Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.15 KB, 51 trang )

I. Đề tài: : Dạy học chủ đề - Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
II. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ
đầu tư tạo ra sáng kiến): Không
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cải tiến phương pháp dạy học trong môn Ngữ
văn THPT.
IV. Ngày sáng kiến được áp dùng lần đầu hoặc dùng thử: 07/11/2017
V. Mô tả bản chất sáng kiến
1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:
1.1 Thực trạng ban đầu:
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy - học là yếu tố quyết định thành
công của giờ học. Đa số giáo viên trực tiếp đứng lớp bộ mơn Ngữ văn đã có ý
thức và đi vào đổi mới phương pháp dạy - học nhưng việc thực hiện đơi lúc cịn
mang tính chất hình thức, hoặc một bộ phận thầy cô giáo qua một thời gian đổi
mới phương pháp dạy - học thì quay trở lại với phương pháp dạy học cũ. Lí do
của thực tại này là thời gian và công sức cho việc chuẩn bị một giờ dạy học theo
phương pháp mới là quá nhiều, vả lại cần phải có sự phối hợp tích cực của người
học thì giờ dạy theo phương pháp mới mới thành cơng. Nhiều giáo viên hiện nay
vẫn cịn dùng phương pháp dạy học theo một chiều: thày giảng, trò lắng nghe, ghi
nhớ và biết nhắc lại đúng những điều thầy giảng là đủ. Giáo viên chủ động cung
cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách
nghĩ của mình đến học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu,
vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học một con
đường tích cực, chủ động để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được
giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết, thậm chí có những giáo viên cịn đọc
chậm cho học sinh chép lại những gì có sẵn ở giáo án. Nhiều phát hiện, tìm tịi
mới mẻ của học sinh được trình bày mà khơng đúng với những gì giáo viên đã
đọc được, đã nghiên cứu thì khơng được ghi nhận, thậm chí là bác bỏ ý kiến đó
làm cho người học nhụt chí trong việc phát biểu cảm nhận về tác phẩm văn học.
Vì vậy giờ học tác phẩm văn chương vẫn chưa thu hút được sự chú ý và cộng tác
của người học, gây cho một bộ phận học sinh tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn
chương.


Hiện nay chương trình học hiện hành của bộ mơn đều phân chia số tiết
riêng cho từng bài học chứ chưa chú ý đến việc sắp xếp các bài học theo hệ thống
như phân chia theo đặc trưng thể loại hay theo một chủ đề nhất định. Do vậy,
những kiến thức hình thành qua bài học cịn mang tính riêng lẻ, khơng có quy
luật hay hệ thống rõ ràng. Điều này khiến cho việc tiếp nhận của học sinh bị hạn
chế. Các em khó hệ thống hóa kiến thức do khơng được chú ý tới kĩ năng phân
1


tích, tổng hợp cho một chủ đề, thể loại,…Đây chính là một trong những thực
trạng thiết yêu để dẫn tới yêu cầu phải đổi mới nội dung chương trình, phương
pháp dạy - học cho bộ mơn Ngữ văn nói riêng cũng như tất cả các mơn học nói
chung.
Bên cạnh đó, việc học tập thụ động là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất
lượng dạy - học Ngữ văn chưa đạt so với yêu cầu. Đa phần học sinh THPT học
tập môn Ngữ văn là rất thụ động. Nhiều em học sinh vẫn quen với nghe chép, ghi
nhớ và tái hiện rập khn, máy móc những gì được ghi chép và nghe giảng.
Chính điều này khiến cho cách hành văn của các em sáo rỗng, lời vay ý mượn và
khơng có dấu ấn cá nhân. Vì chưa có hào hứng, chưa quen bộc lộ những suy nghĩ,
tình cảm của cá nhân trước tập thể cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm
thấy rất khó khăn.
1.2 Giải pháp đã áp dụng:
Trong q trình giảng dạy, chúng tơi thường xun học tập, áp dụng những
phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực (đổi mới phương pháp dạy học).
Với những khó khăn đặt ra trong giờ đọc - hiểu đoạn trích Hạnh phúc một tang
gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng); Chí Phèo - Nam Cao, chúng tơi đã áp dụng một số
giải pháp sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin: sưu tầm, trình chiếu tranh ảnh/video về
vở kịch lồng ghép theo nội dung bài học ứng dụng phần mềm Power point.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi vấn đáp bám sát nội dung bài học...

Sau khi áp dụng các giải pháp trên đã đạt được một số hiệu quả nhất định:
tăng sự hứng thú của các em học sinh; bổ trợ, khắc sâu được kiến thức bài học; đã
phát huy được sự chủ động ở những học sinh khá - giỏi... Tuy nhiên, chúng tơi tự
nhận thấy cịn một số tồn tại như sau:
- Khi ứng dụng công nghệ thông tin do dung lượng kiến thức bài học nhiều
kết hợp với tranh ảnh/video nên tốc độ trình chiếu nhanh, một số học sinh theo
dõi không kịp, hạn chế việc khắc sâu kiến thức.
- Hoạt động chủ yếu nổi bật ở một số học sinh khá giỏi, thụ động ở các em
học sinh yếu, trung bình.
- Học sinh chưa thực sự trải nghiệm, hòa nhập để phát hiện và giải quyết
được tình huống có vấn đề do bài học đặt ra.
- Học sinh chưa thực sự sáng tạo và biết vận dụng kiến thức vào đời sống.
- Học sinh chưa có cơ hội để thể hiện quan điểm cá nhân trong giờ học.
- Kỹ năng làm văn nghị luận chưa được rèn giũa, yếu về khả năng lập luận
và tư duy.
Với những tồn tại trên, chúng tôi đã nghiên cứu, xây dựng đoạn trích Hạnh
phúc một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng); Chí Phèo - Nam Cao thành Chủ đề
2


văn học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945 theo định hướng phát triển năng lực
học sinh.
2. Tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả:
2.1 Tính mới:
Giáo dục phổ thơng nước ta đang chuyển từ chương trình định hướng nội
dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc
học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì và làm như
thế nào qua việc học. Để đạt được mục đích này, phải có sự chuyển đổi phương
pháp từ truyền thụ kiến thức dang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn
luyện kĩ năng, hình thành các năng lực và phẩm chất. Hướng đi này phù hợp với

chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: “Đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo
hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí
tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.”
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành
Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kĩ năng, phát triển năng lực...”
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
có viết: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực
tự học của người học”.
Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng
11 năm 2013 khẳng định: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp
đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối học kì, cuối năm học theo mơ hình của
các nước có nền giáo dục phát triển”...
Như vậy, dạy học chủ đề - kế hoạch bài học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh là phù hợp theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trong những năm học vừa qua, chúng tôi được tham dự các lớp tập huấn,
bồi dưỡng chuyên môn của sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng về đổi mới phương
pháp với các vấn đề như sau:

3


- Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học;
- Dạy học tích hợp liên mơn;
- Dạy học theo chủ đề;
- Xây dựng kế hoạch bài học.
Các buổi thảo luận chuyên môn đều hướng tới xây dựng giờ học lấy học
sinh làm trung tâm, nhằm định hướng phát triển các năng lực, phẩm chất của
người học. Ở đây, năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và
có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,...
nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất
định. Các năng lực này liên quan đến nhiều mơn học, theo đó mỗi mơn học, với
đặc trưng thế mạnh riêng của mình, sẽ tập trung hướng đến một số năng lực, để
cùng với những mơn học khác sẽ có mục tiêu hình thành và phát triển một số
năng lực chung cốt lõi, cần thiết đối với mỗi học sinh. Các năng lực chung, cốt
lõi được sắp xếp theo các nhóm sau:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:
+ Năng lực tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sáng tạo;
+ Năng lực quản lý bản thân.
- Năng lực xã hội, bao gồm:
+ Năng lực giao tiếp;
+ Năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ, bao gồm:
+ Năng lực tính tốn;
+ Năng lực sử dụng ngơn ngữ;
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ICT).
Môn Ngữ văn được coi là mơn học cơng cụ, theo đó, năng lực giao tiếp

tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ là các năng lực
mang tính đặc thù của mơn học; ngồi ra năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng
tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân (là
các năng lực chung) cũng đóng vai trị quan trọng trong việc xác định các nội
dung bài học của môn học.
Từ việc xác định các nhóm năng lực chung và năng lực chuyên biệt của bộ
môn sẽ quyết định đến định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo
hướng phát triển năng lực: dạy học đọc hiểu, dạy học tích hợp và lựa chọn các
phương pháp dạy học và các kỹ thuật dạy học tích cực.
Các phương pháp dạy học tích cực gồm:
- Thảo luận nhóm;
- Đóng vai;
- Nghiên cứu tình huống;
- Dạy học theo dự án.
4


Mặc dù có thể được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn
chung, các phương pháp dạy học tích cực đều có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, thơng qua các hoạt động để hình thành kiến thức, khơi dậy
những tiềm năng sáng tạo;
Thư hai, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học;
Thứ ba, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác;
Thứ tư, dạy học không tách khỏi kiểm tra, đánh giá.
Kỹ thuật dạy học được hiểu là phần cụ thể hóa của phương pháp dạy học,
là phương thức thực hiện phương pháp. Ứng với các phương pháp dạy học tích
cực đó có các kỹ thuật dạy học tích cực như sau:
- Kỹ thuật chia nhóm;
- Kỹ thuật đặt câu hỏi;
- Kỹ thuật “khăn trải bàn”;

- Kỹ thuật “phòng tranh”;
- Kỹ thuật “cơng đoạn”;
- Kỹ thuật các “mảnh ghép”;
- Kỹ thuật “trình bày 1 phút”;
- Kỹ thuật “hỏi chuyên gia”;
- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”;
- Kỹ thuật “đọc hợp tác”...
Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình
dạy - học bao gồm một hệ thống các hoạt động có mục đích mà giáo viên tổ chức
cho học sinh thực hiện. Có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như
sau:
- Giáo viên nêu ra tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Khi nhận nhiệm
vụ học sinh sẽ gặp khó khăn vì những tri thức đã có khơng đủ để thực hiện nhiệm
vụ. Từ đó nảy sinh vấn đề cần tìm tịi giải quyết.
- Học sinh tự chủ tìm tịi giải quyết vấn đề đặt ra theo một tiến trình hợp lí,
phù hợp với những đòi hỏi của phương pháp luận khoa học.
- Giáo viên điều khiển học sinh trao đổi thảo luận; bổ sung, tổng kết, khái
quát các tri thức, kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và đối chiếu với
mục tiêu dạy học đã đưa ra để có những kết luận, định hướng, gợi mở tiếp theo.
Tổ chức dạy học theo tiến trình như trên, lớp học có thể được chia thành
từng nhóm nhỏ (ngẫu nhiên hay có chủ định) được giao cùng một nhiệm vụ hay
những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ giáo viên phải sử dụng các kỹ thuật
dạy học để mỗi thành viên đều phải hoạt động tích cực, tránh sự ỷ lại hoặc khơng
hợp tác. Mỗi hoạt động học có thể được sử dụng một kỹ thuật dạy học tích cực
nào đó để tổ chức nhưng đều được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù
hợp; hình thức sinh động hấp dẫn, kích thích được hứng thú học tập của học sinh;
đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện.
5



Bước 2: Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ;
trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên quan sát và phát hiện kịp
thời những khó khăn của học sinh để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả,
không để xảy ra hiện tượng học sinh bị “bỏ rơi”.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Hình thức báo cáo phù hợp với nội
dung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học
sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập.
Bước 4: Sau khi học sinh báo cáo kết quả, giáo viên có thể trực tiếp phân
tích, nhận xét, đánh giá kết quả hoặc hướng dẫn học sinh tự đánh giá lẫn nhau;
chốt kiến thức và chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua
hoạt động.
Khi xây dựng các bài học theo chủ đề, cần dựa trên một phương pháp dạy
học tích cực cụ thể được lựa chọn để hình dung chuỗi hoạt động học sẽ thiết kế.
Nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều dựa trên việc tổ chức cho học
sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các nhiệm vụ học tập.
Mỗi bài học theo chủ đề phải giải quyết trọn vẹn ít nhất một vấn đề học
tập. Để phát triển năng lực học sinh trong giờ học Ngữ văn cần đổi mới mạnh mẽ
mơ hình tổ chức dạy học trong việc thiết kế bài học từ phía giáo viên. Trong thiết
kế, giáo viên phải cho thấy các hoạt động của học sinh chiếm vị trí chủ yếu trong
tiến trình tổ chức dạy học. Vì vậy, việc xây dựng mỗi kế hoạch bài học cần thực
hiện theo quy trình sau:
(1) Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.
(2) Xây dựng nội dung chủ đề bài học.
(3) Xác định mục tiêu bài học.
(4) Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,
vận dụng cao).
(5) Thiết kế tiến trình dạy học, gồm 5 bước:
Bước 1: Hoạt động khởi động/trải nghiệm/tạo tình huống xuất phát.
Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức.

Bước 3: Hoạt động luyện tập.
Bước 4: Hoạt động ứng dụng/ vận dụng.
Bước 5: Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
Do hoạt động mở rộng có tính chất tiếp nối và gắn kết với hoạt động vận
dụng, nên có thể kết hợp 2 hoạt động vận dụng và mở rộng trong tiến trình bài
học của học sinh.
Chương trình giáo dục phổ thông mới định hướng các môn học hướng đến
mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Để theo kịp
lộ trình này các Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc dạy học chương trình
giáo dục hiện hành rà sốt, xây dựng các chủ đề dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng đã có cơng văn chỉ
đạo số 868 /SGD&ĐT- GDTrH ngày 24 tháng 8 năm 2018 về hướng dẫn thực
6


hiện chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành theo định hướng phát triển năng
lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2018 - 2019. Thực hiện công văn này, bộ
môn Ngữ văn của trường THPT Canh Tân đã xây dựng chủ đề dạy học “Dạy học
chủ đề - Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 theo định hướng
phát triển năng lực học sinh”. Xây dựng và thực hiện chủ đề dạy học này, chúng
tôi hướng đến việc đổi mới phương pháp dạy - học tích cực như hoạt động nhóm,
phát vấn, khảo sát phiếu học tập của học sinh,… nhằm định hướng phát triển
năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ;
năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản; năng lực đọc - hiểu truyện
ngắn, đoạn trích tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 theo đặc điểm thể
loại; năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhận về ý nghĩa của văn bản;
năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản,…
cho học sinh.
2.2 Tính sáng tạo:
Vận dụng mơ hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học

sinh đã nêu ở trên, chúng tôi xây dựng dạy học chủ đề - Văn học hiện thực phê
phán giai đoạn 1930 - 1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh như
sau:
* Giáo án minh họa
1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.
- Kĩ năng đọc - hiểu thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
- Học sinh hệ thống được các tác phẩm cùng khuynh hướng sáng tác khuynh hướng văn học hiện thực phê phán ở nước ta giai đoạn 1930 1945.
- Qua các tác phẩm, đoạn trích học trong chủ đề, học sinh có thể khái quát
được đặc trưng cơ bản của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 1945.
- HS thấy được sự khác nhau giữa các khuynh hướng sáng tác cùng thời kì:
văn học hiện thực phê phán; văn học lãng mạn; văn học cách mạng.
2. Xây dựng nội dung chủ đề bài học.
a. Các bài học được tích hợp trong chủ đề:
- Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
- Tác giả Nam Cao
- Chí Phèo – Nam Cao
b. Thời lượng dạy học: 06 tiết
c. Thời điểm dạy học: giữa học kì I lớp 11
7


Thời gian

Tiến trình
dạy học

Hoạt động
Hoạt động
của giáo viên của học sinh


Kết quả (nội dung cần
đạt)

Hoạt động Hướng dẫn
1:
Khái học sinh tìm
quát.
hiểu vài nét
khái quát về
văn học hiện
thực
phê
phán
giai
đoạn 1930 1945.

- Tìm hiểu,
sưu tầm tài
liệu
tranh
ảnh về văn
học
hiện
thực
phê
phán
giai
đoạn 1930 1945.

- Hoàn cảnh lịch sử xã

hội, văn hóa hình
thành văn học hiện
thực phê phán giai
đoạn 1930 - 1945.
- Thành tựu và hạn
chế.

Hướng dẫn
học sinh tìm
hiểu về:
- Tác giả Vũ
Trọng
Phụng.
- Hồn cảnh
sáng
tác,
nhan đề, thể
loại
thơng
qua
hình
thức
phát
vấn.

- Đọc sách
giáo
khoa
phần
tiểu

dẫn, trả lời
câu hỏi.
- Hoàn thành
phiếu
hoc
tập.

- Học sinh nêu được:
- Cuộc đời, sự nghiệp
sáng tác tác giả Vũ
Trọng Phụng.
- Hoàn cảnh sáng tác,
ý nghĩa nhan đề, nhận
biết được bố cục thể
loại.

Tiết 1, 2:
Đoạn trích
“Hạnh phúc
của
một
tang gia”
(Số đỏ - Vũ
Trọng
Hoạt động
Phụng).
2: Tìm hiểu
chung về
tác giả - tác
phẩm.


8


Hoạt động - Chuẩn bị
3: Đọc hiểu kế hoạch cho
văn bản.
học sinh hoạt
động nhóm,
phiếu
học
tập, một số
tư liệu bổ
trợ...
- Nhận xét,
đánh giá sản
phẩm
của
học sinh.
- Khái quát
kiến thức.

- Tiến hành
thảo
luận
theo hướng
dẫn của giáo
viên, hồn
thành phiếu
học tập, trình

bày
sản
phẩm
- Chỉnh sửa,
bổ sung.

- Bộ mặt thật của xã
hội tư sản thành thị lố
lăng, kệch cỡm.
- Thái độ phê phán
mạnh mẽ xã hội
đương thời khoác áo
văn minh, “Âu hóa”
nhưng thực chất hết
sức giả dối, đồi bại và
nỗi xót xa kín đáo của
tác giả trước sự băng
hoại đạo đức của con
người.
- Bút pháp trào phúng
đặc sắc: tạo dựng mâu
thuẫn và nhiều tình
huống hài hước, xây
dựng chân dung biếm
họa sắc sảo, giọng
điệu châm biếm.

Hoạt động - Hướng dẫn
4: Tổng kết học
sinh

- củng cố. nhận
xét
khái quát về
nội dung và
nghệ thuật.
- Hướng dẫn
học sinh làm
bài tập củng
cố.

- Thảo luận
về các câu
hỏi, bài tập.
- Trình bày
sản phẩm.

- Học sinh nêu được
nội dung - nghệ thuật
của tác phẩm;
- Vận dụng kiến thức
để hoàn thiện bài tập
củng cố.

9


Hoạt động - Chuẩn bị
1:
kế hoạch cho
học sinh hoạt

Cuộc đời động nhóm,

con phiếu
học
người.
tập, một số
tư liệu bổ
Tiết 3: Tác
trợ...
giả
Nam
- Nhận xét,
Cao.
đánh giá sản
phẩm
của
học sinh;
- Khái quát
kiến thức.

- Tiến hành
thảo
luận
theo hướng
dẫn của giáo
viên, hồn
thành phiếu
học tập, trình
bày
sản

phẩm;
- Chỉnh sửa,
bổ sung.

Học sinh nêu được
những hiểu biết về
cuộc đời và con người
nhà văn Nam Cao.

Hoạt động - Chuẩn bị
2:
phiếu
câu
hỏi để thảo
Sự nghiệp luận;
văn học.
- Nhận xét,
đánh giá sản
phẩm
của
học sinh;
- Khái quát
kiến thức.

Thực hiện kế
hoạch

những định
hướng


giáo
viên
đưa ra.

Thống nhất các nội
dung trả lời:

Hoạt động Hướng dẫn
1: Tìm hiểu học sinh tìm
chung.
hiểu về hồn
cảnh
sáng
tác, nhan đề,
Tiết 4, 5, 6:
thể
loại
đọc
văn
thơng
qua
“Chí Phèo”
hình
thức
- Nam Cao.
phát vấn.

Đọc
sách
giáo

khoa
phần
tiểu
dẫn, trả lời
câu hỏi.

- Quan điểm sáng tác.
- Các đề tài chính.
- Phong cách nghệ
thuật.

- Học sinh nêu được
hoàn cảnh sáng tác, ý
nghĩa nhan đề, nhận
biết được bố cục tác
phẩm.

10


Hoạt động - Chuẩn bị
2: Đọc hiểu kế hoạch cho
văn bản.
học sinh hoạt
động nhóm,
phiếu
học
tập, một số
tư liệu bổ
trợ...

- Nhận xét,
đánh giá sản
phẩm
của
học sinh;
- Khái quát
kiến thức.

- Tiến hành
thảo
luận
theo hướng
dẫn của giáo
viên, hồn
thành phiếu
học tập, trình
bày
sản
phẩm;
- Chỉnh sửa,
bổ sung.

- Hình tượng nhân vật
Chí Phèo;

Hoạt động - Hướng dẫn
3: Tổng kết học
sinh
- củng cố
nhận

xét
khái quát về
nội dung và
nghệ thuật.
- Hướng dẫn
học sinh làm
bài tập củng
cố.

- Thảo luận
về các câu
hỏi, bài tập.
- Trình bày
sản phẩm.

- Học sinh nêu được
nội dung - nghệ thuật
của tác phẩm
- Vận dụng kiến thức
để hoàn thiện bài tập
củng cố.

- Giá trị hiện thực và
nhân đạo sâu sắc;
- Những nét đặc sắc
trong nghệ thuật
truyện ngắn Nam Cao
như điển hình hóa
nhân vật, miêu tả tâm
lí, nghệ thuật trần

thuật.

3. Xác định mục tiêu bài học.
a. Kiến thức.
* Hạnh phúc của một tang gia (S - V Trng Phng):
Mức độ cần ®¹t
- Thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước cách
mạng.
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.
Träng t©m kiÕn thøc
11


- Bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm.
- Thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh. “Âu hóa”
nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự
băng hoại đạo đức của con người.
- Bút pháp trào phúng đặc sắc: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước,
xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo, giọng iu chõm bim.
* Chớ Phốo - Nam Cao:
Mức độ cần ®¹t
- Nắm được những nét cơ bản về tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính,
tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
- Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc
phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo.
- Thấy được một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Träng t©m kiÕn thøc
- Tác giả: Những đặc điểm chính về quan điểm nghệ thuật, những đề tài chủ yếu,
phong cách nghệ thuật của nhà văn.
- Tác phẩm:

+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình
hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật.
* Chủ đề Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945:
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm hoặc đoạn trích
(Hạnh phúc của một tang gia trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng); Chí Phèo (Nam
Cao): Sự đa dạng của nội dung và phong cách; các cảm hứng sáng tác hiện thực,
trào phúng; ý nghĩa nhân văn; nghệ thuật tả cảnh, tả người...
- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn hiện
thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945.
12


b. Kỹ năng.
- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm truyện ngắn, đoạn trích tiểu thuyết Việt nam
thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 theo đặc
trưng thể loại.
c. Thái độ.
- Nhận ra bản chất lố lăng của xã hội, có thái độ phê phán xã hội “thượng lưu”
đồi bại trước Cách mạng Tháng Tám; giáo dục phong cách sống, thái độ sống
lành mạnh, văn minh, có đạo lí.
- Cảm thơng với nỗi đau khổ của người nông dân; ca ngợi khát vọng lương thiện
của họ; lên án xã hội giao thời.
- Bồi dưỡng tinh thần nhân đạo, niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người.
d. Các năng lực cần hình thành.
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo ...
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn
học/cảm thụ thẩm mỹ:

+ Năng lực sáng tạo: Học sinh trình bày suy nghĩ và cảm xúc của bản thân
trước vẻ đẹp tâm hồn người nông dân, đấu tranh chống cái ác, cái xấu;
+ Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và
lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình;
+ Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: Học sinh nhận ra được
những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm;
+ Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,
vận dụng cao)
Nội
dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấp

Vận dụng cao

1- Về tác - Học sinh - Học sinh hiểu - Khái quát - Vận dụng hiểu
giả, hồn nhận
biết, và lí giải được được đặc điểm biết về tác giả,
13


nhớ được tên
cảnh ra tác giả và
đời của hoàn cảnh ra

tác phẩm đời của tác
phẩm.

2- Thể
loại

3- Đề
tài, chủ
đề, cảm
xúc chủ
đạo

4- Y
nghĩa
nội dung
các tác
phẩm

hồn cảnh sáng
tác có tác động
và chi phối như
thế nào tới nội
dung tư tưởng
của tác phẩm.

hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm để
phân tích giá trị
phong cách tác nội dung, nghệ
giả từ tác phẩm. thuật của tác

phẩm
truyện
hiện đại Việt
Nam.

- Học sinh
nhận biết đặc
điểm chung
thể loại tiểu
thuyết, truyện
ngắn
hiện
thực từ đầu
thế kỉ XX đến
Cách mạng
tháng
Tám
1945.

- Học sinh hiểu
bản chất tiểu
thuyết, truyện
ngắn hiện thực.

Học sinh biết
nhận diện nghệ
thuật
tiểu
thuyết, truyện
ngắn hiện thực.


- Biết vận dụng
đặc điểm thể loại
tiểu
thuyết,
truyện ngắn hiện
thực trong nghị
luận về một tác
phẩm, một đoạn
trích văn xi.

Học
sinh
nhận
biết
được đề tài
các tác phẩm
tiểu thuyết,
truyện ngắn
hiện thực đã
học.

- Học sinh hiểu
được chủ đề, và
cảm nhận được
cảm xúc chủ
đạo của các tác
phẩm
tiểu
thuyết, truyện

ngắn hiện thực
đã học.

- Học sinh vận
dụng, lựa chọn
được các đề tài
gần gũi trong
cuộc sống để
ghi chép.

- Học sinh biết
hệ thống, xâu
chuỗi các tác
phẩm cùng đề tài
chủ đề để khái
quát nên một vấn
đề chung.

- Học sinh
nhận biết và
ghi nhớ được
những hình
ảnh, chi tiết
tiêu biểu đặc
sắc trong tác
phẩm
tiểu
thuyết, truyện

- Học sinh hiểu

được ý nghĩa,
sự lô-gic giữa
các sự việc.

- Học sinh cảm
nhận được ý
nghĩa của một
số hình ảnh, chi
tiết tiêu biểu
đặc sắc trong
các tác phẩm
tiểu
thuyết,
truyện
ngắn

- Học sinh viết
được đoạn văn
hoàn chỉnh bộc
lộ cảm nhận của
bản thân về ý
nghĩa một số
hình ảnh, chi tiết
tiêu biểu đặc sắc
trong các tác

- Học sinh hiểu
được ý nghĩa
các chi tiết, các
hình ảnh, tiêu


14


ngắn
hiện
thực
Việt
Nam hiện đại
đã học.

- Học sinh
nhận
diện
được thành
công
nghệ
thuật
tác
5- Giá trị phẩm
tiểu
nghệ
thuyết, truyện
thuật
ngắn
hiện
(Những thực
Việt
chi tiết, Nam hiện đại
hình ảnh, đã học.

biện
pháp tu - Học sinh
nhận ra được
từ...)
những biện
pháp tu từ
được sử dụng
trong các tác
phẩm.

biểu đặc sắc hiện thực Việt
trong các tác Nam hiện đại đã
phẩm
tiểu học.
thuyết, truyện
ngắn hiện thực
Việt Nam hiện
đại đã học.

phẩm
tiểu
thuyết,
truyện
ngắn hiện thực
Việt Nam hiện
đại đã học.

- Học sinh hiểu
được tác dụng,
hiệu quả nghệ

thuật trong các
tiểu
thuyết,
truyện
ngắn
hiện thực Việt
Nam hiện đại đã
học

- Học sinh biết
vận dụng để so
sánh tìm ra điểm
giống nhau, khác
nhau
trong
phong cách nghệ
thuật của mỗi
nhà văn.

Học sinh biết
trình bày cảm
nhận về giá trị
nghệ thuật của
những chi tiết,
hình ảnh, biện
pháp tu từ...

- Từ ý nghĩa nội
dung các tác
phẩm, học sinh

biết liên hệ, rút
ra những bài học
sâu sắc cho bản
thân, biết điều
chỉnh những suy
nghĩ, hành vi của
bản thân để hồn
thiện mình.

- Học sinh hiểu
được tác dụng
của các biện
pháp tu từ.

5. Thiết kế tiến trình dạy học
15


Chủ đề này được dạy học theo tiết học và tổ chức thành các hoạt động học tập.
Không tổ chức học tập theo dự án.

 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Hoạt động của Thầy và trò
- Giáo viên giao nhiệm vụ:

Chuẩn kiến thức kĩ năng
cần đạt, năng lực cần phát
triển
- Nhận thức được nhiệm vụ

cần giải quyết của bài học.

+ Trình chiếu tranh ảnh, cho học sinh xem tranh
ảnh về các tác giả, tác phẩm VH đầu XX đến - Tập trung cao và hợp tác tốt
1945 (sử dụng CNTT);
để giải quyết nhiệm vụ.
+ Chuẩn bị bảng lắp ghép.

- Có thái độ tích cực, hứng
thú.

* Học sinh:
+ Nhìn hình đốn tác giả
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài mới:

 HOẠT ĐỢNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tiết 1-2: ĐOẠN TRÍCH HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
Hoạt động của giáo
viên và học sinh

Kiến thức cần đạt

Năng lực
cần hình
thành

16


Họat động 1: Khái quát về văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 1945

- Giáo viên hướng dẫn A. Khái quát về văn học hiện thực
học sinh khái quát về phê phán giai đoạn 1930 - 1945.
văn học hiện thực phê
phán giai đoạn 1930- I. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
1945
- Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành
- Năng lực
- Giáo viên yêu cầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Sau thu
thập
gần
nửa
thế
kỉ
bình
định
vế
quân
sự,
đến
học sinh đọc lại bài
thông tin.
Khái quát văn học Việt khoảng đầu thế kỉ XX, chúng mới thực
Nam từ đầu thế kỉ XX sự khai thác thuộc địa về kinh tế. Cơ
đến Cách mạng Tháng cấu xã hội Việt Nam có những chuyển
Tám năm 1945 để rút biến sâu sắc.

ra những ý chính
- Giáo viên:
1. Em hãy nhắc lại
hoàn cảnh lịch sử, xã
hội và văn hoá văn học
Việt Nam từ đầu thế kỉ
XX đến Cách mạng
Thánh Tám năm 1945?

- Thành phố công nghiệp ra đời, giai
cấp, tầng lớp xã hội mới xuất hiện.
- Văn hoá Việt Nam dần thoát khỏi ảnh
hưởng của văn hoá phong kiến Trung
Hoa, bắt đầu tiếp xúc với văn hoá
phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp.
- Năm 1943 Đảng Cộng sản có Đề
cương văn hóa.
- Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi;
xuất hiện những hoạt động kinh doanh
văn hóa (nghề in, xuất bản, làm báo,
dich thuật phát triển)
- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại
hoá.

- Năng lực
giải quyết
những tình
huống đặt
ra.


II. Những đóng góp và hạn chế của
2. Những đóng góp và văn học hiện thực Việt Nam:
hạn chế của văn học
hiện thực Việt Nam là - Y nghĩa:
gì?
+ Phê phán xã hội trên tinh thần dân chủ
17


và nhân đạo; chú trọng miêu tả, phân
tích lí giải chính xác, khách quan hiện
thực xã hội thơng qua những hình tượng
điển hình.
- Học sinh trả lời cá + Phơi bày thực trạng bất công, thối nát
của xã hội đương thời, phản ánh tình
nhân
cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân
- Giáo viên chốt lại các dân bị áp bức, bóc lột với một thái độ
ý chính.
cảm thơng sâu sắc.
- Năng lực
giao tiếng
+Truyện ngắn: Nguyễn Công Hoan; tiếng Việt
Nguyên Hồng; Nam Cao...
- Thành tựu chủ yếu ở thể loại văn xuôi:

+ Tiểu thuyết: Vũ Trọng Phụng; Ngô
Tất Tố; Nguyên Hồng; Nam Cao...
+ Phóng sự: Tam Lang; Vũ Trọng
Phụng; Ngơ Tất Tố...

- Hạn chế: chỉ thấy tác động một chiều
của hoàn cảnh đối với con người.

Hoạt động của giáo viên và học
sinh

Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung B. Đọc - hiểu tác phẩm
về tác - tác phẩm
*Thao tác 1: Hướng dẫn học
I. Tìm hiểu chung:
sinh tìm hiểu tác giả.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ

1. Tác giả.

Học sinh: Tóm tắt ý chính trong - Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) sinh tại Hà
Tiểu dẫn, trình bày hiểu biết về Nội trong một gia đình nghèo gia truyền
(cách nói của Ngô Tất Tố).
nhà văn.
Bước 2: Học sinh thực hiện - Sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết
18


nhiệm vụ

văn, viết báo; nhà văn là “một con người
bình dị…người của khuôn phép, nề nếp”
Bước 3: Học sinh báo cáo kết (Lưu Trọng Lư).

quả thực hiện
- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào; nổi
Bước 4: Giáo viên nhận xét, tiếng ở hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết.
chốt kiến thức
- Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ, Giông tố,
Giáo viên: Nhấn mạnh những Vỡ đê, Cạm bẫy người….
điểm chính.
Giáo viên tích hợp kiến thức
Lịch sử để làm sáng tỏ bối cảnh
lịch sử Việt Nam 30 năm đầu thế
kỉ XX...
*Thao tác 2: Hướng dẫn học
sinh tìm hiểu Tác phẩm Số đỏ,
vị trí đoạn trích.
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm
vụ

2. Tác phẩm Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

+ Tóm tắt tác phẩm theo sơ đồ;

- Tóm tắt: SGK

+ Giá trị của tác phẩm;

- Giá trị:

+ Nội dung: Phản ánh hiện thực, phê phán
xã hội thượng lưu thành thị ở Việt Nam
Bước 2: Học sinh thực hiện trước 1945, đặc biệt là những trào lưu Âu

nhiệm vụ: tái hiện kiến thức và hóa, văn minh rởm đời lố lăng.
trình bày.
+ Nghệ thuật: Nghệ thuật trào phúng đặc
Bước 3: Học sinh báo cáo kết sắc, mỗi chương là một màn hài kịch, mỗi
quả thực hiện
nhân vật là một chân dung biếm họa xuất
Bước 4: Giáo viên nhận xét, sắc.
+ Chia bố cục đoạn trích.

chốt kiến thức

- Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “cho Tuyết vậy”:
niềm vui và hạnh phúc của các thành viên
gia đình và mọi người khi cụ tổ qua đời.
19


+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “Đám cứ đi”:
Cảnh đám ma gương mẫu.
+ Đoạn 3: Còn lại: Cảnh hạ huyệt.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu chi tiết II. Đọc - hiểu:
văn bản.
1. Nội dung:
* Thao tác 1
a. Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề chứa
Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng
văn bản.
cười chua chát, kích thích trí tị mị của
người đọc:

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm
vụ
- Nhà có tang mà lại vui vẻ, sung sướng,
hạnh phúc.
- Em có suy nghĩ gì về nhan đề
đoạn trích: Hạnh phúc của một → Hạnh phúc của một gia đình vơ phúc,
tang gia?
niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu.
Bước 2: Học sinh thực hiện - Phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và
nhiệm vụ.
tàn nhẫn: Con cháu của đại gia đình này thật
sung sướng khi cụ cố tổ chết.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết
quả thực hiện.
→ Tình huống trào phúng chủ yếu của toàn
bộ chương truyện.
Học sinh trả lời cá nhân:
Bước 4: Giáo viên nhận xét,
chốt kiến thức.
Thao tác 2: Tổ chức cho học b. Những niềm vui khác nhau của các
sinh thảo luận nhóm:
thành viên trong gia đình và ngồi gia
đình khi cụ cố tở mất:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm
vụ
Nhóm 1: Niềm vui chung cho cả
gia đình cụ cố tổ thể hiện như thế
nào?
Nhóm 2: Thái độ của từng
thành viên trong gia đình cụ cố

20


Hồng khi cụ tổ chết (Cô Tuyết,
cậu tú Tân, ông Phán mọc sừng,
Xuân tóc đỏ)?
Nhóm 3: Cái chết của cụ tổ còn
đem lại niềm vui và hạnh phúc
cho những ai nữa ? Tại sao họ lại
hạnh phúc khi cụ tổ chết?
Nhóm 4: Tác giả muốn nói gì với
bạn đọc thơng qua cách miêu tả
thái độ của các thành viên trong
và ngồi gia đình cụ cố Hồng?
Bước 2: Học sinh thực hiện
nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh báo cáo kết
quả thực hiện
* Nhóm 1

* Niềm vui chung cho cả gia đình: cụ cố tổ
chết - cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực
hành chứ khơng còn lí thuyết viễn vơng nữa

* Nhóm 2
- Cụ cố Hồng;
- Vợ chồng Văn Minh;
- Cơ Tuyết;
- Cậu tú Tân;
- Ơng Phán mọc sừng;


=> Cái chết của cụ tổ là sự mong đợi của tất
cả đám con cháu đại bất hiếu. Hạnh phúc
của mỗi người trong tang gia không ai giống
ai, mỗi niềm vui thể hiện một tính cách và
bản chất của từng người một. Qua đó thể
hiện bộ mặt thật của một gia đình đại bất
hiếu.
* Niềm vui của những thành viên trong gia
đình:
- Cụ cố Hồng: “ mơ màng đến cái lúc lão
mặc đồ xô gai, chống gậy ho khạc...” để
được thiên hạ khen.
21


- Xuân Tóc Đỏ.

 đứa con bất hiếu, háo danh.
- Ơng Văn Minh (cháu nội): thích thú vì cái
chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ
khơng còn trên lý thuyết viễn vông nữa
→ Bất hiếu, đầy dã tâm.
- Bà Văn Minh (cháu dâu): mừng rỡ vì được
lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.
→ Thực dụng, thiếu tình người.
- Cơ Tuyết: Được dịp mặc y phục ngây thơ
để chứng tỏ mình hãy cịn trinh tiết nhưng
đau khổ như kim châm vào lịng “khơng
thấy bạn giai đâu cả”

→ Cơ hội để chưng diện, khoe khoang→
Hư hỏng, lẳng lơ.
- Cậu tú Tân: sướng điên người lên vì được
dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu khơng có
dịp dùng đến
→ Là dịp để giải trí, khoe tài chụp ảnh.
Niềm vui của con trẻ kém hiểu biết.
- Ông Phán: Sung sướng vì khơng ngờ rằng
cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.
→ Là người khơng có nhân cách, vơ liêm sỉ.
- Xn tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ
hắn mà cụ tổ chết, danh giá uy tín lại càng
to hơn.
=> Cả nhà đều sung sướng đến bất hiếu mà
qn đi đạo lí thơng thường của dân tộc.
* Niềm vui của những người ngồi gia đình:
- Cảnh sát Min Đơ và Min Toa:
22


“đã được ... vỡ nợ”
 “sung sướng cực điểm” vì đang thất
nghiệp được thuê dẹp trật tự cho đám đông.
Đang lúc thất nghiệp lại có được tiền.
* Nhóm 3
- Hai vị cảnh sát Min Đơ và Min
Toa;
- Bạn bè cụ cố Hồng;

- Bè bạn cụ cố Hồng:

“ngực đầy ... loăn qoăn”
 Có dịp phơ trương đủ thứ hn, huy
chương, các kiểu quần áo, đầu tóc, râu ria...

- Đám phụ nữ quý phái, đám giai
Cơ hội để khoe khoang.
thanh gái lịch;
- Hàng phố.

- Đám phụ nữ quý phái, đám trai thanh gái
lịch: Có dịp tụ tập để khoe khoang, hẹ hị
nhau, chim chuột nhau, bình phẩm nhau,
chê bai nhau...
- Hàng phố:
“Đám ma đưa đến ... cố Hồng”
 được xem một đám ma to tát.
=> Bức tranh trào phúng chân thực mang
đậm tính hài hước
* Thơng điệp tác giả gửi gắm:
- Tác giả khai thác những yếu tố mâu thuẫn
để gây cười, cái cười phê phán đây mỉa mai
châm biếm về một xã hội thực dân thu nhỏ
với tất cả sự đồi bại, xuống dốc của đạo lý
và nhân cách con người, đó là lời tố cáo của
tác giả đối với xã hội âu hố rởm.
- Đó chính là sự suy đồi về đạo lý, sự tha
hoá về nhân cách con người.

23



* Nhóm 4

Bước 4: GV nhận xét, chốt
kiến thức

Giáo viên hướng dẫn học sinh
làm việc cá nhân:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học
sinh thực hiện cá nhân các yêu
cầu:
- Đám tang cụ Tổ được miêu tả
như thế nào?
- Nhận xét thái độ của mọi người
trong đám tang?
- Suy nghĩ của em về những chi
tiết cuối cùng trong đoạn trích
(Ơng phán mọc sừng khóc muốn
lặng đi thì may có Xn đỡ khỏi
ngã…Xn Tóc Đỏ muốn bỏ
qch ra thì chợt thấy ơng Phán
dúi vào tay nó một cái giấy bạc
năm đồng gấp tư…)?
c. Cảnh đám ma gương mẫu.
- Nhận xét tiếng khóc của ông - Tả bao quát: Khi đi trên đường:
Phán mọc sừng? về hình ảnh:
Đám cứ đi? và chi tiết miêu tả : + Chậm chạp, nhốn nháo như hội rước.
người chết nằm trong ......mỉm
+ Kết hợp ta, Tàu Tây để khoe giàu một
cười sung sướng..?

cách hợm hĩnh.
24


Bước 2: Học sinh thực hiện  Đám ma to như đám rước.
nhiệm vụ
- Tả cận cảnh: Người đi dự giả dối, bàn đủ
Bước 3: Học sinh báo cáo kết thứ chuyện. Mọi người không ai đi đưa tang
quả thực hiện
mà đang mải trò chuyện về nhà cửa, vợ
chồng, con cái, tất cả đang mải bình phẩm,
(Giáo viên tích hợp kiến thức
chê bai lẫn nhau, tình tự, chim chuột, hẹn hò
GDCD, tư tưởng đạo đức Hồ
nhau bằng cái vẻ mặt buồn buồn lãng mạn
Chí Minh để hướng dẫn học sinh
rất đúng mốt.
liên hệ bản thân về bài học đạo
đức của con người trong xã hội  Sự giả tạo, đóng kịch của giới tri thức
hiện đại: lên án sự xuống dốc rởm, đạo đức suy đồi của nền văn minh Âu
đạo đức, thái độ bất nhân, bất hoá rởm.
nghĩa, bất hiếu...)
- Cảnh hạ huyệt:
+ Cậu tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để
chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành
những diễn viên đại tài:
+ Cụ cố Hồng ho khạc, mếu máo và ngất
đi.
Đặc biệt là “màn kịch siêu hạng” của ơng
Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc to bằng

những âm thanh lạ: Hứt!...Hứt!...Hứt!...
 Đám tang diễn ra như một tấn đại hài
kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức
của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã
hội mà tác giả gọi là chó đểu, khốn nạn.
+ Kết thúc là chi tiết chua chát: Phán mọc
sừng cứ oặt người đi khóc trong tay xuân,
bên cạnh bố vợ ho, khạc, mếu máo đúng qui
cách...nhưng thực chất là lén lút thanh tốn
tiền trả cơng cho Xn tóc đỏ.
 Đó là một màn hài kịch thể hiện sự lố
lăng , đồi bại, bất hiếu, bất nghĩa của xã hội
Tư sản thượng lưu trước 1945.
25


×