Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 130 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ HẢI

ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN
VÕ THỊ XUÂN HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH, 2010


2

Lời cảm ơn
Tr-ớc hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo - PGS.TS Đinh TrÝ Dịng - ng-êi ®· trùc tiÕp h-íng dÉn, chØ bảo
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ của nhà văn Võ Thị
Xuân Hà - ng-ời đà cung cấp các tài liệu và nhiệt tình cởi mở bày tỏ
những nội dung quan trọng liên quan đến sáng tác của chị, giúp tôi có
đ-ợc những kiến thức quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong khoa Ngữ văn - Tr-ờng Đại học Vinh, đặc biệt là các thầy
cô giáo trong tổ chuyên ngành Văn học Việt Nam, đà tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi hoàn thành đề tài.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đÃ
luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.


Vinh, tháng 11 năm 2010
TáC GIả

Phạm Thị Hải


3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1.

Lý do chọn đề tài …………………………………………………… 1

2.

Lịch sử vấn đề …………………………………………………….. 1

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………... 9

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………… 10


5.

Phương pháp nghiên cứu ………………………………………….. 10

6.

Đóng góp của luận văn ……………………………………………. 10

7.

Cấu trúc của luận văn ……………………………………………... 10
NỘI DUNG
Chƣơng 1. Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà trong bức tranh chung 12
của truyện ngắn Việt Nam sau 1986

1.1.

Vài nét về khái niệm truyện ngắn và ưu thế của thể loại ……….. 12

1.1.1.

Khái niệm truyện ngắn trong văn học Việt Nam ……………….. 12

1.1.2.

Ưu thế của truyện ngắn …………………………………………. 13

1.2.

Bối cảnh lịch sử - xã hội và bức tranh chung của truyện ngắn Việt 15

Nam sau 1986 …………………………………………………...

1.2.1.

Bối cảnh lịch sử xã hội …………………………………………. 15

1.2.2.

Bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 …………

18

1.2.2.1. Dân chủ hóa văn học …………………………………………….

18

1.2.2.2. Đổi mới tư duy, quan niệm, cảm hứng văn học ………………...

20

1.3.

Nhìn chung về đóng góp của truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà …… 23

1.3.1.

Vài nét về tiểu sử và con người ………………………………… 23

1.3.2.


Đóng góp của truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà …………………… 33
Chƣơng 2. Đặc trƣng nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị Xuân
Hà trên một số phƣơng diện nội

42


4

2.1.

Lựa chọn đề tài …………………………………………………. 42

2.1.1.

Những đề tài chính trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986 ……… 42

2.1.2.

Đề tài nổi bật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà ……………... 47

2.1.2.1. Đề tài về cuộc sống bề bộn, phức tạp thời hậu chiến …………... 47
2.1.2.2. Đề tài về tình u, hơn nhân gia đình …………………………... 56
2.2.

Cảm hứng chủ đạo ……………………………………………… 65

2.2.1.

Những cảm hứng nổi bật của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 …. 65


2.2.2.

Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà ………….. 68

2.2.2.1. Cảm hứng phê phán …………………………………………….. 68
2.2.2.2. Cảm hứng thân phận con người cá nhân ………………………… 73
2.2.2.3. Cảm hứng ngợi ca ……………………………………………….. 80
Chƣơng 3. Đặc trƣng nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị Xuân

85

Hà trên một số phƣơng diện hình thức nghệ thuật
3.1.

Tình huống đa dạng ……………………………………………... 85

3.1.1.

Khái niệm tình huống và nhìn chung về tình huống trong truyện 85
ngắn Việt Nam sau 1986 …………………………………………

3.1.2.

Tình huống đơn giản …………………………………………….. 86

3.1.3.

Tình huống bi kịch ………………………………………………. 89


3.2.

Giọng điệu đa thanh ……………………………………………... 91

3.2.1.

Khái niệm giọng điệu ……………………………………………

3.2.2.

Giọng điệu trữ tình ………………………………………………. 93

3.2.3.

Giọng điệu mỉa mai, giễu cợt ……………………………………

3.2.4.

Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí ………………………………... 98

3.3.

Ngơn ngữ truyện ngắn …………………………………………... 101

3.3.1.

Ngơn ngữ trần thuật linh hoạt …………........................................ 101

91


96

3.3.1.1. Trần thuật thay đổi điểm nhìn …………………………………… 101
3.3.1.2. Sử dụng các ca từ, ca khúc ……………………………………… 105
3.3.2.

Ngôn ngữ nhân vật ……………………………………………….. 107


5

3.3.2.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm …………………………………….. 107
3.3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại ………………………………………………. 110
KẾT LUẬN ……………………………………………………..

115

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………... 118
PHỤ LỤC ………………………………………………………. 123


6

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà góp phần thêm
sắc màu vào bức tranh chung truyện ngắn sau 1986 qua đó hiểu rõ hơn tiến trình
đổi mới văn học Việt Nam
1.2. Võ Thị Xuân Hà là một cây bút xuất hiện trên văn đàn vào những năm đầu
thập kỷ 90 thế kỷ 20 cho đến nay, sức viết của chị đang lên. Với sự đa dạng về mặt

thể loại, chị đặc biệt gặt hái được nhiều thành công ở truyện ngắn và quan trọng
hơn là được đông đảo bạn đọc vui mừng đón nhận. Song về mặt nghiên cứu chưa
thực sự được quan tâm vì vậy cần có những cơng trình chun sâu để chỉ ra mặt
mạnh và yếu của tác giả góp phần hồn thiện hơn trên bước đường văn nghiệp của
người cầm bút.
1.3. Tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà sẽ giúp chúng ta
đi sâu vào đặc trưng thể loại và qua đó soi rõ được đóng góp xứng đáng của chị
trong văn học đương đại. Mặt khác tìm hiểu truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà sẽ góp
thêm tư liệu truyện ngắn Việt Nam đương đại cần thiết cho việc nghiên cứu, giảng
dạy, học tập văn học trong nhà trường được thuận lợi hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Chị là người phụ nữ “xê dịch” được hiểu bao gồm cả cuộc đời lẫn sự nghiệp
văn chương. Với đôi mắt mở to điềm đạm, khn mặt dịu dàng bí ẩn của người con
gái xứ cố đô, nhưng bên trong lại là một trái tim luôn day dứt dến dữ dội. Võ Thị
Xuân Hà như một sứ mệnh của văn chương chứ khơng tình cờ duyên nghiệp đến
với văn thơ như một số tác giả khác. Trong thời đại Internet, lằn ranh giữa sức nóng
của thơng tin và vực thẳm là khá mong manh – Người cầm bút phải đi trên dây
thăng bằng với mong tìm chỗ đứng. Võ Thị Xuân Hà biết tin vào cái Đẹp, tự tin,
chị “biến ảo và khó nắm bắt” như màu sắc của một hạt cườm dưới ánh mặt trời.
Những trang viết của chị cũng lóng lánh y hệt “ một thứ nhà gương” mà người ta
có thể nhận diện hai mặt của mình, để rồi lúc thì bật cười, lúc thì sợ hãi . . . .Xuân


7

Hà tâm sự “tơi ln cảm thấy có một “thế lực siêu hình” nào đó cứ xui khiến, bắt
mình phải day dứt, phải viết ra những điều trăn trở”. Và chị “viết để đỡ đau hơn khi
nhìn thực tế”. Cùng với sự say mê, tâm huyết lao động chăm chỉ Võ Thị Xuân Hà
ra mắt bạn đọc một loạt những đứa con tinh thần: chín tập truyện ngắn, hai tập
truyện dài, hai cuốn tiểu thuyết (trên 200 và 300 trang). Thế nhưng những cơng

trình nghiên cứu về tác phẩm của chị quả là đang khiêm tốn. Đó là một vài bài viết
nhỏ trên một số trang báo, một vài website phỏng vấn cũng như một số điểm xuyến
trong các luận văn, khóa luận tốt nghiệp. Những bài báo, những bài phỏng vấn ấy
đa số phản ánh được lộ trình sáng tác và cho thấy được những dòng cảm hứng nhất
định trong sáng tác của nhà văn Võ Thị Xuân Hà. Tuy nhiên đó chỉ là những bài
viết mang tính chất cảm nhận, lướt trên bề mặt tác phẩm, chứ hoàn toàn chưa thực
sự bám sát, đi sâu, thâm nhập vào hình tượng của tác phẩm. Đến nay, sáng tác của
Xuân Hà vẫn chưa có những cơng trình nghiên cứu mang tính chất học thuật
chun ngành.
Báo Sài Gịn giải phóng, bài phỏng vấn của tác giả Bình Nguyên Trang đã
phần nào cho thấy được chân dung ngòi bút của nhà văn. Trong bài phỏng vấn ấy
nhà văn đã cho người đọc biết được phần nào quá trình hình thành một đứa con
tinh thần của mình. Đồng thời chị cũng khơng hề giấu giếm người đọc rằng gánh
nặng áo cơm đang bấu lấy ngịi bút sáng tác của mình cũng như một số nhà văn
khác. C.Mark đã từng nói: “Con người trước hết phải đảm bảo về nhu cầu ăn, mặc,
sinh hoạt lúc đó mới nói đến nghệ thuật”. Võ Thị Xuân Hà cũng thành thật: “Tôi
cũng như nhiều bạn văn khác, phải mất quá nhiều thời gian cho công việc lo cơm
áo gạo tiền. Vì vậy, khi tơi được ngồi vào bàn viết truyện, tức là câu chuyện ấy đã
manh nha hình thành trong đầu một cái tứ nào đó rồi. Có thể nghĩ ra cái kết trước,
hoặc nội dung ban đầu, hoặc đơn giản chỉ là một cái tên truyện bất ngờ hình thành
trong đầu”. Chị cũng tự nhận: “Tơi cũng mắc “bệnh Đan Thiềm” như nhiều người
làm công việc sáng tạo khác, là lúc nào cũng suy tư trăn trở để sáng tạo, dù sống
giữa bộn bề những công việc khác”. Điều đó có nghĩa là bài phỏng vấn cho thấy sự


8

đam mê nghệ thuật đích thức của nhà văn. Tuy nhiên điều này được chứng minh rõ
ràng hơn trong hành trình đến với văn chương của Võ Thị Xuân Hà. Phần này
chúng tơi sẽ trình bày ở chương 1, mục 1.3.1. Ngoài ra bài phỏng vấn cũng hé lộ

cho người đọc thấy được phần nào trong văn mạch của Xuân Hà, nhưng nó chỉ là
vết dầu loang trên bề mặt sáng tác của chị. Đó là “vẻ mơ màng sương khói, vẻ lãng
mạn hư thực trong một số truyện ngắn của chị như: Lúa hát; Vĩnh biệt giấc mơ
ngọt ngào; Bầy hươu nhảy múa…”
Bài trả lời phỏng vấn của tác giả Hồng Minh, trong khuôn khổ ngắn gọn tác
giả đã khái quát một cách cô đọng về tiểu sử, con đường đến với văn chương cũng
như những yếu tố có ảnh hưởng đến văn nghiệp của tác giả sau này. Đồng thời bài
viết cũng đã đề cập đến bút pháp, thiên hướng quan điểm thẩm mỹ của nhà văn.
Khi được hỏi về bút pháp tác giả nói ngắn gọn rằng: “Bút pháp truyện ngắn ngày
nay đa dạng và được thể hiện bằng nhiều cách cấu trúc, dài ngắn khác nhau, có thể
là lát cắt hoặc cả một trường thiên”. Võ Thị Xuân Hà cũng thẳng thắn bộc lộ quan
điểm, trách nhiệm của mình trước ngịi bút : “Khi ngồi vào bàn viết, tơi nghĩ mình
viết về những con người, cho những con người, nhưng vì tơi là phụ nữ nên việc thể
hiện những xúc cảm nội tại sẽ thiên giọng nữ hơn. Đã là nhà văn thì phải đấu tranh
cho hạnh phúc của một hay hàng vạn chị em phụ nữ, thì cũng đơn giản vì tơi là một
nhà văn”. Cũng trong những lời tâm sự với báo chí này cho thấy Xuân Hà đặc biệt
quan tâm ngòi bút của mình theo hướng độc giả. Với chị, chỉ có độc giả mới là
người thẩm định tác phẩm khách quan nhất và quan trọng nhất. Tuy nhiên cũng
như ở bài phỏng vấn của Bình Nguyên Trang, tác giả Hồng Minh cũng chỉ mới
nhận xét được vài nét theo tính chất trị chuyện văn học chứ chưa có được những
nội dung mang tính chất học thuật.
Ở bài “Võ Thị Xuân Hà – Hành trình nhận diện chính mình” do tác giả Ngọc
Lan thực hiện được đăng trên báo Nông thôn ngày nay với tiêu để rất ấn tượng. Tác
giả bài viết đã có tiếp cận đối tượng sáng tác, nhưng cũng mới chỉ là tiếp cận ở bề
ngồi với cái nhìn tổng quan. Một nửa còn lại bài viết đề cập đến hai cuốn tiểu


9

thuyết của tác giả. Điều đáng lưu ý ở bài viết này là từ sự “nhận diện chính mình”,

nhà văn đã tự họa cho người đọc một bức chân dung. Bức chân dung dù còn là
phác thảo nhưng cũng cho chúng ta điểm nhìn để tiếp tục bóc tách tác phẩm. Ở bài
viết này, Xuân Hà đã nói về bút pháp của mình : “Bút pháp của tơi là khối không
gian đa chiều”. Đồng thời chị cũng bộc lộ các dịng cảm hứng trong mạch sáng tác
của mình: “Trước đây tơi vẫn ln trình bày những bi kịch, những số phận, thậm
chí là những số phận nghiệt ngã đến tận cùng (….). Hiện nay tôi vẫn chưa hề đánh
mất sự trong trẻo lạc quan trong tình cảm với nhân vật. Ngay sêri ba truyện ngắn
Chuyện của con gái người hát rong, dù mỗi nhân vật có cuộc sống “thảm” đến thế
nào, thì trong mỗi linh hồn sống đó đều ẩn chứa niềm đam mê sống, đam mê hướng
thiện. Khi đọc xong, người đọc có thể đau đớn, có thể buồn “nẫu ruột”, có thể bị
ám ảnh, thậm chí thất vọng với những gì đã và đang diễn ra trong xã hội, nhưng nỗi
thất vọng đó sẽ được khát vọng hóa mong muốn bản thân mình, bạn bè mình và
cộng đồng được gặp may mắn, gặp mọi sự tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Và đó là
thiên chức của nhà văn”.
Họ Võ cũng hết sức lạc quan, tự tin với những gì mình có. Dù chỉ là nếu như
độc giả nhớ một vài tác phẩm trong toàn bộ sáng tác của mình. Chị quan niệm:
“Nếu có chuyện đó (chuyện độc giả nếu chỉ nhớ đến một Võ Thị Xuân Hà của Đàn
sẻ ri bay ngang rừng và Lúa hát), vì trên đời này mọi sự đều có thể xảy ra, thì
khơng sao, ít nhất là đối với tơi. Vì tơi tự thấy mình đã cống hiến cho người đọc
khá nhiều trang viết thấm đẫm sự đời và tình người”. Và chính trong “Hành trình
nhận diện chính mình” qua những sáng tác, tác giả đã không quên thể hiện nỗi đau
giai dẳng về chiến tranh, những di chứng mà chính trong bản thân gia đình Võ Thị
Xuân Hà gánh chịu. Nhưng đây chỉ là sự thừa nhận một mảng sáng tác của chị, chứ
bài báo chưa hề đã động đến sự thẩm bình tác phẩm. Và cuối cùng chị tự nhận
thiên chức của mình: “Tơi cịn gặp nhiều nỗi cay đắng thất bại khác. Lảo đảo đứng
dậy đi tiếp. Tôi nhận ra mình có mặt ở trên đời khơng phải để được yêu. Tôi phải
yêu người. Yêu hết thảy mọi sinh linh trên cõi nhân gian. Ngôi sao chiếu mệnh của


10


tôi lúc này đang buộc tôi ngồi để viết ra những câu chuyện dâng cho cuộc sống”.
Và con người chị thực sự rất mạnh mẽ: “Nhận ra điều này, tôi khơng cịn thấy sợ cơ
đơn”.
Và biết rằng cuộc sống sẽ nghiệt ngã, ngòi bút của tác giả cheo leo giữa gánh
nặng áo cơm và văn chương nghệ thuật, nhưng chị ln cố gắng, thậm chí cịn “tự
huyễn hoặc mình” nữa để viết, để “Mong được là chính mình”. Đó là nội dung mà
bài “Mong được là chính mình” của tác giả Thu Hà đăng trên báo Tuổi trẻ Thành
Phố Hồ Chí Minh thực hiện. Bài báo đã nêu lên được nhiều khía cạnh trong giọng
điệu truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà. Đó là sự đan xen giữa sự tưởng tượng hư
ảo; Sự đậm đặc của khơng khí hiện đại, những toan tính bon chen, những bi kịch
thị dân; Điềm đạm và sâu lắng. Chính bản thân tác giả cũng thừa nhận sáng tác của
mình có ba giọng điệu: “Hình như (chữ dùng của Võ Thị Xuân Hà) có ba kiểu: Lúa
hát là một. Đàn sẻ ri bay ngang rừng là một kiểu. Hội đồng quản lý là một kiểu
khác nữa”. Theo tác giả “sự phân loại này thật ra cũng khơng chính xác lắm, vì có
khi trong một truyện có sự giao thoa của cả ba giọng ấy. Nhà có ba chị em chẳng
hạn…”. Và bài báo gần hai trang viết nên chỉ dừng lại ở cách nói chung chung đó.
Và nữa cái gọi là “Mong được là chính mình” ấy cũng chỉ là chính mình tác giả
mong muốn chứ chưa phải đã bóc tách bằng những tác phẩm văn chương thực sự.
Do đó, một mặt là khoảng trống để chúng tơi mổ xẻ đi sâu phân tích, mặt khác
cũng là trách nhiệm của người làm nghiên cứu cần phải cố gắng hoàn thành ý
tưởng của tác giả sáng tạo.
Nguyễn Thị Thu Thủy trong bài phỏng vấn “Tham gia chương trình “Mùa
xuân nước Pháp” để gần độc giả hơn..”, chỉ là những câu hỏi về chương trình mà
Võ Thị Xuân Hà có tham gia giao lưu với nội dung “Không gian đa chiều trong bút
pháp Võ Thị Xuân Hà”. Ngồi ra khơng có gì động chạm đến sáng tác của tác giả.
Tuy nhiên qua bài phỏng vẫn chương trình này cũng giúp chúng tôi nhận thấy rằng
“Không gian đa chiều” là một đặc trưng nghệ thuật trong sáng tác của chị Hà, để từ
đó tiếp tục đi sâu khảo sát phân tích.



11

“Đọc những trang văn tinh tế, thâm trầm của Võ Thị Xuân Hà nhiều người sẽ
nghĩ chị viết khó khăn vì câu chữ rất kỹ. Thực ra, Xuân Hà là một trong những tác
giả hiếm hoi có thể viết văn với cái lối của một nhà báo. Nghĩa là ở bất cứ đâu,
trong hồn cảnh nào chị cũng có thể ngồi gõ máy như nhập đồng”. Và thật bận rộn,
thật hăng say làm việc để làm sao cho bản thân mình khơng nhàm chán, văn
chương khơng nhàm chán. Đó là nội dung chủ yếu của bài viết: “Nhà văn Võ Thị
Xuân Hà: Bí quyết chống nhàm chán” do tác giả Phong Điệp thực hiện được đăng
trên báo Văn nghệ trẻ, số 9, ngày 1/3/2009 và được đăng tải trên Website
Phongdiep.net. Thơng qua nội dung đó tác giả bài viết giới thiệu về tập truyện ngắn
Thế giới tối đen và những sự kiện xung quanh tập truyện; Thời điểm ý thức về con
đường đến với văn chương; Chương trình văn hóa Tơn vinh văn hóa đọc do Võ Thị
Xn Hà xây dựng. Nhưng nội dung này dù đang ngắn gọn sơ lược nhưng giúp
chúng tơi hiểu được q trình, tâm huyết sáng tạo của chị Võ. Đặc biệt là ý tưởng
của Xuân Hà về tập truyện Thế giới tối đen. Muốn thoát ra khỏi sự nhàm chán của
chị thể hiện ngay ở việc chị bảo vệ chính kiến của mình về tên tập truyện. Khi được
nhiều người trong làng biên tập góp ý nên thay tên tập truyện Thế giới tối đen bằng
những cách gọi khác với những lí do hợp lý. Nhưng chị bảo vệ quan điểm của mình
rằng: “Nhưng cái cốt chính của tập này là tơi muốn tìm cách thay đổi thói quen của
con người, định dạng lại cách gọi sự vật sự việc trên thế gian, một việc làm giống
như đánh nhau với cối xay gió; Thế giới tối đen chính lại là thế giới tuyệt đẹp của
lồi chó dưới âm”. Con đường đến với văn chương của chị ở trong bài viết này
cũng như chương trình Tơn vinh văn hóa đọc khơng phải đặc biệt nhưng giúp
chúng tơi nhìn nhận về con người tác giả sâu sắc hơn. Đồng thời cách làm việc cật
lực ấy người đọc sẽ có thêm lí lo để khâm phục sự “xả thân” vì văn chương của Võ
Thị Xn Hà. Có lẽ tác giả bài viết cũng là người quá yêu mến chị, thế nên qua bài
viết đậm vẻ thân tình, thấu hiểu này giúp chị cởi bỏ tấm lịng mình đối với nghiệp
văn. Cũng vì thế mà bài viết đang mang tính chất cảm nhận của người viết và lời

tâm sự của người được phỏng vấn.


12

Bài viết Ngôi nhà gương của Võ Thị Xuân Hà đăng trên Tạp chí Người đẹp
Việt Nam, tác giả Hà Phạm Phú đã có bước thâm nhập bằng cảm nhận vào hình
tượng tác phẩm và tìm ra được những khái quát về nội dung và nghệ thuật trong
sáng tác của chị. Trước hết tác giả bài viết ghi nhận khả năng sáng tạo của chị:
“Chị lao động chăm chỉ và có tiềm lực đúng như nhà thơ Xuân Diệu viết: Cục ta
cục tác, đẻ trứng này tơi cịn trứng khác”. Tiếp theo Hà Phạm Phú khẳng định Võ
Thị Xuân Hà đã đến với bạn đọc bằng những truyện ngắn “đậm chất đàn bà”, mà
theo tác giả bài viết làm nên “những ngơi nhà gương” chính là những người đàn bà.
Bài báo tiếp tục đưa ra và phân tích các nhân vật nữ trong các truyện ngắn Đàn sẻ
ri bay ngang rừng, Người đàn bà và những con rối, Mùa biển, Cô gái quàng chiếc
khăn xanh, Lúa hát… “Những người đàn bà của Võ Thị Xn Hà khơng có một
làng q chung rõ rệt, kẻ thì miền biển người thì miền rừng….Tuy nhiên những
người ấy đều có một điểm giống nhau, cuộc sống tuy nghèo khó hay sung túc mặc
kệ, ln cứ bị trộn lẫn thực tại và mộng tưởng, bị ám ảnh bởi q khứ cịn tương lai
thì đầy bất trắc. Những người đàn bà ấy cười nói, đi đứng, yêu đương vụng trộm,
sung sướng và căm giận không hiểu sao lại làm cho lòng ta xáo động, đánh thức
nỗi buồn chìm sâu và ngủ yên trong đáy tim mình từ bao năm, êm ái lan toả, thấm
dần vào từng huyết quản. Nỗi buồn còn bắt nguồn từ những khát vọng, ước mơ
không đạt đến được, từ sự tan vỡ hạnh phúc mà đơi khi chính mình là thủ phạm.
Bởi q u mình hay khơng chịu hiểu người. Dừng lại ở những cảm nhận đó, bài
viết kết luận: “Những truyện của Hà có cái gì đó mờ ảo. Đọc truyện của Hà nghĩa
là làm một cuộc thám hiểm liều lĩnh vào thế giới tưởng tượng của chị, giống như đi
vào nhà gương để nhận được đủ thứ gương mặt của mình, lúc thì bật cười, lúc thì
sợ hãi, để rồi cuối cùng thừa nhận rằng tất cả những cái vô lý ấy đều có cơ sở hiện
thực của nó”. Bài viết chỉ dừng lại ở mức nhận định tổng quát mà chưa đi vào phân

tích sâu vào hình tượng nhân vật, ngôn từ, giọng điệu…
Bài Và người ta bắn chim sẻ của Cao Vi – Thùy Dung có lẽ là bài viết duy
nhất (cho đến thời điểm này) là bài viết tập trung nghiên cứu một tác phẩm văn học


13

mang tính chất thẩm định bằng lí luận văn học trong truyện ngắn của Xuân Hà. Bài
viết phân tích truyện ngắn Đàn sẻ ri bay ngang rừng dưới góc độ hội họa để rút ra
những nhận xét về nội dung tư tưởng. Theo tác giả đây là tác phẩm “hoàn chỉnh
nhất, xuất sắc nhất của Võ Thị Xuân Hà cả ở cảm hứng, cách viết, lẫn mức độ xâm
lấn tình cảm ở người đọc”.
Đặc biệt tác giả bài viết này còn đặt truyện ngắn Đàn sẻ ri bay ngang rừng
trong sự đối sánh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), truyện ngắn Gió
dại . Bài viết cho rằng sự gặp nhau của ba tác phẩm này là “Một cái nhìn đầy cay
đắng về chiến tranh và thân phận con người trong cuộc chiến đó”.
“Truyện ngắn Gió dại kể về một mùa khô ác liệt trên chiến trường, một mối
tình “giữa hai bờ chiến tuyến” với một câu kết nổi tiếng. Hiếm ở đâu trong văn học
Việt Nam về chiến tranh và hậu chiến như ở Gió dại và Đàn sẻ ri bay ngang rừng
nỗi cay đắng về chiến tranh lại lớn đến vậy (ta có thể đọc được trong Đàn sẻ ri bay
ngang rừng những câu như: “Tôi căm tức nghĩ, may mà hồi đó có đánh nhau, chứ
cứ im ắng như bây giờ, những đứa con chán cha mẹ chỉ có nước đi lang thang”,
hoặc “Nhưng anh Nẫm chân đạp đất mà đầu phải đội đạn”, hay “Tình u của
chúng tơi mới đầu đã dợm mùi thuốc súng”), và được thể hiện cũng theo một mơ
hình khá giống nhau: sử dụng các ẩn dụ hàm nghĩa rõ rệt về sự vơ nghĩa, nhỏ nhoi:
ở Gió dại là những cơn gió thổi hoang vu, cịn ở Đàn sẻ ri bay ngang rừng là sự bạt
ngàn của những con chim sẻ: bởi vì lũ chim sẻ đơng đến như vậy, nên cái chết của
các cá thể chim sẻ hoàn tồn giống như một điều vơ nghĩa. Trong một bài viết được
phân tích khá kỹ lưỡng này giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan hơn, dẫn
đường cho người đọc tìm đến sáng tác của Võ Thị Xuân Hà – ít nhất là cũng ở

những tác phẩm nói về chiến tranh của chị.
Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam đương đại (Đoàn Cầm
Thi, 27/03/2004) là bài viết về đề tài chiến tranh, tình yêu
trong chiến tranh. Với cái nhìn mới trên đề tài tưởng như đã cũ của văn học đi từ
Nguyễn Minh Châu, Dương Hướng, đến Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà giúp người


14

đọc có được những nhận thức mới mẻ hơn, lạ hóa hơn. Dọc suốt chiều dài đề tài
chiến tranh, tình yêu trong chiến tranh của văn xuôi sau 1986 những người này đều
đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Thế nào là chiến tranh? Và những con người trở về
từ chiến tranh họ sẽ sống như thế nào? Ở bài viết này Đoàn Cầm Thi giúp chúng ta
nhận thấy văn xi Việt Nam có sự đổi mới ở phương diện đề tài, truyện ngắn Võ
Thị Xuân Hà cũng đã nắm bắt được những nét mới mẻ đặc biệt. Tuy nhiên ở bài
viết này, sáng tác của Võ Thị Xuân Hà mới chỉ đề cập đến truyện ngắn Đàn sẻ ri
bay ngang rừng và đổi mới về nội dung chứ chưa đề cập được những thành công về
phương diện nghệ thuật.
Ngồi những bài viết trên cịn có những bài phỏng vấn, trao đổi, lời giới thiệu
về tác giả và tác phẩm trên những mặt báo khác. Dù không nhiều nhưng thơng qua
đó cũng bộc lộ được những nội dung quan trọng cho việc nghiên cứu.
Tuy nhiên với số lượng sáng tác có tầm, nhưng những ý kiến đánh giá phê
bình về truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà đang hết sức ít ỏi. Chưa có cơng trình nào
nghiên cứu có tính chất quy mơ về đóng góp của Võ Thị Xuân Hà ở lĩnh vực truyện
ngắn. Với đề tài “Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà”, chúng tôi
không chỉ cảm nhận chung chung, phiến diện, chủ quan. Dựa vào việc lựa chọn
khảo sát các tập truyện ngắn của chị, trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn thể
loại chúng tơi hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp của Võ
Thị


Xuân



đối

với

truyện

ngắn

Việt

Nam

sau

1986.

ggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggg
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu chung về thể loại truyện ngắn và truyện ngắn Việt Nam sau 1986.
Đặt Võ Thị Xuân Hà trong bối cảnh chung với các tác giả cùng thời để thấy được
nét riêng trong đặc trưng và đóng góp của tác giả.
3.2. Tìm hiểu truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà để làm nổi bật những nét độc đáo trên
một số phương diện nội dung.


15


3.3. Tìm hiểu truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà để thấy được những nét độc đáo trên
một số phương diện nghệ thuật.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tập truyện ngắn đã xuất bản:
 Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào – Tập truyện ngắn - Nxb văn học, 1992
 Bầy hươu nhảy múa – Tập truyện ngắn - Nxb văn học, 1994
 Cổ tích cho tuổi học trị - Tập truyện ngắn – Nxb Kim Đồng, 1994
 Kẻ đối đầu - Tập truyện ngắn – Nxb Hội nhà văn, 1998
 Giá nhang đèn và những truyện khác - Tập truyện ngắn – Nxb HN, 1999
 Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà - Tập truyện ngắn – Nxb Phụ nữ, 2002
 Chuyện của người con gái hát rong - Tập truyện ngắn – Nxb Hội nhà
văn, 2006
 Cái vạc vàng có địn khiêng bằng kim khí - Tập truyện ngắn – Nxb Hội
nhà văn, 2007
 Thế giới tối đen - Tập truyện ngắn – Nxb Phụ nữ, 2009
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp phân loại – thống kê
 Phương pháp so sánh – đối chiếu
 Phương pháp phân tích – tổng hợp
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đặt truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà trong bối cảnh chung của truyện
ngắn Việt Nam sau 1986 để khảo sát, phân tích, qua đó chỉ ra những điểm mới mẻ
của truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà ở phương diện nội dung cũng như hình thức
nghệ thuật.
7. Cấu trúc luận văn



16

Ngoài phần mở đầu, kết luận, liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà trong bức tranh chung của truyện
ngắn Việt Nam sau 1986
Chương 2. Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà trên một số
phương diện nội dung
Chương 3. Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà trên một số
phương diện hình thức nghệ thuật.


17

Chƣơng 1
TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ XUÂN HÀ TRONG BỨC TRANH CHUNG
CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986
1.1. Vài nét về khái niệm truyện ngắn và ƣu thế của thể loại
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn trong văn học Việt Nam
Về khái niệm truyện ngắn, từ xưa đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau
của các nhà nghiên cứu. Nguyễn Kiên cho rằng: “Mỗi truyện ngắn là một trường
hợp…Trong quan hệ giữa con người với đời sống, có những khoảnh khắc nào đó,
một mối quan hệ nào đó được bộc lộ. Truyện ngắn phải nắm bắt được cái trường
hợp ấy. Trường hợp ở đây là một màn kịch chớp nhống, có khi là một trạng thái
tâm lí, một biến chuyển tình cảm kéo dài, chậm rãi trong nhều ngày. Nhưng nhìn
chung thì vẫn có thể gọi là một trường hợp”. Trường hợp đối với Nguyễn Kiên
được xem là tình huống. Nhà văn Nguyễn Cơng Hoan – Một trong những người có
thành công bậc nhất trong các cây bút truyện ngắn hiện đại, và yếu tố làm nên sự
thành công của ông trong truyện ngắn là tình huống, lại có sự phân biệt giữa truyện

ngắn và truyện dài khi cho rằng: “Truyện ngắn và truyện dài phải khác nhau về tính
chất. Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi
tiết với sự bố trí chặt chẽ bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc.
Muốn truyện ấy là truyện ngắn chỉ nên lấy một trong từng ấy ý làm ý chính, làm
chủ đề cho truyện… Những chi tiết trong truyện chỉ xoay quanh chủ đề ấy thôi”. Ở
đây tác giả của Người ngựa, ngựa người nhìn truyện ngắn từ góc độ chi tiết. Còn
Nguyên Ngọc lại đặt truyện ngắn trong sự đối sánh với tiểu thuyết: “Truyện ngắn là
một bộ phận của tiểu thuyết nói chung”, vì vậy “Khơng nên nhất thiết trói buộc
truyện ngắn vào những khn mẫu gị bó. Truyện ngắn có nhiều vẻ. Có truyện viết
về cả một đời người lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thống qua”…
Có thể thấy rằng xuất phát từ những mục đích, tiêu chí khác nhau mà truyện
ngắn có thể được hiểu và diễn giải khác nhau. Bởi vậy, đưa ra một định nghĩa đầy


18

đủ về truyện ngắn là một việc làm không hề đơn giản. Từ góc độ nghiên cứu theo
yêu cầu, mục đích và thực tế của đề tài chúng tơi thống nhất với khái niệm truyện
ngắn của nhóm biên soạn Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)
trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học NXB Giáo dục năm 2006: “Truyện ngắn là
thể loại tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương
diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn.
Truyện ngắn được viết ra liền một mạch đọc một hơi khơng nghỉ”… Truyện ngắn
có nhiều khả năng đặc biệt, độc đáo của nó là có thể đọc liền mạch một hơi khơng
nghỉ nhưng lại có khả năng thể hiện con người. Truyện ngắn không nhiều nhân vật,
không nhiều sự kiện đan xen như tiểu thuyết. Nhân vật truyện ngắn cũng chỉ là lát
cắt cho một trạng thái quan hệ, ý thức xã hội hoặc một trang thái nào đó tồn tại của
con người. Nghĩa là đối lập với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong
toàn bộ sự đầy đặn và tồn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc
hoạ, phát hiện một nét bản chất của đời sống; nó là một khoảnh khắc, một nhát cắt

có ý nghĩa. “Cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn về khơng gian, thời
gian. Nó có chức năng nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và con người.
Kết cấu của truyện ngắn thường không gồm nhiều tầng tuyến, mà dựng theo kiểu
tương phản hoặc liên tưởng” [76,6].
Có thể nói yếu tố quan trọng bậc nhất làm nên lõi đặc trưng của truyện ngắn
là chi tiết cô đúc hàm chứa nội dung lớn và lối hành văn sắc gọn mang nhiều ẩn ý,
tạo cho tác phẩm có chiều sâu, sức lan tỏa nhiều chiều để người đọc tự khám phá
1.1.2. Ƣu thế của truyện ngắn
Là một trong những loại văn kể chuyện, truyện ngắn cũng mang những đặc
điểm của truyện nói chung (có có cốt truyện, có nhân vật, được thể hiện qua
phương thức kể chuyện có vai trị của người kể chuyện gọi là người trần thuật,
giọng điệu, chi tiết, ngôn ngữ...). Tuy nhiên, truyện ngắn vẫn chính là nó, khơng
lẫn vào thể loại khác là bởi những đặc trưng riêng biệt, độc đáo. Đó cũng chính là
ưu thế cốt lõi của thể loại này.


19

Truyện ngắn rất nhạy cảm với những biến động của đời sống xã hội nên “tự
nó đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ xinh,
gọn ghẽ và truyền dẫn cực nhanh những thơng tin mới mẻ. Đây là thể loại văn học
có “nội khí một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy”. Truyện ngắn có khả năng
sống và chớp lấy sự thật nếu không quá chăm chú vào cái đặc biệt độc đáo nổi lên
như một hiện tượng đời sống. Sự thật ấy tiềm ẩn trong cái bình thường, trong
những sự kiện hồn tồn có thực bởi “truyền ngơn” chứ không phải “truyền
thuyết” để đem lại cho truyện ngắn những con người thực sự và sự thật về con
người” [76,7]. Biêlinxki cũng từng nhận định: “Nếu có tư tưởng của thời đại thì
cũng có những hình thức của thời đại”. Truyện ngắn là một trong những thể loại
của thời đại. Bởi rất nhạy cảm với đời sống mà nó thu hút được sự quan tâm của
người sáng tác, người nghiên cứu, người đọc… Với hình thức nhỏ gọn, truyện

ngắn ln bắt kịp những vận động của xã hội và tái hiện được mọi biến thái trước
đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người.
Truyện ngắn là một thể loại rất năng động, có khả năng to lớn trong việc
đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống. Tuy nó là thể loại “cỡ nhỏ”
nhưng lại là thể loại phát hiện nghệ thuật đời sống theo chiều sâu. Vì thế mà dung
lượng của truyện ngắn rất lớn. Nhà văn Nguyên Ngọc trong một cuộc thảo luận
về truyện ngắn năm 1992 đã nhấn mạnh: “…Trong độ ba trang, mấy nghìn chữ
mà rõ mặt cả một cuộc đời, một kiếp người, một thời đại. Các truyện ngắn bây
giờ rất nặng. Dung lượng của nó là dung lượng của cả cuốn tiểu thuyết”.
Dù sức nặng của dung lượng truyện ngắn là rất lớn, nhưng đấy lại là thể
loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt
động báo chí. Do đó, nó có tác dụng và ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Bởi
vậy mà thể loại này đã thu hút được sức sáng tạo của rất nhiều thế hệ cầm bút.
Chỉ riêng truyện ngắn Việt Nam sau 1975 thôi cũng đã có cả một lực lượng hùng
hậu, từ những nhà văn có tầm cỡ như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Khải, Xuân Thiều …đến Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Lý Lan,


20

Trần Thuỳ Mai, Trần Thị Trường, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị
Hảo… và gần đây là Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư và nhiều cây bút trẻ đang
thử sức mình trên lĩnh vực truyện ngắn. Có thể nói, sự hội tụ và tiếp nối này của
các thế hệ cầm bút đã góp phần khơng nhỏ vào việc cách tân thể loại, làm cho
truyện ngắn ngày càng phong phú, mới mẻ, hứa hẹn nhiều thành tựu lớn. Chính vì
thế mà truyện ngắn cũng đã thực sự phát huy được ưu thế của thể loại và ở những
phương diện nhất định, nó đã thực hiện được một số chức năng xã hội, thẩm mỹ
của văn học.
1.2. Bối cảnh lịch sử - xã hội và bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam
sau 1986

1.2.1. Bối cảnh lịch sử xã hội
Thế kỷ XX là thế kỷ có nhiều biến động rất lớn trong đời sống kinh tế, chính
trị của Việt Nam. Đồng thời cũng là thế kỷ với các chiến thắng đỉnh cao vinh danh
nối tiếp trang sử của đất nước Việt Nam anh hùng.
Cách đây tròn 35 năm, mùa xuân năm 1975, bằng cuộc tổng tấn công và nổi
dậy, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ hệ thống ngụy quân, ngụy quyền từ trung
ương đến cơ sở, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng
hồn tồn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng
dân tộc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng và chói
lọi của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Thắng lợi của sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, của khát vọng độc lập tự do, của ý chí và chủ nghĩa anh hùng
cách mạng Việt Nam. Đại thắng mùa xuân 1975 đã chấm dứt ách thống trị hơn một
thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta, đánh dấu bước ngoặt
quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa Tổ quốc ta bước vào kỷ nguyên độc lập tự do
và Chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên cả nước lại phải bước sang một giai đoạn mới có
nhiều thời cơ nhưng thách thức và cam go không kém phần khốc liệt: Bảo vệ tổ
quốc và xây dựng đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.


21

Sau chiến tranh, đất nước còn bộn bề, phức tạp về mọi mặt. Những mặt trái
của xã hội không ngừng bộc lộ, nhiều tiêu cực của cơ chế quản lý bao cấp đã góp
phần tạo nên sự trì trệ. Vừa thốt ra khỏi chiến tranh đầy thương tích lại tiếp tục
oằn mình bước vào cơng cuộc kiến thiết đất nước thời hậu chiến khó khăn. Tâm lý
con người khơng khỏi có những băn khoăn, hoang mang lo lắng khi đối diện với
những biến động khủng hoảng của xã hội. Để ổn định lại, năm 1986, Đảng ta tiến
hành Đại hội Đảng lần thứ VI. Đây là Đại hội Đổi Mới tồn diện trên mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và tư duy. Rút kinh nghiệm sâu sắc từ vết xe đổ

trong công cuộc cải tổ của Liên Xơ và các nước Đơng Âu, đường lối chính sách của
Đại hội VI đã có những tác động tích cực lên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, vào
tháng 10 năm 1987, cuộc giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa Tổng Bí thư Nguyễn
Văn Linh và các anh em văn nghệ sĩ với những trao đổi thẳng thắn, cánh cửa lớn đã
mở ra cho văn học nghệ thuật. Nối tiếp sau đó là sự ra đời của Nghị quyết 05 của
Bộ chính trị về cơng tác văn hóa văn nghệ (1987), tạo vị trí và chức năng mới cho
văn nghệ: “Văn học nước ta phải đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm”.
Nhà văn của chúng ta bấy giờ cũng tự xác định “không thể viết như trước nữa”.
Chưa bao giờ lại có nhiều cuộc hội nghị “bàn tròn” về văn học như thời kỳ này.
Đường lối đổi mới cùng các sự kiện chính trị, văn hóa sau đổi mới đã tạo đà và thổi
một luồng sinh khí mới cho văn nghệ. Tinh thần “cởi trói”, “nhìn thẳng vào sự thật,
nói đúng sự thật”, “tự do sáng tạo phải đi đơi với tự do phê bình” đã dần hình thành
nếp trong đời sống văn nghệ. Sau đổi mới, tư duy của con người thay đổi rõ rệt.
“Khi nhận định về sự phát triển của văn hoá văn nghệ dưới chế độ tư bản C. Mác đã
viết: “Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với nghệ thuật và thơ ca”. Đây là
một luận điểm có tính bao quát về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với một số
hoạt động tinh thần thiên về cái lý tưởng, cái đẹp trong đó có văn học nghệ thuật. Có
nhà nghiên cứu cho rằng C. Mác muốn nói đến sự đối địch giữa chủ nghĩa tư bản vốn
mang nhiều tính thực dụng với thơ ca một thể loại giàu tính chất trữ tình, thơ mộng.
Thực ra vấn đề lý luận đặt ra rộng hơn, sâu sắc hơn chung cho các loại hình văn nghệ.


22

C. Mác đã khảo sát phát hiện và nêu nhiều luận điểm xuất sắc, phong phú về nền kinh tế
của chủ nghĩa tư bản. Đó là thời kỳ lịch sử mới, với phương thức sản xuất lớn lao, đem
lại khối lượng khổng lồ hàng hoá cho xã hội”. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ phát triển
chủ nghĩa tư bản tự bộc lộ những mặt yếu tự bên trong: “cạnh tranh và chạy đua theo lợi
nhuận bằng bất kỳ thủ đoạn nào và từng giai đoạn lại lâm vào khủng hoảng và tồi tệ
nhất là cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay của Mỹ và một số nước tư bản. Sự phân

hoá giàu nghèo và đa số rơi vào cùng khổ, xã hội chất chứa nhiều cái phi lý, tội ác tràn
lan trong đời sống. Tất cả mặt mạnh và yếu trên đều tác động đến hoạt động tinh thần và
đời sống văn hoá văn nghệ. Kiến trúc thượng tầng của xã hội tư bản như một tấm gương
treo ngược phản ánh những mặt trái, những bất công, phi lý của xã hội” [ 17,1]. Việt
Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua gia đoạn tư bản chủ nghĩa là về đường lối, nhưng về
sự phát triển kinh tế vẫn khơng nằm ngồi những quy luật đó. Nền kinh tế thị trường đi
đôi với ưu điểm, đang ngày càng bộc lộ những mặt trái của nó: Sự băng hoại về đạo
đức, truyền thống gia đình ngày càng lỏng lẻo, mong manh, chuẩn mực văn hóa
đạo đức tốt đẹp của cha ông đang dần bị tấn công bởi những luồng văn hóa mới lạ,
lai căng, quan hệ giữa người và người cũng bị “tiền tệ hóa”. Nền văn hố đại chúng
này có ba điểm nổi bật: lối sống tiêu dùng tơn thờ tiện nghi, thời trang, và quảng
cáo- cả ba thứ được coi trọng hàng đầu trong xã hội, nhất là giới trẻ. Tinh thần này
như một dòng chủ lưu đã xâm nhập, chi phối hầu như toàn bộ đời sống nhân loại.
Nó tấn cơng vào đạo đức, thói quen, cách cảm cách nghĩ truyền thống. Nó khước từ
thần tượng. Nó đề cao công ăn việc làm, kiếm tiền, và hưởng thụ. Nó kích động
con người tự quảng bá chính mình…Tinh thần chung của xã hội hiện đại thực sự là
nơi ngự trị của con người cá nhân với tất cả sức mạnh tích cực cũng như hệ lụy của
nó.
Từ những biến động lịch sử đã tác động sâu sắc đến tâm lý con người. Trong
chiến tranh con người đối mặt giữa sự sống và cái chết, anh dũng và hèn nhát,
nhưng khi thời bình con người phải đối mặt với cuộc sống thường nhật. Trong
guồng quay của nền kinh tế thị trường, nội tâm con người bí ẩn và khó nắm bắt


23

hơn. Thế nên thị hiếu, khả năng nhận thức của con người cũng không hề đơn giản
dẫn đến cách thẩm định văn học cũng phức tạp hơn. Độc giả ngày nay “ khơng
bằng lịng với hiện thực khách quan được phản ánh, họ đòi hỏi ở nhà văn tinh thần
nghiền ngẫm, suy luận nghiêm túc. Bởi vậy cái nhìn giản đơn một chiều về cuộc

sống khơng cịn hấp dẫn. Thậm chí người đọc hơm qua cịn mặn mà là thế bỗng
dưng hờ hững quay lưng lại với văn học nước nhà vì lối viết khơng mới mẻ, vì
những vấn đề hiện thực đã q cũ mịn. Địi hỏi từ phía người tiếp nhận, sự tự ý
thức phải thay đổi từ phía người sáng tạo cộng với đường lối chính sách thơng
thống đã tạo đà cho văn học Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ”[36,9].
1.2.2. Bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1986
Chấm dứt một giai đoạn lịch sử dân tộc với nhiều những vấn đề bất cập của
thời đại, năm 1986 Việt Nam tiến hành đổi mới để đưa đất nước vượt ra khỏi sự
khủng hoảng chung của các nước Xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Bối cảnh mới này
cũng tạo cho văn học những chấn động sâu sắc. Đời sống xã hội thiết lập nhiều giá
trị tinh thần mới. Khác với nền văn học chiến tranh yêu cầu nghiêm ngặt về chính
trị và tư tưởng, dân chủ trong sáng tác của thời kỳ này mở ra những cơ hội tìm tịi
sáng tạo cho nhà văn. Đặc biệt, đổi mới văn học từ 1986 “chính là sự ý thức của
văn học trên một chặng đường mới của lịch sử đất nước và trên chặng đường phát
triển của chính nó”. Nằm trong nguồn mạch chung của văn học, văn xuôi, truyện
ngắn Việt Nam sau 1986, với các ưu thế của nó đã bao quát lấy được bộ mặt chung
của văn học thời kỳ này.
1.2.2.1. Dân chủ hóa văn học.
 Dân chủ hóa trong quan niệm văn học.
Văn học như một cơng cụ chính trị, là vũ khí tư tưởng, là phương tiện giáo
dục, tuyên truyền là cách nhìn trước đây về cơ bản đã được giải tỏa. Nay văn học
đã và đang từng bước trở lại với tính chất đặc thù nghệ thuật. Người ta quan tâm
đến văn học bởi chức năng, bản chất và đối tượng đặc thù của nó: “Văn học được
nhấn mạnh tính chất tương đối độc lập của nó với chính trị. Quyền tự do nhà văn


24

được khẳng định. Văn học gắn bó với hiện thực, nhưng khơng chỉ phản ánh hiện
thực mà cịn suy ngẫm về hiện thực. Đối tượng nghiên cứu và khám phá của văn

học khơng chỉ là xã hội mà cịn là con người với tất cả sự phức tạp bí ẩn của nó.
Tính chất mỹ văn của văn chương được nhấn mạnh” [1,15]. Quan niệm văn học
cũng chịu sự chi phối của cơ chế mở và được gắn với cá tính sáng tạo của nhà văn.
Xu hướng chung là các nhà văn khơng kì bí hóa văn chương, khơng đặt vào đó
nhiều hi vọng cao siêu. Xem văn chương như một hiện tượng bình thường của đời
sống: về bản chất, nó vẫn là cái cần câu cơm (Nguyễn Huy Thiệp); “Văn chương sẽ
sống cái sức sống tự nhiên của nó. Nhưng như tất cả mọi việc trên đời này, văn
chương cũng có giới hạn, có sự sáng lên, sự mất đi, có cái cao cả cũng như cái bình
thường” (Lê Minh Khuê) [74]; Thái Thăng Long: “Với tôi văn chương là một tơn
giáo, khơng mang một màu sắc chính trị nào cả. Nó là nỗi đau khát vọng con
người” [74]; Cũng có thể là “một phép ứng xử”, “một trị chơi vơ tăm tích” như
cách nghĩ của Phạm Thị Hồi… Đổi mới về quan niệm văn học giúp cho nhà văn
có một tâm thế mới, vị thế mới, chủ động và tự do hơn trong quá trình sáng tạo.
 Dân chủ hóa đời sống văn học.
Văn học Việt Nam sau 1986 đã bước sang “một thời kỳ khác” (Nguyễn
Kiên), thời kỳ mà văn hóa cũng được giao lưu hội nhập như các lĩnh vực khác. Đó
là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới bước phát triển của văn học nước
nhà. Hịa nhập nhưng khơng hịa tan, trong q trình giao lưu, văn học nước ta có
điều kiện tiếp xúc, lĩnh hội những giá trị đích thực, những thành tựu to lớn của văn
học thế giới. Đổi mới cơ chế quản lý văn học, tài năng và cá tính sáng tạo của nhà
văn được tôn trọng, chế độ đãi ngộ xứng đáng với lao động sáng tạo đã khiến cho
đội ngũ nhà văn tăng lên một cách nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên
cạnh thế hệ các nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến, là sự xuất hiện các
ngòi bút trẻ đầy triển vọng hội tụ đủ: sự xơng xáo, tài năng, cá tính và hồi bão.
Không chỉ vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của thơng tin, các nhà văn hải ngoại
cũng góp phần vào sự nghiệp chung của Đổi mới văn học. Tất cả các nhà văn đều


25


có quyền tự do bày tỏ những suy ngẫm của mình về thế giới đa chiều của hiện thực
đời sống: ngợi ca, chiêm nghiệm, phê phán, có cả những buồn thương, xa xót.
Mối quan hệ giữa văn học – cơng chúng đã được thiết lập lại trong quan hệ
mới. Tiếp nhận văn chương đã được dỡ bỏ những áp đặt về căn bản. Thị hiếu của
người đọc đa dạng và được tơn trọng nên cơng chúng có thể đọc và thẩm định được
nhiều loại sách ở nhiều đề tài. Thị trường văn học vì thế được mở rộng, ngịi bút
nhà văn chịu sự chi phối vừa khắc nghiệt vừa rộng rãi của quy luật cung – cầu. Mối
quan hệ giữa nhà văn – bạn đọc, tác phẩm và công chúng đã có tác động đến quy
luật nội tại của văn học chi phối đến thi pháp và giọng điệu văn chương. Nhà văn
khơng cịn là người truyền bá tư tưởng, đạo lý, áp đặt chân lý nữa. Nhà văn nay chỉ
“là một người bạn tâm tình”, người đọc đã có được “tư thế bình đẳng”, “làm chủ”
đối với văn chương. Ngày nay, nhà văn và người đọc như cùng song hành trên con
đường nhận thức hiện thực và chân lý đời sống. Độc giả nay trở thành nhân tố quan
trọng tạo nên sự hoàn chỉnh cho tác phẩm văn học.
1.2.2.2. Đổi mới tƣ duy, quan niệm, cảm hứng văn học.
 Đổi mới tư duy nghệ thuật.
Muốn thay đổi diện mạo của đất nước, một trong những yếu tố quan trọng là
sự thay đổi về tư duy. Tư duy con người là một nếp nghĩ bền vững ăn sâu tận trong
gốc rễ. Thay đổi nó phải địi hỏi cả một q trình cách mạng. Với văn học trong đó
có thể tài truyện ngắn, cái mới trước hết của thời kỳ này là sự thay đổi tư duy nghệ
thuật. Khi vai trò chủ thể nhà văn được nhấn mạnh thì họ cũng tự tin hơn trong
những tìm tịi, sáng tạo và cách lí giải về đời sống. Hiện thực đời sống đã thay đổi,
nhà văn giữ khư khư lối tư duy cũ, chẳng khác nào ép người đọc cứ phải nhận thức
lại những cái quá nhàm chán, cũ rích. Mà thị hiếu công chúng lại đâu chỉ đơn giản
một chiều, gu thẩm mỹ, sự thẩm định của rất nhiều bạn đọc rất sâu sắc bởi trình độ
và vốn văn hóa có bề dày. Trước những địi hỏi đó nhà văn phải có cách tiếp cận
hiện thực phù hợp. Sau 1986, các mảng hiện thực gần như bị đảo lộn vị trí chiếm
lĩnh đối với nhà văn. Dường như khơng cịn cái gọi là những vùng cấm địa đối với



×