Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hịch việt nam thời trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.95 KB, 107 trang )

1

Lời cảm ơn
Tr-ớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo TS Phạm Tuấn Vũ ng-ời đà trực tiếp h-ớng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài!
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa
Ngữ văn Tr-ờng Đại học Vinh đà tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này!
Xin chân thành cảm ơn gia đình và
bạn bè đà luôn động viên, khích lệ tôi hoàn
thành luận văn!
Vinh, tháng 11 năm 2010
Học viên:
Đặng Thị Thúy


2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Trang

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề



3

3. Mục đích nghiên cứu

11

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

11

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

11

6. Cấu trúc luận văn

12

Chƣơng 1: Khái niệm thể hịch.
Diễn trình thể hịch ở Việt Nam thời trung đại
1.1. Khái niệm thể hịch

13

1.1.1. Nguồn gốc của thể hịch

14

1.1.2. Chức năng của thể hịch


14

1.1.3. Sự du nhập của thể hịch vào Việt Nam

15

1.2. Diễn trình của thể hịch ở Việt Nam

16

1.2.1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

16

1.2.2. Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII

20

1.2.3. Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX

22

1.2.4. Giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX

29

Chƣơng 2: Cấu trúc văn bản hịch Việt Nam thời trung đại

13


37

2.1. Nhân vật phát ngôn trong văn bản hịch

37

2.1.1. Tư cách phát ngôn chính thống

39

2.1.2. Tư cách phát ngơn phi chính thống

42

2.2. Mạch lôgic của văn bản hịch

46


3

2.2.1. Mạch lôgic phổ biến

46

2.2.2. Những hiện tượng cá biệt

54


2.3. Sự kết hợp lý và tình, tƣ duy lơgic và tƣ duy hình tƣợng
trong văn bản hịch
2.3.1. Những văn bản hài hịa hai yếu tố

61

2.3.2. Những văn bản có sự lấn át của một yếu tố

69

2.3.2.1. Yếu tố lý lẽ

69

2.3.2.2. Yếu tố tình cảm

75

Chƣơng 3: Quan hệ của thể hịch với đời sống chính trị xã hội
Việt Nam thời trung đại
3.1. Văn tự dùng trong thể hịch với quan niệm của các chính
thể về ngơn ngữ
3.1.1. Chữ Hán dùng trong thể hịch

80

3.1.2. Chữ Nôm dùng trong thể hịch

86


3.2. Quan hệ trực tiếp và mật thiết của thể hịch với đời sống
chính trị xã hội quốc gia
3.2.1. Quan hệ đồng biến

87

3.2.1.1. Biểu hiện

89

3.2.1.2. Nguyên nhân

91

3.2.2. Quan hệ nghịch biến

92

3.2.2.1. Biểu hiện

92

3.2.2.2. Nguyên nhân

95

63

80
84


89

KẾT LUẬN

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

102


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Càng ngày, người ta càng nhận thức hơn về vai trò của thể loại
trong các thời đại văn học. Thể loại, như nhà nghiên cứu văn học Xô Viết
M.Bakhtin đã khái quát, là “nhân vật chính của lịch sử văn học”. Thể loại cho
thấy ý thức văn học, ý thức thẩm mỹ của dân tộc và thời đại; là một thước đo
trình độ phát triển của văn tự; phản ánh sự giao lưu văn học các dân tộc.
Nghiên cứu thể loại văn học trung đại nói chung và thể hịch nói riêng nhằm
nhận thức những đặc điểm phổ quát và những đặc thù của nó.
1.2. Văn học trung đại được chia làm hai loại: Văn học chức năng (bao
gồm chức năng thế tục và chức năng tôn giáo) và văn chương thẩm mỹ. Trong
đó, thể loại văn học chức năng giữ vai trị trung tâm, cịn những thể loại ít
hoặc khơng mang chức năng tơn giáo, chức năng thế tục thì giữ vai trò thứ
yếu. Những thể loại văn học chức năng là những thể loại trước hết hướng đến
những chức năng ngoài văn học, ví dụ chức năng tổ chức, quản lý xã hội
(hịch, chiếu) hoặc chức năng tôn giáo (kệ). Hịch là một thể loại quan trọng

của văn học chức năng trong văn học Việt Nam thời trung đại, có những tác
phẩm hịch nổi tiếng chẳng hạn: Phạt Tống lộ bố văn của Lý Thường Kiệt, Dụ
chư tì tướng hịch văn của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Hịch Tây
Sơn của Quang Trung Nguyễn Huệ, Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ… Trong đó,
Dụ chư tì tướng hịch văn khơng chỉ là tác phẩm xuất sắc của thể loại mà còn
là xuất sắc của văn học Việt Nam trung đại.
1.3. Việt Nam từ thời lập quốc luôn phải đương đầu với những thế lực
xâm lược mạnh và hung bạo. Trong văn học, các thể loại được sử dụng sớm là
những thể loại có tác dụng tập hợp nhân quần bảo vệ Tổ quốc. Hịch là thể văn
dùng trong việc binh, là lời của người đứng đầu một vương triều tướng lĩnh


5

hoặc thủ lĩnh một phong trào nhằm vạch rõ tội ác của đối phương và khích lệ
mọi người chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Từ thời Hai Bà Trưng đã có hịch cứu
nước, sang thời Lý có Phạt Tống lộ bố văn, sang thời Trần có Dụ chư tì tướng
hịch văn, thời Lê có Hịch Quang Trung, sang thời Nguyễn có Hịch đánh
Tây... Hịch là loại văn bản có mối liên hệ mật thiết với các cuộc đấu tranh xã
hội, nhất là các cuộc chiến tranh chống xâm lược phương Bắc bảo vệ Tổ
quốc. Nghiên cứu đề tài này nhằm nhận thức mối liên hệ giữa thể hịch với các
cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc thời trung đại.
1.4. Hịch là thể loại từ Trung Quốc du nhập. “Nguồn gốc xa xưa của
hịch là thệ, tức là những lời thề trước khi xuất chinh. Trong Thượng thư (tức
Kinh thư) cịn có các bản Cam thệ, Mục thệ, Phí thệ, Tần thệ… Hịch có khi
cịn gọi là vũ hịch vì “lúc gấp thì cắm lơng chim để truyền đạt, ý chỉ nhanh
gấp như bay”. Những bài được lưu truyền có Dụ Ba Thục hịch của Tư Mã
Tương Như, Vị Viên Thiệu hịch Tượng Châu của Trần Lâm, Vị Từ Kính
Nghiệp thảo Võ Chiếu hịch của Lạc Tân Vương” [7, 170]. Từ hịch đã thấy
xuất hiện thời Chiến quốc (Hịch Tề Hồn cơng đánh Sở - theo Lưu Hiệp trong

Văn tâm điêu long). Ở Trung Quốc thời cổ - trung đại, văn hịch có một số
lượng lớn vì ở nước này, việc chinh phạt giữa các tập đoàn phong kiến khơng
thời nào khơng có, các cuộc chiến tranh đàn áp nơng dân, các cuộc giao tranh
với nước ngồi; bên cạnh đó, đất nước này lại sẵn những người có học vấn,
được đào luyện về cách viết hịch. Nghiên cứu hịch Việt Nam thời trung đại sẽ
thấy được đời sống của thể loại này ở Việt Nam, thấy được sự tiếp thu hịch
Trung Quốc một cách sáng tạo.
1.5. Mỗi thể loại văn học là một loại giá trị tinh thần, không tồn tại tự
thân mà trong sự tương tác với các thể loại khác. Thể hịch được đặt trong
tương quan so sánh với các thể văn chính luận khác như: cáo, chiếu… Vì vậy,


6

nghiên cứu diễn trình thể hịch cũng góp phần nhận thức đời sống văn chương
Việt Nam trung đại.
1.6. Tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không chỉ ảnh hưởng
sâu rộng tới xã hội và văn chương đương thời mà cho đến tận ngày nay vẫn
được đánh giá cao và được dạy - học trong chương trình văn học phổ thơng.
Nghiên cứu đề tài này góp phần dạy - học tốt hơn bài Hịch tướng sĩ trong
chương trình Ngữ văn 8.
2. Lịch sử vấn đề
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, có thể kể tên một số cơng trình
nghiên cứu của các tác giả sau:
- Đinh Gia Khánh trong Chương V: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa
nhân đạo trong văn học đời Trần, giáo trình Văn học Việt Nam (thế kỷ X –
nửa đầu thế kỷ XVIII).
- Trần Đình Sử trong cơng trình Thi pháp văn học trung đại Việt Nam.
- Trần Văn Giàu trong cơng trình Hợp tuyển thơ văn yêu nước nửa sau
thế kỷ XIX (1858 - 1900).

- Trần Đình Sử (chủ biên), La Khắc Hịa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn
Xuân Nam trong giáo trình Lý luận văn học, tập 2, Tác phẩm và thể loại văn
học.
- Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), cơng trình Từ
điển thuật ngữ văn học.
- Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ
biên) trong Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, 2004.
- Phạm Tuấn Vũ với cơng trình Văn chính luận Việt Nam thời trung đại.
Có thể khái quát những vấn đề đã được các tác giả nghiên cứu thành
những phương diện cụ thể sau:


7

1. Các tác giả trình bày khái niệm, nguồn gốc và một số đặc điểm nổi
bật của thể hịch :
- “Hịch là một thể văn xuôi cổ dùng để kêu gọi và hiểu dụ quần
chúng… Thể văn thường được dùng để mở đầu cho cuộc khởi nghĩa hoặc các
hoạt động quân sự nào đấy, nhằm xác định danh nghĩa của các hoạt động đấy”
[8, 588 - 589].
- “Hịch là thể văn kêu gọi của người đứng đầu, truyền mệnh lệnh của
chủ tướng tới người dân hay kẻ dưới quyền. Hịch thường kể tội kẻ phản
nghịch hay vô đạo để kêu gọi đánh đổ chúng đi. Hịch thường dùng lý lẽ sắc
bén, sự thực đanh thép để thuyết phục. Hịch cũng thường dùng các phép khoa
trương, khiêu khích để kích thích tình cảm người nghe. Hịch thường viết dưới
hình thức biền ngẫu” [15, 429].
- “Hịch là một loại văn lộ bố công khai như chiếu, cáo nhưng sử dụng
trong lĩnh vực quân sự nhằm lên tiếng tố cáo, lên án một đối tượng nào đó.
Cũng có khi hịch được dùng để hiểu dụ, răn dạy thần dân và người dưới
quyền… Tên gọi hịch thấy sớm nhất trong Sử ký của Tư Mã Thiên (Trương

Nghi liệt truyện), từ đó về sau hịch chính thức trở thành một thể loại văn.
Hịch đời Hán viết trên một thẻ gỗ dài hai thước cho nên gọi là “thư hai
thước”. Hiện nay bài hịch sớm nhất của Trung Quốc chép trong Văn tuyển
của Tiêu Thống Dụ Ba Thục hịch của Tư Mã Tương Như thời Hán Vũ Đế,
tiêu biểu cho hịch văn thời kỳ đầu, nặng về hiểu dụ, vỗ về nhưng tính chất
trách móc, mắng mỏ kích động vẫn tốt ra trong lời văn. Tính chất biểu cảm
này làm cho hịch phân biệt được với các giấy tờ văn thư khác. Thời Ngụy Tấn
có hịch của Trần Lâm, Nguyên Vũ, Chung Hội đều rất nổi tiếng… Hịch còn
gọi là lộ bố, nghĩa là loại văn thư khơng dán kín, giống như ngày nay ta gọi là
thư ngỏ, nhằm công bố cho tất cả mọi người. Đời Hán Mã Siêu làm lộ bố phạt
Tào Tháo. Thể văn này có từ đời Hán” [14, 249].


8

- “Hịch là một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người
thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng
hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù… Hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, có
khi viết bằng văn xi hay thơ lục bát. Bài hịch có cấu trúc theo 3 phần chính:
Phần đầu: nêu một nguyên lý đạo đức hay chính trị là cơ sở tư tưởng lý luận
Phần giữa: nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù)
Phần cuối: nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu” [6, 121].
2. Các tác giả đã vào phân tích một số tác phẩm hịch tiêu biểu, trong đó
tập trung nhất là bài Dụ chư tì tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn. Ở đây
người viết sắp xếp theo trình tự thời gian xuất hiện của các văn bản hịch.
- “Đời Lý có Lộ bố phạt Tống của Lý Thường Kiệt kể tội vua Tống ngu
hèn, chính sách bạo ngược “khiến trăm họ lầm than mà riêng thỏa cái mưu
ni mình béo mập”. Tun bố đánh Tống để cứu dân, để cho dân chúng khỏi
lo sợ, n lịng. Nổi tiếng nhất là Dụ chư tì tướng hịch văn của Trần Quốc
Tuấn, thường gọi là Hịch tướng sĩ văn… Hịch tuy là một thể văn nghị luận,

đòi hỏi có lý lẽ, có dẫn chứng thuyết phục, nhưng đặc điểm của nó là thể loại
văn kích động tình cảm và tinh thần người nghe… Bài hịch vừa kích động
tình cảm nghĩa khí, cơng phẫn, vừa kích động ý thức danh dự, vừa phân biệt
thiệt hơn, vừa ra lệnh - nó là sự kết hợp tài tình nghệ thuật phân tích lơgíc,
nghệ thuật kích động tâm lý, tạo thành áng văn bất hủ chan chứa tinh thần
nghĩa khí yêu nước” [14, 249].
- “Bài hịch tiêu biểu và có giá trị nhất trong văn học Việt Nam là bài
Hịch tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo. Thời kỳ Pháp xâm lược nước ta (nửa
sau thế kỷ XIX) có nhiều bài hịch bằng chữ Nôm xuất hiện và được lưu
truyền rộng rãi trong nhân dân (như Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ, Hịch đánh
chuột của Nguyễn Đình Chiểu…” [6, 121].


9

- “Hịch tướng sĩ, tác phẩm văn xuôi nổi tiếng của nhà quân sự kiệt xuất
và nhà văn Việt Nam Trần Quốc Tuấn, bằng chữ Hán, gồm 74 vế, xen tản văn
với biền ngẫu… Hịch tướng sĩ tuy lấy tư cách một vị Tiết chế thống lĩnh quân
đội nhà Trần kêu gọi tướng sĩ dưới quyền khẩn trương luyện tập, mài sắc căm
hờn, chuẩn bị đánh tan giặc Nguyên cướp nước, song thực chất cũng là lời
tun ngơn chính thức của triều đình nhà Trần trước nguy cơ chiến tranh xâm
lược do giặc sắp gây ra. Mở đầu, viện dẫn những bằng chứng lịch sử quá khứ
cũng như hiện đại để nói lên nghĩa vụ thiêng liêng hy sinh cứu nước. Tiếp
theo, phần chủ yếu, phân tích âm mưu và thái độ hống hách của qn địch,
lịng căm thù nóng bỏng và ý nguyện cứu nước của bản thân, và chỉ ra những
hậu quả trái ngược, chắc chắn sẽ xảy đến cho đời sống của toàn bộ tướng sĩ,
trong trường hợp mải mê vui chơi đến nỗi thua giặc, hoặc ngược lại, hăng hái
luyện tập và thắng giặc. Phần kết luận nhắc lại một lần nữa, kẻ thù không đội
trời chung là giặc Mông Thát và yêu cầu gấp rút luyện tập võ nghệ để thắng
kẻ thù” [8, 580].

- “Nhìn thấu suốt dã tâm của giặc cướp nước, nhận thức rõ mối họa của
Tổ quốc, Trần Quốc Tuấn đã tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc.
Đặt việc giết giặc lên hàng đầu, thà chết không chịu lùi, Trần Quốc Tuấn lại
tiêu biểu cho khí phách anh hùng của dân tộc… Trong bài Hịch tướng sĩ mà
đối tượng là các tỳ tướng của mình, Trần Quốc Tuấn khơng nói đến dân
thường. Tuy vậy, xác định được ý chí quyết chiến cũng như sự gắn bó lợi ích
cụ thể của mỗi tầng lớp xã hội với vận mệnh của Tổ quốc và do đó, sự gắn bó
giữa vận mệnh của các tầng lớp với nhau trước kẻ thù chung, bài hịch có giá
trị lịch sử và giá trị nhân dân… Giá trị nghệ thuật của tác phẩm trước hết là ở
tính chất hùng biện của nó. Có lý, có tình, vừa thiết tha, vừa nghiêm nghị, bài
hịch đã tác động đến lý trí và tình cảm. Tác giả đã sử dụng một cách linh hoạt
và vững vàng sở trường của thể biền văn để khắc họa một cách khúc chiết và


10

sắc nét những hình tượng, những tư tưởng trên các mặt song song và đối lập,
trong những đoạn mạch cân xứng và hơ ứng với nhau. Những hình tượng và
những tư tưởng, với trình tự từ thấp đến cao, liên tiếp và dồn dập, cụ thể và
sinh động đều gắn với thực tế cuộc chiến đấu lúc đương thời. Lập luận chặt
chẽ của bài Hịch có cơ sở vững chắc và sâu sắc ở nhận thức sáng suốt về tình
hình đất nước cũng như ở tình cảm chân thành và ý chí gang thép của tác
giả… Với bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã có đóng góp quan trọng vào
sự khẳng định vị trí của các tác phẩm chính luận trong lịch sử văn học dân
tộc. Hịch tướng sĩ văn là tác phẩm lớn nhất biểu hiện tinh thần yêu nước của
văn học đời Trần” [12, 89 - 90].
- “Bài hịch có ba phần lớn. Mở đầu Trần Quốc Tuấn đưa nhiều dẫn
chứng để khẳng định các bậc trung thần nghĩa sĩ đời nào cũng có. Tiếp đến
người viết trình bày hiện tình đất nước và phê phán những cách sống không
phù hợp với tướng lĩnh. Trong phần kết thúc, vị chủ tướng nêu cả cách hành

xử thuận và nghịch để tướng sĩ lựa chọn. Bố cục bài hịch đơn giản, sáng rõ,
hợp lơgíc nhận thức, hợp với chức năng của thể văn là cổ động cho hoạt động
quân sự từ việc tác động vào trí tuệ và tình cảm con người… Hịch tướng sĩ
chủ yếu được viết bằng văn biền ngẫu, phần lớn câu văn gồm hai vế cân
xứng. Đây là loại văn có tính ước lệ cao và không thuận lợi cho lập luận. Tuy
nhiên, Trần Quốc Tuấn đã vượt lên những mặc định đó, do ơng gắn bó với đất
nước và chân thành với tướng sĩ dưới quyền, do năng lực làm chủ những quy
luật lơgíc và cảm xúc. Trong bài hịch này, lý lẽ được triển khai tuần tự, điều
trước chuẩn bị cho điều sau, điều sau bổ sung, khẳng định hay bác bỏ điều
trước. Tác giả không đơn thuần dùng lý lẽ. Đi liền với nó là cảm xúc mạnh
mẽ” [19, 180 - 183].
- “Hai bài hịch và lời dụ tướng của Quang Trung đánh dấu những
chiến công lớn trong chiến dịch của ông: lật đổ nhà Trịnh, đánh dẹp nhà


11

Nguyễn để thống nhất đất nước và diệt trừ nạn ngoại xâm Mãn Thanh. Bài
hịch xuất quân đánh nhà Trịnh sau phần nêu lý do Tây Sơn khởi nghĩa, đánh
Quảng Nam, chiếm Phú Xuân, trừ đảng nghịch do gian thần Trương Phúc
Loan cầm đầu, bài hịch giải thích việc ra Bắc của Quang Trung là phù Lê, diệt
Trịnh, phế bỏ Trịnh Tông… Bài hịch kết thúc bằng lời kêu gọi qn lính Bắc
Hà phân rõ phải trái, hết lịng ủng hộ quân đội Tây Sơn… Bài Hịch truyền
quan lại, quân dân các phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn kêu gọi, động viên quân
dân hai phe nêu cao tinh thần chiến đấu, tin tưởng vào thắng lợi, không sợ
địch, dù chúng được bọn người “Tây Dương” giúp tầu bè, súng ống tối tân”
[19, 589].
- “Hịch đánh Tây là tác phẩm bằng tiếng Việt thể biền ngẫu… là bản
tuyên ngôn của phong trào Lãnh Cồ. Tác phẩm tố cáo trước nhân dân âm mưu
thâm độc của thực dân Pháp: “Như tằm ăn lá, gớm mưu quân Phú Lãng sa”,

phê phán nghiêm khắc triều đình hèn nhát, nối giáo cho giặc giết hại đồng
bào. Nổi bật trong bài hịch là lời kêu gọi nhân dân vùng lên đoàn kết, chiến
đấu với tinh thần dân tộc rất cao, với niềm lạc quan tin tưởng mạnh mẽ vào
thắng lợi” [19, 588].
- “Đến Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ… thì địn đánh vào triều đình là
một địn trực tiếp, đau điếng:
Tỉnh thành thất thủ, lệnh rút lui thực đã đắng cay;
Quân thứ triệt phòng, chiếu ban xuống càng thêm chua chát…
Hịch Lãnh Cồ kêu gọi:
Góp gió thành bão, đấu gạo đống tiền
Chụm cây nên rừng, gậy tầy giáo vạt
Chí đã quyết sống cịn với địch, chớ lo châu chấu đá voi;
Việc phải tin thành bại ở người, há sự dã tràng xe cát


12

Hịch Lãnh Cồ là một điểm cao vào bậc nhất trong nội dung tư tưởng của văn
chương yêu nước nửa sau thế kỷ XIX tựa như trên đường thiên lý, ló dạng ở
xa xa một đầu cầu bắc sang giai đoạn lịch sử mới” [16, 35].
3. Đặc biệt, tác giả Phạm Tuấn Vũ trong cơng trình của mình, ở
Chương 2 - Một số thể văn chính luận đã phân tích phần nào diễn trình thể
hịch theo từng thời kỳ lịch sử của dân tộc:
“Ở Việt Nam, hịch là thể văn được dùng sớm. Tương truyền, khi Thi
Sách bị Tô Định giết, Hai Bà Trưng đã có bài hịch (bằng chữ Hán) kể tội kẻ
thù và kêu gọi mọi người đồng tâm chiến đấu… Thảo Ma Sa động hịch của
Lý Nhân Tông thể hiện quyết tâm bảo vệ sự thống trị của vương triều. Phạt
Tống lộ bố văn của Lý Thường Kiệt là một mốc son trong lịch sử của thể hịch
và của văn chính luận Việt Nam thời trung đại, đánh dấu bước trưởng thành
của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam” [19, 55 - 56].

Trong đó, tác giả tập trung phân tích giá trị bài hịch của Trần Quốc Tuấn: “Tư
tưởng cơ bản của bài hịch là tư tưởng trung nghĩa theo đạo thần chủ khơng
phải là lịng trung của bề tơi với vua. Tuy nhiên bài hịch không chỉ kêu gọi
người ta hy sinh cho ơng chủ trực tiếp của mình mà cịn phải biết hy sinh vì
nước. Điều này cũng phản ánh đặc thù của thời đại Lý - Trần là quyền lợi của
giai cấp, quyền lợi của mỗi người gắn bó chặt chẽ với quyền lợi của Tổ quốc”
[19, 57].
“Ở những thế kỷ sau, nội dung của hịch phức tạp hơn do không chỉ
xuất phát từ những cuộc đấu tranh dân tộc mà cịn từ những xung đột giai cấp,
trong hồn cảnh chế độ phong kiến suy thoái… Khi Tây Sơn chiếm giữ Bắc
Hà, Gia Long còn ở Đàng Trong, Lê Huy Dao nhân danh Gia Long viết bài
hịch dụ các người trung nghĩa ngoài Bắc thành xui giục người ta đứng về phía
nhà Nguyễn để phục thù cho nhà Lê. Tuy nhiên khi xã hội phong kiến suy
đồi, quyền lợi giai cấp mâu thuẫn với quyền lợi dân tộc thì những bài hịch kêu


13

gọi người ta trung với chính thể ấy khơng khỏi gượng gạo, giả tạo, khơng có
giá trị đích thực. Có giá trị nhất thời kỳ này là những bài hịch nhân danh
Quang Trung Nguyễn Huệ hoặc ghi lời ông huấn thị ba quân” [19, 57 - 58].
“Hịch thời Quang Trung đã phản ánh hào khí của thời đại, ý thức dân tộc phát
triển, biểu hiện qua nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, về truyền thống và nền
văn hiến. Đó là thời đại giai cấp phong kiến khơng cịn đại diện cho dân tộc,
vai trị đó thuộc về các nhân vật ưu tú của tầng lớp khác, thời đại chứng kiến
vai trò to lớn của nhân dân. Hịch thời Tây Sơn vừa kế thừa những truyền
thống tốt đẹp của thể hịch trong các thế kỷ trước như khẳng định chính nghĩa
dân tộc bằng trình độ lý luận cao, lý trí kết hợp với cảm xúc, đồng thời phản
ánh một thời đại lịch sử oanh liệt mà ý thức dân tộc, ý thức giai cấp phát triển
cao độ” [19, 62 - 63].

“Nửa sau thế kỷ XIX có nhiều bài hịch xuất sắc” như “Hịch kêu gọi
nghĩa binh đánh Tây của Nguyễn Đình Chiểu, Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ,
Hịch kêu gọi đánh Tây của Nguyễn Duy Cung” [19, 63 - 64].
Cho đến nay chưa có cơng trình tổng quan về thể hịch ở Việt Nam thời
trung đại. Lịch sử của thể loại chưa được nhìn nhận trong tồn bộ tiến trình,
đặc điểm chưa được khái quát. Mặt khác, các bài viết chủ yếu tập trung phân
tích cái hay về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hịch được xem là xuất
sắc nhất của văn học trung đại Việt Nam là Dụ chư tì tướng hịch văn của Trần
Quốc Tuấn; chưa phân tích các văn bản hịch trong các thời kỳ lịch sử của đất
nước để đưa ra đặc điểm nổi bật của thể loại này; cũng như chưa khẳng định
được hết các tác giả, tác phẩm hịch xuất sắc trong văn học trung đại Việt
Nam.


14

3. Mục đích nghiên cứu
1. Nhận thức được diễn trình của thể hịch ở Việt Nam thời trung đại.
2. Khái quát đặc điểm của thể hịch ở các giai đoạn (theo sự phân chia
giai đoạn văn học sử).
3. Làm rõ những giá trị của các tác giả, tác phẩm hịch xuất sắc.
4. Khu biệt những đặc điểm của thể loại văn học chức năng này về các
phương diện: điều kiện phát triển, dung lượng, thi pháp, văn tự.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hịch Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
Các văn bản hịch được công bố trên các tập của Tổng tập văn học Việt Nam,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội; cuốn Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX
(1858 - 1900).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến

(thống kê phân loại, phân tích, tổng hợp…), trong đó chú trọng phương pháp
so sánh. Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh loại hình và so sánh lịch sử.
So sánh loại hình nhằm tìm hiểu sự tương đồng văn học do sự đồng loại hình
trong xã hội Việt Nam trung đại và sự đồng loại hình xã hội – xã hội thời
trung đại Việt Nam và Trung Quốc. So sánh lịch sử là nghiên cứu mối quan
hệ giữa các giai đoạn văn học có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp với nhau - ở
đây là các giai đoạn văn học Việt Nam; đồng thời cũng để tìm hiểu rõ hơn
mối quan hệ của thể loại và đời sống chính trị từng thời kỳ lịch sử.


15

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Khái niệm thể hịch. Diễn trình thể hịch ở Việt Nam thời
trung đại
Chương 2: Cấu trúc văn bản hịch Việt Nam thời trung đại
Chương 3: Quan hệ của thể hịch với đời sống chính trị xã hội Việt Nam
thời trung đại


16

CHƢƠNG 1:
KHÁI NIỆM THỂ HỊCH.
DIỄN TRÌNH THỂ HỊCH Ở VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
1.1. Khái niệm thể hịch
Hịch là “một thể loại văn bản, thường dùng cho tướng lĩnh, vua chúa,
thủ lĩnh nhằm kêu gọi, cổ động, thuyết phục dân chúng hưởng ứng một phong

trào xã hội chính trị nào đó ở một thời điểm hệ trọng có liên quan đến đời
sống của dân tộc, đất nước” [3, 149].
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả định nghĩa: “Hịch là một
thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh, tổ chức một
phong trào dùng để kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái tiêu diệt kẻ thù… Hịch
thường được viết theo lối văn tứ lục, có khi viết bằng văn xi hay thơ lục
bát. Bài hịch có cấu trúc theo 3 phần chính:
Phần đầu: nêu một nguyên lý đạo đức hay chính trị là cơ sở lý luận
Phần giữa: nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù)
Phần cuối: nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu” [6, 121].
Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa: “Hịch là một thể văn xuôi cổ
dùng để hiểu dụ và kêu gọi quần chúng” [8, 588].
Trần Đình Sử trong Thi pháp văn học trung đại định nghĩa: “Hịch là
một loại văn lộ bố công khai như chiếu cáo nhưng nhưng sử dụng trong lĩnh
vực quân sự nhằm lên tiếng tố cáo, lên án một đối tượng nào đó” [14, 249].
Có thể định nghĩa Hịch như sau: Hịch là thể văn dùng trong việc binh,
ghi lời của người đứng đầu vương triều, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong
trào nhằm vạch rõ tội ác của đối phương và khích lệ mọi người chiến đấu tiêu
diệt kẻ thù.


17

1.1.1. Nguồn gốc của thể hịch
Hịch bắt nguồn từ Trung Quốc. “Ban đầu vốn là thệ, tức là lời thề trước
khi xuất chinh. Trong Thượng thư (tức Kinh Thư) có các bản Cam thệ, Mục
thệ, Phí thệ, Tần thệ… Ví dụ Phí thệ là lời của Bá Cầm, chúa nước Lỗ, thệ sư
ở đất Phí. Từ Hịch thấy xuất hiện vào thời Chiến quốc (Hịch Tề Hồn Cơng
đánh Sở)” [19, 54].
“Tên gọi Hịch thấy xuất hiện sớm nhất trong Sử ký của Tư Mã Thiên

(Trương Nghi liệt truyện), từ đó về sau hịch chính thức trở thành một thể loại
văn. Hịch thời Hán viết trên một thẻ gỗ dài hai thước cho nên gọi là “thư hai
thước”. Hiện nay bài hịch sớm nhất của Trung Quốc chép trong Văn tuyển
của Tiêu Thống Dụ Ba Thục hịch của Tư Mã Tương Như thời Hán Vũ Đế,
tiêu biểu cho hịch văn thời kỳ đầu, nặng về hiểu dụ, vỗ về nhưng tính chất
trách móc, mắng mỏ, kích động vẫn tốt ra trong lời văn. Tính chất biểu cảm
này làm cho hịch phân biệt được với các loại giấy tờ văn thư khác. Thời Ngụy
Tấn có hịch của Trần Lâm, Nguyên Vũ, Chung Hội đều rất nổi tiếng… Hịch
còn gọi là lộ bố, nghĩa là loại văn thư khơng dán kín, giống như ngày nay, ta
gọi là thư ngỏ, nhằm công bố cho tất cả mọi người. Đời Hán, Mã Siêu làm lộ
bố phạt Tào Tháo. Thể văn này có từ đời Hán” [15, 249].
Tóm lại, nguồn gốc của thể hịch bắt nguồn từ Trung Quốc. Sự ra đời
của nó gắn liền với các cuộc chinh phạt giữa các tập đoàn phong kiến.
1.1.2. Chức năng của thể hịch
Chức năng của bài hịch là gây khí thế, tạo lịng tin cho qn sĩ trước
khi ra trận và làm cho đối phương sợ hãi, mất tinh thần chiến đấu.
“Bài hịch giống như tia chớp trước khi sét đánh:
Chấn lôi thủy ư diệu điện,
Xuất sư tiên tổ uy thanh.
(Có sét đánh thì trước đó phải lóe chớp,


18

Có ra qn thì trước đó phải gây thanh thế - Văn tâm điêu long)
Tam Quốc diễn nghĩa (hồi 22) ghi lại việc Trần Lâm viết bài hịch nhân
danh Viên Thiệu kể tội Tào Tháo. Tháo đang nhức đầu, đọc bài hịch tốt mồ
hơi mà khỏi bệnh. Thơi Chí Viễn (857 - ?) là người Hàn Quốc, sang nhà
Đường từ năm 12 tuổi. Khi Hồng Sào nổi loạn, Thơi đã thay mặt thượng
quan viết Hịch thảo phạt Hoàng Sào. Hoàng Sào đọc xong, hoảng sợ đến nỗi

ngã từ trên giường xuống” [19, 54 - 55].
1.1.3. Sự du nhập của thể hịch vào Việt Nam
Ở Trung Quốc thời cổ - trung đại, hịch có số lượng lớn vì ở nước này,
việc chinh phạt giữa các tập đồn phong kiến khơng thời nào khơng có. Đất
nước này lại sẵn những người có học vấn, được đào luyện viết hịch.
Còn ở Việt Nam, hịch cũng là một thể văn được dùng sớm. Tương
truyền khi Thi Sách bị Tô Định giết, Hai Bà Trưng đã có bài hịch (bằng chữ
Hán) kể tội kẻ thù và kêu gọi mọi người đồng tâm chiến đấu:
Dân không lẽ sống
Muôn vật tiêu vong
Ta đây: con cháu vua Hùng, vốn dòng Lạc tướng
Thương con đỏ dưới hầm tai vạ, ăn ngủ khơng ngon
Thể lịng người, cờ nghĩa dấy lên, quyết tiêu diệt hung tàn
Thảo Ma sa động hịch (Hịch đánh động Ma Sa) của Lý Nhân Tông thể
hiện quyết tâm bảo vệ sự thống trị của vương triều. Phạt Tống lộ bố văn của
Lý Thường Kiệt là một mốc son trong lịch sử thể hịch và của văn chính luận
Việt Nam thời trung đại, đánh dấu bước trưởng thành của chủ nghĩa yêu nước
và chủ nghĩa nhân đạo của Việt Nam. Bài hịch đã nêu rõ ràng và mạnh mẽ
mục đính của cuộc chinh phạt: “Nay bản chức vâng mệnh quốc vương, chỉ
tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt: chỉ có ý phân biệt quốc
thổ không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh, để đến thủa


19

ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình”. Sang thời Trần, bài hịch của
Trần Quốc Tuấn là một thành tựu xuất sắc của thể hịch và văn chính luận nói
chung. Và đặc biệt, nửa sau thế kỷ XIX, dân tộc ta phải đương đầu với cuộc
xâm lăng của thực dân Pháp. Đây là thời kỳ có những bi kịch lịch sử lớn và có
nhiều bài hịch xuất sắc.

Như vậy có thể nói, thể hịch của Trung Quốc đã nhanh chóng du nhập
vào Việt Nam và khẳng định được vị trí của nó trong văn chính luận trung đại
nói riêng và văn học dân tộc nói chung. Điều này bắt nguồn từ điều kiện lịch
sử luôn phải chống giặc ngoại xâm của đất nước và tài năng của những vị
tướng lĩnh, đồng thời cũng là những nhà văn.
1.2. Diễn trình thể hịch ở Việt Nam
Hịch là cơng văn hành chính xưa, chỉ ra đời khi có cuộc giao tranh,
chinh phạt và người đứng đầu quốc gia hay thủ lĩnh quân sự cần tập hợp lực
lượng, khích lệ tướng sĩ dưới quyền. Giá trị của loại văn bản này không chỉ bị
quy định bởi thể văn của chúng, mà còn phụ thuộc trực tiếp vào tài năng của
người viết, phụ thuộc trực tiếp vào tính chất của thể chế chính trị đương thời.
Vì thế, tìm hiểu diễn trình thể hịch ở Việt Nam thời trung đại theo các thời kỳ
lịch sử là thích hợp nhất với văn chính luận nói chung và thể hịch nói riêng.
1.2.1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
Về mặt lịch sử, năm 938, Ngô Quyền đã giành thắng lợi hồn tồn với
chiến cơng vĩ đại trên sông Bạch Đằng, chấm dứt ách thống trị của đế quốc
phong kiến Trung Hoa trong nhiều thế kỷ. Nhưng Ngơ Quyền chỉ ở ngơi được
6 năm thì mất, đất nước rơi vào cảnh hỗn loạn do mười hai sứ quân gây ra.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đã khắc phục được nạn cát cứ của mười hai sứ quân,
thu giang sơn về một mối. Năm 981, kế thừa truyền thống của Ngơ Quyền và
Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hồn đã chiến thắng quân Tống xâm lược. Từ thế kỷ X,
nhiều giá trị văn hóa bị chìm đắm hoặc bị mai một trong thời Bắc thuộc được


20

phục hồi. Tuy nhiên, trừ dòng văn nghệ dân gian vốn hình thành và phát triển
từ trước, số tác phẩm do trí thức người Việt sống trong thời kỳ Bắc thuộc là
khơng nhiều và chưa làm thành một dịng văn học hẳn hoi.
Sau các triều đại Ngô, Đinh, Lê, tức là sau bảy chục năm (từ năm 938

đến năm 1009), nước Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ với nhà Lý.
Nhà Lý dưới các triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý
Nhân Tông đã làm cho nước Đại Việt giàu mạnh và phát triển về văn hóa.
Thơ văn thời Lý đạt nhiều thành tựu xuất sắc với nhiều tác phẩm nổi tiếng
như: Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô của Lý Thường Kiệt; Quốc tộ của Đỗ
Pháp Thuận…
Ở thời Lý, bài hịch tiêu biểu là Phạt Tống lộ bố văn của Lý Thường
Kiệt. Bài hịch được viết vào năm 1075. Khi ấy, giặc Tống tập trung quân đội,
xây dựng căn cứ hậu cần ở châu Ung (Quảng Tây), châu Khẩm, châu Liêm
(Quảng Đông), chuẩn bị mở cuộc xâm lược nước ta. Hiểu rõ dã tâm của giặc,
Lý Thường Kiệt đã chủ động đem quân tấn công các căn cứ hậu cần ấy, phá
tan các căn cứ xâm lược của Tống trên đất Tống. Chủ trương tấn công quân
giặc nhằm tự vệ của Lý Thường Kiệt hồn tồn phù hợp với chính nghĩa, phù
hợp với quyền lợi của nhân dân hai nước Đại Việt và Trung Hoa. Để giải
thích cho nhân dân Trung Hoa vùng biên giới hiểu rõ mục tiêu tiến quân của
quân đội ta cũng như những tội ác của mà bọn vua quan nhà Tống gây ra với
nhân dân Trung Hoa (phép thanh miêu, trợ dịch của Vương An Thạch), Lý
Thường Kiệt đã viết Phạt Tống lộ bố văn. Bài hịch có đoạn: “Nay bản chức
vâng mệnh quốc vương, chỉ tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu
nghiệt: chỉ có ý phân biệt quốc thổ khơng phân biệt chúng dân. Phải quét sạch
nhơ bẩn hôi tanh, để đến thủa ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng
bình”. Và bài văn đã thu được một hiệu quả rất to lớn là quân đội của Lý
Thường Kiệt tiến tới đâu đều được nhân dân vùng biên giới Trung Hoa hưởng


21

ứng ủng hộ. Theo Nhữ Bá Sĩ, thì “dân Tống thấy lời tuyên cáo đều vui mừng,
đem trâu rượu ra khao quân ta. Từ đó, mỗi khi dân Tống thấy cờ của Lý
Thường Kiệt đàng xa thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi

cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy thanh quân ta lan
khắp”. Mặt khác, dưới các chính thể phong kiến, số phận dân chúng không
được quan tâm (cổ thư Trung Hoa ghi chép về các cuộc chinh phạt thường kết
thúc bằng câu “làm cỏ cả thành”), nhất là dân chúng ngoại tộc. Vậy mà bài
hịch này tuyên bố “chỉ có ý phân biệt quốc thổ mà khơng có ý phân biệt
chúng dân”, nghĩa là coi dân Trung Quốc cũng như dân mình. Đó là biểu hiện
thái độ nhân ái với ngoại tộc - điều mà lịch sử cổ - trung đại Trung Hoa khơng
hề có. Như thế bài Phạt Tống lộ bố văn đã làm tốt công tác địch vận. Có thể
nói, thành cơng của bài hịch này đã mở đầu, đánh dấu cho những thành tựu
của thể hịch giai đoạn sau.
Đến thời kỳ nhà Trần, văn học viết nước ta có bước chuyển mạnh về
nhiều phương diện: số lượng, thể loại, nghệ thuật, nội dung, chữ viết… và có
thể ví như “một khoảnh nhiều cây xưa quý hiếm, nhiều hoa cảnh kỳ thú trong
vườn hoa văn học Việt Nam tươi đẹp, rộng lớn” [21, 5]. Các nhà thơ lớn thời
kỳ này Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông), Trần Hoảng (tức Trần Thánh Tông),
Trần Khâm (tức Trần Nhân Tông), Trần Thuyên (tức Trần Anh Tông), Trần
Mạnh (tức Trần Minh Tông) cũng là 5 vị vua mở nước, giữ gìn, phát triển
triều Trần từ đầu cho đến thời kỳ cực thịnh. Trần Quốc Tuấn, Trần Quang
Khải, Phạm Ngũ Lão… là những nhà văn nhà thơ mang chiến bào, từng lập
nhiều chiến công vang dội. Các vị như Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu, Mạc
Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn…vừa là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà
chính trị, nhà ngoại giao nổi tiếng.
Nhà Nguyên sau khi chinh phục Trung Quốc và nhiều nước khác, tất
thế nhịm ngó nước ta. Và thời kỳ này, nhân dân ta đã ba lần chiến thắng quân


22

Nguyên Mông. Bài hịch của Trần Quốc Tuấn (Dụ chư tì tướng hịch văn) được
viết trước cuộc xâm lăng của quân Nguyên Mông lần thứ hai (sau năm 1258).

Từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258) đến thời điểm đó đã gần ba thập kỷ,
một số tướng lĩnh có tư tưởng cầu an, hưởng lạc, lơ là việc binh nhung. Bài
hịch của Trần Quốc Tuấn là lời nhắc nhủ kịp thời, hâm nóng tinh thần chiến
đấu. Mở đầu, Trần Quốc Tuấn đưa nhiều dẫn chứng để khẳng định các bậc
trung thần nghĩa sĩ đời nào cũng có. Tiếp đến, người viết trình bày hiện tình
đất nước và phê phán những cách sống không phù hợp với tướng lĩnh. Trong
phần kết thúc, vị chủ tướng nêu cả cách hành xử thuận nghịch để tướng sĩ lựa
chọn. Tư tưởng của bài hịch là tư tưởng trung nghĩa theo đạo thần chủ (lòng
trung của bề tơi với chủ) khơng phải là lịng trung của bề tôi với vua. Tuy
nhiên bài hịch không chỉ kêu gọi người ta hi sinh cho ông chủ trực tiếp của
mình mà cịn phải biết hi sinh vì nước. Điều này cũng phản ánh đặc thù của
thời đại Lý - Trần là quyền lợi của giai cấp, quyền lợi của mỗi người gắn bó
chặt chẽ với quyền lợi của Tổ quốc. Bố cục bài hịch đơn giản, sáng rõ, hợp
lôgic nhận thức, phù hợp với chức năng của thể văn là cổ động cho hoạt động
quân sự từ việc tác động vào trí tuệ và tình cảm con người. Trong bài hịch, lý
lẽ được triển khai tuần tự, điều trước chuẩn bị cho điều sau, điều sau bổ sung,
khẳng định hay bác bỏ điều trước. Tác giả không đơn thuần dùng lý lẽ. Đi liền
với nó là cảm xúc mạnh mẽ: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,
ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt
gan uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác
này gói trong da ngựa ta cũng cam lịng!”. Hiện khơng cịn những bài hịch
khác của đời Trần cho phép đối sánh đồng đại, thậm chí ngay cả văn bản hịch
giá trị nhất đời Tống là Phạt Tống lộ bố văn cũng khác xa trước tác của Hưng
Đạo Đại Vương ở quy mô và giá trị văn chương.


23

Văn học thời kỳ Trần - Hồ đa dạng hơn, ra đời trong xã hội cũng đầy
biến động. Đến thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Ly

bị bắt. Kể từ những năm cai trị của chúng, suốt hai mươi năm trời này (1407 1427), văn học của dân tộc mất mát không sao kể xiết. Bọn giặc này đã tiến
hành hủy diệt nền văn hóa Việt Nam một cách có quy mơ, có chỉ đạo cụ thể.
Chúng muốn vét hết các sách của Việt Nam đem về nước chúng, số khơng
đem về được thì chúng đốt hết, hủy hết. Ý đồ hủy diệt văn hóa dân tộc Việt
Nam của giặc Minh xâm lược đã không thể thực hiện được. Tuy nhiên, thơ
văn thời kỳ này cũng mất mát nhiều. Thời kỳ này, các tác phẩm để lại khơng
có tác phẩm hịch nào.
Tóm lại, giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XV, số lượng tác phẩm
hịch để lại không nhiều. Thời Lý có Phạt Tống lộ bố văn của Lý Thường
Kiệt, thời Trần có Dụ chư tì tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn. Tuy nhiên,
hai tác phẩm này có ý nghĩa lịch sử cũng như ý nghĩa văn học to lớn. Đặc
biệt, Dụ chư tì tướng hịch văn khơng chỉ là tác phẩm xuất sắc của thể loại mà
còn là xuất sắc của văn học Việt Nam trung đại.
1.2.2. Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII
Về mặt lịch sử, vào thế kỷ XVI, chế độ phong kiến đã bộc lộ ngày càng
rõ mâu thuẫn nội tại và mâu thuẫn với xu thế tiến triển của lịch sử dân tộc.
Sau khi Lê Thánh Tông qua đời, bảy ông vua (Hiến Tông, Túc Tông, Uy
Mục, Tương Dực, Quang Trị, Chiêu Tơng, Cung Hồng) kế tiếp nhau ở ngơi.
Trong vịng 30 năm (1497 - 1527), triều chính ngày càng đổ nát, vua quan
ngày càng tàn bạo, sa đọa. Nhà nước phong kiến tỏ ra bất lực trước hai mâu
thuẫn cơ bản: giữa triều đình với nhân dân và giữa các phe phái phong kiến
trong nội bộ giai cấp thống trị với nhau. Hệ quả tất yếu là đầu thế kỷ XVI,
nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp bùng nổ. Các cuộc khởi nghĩa nơng
dân đó cuối cùng đều bị qn tướng triều đình đánh lui, nhưng đó là sự kiện


24

lịch sử báo hiệu sự trỗi dậy của phong trào quần chúng, chống triều đình
phong kiến mục nát. Cũng từ đầu thế kỷ XVI, nạn tranh chấp quyền lực giữa

các phe phái phong kiến và nhất là cục diện hỗn chiến giữa các tập đoàn
phong kiến diễn ra liên miên (Lê - Mạc). Thế kỷ XVI là thế kỷ của bạo lực,
chiến tranh. Tình trạng cát cứ, nội chiến, bạo loạn triền miên làm nhân dân
phải chịu bao lầm than cơ cực.
Thế kỷ XVI, trong mơi trường văn hóa xã hội đã đổi thay, sáng tác văn
học có diện mạo, tính chất và thành tựu mới, có những đặc điểm mới so với
văn học thời trước. Trước đây, văn học nửa sau thế kỷ XV, phát triển với tinh
thần khẳng định nhà nước phong kiến tự chủ, đề cao ngôi vua, triều đình, suy
tơn Nho giáo, coi trọng nho sĩ, ca ngợi cuộc sống thái hòa cực trị đồng thời
cũng tự hào về đất nước giàu đẹp, lịch sử hào hùng và truyền thống quang
vinh của dân tộc. Bước sang thế kỷ XVI, cảm hứng tụng ca vẫn còn, nhưng
dần dần nhường bước cho cảm hứng phê phán, tố cáo và nỗi niềm suy tư dằn
vặt về thế đạo nhân tâm. Tinh thần chủ đạo của sự phát triển văn học XVI là
“Phát huy giá trị truyền thống, phê phán những tệ hại của chế độ phong kiến
nhằm vãn hồi một xã hội thái bình thịnh trị, vì xu thế phát triển của đất nước,
vì cuộc sống của cộng đồng. Tinh thần này là cảm hứng sáng tác, nội dung cơ
bản, là chủ đề, đề tài trực tiếp cập nhật của sáng tác văn học. Yêu nước và tự
hào dân tộc vẫn là cảm hứng chính của sáng tác văn học. Khác với các thế kỷ
trước, văn học yêu nước thời kỳ này tập trung vào các đề tài có tính chất đối
nội. Đó là xu thế tất yếu của sự phát triển văn học kể từ khi họa ngoại xâm
khơng cịn đe dọa trực tiếp nước ta nữa. Thể tài tiêu biểu cho văn học yêu
nước thời kỳ này là thơ vịnh sử, thơ đi sứ và thơ thiên nhiên miêu tả phong
vật đất nước” [25, 26]. Vì vậy mà thời kỳ này vắng bóng các tác phẩm hịch.


25

1.2.3. Giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Tập 9A, Tổng tập văn học Việt Nam khẳng định: “Văn học thời Tây
Sơn chưa phải là một giai đoạn văn học, mà nó chỉ là một cái nấc của văn học

Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Mặc dù,
những thành tựu mà nhà Tây Sơn đóng góp cho lịch sử dân tộc ta là rất to lớn,
nhưng thời gian tồn tại lại quá ngắn, vì thế, trong bối cảnh của nền văn học
trung đại, nó chưa có thể tạo ra một sự chuyển biến cơ bản để mở đầu một nền
văn học mới” [27, 7].
Cách đây 200 năm, ở vùng đất phía Tây Bình Định cũ đã bùng nổ một
phong trào nông dân khởi nghĩa. Phong trào phát triển hết sức nhanh chóng.
Với sức mạnh như vũ bão của mình, nó đã lật đổ được hai tập đoàn phong
kiến thống trị trong Nam ngoài Bắc lúc bấy giờ để thống nhất đất nước và
chiến thắng hai đạo quân xâm lược nước ngoài, bảo vệ được độc lập của Tổ
quốc. Nhưng nhà nước Tây Sơn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi bị
thay thế. Đối với lịch sử, giai đoạn Tây Sơn giống như một tia chớp lóe sáng.
Tuy vậy nó vẫn có tiếng vang sâu xa trong đời sống tinh thần của toàn dân
tộc, mà văn học Tây Sơn trong một chừng mực nào đó có thể coi là tấm
gương phản chiếu những thành tựu rực rỡ của phong trào này. Nói đến văn
học thời Tây Sơn là nói đến những sáng tác, những tác giả và tác phẩm ra đời
dưới thời Tây Sơn, trong đó phần chính yếu là những là những tác giả, tác
phẩm thể hiện được tinh thần thời đại Tây Sơn.
Những năm giữa thế kỷ XVIII, đất nước ta rơi vào tình trạng hết sức bế
tắc. Đây là hậu quả của việc tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn phong
kiến từ những thế kỷ trước đưa đến việc chia đất nước ra làm hai miền. Miền
Bắc gọi là Đàng Ngoài hay Bắc Hà; thuộc sự cai quản của vua Lê chúa Trịnh.
Miền Nam gọi là Đàng Trong hay Nam Hà, thuộc quyền cai quản của nhà
Nguyễn. Chính quyền của hai miền đến giai đoạn này đều thối nát. Ngoài


×