Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phương thức huyền thoại trong đức phật,nàng savitri và tôi của hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.24 KB, 108 trang )

1

B GIO DC V O TO
Tr-ờng đại học vinh
---------TRN TH TUYẾT NHUNG

PHƢƠNG THỨC HUYỀN THOẠI TRONG ĐỨC
PHẬT, NÀNG SAVITRI VÀ TÔI CỦA HỒ ANH THÁI
Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS NGUYỄN VĂN HẠNH

Vinh, 2010


2

Lời cảm ơn
Mở đầu luận văn, tôi xin được gửi lời
cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu
sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn Hạnh, người
thầy đã tận tình hướng dẫn, khích lệ tơi
hồn thành đề tài thú vị nhưng đầy khó
khăn này!
Xin được cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa
sau Đại học, khoa Ngữ văn trường Đại học
Vinh cùng tất cả các thầy giáo, cơ giáo


đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong việc học tập,
nghiên cứu.
Xin được cảm ơn sự động viên, khích
lệ của gia đình, bè bạn, những người ủng
hộ tơi về mặt tinh thần trong suốt thời
gian viết đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 02 tháng
12 năm 2010
Người thực hiện:
Trần Thị Tuyết
Nhung


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hồ Anh Thái được xem là một hiện tượng trong văn học đương đại
Việt Nam. Ông là là văn viết nhiều, viết đa dạng và “ln có ý thức làm mới
mình”. Kể từ khi xuất hiện đến nay, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới (1986), Hồ
Anh Thái đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của người đọc và giới nghiên
cứu phê bình trong và ngồi nước. Hồ Anh Thái là nhà văn có sức viết mạnh
mẽ trong đội ngũ các nhà văn đương đại. Viết văn từ năm 20 tuổi, Hồ Anh
Thái đã có truyện ngắn đoạt giải của tuần báo văn nghệ Chàng trai ở bến đợi
xe. Từ đó đến nay, Hồ Anh Thái liên tục cho ra mắt bạn đọc nhiều tập truyện
ngắn và tiểu thuyết. Đặc biệt thành công trong lĩnh vực tiểu thuyết, hầu như
năm nào ông cũng cho ra mắt một vài cuốn tiểu thuyết mới. Tác phẩm của
ông nhận được sự quan tâm của người đọc không chỉ bởi phong cách viết trẻ

trung hiện đại với những cách tân trong nghệ thuật tự sự, mà còn ở việc nhận
thức lại nhiều vấn đề của hiện thực đời sống dưới nhãn quan của thời đại. Tuy
nhiên cho đến nay, nhiều vấn đề sáng tác của Hồ Anh Thái vẫn còn mở ngỏ.
Chọn đề tài nghiên cứu này, chúng tơi mong góp thêm một tiếng nói vào q
trình giải mã các sáng tác của ơng.
1.2. Tiểu thuyết Hồ Anh Thái có nhiều cách tân nghệ thuật. Điều đó đã
được nhiều người nói đến. Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại xuất
hiện trong các tác phẩm của ông là khá rõ. Ngay từ những ngày đầu viết văn,
Hồ Anh Thái đã sớm bộc lộ một lối viết và lối tư duy nghệ thuật khá mới mẻ
so với các nhà văn cùng thời. Những tiểu thuyết được Hồ Anh Thái sáng tác
sau thời kỳ đổi mới từ 1986 trở lại đây thể hiện những cách tân mạnh mẽ theo
hướng hội nhập với kỹ thuật viết hậu hiện đại. Cùng với một số nhà văn như
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh… phương thức huyền thoại
được xem là một thể nghiệm đã ít nhiều thành cơng của tiểu thuyết Hồ Anh


4

Thái, mà rõ nhất là tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tơi. Tìm hiểu
phương thức huyền thoại trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tơi, vì
vậy góp phần giải mã thế giới nghệ thuật của tác phẩm, mà đến nay còn nhiều
điều chưa được thống nhất.
1.3. Như đã nói ở trên, phương thức huyền thoại là một trong những kỹ
thuật viết của tiểu thuyết hiện đại. Đó là một kỹ thuật không mới trong tiểu
thuyết nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta kỹ thuật này chỉ được
nói đến nhiều trong sáng tác của một số nhà văn kể từ sau thời kỳ đổi mới
(1986). Vì lẽ đó, việc tìm hiểu phương thức huyền thoại trong tiểu thuyết Đức
Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái không chỉ để khám phá thế giới
nghệ thuật của một tác phẩm, mà còn mở ra khả năng tiếp cận một vấn đề lớn
hơn, đó là phương thức huyền thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

2. Lịch sử vấn đề
Như đã nói ở trên, sáng tác của Hồ Anh Thái từ lâu đã thu hút sự quan
tâm của người đọc và giới nghiên cứu phê bình trong và ngoài nước. Những
đổi mới về nghệ thuật cũng như sự sâu sắc về nội dung đã được đề cập đến ở
nhiều bài viết, cũng như những lời giới thiệu về tác phẩm của ông. Dựa trên
nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi
điểm lại một số vấn đề sau:
2.1. Khái lược tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái là cây bút khá thành công của văn học đương đại Việt
Nam. Cùng với Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Kh, Phan Thị Vàng Anh...
ơng là nhà văn có nhiều tác phẩm được dịch và giới thiệu với bạn đọc ngoài
nước. Wayne Karlin khẳng định: “Hồ Anh Thái và những người đương thời
Việt Nam đang tiên phong cho nền văn học của các nước đang phát triển, nền
văn học không cịn bị định nghĩa bằng những thơng số của cuộc đấu tranh
giữa hai bên tư bản và cộng sản. Đó là nền văn học của toàn Châu Á”[47].


5

Với những tiểu thuyết đầu tay Người và xe chạy dưới ánh trăng, Người đàn
bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Hồ Anh Thái đã nhận được rất nhiều
ý kiến đánh giá cao về những đổi mới nghệ thuật. Trần Thanh Giao khi nhận
xét về Người và xe chạy dưới ánh trăng trong bài viết Không theo kiểu cũ đã
đề cao những đổi mới về lối viết cũng như tư tưởng chủ đề của tác phẩm:
“…cuốn sách mang được tính nhân bản, nhân ái… phê phán cái trì trệ xấu xa
để cuộc sống được mau đổi mới. Tiểu thuyết cịn nhiều chỗ có thể bàn cãi
thêm, nhưng tư tưởng thì rõ ràng và lối viết thì khơng theo kiểu cũ”[48]. Trần
Bảo Hưng, trong bài Một cá tính sáng tạo độc đáo đã ghi nhận những sáng
tạo và nỗ lực tìm tịi của Hồ Anh Thái. Ơng viết: “Có thể nói Người và xe
chạy dưới ánh trăng là một hiện thực đa chiều, và để phản ánh được cái hiện

thực phức tạp ấy Hồ Anh Thái sử dụng nhiều thủ pháp linh hoạt, cả phục hiện
và đồng hiện, rồi một cốt truyện đầy co giãn với những mạch ngang, lối
rẽ…”[48]. Hai cuốn tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng
hiện ra cũng nhận được sự quan tâm với nhiều ý kiến đánh giá cao những vấn
đề đặt ra trong tác phẩm. Với Người đàn bà trên đảo, Wayne Karlin trong lời
giới thiệu cho bản in cuốn tiểu thuyết này của nhà xuất bản Washinhton
khẳng định: “Tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo đã mở ra cánh cửa vào một
nền văn hoá đang phải đấu tranh để định nghĩa với quá khứ và tương lai của
mình… Hồ Anh Thái đã trở thành một trong những nhà văn Việt Nam đầu
tiên thu hút được sự chú ý vào đề tài cho đến lúc nó vẫn cịn cấm kỵ: Cái giá
khủng khiếp của những người phụ nữ cựu binh của cuộc kháng chiến chống
Mỹ phải trả”[47]. Tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra được xem là một
hiện tượng lạ trên văn đàn ngay khi vừa ra đời. Trong bài viết Một góc nhỏ
văn chương Hồ Anh Thái, Diệu Hường đã viết: “Với tiểu thuyết Trong sương
hồng hiện ra, Hồ Anh Thái đã làm được một sự khác trên mặt bằng văn học
đương thời. Trước hết là một cốt truyện kỳ lạ, đầy chất huyễn tưởng, một thứ


6

của hiếm trong văn xuôi bấy giờ(…). Đưa nhân vật của mình trở lại với hai
mươi năm trước, Hồ Anh Thái đã làm một cuộc mổ xẻ quá khứ và góp lời giải
cho những băn khoăn trước tương lai của những con người thời Đổi mới”[16].
Wayne Karlin, trong Lời giới thiệu tuyển tập tác phẩm của Hồ Anh Thái (Nxb
Curbstone Press - Mỹ, 1998) đã viết: “Ở cuốn Trong sương hồng hiện ra cũng
như các tiểu thuyết và truyện ngắn khác, trong đó chất hài hước, chất lạ cộng
với chất Kafka dường như gây bất ngờ cho phương Tây khi họ tìm hiểu văn
học Việt Nam”[47].
Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế được xem là mốc đánh dấu
một bước tiến mới trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Tác

phẩm đã gây nhiều tranh cãi và dư luận khác nhau. Nguyễn Đăng Điệp trong
bài Hồ Anh Thái người mê chơi cấu trúc nhận xét: “Là cây bút nhạy bén và
tỉnh táo, Hồ Anh Thái đã tạo được cái nhìn riêng về thế giới. Độ sắc trong
những trang viết của Hồ Anh Thái lộ ra ở chỗ anh dám nhìn thẳng vào những
mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ nó bằng cái nhìn trung thực táo
bạo(…). Đây là cái nhìn “suồng sã” của tư duy nghệ thuật hiện đại”[46, 357].
Cũng cách nhìn ấy, Nguyễn Anh Vũ, trong bài Hơn cả sự thật, nhận xét: “Cõi
người rung chuông tận thế được viết với một giọng điệu một văn phong rất
hiện đại, rất “Tây” gọn, chính xác, lạnh lùng, thậm chí có vẻ như dữ dằn, tàn
nhẫn. Thế nhưng ẩn chứa trong đó là một tư tưởng, một thông điệp mang đậm
bản sắc của tâm linh phương Đông ác giả ác báo, gieo gió gặt bão”[46]. Có
phần cụ thể hơn, Phan Văn Tú, trong bài Cõi người rung chng tận thế nhìn
từ vài con số thống kê cho rằng: “Cõi người rung chuông tận thế là một tiểu
thuyết minh chứng hùng hồn cho luận điểm của một nhà văn Nga Lêơnid
Lêơnơv: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ
cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”[46, 320].
Vân Long, trong Cái ảo trên nền thực cũng đánh giá rất cao tác phẩm này


7

“Cõi người rung chuông tận thế vừa thể hiện được tầm tư tưởng của tác giả
vừa hấp dẫn bởi những chi tiết trong đời sống được tái hiện qua cách nhìn
hóm và sắc của nhà văn, trong 241 trang văn bố cục gọn, chặt”[46, 288].
Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm là một thử nghiệm mới trong cách viết
của Hồ Anh Thái. Đây cũng là một tiểu thuyết được đánh giá rất cao bởi chất
hài hước, nghịch dị. Nguyễn Thị Minh Thái đánh giá cao lối viết mới lạ của
tiểu thuyết: “Góc nhìn ở vị thế hắt sáng, từ phía sau, từ bản thể, giọng tiểu
thuyết giễu nhại, thâm sâu”[49]. Hoài Nam, trong bài “Chất hài hước, nghịch
dị trong Mười lẻ một đêm” cũng đã nhận định: “Có thể thấy, giọng văn ở đây

là giọng phát ngơn tưng tửng, nó được xun thấm bởi tính bỡn cợt, giễu
nhại(…). Khơng đặt mục tiêu thuyết phục độc giả, nhà văn bày ra một cuộc
chơi, bước vào cuộc chơi ấy, độc giả có thể vừa thưởng thức, vừa chứng
nghiệm, vậy thôi”[50]. Từ Nữ, trong bài Tiếng cười trên từng trang cũng đã
có những đánh giá rất cao sức hấp dẫn của Mười lẻ một đêm: “Một cuốn tiểu
thuyết hơn 300 trang với cách viết hài hước đầy chi tiết Carnaval, khiến nó trở
thành cuốn sách được u thích nhất trong tháng 3/2006. Khơng ai lạ lẫm gì
lối viết “Thị Màu” của nhà văn Hồ Anh Thái, nhưng người đọc vẫn vấp từ bất
ngờ này sang bất ngờ khác. Một cuốn tiểu thuyết chứa nhiều thông tin xã hội
làm bạn đọc ngộp thở”[50].
Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi là một thành công mới của
Hồ Anh Thái. Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã nhận được sự quan tâm
của đông đảo bạn đọc với đủ thành phần xã hội, trong đó có cả giới tăng ni
Phật tử. Dư luận xung quanh cuốn tiểu thuyết này là rất nhiều. Tuy khơng
thống nhất, có khen có chê, nhưng một sự thật khơng thể phủ nhận, đây là một
trong những tác phẩm của văn học Việt Nam đương đại được nói đến nhiều
nhất trong thời gian qua. Có rất nhiều bài nghiên cứu và phê bình về tác phẩm
này. Đáng chú ý là những cơng trình như: Hồ Anh Thái có sợ giải thiêng của


8

Phạm Xuân Thạch; Cảm theo cách của Đức Phật, nàng Savitri và tôi của
Nguyễn Tham Thiện Kế; Phật sử và hư cấu văn chương của Hoài Nam; Xin
đừng ảo tưởng và định kiến… Trong những năm gần đây đã xuất hiện một số
luận văn thạc sĩ bàn về tiểu thuyết Hồ Anh Thái, ví như Những đặc sắc nghệ
thuật trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Nguyễn Thị Huệ; Cõi người
trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Trần Thị Hải Vân;
Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
của Lê Bảo Trung; Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trong tư duy nghệ thuật Hồ

Anh Thái của Nguyễn Thị Th Hồ; Những cách tân trong văn xi Hồ Anh
Thái của Hoàng Thị Thuý Hằng; Nghệ thuật kết cấu của tiểu thuyết Hồ Anh
Thái của Nguyễn Thanh Thuỷ; Phong cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Trần
Quỳnh Trang … Với những mục đích nghiên cứu riêng, các cơng trình đó mới
đề cập đến một số phương diện chung nhất trong thế giới nghệ thuật của tiểu
thuyết Hồ Anh Thái.
2.2. Những cách nhìn về tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi
Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi là một tác phẩm thành công
của Hồ Anh Thái viết về đề tài Ấn Độ. Đây là cuốn thiểu thuyết, theo như
nhận xét trong bài “Cảm theo cách của đức Phật, nàng Savitri và tôi” của
Nguyễn Tham Thiện Kế: “Không tạo sự khác thường hay căng thẳng gây
hứng thú tâm lý vốn có ở các tác phẩm trước đó của Hồ Anh Thái, Đức Phật,
nàng Savitri và tôi với cách kể chuyện thoải mái, đầy cảm giác tạo nên sự
giao tiếp nhu thuận tự nhiên với người đọc. Đức Phật, nàng Savitri và tơi,
khơng thể là cuốn sách khó đọc. Nhưng đọc nó theo tinh thần và vị thế nào lại
là chuyện khác. Nó là cuốn sách khơng dễ gì để viết. Sự phối trộn nguồn sử
liệu và truyền thuyết và hiện tại trên nền cảm hứng dài hơi của tiểu thuyết là
một cách thức khơng dễ gì vượt qua của các tiểu thuyết gia. Hồ Anh Thái
hoàn toàn tự chủ và thoải mái nhuần nhuyễn ở trạng thái dung hoà giữa hư và


9

thực”[27]. Khi cuốn tiểu thuyết ra mắt bạn đọc, Hồ Anh Thái phải đối mặt với
rất nhiều ý kiến dư luận trái chiều. Nhiều bạn đọc ủng hộ, yêu thích và đánh
giá rất cao những thành công trong tác phẩm của ơng. Hồng Cơng Danh
trong bài viết Tái hiện phật sử, đồng hiện nghệ thuật, tương hợp đạo và đời
đã có những nhìn nhận rất sâu sắc và đánh giá cao những thành công của cuốn
tiểu thuyết trên mọi phương diện. Ơng viết: “Có rất nhiều điều đáng nói về
cuốn sách, ở đây tơi chỉ xin góp một vài lời tâm sự với khán giả và bạn đọc.

Những ai đã đọc qua cuốn sách thì hãy cùng ngẫm lại đơi chút, những ai chưa
đọc thì hãy tìm đọc để thấy cái hay cái đẹp khi đạo pháp đi vào đời sống. Đó
khơng chỉ là Đức Phật, nàng Savitri và tơi mà là tất cả mọi người”[11].
Nguyễn Tham Thiện Kế khẳng định: “Tôi tin và khẳng định, Đức Phật, nàng
Savitri và tôi sẽ là cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của Hồ Anh Thái, đồng
thời nó sẽ giữ ngơi vị lâu dài là tiểu thuyết duy nhất trong văn học Việt lấy
cuộc đời giáo chủ Phật giáo làm nguồn cảm hứng(…) Nó là cuốn sách khơng
dễ gì để viết. Sự phối trộn nguồn sử liệu và truyền thuyết và hiện tại trên nền
cảm hứng dài hơi của tiểu thuyết là một thách thức khơng dễ gì vượt qua của
các tiểu thuyết gia”[27]. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ thì Đức Phật, nàng
Savitri và tơi cũng gặp khơng ít những ý kiến phản bác và cho rằng nó chưa
phải là một cuốn tiểu thuyết hay. Trong bài viết “Hồ Anh Thái có „sợ‟ giải
thiêng” nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch đã phủ định những gì mà dư luận
cho rằng đó là thành cơng của tiểu thuyết. Ơng cho rằng Hồ Anh Thái chưa
đủ sâu sắc và tầm hiểu biết để có thể đưa người đọc khám phá được những bí
ẩn sâu xa của nền văn hố Ấn Độ: “Ơng khơng đủ sự sâu sắc để chạm đến
tính phức tạp bên trong của nền văn hoá Ấn Độ và tư tưởng Phật giáo. Ơng lại
khơng đủ quyết liệt để đi đến tận cùng cái ý tưởng sáng tạo của mình(…) Đức
Phật trở thành một cái gì lơ lửng giữa một nhân vật tâm lý và một nhân vật tư
tưởng, vừa thiếu phần tâm lý người, cảm xúc người, lại vừa giản đơn về tư


10

tưởng. Và tất nhiên, Đức Phật của ông lại càng khơng thể trở thành một nhân
vật có tính biểu hiện, kiểu như nhân vật trong tiểu thuyết từ Kafka trở về
sau”[61]. Trong khi đó, Phạm Xuân Thạch lại cho rằng, Đức Phật, nàng
Savitri và tôi chỉ đơn giản là “loại truyện anh hùng chiến sĩ thi đua rất phổ
biến thời chiến tranh, những cuốn sách được viết ra kiểu người thực việc thực,
đơn giản, phục vụ trực tiếp, kịp thời, loại sách mà dạng thức tiêu cực nhất của

nó đã bị Nguyễn Minh Châu đọc lời “ai điếu” trong những năm đầu thời Đổi
mới”[61]. Và theo ông, Hồ Anh Thái đã giải thiêng hình tượng Đức Phật tuy
khơng chịu cơng nhận: “Ơng Thái khơng cơng nhận mình “giải thiêng” cuộc
đời Phật (…) Hình như ơng Thái sợ cái từ “giải thiêng” nọ. Điều này thể hiện
một nhược điểm cốt tử trong cuốn sách của ông Thái”[61]. Phản biện lại thái
độ thiếu khách quan và những chỉ trích nặng nề của Phạm Xuân Thạch, tác
giả bài viết Xin đừng ảo tưởng và định kiến đã viết “đặt tác phẩm Đức Phật,
nàng Savitri và tôi trong diện mạo văn chương Việt Nam đương đại, thử hỏi
có ai đã viết về văn hố Ấn Độ và một vĩ nhân của nền văn hoá ấy (Đức Phật)
bằng một lối viết vừa dung dị, vừa sinh động và giàu chất trữ tình như vậy?
Dung dị mà không làm mất đi sự thiêng liêng, giàu chất trữ tình mà khơng hề
bỏ qua tính chất của một cuốn biên niên sử (…) Giải thiêng hay không giải
thiêng đó là cách tiếp cận của từng độc giả. Một tác phẩm hay sẽ sống nhiều
đời công chúng, nhiều đời nhà văn và tất nhiên nó sẽ sống nhiều đời phê bình.
Ta đang đứng trên cái điểm hữu hạn khơng thời gian, ta biết sao được mà vội
vàng”[39]. Ở một góc nhìn khác, nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái đặt vấn
đề, “cớ sao lại nâng đỡ tác phẩm của Hồ Anh Thái đến thế trong tình cảnh
xuất bản thê thảm hiện nay”[57]. Nhà báo Yên Ba trong lần ra mắt tiểu thuyết
của Hồ Anh Thái với bạn đọc cả nước đã đặt ra câu hỏi cho nhà văn “Phải
chăng có lúc nhà nghiên cứu Hồ Anh Thái đã át nhà văn Hồ Anh Thái”. Trả
lời câu hỏi này, tác giả đã khẳng định: “Tôi viết với cảm hứng tiểu thuyết, bút


11

pháp tiểu thuyết, tư liệu đã được chuyển hoá thành hình tượng”. Cũng trong
lần ra mắt này đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho nhà văn, bày tỏ những
trăn trở của bạn đọc xung quanh cuốn tiểu thuyết về một đề tài mới lạ và một
phong cách viết khá táo bạo của ông. Không chút ngần ngại, Hồ Anh Thái đã
trả lời một cách thẳng thắn không né tránh, giúp bạn đọc thấu hiểu và thông

suốt những thắc mắc về Đức Phật và hành trạng của ngài trên đất Ấn Độ cách
đây hai lăm thế kỷ. Ông cũng nói rõ quan niệm của mình khi bắt đầu cầm bút
viết cuốn tiểu thuyết này. Theo ơng, “Văn hố Ấn như một đại dương mênh
mông, và ai can đảm nhảy xuống phải chấp nhận thách thức, với nhà văn,
dường như càng bơi trên đại dương ấy, càng thấy xa bờ”[55].
Nhận xét về Hồ Anh Thái và tác phẩm của ơng, nhà văn Tơ Hồi cho
rằng “trong số ít cây bút đọc được hiện nay thì Hồ Anh Thái là một nhân tố
điển hình. Một người viết văn như Hồ Anh Thái được coi là hiếm có ở thời
này khi tác phẩm phát hành đều khơng dưới 5000 cuốn”[4]. Có thể nói, Hồ
Anh Thái cùng với một số cây bút thành công và được coi là những hiện
tượng văn học như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Thuận… đã góp phần tạo ra một diện mạo mới cho văn học mang đậm
dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại, có nhiều khác biệt so với văn xi 1945 1975. “Thông điệp của Hồ Anh Thái mang đến khơng hiện ra lộ liễu mà tốt
lên từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo. Với một vốn văn hoá dày
dặn, anh đã lao động cật lực trên từng con chữ và ln tìm cách bứt phá trên
cơ sở kiến tạo những kiến trúc mới mẻ, táo bạo” [17].
2.3. Những ý kiến bàn về phương thức huyền thoại trong Đức Phật,
nàng savitri và tôi
Phương thức huyền thoại là một kỹ thuật viết còn khá mới mẻ đối với
nền văn học Việt Nam. Nó chỉ xuất hiện ở một số tác phẩm của những cây bút
đương đại nhưng chưa trở thành phổ biến. Hiện nay, chỉ mới có một số bài


12

nghiên cứu đề cập đến kỹ thuật viết này, như bài Phương thức huyền thoại
trong sáng tác văn học của Phùng Văn Tửu; Sức mạnh của huyền thoại của
Hữu Ngọc; Để góp phần nghiên cứu huyền thoại và thi pháp huyền thoại
trong sáng tác văn học của Chu Xuân Diên; Tìm hiểu phương thức “huyền
thoại hố” trong một số tiểu thuyết Việt Nam của Trần Thị Mai Nhân. Và một

số cơng trình nghiên cứu về phương thức huyền thoại trong một số tác phẩm
của các nhà văn đương đại, như: Huyền thoại Nguyễn Huy Thiệp của Đặng
Văn Vũ, Huyền thoại hố trong Thiên sứ của Phạm Thị Hồi; Về một lối viết
hiện thực huyền ảo Việt tính. Trường hợp Đỗ Ngọc Thạch của Đỗ Quyên.
Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái có thể xem là một tác
phẩm tiêu biểu cho sự vận dụng phương thức huyền thoại khá thành công
trong văn học Việt Nam đương đại. Anh Chi trong bài Hiện tượng văn
chương Hồ Anh Thái đã có nhận định khá sắc sảo: “Đây là một đề tài lớn cho
văn chương nhiều dân tộc, và là vấn đề lớn của đời sống hơm nay, sẽ nhìn
nhận thế nào đây về lịch sử, về con người Đức Phật qua màn sương mù mịt
của 26 thế kỷ (…). Sáng tạo đầu tiên có tính chìa khố để mở ra mọi vấn đề là
nhà văn đã tạo được mối liên kết giữa lịch sử và thực tại”[9]. Có cùng cách
nhìn ấy, Nguyễn Tham Thiện Kế, trong bài Cảm theo cách của Đức Phật,
nàng Savitri và tôi đã nhận xét: “Đức Phật, nàng Savitri và tơi, khơng thể là
cuốn sách khó đọc. Nhưng đọc nó theo tinh thần và vị thế nào lại là chuyện
khác. Nó là cuốn sách khơng dễ gì để viết. Sự phối trộn nguồn sử liệu và
truyền thuyết và hiện tại trên nền cảm hứng dài hơi của tiểu thuyết là một
thách thức khơng dễ gì vượt qua của các tiểu thuyết gia”[27]. Hồng Cơng
Danh trong bài viết Tái hiện Phật sử, đồng hiện nghệ thuật, tương hợp đạo và
đời cũng đã có những ý kiến đánh giá cao về nghệ thuật của Đức Phật, nàng
Savitri và tôi: “Nghệ thuật tiểu thuyết trong cuốn sách như đã có nói là một
phong cách riêng, phong cách Hồ Anh Thái. Chuyện cổ đại được tạc nên bằng


13

ngịi bút hiện đại, thậm chí hậu hiện đại. Những mảng miếng được phân vụn
để rồi được ghép nối lại thành một tổng hoà. Phương pháp đồng hiện, phục
hiện nối liền mạch quá khứ và hiện tại”[11]. Trong bài Một cách khám phá
mới qua Đức Phật, nàng Savitrii và tôi, Nguyễn Quốc Trung nhận định: “Tác

giả có vốn kiến thức khá lớn về văn hoá dân gian cổ đại, lịch sử, triết học,
Phật giáo (…). Có nhiều trường đoạn ngỡ như anh đang đưa người đọc tới
tiểu thuyết phong tục, rồi liền sau đó anh lại trở về với hiện tại. Chính sự đan
xen giữa các mảng hiện thực ấy đã làm cho cuốn sách có chiều sâu, với những
lớp lang rộng hơn bề dày của nó”[65].
Điểm lại tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Anh Thái nói chung,
tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tơi nói riêng, có thể thấy cho đến nay
tiểu thuyết Hồ Anh Thái, trong đó có Đức Phật, nàng Savitri và tơi đã thu hút
sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình trong và ngoài nước. Tuy nhiên,
các ý kiến đánh giá, khen chê còn nhiều khác biệt. Đây cũng là điều dễ hiểu
với một tác phẩm đi vào một đề tài nhạy cảm, với một cách viết mới lạ như
Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Vấn đề huyền thoại trong tác phẩm đã được
nhiều người nói đến, song cho đến nay chưa có một bài viết, một cơng trình
nào đi sâu vào vấn đề này. Từ nhận thức đó, chúng tơi đi vào tìm hiểu phương
thức huyền thoại trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi trên cơ sở kế thừa và
phát triển ý kiến của những người đi trước với một cái nhìn tồn diện và hệ
thống hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Như tên đề tái đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm
hiểu phương thức huyền thoại với tư cách là một biện pháp kỹ thuật được Hồ
Anh Thái sử dụng trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Saviitri và tơi.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:


14

Thứ nhất, định vị tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tơi trên hành
trình sáng tạo tiểu thuyết của Hồ Anh Thái.
Thứ hai, Chỉ ra được những biểu hiện của phương thức huyền thoại
trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tơi và đánh giá mức độ thành

cơng của nó.
Thứ ba, trong chừng mực nhất định, chỉ ra được những tương đồng,
khác biệt của Hồ Anh Thái trong việc sử dụng phương thức huyền thoại so
với một số tác giả tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương thức huyền thoại, một
kỹ thuật tiểu thuyết ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sáng tạo.
4.2. Là một biện pháp kỹ thuật, phương thức huyền thoại chi phối mọi
phương diện trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi giới hạn khảo sát trên một số phương diện
chủ yếu: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian.
4.3. Phạm vi khảo sát chính là tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và
tơi, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007. Ngồi ra chúng tơi cịn khảo sát thêm tiểu
thuyết Trong sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt các nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng
một số phương pháp, như: khảo sát, thống kê; phân tích, tổng hợp; so sánh đối
chiếu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã phân tích một cách tương đối hệ thống phương thức huyền
thoại trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tơi, từ đó chỉ ra những đóng
góp của Hồ Anh Thái trên phương diện đổi mới nghệ thuật tự sự. Bên cạnh


15

đó, luận văn góp phần luận giải một số vấn đề hiện còn nhiều ý kiến trái
ngược khi đánh giá về tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:

Chương 1. Đức Phật, nàng Savitri và tôi trên hành trình sáng tạo tiểu thuyết
của Hồ Anh Thái
Chương 2. Huyền thoại hoá cốt truyện, nhân vật trong Đức Phật, nàng Savitri
và tơi
Chương 3. Huyền thoại hố khơng gian, thời gian nghệ thuật trong Đức Phật,
nàng Savitri và tôi
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo


16

Chƣơng 1
ĐỨC PHẬT, NÀNG SAVITRI VÀ TÔI VÀ VẤN ĐỀ HUYỀN THOẠI
TRONG VĂN HỌC
1.1. Đức Phật, nàng Savitri và tôi trên hành trình của tiểu thuyết Hồ
Anh Thái
1.1.1. Con đƣờng sáng tạo nghệ thuật của Hồ Anh Thái
Nổi lên như một cây bút đầy năng lực và nghiêm túc với nghề, Hồ Anh
Thái được xem là một nhà văn có sức viết khoẻ trong số những cây bút tên
tuổi của văn chương đương đại. Là cử nhân Quan hệ quốc tế, tiến sĩ văn hố
phương Đơng, Hồ Anh Thái đã từng trải qua thời gian tham gia quân đội, làm
báo, cán bộ nghiên cứu… Vốn mang trong mình năng khiếu và sự đam mê kỳ
lạ với văn chương, Hồ Anh Thái ln dành nhiều thời gian cho viết lách.
Chính vì thế dù đặt chân vào làng văn khi tuổi đời cịn rất trẻ nhưng Hồ Anh
Thái đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của bạn đọc và khẳng định tài
năng của mình trên văn đàn. Khơng đi vào lối mịn của những người đi trước,
Hồ Anh Thái đã tự mình tìm tịi và có được cái nhìn riêng, cách viết riêng. Hồ
Anh Thái khơng ngần ngại nhìn thẳng vào hiện thực để khám phá, trải nghiệm
và từ đó rút ra cho mình những nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống con người
cùng những bi kịch của nó. Trong khi nhiều cây bút sau một vài tác phẩm gây

được sự chú ý, bỗng dưng trầm lắng thì Hồ Anh Thái khơng như vậy. Ông đã
chứng tỏ một sức viết mạnh mẽ không ngừng nghỉ, không trông chờ vào ngẫu
hứng; một sự sáng tạo, “bứt phá trên từng con chữ”[4]. Hồ Anh Thái tìm cảm
hứng trên bàn làm việc, tìm thấy gương mặt thế giới trong bản thể mình. Khi
bắt đầu sự nghiệp văn chương, ngòi bút Hồ Anh Thái khá giàu chất trữ tình.
Nét nổi trội trong ngịi bút của ơng là khả năng chiếm lĩnh hiện thực ở tầng
sâu và màu sắc tượng trưng cho tác phẩm. Cho đến nay Hồ Anh Thái đã xuất
bản hơn ba mươi đầu sách gồm tiểu thuyết và tập truyện ngắn, ngồi ra cịn có


17

các tập tiểu luận và biên khảo. Một số tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn
mười thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó
Hồ Anh Thái cũng là nhà văn rất tích cực trong việc dịch những tác phẩm văn
học Việt Nam ra tiếng Anh và giới thiệu ở nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ,
Ấn Độ… Là một trong số ít ỏi những nhà văn có tên trong từ điển văn học thế
giới, điều này đã chứng tỏ tài năng nổi trội và thành công của Hồ Anh Thái.
Là một nhà văn giỏi ngoại ngữ, Hồ Anh Thái có điều kiện tiếp cận trực tiếp
với những thành tựu của văn chương thế giới. Cộng thêm đặc thù công việc
công tác trong ngành ngoại giao được đi nhiều, biết nhiều, được gặp gỡ và
tham dự các sinh hoạt văn học nghệ thuật của bạn bè các dân tộc trên thế giới
cũng là một thuận lợi lớn trong nghề viết giúp Hồ Anh Thái trở thành một
trong những nhà văn có nhiều đổi mới cách tân nhất trong văn học đương đại
Việt Nam “Và không chỉ chứng minh sự bền bỉ và sáng tạo bằng số lượng tác
phẩm, qua mỗi tập sách, bạn đọc lại bắt gặp một Hồ Anh Thái, như một diễn
viên sắm vai mỗi lần mỗi khác. Tôi gọi đùa anh là “Người đi qua bóng mình”
[29]. Hồ Anh Thái không bao giờ chịu dừng lại với những gì mình đã đạt
được, ơng ln ép mình tự đổi mới mình, vì thế trong ơng ln tồn tại một
nhà văn đa giọng điệu, đa phong cách “Đây là người đi còn dài với văn

chương” (chữ dùng của Lê Minh Khuê)[26].
Hồ Anh Thái xuất hiện lần đầu trên văn đàn vào năm 1977, với truyện
ngắn đầu tay “Bụi phấn”. Kể từ đó ơng liên tiếp cho ra đời hàng loạt tác
phẩm, như: Nói bằng lời của mình (1978), Chàng trai ở bến đợi xe (1984),
Những cuộc kiếm tìm (1985), Sao anh không đến (1985), Cánh võng không
người (1987). Các tập tryện ngắn in chung Chàng trai ở bến đợi xe (1985),
Mảnh vỡ đàn ông (1993), Người đứng một chân (1995), Lũ con hoang (1995),
Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998), Tự sự 265 ngày (2001), Bốn lối vào
nhà cười (2005). Về tiểu thuyết có những tác phẩm tiêu biểu Người đàn bà


18

trên đảo (1985), Người và xe chạy dưới ánh trăng (1986), Vẫn chưa tới mùa
đông (1986), Trong sương hồng hiện ra (1989), Cõi người rung chuông tận
thế (2002), Mười lẻ một đêm (2006), Đức Phật, nàng Savitri và tơi (2007).
Ngồi ra cịn có những tác phẩm Họ trở thành nhân vật của tôi (chân dung
văn học, 2000), cuốn tuyển tập và biên khảo Namaska! Xin chào Ấn Độ
(2008), tuyển tập Sắp đặt và diễn (2005) tập hợp 25 truyện ngắn tiêu biểu cho
ba giai đoạn sáng tác của Hồ Anh Thái. Với những gì đã có, có thể nói Hồ
Anh Thái là một nhà văn viết khoẻ, đa dạng, ở thể loại nào ơng cũng ít nhiều
để lại dấu ấn tài năng của mình. Tuy nhiên thể loại thực sự đưa Hồ Anh Thái
trở thành nhà văn tên tuổi là tiểu thuyết. Từ sau 1986 văn học Việt Nam đã
không ngừng đổi mới trên mọi phương diện. Tiểu thuyết có sự phát triển
phong phú với những cách tân mạnh mẽ táo bạo đem lại cho văn học một bộ
mặt mới đầy khởi sắc. Các nhà văn với tâm trạng thoải mái và dân chủ đã
hướng ngịi bút của mình vào mọi ngóc ngách của đời sống, khơng ngần ngại
đi sâu vào những vùng khuất, sâu kín nhất của tâm lý con người, kể cả những
điều trước đây bị xem là cấm kỵ giờ cũng được các nhà văn đưa vào tác phẩm
không giấu giếm. Trong bức tranh của tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Hồ

Anh Thái nổi lên như một hiện tượng. Hồ Anh Thái không phải là tuyp nhà
văn sáng tác nhiều để rồi nhanh chóng bị lãng quên bởi chính độc giả của
mình. Ơng là một trong số ít ỏi những hiện tượng như Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, YBan, Ma Văn Kháng… tác phẩm của họ ln
được bạn đọc mong đợi và đón nhận. Ơng luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên
con đường sáng tác, luôn theo sát những chuyển biến dù là nhỏ nhất của đời
sống xã hội cả bề rộng lẫn chiều sâu. Những vấn đề của đời sống nhân sinh
trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều được Hồ Anh Thái nhanh nhạy nắm
bắt và đi sâu khai thác triệt để. Hồ Anh Thái là một nhà văn rất có tài trong


19

việc kết hợp giữa những cái thực và ảo trong cuộc sống muôn màu để tạo nên
sắc thái riêng cho tác phẩm của mình.
Có thể hình dung q trình sáng tác của Hồ Anh Thái qua ba giai đoạn:
Tiền Ấn Độ, Ấn Độ và Hậu Ấn Độ. Ở giai đoạn thứ nhất, bên cạnh hàng loạt
truyện ngắn, Hồ Anh Thái đã cho ra đời hai tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo
và Trong sương hồng hiện ra.
Người đàn bà trên đảo (11.1985) là tiểu thuyết đầu tay của Hồ Anh
Thái. Tác phẩm viết về một lâm trường với những người phụ nữ thuộc đội sản
xuất có tên là đội Năm. Và cái trại giống đồi mồi ở đảo Cát Bạc chính là nơi
khát khao mơ đến của những chị em đội Năm, một giấc mơ được sống cuộc
đời của một người phụ nữ không cô độc, khát khao được làm vợ, làm mẹ. Đây
chính là bi kịch thời hậu chiến, họ phải tiếp tục chiến đấu trong thời bình. Họ
phải đấu tranh vật lộn hoặc là đau đớn chống lại những ham muốn nhục dục
thường tình, hoặc là nhẫn nhục hy sinh danh dự và danh tiết để có được một
đứa con làm nơi nương tựa lúc cuối đời. Trong sương hồng hiện ra là câu
chuyện của nhân vật Tân sau một lần bị điện giật đã có một cuộc hành trình
thú vị trải nghiệm về quá khứ. Câu chuyện chính là hành trình đi về của Tân

giữa q khứ và hiện tại. Cái quá khứ mà Tân được trải nghiệm chính là cuộc
chiến tranh hào hùng của dân tộc, của thế hệ đi trước với tuổi trẻ đầy nhiệt
huyết và lịng dũng cảm trong đó có tuổi trẻ của bố mẹ anh. Từ đó Tân dần
phát hiện ra những sự thật giúp anh hiểu rõ hơn về quá khứ và hiện tại. Với
cuốn tiểu thuyết này Hồ Anh Thái đã làm nên một sự khác biệt, một dòng
chảy riêng mang dấu ấn của ơng trong dịng chảy chung của văn học đương
thời “Đưa nhân vật của mình trở lại với hai mươi năm trước, Hồ Anh Thái đã
mổ xẻ quá khứ và góp lời giải cho những băn khoăn trước thực tại của những
con người thời đổi mới. Hãy xem chúng ta đã làm gì để nhận quả đắng ngày
hơm nay, và chúng ta sẽ phải làm gì để cho ngày mai được tử tế hơn! Có thể


20

nói trên mạch cảm hứng phê phán thực tại của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ
đổi mới, Trong sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái là tác phẩm đã tạo ra
được một ngã rẽ khá bất ngờ khi chạm tới hiện thực ở bề sâu, mang tính phổ
quát” [33].
Giai đoạn thứ hai trong quá trình sáng tác của Hồ Anh Thái gắn liền với
quãng thời gian ông học tập và công tác trên đất nước Ấn Độ. Đây cũng là
giai đoạn tạo nên một bước chuyển biến đáng kể trong sự nghiệp sáng tác của
ơng. Có lẽ dun số đã đưa ơng đến với văn hố Ấn Độ. Hồ Anh Thái đã tỏ ra
một niềm say mê hiếm thấy và niềm khao khát đam mê khi được thoả sức
ngụp lặn trong đại dương mênh mơng của văn hố Ấn Độ. Như ông đã từng
tâm sự “Tự nguyện xâm nhập vào văn hoá Ấn Độ giống như tự nguyện nhảy
xuống biển. Cả một đại dương văn hoá khiến cho ta càng bơi càng không thấy
bờ. Trước Ấn Độ ta thấy mình thật nhỏ bé”[55]. Giai đoạn này ở Hồ Anh
Thái khơng cịn cái chất giọng trữ tình trẻ trung trong sáng như giai đoạn
trước mà đã chuyển dần sang giọng triết lí thâm trầm mà sâu sắc. Với hàng
loạt những tác phẩm viết về đề tài Ấn Độ như Người Ấn, Người đứng một

chân, Chuyện cuộc đời Đức Phật,, Đến muộn, Kiếp người đi qua… Đây cũng
là giai đoạn được đánh dấu bởi sự thành công của hai tập truyện ngắn Người
đứng một chân, Tiếng thở dài qua rừng kim tước. Hồ Anh Thái đã “giữ vai trò
một lữ khách trên đất Ấn để tiếp cận với hiện thực đời sống Ấn, hiện thực tâm
hồn Ấn ở chính điểm giao thoa giữa cái dung tục tầm thường và cái cao cả
thiêng liêng” (34).
Giai đoạn hậu Ấn Độ trong qua trình sáng tác của Hồ Anh Thái được
tính từ năm 1995 cho đến nay ghi dấu bằng một loạt tác phẩm: các tập truyện
ngắn Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Sắp đặt và diễn, tiểu thuyết Mười
lẻ một đêm, Cõi người rung chuông tận thế và Đức Phật, nàng Savitri và tôi.
Giai đoạn này giọng văn của Hồ Anh Thái mang đậm chất giọng giễu cợt,


21

trào lộng, mỉa mai sâu cay không loại trừ bất cứ một đối tượng nào trong đời
sống xã hội. Hồ Anh Thái ngày càng thể hiện sự tinh nhạy của mình trong
việc nắm bắt những vấn đề nhức nhối của xã hội từ đó mà chế biến theo cách
riêng của mình để phản ánh vào trong tác phẩm của mình. Những con người ở
ngoài đời thật trở thành nhân vật của Hồ Anh Thái như được soi chiếu qua
tấm gương biến dị tất cả đều trở nên méo mó dị thường khiến người đọc bật ra
tiếng cười. Tiếng cười trước một trần thế ngả ngiêng đầy rẫy sự tức cười.
Nhưng cái triết lí mà nhà văn muốn gửi gắm đằng sau tiếng cười ấy lại lại
chính là những niềm xót thương, niềm khắc khoải nhân sinh. Đó chính là
chiều sâu nhân bản mà tiếng cười Hồ Anh Thái muốn mang lại cho xã hội
một sự thức tỉnh. Hồ Anh Thái là nhà văn thấu hiểu bản chất sự sống đang
diễn ra rất nhanh, điều đó giúp nhà văn viết được rất nhiều. Hồ Anh Thái
không chỉ viết văn chương luận đề, một loại văn chương hiếm hoi của nền
văn chương nước ta, ơng cịn chứng tỏ được tài năng của mình trong thể loại
văn chương hoạt kê, là thứ cịn hiếm hơn kể từ sau cây bút tài năng Vũ Trọng

Phụng với tiểu thuyết Số đỏ, hầu như suốt một thời gian dài văn chương Việt
Nam không hề thấy xuất hiện bóng dáng của văn chương hoạt kê.
Hồi Nam đã rất tinh tế khi cho rằng “Hồ Anh Thái - người lúc nào
cũng đang viết”, ông viết: “Điểm qua các giai đoạn sáng tác của Hồ Anh
Thái, dễ thấy rằng anh là người “ngọ nguậy không yên”, không tự bằng lòng
với sự ổn định của cái mà người ta vẫn quen gọi là “phong cách”. Một nhà
văn đa phong cách? Một gã Don Juan của sự sáng tạo? Giản dị hơn, tôi nghĩ
anh là nhà văn của tinh thần tự đổi mới liên tục, không lặp lại người khác và
cũng khơng lặp lại chính mình” [33].
1.1.2. Tiểu thuyết Hồ Anh Thái - một cái nhìn khái lƣợc
Thành cơng của Hồ Anh Thái trên con đường văn chương từ khi bắt
đầu cho đến tận bây giờ không phải ngẫu nhiên mà có. Tất cả thành quả đó


22

được đổi lại bằng sự miệt mài nghiên cứu và lòng say mê sáng tạo. Hơn hết là
ý thức trách nhiệm đối với nghề của ông. Hồ Anh Thái đã từng tâm sự
“…hình như ở đây có chút gì đó giống như tình yêu. Cần một chút mê đắm,
cần một chút thành thực là có tình u. Nhưng để ni dưỡng tình u ấy lâu
bền thì phải có hiểu biết, cần sự từng trải nữa”[46, 250]. Là một nhà văn thực
thụ trong nghề Hồ Anh Thái luôn quan niệm là người viết văn ln phải biết
tự đổi mới mình, khơng thể chỉ là một nhà văn thụ động là có được thành
công. Phải đổi mới và đổi mới liên tục thì nhà văn mới có thể theo và đáp ứng
kịp nhu cầu của cái xã hội luôn vận động và không bao giờ đứng yên này “Tôi
quan niệm người viết văn phải là người vật vã lao động trên từng chữ, mà là
chữ sáng tạo (…). Tôi là người luôn thay đổi. Tôi cũng không dừng ở lối viết
này lâu đâu. Khi chuyển sang đề tài khác tôi sẽ chọn một lối viết khác cho
hợp đề tài mới. Không dừng lâu ở một chỗ, cho nên người ta vừa kịp bng ra
lời nhận xét thì tơi đã đi qua chính tôi rồi”[4]. Với Hồ Anh Thái trên địa hạt

thiêng liêng của văn chương khơng thể chứa đựng những cái gì nhợt nhạt,
thiếu bản sắc. Ơng ln cho rằng là một người làm nghệ thuật chân chính,
một người viết văn chân chính thì trước tiên nhà văn đó phải biết “nói bằng
lời của mình”. Đây cũng được ơng xem như là tun ngơn nghệ thuật của
mình. Trong tồn bộ sự nghiệp của Hồ Anh Thái, tiểu thuyết vẫn là thể loại
thành công nhất và ghi đậm dấu ấn của nhà văn. Hồ Anh Thái là một nhà văn
có cảm quan hiện thực sâu sắc và khơng hề bị bó hẹp hay chi phối bởi bất cứ
một điều kiện hay hoàn cảnh nào. Ơng ln là một nhà văn biết nhìn nhận
thực tế một cách trung thực và đúng đắn. Ơng khơng nhìn hiện thực với cái
nhìn phiến diện một chiều mà với cái nhìn bao qt thấu suốt tồn cõi. Ơng
nhanh nhạy nắm bắt được những điểm cốt yếu của đối tượng để từ đó có thể
sử dụng “mũi kim châm cứu” tài tình của mình mà “điểm trúng huyệt” đối
tượng (chữ dùng của Tiến sĩ K.Pandey). Sáng tác của Hồ Anh Thái luôn gắn


23

với hiện thực, không xa rời hiện thực. Với ông, quan niệm hiện thực như là
đối tượng phản ánh khám phá làm cho nhận thức của văn học được mở rộng,
khơi sâu và mang tính tồn diện hơn. Hồ Anh Thái cho rằng “Hiện thực là
những gì ta thấy, ta nghe là chưa đủ, hiện thực là cái ta cảm nữa. Những gì
tồn tại ở thế giới bên ngồi đều có thể tìm thấy ở thế giới bên trong mỗi con
người, trong tâm và trí của họ. Cả một đời sống tâm linh cũng là hiện thực,
khơng ai dám nói là đã đào sâu, hiểu thấu cái thế giới tâm linh ấy. Tôi cho
rằng tái hiện đời sống con người mà chỉ dùng mỗi một công cụ hiện thực là
không đủ, như thế là tự làm nghèo trang viết của mình”[46,253]. Với Hồ Anh
Thái hiện thực ln là cảm hứng bất tận cho những sáng tác của mình. Với
ơng hiện thực không bao giờ nhàm chán, không bao giờ là cũ và lạc hậu. Kể
cả khi ông khai thác cái hiện thực ấy ở trong quá khứ. Cái quá khứ mà cả dân
tộc đã trải qua và cả dân tộc khơng ai nghĩ mình khơng biết về nó. Ấy vậy mà

khi quá khứ ấy được Hồ Anh Thái tái hiện lại qua lăng kính tác phẩm của
mình thì nó lại hiện ra với biết bao là điều mới mẻ. Chính vì vậy mà trong
những sáng tác của mình Hồ Anh Thái rất thoải mái trong việc lựa chọn đề tài
và cảm hứng. Ơng khơng tạo cho mình thói quen xấu là lệ thuộc quá nhiều
vào một chủ đề nào đó. Những cảm hứng đến với ơng có khi là bất chợt cũng
có khi là điều ơng ấp ủ từ lâu nhưng tất cả khi bước vào trang viết ơng lại
hồn tồn thoải mái và tự nhiên khơng lệ thuộc vào đề tài hay cách nhìn đã
được định trước. Điều này giúp mở ra những khả năng phong phú và vô tận
trong việc khám phá và thể hiện hiện thực đời sống. Hiện thực trong thế giới
nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái khơng chỉ là hiện thực ngồi đời sống mà
cịn là hiện thực do chính ơng sáng tạo ra. Cái thế giới ấy bao gồm cả cái có
thực lẫn cái khơng thể có. Bên cạnh những hình ảnh của hiện thực có thể tồn
tại song song cái kì ảo. Đó chính là sự đan xen giữa ảo và thực, một đặc sắc
nghệ thuật trong lối viết của Hồ Anh Thái. Hồ Anh Thái khẳng định “Tôi


24

quan niệm tiểu thuyết như một giấc mơ dài, gấp sách lại người ta vừa mừng
rơn như vừa thoát khỏi một cơn ác mộng, lại vừa tiếc nuối khi phải chia tay
với những điều mà đời thực khơng có. Nếu tơi chỉ dùng phương pháp nghệ
thuật thuần t thì sẽ khơng có được giấc mơ ấy đâu” [46, 248].
Những sáng tác của Hồ Anh Thái luôn mang phong cách “động”, chính
vì thế tác phẩm của ơng ln mang đến cho người đọc sự phong phú và đa
dạng trong tư tưởng sáng tạo. Hồ Anh Thái trong quá trình sáng tạo ln xác
định cho mình những ngun tắc “Tơi tránh lặp lại người khác và lặp lại
chính mình. Tơi cho rằng người có phong cách chính là khơng khư khư bám
lấy một phong cách cố định, bất biến. Có phong cách tức là phải đa giọng
điệu, dù anh có đổi giọng đến thế nào thì vẫn là trên cái nền tảng văn hố của
anh, trên tầm nhìn của anh vào thế giới nhân sinh mà thơi”[46, 246]. Chính vì

vậy Hồ Anh Thái khơng bao giờ để mình dừng lại q lâu ở một vấn đề “Tôi
là người luôn thay đổi. Tôi cũng không dừng ở lối viết này lâu đâu. Khi
chuyển sang đề tài khác tôi sẽ chọn một lối viết khác cho hợp đề tài mới.
Không dừng lâu ở một chỗ, cho nên người ta vừa kịp buông ra lời nhận xét thì
tơi đã đi qua chính tơi rồi”. Với quan niệm cuộc sống luôn thay đổi hàng ngày
nên Hồ Anh Thái cũng ln tự đổi mới mình và văn chương của mình bắng
cách nắm bắt những đề tài mới trong cuộc sống. Những cảm hứng sáng tác
đến trong ông ln ln mới mẻ và theo kịp dịng chảy của đời sống nhân
sinh. Cũng cần phải khẳng định lại rằng, Hồ Anh Thái ln thay đổi, thích
thay đổi nhưng ơng không phải là người tham lam ôm đồm quá nhiều để rồi
tự làm cho văn mình nhàm chán. Hồ Anh Thái rất cẩn thận và kỹ lưỡng khi
quyết định lựa chọn cho mình những lối viết mới. Ơng tâm sự “Tôi may mắn
tiếp nhận được phương pháp tốt từ những trường đại học có uy tín. Phương
pháp đúng sẽ cho người ta hiểu được quy luật của cuộc sống, sàng lọc và nhận
vào đúng những gì thực sự cần thiết. Sinh thời một triết gia vĩ đại như Đức


25

Phật đã nắm gọn một nắm lá trong lòng bàn tay và chỉ vào cả khu rừng mà
rằng: cuộc sống như lá rừng, mà những gì ta cần biết chỉ như chỗ lá ta nắm
gọn trong tay này. Tôi cho rằng sẽ là sai phương pháp nếu như ta mải mê nhìn
ngắm bạt ngàn lá rừng mà khơng biết chỉ cần nắm được một nắm lá chính xác
cho riêng mình (…) Những gì tơi đã viết đều nằm trong “nắm lá” mà tơi đã
chọn. Tơi chỉ viết những gì tơi thích và hợp với mình, như vậy thì khơng phải
tự ép mình, khơng gị gẫm như đánh vật”[46, 252].
Hồ Anh Thái là một người mê thích phiêu lưu. Ơng phiêu lưu với chính
nhân vật của mình và đó ln là điều làm nhà văn cảm thấy hạnh phúc “Với
mỗi nhân vật là thêm một lần được sắm vai mới, mỗi hoàn cảnh tạo dựng ra
cho nhân vật là thêm một lần người viết được trải nghiệm, được phiêu

lưu”[36]. Hồ Anh Thái ln cố gắng tìm cho mình những cảm xúc mới mẻ,
những cảm hứng mới để làm phong phú lên những tiểu thuyết của mình. Có
thể thấy được ở Hồ Anh Thái một phong cách tiểu thuyết thống nhất trong đa
dạng. Những tiểu thuyết của ông đều nằm trên một dòng chảy chung của tư
tưởng viết văn mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại. Nhưng với từng
tiểu thuyết một lại đề cập đến một vấn đề hiện thực đời sống khác nhau, thể
hiện những tư tưởng sáng tạo khác nhau. Mỗi một cuốn tiểu thuyết khi ra mắt
bạn đọc lại cho thấy sự đổi mới về cảm hứng sáng tạo của nhà văn.
Tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo được hoàn thành năm 1985 và bắt
đầu ra mắt bạn đọc vào năm 1988. Đây là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho chuỗi
đề tài chiến tranh với mạch cảm hứng nhận thức lại của Hồ Anh Thái. Với
Người đàn bà trên đảo, Hồ Anh Thái đã tiếp cận chiến tranh từ góc nhìn của
những bi kịch thời hậu chiến.
Người và xe chạy dưới ánh trăng hoàn thành vào tháng 10/1986 và
được xuất bản năm 1987 cũng là một bước tiến tiếp tục khẳng định phong
cách và dấu ấn riêng cũng như tài năng của Hồ Anh Thái. Tiếp tục mạch cảm


×