mục tiêu cao nhất giúp học sinh có thể tích cực chủ động, tự học
dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Quan điểm nhân văn đối với hoạt động dạy học
này xuất phát từ người học và tập trung vào người học. Hoạt động dạy học là hoạt
động cơ bản trong nhà trường, kiến tạo và thúc đẩy được hoạt động này phải có sự
cộng hưởng của thầy và trị. Có thể nói cốt lõi của việc đổi mới dạy học là: “
hướngtới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động”. Bác
Hồ cũng từng có lời dạy: “ Dạy cái gì, dạy thế nào để học trị hiểu chóng, nhớ lâu,
tiếnbộ nhanh...”( Hồ Chí Minh tồn tập, tập 8 trang 138). Đó cũng là nhiệm vụ vẻ
vang của các thầy giáo, cô giáo.
Bên cạnh mục tiêu chung của các bộ môn trong nhà trường, Ngữ văn cũng
có những đặc thù riêng của bộ môn. Bởi lẽ hơn bất cứ lĩnh vực nào trong nền văn
hóa, vănn học là thước đo chính xác mức đọ cuộc sống tinh thần của một dân tộc,
trình đọ trưởng thành và tư duy tình cảm thẩm mĩ. Mỗi gời dạy Ngữ văn sẽ là nhịp
cầu nối dẫn các em đến với cái hay, cái đẹp của văn chương, để rồi từ văn chương
đến với đời sống. Trong chương trình Ngữ văn 10, phần văn học dân gian các em
được học khá nhiều thể loại như: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười,
ca dao, truyện thơ dân gian và mỗi thể loại đều chịu sự chi phối bởi những nét đặc
trưng của loại thể. Trong số các thể loại của văn học dân gian mà học sinh được
học có lẽ sử thi là một thể loại mà học sinh thấy khó tiếp cận nhất. Tại sao lại như
vậy bởi như chúng ta đã biết Sử thi dân gian là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc
văn vần kết hợp với văn xuôi, kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối
với số phận cộng đồng. Về kết cấu, sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu
đi với quy mơ lớn, vì theo He-ghen: “Nội dung và hình thức của nó thực sự là
tồn bộ các quan niệm, tồn bộ thế giới và cuộc sống của một dân tộc được trình
bày dưới hình thức khách quan của một biến cố thực tại”. Các nhân vật chính của
1/32




sử thi là những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho
ý chí và trí thơng minh, lịng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả khá tỉ mỉ, đầy
đủ từ cách ăn mặc, trang bị, đi đứng đến những trận giao chiến với kẻ thù, những
chiến công lừng lẫy và đôi khi cả những nét sinh hoạt đời thường của họ nữa, điều
đáng chú ý là tất cả những cái này đều được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác
thường. Sở dĩ như vậy là vì sử thi ra đời vào thời điểm nối tiếp sau thần thoại, tức
là thế giới các vị thần bắt đầu chuyển sang thế giới của con người, do đó cái nhìn
đậm màu sắc thần kì nói trên đối với các nhân vật sử thi là không tránh khỏi. Dạy
sử thi là dạy tác phẩm văn học cổ kể lại những sự kiện lớn gắn với cộng đồng bộ
tộc xa xưa. Những hiểu biết về cuộc sống, sinh hoạt của người xưa là rất hạn chế,
điều kiện tiếp cận tồn bộ tác phẩm chưa có. Cũng vì những lí do như vậy để tạo
thêm hứng thú học tập cho học sinh, giúp phần nào khơi gợi những cảm xúc thẩm
mĩ cho các em.Cho nên khi phân tích các trích đoạn sử thi trong chương trình Ngữ
văn 10, giáo viên có thể đưa thao tác so sánh để học sinh tự rút ra những nhận xét
từ các nhân vật. Từ đó hiểu sâu sắc hơn về thể loại cũng như cách tìm hiểu nhân
vật sử thi.
2. Cơ sở thực tiễn
Làm thế nào để học sinh yêu văn chương, hứng thú tìm đọc tác phẩm văn
học và tìm thấy ở đó nhiều điều bổ ích ? Làm thế nào để người dạy học Ngữ văn
ngày càng tâm huyết say mê với cơng việc dạy văn của mình?. Những câu hỏi này
được bật ra bởi chính thực tế thời đại mà tất cả các môn khoa học xã hội đều đang
mất dần chỗ đứng, vì nhiều lí do có cả khách quan và chủ quan.
Làm thế nào để học sinh đạt kết qủa cao nhất trong môn Ngữ văn? Một câu hỏi
lớn vốn là sự trở trăn của những nhà giáo dục có tâm huyết.
Trong thực tế cơng việc giảng dạy của giáo viên văn hiện nay, nhiều người vẫn
cố giữ những lối dạy phân tích, đọc chép những điểm chính về nội dung, nghệ
thuật của từng tác phẩm. Dẫn đến tình trạng học sinh chỉ nắm thụ động được cơ
bản về tác phẩm đó mà khơng có cái nhìn đa chiều tồn diện để có thể so sánh,

đánh giá và bình luận. Đặc biệt nhiều học sinh chỉ biết tác phẩm văn học Việt Nam
còn các tác phẩm nước ngồi thì khơng biết, hoặc nhầm lẫn giữa tác phẩm Việt
Nam với tác phẩm nước ngoài, nhất là một số tác phẩm văn học lớp 10 nâng cao
như Sử thi.
Hơn nữa, so sánh văn học là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành
một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thơng, do đó đã
2/32


ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như q trình định
hướng ơn tập cho học sinh từ phía giáo viên theo các dạng đề thi đại học hiện nay.
Mục đích của so sánh là tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm
hoặc trong cùng một tác phẩm. Với kiểu bài này, học sinh sẽ tránh lối bình tán
khn sáo mà hình thành kĩ năng phân tích lí giải từ chính những suy nghĩ của
mình về vấn đề đó. Từ đó học sinh sẽ chủ động trong việc tự lĩnh hội, cảm thụ cái
hay cái đẹp của văn chương và dần các em sẽ thích khám phá tác phẩm văn học.
Cịn đối với giáo viên, giảng một tác phẩm trong sự so sánh đối chiếu sẽ giúp bài
giảng sinh động phong phú về kiến thức, nổi bật trọng tâm vấn đề.
Dạy sử thi là dạy tác phẩm văn học cổ kể lại những sự kiện lớn gắn với cộng
đồng bộ tộc xa xưa. Những hiểu biết về cuộc sống, sinh hoạt của người xưa là rất
hạn chế, điều kiện tiếp cận tồn bộ tác phẩm chưa có. Dẫn đến các bài dạy sử thi
chỉ dừng lại nắm được nội dung của từng đoạn trích. Nhiều học sinh sau khi học sử
thi một thời gian là hồn tồn qn hoặc khơng ấn tượng với các đoạn trích này.
Thể loại sử thi dân gian cũng rất ít được nhiều người quan tâm tìm hiểu nghiên
cứu.
Với những lí do trên, đúc rút từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tơi xin
góp phần một sáng kiến nhỏ nêu lên một vài kinh nghiệm về việc giảng dạy đoạn
trích sử thi trong SGK Ngữ văn 10 bằng phương pháp so sánh,đặc biệt từ góc độ
so sánh các nhân vật sử thi.
3.Mục đích nghiên cứu

-Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích cung cấp cách tiếp cận khác trong dạy
học sử thi.
-Cải thiện, giải quyết phần nào những hạn chế trong dạy và học ngữ văn hiện
nay.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của thầy và trò trong giờ đọc hiểu văn bản
với hướng tiếp cận các trích đoạn sử thi qua góc độ so sánh nhân vật.
-Phạm vi nghiên cứu: Các trích đoạn sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây(Trích
Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na), Uy-lit-xơ trở về (Trích Ơ-đixê). Hướng tới khai thác khía cạnh so sánh 3 nhân vật: Đăm Săn, Ra-ma và Uy-lítxơ
5. Phương pháp nghiên cứu
3/32


Thực hiện nghiên cứu để tài này ngoài phương pháp nghiên cứu khoa học chung
còn sử dụng một số phương pháp chủ yếu như phương pháp quan sát, tổng hợp,
phân loại, so sánh, thống kê.

4/32


B.GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ- PHẦN NỘI DUNG
I.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
I.1.Về phía giáo viên:
Việc thay đổi SGK về nơi dung chương trình và phương pháp giảng dạy có
nhiều đổi mới, nên ít nhiều gây sự lúng túng cho giáo viên. Trước đây giáo viên
giảng dạy theo lối truyền thống, sử dụng phương pháp thuyết giảng là chủ yếu.
Hiện nay theo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng lấy học sinh làm trung tâm, học
sinh phải học tập tự giác tích cực chủ động kể cả việc tự học ở nhà song thực tế thì
ngược lại. Việc chuẩn bị bài ở nhà đọc kĩ văn bản, tìm các tài liệu liên quan đến
văn bản hầu như các em đều xem nhẹ, khơng có ý thức chuẩn bị điều đó dẫn đến

những khó khăn cho giáo viên trong những giờ dạy trên lớp.Thật khó để giáo viên
vừa khai thác bài giảng một cách sâu sắc,hiệu quả vừa giúp cho giờ học sinh động
hấp dẫn, tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
Sử thi là những tác phẩm đồ sộ, quy mô lớn, nhiều vấn đề mang tính cộng đồng
dân tộc. Việc tiếp cận tác phẩm cịn hạn chế dẫn đến cái nhìn và đánh giá tác phẩm
nhiều khi chưa sâu sắc, toàn diện. Các trích đoạn ngắn được học với thời gian là 2
tiết/đoạn, việc khai thác kĩ lưỡng, chi tiết trong cái nhìn tổng thể bộ sử thi là rất
khó. Những nhân vật sử thi cũng được phân tích một cách chung chung.
I.2.Về phía học sinh:
Các em khơng thích học tác phẩm cổ vì quá xa với những nhận thức và nhu cầu
thưởng thức. Kèm theo xu thế coi nhẹ môn văn, nên khai thác các đoạn trích này
chỉ dừng đọc và hiểu nội dung đoạn trích. Theo thống kê bằng phiếu học tập 90 %
học sinh khơng thích học sử thi và nhớ không sâu sắc đặc trưng về thể loại. Cũng
thống kê từ bài viết học sinh với đề bài “Phân tích vẻ đẹp ba nhân vật anh hùng sử
thi qua các trích đoạn đã học”, 75 % khơng biết rút ra những điểm tương đồng và
khác biệt một cách đầy đủ nhất về các nhân vật.
Từ những vấn đề trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu đòi hỏi người viết phải
tìm hiểu kĩ lưỡng các đoạn trích, các đặc điểm cơ bản của nhân vật sử thi. Hi vọng
phần nào giải quyết những khó khăn đối với giáo viên và học sinh khi khai thác các
trích đoạn trong SGK.

5/32


II. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ỨNG DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC
DẠY- HỌC SỬ THI NGỮ VĂN 10 BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH
II.1.Phương pháp định hướng tiếp nhận tác phẩm
Định hướng tiếp nhận tác phẩm là khâu đầu tiên giữ vai trò quan trọng trong việc
dạy và học. Giáo viên chuẩn bị tốt cho giờ dạy qua việc chuẩn bị bài, soạn giảng,
và định hướng cho học sinh cách chuẩn bị bài. Trong phạm vi sáng kiến này, tôi chỉ

xin tập trung vào một vài vấn cơ bản theo cá nhân là việc cần thiết cho hoạt động
dạy học văn nói chung, dạy học sử thi nói riêng.
a.Thứ nhất: tác phẩm văn học bao giờ cũng mang trên mình dấu ấn của một thời kì
lịch sử nhất định. Vì vậy việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử, hồn cảnh sáng tác bao giờ
cũng là một u cầu có tính nguyên tắc. Dạy- học sử thi, giáo viên cần chú ý đến
những bối cảnh lịch sử xã hội có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng được đặt ra
trong văn bản.
Ở sử thi Đăm Săn phản ánh con người và xã hội tây Ngun thời kì chế độ cơng
xã đang tan rã. Trong cuộc chiến đấu với Mtao M xây để giành lại vợ mình người
anh hùng cũng đồng thời bảo vệ cuộc sống bình n cho bn làng mình. Vì vậy
cuộc chiến giành lại vợ chỉ là cái cớ để Đăm San chiến đấu tăng thêm sức mạnh,
uy tín cho cộng đồng mình.
Sử thi Ơ đi xê phản ánh thời kì người Hy Lạp khám phá chinh phục biển cả
ngồi xứ sở của mình cũng là thời kì sắp giã từ chế độ công xã thị tộc bước vào
chế độ chiếm hữu nô lệ với sự xuật hiện của mơ hình gia đình một vợ một chồng.
Đoạn trích Uy – lít – xơ trở về là cảnh gặp gỡ giữa hai vợ chồng sau hai mươi năm
xa cách đồng thời thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của hai người.
Sử thi Ramayana kể về cuộc chiến của Rama với quỷ vương giành lại vợ, tái
hiện lại sự kiện người A- rya – da trắng từ miền Bắc Ấn tràn xuống đồng hóa chinh
phục những người Đra – vi – đa da màu Nam Ấn và đảo Lanka.
b. Thứ hai: Khi tìm hiểu tác phẩm sử thi giáo viên cũng cần định hướng cho học
những đặc điểm loại hình của kiểu nhân vật sử thi, tránh tiểu thuyết hóa trong cách
phân tích nhân vật.
Trong sử thi, các nhân vật được hiện lên qua các chi tiết miêu tả ngoại hình và chủ
yếu qua lời nói, hành động. Đó chính là sự cụ thể hóa phẩm chất và tính cách, tâm
6/32


lí nhân vật. Nhưng để làm rõ đặc điểm nhân vật sử thi, giáo viên cần giúp cho học
sinh hiểu được vẻ đẹp phi thường của nhân vật sử thi.

Nhân vật sử thi là con người của sự hoàn thiện, toàn mĩ. Đăm Săn tài năng bản lĩnh
dũng cảm phi thường, sức mạnh vô địch được thần và dân giúp đỡ. Uy – lit – xơ “
mn vàn trí xảo” và Pê nê lốp “ thận trọng, khôn ngoan” trong trích đoạn Uy – lít
– xơ trở về đại diện cho trí tuệ và tâm hồn người Hi Lạp. Họ là kết tinh của cả cộng
đồng nên khi hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm, giáo viên cần chỉ ra cho các em
thấy mọi việc làm, mọi hành động của người anh hùng đều nhìn dưới cái nhìn của
cộng đồng.
Trong sử thi Đăm Săn, nhân vật luôn được đặt vào những biến cố để thể hiện tính
cách. Trong đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn luôn được so sánh
với nhân vật phản diện về chân dung, sức mạnh, tính cách. Mọi hành động của
người anh hùng này đều đại diện cho lí tưởng của nhân dân. Q trình chiến đấu
của Đăm Săn cũng là quá trình người Ê đê chế ngự thiên nhiên, phát triển và bảo
vệ cộng đồng. Trong đoạn trích Rama buộc tội, giáo viên lại cần chỉ ra cho học
sinh đây khơng chỉ là tình tiết gay cấn của câu chuyện ghen tuông đơn thuần, mà
đây là một thử thách đạo đức để nhân vật khẳng định mình. Ở Rama, nhân dân Ấn
Độ khơng thể hiện ở trí tuệ tuyệt vời như Uy – lít – xơ mà sự phi thường của chàng
nằm ở ý thức danh dự cộng đồng. Giáo viên cần định hướng đúng cho học sinh về
sự ghen tuông của Rama ở đoạn trích Rama buộc tội. Chi tiết này khơng làm cho
chàng trở nên tầm thường ích kỉ, mà trái lại nhân vật hiện lên chân thực, sống
động, toàn diện và phi thường hơn. Như đã nói ở trên, nhân vật sử thi mang tính
chức năng nhiều hơn tính cách, vì vậy Rama chính là hiện thân của con người bổn
phận, con người danh dự. Giáo viên cần định hướng đúng đắn để học sinh hiểu đặc
trưng nhân vật sử thi, tránh những cách hiểu thiển cận, không đúng về tác phẩm.
II.2. Phương pháp đọc văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại
Đọc là khâu vô cùng quan trọng bởi lẽ việc tiếp nhận tác phẩm văn học bắt đầu
bằng sự tiếp xúc với lớp vỏ ngôn từ của tác phẩm. Đọc sử thi đúng và hay tức là đã
tìm hiểu được phần nào giá trị tác phẩm. Việc đọc có thể tiến hành theo một số
cách sau:
II.2.1-Đọc tóm tắt tác phẩm, đoạn trích để nắm các sự kiện xoay quanh các nhân
vật chính sẽ giúp giáo viên chủ động trong giờ dạy từ đó mở rộng kiến thức cho

7/32


học sinh. Đặc biệt là tạo cơ sở nền tảng rất tốt cho việc phân tích so sánh các nhân
vật sử thi.

Tác phẩm Đăm săn: Thiên sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê Đê (Việt Nam). Tên
đầy đủ là Bài ca chàng Đăm Săn (tiếng Ê đê là Klei khan Y Đam San). Sử thi
miêu tả những chiến công oanh liệt và khát vọng tự do của một tù trưởng trẻ tuổi
tài năng lỗi lạc Đăm Săn. Theo một tập tục hôn nhân cổ- tập tục nối dây (Chuê
nuê) thì Đăm Săn buộc phải lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị, tuy chàng đã có
người yêu. Đăm Săn được hưởng gia tài của vợ. Đăm Săn lại đánh thắng nhiều tù
trưởng khác cướp được nhiều của cải, bắt được nhiều nô lệ và trở thành một tù
trưởng giàu mạnh nhất vùng. Nhưng Đăm Săn còn muốn được giàu mạnh hơn nữa:
chàng cưỡi ngựa lên trời định bắt nữ thần mặt trời về làm vợ. Do hành động ngông
cuồng này, Đăm Săn đã cả người lẫn ngựa bị lún xuống bùn, chết ngập trong rừng
sáp đen. Hồn chàng đầu thai vào người chị ruột của mình để rồi lại tiếp tục làm
chồng dòng họ Hơ Nhị.
Đăm Săn là một nhân vật anh hùng thuộc kiểu anh hùng thời thị tộc- bộ lạc.
Những hành động và chiến công của Đăm Săn xoay quanh hai chủ đề chính:
Thứ nhất: chủ đề đấu tranh địi thốt khỏi những ràng buộc của một tập tục hôn
nhân theo chế độ mẫu quyền. Ở chủ đề này, cuộc đấu tranh của chàng được miêu tả
với nhiều mâu thuẫn phức tạp. Theo tập tục nối dây còn tồn tại khá vững chắc
trong xã hội người Ê –đê cổ, cuộc hôn nhân của chàng với hai chị em đã được định
sẵn từ trước. Khi Hơ Nhị còn nhỏ, bà của Hơ Nhị chết, Hơ Nhị phải thay bà lấy
ơng. Ơng Hơ Nhị nói với Hơ Nhị rằng sau này Hơ Nhị sẽ lấy Đăm Săn. Mở đầu
thiên sử thi là cảnh bên nhà gái đến nhà Đăm Săn hỏi chồng cho Hơ Nhị và Hơ
Bhị. Đăm Săn cưỡng lại, song Trời đã “ chống gậy hèo đến thu xếp việc cưới hỏi”.
Chàng phải khuất phục trước sức mạnh của tập tục. Tuy nhiên, từ khi về nhà vợ,
chàng vẫn tiếp tục có những hành động chống đối cuộc hôn nhân ấy. Chàng trễ nải

công việc nhà vợ, khơng chăm sóc vợ và bỏ về nhà chị ruột. Tiêu biểu nhất là hành
động chặt cây smuk, một thứ “cây thần”, “cây linh hồn”, “cây tổ tiên”, “cây sinh
ra Hơ Nhị và Hơ Bhị”. Do hành động này mà hai chị em đã hai lần chết. Nhưng
những hành động chống đối của Đăm Săn đã không phá vỡ được cuộc hơn nhân
ấy. Vì sức mạnh của tập tục quá lớn. Hơn nữa, cuộc hôn nhân này đem lại cho
chàng quyền lợi và địa vị mong muốn( được hưởng gia tài nhà vợ trở thành tù
trưởng giàu có, hùng mạnh “chân khơng phải đi xuống đất”, “có nhiều voi nhiều
tơi tớ”). Cũng trong q trình sống với hai người vợ, chàng bộc lộ tình cảm yêu
mến, nên khi vợ chết do mình, chàng đã khóc “từ sáng đến tối, từ tối đến sáng”
8/32


thương tiếc “người mà thần linh cho chàng” để chàng có người “nấu cơm, sắm
thức ăn, dệt khố áo..”. Chàng tha thiết thần linh cho vợ sống lại, chàng nói “Tôi là
lá đa, tôi quyến luyến với cây đa”. Những tình tiết đó của thiên sử thi cho thấy rõ
tính chất phức tạp, đầy mâu thuẫn của cuộc đấu tranh chống tập tục nối dây của
Đăm Săn, chứng tỏ chàng vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của chế độ mẫu quyền.
Đoạn kết của sử thi cũng lại trở về giống như cảnh đầu khi Đăm Săn cháu “giống
hệt Đăm Săn cậu” cũng lại cảnh gia đình nhà Hơ Nhị đến hỏi chồng cho Hơ Nhị.
Đoạn kết này rất tiêu biểu về mặt phản ánh sức mạnh của tập tục và những mâu
thuẫn trong tư tưởng của tác giả dân gian khi miêu tả cuộc đấu tranh của Đăm Săn
để thoát khỏi những ràng buộc của chế độ mẫu quyền, nhằm vươn tới một cuộc
sống tự do và khẳng định vai trị của người đàn ơng.
Thứ hai: chủ đề đấu tranh với những tù trưởng thù địch để bảo vệ cuộc sống và mở
rộng địa bàn cư trú của bộ tộc. Ở chủ đề này, thiên sử thi đã miêu tả những chiến
công oanh liệt của Đăm Săn với các tù trưởng, đặc biệt là trận đánh với tù trưởng
Mtao Grư và Mtao Mxây. Hai tù trưởng này chiến đấu với Đăm Săn nhằm tranh
giành ảnh hưởng với Đăm Săn, cướp vợ, bắt gia đình và bộ tộc chàng theo mình.
Cuộc chiến thắng này đã khiến chàng càng trở nên uy danh hơn, giàu mạnh hơn
bao giờ hết. Cái chết với ý định ngông cuồng của Đăm Săn phản ánh bi kịch mâu

thuẫn giữa khát vọng vô bờ với khả năng hữu hạn của người anh hùng.

Tác phẩm Ô- đi –xê: Bản anh hùng ca của Hô me- nhà thơ cổ đại Hi lạp, 24
khúc ca. Ô- đi –xê kể về cuộc hành trình phiêu bạt, gian nan của nhân vật Uy-litxơ trên đường trở về quê hương sau khi quân Hi Lạp hạ được thành Tơ –roa. Cốt
truyện được lấy trong truyền thuyết về chiến tranh thành Tơ –roa. Truyền thuyết
này khai thác và biểu diễn tập thể với hai chủ đề “Chiến trận” và “Trở về”. Ô- đixê là bản hùng ca thuộc đề tài “ Trở về”, nhưng chỉ kể về chuyện người anh hùng
“có nghìn mưu trí” Uy- lít-xơ.
Đã 10 năm kể từ khi hạ được thành Tơ –roa mà người anh hùng Uy-lít-xơ vẫn
chưa về được đến quê hương. Vì trong hành trình trở về chàng đã chọc mù con
mắt độc nhất của tên khổng lồ Pô-li-phem, con của thần đại dương Pô- dei- đông
cho nên bị vị thần này ghét bắt phải lưu lạc. Các vị thần trên thiên đình đều xót
thương cho chàng, đặc biệt là nữ thần A-tê-na. Lợi dụng lúc thần đại dương đi
vắng, các thần đã họp và quyết định cho chàng trở về quê hương. Theo lệnh Dớt,
nữ thần A-tê-na sẽ đến quê hương Itac khích lệ con trai Uy-lít-xơ lên đường tìm
cha. Tình cảnh gia đình Uy-lít-xơ lúc này rất rối ren: vợ chàng là Pê-nê-lốp hàng
ngày bị 108 vị cầu hôn thúc ép nàng tái giá. Chúng mở tiệc ăn uống phá hoại tài
9/32


sản của gia đình Uy-lít –xơ. Vợ chàng thì rất phân vân khó xử (khúc ca I). Nữ thần
Ca- líp-xơ, mặc dù buộc phải thi hành lệnh của thiên đình để cho Uy-lít-xơ trở về
quê hương, vẫn ra sức thuyết phục chàng ở lại đảo kết duyên với mình, song vơ
hiệu. Từ đây, hành trình của chàng trở về q quán. Bè của chàng lênh đênh trên
mặt biển đến ngày thứ 18 thì bị thần Pơ- dei- đơng gây bão đánh đắm. Chàng bị
sóng gió đánh dạt vào xứ Pheaxi (V), chàng được công chúa Nô-di-ca đối xử nhân
hậu, được nhà vua A-ki-nơx tiếp đãi ân cần và sẵn lịng cấp thuyền cho chàng trở
về quê hương. Trong bữa tiệc tiễn khách, nghe một người nghệ sĩ kể chuyện mưu
con ngựa gỗ trong việc hạ thành Tơ- roa, Uy-lit-xơ vô cùng xúc động. Vua An-kinôx ngạc nhiên, hỏi ra mới biết vị khách bất hạnh của mình chính là người anh
hùng đã nghĩ ra mưu ấy (VI-VII). Uy-lit-xơ kể cho nhà vua nghe hành trình phiêu
bạt của mình từ khi lên đường rời Tơ- roa. Rất nhiều biến cố đã xảy ra làm tổn thất

dần mòn số chiến thuyền và thủy thủ, trong đó có truyện khá li kì. Cuối cùng vì
thủy thủ hết lương thực, đã giết bị của thần Dớt, nên thần Dớt nổi giận giáng sấm
sét tiêu diệt tất cả. Riêng Uy-lit-xơ vì khơng ăn thịt nên sống sót trơi dạt vào đảo
Ơghigi của tiên nữ Ca-lip-xơ (XII). Nghe chàng kể xong mọi người vô cùng cảm
phục. Ai nấy đều có quà tặng anh hùng trước khi từ biệt. Uy-lit-xơ được thuyền
của Pheaxi đưa về quê hương Itac. Chàng giả dạng làm người hành khất để trở về
gia đình. Tê-lê-mác cũng trở về. Sau 20 mươi năm xa cách, hai cha con gặp nhau ở
trại nuôi lợn của người lão bộc Ô-mê, bày mưu trừng trị bọn cầu hôn: nếu ai trong
bọn cầu hôn gương nổi cây cung của Uy-lit-xơ và bắn một phát tên xuyên qua lỗ
của 12 cái rìu, sẽ được lấy Pê-nê-lốp làm vợ. Cuộc tỉ thí diễn ra. Bọn cầu hơn phải
bỏ vũ khí phịng bên. Khơng kẻ thù nào đủ sức đủ tài thắng cuộc. Uy-lit-xơ tham
dự và là người thắng cuộc. Cuối cùng bọn cầu hôn bị giết, Uy-lit-xơ gặp lại gia
đình đồn tụ.

Tác phẩm Ra- ma-ya-na: Thiên anh hùng ca vĩ đại của Ấn Độ, ra đời sau khi
Phật giáo xuất hiện. Theo truyền thuyết thì truyện này do thần Na-ra-đa kể lại cho
đạo sĩ Van-mi-ki, nhờ có nguồn cảm hứng đặc biệt và trí nhớ kì lạ mà Van-mi-ki
thuật lại câu chuyện đó bằng văn vần cho các mơn đệ của mình. Trên thực tế, thiên
anh hùng ca này đã được lưu truyền trong dân gian qua nhiều đời, qua tay gọt rũa
của nhiều thi sĩ vô danh.Viết bằng tiếng Phạn, gồm 7 cuốn, 24000 câu thơ đôi.
Vua nước Cơ-sa-la là Đa-xa-ra-tha khơng có con trai, phải làm lễ cầu tự.
Visnu, thần bảo vệ trên trời, xuống đầu thai. Sau đó vua được bốn người con trai,
trong đó Ra-ma, Visnu hiện thân là con cả. Nhân qua nước Vi –đê- ha du ngoạn,
gặp dịp vua nước này làm lễ kén rể, Ra ma thi tài và đã thắng, được cưới công
10/32


chúa Xi- ta xinh đẹp làm vợ. Vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc. Chẳng bao
lâu, vua Đa- xa- ra- tha già yếu muốn nhường ngôi lại cho con cả nhưng thứ phi là
Ca-key-i tìm cách ngăn cản, xúi giục nhà vua đày Ra- ma vào rừng sâu và nhường

ngơi cho Bha-ra-ta là con của mình. Mặc dầu Bha-ra-ta khẩn khoản mời anh ở lại
ngôi vua, nhưng Ra –ma không muốn làm trái ý cha, nên dắt vợ và em trai là Lacma-na vào sống trong rừng Đan –đa –ca 14 năm. Sống trong rừng sâu, thường
ngày hai anh em phải chống chọi bọn quỷ sứ Rắc- xa –xa để bảo vệ các ẩn sĩ. Ác
liệt nhất là trận chiến đấu với quỷ Ra –van- na- chúa tể loài quỷ sứ đang cai quản
xứ Lan –ca(nước Xra-ran-ca ngày nay). Sau khi quỷ cái dụ khêu gợi anh em nhà
Ra- ma không xong chạy về báo anh Ra –va-na trả thù. Ra- va- na sai mụ phù thủy
Ma- ri –cha hóa phép thành con nai vàng rất đẹp chạy nhởn nhơ trước mặt Xi- ta,
Xi –ta thích thú bảo Ra- ma bắt. Thừa lúc Ra- ma mải bắt nai, chúa quỷ giả dạng
đạo sĩ Bà- la- mơn đến bắt cóc nàng về đảo dụ dỗ nàng làm vợ. Ra- ma quay về
khơng thấy vợ đâu buồn rầu đi tìm khắp nơi. Tướng khỉ Ha-nu-man, con của Thần
gió giúp sức. Có phép thần thơng biến hóa, Ha-nu-man giúp Ra- ma đến kinh thành
Lan- ca, nơi Xi- ta bị giam giữ. Giết quỷ dữ, cứu Xi –ta nhưng Ra- ma bỗng nổi
cơn ghen vì khơng muốn nhận người vợ đã sống chung với quỷ sứ. Thất vọng, đau
khổ, Xi- ta nhảy vào lửa tự thiêu, may có thần lửa A –nhi chứng giám lịng chung
thủy của nàng, cứu thốt. Ra- ma sung sướng đón nhận Xi –ta vào lịng và trở về
kinh đô sống yên vui. Bỗng một hôm, Ra- ma nghe dư luận xôn xao trong kinh
thành cho rằng nhà vua đã dung tha loại đàn bà mất hết tính thủy chung. Ra- ma lại
nổi cơn ghen, liền đuổi Xi- ta lên rừng. Xi- ta đau đớn khóc lóc ra đi trong khi
đang thai nghén. 10 năm sau trong một dịp hội lớn ở đơ thành, có hai em bé tên là
Cu-xa và La-va đi đến đâu cũng hát bài hát kể về cuộc đời và kì tích của chàng Rama, lòng chung thủy, nỗi đau khổ của Xi- ta. Ra –ma đau buồn hối hận gọi Xi- ta
về khi biết đó là con mình. Nhưng Xi –ta đã cầu Thần đất mở rộng luống cày đón
nàng trở về nơi xưa. Ra- ma đau đớn van xin Thần đất, nhưng thần an ủi chàng sẽ
gặp nàng ở cõi Trời. Ít lâu sau, Ra ma nhường lại vương quốc cho hai con và về
Trời, trở lại bản thân Visnu- Thần bảo vệ vũ trụ. Vì vậy việc tóm tắt văn bản sử thi
là hoạt động cần thiết trong giờ dạy.
II.2.2 Đọc phân vai:
Đối với học sinh, văn bản sử thi luôn gắn với mơi trường diễn xướng, nó dùng để
kể chứ khơng phải để đọc. Vì vậy trong quá trình đọc văn bản, tùy vào nội dung
từng tác phẩm, đoạn trích, giáo viên cần tìm ra phương pháp đọc phù hợp để tạo
nên sự hấp dẫn, tâm thế tiếp nhận tích cực cho học sinh. Đọc phân vai là một trong

11/32


những cách đọc tạo được hiệu quả như vậy.Giáo viên có thể phân vai cho học sinh
đọc lời các nhân vật, đọc lời của người kể chuyện. Trong sử thi Tây Ngun lời
của người kể chuyện chính là tình cảm của nhân dân dành cho nhân vật anh hùng.
Tuy nhiên thời lượng đọc hiểu trên lớp không đủ để đọc hết toàn văn bản. Giáo
viên cho học sinh đọc một đoạn đối thoại giữa hai tù trưởng thể hiện sự kịch tính
của cuộc chiến đấu và một phần đoạn cuối lời của người kể chuyện. Với đoạn trích
Uy – lít –xơ trở về có thể chuyển thể thành dạng đối thoại kịch. Giáo viên phân vai
các nhân vật trong cảnh Uy – lít – xơ gặp mặt Pê – nê – lốp. Trong đoạn trích Ra
ma buộc tội, giáo viên có thể định hướng học đọc phân vai, diễn cảm đúng với sự
phát triển kịch tính của sự kiện, đúng sắc thái xung đột nội tâm của các nhân
vật.Do tính nguyên hợp của tác phẩm sử thi nên việc hướng dẫn học sinh đọc – kể
văn bản sẽ giúp các em tiếp nhận văn bản hiệu quả hơn.
II.3. Phương pháp phát vấn, gợi mở, bám sát đặc trưng của sử thi
II.3.1 Giải pháp 1:
Trước khi tìm hiểu các đoạn trích, giáo viên yêu cầu học sinh đọc ở nhà ba trích
đoạn thật kĩ lưỡng.
Đến khi tìm hiểu từng trích đoạn, trong q trình đọc-hiểu trên lớp, giáo viên có
thể đặt những câu hỏi so sánh ở một khía cạnh nào đấy giữa ba nhân vật là Đăm
săn, Uy-lít-xơ và Ra-ma. Với mục đích vừa khắc sâu kiến thức vừa vận dụng linh
hoạt dạy học theo hướng tích hợp dọc tích hợp ngang một cách hiệu qủa tạo thêm
những thú cho học sinh. Tuy nhiên để triển khai một cách hiệu quả định hướng giờ
dạy theo cách này, tôi phải đưa ra hệ thống câu hỏi cho học sinh chuẩn bị trước ở
nhà vì hai đoạn trích Uy-lít xơ trở về và Ra- ma buộc tội các em sẽ học sau đoạn
trích Chiến thắng Mtao- Mxây. Khi đưa ra những câu hỏi như vậy tôi thấy học sinh
khá hứng thú trong việc sưu tầm tài liệu, phân công làm việc theo nhóm rất tích
cực.
Trên đây là một vài câu hỏi của tơi vận dụng trong giờ dạy đoạn tríchChiến thắng

Mtao-Mxây theo định hướng so sánh.
Câu hỏi1: Qua chặng thách đấu đầu tiên này em thấy tính cách gì của người anh
hùng Đăm Săn? Đặc điểm tính cách này giống với nhân vật nào trong hai nhân
vật sử thi thuộc trích đoạn Uy-lít- xơ trở về ?
Khi đưa ra câu hỏi này tơi vừa nhằm mục đích giúp học sinh có thể hình dung
được hình tượng Đăm săn trong cuộc chiến với MtaoMxây vừa giúp cho học sinh
12/32


có cái nhìn tồn diện hơn về hình tượng người anh hùng sử thi không chỉ của văn
học Việt nam mà còn của các nền sử thi lớn trên thế giới.
Chặng1: Thách đấu
-Đăm Săn chủ động khiêu chiến tự tin, bình tĩnh, gọi “Ơ diêng” hàm ý giễu cợt.
Cịn Mtao Mxây bị động, sợ, chọc tức Đăm Săn.
-Đăm Săn tiếp tục thể hiện uy lực bằng cách đẩy sức nóng lên tầng cao hơn: đe dọa
“ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà
ngươi ta chẻ ra kéo lửa”. Mtao Mxây bắt đầu sợ hãi trước sự quyết liệt của Đăm
Săn, nhưng cịn dè chừng “khơng được đâm khi ta đang xuống đó”
-Đến đây như nắm được điểm yếu này, Đăm Săn liền nói rõ thái độ cư xử của mình
trong sự miệt thị hắn “đến con trâu nhà ngươi trong chuồng ta cũng không thèm
đâm nữa là”
- Mtao Mxây xuống, Đăm Săn không tỏ rõ ngay uy lực của mình mà mời hắn múa
khiên trước.
Nhận xét: Bình tĩnh, tự tin, khơng thể hiện ngay tài năng của mình mà xem xét kĩ
lưỡng tình hình.
(Sự bình tĩnh thử thách của nhân vật Uy-lít –xơ khi trở về nhà, chàng không lộ diện
ngay, cũng không vồ vập, không dùng quyền lực của người chủ gia đình )
Câu hỏi2: Trong hiệp 2, Đăm săn được miêu tả trong sự đối lập với MtaoMxây
như thế nào?


Mtao Mxây
“ bước thấp bước cao”
“chém trúng chão cột
trâu”.

13/32


Câu hỏi 3:Mục đích chính cuộc chiến của Đăm Săn với Mtao Mxây là gì? Mục
đích của nhân vật Ra-ma là gì khi kết tội Xi- ta? Có giống phần nào mục đích
của Đăm Săn?
Mục đích: bảo vệ danh dự của tù trưởng, anh hùng, danh dự của bộ tộc, là để cứu
vợ, trừng phạt kẻ cướp, đem lại sự yên ổn cho dân làng, mong ước về một cuộc
sống hòa hợp, hạnh phúc.
(Ra- ma cũng bảo vệ danh dự dòng tộc, danh dự một anh hùng, tộc trưởng)
Qua đây, ta thấy vai trò quyết định của thủ lĩnh trong chiến tranh và đời sống xã
hội thời bộ lạc, thấy được sự thống nhất cao độ giữa cá nhân anh hùng sử thi với
cộng đồng bộ tộc.
Câu hỏi 4:Đăm Săn được miêu tả như thế nào trong đoạn cuối? (Học sinh tìm dẫn
chứng trong văn bản)Vẻ đẹp ngoại hình được tơ đậm phóng đại cũng được nhắc
đến trong các nhân vật Ra- ma, Uy- lít- xơ như thế nào? (Học sinh tìm dẫn chứng
trong văn bản)
Vẻ đẹp ngoại hình của Đăm Săn được miêu tả khá chi tiết, cụ thể:
“… chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái
nong hoa.”
“…Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức
chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì
gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm săn vốn đã ngang tang từ
trong bụng mẹ.”
Với cách miêu tả như vậy nhằm khẳng định tầm vóc lịch sử của người anh hùng

trong sự phát triển của cộng đồng:
-Đăm Săn là niềm tự hào dân tộc, là kết tinh vẻ đẹp tài năng, sức mạnh, ý chí cộng
đồng. Chàng hiện lên trong buổi lễ chiến thắng lại càng đẹp oai phong, vẻ đẹpcủa
một trang dũng sĩ .

14/32


-Đăm Săn có sức lơi cuốn các nhân vật quần chúng. Mối quan hệ qua lại giữa vai
trò của cá nhân và cộng đồng tạo nên ý nghĩa biểu trưng của hình tượng anh hùng
sử thi: sức mạnh, lí tưởng của Đăm Săn biểu trưng cho sức mạnh và lí tưởng của
cộng dồng.
(Cũng giống như nhân vật Uy –lit –xơ, được khắc họa chủ yếu thông qua vẻ đẹp
vẻ đẹp của sự thơng minh,trí tuệ bản lĩnh của người anh hùng, còn Ra-ma người
anh hùng tài năng, một đức vua mẫu mực. Họ được đặc biệt ngợi ca vì ở họ là sự
kết tinh vẻ đẹp đại diện cho cộng đồng dân tộc).
Tương tự như vậy giáo viên cũng có thể đặt những câu hỏi so sánh ngược lại và
theo một cách khác khi tiến hành đọc hiểu các trích đoạn sử thi còn lại. Với cách
làm này học sinh chắc chắn sẽ được tìm hiểu văn bản một cách sâu sắc, toàn diện,
giúp học sinh nhớ lâu hơn và cũng bước đầu hình dung về những tiêu chí cơ bản
trong so sánh nhân vật.
II.3.2 Giải pháp 2: (Áp dụng khi giảng dạy xong ba trích đoạn tùy theo việc bố trí
thời gian)
Theo phân phối chương trình lớp 10 cơ bản các đoạn trích sử thi được dạy trong 5
tiết, chương trình nâng cao 6 tiết. Giáo viên có thể chủ động phân bố thời gian để
đạt hiệu quả khi áp dụng phương pháp. Với giải pháp này, tôi định hướng bằng một
bài tập nâng cao giúp học sinh có cái nhìn tồn diện về cả ba nhân vật trong các
đoạn trích sử thi học sinh được học với phơng nền kiến thức rộng hơn.
a.Điểm tương đồng:
- Cả ba nhân vật đều có ý nghĩa biểu trưng cho cộng đồng:

+ Đăm Săn là một tù trưởng đứng đầu bộ tộc người Ê- đê. Sự n bình, giàu
có của bn làng đều nhờ vào chính chàng. Các cuộc chiến của chàng đều nhằm
mục đích này. Dù có ý muốn thay đổi nhưng chàng vẫn không thể chống lại tập tục
“nối dây” xa xưa của bộ tộc. Phần cuối của đoạn trích học mô tả khung cảnh tiệc
tùng ăn mừng chiến thắng phản ánh không gian bộ tộc sâu sắc.
+Ra- ma cũng vậy, cuộc chiến với quỷ vương là nhằm đòi lại vợ, bảo vệ uy
danh dịng tộc. Chàng cũng khơng thốt khỏi tư tưởng cố hữu của dòng tộc quý
giá, chàng ghen tng mù qng cũng vì danh dự mà để Xi –ta đau khổ tuyệt vọng,
chia lìa.
15/32


+Uy-lit-xơ chiến đấu mở mang bờ cõi, đấu tranh chống lại bọn cầu hôn cũng
bởi uy danh bản thân và gia đình.
- Ba nhân vật Đăm-săn, Ra-ma, Uy-lít-xơ, họ là những nhân vật anh hùng của
sử thi Việt Nam, Ấn Độ và Hi Lạp, đều là người đại diện cho cộng đồng, có vẻ đẹp
ngoại hình, có sức mạnh phi thường, tài trí hơn người, lập được nhiều chiến cơng
hiển hách, biết căm ghét kẻ hung ác, bênh vực người yếu đuối và biết hi sinh để
bảo vệ hạnh phúc cho cộng đồng:
b. Điểm khác biệt:
*Vì là con đẻ của cái nơi văn hố nghệ thuật khác nhau và ba tác phẩm khác nhau
nên ba nhân vật cũng có nét khác biệt: Ra-ma là hồng tử, Uy-lít-xơ là anh hùng
chiến trận, Đăm-săn là tù trưởng.
- Sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na ngợi ca chiến cơng và đạo đức của hồng tử Ramamột nhân vật lý tưởng, kiểu cách của đạo Hin-đu, của đẳng cấp vương công quý
tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị minh quân, một anh hùng tài ba,
đức độ, đem lại hạnh phúc cho xã hội và nhân dân. Ở đây Ra-ma là một chàng
hoàng tử phong nhã, hào hoa, tài đức vẹn toàn, dũng cảm chiến đấu nhưng lại có
phần yếu mềm trong đời thường và cả trong tình u.
Trong đoạn trích sử thi “Rama buộc tội”:
+Van-mi-ki đã đặt nhân vật Ra-ma vào tình thế thử thách ngặt nghèo, có sự đấu

tranh nội tâm hết sức dữ dội, đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất
của con người. Tình huống giữa một bên là danh dự và một bên là tình u, lịng
ghen tng: Ra-ma dám vào sinh ra tử, dũng cảm chiến đấu với quỷ dữ để giành
lại người vợ yêu quý của mình nhưng chàng cũng dám hi sinh tình u, tình cảm cá
nhân của chính bản thân mình đẻ đổi lấy danh dự, bổn phận của một người anh
hùng, một đức vua mẫu mực. Ở đoạn trích này tác giả đã miêu tả xung đột tâm lí
của hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong cuộc gặp lại đầy thử thách và éo le. Tâm
trạng của hai người cứ biến đổi theo nhịp điệu đối thoại. Khi Ra-ma xưng hơ với
Xi-ta một cách khách khí, lạnh lùng, có vẻ xa lạ “ta”, “phu nhân” thì Xi-ta vô cùng
ngạc nhiên, bất ngờ và cảm thấy giữa hai người đã có khoảng cách. Ra-ma tun
bố lí do chàng chiến đấu chiến thắng quỷ vương chỉ vì danh dự, bổn phận, cá nhân
của người anh hùng, vị quân tướng trong tương lai:

16/32


Vì danh dự của một dịng tộc danh giá: “Kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không
đem tài nghệ của mình ra để trả thù là kẻ tầm thường” … “Ta làm điều đó vì nhân
phẩm của ta, để xóa bỏ vết ơ nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dịng họ lừng
lẫy tiếng tăm”
Vì danh dự của một người chồng, người đàn ông trong một gia đình cao quý:
“Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao q có thể nào lại lấy về một người
vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương”
Và Xi-ta càng đau xót hơn khi Ra-ma đối xử nhẫn tâm, lạnh lùng, những lời
nói vơ tình, độc địa cùng với lời khuyên tầm thường đối với mình. Tất cả những gì
Ra-ma hành động và nói với Xi-ta chỉ là để chàng thể hiện cái vị trí của mình trong
cộng đồng vì chàng là một vị thần, một vị vua trong tương lai, một anh hùng trong
bộ tộc của mình. Mọi việc đều chỉ muốn mọi người tơn kính, nâng cao uy tín của
mình. Ngay cả khi Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu, Ra-ma mặc dù rất đau đớn tuyệt
vọng, có sự giằng co về tâm lí –một bên là danh dự một bên là tình cảm cá nhân thì

danh dự đã chiến thắng và chàng cố kìm nén cảm xúc, nỗi đau đớn cực độ của
mình mà ngồi nhìn Xi-ta bước vào lửa.
Qua đó ta có thể biết thêm về nhân vật sử thi Ấn Độ, họ trọng danh dự của mình
hơn là tình cảm cá nhân.Và trong sử thi, chiến tranh bắt buộc xảy ra nhưng không
miêu tả chi tiết về chiến tranh mà miêu tả xung đột giữa cái thiện và cái ác, giữa
đạo lí và phi đạo lí. Ra-ma là người của cái thiện và đạo lí. Ra-ma xuất hiện từ thế
giới thần linh. Qua nhân vật anh hùng Ra-ma, ta nhận thấy được sử thi Ấn Độ nặng
về danh dự. Đó là sẵn sàng hi sinh tình u của chính bản thân để bảo về danh dự
và đạo lí, lẽ phải.
+ Hồng tử Ra- ma, nhân vật chính trong truyện là thần giáng thế làm người để
cứu vớt nhân loại ra khỏi vòng chiến tranh đau khổ và tội lỗi. Ra- ma là con người
lí tưởng của đạo Hin –đu và đẳng cấp quý tộc, đó là điều hạn chế của thời đại,
nhưng Ra- ma lại tượng trưng cho những dũng sĩ tài trí, anh minh, đức độ, có tình
u tha thiết, phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân trong xã hội
chiếm hữu nô lệ và phong kiến.
+ Ra-ma xuất thân thần thánh, là anh hùng, là đấng quân vương nhưng chàng có
đủ mọi cung bậc, tính cách của một con người trần thế. Ngòi bút nghệ thuật của
Van-mi-ki thật linh hoạt, sắc sảo, tinh tế. Ông đã lột tả được một Ra-ma rất “con
người” khiến cho nhân vật sử thi vượt qua được mọi ước lệ cứng nhắc. Thành công
nhất là nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. Chính Phan Ngọc có viết
17/32


“Cái điều kì diệu nhất vẫn là tài phân tích tâm lí nhân vật. Có thể nói khơng q
đáng rằng chỉ đến lúc Sếch-xpia xuất hiện, Van-mi-ki mới có đối thủ”.
- Sử thi Hi Lạp ca ngợi tự do, công lí dân chủ, tình u, đạo lí, nhân đạo, đề cao lí
tưởng anh hùng, chiến thắng số phận... Sử thi Ô-đi-xê ca ngợi trí tuệ, dũng khí và
nghị lực của con người với khát vọng chinh phục thế giới và mơ ước về một cuộc
sống hồ bình, n vui và hạnh phúc. Ca ngợi tình yêu quê hương, tình vợ chồng,
tình cha con, tình bạn bè, thuỷ chung. Sử thi Ơ-đi-xê có cốt truyện hấp dẫn, li kì và

hấp dẫn, ngơn ngữ tráng lệ.
Trong đoạn trích Sử thi Uy-lít-xơ trở về
+Nhân vật Uy-lit-xơ dũng cảm, gan dạ, chấp nhận thử thách, nhạy bén, sáng suốt,
nhẫn nại, có cách ứng xử tinh tế, có thể coi là anh hùng văn hố. Đặc biệt Uy-lit-xơ
là một người anh hùng trí tuệ, mưu trí “sánh ngang với thần linh”. Sau bao năm xa
cách quê nhà, Uy-lit-xơ trở về. Chàng giả dạng người hành khất nên vợ chàng-Pênê-lôp-đã không nhận ra, chàng đã giương cung bắn xun tên qua mười hai cái
vịng rìu theo lời yêu cầu của Pê-nê-lốp. Sau đó chàng giết chết bọn cầu hơn cùng
những gia nhân phản bội. Đó chính là tính cách của người anh hùng: sự hơn người,
dũng cảm, gan dạ, phi thường. Khi nghe lời nói của Pê-nê-lơp và Tê-lê-mac, Uylit-xơ đã mỉm cười vì hiểu rằng vợ mình muốn thử thách mình. Đó là nụ cười về sự
đấu trí, về người vợ thơng minh,và cũng là nụ cười tin tưởng vào thắng lợi của trí
tuệ mình. Bản lĩnh trí tuệ của Uy-lit-xơ, cái bản lĩnh đã giúp chàng vượt qua biết
bao nhiêu thử thách, đã khiến chàng không hấp tấp vội vàng mà đầy mưu mẹo khi
về nhà để đạt mục đích đầu tiên:giết bọn cầu hơn. Nhưng với mục đích thứ hai:
đồn tụ với người vợ chung thuỷ, bản lĩnh trí tuệ của chàng đã gặp phải trí thơng
minh, khơn khéo của người vợ. Nhưng chàng vẫn không từ bỏ mà càng tỏ ra nhạy
bén hơn và ứng xử tinh tế hơn. Cuối cùng bằng trí tuệ của mình, một sự thật sâu
kín của tình cảm của vợ chồng yêu thương đằm thắm đã bật lên qua lời kể về bí
mật chiếc giường của Uy-lit-xơ. Uy-lit-xơ là hình ảnh lí tưởng về một người chồng
chung thủy, về một người cha dũng cảm, mưu trí, độ lượng. Đồng thời Uy-lit-xơ
còn là một biểu tượng đẹp đẽ của tình yêu quê hương, gia đình, tình vợ chồng
chung thuỷ.
+ Đoạn trích khơng dài lắm nhưng khá điển hình cho đặc điểm của lối miêu tả tâm
lí các nhân vật trong sử thi Hô-me-rơ. Mỗi hành động, cử chỉ đều đơn sơ nhưng
18/32


bộc lộ được chiều sâu tâm lí nhân vật. Tuy nhiên, tâm lí cịn chất phác, cực đoan,
nhuốm màu sắc thần bí và nặng về lí trí khác hẳn so với Ra-ma-ya-na.
+Ô-đi-xê phản ánh một giai đoạn cao trong quá trình tan rã của chế độ cơng xã thị
tộc: đó là thời kì những người Hi Lạp đã bước sang cuộc sống hịa bình có khát

vọng chinh phục thế giới xung quanh, thời kì hình thành gia đình một vợ một
chồng với chế độ phụ quyền. Uy-lit-xơ là người anh hùng của những chiến cơng
bằng mưu trí- thể hiện những ưu việt của con người. Trong tác phẩm, tâm lí sùng
bái của cải vật chất vẫn tiếp tục được thể hiện. Ý thức danh vị, tư hữu hiện ra rõ
ràng và được ngợi ca.
-Thiên sử thi Đăm Săn đã phản ánh những nét hiện thực xã hội tiêu biểu của dân
tộc Ê- đê trong một thời kì lịch sử mà các quan hệ thị tộc- bộ lạc và tàn dư của chế
độ mẫu quyền còn đang phổ biến. Đăm Săn đại diện cho một lực lượng mới đang
lên, khi chế độ phụ quyền đang dần dần thay thế cho chế độ mẫu quyền nhưng
chưa hoàn toàn chiếm được ưu thế, đồng thời cũng là hình ảnh lí tưởng của nhân
dân về một người tù trưởng có khả năng chiến đấu bảo vệ và mở rộng địa bàn
cưtrú của bộ tộc. Người anh hùng ấy cùng với các sự kiện trong đời sống lịch sửxã hội ấy của dân tộc đã được miêu tả với nhiều nét phóng đại, tượng trưng và giàu
màu sắc thần thoại cũng như các nhân vật Ra- ma, Uy-lit-xơ. Với Đăm Săn, đây là
sử thi anh hùng dân gian mà người Ê đê gọi là “khan”, có nghĩa thuộc một thể loại
truyện kể bằng văn vần xen văn xi, khi diễn xướng có sử dụng hình thức đối đáp
+ Sử thi Tây Nguyên (Việt Nam) thường ca ngợi người anh hùng chiến đấu để bảo
vệ cuộc sống yên lành cho buôn làng. Khi chiến thắng, buôn làng của người anh
hùng trở nên giàu có, cường thịnh hơn. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” nói
về người anh hùng Đăm săn chân thật, đơn giản, có lúc ngơng cuồng, có thể coi là
người anh hùng chiến trận. Cuộc đối đầu giữa Đăm Săn với Mtao Mxây là giữa hai
tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi Tây Nguyên là
chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy khơng có chỗ
dung thân cho kẻ nào hèn nhát hơn. Trong tình cảm tơn vinh người anh hùng của
bn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội
hơn kẻ thù. Đăm Săn hùng cường ngay khi cịn ở trong lịng mẹ, chàng có sức
khoẻ, sức mạnh phi thường và đầy tài năng. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây nhờ
sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị ném miếng trầu để sức lực tăng lên gấp bội và sự
giúp đỡ của Ông Trời. Đăm Săn chiến đấu khơng hề đơn độc, chính nghĩa ln
thuộc về chàng. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây làm cho bn làng của mình lại
19/32



thêm giàu mạnh, càng nâng cao uy tín của mình và tôi tớ, dân làng của tù trưởng
thù địch tự nguyện mang theo của cải đi theo Đăm Săn. Đoạn trích đã đem lại cho
ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ
bn làng, đem lại bình n cho thị tộc. Sử thi Đăm săn quả thật đã hình thành ý
thức và tình cảm cộng đồng vững bền giữa các dân tộc Ê-đê, thành di sản quý báu
của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻđẹp
“một đi không trở lại”.
* Cả ba đoạn trích sử thi đều kể lại về chuyện tái hợp, đồn tụ gia đình giữa người
anh hùng và người vợ của mình.Và để có sự đồn tụ, kết cục tốt đẹp, các nhân vật
đều phải trải qua những thử thách: thử thách về chiến trận, thử thách về tâm lí,
hoặc thử thách cả về chiến trận lẫn tâm lí. Từ chính điểm này, ta cũng thấyđược
điểm khác biệt thú vị của mỗi nền văn hoá.
- Trong Đam sănvà Ra-ma-ya-na (hai sử thi đều của các nền văn học, văn hoá
phương Đơng), việc đồn tụ gia đình được thể hiện và đề cao ở khía cạnh cộng
đồng, danh dự, tài năng của người lãnh đạo với tư cách là người đại diện cho cộng
đồng(khơng gian diễn ra cuộc đồn tụ là khơng gian cộng đồng, có sự chứng kiến
của “nhân vật quần chúng”, người anh hùng hành động, nói năng chịu sự chi phối
của vị trí, nghĩa vụ của người lãnh đạo cộng đồng).
- Cịn Ơ-đi-xê thì khác, việc đồn tụ được thể hiện ở khía cạnh cá nhân, đề cao
hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình (khơng gian đồn tụ là không gian cá nhân,
cách thức thử thách để đồn tụ khơng phải chỉ có chiến đấu thể hiện sức mạnh hay
hành động theo nghĩa vụ của đấng quân vương mà là thử thách mang tính cá nhân,
những kỉ niệm, kỉ vật-chiếc giường, tình cảm vợ chồng gắn bó là tiêu chí để thử
thách người anh hùng).
Từ đó ta có thể nhận thấy rằng văn hố phương Đơng đề cao con người cộng
đồng cịn văn hố phương Tây đề cao con người cá nhân. Cũng nhận thấy rõ ràng,
nhân vật Đăm săn biểu trưng cho vẻ đẹp sức mạnh, phẩm chất cộng đồng, nhân vật
Ra-ma đại diện cho danh dự, Uy-lit-xơ biểu trưng cho vẻ đẹp trí tuệ.

*Lí giải vì sao có sự khác nhau đó:
Những vẻ đẹp của các anh hùng sử thi luôn được làm nổi bật và đậm nét là nhờ
vào ngôn ngữ miêu tả của sử thi, chỉ có sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo
20/32


ấy của các anh hùng. Khơng chỉ có ngơn ngữ mà nhờ vào lời kể chuỵện hấp đẫn,
ngôn từ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn sâu sắc, chứa đựng những giá trị
nhân văn đặc trưng của sử thi cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện
pháp nghệ thuật như so sánh, phóng đại.
Như vậy các giải pháp trên về cơ bản nhằm so sánh để tìm ra được những cái đặc
sắc riêng của mỗi nhân vật cũng như tác phẩm. Gợi sức khái quát tổng hợp, đánh
giá của học sinh, kích thích tìm tịi khám phá sử thi dân gian. Hình thành kĩ năng
so sánh, liên tưởng, sáng tạo. Giáo viên đầu tư nhiều thời gian soạn giảng, bài thực
giảng sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện vẫn cịn một số vướng mắc trong cách đặt các câu hỏi gợi, định hướng
cho học sinh, thời gian phân bố chưa được hợp lí. Những tồn tại sẽ được khắc phục
dần trong quá trình thực hiện tiếp theo.
II.4. Phương pháp thảo luận nhóm theo chủ đề
( Có thể áp dụng trong giờ học ở trên lớp hoặc thơng qua những hoạt động ngoại
khóa văn học)
* Hình thức tổ chức thảo luận theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên với chủ
đề: “Vẻ đẹp nhân vật sử thi”
-Giáo viên giảng dạy hướng dẫn học sinh tìm hiểu cụ thể các trích đoạn sử thi
theo đúng phân phối chương trình.
- Giáo viên giao câu hỏi cho học sinh về nhà chuẩn bị:
Nhóm 1: Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Đăm Săn qua trích đoạn Chiến thắng Mtao
Mxây.
Nhóm 2: Ấn tượng của em về nhân vật Ra-ma.
Nhóm 3: Vẻ đẹp nhân vật U-lít xơ qua trích đoạn Uy-lít –xơ trở về.

*Tổ chức thảo luận:
-Học sinh đại diện nhóm lần lượt trình bày ý kiến của mình với bài đã chuẩn bị
ở nhà.
-Giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét.
-Giáo viên yêu cầu học sinh khái quát những điểm giống và khác nhau cơ bản
nhất giữa các nhân vật.
21/32


-Giáo viên nhận xét đánh giá, cho điểm.
*Yêu cầu cần đạt: Nội dung kiến thức
Nhóm 1: Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Đăm Săn qua trích đoạn Chiến thắng Mtao
Mxây.
Vẻ đẹp bên ngoài .
- Trước hết, Đăm Săn là người có vẻ đẹp ngoại hình hồn mĩ theo quan niệm
củangười Ê- đê cổ đại. Vẻ đẹp của chàng được miêu tả bằng những mĩ từ trang
trọng, giọng điệu sùng kính, thái dộ ngưỡng mộ, tự hào.
- Đăm Săn có giọng nói hào sảng, vang động khi ra lệnh cho tơi tớ chuẩn bị lễ vật
cúng thần, mời tất cả buôn làng, ra lệnh đánh chiêng trong khắp bn.
- Chàng có hình dáng phi thường, vạm vỡ, khỏe đẹp, đậm chất tự nhiên Tây
Nguyên.
- Trang phục của chàng , thể hiện sức mạnh, uy quyền và sự giàu có: ngực quấn
chéo một tấm mền chiến, khốc tấm áo chiến, có đủ gươm giáo.
- Chàng nhiều của cải, sung túc, có chiêng đống, voi bầy, la nhiều, bạn bè như nêm
như xếp, các tù trưởng khác khiêng lễ vật đến kết thân, cả thần linh cũng biết tiếng
tăm của chàng .
=>Chàng là niềm tự hào của cả bộ tộc. Vẻ đẹp của chàng hoang dã, gần tự nhiên.
Sự giàu có, phồn vinh của chàng cũng là sự hùng mạnh của buôn làng.
Vẻ đẹp nhân cách và lí tưởng sống .
-Trong cuộc giao chiến

+ Tài năng, phẩm chất anh hùng của Đăm Săn thể hiện rõ nhất trong cuộc giao
chiến với Mtao Mxây, trong tư thế đối lập hoàn toàn với kẻ thù.
+ Mục đích chiến đấu: Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây nhằm mục đích chính
đáng là cứu vợ bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ danh dự cá nhân và cộng đồng,
bảo vệ giữ gìn sự bình yên, phồn thịnh của buôn làng.
->Trong đoạn giao chiến, Đăm Săn hiện lên là người anh hùng tài giỏi, quả cảm,
giàu tinh thần thượng võ, chàng chính là kết tinh sức mạnh, vẻ đẹp, ý chí, khát
vọng của cả cộng đồng. Ngơn ngữ tả hành động chiến đấu giàu nhịp điệu, hình
ảnh,chất thơ, sử dụng nhiều phép so sánh cường điệu, liệt kê trùng điệp dày đặc.
- Với tôi tớ của Mtao Mxây.
22/32


+ Sau khi chiến thắng, Đăm Săn không tiến hành giết chóc đẫm máu mà thuyết
phục, kêu gọi tơi tớ của Mtao Mxây theo chàng. Thái độ kêu gọi của chàng rất
nhiệt thành, tận tình, vồn vã, thuyết phục ba lần, chàng trực tiếp đến gõ cửa từng
nhà để kêu gọi.
+ Lời kêu gọi thể hiện một tù trưởng anh hùng : thống nhất các bn làng, khát
vọng hịa bình, phồn vinh, giàu mạnh, thống nhất lợi ích cá nhân chàng và lợi ích
của cả bn làng.
+ Đáp lại lời kêu gọi của Đăm Săn, tôi tớ của Mtao Mxây nơ nức đem theo của cải

về với chàng. Điều đó thể hiện uy tín của chàng với cộng đồng, khát vọng hịa
bình, giàu mạnh của chàng phù hợp với nguyện vọng chung của dân làng cũng như
người Ê- đê cổ đại.
 Đoạn trích ca ngợi người anh hùng Đăm Săn có sức mạnh phi thường, trọng
danh dự, sống có lí tưởng, chiến đấu quả cảm anh dũng, bảo vệ hạnh phúc gia đình
gắn với bảo vệ sự bình yên, phồn thịnh của bộ tộc .
 Đoạn trích có ngơn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, chất thơ, nhạc điệu, lời kể
hấp dẫn qua chiến công của Đăm Săn đã làm sống lại quá khứ hào hùng của người

Ê- đê .
Nhóm 2:Ấn tượng của em về nhân vật Ra-ma
Khâm phục, yêu mến, tự hào, ngưỡng mộ người anh hùng bởi:

-Ra-ma là nhân vật lí tưởng kiểu mẫu của đạo Hin-đu và đẳng cấp vương cơng q
tộc, đồng thời cũng thể hiện khát vọng của nhân dân đương thời là muốn có một vị
minh quân, một vị anh hùng tài ba, đức độ và dũng cảm để bảo vệ mình cứu mình
ra khỏi đau khổ, đem lại cơng lí và hạnh phúc xã hội.
-Đi suốt chiều dài tác phẩm, chàng Ra-ma đã được các nghệ sĩ dân gian miêu tả ở
mọi góc độ, mọi phương diện. Chàng là hồng tử thơng minh, tài giỏi nhất trong 4
vị hoàng tử, là người duy nhất được đạo sĩ lựa chọn, chàng hơn hẳn các em về trí
tuệ, nhân cách và lịng quả cảm, do vậy mà chàng được mọi người yêu mến, dân
chúng vui mừng, ủng hộ lên ngơi vua.
-Ra-ma có sức mạnh phi thường, võ nghệ cao cường, lòng nhân đức cao cả.
-Đạo đức của Ra-ma là khuôn vàng thước ngọc của đẳng cấp Ksatrya. Có thể nói,
tồn bộ ý chí, tình cảm, tài năng và sức mạnh chiến thắng của nhân dân được khái
23/32


quát thành biểu tượng người anh hùng này. Con người luôn bênh vực điều thiện,
chống lại điều ác cứu người hiền, đặc biệt là phụ nữ.
-Ngồi một con người lí tưởng, Ra-ma còn thể hiện con người trần thế của mình.
Điều này thể hiện ở tình cảm, trách nhiệm của Ra-ma với nàng Xi-ta.
Ra-ma là người đại diện cho vẻ đẹp thời đại. Ra-ma tuy xuất thân từ thánh thần
Visnu giáng thế, là bậc quân vương, vị anh hùng nhưng chàng cũng vẫn có đủ mọi
cung bậc tình cảm của con người trần tục. Chàng yêu say đắm, hết mình nhưng
ghen cũng cực độ, có lúc oai phong lẫm liệt, nhưng cũng có lúc mềm yếu nhu
nhược, có lúc vị tha nhưng cũng có lúc nhỏ nhen, ích kỉ.
Nhóm 3: Vẻ đẹp nhân vật U-lít xơ qua trích đoạn Uy-lít –xơ trở về.
-Uy-lít-xơ mang vẻ đẹp của trí dũng, tài ba, phi thường, là người anh hùng chiến

trận. Chàng đã chiến thắng thành Tơ- roa bằng mưu trí con ngựa gỗ của mình. Trên
hành trình trở về, với trí tuệ của mình chàng lại tiếp tục chiến thắng nhiều sức
mạnh và sự cám dỗ khác.
-Trong trích đoạn Uy-lít –xơ trở về, các phẩm chất khác như bình tĩnh, tự tin nổi
bật lên. Tuy nhiên khơng chỉ tự tin vào chính mình mà Uy-lít-xơ cịn tin vào cả
những người thân khác trong gia đình và nhất là đối với vợ mình. Đây là niềm tin
bất diệt thể hiện phẩm chất nhân vật.
Ngay từ lúc đầu người vợ chưa tin là chồng đã trở về, sau đó đưa ra rất nhiều lí
do để thử nghiệm. Nàng cần tới “những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với
nhau, cịn người ngồi khơng ai biết hết”. Đây là lúc Pê-nê-lốp cài bẫy để tạo hồn
cảnh thử thách. Bài tốn nhận mặt quả là nan giải và trở thành một sự thách đố trí
tuệ Uy-lít-xơ: đó là dấu hiệu nào? Trong hồn cảnh đó, Uy-lít-xơ đành phải nhẫn
nại “thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy”. Và chàng đã hết sức
bình tĩnh để tiếp tục theo cuộc thử thách của vợ.
-Vẻ đẹp anh hùng trí xảo, lắm mưu nhiều mẹo cũng đã thể hiện khá rõ trong đoạn
trích qua diễn biến tâm lí và thái độ ứng xử, lời nói của nhân vật.
Thực tế cho thấy, các em đã tích cực tìm tịi tư liệu, học sinh sơi nổi tham gia ý
kiến, nhận xét. Các bài viết thể hiện khá rõ sự chuẩn bị chu đáo, đảm bảo về kiến
thức tuy chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc.
24/32


II.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm điều tra và xử lí các thơng tin trong
q trình tiếp nhận của học sinh.
Bất kì phương pháp, biện pháp dạy học nào khi áp dụng vào thực tiễn cũng cần xác
định tính hiệu quả bằng việc kiểm tra đánh giá. Kiểm tra là phương pháp giúp học
sinh trình bày kiến thức đã học, đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh, giáo viên
nhận được thông tin phản hồi sau bài giảng. Tùy thuộc vào điều kiện thời gian,
giáo viên có thể linh hoạt khi kiểm tra đánh giá. Riêng đối với cá nhân tơi với
phạm vi thời gian có hạn tơi có thể tập trung vào những câu hỏi trắc nghiệm, đặc

biệt là đưa ra một số phiếu đọc hiểu vừa giúp các em củng cố kiến thức vừa rèn kĩ
năng đọc hiểu theo hướng ra đề của Bộ giáo dục và đào tạo trong những năm gần
đây. Sau đây là một trong số rất nhiều những phiếu bài tập tôi đã cho học sinh làm.
PHIẾU ĐỌC HIỂU 1
Đọc đoạn văn và thực hiện những yêu cầu sau:
“Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới
thấp, gió như lốc. Chịi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa trên
cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba
lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan
hồn của chàng nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới, trúng nhưng không thủng.
Chàng đâm vào người Mtao Mxây cũng không thủng.”
1. Đoạn văn trên là lời kể của ai? Kể về việc gì?
2. Hãy xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn.
3. Tài năng múa khiên của Đăm Săn được so sánh với những hình ảnh nào? Có tác
dụng gì?
4. Hãy xác định những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và phân tích
tác dụng của chúng?
5. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của mình về hình tượng Đăm Săn
trong đoạn.
PHIẾU ĐỌC HIỂU 2
Đọc đoạn văn và thực hiện những yêu cầu sau:
25/32


×