Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tính nữ trong thơ xuân quỳnh và thơ lâm thị mỹ dạ (một cái nhìn so sánh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.62 KB, 134 trang )

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... ...1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................ ………………....1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................9
6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................9
NỘI DUNG .................................................................................................................10
Chƣơng 1: Khái niệm tính nữ và vấn đề tính nữ trong sáng tác của
các nhà văn nữ Việt Nam .................................................... …………………10
1.1. Khái niệm tính nữ .................................................................................................. 10
1.1.1. Nhìn từ góc độ lý luận nhận thức ............................................................ ….......10
1.1.2. Nhìn từ góc độ tác phẩm văn học ..................................... …………..................11
1.2. Vấn đề tính nữ trong sáng tác của các nhà văn nữ ................................................ 12
1.2.1. Một vài đặc điểm cơ bản của các nhà văn nữ Việt Nam .....................................12
1.2.2. Các phương diện biểu hiện tính nữ trong sáng tác của các nhà văn nữ Việt
Nam...............................................................................................................................15
1.2.3. Một vài biểu hiện tính nữ trong sáng tác của một số nhà thơ nữ Việt Nam thời kỳ hậu
hiện đại........... ........................................................................................................22
Chƣơng 2: Tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
nhìn từ hình tƣợng cái tơi trữ tình ............................................................................ 30
2.1. Cái tơi trữ tình ..................................................................................... …………..30
2.1.1. Khái niệm .......................................................................................... ………….30
2.1.2. Các dạng thức của cái tơi trữ tình trong thơ ............................................ ……..30

1



2.2. Điểm tương đồng của biểu hiện tính nữ qua hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Xn
Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ............................................................................31
2.2.1. Cái tơi trữ tình say đắm trước thiên nhiên .............................................. ………31
2.2.1.1. Bức tranh thiên nhiên với những đường nét hài hòa, tươi tắn sắc màu………32
2.2.1.2. Thiên nhiên - tấm gương phản chiếu tâm hồn tác giả ......................................37
2.2.2. Tâm hồn người mẹ giàu tình thương, trách nhiệm ............................................. 40
2.2.3. Cái tơi trữ tình đời tư - thế sự ............................................. ……………………49
2.2.3.1. Cái tơi trữ tình dịu dàng, nhạy cảm, tinh tế .................................................... 49
2.2.3.2. Cái tôi trữ tình khắc khoải, lo âu ......................................................................56
2.3. Nét khác nhau của biểu hiện tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua
hình tượng cái tơi trữ tình .......................................................................................69
2.3.1. Một Xuân Quỳnh mãnh liệt trong thổ lộ cảm xúc................................................69
2.3.2. Cái tơi trữ tình triết lí chiêm nghiệm trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ………….........77
Chƣơng 3: Tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
nhìn từ phƣơng thức trữ tình ...............................................................83
3.1. Những điểm tương đồng về tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nhìn
từ phương thức trữ tình .............................................................................................
3.1.1. Ngơn ngữ .............................................................................................................83
3.1.1.1. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị .............................................................................83
3.1.1.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh ...................................................................................90
3.1.2. Giọng điệu ...........................................................................................................97
3.1.2. Giọng thơ trong trẻo, hồn nhiên ..........................................................................97
3.1.2. Giọng thơ ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha ...........................................................101
3.1.3. Hình tượng trái tim - điển hình nghệ thuật giàu thiên tính nữ...........................104
3.1.4. Linh hoạt trong sử dụng các thể thơ ..................................................................108
3.1.4.1. Thơ lục bát .....................................................................................................109
3.1.4.2. Thơ ngũ ngôn..................................................................................................113
3.1.4.3. Các thể thơ khác .............................................................................................115
3.2. Nét riêng của biểu hiện tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nhìn từ
phương thức trữ tình ...............................................................................................118

3.2.1. Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ………….....118

2


3.2.1.1. Không gian nghệ thuật ...................................................................................118
3.2.1.2. Thời gian nghệ thuật ..................................................................................... 121
3.2.2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh…………………..126
3.2.2.1. Không gian nghệ thuật ...................................................................................126
3.2.2.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................................128
KẾT LUẬN ................................................................................................................131

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, các nhà thơ nữ đã xác lập được một vị thế khá rõ
ràng. Chưa thể nói tới một dịng thơ nữ lưu như trong thơ ca Nhật Bản, nhưng tính nữ là
điều không thể phủ nhận trong sáng tác thơ ca của họ, dù mức độ đậm nhạt có khác
nhau. Trong đó, Xuân Quỳnh và Lâm Thị Mỹ Dạ được xem là hai gương mặt thơ ca
đầy nữ tính trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Từ nhận thức đó, chúng tơi đi vào đề tài
“Tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ” (một cái nhìn so sánh)
nhằm chỉ ra một cách hệ thống phẩm chất nữ tính của hai nhà thơ, điều mà cho đến nay
chưa có một cơng trình nào bàn tới.
1.2. Cùng với những nhà thơ cùng thế hệ (Phan Thị Thanh Nhàn, Ý Nhi, Lê Thị Mây,
Nguyễn Thị Hồng Ngát…), Xuân Quỳnh và Lâm Thị Mỹ Dạ để lại gương mặt thi ca
của riêng mình tìm tịi, khám phá. Điểm chung giữa họ là sự dịu dàng, tinh tế của một
hồn thơ đầy nữ tính. Tuy nhiên, cái phẩm chất nghệ thuật ấy mỗi người lại mang đậm
nét riêng. Xem nữ tính như một phẩm chất nghệ thuật nổi trội và đặt nó trong một tương
quan so sánh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ, thấu đáo hơn về tài năng, cá tính sáng
tạo của Xuân Quỳnh và Lâm Thị Mỹ Dạ, những gương mặt tiêu biểu cho một thế hệ nữ
nhà thơ tài năng trong thơ ca Việt Nam hiện đại.

1.3. Từ góc nhìn mỹ học thuật hiện sinh, việc tìm hiểu phẩm chất nữ tính trong thơ Xuân
Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ gợi mở nhiều vấn đề có ý nghĩa lý luận tiếp nhận. Nữ
tính với tư cách là một phẩm chất nghệ thuật không chỉ là sản phẩm của một ý thức sáng

3


tạo mà còn là kết quả của một bản năng sáng tạo, là thuộc tính tự nhiên của một hồn thơ
mà khơng phải nhà thơ nào cũng có được.
1.4. Thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từ lâu đã được giảng dạy, học tập trong
nhà trường, từ phổ tơng dến đại học. Đề tài vì vậy khơng chỉ có ý nghĩa khoa học mà
cịn có ý nghĩa thực tiễn.

2. Lịch sử vấn đề
Là hai gương mặt xuất sắc của thơ ca hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh và Lâm Thị
Mỹ Dạ đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình trong suốt nhiều thập kỷ
qua. Dựa vào nguồn tài liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng
tôi sẽ điểm lại một số vấn đề theo hướng sau:
2.1. Một cái nhìn bao quát về lịch sử nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ
Dạ.
Từ những đóng góp của hai nhà thơ Xuân Quỳnh và Lâm Thị Mỹ Dạ cho nền thơ ca
Việt Nam hiện đại, cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học, công
chúng yêu văn học đã chú ý quan tâm và có những nhận xét, đánh giá xác đáng về sáng
tác của hai nhà thơ nữ này. Qua tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu và những bài viết
có liên quan đến đề tài, chúng tơi nhận thấy rằng có nhiều ý kiến tương đồng trong nhìn
nhận, đánh giá. Phần lớn trong số họ có chung quan điểm: thơ các chị là tiếng nói chân
thành, tha thiết của trái tim phụ nữ, một trái tim cơng dân có trách nhiệm với mình, với
đất nước, với những người mình yêu thương.
Xuân Quỳnh đến với thơ từ khá sớm, ngay từ đầu nhũng năm 1960 chị đã cho ra mắt
bạn đọc tập thơ đầu tay Chồi biếc (in chung với Tơ tằm của Cẩm Lai) (1963) và sau đó

liên tiếp cơng bố các tập thơ: Hoa dọc chiến hào; Gió Lào cát trắng (1973); Lời ru trên
mặt đất (1978); Tự hát và Sân ga chiều em đi (1984) và mộ tập thơ để lại dấu ấn đậm
nnets trong hành trình thi ca của chị là tập Hoa cỏ may (Giải thưởng của Hội nhà văn
năm 1990).
Là nhà thơ được đông đảo quần chúng yêu mến, thơ Xuân Quỳnh được giới phê
bình, nghiên cứu chú ý ngay từ khi mới xuất hiện. Cùng với bề dày thời gian, số lượng
nghiên cứu, phê bình về thơ chị ngày càng phong phú. Tuy vậy, phần lớn các cơng trình

4


đã có đều tập trung vào hai hướng chính: hoặc giới thiệu một tập thơ, hoặc đánh giá khái
quát về thế giới thơ Xn Quỳnh. Cịn những cơng trình hay bài viết bàn về tính nữ nói
chung, về tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh nói riêng một cách có hệ thống thì chưa nhiều.
Có thể kể đến một số cơng trình sau:
Vấn đề tính nữ nói chung:
Sách Lý luận văn học I (2002), Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Giáo dục, tác giả đã
dành một phần phân tích mặt mạnh, mặt hạn chế và đặc điểm của các nữ văn sĩ.
Trong bài viết Đƣờng tới cỏ lau của ác giả Chu Văn Sơn, Tạp chí Văn học và tuổi
trẻ, số 1 (103) – 2005 khi đề cập đến vẻ đẹp mẫu tính ở các nhân vật nữ trong tác phẩm
Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, tác giả đã đưa vào bài viết khái niệm “Thiên tính nữ”.
Bài viết Tơi khơng chúc bạn thuận buồm xi gió, in trong cuốn Văn học và học
văn, Nxb Văn học, Hoàng ngọc hiến cũng đề cập đến thiên tính nữ ở một số nhân vật nữ
trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.
Các cơng trình, bài viết đề cập đến vấn đề “Tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh” một
cách riêng biệt, cụ thể gần như khơng có, chỉ có một số bài viết trong khi giải quyết một
số vấn đề khác trong thơ Xuân Quỳnh có gợi mở về những biểu hiện tính nữ trong thơ
chị, chẳng hạn:
Bàn về thơ Xuân Quỳnh, Giáo sư Phan Ngọc có bài: Thơ tình Xn Quỳnh là tiếng
nói mới của thơ dân tộc, Đặng Thị Đoàn Hương với Ngƣời đàn bà yêu và làm thơ,

Nguyễn Xuân Nam với Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh, Mã Giang Lân với Nhớ Xuân Quỳnh
nhớ một giọng thơ, Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ của tác giả Vương Trí Nhàn,
Con ngƣời và nhà thơ của Lại Nguyên Ân, Hoa quỳnh mùa xuân của Hồng Trung
Thơng, Thơ tình Xn Quỳnh- sự thể hiện sức mạnh của một tâm hồn phụ nữ của tác giả
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Cảm nhận về Xuân Quỳnh của Lưu Khánh Thơ, Xuân Quỳnh
qua thời gian của Vân Long, Cánh chuồn chuồn trong giơng bão của Chu Văn Sơn.
Ngồi ra còn các bài viết về các phương diện khác nhau trong sáng tác của Xuân Quỳnh,
những cảm nhận về từng bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh như Sóng, Thuyền và biển,
Tự hát, Hoa cỏ may…Chúng tôi xin dẫn ra mấy ý kiến vắn tắt có liên quan đến đề tài:
“Xuân Quỳnh đƣợc nhớ nhiều nhất có lẽ ở một phong cách, một giọng điệu giàu nữ
tính: nhạy cảm và rất tha thiết trƣớc cuộc đời”[22, Tr.26].

5


“Thơ Xuân Quỳnh ý tứ thƣờng giản dị. Có những câu thơ nhƣ một lời nói bình
thƣờng mà gợi lên đƣợc những ấn tƣợng khó qn bởi tính chất dịu dàng, đằm
thắm.”[22, Tr.105].
“Thơ chị có bản sắc riêng đó là sự trẻ trung, chân thành. Trƣớc kia, trong chùm thơ
viết về tình yêu ta bắt gặp sự chân thành ấy, sau này ta còn gặp những ngƣời làm việc
trong gia đình: bà mẹ vất vả, ngƣời chị hay lo, những đứa con mỗi đứa mỗi tính, chị nói
tự nhiên, khơng khoa trƣơng, không lạm dụng kỹ xảo. Đọc thơ chị ta gặp một con ngƣời
với những lo âu, suy nghĩ vui buồn, gần gũi. Chị có lối viết thoải mái, dễ dàng”[22,
Tr.200].
“Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nƣớc hay trở về với những tình cảm riêng tƣ,
thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông
minh, sắc sảo, giàu yêu thƣơng. Thơ Xuân Quỳnh giàu tâm trạng. Nếu thơ ca là sự tự
thể hiện ở mức cao nhất cái tơi trữ tình của nhà thơ, thì ở Xn Quỳnh đặc điểm bản
chất này của thơ càng đƣợc bộc lộ nổi bật. Nhiều bài thơ của chị là sự bộc lộ của một
tâm trạng... Đọc thơ Xuân Quỳnh, ngƣời ta khơng có cảm giác tác giả cố ý “làm thơ”.

Chị sống hồn nhiên, sống hết mình với các bài thơ của mình, hay nói đúng hơn, thơ chị
chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bƣớc vui buồn của
đời sống”[22. Tr.9].
“Bản năng của ngƣời mẹ, những cảm xúc tinh tế và cái tài nhìn sự vật bằng con mắt
trẻ thơ đã tạo nên nét đáng yêu, đáng nhớ ở các bài thơ viết cho thiếu nhi của Xuân
Quỳnh [22, Tr.79].
Tác giả Kiều Văn trong lời giới thiệu thơ Xuân Quỳnh trong cuốn Thơ Xuân
Quỳnh, Thi ca Việt Nam chọn lọc đã viết: “…Xuân Quỳnh của chúng ta, đáng quý
thay, là mẫu phụ nữ viên mãn cả về tình cảm lẫn trí tuệ. Và khơng chỉ thế, chị cịn là
mẫu mực của ngƣời phụ nữ đức hạnh, điều mà văn hào Lecmơntơp hình nhƣ khơng
dám địi hỏi ở phụ nữ q tộc Nga thời đại ông”[75, Tr.10].
Trong bài viết Con ngƣời và nhà thơ, tác giả lại Nguyên Ân cho rằng: “Hai chục
năm nay, thơ Xuân Quỳnh đã đi vào lòng ngƣời đọc, trở thành tiếng nói tâm tình về
những ngọt bùi, cay đắng ở đời, tiếng nói của tình u và tình mẫu tử, tiếng nói hồn
hậu, dung dị, chứa đựng sự sống đƣơng thời mà cũng in dấu nếp nghĩ, nếp cảm của tâm
hồn ngƣời Việt tự xa xƣa. Những thiếu nữ bƣớc vào tuổi yêu đƣơng đã tìm đến nhà thơ

6


Xuân Quỳnh. Những ngƣời mẹ trẻ phập phồng ngày tháng dõi theo mỗi hơi thở, mỗi
bƣớc đi của đứa con mình, có thể tìm đƣợc ở thơ Xn Quỳnh một ngƣời bạn sẻ chia
tâm sự…Đối với ngƣời làm thơ, đƣợc nhƣ thế đã là hạnh phúc”[22, Tr.259].
Bên cạnh những bài viết có tính chất khái qt chung về thơ Xn Quỳnh cịn có
những bài đi vào tìm hiểu từng tác phẩm cụ thể như về bài Sóng của tác giả Phạm Đình
Ân, Trái tim nữ và bài thơ Tự hát của Xuân Quỳnh của Bùi Minh Huệ, Mùa hoa doi
của Vũ Quần Phương…
Cùng với Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ cũng là nhà thơ cùng trưởng thành trong
nền thơ chống Mỹ. Đến với thơ Mỹ Dạ, ta gặp ở đó người phụ nữ trầm tư chiêm nghiệm
với cách cảm nhận cuộc suộc sống cũng rất độc đáo. So với Xuân Quỳnh, nghiên cứu

về thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có phần ít hơn nhưng đó cũng là những bài viết, những cảm
nhận, những đánh giá rất tinh tế và thấu đáo.
Ngay từ khi mới bắt đầu cầm bút, thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã dành được những ấn tượng
tốt đẹp trong lòng độc giả. Bài thơ đầu tiên Ý nghĩ được in trên Báo Văn nghệ đã được
nhà phê bình Hồng Diệu đánh giá: “Ý nghĩ sớm cho thấy tác giả của nó có một tâm hồn
thơ, có nghệ thuật làm thơ” [60, Tr.34]. Tuy vậy liên quan tới đề tài “Tính nữ trong thơ
Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ” (Một cái nhìn so sánh), chúng tơi nhận thấy rằng:
tương tự nhà thơ Xuân Quỳnh, nghiên cứu về tính nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng
chưa thấy có một cơng trình nào cụ thể, riêng biệt dành riêng cho vấn đề này. Chúng tôi
cũng cảm nhận được sự gợi mở về một số biểu hiện của tính nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ
Dạ qua bài viết của một số tác giả như:
Nguyễn Thu Thủy trên báo Tuổi trẻ Online với bài: Cảm nhận thơ: Tháng giêng đã
viết: “Bài thơ nữ tính một cách kỳ lạ, vừa hồn nhiên lại vừa từng trải, nhƣ một đôi mắt
trong veo đƣợc đặt trên khuôn mặt ngƣời đàn bà. Khuôn mặt ghi dấu ấn của thời gian”.
Trong bài Nét riêng của thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, tác giả Hồng Diệu nhận xét: “Âm
hƣởng chính trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ xuất phát từ những giai điệu trầm, nhẹ, đằm
thắm, không ồn ào. Thơ chị có những nét riêng, có bản sắc riêng. Bản sắc riêng ấy là
phong cách thơ chị”[60, Tr.37-39].
Tác giả Bảo Hưng nhận thấy: “Thơ của chị nhẹ nhõm, trong sáng, nếu có buồn thì
cũng buồn dìu dịu mà vui cũng không đến nỗi suồng sã, xô bồ. Chị nghiêng về phía

7


những cảm xúc tinh tế, tơ mỏng, với tấm lòng hồn hậu nhìn ai cũng thấy u thƣơng”
[77, Tr.180].
Trúc Thơng cho rằng: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là một hơi thở nhẹ, và có những khi
đằm thắm khơng hoang dại, chói nồng. Thơ Mỹ Dạ gọn xinh, trong mát” [77, Tr.187].
“Thơ mang những nét bản sắc tâm hồn ngƣời viết, rõ nhất là tính phụ nữ, nét dịu
dàng của cảm xúc, cách khai thác, chọn lọc, tìm chất thơ trong đời sống” là lời giới

thiệu của Vũ Quần Phương trong cuốn Lâm Thị Mỹ Dạ- thơ với tuổi thơ [50, Tr.33].
Tác giả Linh Sơn trong bài viết “Lâm Thị Mỹ Dạ- những vần thơ ám ảnh” (in trên
báo Giáo dục thời đại, số đặc biệt Tháng mười, 2007) cho rằng: “Lâm Thị Mỹ Dạ đã nói
thay cho tâm sự rất nhiều ngƣời, trƣớc hết cũng là ở sự thoát xác vƣợt lên sự phù phiếm
và mƣu sinh nhọc nhằn này, để thấy tình u khơng cịn là cõi thực mà còn là cõi mơ và
khát vọng. Nhƣng hơn cả, độc giả nhận thấy sự ám ảnh trong thơ chị không giống với
nhà thơ nào khác, kể cả sự trong trẻo, nồng hậu đau đáu và đầy xót xa ấy cũng khác
biệt”[64, Tr.32].
Tác giả Hồ Thế Hà trong bài “Khuynh hướng hiện đại trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ”
viết: “Trải qua một chặng đƣờng lao động nghệ thuật, tìm tịi, sáng tạo, Lâm Thị Mỹ Dạ
đã tự tạo cho mình một chất thơ riêng, ngọt ngào, trong trẻo nhƣng không dừng lại ở
chất cảm xúc bên ngoài mà bản chất vấn đề thể hiện tài quan sát, sức liên tƣởng phong
phú của một tâm hồn thơ dễ xúc động”[20]
“Ngƣời đọc có thể nhận ra đằng sau câu chữ, ẩn dƣới những chi tiết bình thƣờng
dƣờng nhƣ chỉ dùng để mơ tả là hình tƣợng tác giả đầy mơ ƣớc, khát vọng đến cháy
bỏng trƣớc cuộc đời không thiếu những eo xèo, nhiễu nhƣơng và bất trắc. Chính điều ấy
đã nâng tầm đƣa Lâm Thị Mỹ Dạ xếp vào hàng những nhà thơ nữ tiêu biểu của thơ ca
Việt Nam hiện đại”. Đó là lời của tác giả Phạm Phú Phong nhận định về thơ của Mỹ Dạ.
Cịn tác giả Ngơ Văn Phú thì cho rằng: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở chỗ bất thần,
ngơ ngác và những rung cảm đầy nữ tính”. (Dẫn theo ).
Người dịch Cốm non, nữ nhà thơ Martha Collins khẳng định: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
không khác các nhà thơ Mỹ đƣơng đại, nhƣng có lẽ trên một nền tảng văn hóa lâu đời
hơn, đó là sự khảo sát giới hạn vai trò của ngƣời phụ nữ truyền thống, sức mạnh và sự
cô đơn” [Dẫn theo 40].

8


Ngồi ra, cịn có những ý kiến của một số nhà phê bình văn học khác như: Trần Hịa
Bình, Dương Văn Khoa, Linh Sơn, Hoàng Sỹ Nguyên, Lê Thị Mây... Họ cũng dành cho

thơ Lâm Thị Mỹ Dạ những lời nhận xét đầy ưu ái và khá xác đáng. Chúng tơi tin rằng
qua một số dẫn dụ nêu trên nó góp phần gợi mở cho việc tìm hiểu Tính nữ trong thơ
Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Một cái nhìn so sánh).
2.2. Quan điểm và cách nhận thức, lý giải vấn đề tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ.
Trong đề tài này, chúng tôi nhận thức về tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ như một phẩm chất, bản năng nghệ thuật. Tính nữ, ấy là hệ thống những
biểu hiện trong tư tưởng, cảm xúc cũng như tư duy thơ, phương thức trữ tình trong thơ
rất đặc trưng của những người phụ nữ Việt Nam: dịu dàng, nhạy cảm, tinh tế, giàu đức
hy sinh, giàu tình yêu thương với gia đình, với cuộc đời, là những biểu hiện mang tính
bản năng một cách tương đối có hệ thống của người phụ nữ trong thơ mà ở những nữ
văn sĩ khác khơng thấy hoặc ít thấy.
2.3. Đánh giá chung về thành tựu của những cơng trình, những bài viết đã có về tính nữ
trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Cho đến nay, qua sự khảo sát đề tài thì chúng tơi đã gặp rất nhiều bài viết bàn về thơ
Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ như đã nói ở phần lịch sử nghiên cứu vấn đề,
nhưng chưa gặp một cơng trình nào đưa ra sự so sánh một cách có hệ thống về tính nữ
trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Nó chỉ xuất hiện với những khía cạnh,
những bài viết về thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nói chung ở một số phương
diện, chủ yếu là ở giọng điệu thơ và những cảm xúc trữ tình trong thơ. Nhìn chung, các
ý kiến đã gợi mở rất nhiều cũng như đánh giá cao những cống hiến của hai nữ nhà thơ.
Ở mỗi bài viết đều đưa đến những cảm nhận, những quan sát tinh tường của người yêu
thơ và hiểu thơ, giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ
Dạ có nhiều thuận lợi hơn.
2.3. Những ý kiến bàn về sự tương đồng và khác biệt về tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh
và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy có một bài viết nào đưa ra một sự so sánh mang
tính hệ thống về tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Chúng tôi ghi
nhận được một số ý kiến so sánh ở một vài phương diện, khía cạnh nhất định trong thơ


9


của hai tác giả này. Vì thế chúng tơi mạnh dạn đưa ra cách liên hệ so sánh của mình để
thấy được điểm gặp gỡ cũng như những nét riêng của biểu hiện tính nữ trong thơ Xuân
Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra một cách hệ
thống những tương đồng, khác biệt của tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị
Mỹ Dạ.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, khảo sát, phân tích một cách hệ thống những biểu hiện của tính nữ trong
thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ.
Thứ hai, chỉ ra những tương đồng, khác biệt về tính nữ trong thơ của hai nhà thơ.
Thứ ba, lý giải những tương đồng, khác biệt ấy.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị
Mỹ Dạ, với tư cách là phẩm chất nghệ thuật đặc trưng.
4.2. Với tư cách là một phẩm chất nghệ thuật, tính nữ được biểu hiện trên nhiều phương
diện của thế giới nghệ thuật thơ. Trong phạm vi của mộ luận văn thạc sĩ, chúng tôi giới
hạn khảo sát vấn đề trên hai phương diện cơ bản là cái tơi trữ tình- những điểm tương
đồng và khác biệt và phương thức trữ tình- những diểm tương đồng và khác biệt.
4.3. Về tư liệu khảo sát, chúng tôi tập trung khảo sát những tập thơ sau:
Về tác giả Xuân Quỳnh, khảo sát các tập thơ: Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Sân ga
chiều em đi, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Hoa cỏ may.
Về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ, khảo sát các tập thơ: Trái tim sinh nở (in chung với Ý
Nhi), Bài thơ không năm tháng, Hái tuổi em đầy tay, Đề tặng một giấc mơ, Hồn đầy hoa
cúc dại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp

nghiên cứu như: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
so sánh.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

10


Chƣơng 1: Khái niệm tính nữ và vấn đề tính nữ trong sáng tác của các nhà văn nữ Việt
Nam
Chƣơng 2: Tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nhìn từ hình tượng
cái tơi trữ tình
Chƣơng 3: Tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nhìn từ phương thức
trữ tình

NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI NIỆM TÍNH NỮ VÀ VẤN ĐỀ TÍNH NỮ TRONG
SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM – MỘT CÁI
NHÌN KHÁI LƢỢC
1.1. Khái niệm tính nữ
1.1.1. Nhìn từ góc độ lý luận nhận thức
Tính nữ có lúc được gọi là nữ tính, tính mẫu hoặc thiên tính nữ đã được nói đến từ
lâu nhưng bàn bạc đầy đủ và sâu xa về nó thì chưa có nhiều tài liệu, sách vở. Nó được xuất
11


hiện gần đây thơng qua một số bài phê bình văn học của một số tác giả nghiên cứu văn học
hoặc trong khi đề cập đến sáng tác của các nhà văn nữ trong lý luận văn học.
Trước hết, theo chúng tơi, có thể hiểu tính nữ là một nét phẩm chất riêng, đặc biệt,
cốt lõi của người phụ nữ. Nó trở thành một nét đẹp tự nhiên do tạo hóa ban tặng cho người

phụ nữ, nó như một thứ sở hữu độc quyền của nữ giới đồng thời nó cũng là nét đẹp độc đáo
làm nên sự phân biệt giớ nữ với giới nam.
Tác giả Hoàng Ngọc Hiến với bài nghiên cứu “Tơi khơng chúc bạn thuận buồm xi
gió” in trong cuốn Văn học và học văn đã rất tinh tế khi phát hiện ra vẻ đẹp thiên tính nữ
ẩn chứa ở hệ thống các nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Tác giả cho
rằng: Thiên tính nữ trước hết là tinh thần của cái Đẹp, là tinh thần vị tha, đức hy sinh, là tấm
lòng bao la sẵn sàng thông cảm với mọi người, là thiên tính làm mẹ, là tình cảm hồn nhiên
muốn che chở, đùm bọc, cứu giúp. Thiên tính nữ cịn là hiện thân của sức sống phồn thực,
sức sống cực kỳ quan trọng, được coi là “nguyên tố đầu tiên, cũng là vẻ đẹp cuối cùng trong
cõi sống của chúng ta”.
Với quan điểm như vậy, Hồng Ngọc Hiến cho rằng: Thiên tính nữ chính là cái Đẹp
trong cuộc sống, cái Đẹp có sức mạnh cứu vãn thế giới!
Gần gũi với khái niệm “thiên tính nữ” khơng thể khơng nhắc tới khái niệm mẫu tính
của Chu Văn Sơn trong bài viết “Đường tới cỏ lau của nhà văn Nguyễn Minh Châu”. Theo
tác giả: “Mẫu tính là phẩm chất mẹ ở con người, trước hết là ở người nữ. Nó là bản năng
sinh ra sự sống và bản năng hi sinh cho sự sống, bằng cả cưu mang, chăm lo, che chở và xả
thân nữa”.
Nếu đem so sánh hai khái niệm của hai tác giả ta sẽ thấy khái niệm “thiên tính nữ”
mang tính chất rộng hơn, nó bao hàm rất nhiều vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ. Cịn
“mẫu tính” chỉ là một nét đẹp của người phụ nữ trong vẻ đẹp “thiên tính nữ”, hay nói cách
khác “mẫu tính” là một trong những biểu hiện của vẻ đẹp “thiên tính nữ”.
Từ những phát hiện có tính chất “mở đường” của hai tác giả Hồng Ngọc Hiến và
Chu Văn Sơn, có thể khẳng định rằng: Tính nữ hay thiên tính nữ là vẻ đẹp nghiêng về nữ
tính, mẫu tính của người phụ nữ. Đó chính là bản năng làm mẹ, tinh thần vị tha, đức hy
sinh, sự khoan dung, lòng trắc ẩn và tinh thần nhân ái bao la của người phụ nữ. Chính
những phẩm chất mang tính thiên phú đó đã tạo nên vẻ đẹp diệu kỳ trong tâm hồn người
phụ nữ.

12



1.1.2. Nhìn ở góc độ tác phẩm văn học
Xét ở góc độ tác phẩm văn học, ta thấy rằng trong nền văn học Việt Nam, vẻ đẹp
thiên tính nữ thể hiện rất nhiều thông qua hệ thống nhân vật nữ của một số tác giả đặc biệt
là Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu. Trong tác phẩm “Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành”, tính nữ được thể hiện rất đậm nét thông qua nhân vật Quỳ. Khi phải đối diện với
cái chết của người yêu, tính nữ hơn lúc nào hết đạt đến trạng thái siêu thăng trong tâm hồn
người phụ nữ, kết tinh ở lời nói đầy cảm động: “Đó là bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự
sống của con ngƣời do chính tơi mang nặng đẻ đau ra. Đó chính là tình thƣơng bẩm sinh
của nữ tính. Sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tơi, đó là tất cả cái
phần sâu thẳm của một thứ thiên phú riêng trong tâm hồn nữ giới”.
Xét ở góc độ giới, trong văn học nghệ thuật nói chung, trong sáng tác văn chương
nói riêng, tính nữ “là nét đầu tiên làm nên đặc điểm riêng biệt” trong sáng tác của các nhà
văn nữ. Chính những đặc điểm tâm lý mang tính đặc trưng riêng của giới: giàu tình cảm,
sức tưởng tượng phong phú, óc quan sát tinh tế… đã tạo nên những nét riêng biệt mang
đậm dấu ấn, phong cách của nữ giới mà ta có thể gọi chung là “tính nữ” trong sáng tác của
các nhà văn nữ.
1.2. Vấn đề tính nữ trong sáng tác của các nhà văn nữ
1.2.1. Một vài đặc điểm cơ bản của các nhà văn nữ Việt Nam
Tất cả những đặc điểm làm nên tính nữ thuộc sở hữu riêng của người phụ nữ rất
thích hợp với sáng tác nghệ thuật, trong đó có văn học. Thế nhưng có một sự thật hiển
nhiên là thế giới cũng như trong nước, số lượng các nữ văn sĩ thành danh thường hiếm hơn
nam giới rất nhiều. Đã có thống kê chỉ ra rằng: “Trên thế giới có 439 nhà văn lớn thì có tới
26 nhà văn nữ, Trung Quốc đưa vào từ điển nhà văn 404 người thì có tới 22 nhà văn nữ”
[47, tr. 21]. Tỉ lệ cây bút nữ Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tình hình chung của văn đàn
thế giới. Trước Cách mạng tháng Tám, khi chế độ phong kiến với những thế lực cường
quyền, thần quyền và nam quyền đã ràng buộc người phụ nữ phương Đông vào cuộc sống
sau cánh cửa, bóp nghẹt tài năng và cả những khát vọng sáng tạo nghệ thuật của họ thì
những khn mặt điển hình trong “làng văn” là phụ nữ rất hiếm hoi. Suốt chiều dài nền văn
học trung đại với số lượng tác giả và tác phẩm tương đối lớn nhưng mới chỉ xuất hiện vài

khuôn mặt nữ nổi bật như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan. Đến

13


thời kỳ đầu giai đoạn 1930- 1945, do ảnh hưởng của thời cuộc, trào lưu văn học lãng mạn
chiếm ưu thế trên văn đàn công khai. Phong trào Thơ mới xuất hiện và phát triển mạnh mẽ,
chỉ trong thời gian ngắn đã chiếm lĩnh thi đàn, tạo nên một sức sống mới, vẻ đẹp mới và
hình thành một thời đại mới trong thi ca, nó đã góp phần giải phóng tư tưởng cho người phụ
nữ đồng thời cũng giải phóng tài năng nghệ thuật tiềm ẩn trong họ. Nhiều tên tuổi nữ sĩ đã
thành danh và tạo dấu ấn đậm nét trên văn đàn: Tương Phố, Vân Đài, Anh Thơ, Ngân
Giang…Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, nhất là sau năm 1954, văn đàn Việt Nam đã
xuất hiện nhiều cây bút nữ xuất sắc. Về thơ có thể kể đến: Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn,
Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ…Về văn xi, có thể kể đến: Vũ Thị Thường, Nguyễn Thị
Ngọc Tú, Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Thị Như Trang…Rõ ràng, cách mạng đã giải
phóng, đã chắp cánh và mở rộng tâm hồn cho người phụ nữ, để họ có một vị trí xứng đáng
hơn trong mọi lĩnh vực kể cả lĩnh vực văn chương nghệ thuật. Đặc biệt, trong khoảng thời
gian gần đây, số lượng các cây bút nữ mới xuất hiện có xu hướng phát triển mạnh cả ở lĩnh
vực thơ và văn xuôi. Về văn xuôi có Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ,
Phạm Thị Hoài…Về thơ, phải kể đến một số tác giả trẻ tự xưng là “dòng thơ nữ thời @”
như Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly…
Như vậy, nhìn vào đội ngũ các nhà thơ nữ Việt Nam ta dễ nhận thấy sự lớn mạnh,
trưởng thành của các cây bút nữ trên văn đàn. Thế nhưng, để có vị trí xứng đáng trong nền
văn học nước nhà như hôm nay, nguyên nhân sâu xa không chỉ là sự gia tăng về số lượng
mà quan trọng hơn là do các nhà thơ, nhà văn nữ đã tạo nên được một “dàn đồng ca” của
giới mình mang những nét riêng trong bức tranh chung của nền văn học Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy trong sáng tác của các nữ văn sĩ chính là màu sắc tự
truyện. Nguyên nhân sâu xa của đặc điểm này, theo chúng tôi là do diện sống của người
phụ nữ không được mở rộng là bao dẫn đến sự hạn chế ở góc độ quan sát hiện thực. Nữ phê
bình Đặng Anh Đào đã từng nhận định: “Phụ nữ thường mạnh ở chỗ đưa tất cả cuộc đời và

tâm hồn họ vào trang sách… Đọc Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh khá hào hứng, tuy
nhiên, phải nói là ở mỗi người, nguy cơ lặp lại mình, nguy cơ ấy khá rõ” [18, tr 59].
Cũng do tính chất tự truyện chi phối khá đậm nét trong tư tưởng và phong cách mà
sáng tác của các bút nữ thường tập trung vào đề tài tình u. Nói như vậy khơng có nghĩa là
tất cả các sáng tác của họ đều tập trung xoay quanh vấn đề độc nhất là tình yêu. Thế nhưng
sự thật đã chứng minh rằng số lượng tác phẩm viết về đề tài tình yêu chiếm tỉ lệ lớn trong

14


số lượng tác phẩm văn học nói chung. Để giải thích rõ đặc điểm trên, ta có thể mượn lời
nhận xét của Heghel khi ơng cho rằng: “Tình u được biểu hiện rất đẹp ở nữ giới bởi vì họ
đã đem toàn bộ hiện thực và tinh thần tập trung vào tình yêu, hoặc triển khai ra cũng thành
tình yêu” [18,Tr .261]. Tình yêu trong tác phẩm của các nữ văn sĩ được biểu hiện ở tất cả
các cung bậc khác nhau song họ đều gặp nhau ở trái tim khao khát yêu, khao khát được yêu
đến nồng nàn, cháy bỏng. Khi yêu, người phụ nữ sống hết mình với tình yêu, họ ước muốn
được vượt qua cái hữu hạn của lòng người để đi đến tận cùng hạnh phúc, tình u. Tác giả
Đồn Thị Đặng Hương rất có lý khi phát biểu rằng: “Có lẽ có một lĩnh vực, nơi mà sự từng
trải không cứu cánh được cho sự khờ dại, cho sự cả tin và cho cả sự ngây thơ nữa cho trái
tim con người: đó là trong tình yêu” [23, Tr.73)]. Gửi gắm quá nhiều mà nhận khơng được
bao nhiêu, đợi chờ, mong ngóng và ảo vọng quá lớn mà cuối cùng chỉ nhận được cái bóng
mờ ảo của tình yêu. Vậy nên, hiện hữu trong sáng tác của các cây bút nữ là những mối tình
đẹp nhưng dang dở, chia lìa mặc dù người trong cuộc vẫn tha thiết yêu thương và muốn
đem lại hạnh phúc cho nhau. Trong các tác phẩm đó, một mặt chất chứa những hồi niệm
và ước mơ về một tình u, hạnh phúc, một mặt luôn bị ám ảnh về sự tàn phá của thời gian,
sự thay đổi của lòng người và sự mong manh của tình yêu, hạnh phúc. Tất cả những điều đó
đều được thể hiện rất đậm nét trong các sáng tác của nữ văn sĩ thế giới và trong nước. Ngay
cả một số cây bút nữ mới xuất hiện ở Việt Nam gần đây, dưới những góc nhìn cuộc sống và
cung bậc tình cảm nhất định đều chọn tình yêu làm điểm nhấn trong tác phẩm của mình.
Có thể kể đến một số truyện ngắn của Nguyễn Thị Ấm: Những kẻ ra đi, Nguyệt cầm, Chiếc

lá xanh hạnh phúc; Võ Thị Xuân Hà: Bạn gái, Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào; Võ Thị Hảo
với Ngƣời sót lại của rừng cƣời; Nguyễn Thị Thu Huệ với Cát đợi, Tình yêu ơi ở đâu?,
Hậu thiên đƣờng; hay thơ của Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh…
Một đặc điểm nữa của các nhà văn nữ Việt Nam được thể hiện đậm đặc ở các cây
bút trẻ với sự táo bạo, tự tin bộc lộ cá tính sáng tạo và bước đầu định hình được một số nét
phong cách. Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận ra là sự quan sát tinh tế, nhạy cảm phát hiện ra
những thay đổi hoặc những điều lí thú ở những sự việc, những con người cụ thể. Ví như ở
truyện ngắn Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ, tác giả chứng tỏ là cây bút rất tài
năng và tinh tế khi xây dựng nhân vật “Tơi” – bà mẹ đang đứng ở “góc buồn” của thời kỳ
hậu thiên đường nhìn thấy con đường mình đã đi qua giờ đây con đang dẫm lên, muốn
“ngăn nó lại mà khơng ngăn được”. Bà mẹ có đủ nhạy cảm và kinh nghiệm để nhận ra sự

15


thay đổi âm thầm trong con gái khi con từ “thiên đường trở về”. Những lời xin lỗi lúng
búng, hành động chui vào chăn, quay vào tường im lặng, ánh nhìn ngơ ngác, khn mặt
ngây dại vì hạnh phúc, ánh mắt như “người có lỗi” rồi ngượng ngùng, đờ đẫn khi bắt gặp
ánh nhìn của mẹ…Tất cả diễn biến tâm trạng đó của con làm bà mẹ xót xa, cay đắng và
cũng thương con đến vô cùng. Chỉ vậy thôi cũng đủ làm cho bà mẹ có dự cảm về thời kỳ
hậu thiên đường mà con sắp rơi xuống. Cái đã qua và cái đang tới làm cho bà mẹ hốt hoảng,
lo sợ, đau đớn, quặn thắt…Và cũng chỉ chừng ấy thôi cũng đủ để nhận định rằng Nguyễn
Thị Thu Huệ là nhà văn của tình yêu, nơi mà thiên đường và hậu thiên đường là những ranh
giới rất mong manh.
Dấu hiệu nữa giúp ta nhận ra nét phong cách của một số cây bút nữ trẻ có cá tính là
việc sử dụng hình ảnh gây sock mạnh. Có thể tìm thấy điều này trong các truyện ngắn của
Phạm Thị Hoài như: Kiêm ái, Mƣời ngày; I am đàn bà của Y Ban, hoặc một số tác giả nữ
trẻ thế hệ 8X, tự xưng là “dòng thơ nữ thời @”. Có những hình ảnh thơ:
Em cào ngực/ Khơng có anh trong da thịt/ Anh ở trong mồ hôi chân – gác trên bồn
tắm – đã thoa kem – hát rằng: “Sáng mùa đông” (Điệp khúc sáng mùa đông, Phan Huyền

Thư).
Hay: Trong dữ dội, em khao khát bình yên/ em muốn đƣợc ngủ bên anh nhƣ rễ cây
trong đất…/… Đất của em ơi! Hàng triệu tú cầu cùng đêm trƣờn qua ngón mềm khi chúng
mình gắn nhau bằng hơi thở/ Ngón mềm trƣờn trên thân thể/ Tất cả tan vào tha thiết nguồn
u…(Một mình tháng tƣ, Vi Thùy Linh).
Đó chỉ là một số ít dấu ấn mà theo chúng tơi, nó đánh dấu phong cách của các cây
bút nữ trẻ. Có thể thấy rằng, các cây bút trẻ hôm nay rất tự tin, bản lĩnh để lại dấu ấn nhất
định trong lịng bạn đọc. Thế nhưng, theo chúng tơi tự tin một cách lộ liễu, đặc biệt với thơ
ca thì rất dễ rơi vào sự phản ánh kiểu tự nhiên chủ nghĩa. Phải chăng đó cũng là điểm hạn
chế mà một số cây bút nữ mới xuất hiện cần thẳng thắn nhìn lại? Dẫu vậy, khơng thể phủ
nhận sạch trơn những gì các nữ văn sĩ đã thể hiện được qua các sáng tác, với tài năng, sự nỗ
lực và sự nhiệt huyết vì nghệ thuật, chúng ta có thể tin những điểm hạn chế ở các sáng tác
của nữ văn sĩ sẽ dần được thay thế bằng những giá trị sáng tạo nghệ thuật đích thực trong
q trình bình đẳng hóa trên mọi cấp độ và bình diện giữa hai giới trong xã hội… Điều
đồng nghĩa với sự khẳng định những đóng góp của nữ giới trong tương lai cho nền văn học
thế giới nói chung, văn học Việt Nam nói riêng.

16


2.1.2. Các phương diện biểu hiện tính nữ trong sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam
Xét một cách tổng thể trên tất cả các tác phẩm của các nữ văn sĩ trong nền văn học
Việt Nam, ta có thể nhận thấy rằng tính nữ là yếu tố rất quan trọng được xuất hiện thường
xuyên và khá sắc nét tạo nên điểm nhấn có giá trị góp phần dựng xây bức chân dung riêng
cho mỗi nhà văn nữ. Ở mức độ đậm nhạt khác nhau, ở mỗi góc nhìn khác nhau, ở bút pháp
nghệ thuật và thông điệp cuộc sống khác nhau mà tính nữ được biểu hiện trong tác phẩm
của nhà văn nữ ở các phương diện khác nhau. Theo chúng tơi, có một số phương diện biểu
hiện tính nữ như sau:
Rung động nhẹ nhàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhạy cảm trước mọi biến thái
cuộc đời.

Có thể nói rằng, phụ nữ rất nhạy cảm, dễ xúc động. Bởi chăng, họ thường tìm thấy
cái nhìn đồng cảm với cảnh vật xung quanh, vui buồn nhanh chóng trước những biến thái
dù là rất nhỏ của sự vật, đặc biệt, tâm hồn đa cảm của họ thường tìm về cái Đẹp của thiên
nhiên, rung động nhẹ nhàng trước cái đẹp hữu tình ấy.
Tác giả của Bức tranh quê duyên dáng và đằm thắm từng để lại dấu ấn đậm nét trong
làng thơ Mới từng tâm sự: “Tơi thích nhất được thỏa th trong khơng khí đầy hoa cau, hoa
ngâu, hoa sói, được lũ chim gà quấn quýt bên chân, được xem chúng ăn hăm hở. Tơi thích
nhất là được đi giữa cảnh rộn ràng người đi chợ. Những bà đội hàng chồng thúng ngất
nghểu vừa đi vừa nói tục thành vần. Những gánh thóc tấm đỏ như son. Những mẹt thị thơm
phức mùa hè…” Bởi thế mà thơ chị thường đưa con người trở về với thiên nhiên, tạo vật,
gợi lên tâm hồn bạn đọc xúc cảm về những hình ảnh của cuộc sống thư thả, thanh bình ở
mọi miền quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cảnh vật trong thơ chị vận động rất nhịp nhàng, có
hồn, cái “hồn” được thổi vào thơ bằng chính tài quan sát tinh tế, bằng sự nhạy cảm và niềm
rung cảm sâu sắc của tâm hồn thi sĩ trước tạo vật, và hơn hết là sự gắn bó, tình u q
hương, u cuộc đời đến thiết tha và sâu nặng của tác giả. Đây là một trong rất nhiều hình
ảnh gợi dáng quê, hồn quê:
Hoa mƣớp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay
Hay từ những làn khói xám bay lên từ mỗi nóc nhà trong buổi sớm mùa hè cũng
khiến cho hồn thơ của chị xao xuyến bâng khuâng: Làn khói xám từ nóc nhà lặng lẽ/ Vƣơn
mình lên nhƣ những giấc mê say.

17


Đó là những hình ảnh gợi sự hịa quyện thiên nhiên với tâm hồn con người rất bình
dị nhưng cũng rất đỗi sống động, lạ thường.
Hoặc là cảnh chiều xuân được khắc họa như là một bức tranh thủy mặc với những
nét chấm pha đầy thi vị. Ẩn hiện đằng sau bức tranh với làn mưa bụi giăng giăng, với con
đị bng thả, qn tranh vắng lặng và hoa xoan rụng tơi bời là điệu hồn thi nhân lấp lánh

trên từng câu chữ: “Mƣa đổ bụi êm đềm trên bến vắng/Đị biếng lƣời nằm mặc nƣớc sơng
trơi/ Qn tranh đứng im lìm trong vawngs lặng/ Bên chịm xoan hoa tím rụng tơi bời”.
Trái tim giàu tình thương yêu, tâm hồn nhạy cảm trước cái Đẹp còn được gửi gắm
trong thơ của Bà huyện Thanh Quan (Thăng Long thành hoài cổ, Qua đèo Ngang…),
trong thơ của Vân Đài (Trà Vinh thƣơng nhớ, Tết giữa rừng xuân…), Xuân Quỳnh (Gửi
mẹ, Ý nghĩ về thành phố lúc vào xn, Tình ca trong lịng vịnh, Mùa hạ...), Lâm Thị Mỹ Dạ
(Giấc ngủ mặt trời, Nhƣ lá, Một ngày Đà Lạt…). Và ngay ở mảng văn xuôi, những rung
cảm tinh tế trước thiên nhiên, tạo vật cũng được biểu hiên rất rõ qua một số đoạn văn trong
một số tác phẩm của các nhà văn nữ. Chẳng hạn, đọc truyện ngắn của Vũ Thị Thường, ta
thấy yêu biết mấy cái làng quê giản dị, thanh bình của mình với những cảnh vật rất đỗi gần
gũi, thân thương: Một cái lều vịt bé nhỏ chơ vơ giữa cánh đồng bát ngát, một cái cầu ao có
bà lão đang cặm cụi ngồi sát ốc xào xạo, một ngõ vắng đầy hoa dâm bụt đỏ có những bé gái
thơ thẩn ngắt lá giả làm trâu hay bắt ốc sên chơi Đó là những ánh nhìn chan chứa u
thương, dạt dào niềm hòa cảm của các nữ sĩ đối với thiên nhiên, với cuộc đời nói chung, và
chính điều này cũng góp phần khơng nhỏ vào sự thành cơng cho thi phẩm của họ.
Luôn quan tâm đến số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ, thấu hiểu và diễn tả
tận tường mọi diễn biến nội tâm đang diễn ra trong họ.
Là nhà văn nhà thơ, thiên chức của họ là tái hiện những mảnh đời lên trang giấy, gửi
gắm những rung cảm sâu xa từ những trải nghiệm cuộc đời và nâng nó lên tầm nghệ thuật,
các nữ văn sĩ của chúng ta cũng vậy, họ đã lột tả một cách chân thật và hiệu quả nhất mọi
thanh âm cuộc sống ở mỗi tác phẩm. Hơn thế nữa, là những người phụ nữ, các chị đã từng
nếm trải những đắng cay nhọc nhằn, những hạnh phúc mong manh, những ước vọng không
thành…trong cuộc sống thường nhật, điều đó khiến cho các nữ văn sĩ dễ có cái nhìn thấu
hiểu và cảm thơng với người phụ nữ. Từ đó, ngịi bút của các nhà văn nữ thường hướng về
người phụ nữ, bênh vực và bảo vệ quyền bình đẳng cho họ. Đặc điểm này được thể hiện rất
rõ trong các sáng tác của các nữ văn sĩ từ trước tới nay. Ở thời kỳ phong kiến, người phụ nữ

18



khơng có được một vị trí tương xứng trong xã hội, họ được xem là “người sau cánh cửa”,
nhưng đã có một Hồ Xuân Hương đầy bản lĩnh khi khẳng định giá trị bất biến của người
phụ nữ: Thân em vừa trắng lại vừa trịn/ Bảy nổi ba chìm với nƣớc non/ Rắn nát mặc dầu
tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lịng son (Bánh trơi nƣớc). Nữ sĩ Đồn Thị Điểm cũng có
thi phẩm dịch xuất sắc, cảm động về nỗi niềm của người chinh phụ khi chinh phu của mình
đi trận từ nguyên tác Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Cơn. Đó là tình cảnh lẻ loi, là
cảm giác cô đơn, trống vắng, là tâm trạng mong ngóng, đợi chờ, hy vọng, rồi thất vọng của
người chinh phụ khi chồng đi biền biệt không trở lại. Từ đó, chúng ta cảm được tình cảm,
sự thấu hiểu của tác giả đối với nhân vật của mình - những người trong cuộc – như một sự
nói hộ cho khát vọng hạnh phúc lứa đôi đã, đang và sẽ bùng cháy mãnh liệt trong trái tim
mỗi người – đặc biệt là người phụ nữ.
Cách mạng giải phóng dân tộc, cùng với nó là giải phóng người phụ nữ ra khỏi
những ràng buộc của lễ giáo phong kiến đã trở nên lạc hậu, thiếu tinh thần nhân văn, nhân
ái, dần đưa họ lên những vị trí nhất định trong xã hội. Trong điều kiện có những thuận lợi
đó, bản thân mỗi người phụ nữ đã tự vượt lên chính mình, vượt lên những khó khăn trong
cuộc sống nắm giữ những vị trí quan trọng trong xã hội, và cũng chính cuộc sống mới đã
tạo điều kiện cho các chị em có nhiều điều kiện thuận lợi dể phát huy khả năng và có những
cống hiến cho xã hội. Những dấu hiệu tích cực đánh dấu sự vươn lên của người phụ nữ,
những bước chuyển đầy nhân văn về vị thế của người phụ nữ… Tất cả đều ẩn hiện qua
những trang văn thấm đẫm ân tình của một số nhà văn mới nữa xuất hiện vào thời kỳ 1954
– 1975 như Vũ Thị Thường, Nguyễn Thị Ngọc Tú…
Đến với truyện ngắn của Vũ Thị Thường, ta thấy được khả năng khắc họa chân dung
những người phụ nữ nông thôn với tâm tư, tình cảm, ước vọng vừa mang đặc trưng tính
cách, vừa mang đậm màu sắc dân tộc lại ngời lên phẩm chất của “con người mới”. Truyện
Hai chị em là một ví dụ, bên cạnh tình chị em u thương, gắn bó với nhau vừa chân thật,
vừa cảm động, tác giả còn tái hiện sự khác nhau giữa hai cuộc đời ở hai chế độ. Là con
người của chế độ mới, cách sống của Tuyết khác hẳn với chị. Nếu như trước kia, chị của
Tuyết chịu ép mình trong cuộc sống gia đình chật hẹp, chịu bó buộc trong những tư tưởng,
lề thói phong kiến đã lạc hậu, thì giờ đây, Tuyết đã hồn tồn thốt ra khỏi sự ràng buộc của
xã hội cũ, cơ khơng cịn bị đè nặng bởi những dằn vặt riêng tư mà thay vào đó là cách nhìn,

cách nghĩ rộng lớn hơn… Qua hai cuộc đời của hai chị em, tác giả đã khéo léo đấu tranh

19


cho một quan niệm hôn nhân mới, đấu tranh cho quyền bình đẳng của người phụ nữ, đồng
thời, thể hiện một cách tự nhiên bản chất của chế độ mới. Đến với Cái hom giỏ, ta gặp một
cô Thắm hiền dịu nhưng biết đấu tranh với ông bố lạc hậu để làm tốt vai trị xung kích của
thanh niên trong cải tiến kỹ thuật và vận động gia đình vào tổ đổi cơng. Cịn Mùi trong Câu
chuyện xảy ra khơng biến thối khỏi cái bóng q lớn của chồng trong cơng việc khi kiên
quyết bảo vệ ý kiến của mình trong cuộc họp, biết nhận ra những điều mà từ trước đến nay
hai vợ chồng tưởng như hiểu nhau lắm nhưng giờ đây cần phải nhìn nhận lại… Câu chuyện
như lời nhắc nhở nhẹ nhàng tất cả những người làm chồng trong khi giúp đỡ vợ phải hết
sức bình đẳng, tôn trọng vợ đúng mức.
Những câu chuyện trên cũng như những câu chuyện khác nữa của Vũ Thị Thường
như Hai bà cháu, Gánh vác, Theo chồng… là những truyện mà tác giả đã xây dựng thành
cơng hình ảnh người phụ nữ mới và nêu lên được những khía cạnh mới mẻ có liên quan
khăng khít với vấn đề giải phóng phụ nữ, dặc biệt là đông đảo nữ nông dân.
Cũng viết về cuộc sống lao động và đời sống tinh thần của người phụ nữ nông thôn,
Đất làng của Nguyễn Thị Ngọc Tú cũng là một trường hợp tiêu biểu. Với sự am hiểu sâu
sắc về tất cả các vấn đề đang diễn ra ở nơng thơn phía Bắc, với sự cảm thông và thấu hiểu
tận tường từng nếp cảm, nếp nghĩ, những đắn đo, do dự, những mong muốn thầm kín mà
sâu xa của người phụ nữ nơng dân, nhà văn đã đem đến cho người đọc những bức chân
dung sinh động và cực kỳ chân thực về nhiều đối tượng phụ nữ trong hợp tác xã nông
nghiệp đang đổi mới từng ngày. Viết về người phụ nữ, một mặt tác giả phát hiện ra những
mặt tích cực, những nét đẹp về phẩm chất, những tiến bộ nhanh chóng trong q trình lao
động tập thể. Mặt khác, chị cịn phát hiện ra những bước chuyển không hề đơn giản, dễ
dàng trong q trình hịa chung với khơng khí lao động tập thể của người phụ nữ nơng thơn.
Điển hình của lớp nữ thanh niên trong hợp tác xã Trung Dũng là Bưởi. Ở hoàn cảnh
là một nữ thanh niên còn rất trẻ, lại vấp phải sự cản trở của bà mẹ lạc hậu nhưng với sức trẻ

và tinh thần cầu tiến, cô đã phấn đấu và trở thành một đảng viên trẻ tuổi nhất trong chi bộ ,
một đội trưởng trẻ nhất trong 10 đội trưởng và còn là phó bí thư của chi đồn Trung Dũng.
Gạt đi những nỗi buồn riêng, cô lúc nào cũng hăng say công tác. Năng nổ và mềm dẻo,
Bưởi đã kiên trì đến từng nhà vận động từng người đóng góp vào cơng việc hợp tác… Cảm
động nhất là khi cô lo lắng cho cơng việc chung đến nỗi có cái áo khâu dở cũng bỏ đấy mãi
đến khi người yêu về chơi mới cuống quýt đi nhờ người sửa để khâu nốt.

20


Ở mảng thơ, với bản năng của người phụ nữ trong tư cách là người vợ, người bạn gái
thân thương, các chị ln dành những trang thơ thấm đẫm tình cảm để viết về những người
thân với những tình cảm tha thiết nhất. Đây là một trong những nguồn cảm xúc dồi dào
trong thơ các chị. Với trái tim phụ nữ giàu yêu thương và những xúc cảm đời thường chân
thật, tiếng thơ các chị viết về người thân yêu đã làm dịu đi nỗi đau của các cuộc chiến tranh
ác liệt. Các chị viết về những người mẹ, những đứa con, về người em trai, về em gái, về
người bạn thân yêu, về người bà gắn với những kỷ niệm tuổi thơ. Ở các nhà thơ nữ, đã có
sự kết hợp khéo léo giữa những công việc đời thường và những điều cao cả. Trong thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ, đó là lời thì thầm của đứa cháu mong mỏi tìm thấy hình ảnh son trẻ trên mái tóc
của bà:
Làm sao thấy ngoại thuở cịn xn
Má căng trịn mơi thắm đỏ
Làm sao thấy ánh mắt bà rạng rỡ
Ngƣớc nhìn lên lời hẹn ban đầu.
(Thời tuổi trẻ bà đâu – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, tình cảm đối với người bà gắn liền với nỗi khát khao
được chia sẻ những khó khăn của một thời tuổi trẻ của người bà, cùng với tình yêu đối với
bà là một tâm hồn đa cảm sớm ưu tư trước những bước đi của thời gian:
Hai tuổi trẻ hai quãng đời xa quá
Biết làm sao chia sẻ bà ơi!

(Thời tuổi trẻ bà đâu - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Trong thơ Xuân Quỳnh, hình ảnh người bà gắn với những thanh âm cuộc sống rất
đỗi bình thường nhưng cũng sâu sắc biết bao:
Tiếng gà trƣa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
(Tiếng gà trƣa)
Bên cạnh đó là những câu thơ viết về người mẹ, đối với những nhà thơ nữ thì điều
này lại gần gũi, tha thiết và thiêng liêng hơn ai hết. Hình ảnh người mẹ trong thơ Lâm Thị

21


Mỹ Dạ hiện lên với đầy đủ những đắng cay nhưng ln dành trọn tình u, niềm tin cho
con, sẵn sàng nhận tất cả sự thua thiệt về mình:
Thác ghềnh nƣớc cả sơng sâu
Chống chèo mình mẹ đƣơng đầu bão giơng
Buồn lo mẹ dấu trong lịng
Ni em trong dạ mẹ mong tháng ngày
Nỗi mình biết ngỏ ai hay
Bao đêm nƣớc mắt vơi đầy mẹ ơi
(Trái tim sinh nở)
Ta dễ hiểu tại sao người mẹ lại được ví như là “hoa chắt chiu”:
Con gọi hoa chắt chiu là hoa của mẹ
Bởi tin hoa, nhƣ đời mẹ, mẹ ơi.
(Hoa chắt chiu – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Đó chỉ là một số ít trong rất nhiều những câu thơ viết về người thân của các tác giả
nữ Việt Nam. Bằng tiếng thơ trìu mến, gần gũi, các chị đã dành những câu thơ chứa đầy sức
nặng tình cảm để viết về những người thân yêu của mình. Tiếng thơ của các nữ sĩ mang bản

sắc riêng, tạo nên giọng điệu trữ tình sâu lắng. Cùng với những tình cảm đó là chuỗi dài
những khát vọng riêng tư. Trong thơ của các nhà thơ nữ, tình u hạnh phúc ln gắn liền
với khát vọng một cuộc sống bình yên. Tiếng thơ khát khao hạnh phúc ấy không giới hạn ở
những người phụ nữ làm thơ mà là tiếng nói chung cho bao trái tim phụ nữ đang thổn thức.
Dù ở cung bậc nào, tiếng thơ của các chị cũng xuất phát từ những cảm xúc chân thực, sâu
lắng của những trái tim nữ đa mang, giàu tình cảm. Tiếng thơ các chị như được chắt lọc từ
trong máu thịt, tiếng nói của con tim ln khao khát tình yêu, hạnh phúc trọn vẹn dành cho
người mình u:
Trƣớc cỏ cây vơ tƣ em chẳng dấu
Nỗi nhớ anh nỗi nhớ khơn cùng
(Xn Quỳnh)
Đó là nỗi nhớ khơn nguôi, nỗi nhớ dạt dào trong từng trang viết:
Những con đƣờng mở ra trăm lối nhỏ
Nhớ anh nhiều đến thế là em.

22


Nỗi nhớ tràn ngập không gian, thời gian, mãnh liệt, nồng nàn. Nhưng những vần thơ
của các chị bao giờ cũng chứa đựng sự bao dung, dịu dàng, nhạy cảm:
Ƣớc chi làm chiếc nón che anh
Đêm lạnh giá em xin làm ngọn lửa
(Xuân Quỳnh)
Hay trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một cô gái e ấp, dịu dàng, bẽn lẽn và duyên
dáng:
Cô gái nhƣ chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hƣơng thầm nói hộ tình u
(Hƣơng thầm)
Qua một số tác giả, tác phẩm cả thơ và văn xuôi, qua hệ thống các nhân vật nữ, các
nhà văn, nhà thơ nữ đã khám phá nhiều tính cách, số phận, cuộc đời, sự giằng xé nội tâm

trong q trình đấu tranh với chính mình và với ngoại cảnh để trở thành người phụ nữ của
thời đại mới. Họ đã sống và viết, đã lăn lộn vào thực tế, đã thâm nhập và thấu hiểu những
tâm tư, tình cảm, khát khao của người phụ nữ để từ đó cất lên tiếng nói đầy nhân văn với
tinh thần đồng cảm, sẻ chia và chứa đựng khát vọng hạnh phúc rất đời thường…Những
điều đó cũng góp phần chứng minh cho biểu hiện của tính nữ trong sáng tác của các nhà
văn nữ.
2.1.3. Một vài biểu hiện tính nữ trong sáng tác của một số nhà thơ nữ Việt Nam
thời kỳ hậu hiện đại
Như đã giới thiệu ở trên, vấn đề đội ngũ những cây bút nữ ở Việt Nam cũng khơng
nằm ngồi tình hình chung của văn đàn thế giới. Trước Cách mạng tháng Tám, khi chế độ
phong kiến với những thế lực cường quyền, nam quyền và thần quyền từ bao đời nay ràng
buộc người phụ nữ phương Đơng vào cuộc sống gia đình, bóp nghẹt tài năng và khát vọng
sáng tạo nghệ thuật của họ thì những khn mặt điển hình trong “làng văn” là phụ nữ rất
hiếm hoi. Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là sau năm 1954, thi đàn Việt
Nam đã xuất hiện một số cây bút nữ xuất sắc như Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Xuân
Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Đoàn Thị Lam Luyến... Đặc biệt, trong thời gian gần đây, số
lượng các cây bút nữ mới xuất hiện có xu hướng phát triển mạnh. Về thơ phải kể đến các
tác giả trẻ như Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh...

23


Bước vào một giai đoạn mới của lịch sử, thơ ca cũng bộc lộ rõ hơn ý thức về cái tôi,
về giá trị bản thân, về quyền sống, quyền làm người. Thơ đang muốn hòa nhập vào hơi thở
của thời đại. Nhiều nhà thơ vừa tự phát hiện ra mình, tự chán ghét lối thơ công thức, sơ
lược đồng thời họ cũng xác nhận trách nhiệm và địa vị nhà thơ đối với lịch sử. Với các nhà
thơ nữ trẻ nói riêng, họ viết nhiều hơn về vấn đề tình yêu cũng trong xu hướng của sự đổi
mới, cách tân ở nhiều phương diện. Sự xuất hiện ồ ạt các tập thơ tình trong vài năm gần đây
như là địi hỏi bức thiết của con người trong đời sống riêng sau chiến tranh. Tình u thời
chiến có đặc thù rất rõ: là nơi của sự yên tĩnh, là sự thanh thản, là phút lặng trong chiến

tranh, là biểu hiện của sự sống bất diệt trong bom đạn, là hậu phương, nơi gửi gắm hy vọng,
đợi chờ của người ra trận. Đó là loại tình u mang lí tưởng xã hội cao cả, mang nét chung
của một thế hệ, một giai đoạn lịch sử.
Tình yêu hiện nay là một cõi miền rất riêng với nhiều dạng thức tồn tại của nó: mất
mát, tan vỡ, hòa hợp, hờn giận, nỗi đau đớn tinh thần, sự trống rỗng vơ vọng, niềm khắc
khoải... Nó phức tạp hơn và trần tục hơn.
Thơ tình của các tác giả nữ hiện nay đáng chú ý bởi cách nói táo bạo, thẳng thắn về
những bi kịch và những ước muốn cá nhân (Xuân Quỳnh, Dư Thị Hoàn, Hồng Ngát, Ngọc
Liên, Thảo Phương, Đinh Thị Thu Vân...). Nhưng ẩn đằng sau tất cả những cái mạnh mẽ,
dữ dội ấy là ý thức sâu xa về thân phận, về những nỗi bất hạnh muôn đời của kiếp phụ nữ
đã từng có trong thơ xưa. Bên cạnh nhu cầu về hạnh phúc đời thường, tình yêu trần thế, sự
thức tỉnh những nhu cầu cá nhân còn biểu hiện ở nội dung: khẳng định cá tính. Con người
cá tính hiện nay đang được khẳng định như một giá trị. Đó là nhu cầu ý thức về mình, xác
định chỗ đứng của mình trước thế giới và trong các quan hệ xã hội, cá nhân. Ở giai đoạn
1945 -1975 cái tơi trữ tình trong thơ mang sức mạnh của cả dân tộc, giai cấp, thời đại, nó
hịa vào cái chung. Trở về đời thường, cái tơi phải dựa vào chính bản thân mình, cá nhân
mình.
Nữ nhà thơ Dư Thị Hồn là minh chứng cho một kiểu phụ nữ đầy mâu thuẫn của
nhiều con người trong một con người: vừa có sự chọn lựa quyết liệt, vừa có giọt nước mắt
tủi thân mặc cảm, vừa có cái kiêu hãnh tự tin, vừa rụt rè, lặng lẽ, vừa có cái nồng nàn, táo
bạo lại vừa có cái lạnh lùng của người từng trải:
Có lối nhỏ chia đôi thảm cỏ
Em thả bƣớc chán chƣờng

24


Có lối nhỏ gập ghềnh sỏi đá
Bƣớc chân em nện xuống dữ dằn
(Lối nhỏ - Dư Thị Hoàn)

Ở “Lối nhỏ” còn ẩn chứa một tâm sự buồn của một cái tôi tự thể hiện. Sự buồn
phảng phất niềm cô đơn là điều xuất hiện một cách thường trực trong tâm hồn những người
nhạy cảm:
Có lối nhỏ vƣơng cây xấu hổ
Em sợ nó khép cánh
Biết làm sao bây giờ
Chính lối này đƣa em đến anh
(Lối nhỏ)
Người phụ nữ ấy vẫn tôn trọng tình yêu dù đã là quá khứ. Đối với người phụ nữ hiện
đại yêu tha thiết vẫn còn chưa đủ mà còn phải chu đáo:
Tất cả rồi dễ qua đi
Chúng mình sẽ thành chồng, thành vợ
Nếu khơng có một lần
Một lần nhƣ đêm nay
Sau phút giây êm đềm trên ghế đá
Anh không cài khuy áo ngực cho em
(Tan vỡ - Dư Thị Hồn)
Dẫu sao thì những câu thơ như trên của Dư Thị Hồn vẫn gây nhiều ít phản cảm cho
người đọc. Phụ nữ truyền thống Việt Nam ưa hơn một sự kín đáo, tinh tế chứ khơng phải là
một sự chu đáo kiểu “trần tục”: “Anh không cài khuy áo ngực cho em”.
Ở một nhà thơ trẻ khác là Vi Thùy Linh, thơ chị đã thể hiện rất táo bạo những khát
khao bản năng của con người, đặc biệt là người con gái đang yêu. Thơ trữ tình là tiếng nói
của cái tơi trữ tình có cảm xúc, chủ thể trữ tình có nhu cầu được bộc lộ, giãi bày bằng cách
nào đó:
Đêm song song phố ƣớt – cặp đùi dài
Nàng đếm ngày ngƣời yêu về lại
Đếm những ngón tay nhƣ những phím cầm nâu của anh
Đơi chân chƣa nhìn thấy

25



×