Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tính kịch trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.17 KB, 124 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN KHÁNH CHUNG

TÍNH KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
CƠNG HOAN
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 - 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


2

VINH - 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN KHÁNH CHUNG

TÍNH KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
CƠNG HOAN
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 - 1945

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN



Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. LÊ QUANG HƢNG


3

VINH - 2010
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Cơng Hoan là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn
học Việt Nam hiện đại. Cùng với Vũ Trọng Phụng, Ngơ Tất Tố, Tam Lang,
Tơ Hồi, Nam Cao,... Nguyễn Công Hoan là một trong những đại diện xuất
sắc của khuynh hướng văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng
8 - 1945, và cũng là một trong những người đầu tiên góp phần xây dựng
nền văn học của thời đại mới.
1.2. Nói đến Nguyễn Cơng Hoan là nói đến "một sức sáng tạo mãnh
liệt", "một đời văn lực lưỡng". Sự nghiệp văn học của ông bắt đầu từ rất
sớm khi ông mới 17 tuổi (từ những năm hai mươi của thế kỷ XX). Trong
hơn nửa thế kỷ sáng tác của mình, Nguyễn Cơng Hoan đã để lại một gia tài
văn học khá đồ sộ gồm hơn 200 truyện ngắn, trên 30 truyện dài và nhiều
bài nghiên cứu, phê bình văn học nghệ thuật, cùng với những tập hồi ức tự
sự mang dấu ấn lịch sử, thời đại mà ông đã trải qua. Dù sáng tác ở nhiều
thể loại khác nhau, song thể loại thành công nhất, mang lại vinh danh cho
Nguyễn Công Hoan trong nền văn học dân tộc đó chính là truyện ngắn.
Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn, truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan luôn được sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu phê bình cùng
nhiều thế hệ bạn đọc.
1.3. Sáng tác của Nguyễn Công Hoan bao gồm nhiều thể loại nhưng
truyện ngắn trào phúng là lĩnh vực thành công hơn cả. Chất trào phúng thể

hiện rõ nét ở tiếng cười. Tiếng cười trong truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan không chua chát như trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, cũng
không cay đắng, xót xa như trong các tác phẩm của Nam Cao, mà tiếng
cười trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là tiếng cười giòn giã, được bật
lên từ sân khấu cuộc đời với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau. Truyện


4
ngắn của ơng khơng chỉ bộc lộ chất hài trí tuệ, mà cịn bộc lộ tính kịch đậm
nét nhằm phơi bày bản chất xã hội. Bởi vậy khi nghiên cứu về truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan không thể không đề cập tới “tính kịch”, một thành
cơng nghệ thuật độc đáo trong sáng tác truyện ngắn của ơng.
2. Lịch sử vấn đề
Tính kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, gây được sự
chú ý của dư luận ngay từ những truyện ngắn đầu tiên của ông. Sau khi tập
truyện Kép Tư Bền (1935) được xuất bản, truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, Suốt thời gian đó đã
có rất nhiều bài báo, trang viết đề cập đến nhà văn, cũng như các tác phẩm
của ông. Mỗi ý kiến xuất hiện là một lời khen, chê khác nhau, nhưng với
Nguyễn Cơng Hoan thì thời gian và độc giả mới chính là thước đo chuẩn
mực nhất. Nhìn chung các tài liệu nghiên cứu được chia làm hai chặng:
trước 1945 và sau 1945.
2.1. Giai đoạn trước 1945
Trước Cách mạng tháng Tám, khi truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
mới ra mắt bạn đọc, đã có nhiều ý kiến khen ngợi nội dung hiện thực và giá
trị nghệ thuật viết truyện ngắn của nhà văn.
Năm 1932, Trúc Hà trong bài Một ngọn bút mới - Ơng Nguyễn Cơng
Hoan đã tỏ ra khá tinh tế khi nhận ra giọng văn mới mẻ pha chất hài hước
của Nguyễn Công Hoan, tác giả nhận xét: "Văn ơng có cái hay, rõ ràng,
sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn, lời văn hàm một giọng trào

phúng, lại thường hay đệm một vài câu hoặc một vài chữ có ý khơi hài,
bơng lơn thú vị" [18].
Đến khi tập truyện ngắn Kép Tư Bền ra đời vào năm 1935, đã tạo
một tiếng vang lớn gây xôn xao, chú ý trong đời sống văn học lúc bấy giờ.
Từ đây, bắt đầu xuất hiện nhiều ý kiến khen, chê trái ngược nhau. Hải
Triều và phái nghệ thuật vị nhân sinh đánh giá cao nội dung hiện thực và
giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: "Cái chủ trương


5
"Nghệ thuật vị nhân sinh" của tôi ngày nay đã biểu hiện bằng những bức
tranh rất linh hoạt dưới ngọn bút tài tình của nhà văn sĩ Nguyễn Cơng
Hoan", "Về phương diện tả thực, có thể nói tác giả đã đạt đến mục đích
phần lớn rồi vậy. Nhưng về phương diện xã hội thì thật chưa hồn tồn"
[61].
Phái nghệ thuật vị nghệ thuật, đại diện là Hoài Thanh cũng khen
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: "Văn Nguyễn Công Hoan xem mệt
mà có ích. Văn như thế xem khơn người ra. Tình chua, cay, mặn, lạt như vẽ
ra dưới ngịi bút của Nguyễn Cơng Hoan" [57].
Cùng với Hồi Thanh, Thiếu Sơn cũng đánh giá cao nghệ thuật viết
truyện của Nguyễn Công Hoan: "Văn ông Hoan vừa vui vừa hoạt, bao giờ
cũng có giọng khơi hài dễ dãi với cái cách trào phúng sâu cay. Cái đặc sắc
của ông Hoan là ở chỗ ơng biết quan sát những cái chung quanh mình, biết
kiểm tra những chuyện tức cười, biết vẽ người bằng những nét ngộ nghĩnh
thần tình, biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lý thú và biết kết cấu
thành những tấn bi hài kịch" [54].
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những ý kiến chê Nguyễn Cơng
Hoan về nội dung truyện ngắn và coi nghệ thuật viết truyện của ông chẳng
ra gì. Chẳng hạn:
Năm 1936, Lê Tràng Kiều đưa ra ý kiến: "Ai có đọc hết tác phẩm

của Nguyễn Cơng Hoan thì thấy ơng khơng đáng là nhà văn xã hội" và
"Nguyễn Công Hoan theo chúng tôi chỉ là một anh Kép hát được vài câu
bơng lơn có dun thế thơi" [21, 36].
Năm 1939, Trương Chính trong bài Dưới mắt tôi cho rằng: “Nếu coi
Nguyễn Công Hoan là "nhà văn xã hội", là "nâng ơng lên một vị trí q cao
trong văn học Việt Nam", rằng "Nguyễn Công Hoan chỉ là một anh pha trị,
tàn nhẫn, tinh qi, thơ lỗ" [9].
Như vậy, nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách
mạng có nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Nhưng khen ngợi vẫn chiếm đa


6
số. Những người ở cả hai phái vị nghệ thuật và vị nhân sinh, hay cả các nhà
nghiên cứu không nằm trong hai phái này như Hạc Đình, Thúc Nhuận,…
đều thừa nhận nghệ thuật viết truyện tài tình của Nguyễn Cơng Hoan.
Chẳng hạn, trong bài Phê bình Kép Tư Bền, tác giả Trần Hạc Đình viết:
"Ơng ưa tả, ưa vẽ cái xấu xa, hèn mạt đê tiện của một hạng người xưa nay
vẫn đeo cái mặt nạ giả dối" và "trong khi viết văn, ông tỏ ra là một người
rất có tự chủ. Trước những cảnh nực cười, chua xót, thê thảm, thương tâm,
ông vẫn lạnh lùng điềm tĩnh", tác giả bài phê bình này đặc biệt ca ngợi
tiếng cười trong truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan. Đó là tiếng cười
"mỉa mai, lạnh lùng, trong đó ẩn cả một tấm lịng cảm động, đau đớn ê chề
vì những điều trơng thấy… Tiếng cười ấy giống như tiếng cười của Molie"
[15].
Còn Thúc Nhuận thì cho rằng: tiếng cười của Nguyễn Cơng Hoan
"nó cay chua, nó sâu sắc, nó nghĩa lý bằng mười cái khóc. Cái "cười vàng"
ấy nó thường có mấy giọt nước mắt lặng lẽ chảy theo sau" [44].
Sau khi tập truyện Kép Tư Bền ra đời, truyện ngắn của Nguyễn Cơng
Hoan nhìn chung được đánh giá cao. Nhiều người cho là tập truyện mang
nội dung hiện thực phong phú và nghệ thuật đặc sắc, độc đáo nhất là nghệ

thuật trào phúng.
Năm 1944, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, đã đánh giá cao
về cách viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: "Nguyễn Công Hoan sở
trường về truyện ngắn hơn là truyện dài, ở truyện ngắn, ông tỏ ra là một
người kể chuyện rất có duyên. Phần nhiều truyện ngắn của ơng linh động
lại có nhiều bất ngờ, làm người đọc khối trá vơ cùng" [46, 979].
Như vậy, trước cách mạng, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm và đã có nhiều đánh giá khác
nhau. Nhưng sự thành cơng và đóng góp to lớn của ông đã được khẳng
định một cách rõ nét qua nội dung sâu sắc và nghệ thuật độc đáo trong lòng
độc giả.
2.2. Giai đoạn sau 1945


7
Sau Cách mạng tháng Tám, sự nghiệp văn học của Nguyên Công
Hoan được đánh giá cao hơn, xác đáng hơn. Các chuyên luận, các giáo
trình đại học, các bài báo, tạp chí, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ ngày
càng khai thác nhiều mặt, nhiều khía cạnh, nhiều yếu tố trong sáng tác của
ông. Đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn, trên nhiều phương diện: tiếng cười
trào phúng, ngôn ngữ, nhân vật và gần đây nhất là vấn đề “tính kịch” đang
được quan tâm tìm hiểu. Tuy vậy, vẫn còn một vài ý kiến đánh giá chưa
đúng về các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.
Năm 1957, khi đánh giá về nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Công
Hoan, tác giả Trương Chính nhận xét “ Kể cũng buồn cười, Nguyễn Công
Hoan là một nhà mô phạm lâu năm như thế, nhưng trong văn chương ơng
khơng nghiêm túc tí nào cả. Âu đó cũng là hai mặt của một con người”, và
trong nhiều truyện của ông “ Tiếng cười làm dịu mất nỗi chua xót, đánh tan
mất lịng căm phẫn” [10, 349]
Tuy nhiên đa số các nhà nghiên cứu, phê bình đều đưa ra những nhận

xét, đánh giá xác thực, tinh tế ở nhiều góc độ về các tác phẩm của Nguyễn
Công Hoan.
Năm 1968, tác giả Nguyễn Đức Đàn nhận định: "Về nghệ thuật viết
truyện ngắn phải nói rằng Nguyễn Cơng Hoan là người có nhiều khả năng
và kinh nghiệm. Truyện của ông thường rất ngắn. Lời văn khúc chiết, giản
dị. Cốt truyện được dẫn dắt có nghệ thuật để hấp dẫn người đọc. Thường
kết cục bao giờ cũng đột ngột. Mỗi truyện thường như một màn kịch ngắn
có giới thiệu, thắt nút và mở nút. Cố nhiên không phải tất cả mọi truyện
đều đạt cả. Nhưng thường những truyện không đạt chủ yếu là do nội dung
tư tưởng" [11, 77- 81].
Năm 1973, khi viết về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan, tác giả Nguyễn Trác cho rằng: "thế giới của những kẻ
khốn khổ, đáng thương", cịn về cách viết, ơng lại cho rằng: "Văn ông giản
dị tự nhiên, và đậm đà màu sắc dân tộc. Ơng biết sử dụng ngơn ngữ hợp


8
với tâm lý các nhân vật thuộc nhiều hạng khác nhau trong xã hội" [60,
208].
Nhà phê bình Vũ Ngọc Khánh năm 1974 trong cuốn Thơ văn trào
phúng Việt Nam nhận xét: "Thủ pháp quen thuộc và độc đáo của Nguyễn
Công Hoan là hay làm cho bộ mặt đối tượng trở nên méo mó hơn, lố bịch
hơn để bản chất ti tiện của nó được nổi rõ hơn" [ 28, 375].
Phong Lê trong cuốn Văn và Người viết năm 1976 nhận định về
tiếng cười Nguyễn Cơng Hoan: "Một thứ vũ khí. Ông đứng trên tất cả mà
cười. Cười với mọi cung bậc: hả hê, khoái trá, chua chát, chế giễu, khinh
bỉ, đau xót, căm giận,... Có cái cười ra nước mắt của một tấm lịng nhân
hậu. Nhưng lại có cái cười để mà cười, của một người vơ tình hay vơ tâm,
thậm chí có khi lạc điệu. Cho nên cần thấy nét đặc sắc trong cái cười của
Nguyễn Công Hoan, nhưng cũng phải thấy không phải cái cười nào của

ông cũng đúng chỗ và có ý nghĩa" [33, 87].
Năm 1978, trong Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn
Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: "Đọc truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thấy
tài hoa của ông chủ yếu dồn vào cốt truyện và cách kể chuyện. Ơng có cái
dun kể truyện hết sức hấp dẫn. Phương thức kể chuyện biến hóa, tài vẽ
hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có kịch tính, giọng kể
hoạt bát, lối ví von so sánh độc đáo. Nhưng về đại thể bí quyết chủ yếu vẫn
là nghệ thuật dẫn dắt tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài
hước bật ra ở cuối tác phẩm một cách đột ngột bất ngờ" [ 37, 07]
Năm 1983, tác giả Phan Cự Đệ trong Bộ sách phê bình và bình luận
văn học cũng có nhận xét về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: "bộc lộ
những mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức
để làm bật lên tiếng cười đả kích" [13, 2].
Năm 1988, Nguyễn Hồnh Khung trong Từ điển văn học, nhận định:
"Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Công Hoan tỏ ra khá già dặn, độc đáo trong
thể loại truyện ngắn trào phúng. Ơng giỏi phát hiện ra những tình huống


9
mâu thuẫn đáng cười và có cách kể chuyện thật tự nhiên, có dun, hấp dẫn
với một ngơn ngữ sinh động, rất gần với khẩu ngữ hàng ngày khơng có gì
sách vở" [31, 1114].
Theo dịng thời gian, các cơng trình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan dần được khai phá sâu hơn về vấn đề “tính kịch”. Trong số
những nhà nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan, Lê Thị Đức Hạnh đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết cho truyện ngắn của ơng. Tiêu biểu là cơng
trình Kỹ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, tác giả nhận xét:
"Nguyễn Công Hoan tiếp nhận phần lớn những hình ảnh hay, tốt, gạn lọc
lấy những phần tinh túy, nhuần nhuyễn vào ngòi bút, tạo thành một phần
máu thịt trong câu văn của ông" [ 21, 394].

Với nhiều hướng tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan, thì tiếp
cận truyện ngắn của ơng từ phương diện kịch đã được đặt ra, đây khơng
cịn là vấn đề hồn tồn mới mẻ, mà đã có một số cơng trình, bài viết đã đề
cập đến. Hầu hết các bài viết của các tác giả đều thừa nhận truyện ngắn của
Nguyễn Cơng Hoan giàu tính kịch, có nhiều điểm gần gũi, tương đồng với
kịch ngắn. Thừa nhận vấn đề này có các tác giả sau:
Tác giả Nguyễn Văn Đấu trong bài viết Chất kịch trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan, có viết "Kịch hóa trở thành cảm hứng, thành phương
thức xây dựng tác phẩm, chi phối trực tiếp đến các cấu trúc cùng các thành
tố cơ bản của sáng tác Nguyễn Công Hoan, mỗi truyện ngắn của ông là một
tình huống, một xung đột giàu tính kịch nhất" [12].
Tác giả Nguyễn Minh Châu trong cuốn Trang giấy trước đèn, có
nhận xét: "Truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan hiện ra trước mắt chúng ta
với những lớp lang và đối thoại như trong một màn kịch" [ 8, 186].
Những ý kiến trên đây tuy có đề cập đến vấn đề kịch nhưng chỉ là sự
đề cập chung chung, chứ chưa đi vào phân tích cụ thể những biểu hiện của
tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Nếu đề cập đến thì chỉ


10
mới dừng lại ở việc xây dựng xung đột. Trong đó có các tác giả như Lê Thị
Đức Hạnh, Trần Văn Hiếu,…
Trần Văn Hiếu trong bài viết Chất trí tuệ của tiếng cười và óc châm
chọc tinh quái của Nguyễn Công Hoan, đã chỉ ra trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan có các loại xung đột: Xung đột nội dung - hình thức, xung đột
phúc - họa, xung đột nguyên nhân - kết quả. Và có cách kết thúc truyện
ngắn bất ngờ như ở kịch.[ 23]
Tuy nhiên, đó chỉ là những cách nhìn riêng lẻ, tác giả chưa khái qt
được nó là một thành tố cấu thành tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn
Cơng Hoan.

Gần đây, Trần Đình Sử và Nguyễn Thanh Tú trong cuốn Thi pháp
truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, Nxb Đại học quốc gia, 2001
có xem xét tính kịch ở các khía cạnh sau:
- Nguyên tắc tổ chức sân khấu hóa khơng gian - thời gian: "Nhà văn
tổ chức xây dựng không gian và thời gian theo yêu cầu của thể loại kịch.
Không gian trong truyện của ông thường hẹp, chật chội mang tính sân
khấu,… Thời gian bị bị dồn nén, căng thẳng rất phù hợp với kịch,… thời
gian, không gian nhằm tạo khung cho sự phát triển của cơt truyện, vì vậy
chúng mang tính chất sân khấu" [53,92 - 93].
- Nguyên tắc kịch hóa trần thuật: "Trần thuật được kịch hóa tức trần
thuật phải theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch" [53, 94]
- Kịch hóa nhân vật: Tác giả có đề cập đến những phương diện kịch
hóa hành động, kịch hóa ngơn ngữ, tâm lý nhân vật, nhân vật đã được xây
dựng theo nguyên tắc kịch,…
Trên đây, có thể được xem là cơng trình từ trước đến nay chú ý nhiều
nhất đến tính kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan, tuy vậy nó
vẫn chỉ dừng lại ở một số vấn đề, khía cạnh nhỏ thuộc phương diện thi
pháp truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.


11
Điểm qua những ý kiến trên có thể thấy, truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoa đã thu hút được đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình trong và
ngồi nước. Chúng tơi nhận thấy một số phương diện “tính kịch” trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã được đề cập. Nhưng chưa có cơng trình
nào xem vấn đề này là đối tượng nghiên cứu chính và tập trung một cách
tồn diện, sâu sắc, có hệ thống. Với việc kế thừa kết quả của người đi
trước, chúng tơi có được những gợi mở, nhận xét, đánh giá tin cậy để triển
khai nghiên cứu đề tài thú vị này một cách toàn diện hơn, có hệ thống hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi vào khám phá một phương diện thuộc giá trị tư tưởng và
phong cách nhà văn. Tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan, để
thấy rõ cá tính sáng tạo của nhà văn, từ đó góp phần khẳng định vị trí một
đại biểu cho cả khuynh hướng, một thể loại, một phong cách có ý nghĩa lớn
lao trên phương diện mỹ học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ khảo sát, nghiên cứu “tính kịch” trong truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng 8 – 1945, nhằm góp phần
soi sáng những phương diện trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Cơng
Hoan, để tìm ra nét đặc trưng trong nghệ thuật viết truyện ngắn của nhà
văn. Từ đó mong muốn có những đóng góp nhỏ nhưng bổ ích và thiết thực
cho việc nghiên cứu và giảng dạy các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan trong nhà trường.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn đề cập đến là Tính kịch trong truyện ngắn
Nguyễn Cơng Hoan trước Cách mạng tháng 8 - 1945.
4.2. Phạm vi nghiên cứu


12
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan. Chúng tôi chọn Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, do Lê
Minh sưu tầm biên soạn, Nxb Văn học, 2004 làm đối tượng khảo sát chính
để viết luận văn này.
5. Phƣơng pháp Nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu, chúng tơi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Luận văn đã xác lập được cơ sở cho sự hình thành tính kịch trong
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Tiến hành khảo sát tính kịch trong truyện
ngắn của nhà văn, phân tích những nét độc đáo và khẳng định giá trị nghệ thuật
của nó đối với nội dung truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan, góp phần khẳng
định vị trí của nhà văn trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, và
đánh giá thỏa đáng những đóng góp của ơng cho nền văn học dân tộc.
6.2. Nghiên cứu tính kịch trong truyện ngắn thông qua mối liên hệ
mật thiết với tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn, luận văn
mong phát hiện và làm sáng tỏ mối liên quan có tính quy luật, giữa các
phương diện khác nhau của sự nghiệp Nguyễn Công Hoan trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945.
6.3. Luận văn sẽ cung cấp thêm một tài liệu nghiên cứu, học tập
thiết thực về văn chương Nguyễn Cơng Hoan, giúp học sinh, sinh viên,
có thêm điều kiện tiếp nhận một cách khoa học và trân trọng những sáng
tác của nhà văn.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:


13
Chương 1. Cơ sở hình thành tính kịch của truyện ngắn Nguyễn Cơng
Hoan.
Chương 2. Tình huống và xung đột kịch.
Chương 3. Kết cấu - ngôn ngữ - hành động.
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.



14
Chƣơng 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÍNH KỊCH
CỦA TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN
Trong số những nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu của nền văn
học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Cơng Hoan là người có vinh dự mở đường.
Ở thời kỳ văn xi quốc ngữ cịn non trẻ, Nguyễn Cơng Hoan đã tự xác
định một lối đi riêng. Chính vì vậy, bên cạnh những cây bút xuất sắc như
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,… tên tuổi của ông vẫn không bị phai mờ theo
thời gian, ngịi bút của Nguyễn Cơng Hoan ngày càng cho ra đời những tác
phẩm hấp dẫn bạn đọc. Trong cách nhìn nhận đánh giá của các thế hệ độc
giả, Nguyễn Cơng Hoan khơng chỉ đơn thuần có cá tính sáng tạo mà cịn là
một đại biểu cho cả một khuynh hướng, một thể loại, một phong cách có ý
nghĩa lớn lao trên phương diện mỹ học.
Nguyễn Cơng Hoan sáng tác khá sớm, từ năm 16 - 17 tuổi. Với đời
văn trải dài trên nửa thế kỷ, ông đã để lại cho đời một di sản văn học đồ sộ
ở nhiều thể loại khác nhau từ tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn,… Trong đó,
truyện ngắn là lĩnh vực thành công hơn cả, thể hiện rõ nhất phong cách độc
đáo của Nguyễn Cơng Hoan. Trong truyện ngắn của ơng tính kịch trở thành
một đặc điểm bao trùm. Tính kịch là sản phẩm của một quan niệm nghệ
thuật về cuộc đời của một tính cách con người.
1.1. Khái niệm kịch
Về khái niệm kịch đã có khá nhiều các nhà nghiên cứu đề cập đến với
nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng kịch
thường tạo nên những mâu thuẫn, xung đột đầy kịch tính.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần
Đình Sử - Nguyên Khắc Phi giới thuyết kịch trên hai cấp độ:
1. Ở cấp độ loại hình, “kịch là một trong ba phương thức cơ bản của
văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học.



15
Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện
văn bản của kịch…. Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn của
lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thủa mang tính tồn nhân loại
(như giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, ước mơ và hiện thực,…). Những
xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua
hành động của các nhân vật,… Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch
tính, tức là những sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật…
2. Ở cấp độ thể loại, thuật ngữ “kịch (đram) được dùng để chỉ một
thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài
kịch…." [19, 167].
Trong 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân định nghĩa về
kịch: "Nhìn chung kịch được hình thành trên cơ sở sự tiến triển của diễn
xướng mang tính sân khấu, việc đẩy lên tiền cảnh những diễn viên, kết hợp
trình diễn làm xuất hiện kịch. Nội dung chủ yếu của kịch là những mâu
thuẫn xã hội, lịch sử hoặc những xung đột muôn thủa của con người nói
chung. Cịn nét chủ đạo nhất của kịch là tính kịch, đây là một thuộc tính
tinh thần của con người do các tình huống gây nên, khi những điều thiêng
liêng, cốt thiết không được thực hiện hoặc bị đe dọa" [2, 171].
Ở luận văn này, chúng tôi đi vào tìm hiểu một số đặc điểm của loại
hình kịch để làm cơ sở lý luận soi sáng tính kịch trong truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan. Chúng tôi sẽ tìm hiểu cả hai phương diện của kịch:
phương diện kịch bản văn học và phương diện nghệ thuật sân khấu. Thể
loại kịch ngắn sẽ được quan tâm nhiều hơn. Bởi vì nó gần với đặc trưng
của truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan.
1.2. Đặc điểm của kịch
Kịch là một loại hình nghệ thuật sân khấu, vừa thuộc lĩnh vực văn
học đồng thời là một trong ba phương thức phản ánh của văn học. Sự tồn
tại của phương thức kịch bên cạnh phương thức tự sự và trữ tình. Tuy cũng

có cốt truyện và hệ thống nhân vật như tiểu thuyết, song ở kịch có những


16
đặc điểm khác từ tình huống, đề tài, chủ đề, nhân vật, cốt truyện, kết cấu và
ngơn ngữ.
1.2.1. Tình huống
Tình huống là hạt nhân của câu chuyện, là một khoảnh khắc của đời
sống. Nhà văn Nguyễn Minh Châu gọi đó là "một khúc" "một lát cắt", của
đời sống “ kết tinh đậm đặc bản chất của đời sống, số phận của con người”.
Nhưng qua đó, người đọc thấy được diện mạo kéo dài của đời sống.
“Tình huống đặt trong mối quan hệ với tính cách và hồn cảnh điển
hình có điểm giống nhau: Cùng mơ tả hồn cảnh giống nhau như đỉnh điểm
của cốt truyện. Tình huống là sự kiện đặc biệt của đời sống, được nhìn ở
khiá cạnh quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào sự kiện. Tại đó tính cách
nhân vật được bộc lộ sắc nét, tư tưởng cốt truyện được hiện hình đầy đủ.
Nó đóng vai trị tổ chức tồn bộ cốt truyện” [8, 178].
1.2.2. Kết cấu
1.2.2.1. Khái niệm kết cấu
“Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm…
Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật, đảm
nhiệm các chức năng rất đa dạng: Bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác
phẩm, triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lý hệ thống tính
cách; tổ chức điểm nhìn của tác giả: tạo ra tính tồn vẹn của tác phẩm như
là một hiện tượng thẩm mỹ” [19, 156].
Như vậy, hiểu một cách ngắn gọn thì kết cấu là hình thức tổ chức tác
phẩm, hay chính xác hơn là hình thức tổ chức sự kiện, nhân vật, ngôn
ngữ,... sao cho biểu đạt được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật cao nhất.
Vì thế, khi đánh giá kết cấu của một tác phẩm văn học, tiêu chí quan trọng
nhất phải xem xét yêu cầu thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm đó, hiệu

quả tác động mà tác phẩm để lại trong lòng người đọc.
Đối với mỗi nhà văn, việc lựa chọn và xây dựng một kết cấu như thế
nào cho tác phẩm của mình phụ thuộc vào năng lực, trình độ nhận thức, lý


17
giải cuộc sống của từng nhà văn. Hay nói cách khác, tính nghệ thuật của
kết cấu tác phẩm cao hay thấp nó đánh giá được tài năng và phương pháp
tư tưởng của tác giả trong việc phản ánh hiện thực.
Khi tìm hiểu kết cấu một tác phẩm, chúng ta cần chú ý đến mối quan
hệ bên trong giữa các yếu tố của tác phẩm, nghĩa là mối quan hệ giữa kết
cấu và chân lý cuộc sống.
Ở đây, chúng tôi cần phân biệt kết cấu và bố cục. Bố cục được quan
niệm là: “sự sắp xếp các phần trong tác phẩm, là một bộ phận của kết cấu”
[51, 91]. Từ kết cấu, nhà văn tổ chức thành bố cục tác phẩm, kết cấu hòa
lẫn trong từng yếu tố của tác phẩm rất khó nhìn thấy, cịn bố cục là bề mặt
của tác phẩm nên dễ thấy hơn.
Như vậy, trên đây là những lý thuyết cơ bản xung quanh khái niệm
kết cấu. Trên cơ sở những lý luận chung đó, chúng tơi sẽ đi vào tìm hiểu
một số bình diện của kết cấu loại hình kịch. Kết cấu loại hình kịch ở đây sẽ
được chúng tôi xem xét trên cả hai phương diện: kịch bản văn học và biểu
diễn sân khấu.
1.2.2.2. Kết cấu của kịch
Mỗi kịch bản văn học hay mỗi vở kịch cơng diễn đều có một kết cấu
riêng tùy theo mục đích, dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên, cơ sở
chung cho kết cấu của kịch là việc phân chia các hồi cảnh. Bằng cách đó,
mỗi thời điểm (được miêu tả ở mỗi hồi) nối tiếp với các thời điểm khác.
Cịn về mặt thời gian thì thời gian được miêu tả (thời gian thực tại) phản
ứng với thời gian cảm thụ (thời gian nghệ thuật).
* Vấn đề phân chia hồi, cảnh trong kịch

Thông thường ở kịch mỗi hồi 1 cảnh. Tuy nhiên, ở kịch hát phương
đông hoặc kịch hát Breacht (kịch tự sự). Thời gian và địa điểm được miêu
tả có thể chuyển đổi trong phạm vi một hồi, có nghĩa là một hồi có thể có
nhiều cảnh. Việc phân chia mỗi hồi - một cảnh trong kịch làm cho kịch đỡ
rối và tạo màu sắc xác thực đời sống cho vỡ diễn.


18
Đối với kịch ngắn thì thơng thường mỗi vở chỉ có một hồi, 1 cảnh,
nhiều nhất là 2 cảnh. Nhưng sự phân chia ấy chỉ đơn thuần nhằm nhấn
mạnh một vấn đề nào đấy như nhấn mạnh sự đối lập, tương phản,... vì tính
chất của kịch ngắn là mỗi vở chỉ nhằm nêu bật một tình huống, một mâu
thuẫn, xung đột nào đấy giữa các nhân vật tham gia cốt truyện.
* Vấn đề tổ chức hình tượng nhân vật
So với tiểu thuyết, truyện dài,... thì kịch co số lượng nhân vật tham
gia cốt truyện ít hơn, đặc biệt là kịch ngắn lại càng ít. Bởi vì kịch khơng
phải viết ra để đọc mà để diễn trên sân khấu, cho nên nó chịu sự chế định
khắt khe của khơng gian, thời gian sân khấu và chịu sự chi phối kết cấu hồi,
cảnh,… không thể cùng một lúc tung lên sân khấu nhiều diễn viên được
(trừ những trường hợp đám đông xuất hiện với vai trị như một nhân vật).
Chính số lượng nhân vật trong kịch ít nên việc tổ chức mạng lưới các mối
quan hệ cũng không quá phức tạp như ở thể loại tiểu thuyết, ở kịch ít có kết
cấu đa thuyết, nhất là kịch ngắn. Các nhân vật trong kịch thường được phân
thành hai tuyến đối lập nhau gay gắt, điều này cũng thể hiện tính phù hợp
với đặc trưng cơ bản của kịch là xung đột.
* Vấn đề tổ chức hệ thống sự kiện
Theo giáo sư Phương Lựu thì: “Sự kiện là những biến đổi, tác động,
sự cố có ý nghĩa quan trọng đối với nhân vật, làm cho nhân vật và quan hệ
của chúng không giữ nguyên hiện trạng mà phải biến đổi theo” [51, 100].
Cách tổ chức hệ thống sự kiện cơ bản nhất của văn học là liên kết các sự

kiện lại thành truyện (tiêu biểu là tự sự và kịch). “Truyện ở đây có nghĩa là
chuỗi sự kiện xẩy ra liên tiếp trong không gian và thời gian cho nhân vật và
có ý nghĩa đối với tác giả, có mở đầu, có phát triển và có kết thúc, thể hiện
những quan hệ mâu thuẫn và quá trình nhất định của cuộc sống” [51, 101].
Mỗi thể loại văn học có một hình thức tổ chức hệ thống sự kiện khác nhau,
nhưng bất kỳ tổ chức theo hình thức nào thì việc tổ chức hệ thống sự kiện
cũng phải gắn liền với sự tổ hợp hệ thống nhân vật.


19
Như trên đã nói, ở kịch do chịu sự chế định của tính chất sân khấu
nên hệ thống sự kiện cũng ít hơn so với tiểu thuyết, kịch gia khi đưa mỗi
một sự kiện nào vào vở kịch đều phải chọn lựa kỹ càng. Nhất là đối với thể
loại kịch ngắn thì sự kiện phải sàng lọc nghiệt ngã hơn nữa, vì mỗi sự kiện
trong kịch ngắn đều phải thực sự làm nổi bật được tính cách, bản chất của
nhân vật- mà nhân vật lại chỉ xuất hiện trong chốc lát ngắn ngủi nhưng phải
để lại ấn tượng sâu đậm cho người xem. Nói thế khơng có nghĩa là phải
đơn giản hóa cốt truyện, họăc như thế cốt truyện kịch sẽ khơng cịn sinh
động bằng các thể loại khác, nói như thế để thấy những sự kiện, tình tiết
trong kịch phải thật sự tiêu biểu và cần thiết, có ý nghĩa tương đương, khái
quát cao, chúng phải cô đúc, gãy gọn và phải liên đới nhau một cách chặt
chẽ, lôgic, tự nhiên và tất yếu. Sự kiện trước là cơ sở để xuất hiện sự kiện
sau, sự kiện sau là sự phát triển khách quan của sự kiện trước. Mặt khác,
kịch yêu cầu với số lượng chi tiết, sự kiện ít nhưng các kịch gia nhất thiết
phải tổ chức sự kiện sao cho có chỗ ngoặt, có chỗ đột biến, nhảy vọt, tạo
được sự ngạc nhiên và hứng thú cho người xem.
* Về hình thức tổ chức thời gian, khơng gian nghệ thụât
Khơng gian và thời gian góp phần tổ chức kết cấu tác phẩm. Ở kịch,
không gian và thời gian được tổ chức chặt chẽ theo một kiểu riêng, so với
các thể loại khác thì khơng gian và thời gian trong kịch có một độ nén chặt

tối đa. Xét về không gian ở kịch, chúng tôi chủ yếu đi vào tìm hiểu khơng
gian sân khấu ở phương diện nghệ thuật biểu diễn sân khấu. Bởi vì khơng
gian kịch là không gian sân khấu nên chúng thường rất hẹp, chật chội, nó
thường chỉ ở một địa điểm và thường có ít cảnh vật. Đặc điểm này của kịch
chịu sự quy định của việc thưởng thức trực tiếp của khán giả. Cịn về thời
gian nghệ thuật trong kịch chúng tơi thấy ở kịch rất ít xuất hiện thời gian
tương lai và thời gian quá khứ, quá khứ nếu có xuất hiện thì cũng hướng
đến mục đích là làm sáng tỏ thời gian hiện tại, đặc biệt là ở kịch ngắn bao


20
giờ cũng phản ánh mâu thuẫn, xung đột ở hiện tại; hay ghi lại, tái hiện lại
một mảnh đời, đoạn đường đáng nhớ của nhân vật trong hiện tại.
Tuy vậy, phải thấy rằng kết cấu của kịch rất đa dạng, tùy vào nội
dung, chủ đề và dụng ý nghệ thuật mà các kịch gia có thể linh họat tổ chức
cho kịch nhiều hình thức kết cấu khác nhau dựa trên hệ thống lý luận nêu
trên. Bởi vì tổ chức kết cấu ln là một họat động mang tính sáng tạo,
mang nét phong cách của mỗi nhà văn, nhưng đối với kịch dù tổ chức kết
cấu kịch như thế nào chăng nữa thì cũng phải tạo được tính kịch, độ gay
cấn quyết liệt và những ngạc nhiên, bất ngờ cho người thưởng thức.
1.2.3. Xung đột
Xung đột là “Sự đối lập, sự mâu thuẫn với tư cách một nguyên tắc
tương tác giữa các hình tượng trong tác phẩm nghệ thụât” [2, 414].
Nói đến kịch là nói đến xung đột, xung đột là cái cốt của kịch. Tuy
thể loại văn học nào cũng đều phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực, nhưng
mâu thuẫn phải phát triển đến một mức nào đó thì mới trở thành xung đột.
Tiểu thuyết có độ dài khơng hạn chế, nên có thể phản ánh được các mâu
thuẫn đang manh nha, mâu thuẫn vừa hình thành, lẫn mâu thuẫn đã phát
triển thành xung đột. Còn kịch tự sự chế định của không gian - thời gian
sân khấu: Tức kịch viết ra để trình diễn trên sân khấu trong một thời gian

nhất định, và diễn cho khán giả thưởng thức trực tiếp, nên nó chỉ có thể
phản ánh được những mâu thuẫn đã phát triển thành xung đột, đòi hỏi phải
được giải quyết bằng cách này hay cách khác. Hêghen cho rằng: “tình thế
giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của kịch”. Nói cách khác, xung đột trở
thành đặc điểm về đề tài và chủ đề của kịch. Nó là cơ sở, là lực thúc đẩy
của hành động, quy định các giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện:
- Sự nảy sinh xung đột (trình bày, giai đoạn, thắt nút)
- Sự gay gắt cao độ của xung đột (đỉnh điểm, cao trào)
- Sự giải quyết xung đột (kết thúc, mở nút)


21
Trong kịch, có nhiều loại xung đột khác nhau, nhưng chung quy lại
thì nó thường được hiện diện dưới dạng những va chạm, những đụng độ và
chống đối trực tiếp giữa các thế lực họat động trong tác phẩm. Đó có thể là
tính cách - hồn cảnh; tính cách - tính cách; hình thức - nội dung,... nhưng
tập trung nhất vẫn là xung đột giữa các tính cách mang quan niệm sống và
đại diện cho những lực lượng khác nhau trong cuộc sống.
Tuy vậy, đơi khi xung đột hồn tồn nằm ngồi cốt truyện: ví dụ như
sự tương phản của kết cấu; sự đối lập giữa các tình huống, các chi tiết, vật
thể,... Xung đột cịn có thể bộc lộ ở những va chạm về sự kiện, ở thế đối lập
về hàm nghĩa, hình ảnh đối lập nhau,...
Bản thân xung đột có thể chuyển dạng trong tiến trình nó được triển
khai khi thì dịu đi, khi thì gay cấn,... Và “đặc trưng thẫm mỹ của xung đột
trong kịch cùng với cảm hứng chủ đạo của nó phụ thuộc vào tính chất các
thế lực tác động lẫn nhau: Xung đột giữa cái cao cả - cái cao cả làm này
sinh cảm hứng bi kịch; xung đột giữa cái thấp kém làm nảy sinh cảm hứng
bi kịch: Xung đột giữa cái cao cả - cái thấp kém nảy sinh cảm hứng trào
phúng [2, 415].
Tóm lại, xung đột là nịng cốt chính yếu của kịch, “xung đột làm

thành hạt nhân của đề tài nghệ thụât; cách thức và hướng giải quyết xung
đột làm thành hạt nhân tư tưởng nghệ thuật” [2, 415]. Xung đột trong kịch
là nhân tố tổ chức nên tác phẩm kịch (và cả kịch được công diễn trên sân
khấu) từ góc độ đề tài, chủ đề đến cấp độ quan niệm, do chỗ nó khiến cho
từng hình tượng (nhân vật, chi tiết...) có tính xác định về chất của nó trong
thế đối lập của tất cả hình tượng khác. Cách giải quyết xung đột phải tương
ứng với kiểu phản xạ với công chúng đối với xung đột.
1.2.4. Nhân vật
Kịch muốn tồn tại thì phải có nhân vật và có duy nhất nhân vật.
Trong kịch có ít nhân vật dẫn chuyện, kể chuyện, kịch chỉ có nhân vật trình
diễn, đóng kịch, mà cụ thể đó là hệ thống diễn biến .


22
Nhân vật kịch không thể được khắc họa với nhiều khía cạnh tỷ mỷ
hay quá phức tạp như trong tiểu thuyết, vì nó sẽ khơng phù hợp với việc
thưởng thức trực tiếp của một tập thể khán giả trong một thời gian ngắn
ngủi nhất định. Do đó, tính cách của nhân vật kịch phải thật nổi bật, thật ấn
tượng. Timôfiép đã giải thích: “Hình tượng kịch phản ánh những mâu
thuẫn của cuộc sống đã chín mùi gay gắt nhất và đã được xác định, chính vì
vậy nó được xây dựng trên cơ sở nhấn mạnh trong tính cách con người sự
cảm xúc phiến diện do các mâu thuẫn trên quy định” [59]. Tuy nhiên, tính
cách của nhân vật kịch nổi bật đó cịn là những nét tính cách khác vừa liên
đới vừa biến thái làm cho gương mặt sinh động và đa dạng hơn.
Nhân vật kịch do trực tiếp xuất hiện trước đơng đảo khán giả, nên
hình dáng, ngoại hình nhân vật khơng thể có điều kiện để miêu tả tỉ mỉ, mà
chủ yếu nó được chú ý khắc họa ở lĩnh vực biểu diễn sân khấu. Ở lĩnh vực
nghệ thuật biểu diễn, loại hình nhân vật thường được hóa trang phù hợp với
tính cách nhân vật, nó ít nhiều mang tính ước lệ.
Ví dụ: trong tuồng, chèo, cổ cách hóa trang thống nhất với tính cách:

người trung: mặt đỏ, người gian: mặt trắng, người sắm vai hề: mặt màu,
đầu buộc khăn,...
Như vậy, cùng xây dựng hình tượng nhân vật nhưng ở mỗi thể loại
văn học có nguyên tắc xây dựng riêng phù hợp với đặc trưng thể loại, nó
thể hiện sự khác biệt với các thể loại văn học khác.
1.2.5. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là thành tố quan trọng của mỗi một tác phẩm nghệ thuật,
tìm hiểu những đặc điểm của kịch không giống với ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ
tiểu thuyết,… nó có những đặc tính riêng do đặc trưng thể loại quy định.
Ngơn ngữ kịch thơng thường có 3 loại: đối thoại, độc thoại và bàng
thoại. Tùy theo mục đích sử dụng mà từng loại xuất hiện ít nhiều trong
từng vở kịch.


23
* Ngôn ngữ đối thoại. Đối thoại là thể chất và linh hồn của kịch, có
người coi kịch là văn bản đối thoại, là bản viết nói thành lời hoặc nói viết
thành văn bản. Đối thọai có nghĩa là nói với nhau, tuy nhiên khơng phải hễ
cứ nói với nhau là đối thoại trong kịch, theo Bêlinxki thì: “Tính kịch khơng
phải là do có nói qua nói lại mà có được, nó phải do hành động giao lưu
sinh động giữa hai người mà tạo thành. Nếu cả hai bên tranh luận đều
muốn đè ép đối phương, đều muốn cải tiến một phương diện nào đó trong
tâm tư đối phương, nếu thơng qua tranh luận đó đưa hai người tới một quan
niệm mới, thì lúc đó mới là kịch” [51, 258].
Người phê bình kịch bản khai thác những đối thoại của nhân vật, với
ý thức rằng rằng: Đối thoại kịch có khả năng kể chuyện, thông báo sự kiện ,
tác giả có thể kể bằng lời nói của một hay nhiều nhân vật: có khả năng bộc
lộ tính cách, nội tâm sâu kín; có khả năng thể hiện tư tưởng của tác giả, ý
nghĩa của kịch bản về vấn đề cuôc sống, lịch sử xã hội.. đối thoại kịch cịn
có khả năng tạo ra bước ngoặt cho hành động kịch.

Ngôn ngữ đối thoại trong kịch phải luôn gắn liền với một tình thế
tâm lý của nhân vật: tấn cơng - phản công; đe dọa - van xin; cầu xin - từ
chối; chất vấn - chối cãi; thăm dò - lảng tránh; thuyết phục - từ chối,..
* Ngôn ngữ độc thoại
Ngôn ngữ xuất hiện ít hơn, tuy vậy vẫn giữ được vai trị rất quan
trọng. Đối thoại là lời tự nói với chính mình. Trong kịch thường dùng
phương thức độc thoại để bộc lộ nội tâm nhân vật. Trong những trường hợp
nội tâm dằn vặt, phức tạp thì độc thoại chính là cuộc đối thoại giữa con tim
và khối óc của bản thân. Trên sân khấu, nhân vật độc thoại có thể nói to
một mình để mình nghe và để khán giả hiểu. Độc thoại thường được kết
hợp với cả hình dáng, cử chỉ, hành động ... Để bộc lộ nội tâm tốt hơn. Độc
thoại xuất hiện nhiều trong bi kịch và hài kịch.
* Ngôn ngữ bàng thoại


24
Bàng thoại là lời nói riêng của nhân vật với khán giả. Trong kịch,
có khi nhân vật đang diễn, bỗng nhiên tiến về phía trước nói to với khán giả
vài câu để giải thích một cảnh ngộ, tình huống, tâm trạng,... nào đó. Loại
ngơn ngữ này mang đặc tính riêng của kịch, rất ít thể loại văn học sử dụng.
Trên đây là những loại ngôn ngữ thường xuất hiện trong kịch, mỗi
loại có một ý nghĩa, phương thức thể hiện khác nhau, nhưng chúng đều có
những tính chất chung: Tính hành động, tính khẩu ngữ, tính cá thể, tính
hàm súc, tính tổng hợp,...
Xét về tính hành động của ngơn ngữ kịch, chúng tôi nhận thấy: Ngôn
ngữ kịch là ngôn ngữ - hành động, nhất là ngôn ngữ đối thoại. Tôi nói là tơi
làm, mỗi lời nói là một động tác trên sân khấu, “Làm là do lời nói, cái nói
và cái làm trong kịch là một” [24, 315]. Mỗi lời nói là một phương tiện để
tác động và nó có khả năng thúc đẩy diễn biến câu chuyện, của hành động,
nó gắn liền với một biến động kịch. Hay nói cách khác mỗi lời nói trong

kịch đều phải hàm chứa trong đó một lực tác động, ngấm ngầm một hành
động, lời nói của nhân vật này là nguyên nhân hành động của nhân vật
khác,... Sở dĩ ngôn ngữ kịch lại giàu tính hành động là bởi tính biểu diễn
sân khấu của nó quy định: Diễn viên lên sân khấu là để diễn, mỗi lời nói
phải gắn liền với hành động hình thể, hành động tâm lý, hành động biểu
cảm,...
Ngơn ngữ kịch ngồi tính hành động cịn có tính khẩu ngữ, không ở
thể loại văn học nào mà ngôn ngữ lại giàu tính khẩu ngữ như ở kịch. Bởi vì
kịch viết ra để diễn trên sân khấu, trước công chúng. Mặt khác, ngơn ngữ
kịch khác tiểu thuyết, thơ,... Vì nó có phối hợp chặt chẽ với các hành động,
tác động trực tiếp đến người nghe, trực tiếp nhận sự phản ứng ngay tức
khắc của khán giả về từng ý, từng lời, đó là điều kiện khó tồn tại ở văn viết.
Vì thế, có thể coi tính khẩu ngữ cũng là một đặc tính nổi bật của kịch.
Ngơn ngữ kịch cịn có tính cá thể, nó phải được cá thể hóa, phải thật
nổi bật và rõ nét. Sở dĩ nó phải được tính cách hóa vì đây là phương tiện


25
quan trọng để bộc lộ tính chất nhân vật, ngơn ngữ phải phù hợp với tính
cách (chứ khơng phải nội tâm), mỗi nhân vật phải có một ngơn ngữ riêng.
Ngồi ra ngơn ngữ kịch cịn có tính hàm súc, nhất là kịch ngắn. Do
kịch có mang xung đột căng thẳng, tình huống gay cấn, cốt truyện tập
trung, dồn nén, hành động kịch tiến triển nhanh nên ngôn ngữ kịch đặc biệt
cơ đọng, ngắn gọn, khơng được dài dịng.
1.2.6. Hành động
Kịch diễn trên sân khấu là phải thông qua hành động, hành động
trong kịch có thể hiểu là bao gồm cả ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ và quan hệ
của diễn viên. Hành động là vấn đề thuộc nghệ thuật biểu diễn dưới sự chỉ
đạo của đạo diễn nhưng cũng phải dựa vào cơ sở của kịch bản.
“Mỗi nhân vật (diễn viên) lên sân khấu đều thực hiện một hệ thống

chính còn gọi là hành động xuyên, nhằm thể hiện sứ mạng tư tưởng của
nhân vật mà mình sánh vai. Tồn bộ của buổi biểu diễn sẽ có một hệ thống
tập hợp tất cả những hành động xuyên của nhân vật thành hành động quán
xuyến thể hiện tư tưởng chủ đề chung của toàn vở. Từng hành động của
diễn viên bắt nguồn ở những tình tiết trong kịch bản, thì hành động quán
xuyến chính là phải dựa vào cốt truyện của kịch bản” [51, 247].
Bàn về vấn đề này, Arixtốt cho rằng: “Kịch là sự bắt chước một hành
động quan trọng và hoàn chỉnh,... Sự bắt chước hành động là nhờ vào cốt
truyện” [1]. Nhưng do thời gian - không gian sân khấu hạn chế về quy mơ
và q trình biểu diễn cũng như do sự thưởng thức của một tập thể khán giả
phức tạp, phải cùng lúc theo dõi toàn vở kịch nên hành động kịch phải thật
thống nhất, tập trung, khơng thể q phong phú và phức tạp. Nó phải phù
hợp với cốt truyện cô đúc, gãy gọn ở kịch. Hành động và cốt truyện có sự
thống nhất hữu cơ, bất kỳ một hành động nào cũng là nguyên nhân và kết
quả trực tiếp của cái liền trước và cái liền sau đó.
Chung quy lại, những đặc điểm trên đây của kịch (cả kịch bản văn
học và nghệ thuật biểu diễn) giúp chúng ta nhìn rõ hơn sự khu biệt giữa


×