Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thông vần tiếng nam đàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

-------  -------

TRN CM T

Miêu tả đặc tr-ng ngữ âm
hệ thống vần tiếng nam đàn

LUN VN THC S NG VN
CHUYấN NGÀNH NGƠN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60.22.01

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Vinh - 2010

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ vùa thống nhất vừa đa dạng. Tính đa dạng
của tiếng Việt được thể hiện ở sự khác nhau trên các vùng phương ngữ, ở
từng phong cách chức năng và ở sự phân tầng xã hội- lớp người sử dụng.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ bao gồm nhiều phương ngữ. Các phương ngữ
Việt vừa có sự thống nhất về ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp đảm bảo
cho người Việt từ Bắc vào Nam nói, nghe và hiểu nhau trong hoạt động giao
tiếp nhưng giữa các vùng phương ngữ cịn có cái khác biệt ít nhiều về ngữ
âm, từ vựng và ngữ pháp. Điều đó làm nên diện mạo ngơn ngữ đặc trưng của


mỗi vùng. Cái khác biệt của mỗi vùng thể hiện rõ nhất ở mặt ngữ âm, vì thế
người ta mới nhận ra giọng Bắc, giọng Huế, giọng Nghệ, giọng Quảng... Cho
nên, nghiên cứu phương ngữ luôn là sự cần thiết trong việc nghiên cứu tính đa
dạng của ngơn ngữ tiếng Việt.
1.2. Phương ngữ Nghệ Tĩnh là một trong vài phương ngữ hiếm hoi còn
bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Do đó, phương ngữ Nghệ Tĩnh là đối
tượng nghiên cứu lí tưởng cho phương ngữ học xét từ các góc độ khác nhau,
những cách tiếp cận khác nhau. Theo một số nghiên cứu, phương ngữ Nghệ
Tĩnh là một phương ngữ tiểu vùng thuộc vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ
nhưng là phương ngữ đại diện, tiêu biểu cho phương ngữ Bắc Trung Bộ.
1.3. Phương ngữ Nghệ Tĩnh có nhiều thổ ngữ. Trong phương ngữ Nghệ
Tĩnh, các thổ ngữ Hà Tĩnh, nhìn chung cổ hơn các thổ ngữ Nghệ An, nhưng
trong các thổ ngữ Nghệ An thì các thổ ngữ Nam Đàn còn bảo lưu nhiều yếu tố
cổ hơn cả. Phần vần trong các thổ ngữ Nam Đàn có nhiều nét đặc hữu địa
phương, góp phần quan trọng làm nên diện mạo ngữ âm phương ngữ Nghệ
Tĩnh.
1.4. Nghiên cứu đặc trưng ngữ âm phần vần các thổ ngữ Nam Đàn là hết
sức cần thiết, một mặt nhận diện các sắc thái địa phương về ngữ âm ở phần
cuối âm tiết Việt, mặt khác góp thêm tư liệu phương ngữ, thổ ngữ để giải
thích diễn biến của hệ thống vần tiếng Việt trong lịch sử.
Từ nhận thức trên, chúng tôi thực hiện đề tài Miêu tả đặc trưng ngữ âm
hệ thống vần tiếng Nam Đàn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2


2.1. Điểm qua lịch sử nghiên cứu phương ngữ Nghệ Tĩnh.
Ngay từ đầu thế kỷ XX, tiếng Nghệ đã được nhắc đến trong các cơng trình
của L. Cadiere (1902,1911). Nhưng phải đến cơng trình "Nghiên cứu lịch sử

tiếng Việt, các âm đầu" của H. Maspero (1912), tiếng Nghệ nói riêng, rộng ra
là ngơn ngữ của tồn vùng Bắc Trung Bộ mới thực sự được các nhà ngữ học
quan tâm nghiên cứu. Trong cơng trình này, H. Maspero đã khai thác các tư
liệu của các thổ ngữ Cao Xá, Nho Lâm (Diễn Châu), Yên Dũng (Hưng
Nguyên). Sau đó nhiều tư liệu trong các thổ ngữ khác của tiếng Nghệ đã dược
dùng làm cứ liệu cho việc nghiên cứu lịch sử và phương ngữ Việt. Đáng chú ý
là một số cơng trình của các tác giả M.B. Emeneau (1951), L.C. Thompson
(1965), M.B. Gordina (1984), N.K.. Sokolovskaja (1978), Nguyễn Văn Tài
(1983), Hoàng Thị Châu (1989), Nguyễn Tài Cẩn (1995), Trần Trí Dõi (2002)..
Cuối thế kỷ XX, những năm đầu thế kỷ XXI, tiếng Nghệ hay phương
ngữ Nghệ Tĩnh đã trở thành đối tượng nghiên cứu trong một số luận án, luận
văn tốt nghiệp. Đó là, Võ Xuân Quế (1993) với "Những đặc điểm ngữ âm
giọng Nghi Lộc", luận án Tiến sĩ ngữ văn; Hoàng Trọng Canh (2002) với
"Đặc điểm của vốn từ đặc trưng phương ngữ Nghệ Tĩnh", luận án Tiến sĩ ngữ
văn; Nguyễn Hoài Nguyên (2003) với "Miêu tả đặc trưng ngữ âm phương
ngữ Nghệ Tĩnh", luận án Tiến sĩ ngữ văn; Nguyễn Văn Chiến (2005) với "Thổ
âm Thanh Chương, Nghệ An", luận văn cao học,…Phương ngữ Nghệ Tĩnh
như một thứ "của để dành", là đối tượng nghiên cứu lý tưởng cho phương ngữ
học từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.
2.2. Về tình hình nghiên cứu các thổ ngữ Nam Đàn
Nam Đàn là một vùng địa phương có giọng nói khá đặc biệt trong
phương ngữ Nghệ Tĩnh cũng như trong cả vùng Bắc Trung Bộ. Sự đặc biệt
của tiếng nói Nam Đàn từ xưa đã được phản ánh trong hát phường vải và
nhiều giai thoại dân gian. Một số hiện tượng ngữ âm của tiếng Nam Đàn đã
được giới thiệu trong một số cơng trình nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt và
phương ngữ học như "Cơ cấu ngữ âm âm tiếng Việt" của M.B. Gordia (1970),
"Phương ngữ học tiếng Việt" của Hoàng Thị Châu (2004), "Miêu tả đặc trưng
ngữ âm phương ngữ Nghệ Tĩnh" của Nguyễn Hoài Nguyên (2003),…Hơn thế
nữa, tiếng Nam Đàn đã được lấy làm đối tượng nghiên cứu của một số khóa
luận tốt nghiệp đại học của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn- Hà Nội và trường Đại học Vinh. Các cơng trình này, ở một mức độ

3


nhất định đã nêu ra những đặc điểm chứng minh sự khác biệt của tiếng Nam
Đàn nhưng thực sự chưa đầy đủ. Ở các khóa luận này, do hạn hẹp về thời gian
và các điều kiện khác nên miêu tả tiếng Nam Đàn cịn chung chung, lại ơm
đồm nhiều bình diện, hơn nữa chưa tìm được một kỹ thuật miêu tả cho thích
hợp với tình trạng của giọng nói này. Thiết nghĩ, có thể bắt đầu bằng một việc
làm cụ thể hơn, đó là trên cơ sở một nghiên cứu chung về tiếng Nam Đàn để
tìm lấy một trong những đặc điểm làm cho nó có các đặc thù riêng hẳn với
tiếng nói của các vùng khác. Trong một suy nghĩ chung như vậy, luận văn của
chúng tôi chọn miêu tả đặc trưng ngữ âm phần vần của các thổ ngữ Nam Đàn.
Việc nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt trong một thế kỷ qua đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng. Cùng với những tài liệu bằng chữ viết (chữ
Nôm và chữ quốc ngữ), các phương ngữ trên các miền đất nước đã cung cấp
cho các nhà Việt ngữ học nhiều tư liệu có giá trị để khơi phục lại diện mạo
của diễn trình tiếng Việt trong lịch sử. Tuy nhiên, có thể nói rằng, phần lớn
các kết quả đó cịn dựng lại ở mức độ phục ngun, tái lập các âm vị và khái
quát một số xu hướng biến đổi phổ biến chứ chưa phản ánh được những biến
thái ngữ âm đa dạng vốn có cũng như tiến trình biến đổi của ngữ âm tiếng
Việt trong quá khứ. Để làm được điều này, bên cạnh việc khai thác các tài liệu
bằng văn bản, thiết nghĩ cần phải tập trung nghiên cứu nhiều, sâu hơn các
giọng địa phương, các thổ ngữ còn lưu giữ nhiều dấu vết các đặc điểm ngữ
âm cổ của tiếng Việt. Theo chúng tôi, các thổ ngữ Nam Đàn, ở một mức độ
nhất định là một trong những vùng có tiếng nói như vậy.
3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nét ngữ âm trong hệ thống vần các thổ ngữ

Nam Đàn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đặt ra cho luận văn phải giải quyết các vấn đề sau đây:
- Từ kết quả điều tra điền dã, tiến hành phân loại, thống kê, xác lập các
nét ngữ âm của hệ thống vần trong các thổ ngữ Nam Đàn.
- Mô tả, phân tích và lí giải các nét ngữ âm, chỉ ra các nét đặc hữu địa
phương, phác vạch diện mạo ngữ âm của các thổ ngữ Nam Đàn.

4


- So sánh đối chiếu phần vần trong các thổ ngữ Nam Đàn với các thổ
ngữ trong phương ngữ Nghệ Tĩnh và các phương ngữ khác nhằm xác định vị
trí của các thổ ngữ Nam Đàn trong các phương ngữ Việt.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Tư liệu được thu thập từ các nguồn:
- Từ kết quả của các đợt điều tra điền dã của cá nhân: dùng tai nghe để
thẩm nhận các nét ngữ âm, ghi chép lại theo kí hiệu API, kết hợp dùng máy
ghi âm để ghi lại cách phát âm của một số nhân chứng.
- Sử dụng tư liệu trong Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh do GS.
Nguyễn Nhã Bản chủ biên, Từ điển đối chiếu từ địa phương của nhóm tác giả
do Nguyễn Như Ý chủ biên; tư liệu trong các cơng trình phương ngữ học của
các tác giả đã công bố
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Dùng phương pháp điều tra điền dã để thu thập và xác lập tư liệu.
- Dùng các thủ pháp miêu tả, phân tích, lí giải và tổng hợp để xử lí tư
liệu, xây dựng các luận điểm khoa học, các nhận xét, kết luận.
- Dùng phương pháp so sánh đối chiếu để làm nổi bật vị trí của các thổ
ngữ Nam Đàn trong các phương ngữ Việt.

5. Đóng góp của luận văn
- Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu phần vần trong các thổ ngữ Nam
Đàn một cách có hệ thống. Các kết quả nghiên cứu góp phần nhận diện các
nét đặc hữu địa phương về ngữ âm phần vần trong các thổ ngữ Nam Đàn.
- Qua miêu tả các nét ngữ âm phần vần các thổ ngữ Nam Đàn, luận văn
góp phần định vị các thổ ngữ Nam Đàn trong các phương ngữ Việt nói chung,
phương ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng.
- Các kết quả nghiên cứu góp thêm tư liệu phương ngữ, thổ ngữ để giải
thích diễn tiến của hệ thống vần tiếng Việt trong lịch sử.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn triển khai
nội dung thành ba chương:
Chương 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Các nét ngữ âm của hệ thống vần trong các thổ ngữ Nam Đàn

5


Chương 3: Vài suy nghĩ về lịch sử ngữ âm tiếng Việt từ các đặc điểm của
giọng Nam Đàn

CHƢƠNG 1:
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Vài nét về Nam Đàn và các thổ ngữ Nam Đàn
1.1.1. Vài nét về địa lí, lịch sử và dân cư Nam Đàn
Nam Đàn là một trong mười tám huyện, thành của tỉnh Nghệ An, nằm ở
vùng hạ lưu sông Lam. Diện tích khoảng 29,522 km, kéo dài từ 18043' đến
18047' vĩ bắc và trải rộng từ 105024' đến 105037' kinh đông. Trong đó, diện
tích đất nơng nghiệp chiếm 48%, cịn nữa là đất lâm nghiệp và đồi núi, ao hồ.
Dân số là 192.914 người (tính đến 1/4/2009).

Địa giới Nam Đàn phía đơng giáp huyện Hưng Ngun và huyện Nghi
Lộc, phía tây giáp huyện Thanh Chương, phía bắc giáp huyện Đơ Lương, phía
Nam giáp huyện Đức Thọ, Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Huyện lỵ Nam Đàn đóng ở thị trấn Sa Nam, trên quốc lộ 46 Vinh- Đô
Lương, cách thành phố Vinh 21 km về phía Đơng.
Thời tiết khí hậu vùng này khá khắc nghiệt. Hàng năm mùa hanh khô kéo
dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, mùa
mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn đã
được mơ tả tóm tắt và khá xác đáng trong bốn câu thơ chữ Hán của Hoàng
giáp Bùi Huy Bích chép lại trong Nghệ An thi tập của ơng, khi ông làm Đốc
đồng trấn Nghệ An (1777- 1781) dưới thời vua Lê Hiển Tông:
Hạ lai phong tự hỏa
Thu khứ vũ như ma
Thập nguyệt giang hoàn lạo
Trùng cửu cúc vị hoa
Dịch thơ:
Hè đến gió Lào như lửa đốt
Thu qua mưa phùn lấm tấm sa

6


Tháng mười sơng cịn tràn nước lũ
Mồng chín, tháng chín cúc chưa hoa.
Tuy thế, Nam Đàn vẫn là vùng địa linh nhân kiệt xưa nay, với "non xanh
nước biếc như tranh họa đồ", mang nhiều dấu ấn lịch sử đậm nét. Nam Đàn
cũng là đất anh hùng, cái nôi văn hóa đúng như lời đề "anh hùng xuất xứ, văn
hóa giao lam"
Huyện Nam Đàn có 3 dãy núi lớn là núi Đại Huệ, núi Hùng Sơn nằm
toàn bộ trong phạm vi huyện và núi Thiên Nhẫn nằm một phần trong huyện.

Ngồi ra, cịn có hàng chục ngọn núi nhỏ khác nằm rải rác, xen lẫn với ruộng
đồng khắp toàn huyện; và dịng sơng Lam hay cịn gọi là sơng Cả chảy qua
tồn vùng với chiều dài trên 16 km.
Ở phía tả ngạn sông Lam thuộc địa phận huyện Nam Đàn có thị trấn Sa
Nam, nơi có lỵ sở của chính quyền huyện, là một địa danh nổi tiếng từ thế kỷ
15 đến nay. Câu ca dao cổ:
"Sa Nam trên chợ dưới đò
Bánh đúc hai dãy, thịt bò mê thiên"
Ngày nay, ở thị trấn Sa Nam, các cơ quan đầu não của huyện Nam Đàn,
bao gồm Đảng, chính quyền, mặt trận…đã được xây dựng khang trang, bề
thế; các cơ quan y tế, giáo dục, văn hóa cũng được xây dựng.
Trong hàng ngàn năm nay, Nam Đàn luôn luôn là một vùng địa linh nhân
kiệt.Trong lịch sử Việt Nam, vùng Nghệ Tĩnh trong đó có Nam Đàn ln ln
là căn cứ địa của cả nước, là nơi xuất phát của nhiều phong trào yêu nước,
nhất là trong thế kỷ 20. Hoàng giáp Bùi Dương Lịch đời Hậu Lê đã viết trong
sách Nghệ An ký: "huyện Đông Thành và huyện Nam Đường, vĩ nhân đã
nhiều, mà khí tiết cũng thiên về cương cường quả cảm". Đúng như lời nhận
xét trên, nhân dân Nam Đàn mang trong dịng máu của mình tính chất của con
người xứ Nghệ- cương cường, quả cảm, tiết tháo, trung thực, sẵn sàng xả thân
vì đại nghĩa. Cũng như nhân dân Nghệ Tĩnh, hàng ngàn năm nay nhân dân
Nam Đàn không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực mà luôn luôn
chống lại mọi sự bất công. Nhân dân Nam Đàn đã nêu cao tinh thần vì nghĩa
cứu nước, cứu dân và đã sinh ra các vị anh hùng lỗi lạc như Mai Thúc Loan,
Phan Bội Châu, đặc biệt Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. Ba vị anh hùng nổi

7


tiếng trong lịch sử Việt Nam này đã làm rạng rỡ núi sông Nam Đàn, đem lại
vinh dự cho nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Nam Đàn nói riêng.

Nhân dân Nam Đàn có truyền thống hiếu học và học giỏi và đã có những
nhà khoa học lớn Trạng nguyên Trương Xán ở đời Trần, thám hoa Nguyễn
Đức Đạt và thám hoa Nguyễn Văn Giao đời Nguyễn.
Có thể nói rằng, lịch sử- địa lý huyện Nam Đàn được tóm tắt lại khá đầy
đủ trong bài thơ sau:
"Nam Đàn đất rộng có là bao
Lịch sử ngàn năm đáng tự hịa
Thịnh, Nhạn, Nam, Thanh nhiều sử tích
Hồnh, Trung, Hồ, Liễu lắm làm sao
Anh hùng xuất chúng Mai, Phan, Nguyễn
Khoa bảng lừng danh Xán, Đạt, Giao!
Truyền thống anh hùng và học giỏi
Mong rằng hậu tiến mãi dương cao"
1.1.2. Phân vùng giọng Nam Đàn
1.1.2.1. Khái niệm giọng, giọng Nam Đàn
Liên quan đến khái niệm phương ngữ cịn có khái niệm "giọng" (giọng
nói) bởi vì có người cịn gọi phương ngữ là giọng địa phương như Hoàng Cao
Cương (1984), Bùi Văn Nguyên (1977), Võ Xuân Quế (1993)…
Giọng là nhấn mạnh khía cạnh ngữ âm, là cái riêng trong ngữ âm phương
ngữ, do đó phương ngữ mới có thể được gọi là "giọng địa phương". Theo
nghĩa này, giọng không phải là yếu tố ngữ âm đơn lẻ mà tập hợp các yếu tố
ngữ âm khác nhau đồng thời xuất hiện khi phát âm và đồng thời được tiếp
nhận khi giao tiếp. Theo Hoàng Cao Cương "giọng địa phương là một hệ
thống phương tiện âm thanh của một ngôn ngữ được người bản ngữ dùng
như một loại tín hiệu giao tiếp- văn hóa nhờ đó, người ta không những nhận
ra được các thông tin ngữ nghĩa, cảm xúc của một thơng báo mà cịn nhận ra
được xuất xứ của người thực hiện giao tiếp" [11].
Trong luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm giọng Nam Đàn là muốn
nhấn mạnh các đặc trưng ngữ âm của tiếng Nam Đàn đã được người các địa


8


phương khác nhận ra một cách dễ dàng khi giao tiếp và cũng được người các
địa phương khác gọi một cách quen thuộc: giọng Nam Đàn.
1.1.2.2. Phân chia các thổ ngữ Nam Đàn
Trong bài " Vài nét về sự thay đổi ngữ âm của tiếng Việt trong nông thôn
hiện nay" tác giả Hồng Thị Châu viết " xã thơn trước kia cách biệt với nhau
khơng những về vị trí địa lý mà cả đến những mặt hành chính, hương ước, thờ
cúng,… và thổ ngữ ở từng xã thơn cũng có những điểm khác biệt nhau"
(Ngôn ngữ, 1972, số 4). Điều này được thể hiện khá rõ trong tiếng nói của
người Nam Đàn. Tiếng nói của người Nam Đàn khá đa dạng. Giữa các vùng,
các xã, thậm chí giữa các xóm trong cùng một xã cũng có những điểm khác
nhau trong giọng nói. Sự khác nhau này chủ yếu thể hiện ở bình diện ngữ âm
và nhiều khi chỉ là những sắc thái rất nhỏ trong phát âm mà chỉ có những
người trong khu vực địa phương hoặc các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học mới
dễ dàng nhận ra. Chẳng hạn, câu " con gà trống này bao nhiêu (tiền)?" thì các
xóm thuộc xã Nam Thanh phát âm khác nhau. Xóm Quy Chính phát âm theo
cách " con ga (gà) trng (trống) ni (này) mái (mấy)?". Cịn các xóm khác lại
phát âm "con ga (gà) trôống (trống) ni (này) mái (mấy)?". Tuy nhiên, dựa vào
một số đặc điểm ngữ âm dễ nhận thấy như có sự đối lập giữa trường độ dài/
ngắn ở một số ngun âm đỉnh vần có tính chất đồng loạt/ không đồng loạt;
kết hợp với sự thừa nhận của người địa phương, chúng tôi chia tiếng Nam
Đàn thành 3 vùng lớn:
- Vùng 1 gồm các xã phía Nam, trong sơng Lam, thường gọi chín Nam,
gồm Nam Cường, Nam Trung, Nam Hồnh (Khánh Sơn 1), Nam Đơng
(Khánh Sơn 2), Nam Kim, Nam Thượng, Nam Lộc, Nam Phúc, Nam Tân.
Tiếng nói vùng này cịn lưu giữ nhiều biến thể ngữ âm phần vần ở một số bộ
phận từ vựng. Trong cách phát âm, vùng này thể hiện rõ nét những cách cấu
âm phụ ở nguyên âm đỉnh vần. Chẳng hạn, đỉnh vần là nguyên âm [] trong

tiếng Việt toàn dân được phát âm thành [] có tính chất đồng loạt
- Vùng 2 gồm các xã phía Tây Bắc thị trấn Nam Đàn gồm Nam Diên
(Vân Diên),Nam Thanh, Nam Thái, Nam Nghĩa, Nam Hưng, Nam Thịnh,
Nam Anh. Cách phát âm vùng này nặng hơn các vùng khác, thể hiện nhiều

9


nét đặc hữu địa phương: có sự đối lập về trường độ nguyên âm đỉnh vần trong
các vần được ghi bằng chữ quốc ngữ "anh ách", "ênh ếch", "inh ích", "ung
úc", "ông ôc", "ong oc", nhiều nguyên âm đỉnh vần có phụ âm như [i] phát âm
thành [ei], [a] phát âm thành [a], [] phát âm thành [] hoặc [u],…Vùng 2
có các thổ ngữ Vân Diên, Nam Anh, Nam Thanh hết sức đặc biệt.
- Vùng 3 gồm thị trấn và các xã phía Đơng Nam thị trấn là Nam Liên
(Kim Liên), Nam Hùng, Nam Tiến, Nam Hòa (Xuân Hòa), Nam Giang, Nam
Cát, Nam Lâm (Xuân Lâm). Cách phát âm của vùng này có phần nhẹ hơn hai
vùng trên. Có thể coi đây là vùng có giọng nói phổ biến của người Nam Đàn.
Mặc dù có thể phân chia thành các vùng có sự khác nhau về giọng nói
như trên, nhưng nhìn chung tiếng nói giữa các vùng vẫn có nhiều điểm giống
nhau khiến cho người của huyện khác khi tiếp xúc vẫn có thể nhận ra được
tiếng nói Nam Đàn. Đối với người ngoài huyện, giọng Nam Đàn là một sự
nhất thể có sự khác biệt với giọng Thanh Chương, Đơ Lương, Hưng
Ngun…cũng như bất kỳ một giọng nào đó trong phương ngữ Nghệ Tĩnh.
1.1.3. Việc chọn điểm điều tra và miêu tả
Từ sự phân vùng có tính chất khái quát như trên, để tiến hành miêu tả
đặc trưng ngữ âm vần phần tiếng Nam Đàn, chúng tôi chọn một số xã có tiếng
nói tiêu biểu đại diện cho mỗi vùng làm điểm khảo sát và miêu tả. Việc chọn
xã có tiếng nói đại diện cho mỗi vùng được tiến hành dựa trên hai nhân tố:
nhân tố nội ngôn ngữ học và nhân tố ngoại ngôn ngữ học. Theo nhân tố ngôn
ngữ, chúng tôi căn cứ vào sự thẩm định và sự thẩm nhận của người bản ngữ

qua bảng từ khóa và các băng ghi âm chúng tơi trực tiếp ghi qua các đợt điền
dã. Theo nhân tố ngồi ngơn ngữ, tức từ những đặc điểm về địa lý, lịch sử,
thành phần dân cư,…chúng tôi chọn những xã nằm xa trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa,…xa các trục đường giao thơng. Dựa vào các tiêu chí đó,
chúng tơi chọn được xã điển hình cho tiếng nói mỗi vùng là: xã Nam Tân đại
diện cho tiếng nói vùng 1, xã Nam Thanh đại diện cho tiếng nói vùng 2, Thị
trấn và xã Nam Cát đại diện cho tiếng nói của vùng 3. Ba xã này những địa
bàn chính cho các đợt điều tra điền dã của chúng tôi.
Sau khi đã thu thập được tư liệu điền dã và khảo sát ở các điểm đã chọn,
một vấn đề đặt ra là chọn cách phát âm của điểm điều tra nào làm tiêu thể

10


cho việc miêu tả. Nếu ấy cách phát âm được coi là phổ biến của Nam Đàn thì
phải chọn cách phát âm của Thị trấn vì đây đồng thời là trung tâm chính trị,
văn hóa, kinh tế của Nam Đàn. Cịn nếu lấy giọng điển hình, tiêu biểu cho sự
đặc biệt của Nam Đàn, nghĩa là chỉ ra những nét đặc hữu địa phương thì phải
chọn cách phát âm ở Nam Thanh. Vậy là, tùy theo mục đích hướng đến ta có
thể chọn một trong hai đại diện đó làm đối tượng cho việc miêu tả của mình.
Qua thực tế khảo cứu, chúng tôi nhận thấy, cách phát âm của người Nam
Thanh có một số nét đặc trưng Nam Đàn, tập trung thể hiện các nét đặc hữu
địa phương. Vì lẽ đó, chúng tơi chọn giọng nói Nam Thanh làm tiêu thể cho
việc miêu tả đặc trưng ngữ âm phần vần tiếng Nam Đàn. Dựa vào cách phát
âm ở Nam Thanh, chúng tơi có thể bao qt và lý giải được những nét đặc
trưng ngữ âm chỉ còn thấy thể hiện một cách mờ nhạt, không rõ nét ở các thổ
ngữ khác. Do khuôn khổ của luận văn, hơn nữa do sự hạn hẹp về thời gian và
điều kiện làm việc, chúng tơi khơng thể mơ tả tồn bộ các điểm đã chọn mà
chỉ đi sâu vào một tiêu bản, theo phương châm từ việc miêu tả điểm để suy ra
diện. Việc chọn giọng Nam Thanh để miêu tả ở đây khơng có nghĩa là lấy cái

khác thường, cái dị biệt để thay cho cái phổ biến mà xuất phát từ quan điểm
học thuật, muốn đi từ một thổ ngữ có cách phát âm đậm đặc các nét đặc trưng
địa phương để nhìn rõ hơn những đặc điểm ngữ âm đặc thù trong phương ngữ
Nghệ Tĩnh. Thiết nghĩ, với tiêu thể Nam Thanh, người vùng khác trên địa bàn
Nam Đàn nói riêng, Nghệ Tĩnh nói chung có thể lý giải được sự đặc biệt, tính
chất cổ qua cách nói "trầm nặng", "trọ trẹ" mà lâu nay các nhà nghiên cứu
thường nhắc đến.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Phương ngữ, thổ ngữ và ngơn văn hóa
Trong q trình phát triển, từng ngơn ngữ cụ thể tồn tại các biến dạng
khác nhau như phương ngữ, tiếng lóng, tiếng nghề nghiệp…Điều đó phản ánh
một q trình phát triển đa dạng, một sự hành chức phức tạp cho bất kỳ một
ngôn ngữ nào. Dĩ nhiên, khi một dân tộc đã hình thành và phát triển với một
trình độ văn minh nhất định thì ngơn ngữ dân tộc trở thành ngơn ngữ văn hóa.
Như chúng ta đã biết, ngơn ngữ văn hóa xuất hiện và hành chức ở những giai
đoạn phát triển xã hội và dân tộc nhất định. Ngôn ngữ văn hóa là một dạng

11


tồn tại đặc biệt của ngơn ngữ: nó là dạng ngơn ngữ đã chịu tác động có ý thức
của con người đã được trau dồi và nâng cao nhằm khắc phục những hạn chế
của các dạng tồn tại tự nhiên của ngôn ngữ, để đáp ứng được những yêu của
sự giao tiếp vượt ra khỏi phạm vi giao tiếp hàng ngày, vượt khỏi phạm vi một
địa phương hoặc một thời đại, đồng thời cũng thực hiện những chức năng
khác như chức năng nghệ thuật, chức năng công cụ tư duy khoa học, cơng cụ
văn hóa…theo u cầu của sự phát triển xã hội. Ngơn ngữ văn hóa là dạng
thống nhất của ngôn ngữ dân tộc bên trên tất cả các phương ngữ, đồng thời nó
là cơng cụ văn hóa của dân tộc.
Ngơn ngữ văn hóa được ghi lại trên chữ viết và đó là dấu hiệu tồn tại của

ngơn ngữ văn hóa. Tuy nhiên, khơng thể đồng nhất khái niệm ngơn ngữ văn
hóa và ngơn ngữ chữ viết. Thứ nhất là, bởi vì, khơng phải mọi hình thức chữ
viết đều là ngơn ngữ văn hóa, thứ hai, ngơn ngữ văn hóa khơng chỉ tồn tại ở
hình thức viết mà cịn có cả ngơn ngữ nói. Ngơn ngữ văn hóa phải có chuẩn
mực của nó, chuẩn mực của ngơn ngữ là hệ thống những quy phạm thực hiện
bắt buộc. Dĩ nhiên, khái niệm "chuẩn mực" không phải là bất biến mà có thể
thay đổi được theo thời gian. Sự phát triển của xã hội làm phong phú thêm
cho các chuẩn mực và điều đó là điều mà xã hội quan tâm.
Phương ngữ (Dialect) cịn được gọi là phương ngơn hay tiếng địa
phương. Phương ngữ là biến dạng của ngôn ngữ văn hóa ở một địa phương cụ
thể, bao gồm những nét khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp so với
ngơn ngữ văn hóa, trong đó sự khác biệt về mặt ngữ âm là quan trọng nhất.
Phương ngữ được chia thành 2 nhóm đó là phương ngữ lãnh thổ và phương
ngữ xã hội. Phương ngữ xã hội là ngôn ngữ của một nhóm xã hội nhất định.
Những ngơn ngữ của các nhóm xã hội như thế khác với ngơn ngữ toàn dân
chỉ ở vốn từ ngữ. Phương ngữ lãnh thổ là phương ngữ phổ biến ở một vùng
lãnh thổ nhất định. Nó ln là một một bộ phận của chỉnh thể một ngơn ngữ
nào đó. Phương ngữ lãnh thổ có những khác biệt nhất định trong cơ cấu âm
thanh, trong ngữ pháp, trong hệ thống từ vựng và trong cấu tạo từ. Những
khác biệt này có thể khơng lớn lắm để cho những người ở những vùng
phương ngữ khác nhau của một ngơn ngữ vẫn có thể hiểu được nhau.

12


Phương ngữ học (Dialectology) là một bộ môn của ngôn ngữ học chuyên
nghiên cứu về các phương ngữ, thổ ngữ của một ngơn ngữ nào đó. Nghĩa là,
phương ngữ học không chỉ nghiên cứu cô lập từng mặt cụ thể như ngữ âm, từ
vựng hay ngữ pháp mà nghiên cứu tất cả các mặt hệt như nghiên cứu ngôn
ngữ. Tất nhiên, do cách định hướng, tiếp cận của từng đề tài cụ thể mà có thể

nghiên cứu trong từng phạm vi, từng mặt khác nhau của phương ngữ. Những
biến thể của phương ngữ có quan hệ chặt chẽ với ngơn ngữ văn hóa và thể
hiện rõ tính thống nhất và tính khác biệt. Q trình chia tách ngơn ngữ
(phương ngữ) và liên kết ngôn ngữ (phương ngữ) là hai quá trình cơ bản của
sự phát triển ngơn ngữ. Do đó, việc nghiên cứu các phương ngữ một cách đầy
đủ, rõ ràng từ những cứ liệu chính xác là cơ sở quan trọng trong việc tiêu
chuẩn hóa về các mặt cụ thể (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chính tả) của một
ngơn ngữ cụ thể.
Từ quy luật của sự hình thành ngơn ngữ và các phương ngữ nói chung,
khi đi vào một ngơn ngữ nào đó, trên những biểu hiện cụ thể, người ta có thể
chỉ ra rằng ngơn ngữ ấy có bao nhiêu phương ngữ và trong từng phương ngữ
ấy lại có các thổ ngữ khác nhau. Tuy vậy, khi đi vào một ngơn ngữ cụ thể thì
bức tranh ngơn ngữ và phương ngữ của các dân tộc khơng hồn tồn đơn
giản. Do đó, khi lý giải một sự kiện, hiện tượng hay vấn đề trong phương ngữ
học cần thiết phải sử dụng đến nhiều tiêu chí, nhiều nhân tố khách quan bên
ngoài và bên trong khác nhau. Nghiên cứu hiện tượng phương ngữ phải huy
động các tri thức liên ngành như: dân tộc học, khảo cổ học, lịch sử và văn hóa
dân gian…
Nghiên cứu phương ngữ là nghiên cứu một hiện tượng lịch sử, trong đó
chiều lịch đại là chiều quan trọng nhất. Trạng thái đồng đại bao chứa trong đó
nhiều sự kiện, nhiều hiện tượng của lịch đại. Hay nói một cách khác, lịch đại là
xâu chuỗi những nhát cắt của nhiều đồng đại khác nhau. Lý thuyết đồng đại và
lịch đại gắn với việc nghiên cứu phương ngữ và đúng như nhận xét của nhà ngôn
ngữ học Đức Jakob Grim "ngôn ngữ của chúng ta là lịch sử của chúng ta".
Sự đa dạng của tiếng Việt được thể hiện ở hai loại biến thể: phương ngữ
và thổ ngữ. Song sự phân biệt và cách hiểu hai loại biến thể này chưa có sự
thống nhất trong các nhà ngôn ngữ. Theo các tác giả Khái luận ngôn ngữ học

13



[57] phân biệt trong tiếng Việt có hai loại biến thể: một biến thể gọi là tiếng địa
phương và một biến thể gọi là thổ ngữ. Các tác giả cho rằng: "Khái niệm về
tiếng địa phương rất linh động. Khái niệm đó có thể thay đổi theo khơng gian,
nghĩa là tùy phạm vi địa phương rộng hẹp. Việc chia các tiếng địa phương
trong một ngôn ngữ chỉ là ước lệ". [57,tr.71]. Về ranh giới tiếng địa phương và
thổ ngữ, các tác giả cho rằng: "không thể xem những ranh giới về đất đai giữa
tỉnh, huyện cũng là ranh giới giữa các tiếng địa phương, thổ ngữ". [57, tr71].
Vương Toàn chia phương ngữ thành phương ngữ lãnh thổ và phương
ngữ xã hội và cho rằng: "phương ngữ lãnh thổ là những biến thể địa lý khu
vực của nó. Bên trong mỗi phương ngữ lại có nhiều thổ ngữ, là những biến
thể của phương ngữ ở khu vực địa lý hẹp hơn như tỉnh, huyện hoặc làng." [56,
tr 275-276]. Cùng chia sẻ quan điểm này là các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn
Kim Thản, Nguyễn Văn Tu [50]. Như vậy, theo các tác giả này thì phương
ngữ có tính chất khu vực, cịn thổ ngữ có tính chất tỉnh, huyện, làng.
Lại có những biến thể tiếng Việt ở phạm vi một tỉnh như tỉnh Thanh Hóa,
Phạm Văn Hảo [21] gọi là thổ ngữ, các tác giả Trương Văn Sinh và Nguyễn
Thành Thân gọi là tiếng địa phương, nhưng tác giả Hoàng Thị Châu [9] lại
gọi là phương ngữ. Theo Hoàng Thị Châu, phương ngữ là một khái niệm hết
sức khó giải thích chính xác, "Khi nói đến một phương ngữ nào đó trong tiếng
Việt, lập tức người nghe cảm thấy một cái gì mơ hồ, khó xác định, thiếu tính
hiển nhiên". [9,tr 25]. Nhưng cuối cùng tác giả cũng đưa ra một cách hiểu:
"Thuật ngữ phương ngữ để chỉ tiếng địa phương trong một vùng lớn như tỉnh,
thành phố bao gồm nhiều thổ ngữ ở các xã thơn". [9,tr.24]. Như vậy, theo
Hồng Thị Châu thì phương ngữ là những biến thể địa phương trên một vùng
lớn như tỉnh, thành phố, còn thổ ngữ là những biến thể ở một phạm vi hẹp
hơn như xã, thôn. Tác giả khẳng định hầu hết các xã ở miền Bắc đều có các
thổ ngữ riêng và "thổ ngữ là biến thể địa phương của tiếng Việt thống nhất
cũng như xã thôn là một bộ phận của Quốc gia thống nhất".[9, tr.214].
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tiếp thu cách hiểu khái niệm và

cách dùng thuật ngữ phương ngữ, thổ ngữ của tác giả Hoàng Thị Châu.
1.2.2. Phương ngữ và ngôn ngữ thân thuộc

14


Trong ngôn ngữ học, các khái niệm phương ngữ, thổ ngữ và ngơn ngữ
thân thuộc là có liên quan với nhau. Vì thế, khi nghiên cứu phương ngữ, cần
có sự phân biệt các hiện tượng ngôn ngữ gần gũi ấy. Ngơn ngữ thân thuộc là
các ngơn ngữ có cùng một họ hay một tộc (ngữ tộc), là những ngôn ngữ cùng
chung một nguồn gốc. Do vậy, các ngôn ngữ thân thuộc là những ngơn ngữ
có đặc trưng giống nhau có chung một nguồn gốc. Nhưng bên cạnh đó, các
ngơn ngữ này cũng có những đặc điểm khác nhau. Giống như các phương ngữ
trong cùng một ngôn ngữ, các ngôn ngữ thân thuộc là một trong những biểu
hiện về tính đa dạng của ngơn ngữ địa lý. Do đó, khi phân biệt phương ngữ
với ngôn ngữ thân thuộc, ta thấy vô cùng phức tạp mà trước hết là ranh giới
của các ngôn ngữ này. Bắt đầu từ luận điểm các ngôn ngữ khơng có đường
ranh giới tự nhiên, khi bàn về việc xác định các ngôn ngữ cùng nguồn gốc,
F.de saussure nhận xét: việc xác định biên giới tự nhiên giữa các ngơn ngữ
cũng khó khăn khơng kém gì giữa các phương ngơn: chiều rộng lãnh thổ cũng
khơng có ý nghĩa gì. Tác giả cho rằng, đường biên giới được coi như ngăn
cách giữa hai ngơn ngữ cũng chỉ có thể ước định mà thơi. Sự khó khăn trong
việc xác định ngơn ngữ thân thuộc có ngun nhân sau xa là do quy luật biến
đổi của ngôn ngữ trong lịch sử mà điều kiện địa lý, lịch sử, chính trị, xã hội
của chúng không giống nhau. Bằng phương pháp so sánh lịch sử, căn cứ vào
kết quả so sánh hệ thống ký hiệu và quy tắc cấu tạo các đơn vị ngơn ngữ và
các tổ hợp lời nói của các hiện tượng ngơn ngữ, người ta có thể xem chúng là
hai ngôn ngữ ngôn ngữ thân thuộc hay là hai phương ngữ của một ngôn ngữ.
Tuy vây, nhiều khi, cùng một hiện tượng ngôn ngữ nhưng ý kiến phân loại về
chúng lại khác nhau.

1.2.3. Các phương ngữ trong tiếng Việt và phương ngữ Nghệ Tĩnh
1.2.3.1. Các phương ngữ trong tiếng Việt
Như đã nói ở trên, phương ngữ chỉ là biến dạng của ngơn ngữ văn hóa
dân tộc. Phương ngữ khơng phải và không bao giờ trở thành một ngôn ngữ
riêng biệt. Tiếng Việt có bao nhiêu phương ngữ và sự khác biệt giữa các
phương ngữ dựa vào tiêu chí nào? Các câu hỏi đó tưởng chừng trả lời một
cách đơn giản và có thể trả lời ngay nhưng trên thực tế khơng hồn tồn như
vậy. Ngay từ đầu thế kỷ XX, vào năm 1912, H. Maspero đã chia tiếng Việt

15


thành hai vùng: phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Bởi theo ông,
phương ngữ Nam về cơ bản giống phương ngữ Bắc do mới có hiện tượng di
dân vào thời gian sau này. Phương ngữ Trung đối lập với phương ngữ Bắc do
còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ. M.V. Gordina và Bustov (1976) căn cứ vào hệ
thống chung âm đã chia tiếng Việt ra hai vùng phương ngữ, đường ranh giới
để chia tách chạy qua tỉnh Quảng Trị. Hoàng Phê (1963) cũng chia tiếng Việt
ra phương ngữ đó là tiếng miền Bắc và tiếng miền Nam, tiếng miền Trung chỉ
được xem là một chuỗi phương ngữ nhỏ có tính chất chuyển tiếp giữa hai
vùng. Ở một số cơng trình khác, khi phân chia tiếng Việt ra ba vùng phương
ngữ tương ứng với Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ nhưng ơng cũng nhấn mạnh
tính chất trung gian của phương ngữ Trung bộ. Tác giả Nguyễn Kim Thản
(1982) lại chia tiếng Việt ra 4 vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc bộ (Bắc Bộ
và một phần Thanh Hóa), phương ngữ Trung Bắc (một phần Thanh Hóa,
Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên), phương ngữ Trung Nam (từ Quảng Nam đến
Phú Khánh) và phương ngữ Nam (từ Thuận Hải trở vào) [50]. Theo Hồng
Thị Châu: "trong hai cơng trình nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt của
L.Cadier: ngữ âm tiếng Việt phương ngữ miền thượng Trung kỳ (1902) và
phương ngữ miền hạ Trung kỳ (1911), tác giả không đề cập đến việc phân

vùng tiếng Việt nói chung mà chỉ nhận xét rằng các thổ ngữ từ Huế đến phía
Bắc tỉnh Nghệ Tĩnh có thể gộp chung vào một phương ngữ, còn các thổ ngữ
từ đèo Hải Vân cho đến phía Nam tỉnh Thuận Hải hợp thành một phương ngữ
khác và đó là đối tượng được miêu tả ở hai cuốn sách trên" [9, tr. 88]. Đinh
Bạt Tụy lúc đầu phân chia tiếng Việt ra ba vùng phương ngữ nhưng về sau lại
phân chia thành 5 vùng: Phương ngữ miền Bắc (Bắc Bộ và Thanh Hóa),
Phương ngữ Trung trên (từ Nghệ An đến Quảng Trị), phương ngữ Trung giữa
(từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung dưới (từ Bình Định
đến Bình Tụy) và phương ngữ Nam (từ Bình Tụy trở vào) [62]. Nhìn chung, ý
kiến của các nhà nghiên cứu là phân chia tiếng Việt ra ba vùng phương ngữ
Bắc- Trung- Nam gắn liền với vùng địa lý lịch sử cụ thể. Giữa các vùng
phương ngữ cịn có những vùng chuyển tiếp gọi là bán phương ngữ. Có thể
xem phương ngữ Thanh Hóa là vùng chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc và

16


phương ngữ Trung, vùng Thừa Thiên Huế là vùng chuyển tiếp giữa phương
ngữ Trung và phương ngữ Nam.
1.2.3.2. Phương ngữ Nghệ Tĩnh
Xét theo chiều dài lịch sử, địa danh Nghệ Tĩnh đã trải qua nhiều biến cố,
nhiều cách gọi tên, lúc phân lúc hợp: có khi là một huyện, một quận, một
châu, một trấn, một phủ, một trại, một thừa tuyên, một tỉnh..; có khi là hai lộ,
hai trại, hai phủ, hai châu, hai tỉnh…nhưng nhìn chung vẫn là một Hoan Diễn
ngày xưa và là Nghệ Tĩnh (xứ Nghệ) ngày nay. Sự gắn bó thành một chỉnh
thể địa lý hành chính cũng phản ánh sự thống nhất bên trong về tất cả các
mặt: ngôn ngữ, lịch sử, kinh tế, văn hóa, phong tục…
Nghệ Tĩnh theo Phan Huy Chú, đây là nơi" Núi cao sông sâu, phong tục
trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng. Gọi là đất có danh tiếng hơn cả Nam Châu"
(Lịch triều hiến chương loại chí, 1960,tập 1, Nxb Sử học, Hà nội). Quả đúng

như vậy, Nghệ Tĩnh không thiếu những phong cảnh đẹp đẽ, bao la, hùng
tráng. Hẳn đấy là ngọn nguồn câu ca dao:
"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước Biếc như tranh họa đồ"
Nhưng từ một phía khác, Nghệ Tĩnh có địa hình khá phức tạp. Phía Bắc
có đèo Hồng Mai, khe Nước lạnh ngăn cách Nghệ Tĩnh với Thanh Hóa. Phía
Nam là đèo Ngang vắt qua dãy núi ngang Hoành Sơn- một chi của Trường
Sơn bắc lấn ra biển Đông, ngày nay là ranh giới phân chia Bình Trị Thiên
nhưng trước kia là biên giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành trong nhiều thế
kỷ. Địa thế Nghệ Tĩnh rất hẹp chiều Tây- Đông núi biển song lại dày đặc
chiều Nam- Bắc châu thổ. Với 2/3 diện tích đất đai là núi rừng nên đứng trên
đất Nghệ Tĩnh, chỗ nào cũng thấy núi. Cùng với núi là đèo, sơng và biển cả,
chúng cố tình ngăn cách Ngệ Tĩnh với các vùng khác và chia Nghệ Tĩnh ra
thành từng xứ nhỏ về địa lý. Chính vì điều này, Trần Quốc Vượng đã mơ hình
hóa xứ Nghệ như một hình hộp, hình chữ nhật đứng được cắt ra bởi bốn hằng
số địa lý: núi- biển- sông- đèo [63]. Một không gian địa lý như vậy đã hạn chế
rất nhiều sự giao lưu văn hóa, ngơn ngữ và khả năng tiếp thu cái mới từ bên
ngoài cũng như trong khu vực và đó là một trong những nguyên nhân làm cho
Nghệ Tĩnh chậm biến đổi hơn các địa phương khác.

17


Nhiều tư liệu lịch sử đã chỉ ra rằng vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh là một trong
những cái nôi của người Việt cổ. Ngay từ thời lập nước, Nghệ Tĩnh là vùng đất
cuối cùng phía Nam của nước Văn Lang- Âu lạc. Qua nhiều thời kỳ quốc gia
Đại Việt, Nghệ Tĩnh là "trọng trấn", là phên dậu của tổ quốc Việt Nam.
Phương ngữ Nghệ Tĩnh là một tiểu vùng thuộc phương ngữ Bắc Trung
bộ. Sự hình thành phương ngữ Nghệ Tĩnh gắn liền với sự hình thành phương
ngữ tiếng Việt. Vấn đề này được Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn lý giải và phân tích

một cách khá tường minh trong "Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt". Theo
ơng, qua nhiều thế kỷ tiếp xúc với ngơn ngữ và văn hóa Hán, cư dân nói tiếng
Việt- Mường chung đã xảy ra một sự phân hóa ngơn ngữ. Nhưng ảnh hưởng
của tiếng Hán khơng trải ra một cách đồng đều trên tồn lãnh thổ. Vùng phía
Bắc ảnh hưởng trước hết và sâu đậm hơn vùng phía Nam và trong mỗi vùng
thì vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng nhiều hơn vùng miền núi. Q trình phân
hóa ngơn ngữ đã dược ơng chỉ rõ "sự phân hóa mở đường xảy ra trước tiên ở
hai vùng cực Bắc. Trong khi ở phía Bắc đã hình thành hai ngơn ngữ Việt và
Mường, thì ở Nghệ An, giữa miền núi và miền xi cịn là một khối thống
nhất, có một ngơn ngữ thống nhất (vốn là Việt- Mường chung, ở giai đoạn
hậu kỳ của nó). Sự thống nhất này còn kéo dài thêm một thế kỷ nữa mới có sự
tan rã" [8, tr. 278]. Sau đó sự phân hóa ngơn ngữ và ảnh hưởng của nó đã lan
dần xuống phía Nam nhưng với mức độ "càng đi sâu vào dải đất hẹp Trung
bộ thì sự phân hóa càng yếu dần. Vào khoảng thời Lý, có thể xem vùng ngôn
ngữ ven biển Nghệ Tĩnh chỉ là vùng hơi bị Việt hóa" [8, tr. 278]. Theo thời
gian, sự phân hóa này tiếp tục xảy ra. Do đó, ở miền xi phía Đơng, giữa
Hoan Châu và Kẻ Chợ có điều kiện giao lưu đi lại dễ dàng hơn nên ảnh
hưởng của phương ngữ tiếng Việt Bắc bộ lan vào khu bốn dễ dàng hơn. Tiếp
đó là những đợt Nam tiến ồ ạt của dân cư Bắc bộ từ đời này sang đời khác
nên vùng miền xi càng được Việt hóa mạnh hơn để cuối cùng có sự phân
hóa thành Việt và Mường, hình thành một vùng phương ngữ Việt. Như vậy,
nếu như phương ngữ Bắc được hình thành từ sự biến đổi chia tách của ngôn
ngữ Việt- Mường chung do ảnh hưởng của tiếng Hán, văn hóa Hán thì vùng
phương ngữ khu IV lại được hình thành từ ngơn ngữ Việt- Mường chung do
ảnh hưởng của tiếng Việt Bắc bộ, là "vùng Việt- Mường chung bị Việt hóa

18


mạnh nên trở thành Việt" [8]. Trong sự hình thành của phương ngữ khu IV có

sự hình thành của phương ngữ Nghệ Tĩnh, bên cạnh đó có sự hình thành của
phương ngữ Thanh Hóa và phương ngữ Bình Trị Thiên. Dĩ nhiên, do những
đặc điểm về địa lý, lịch sử, dân cư có nhiều điểm đặc biệt như đã trình bày ở
trên nên phương ngữ Nghệ Tĩnh khơng những có những nét khác biệt so với
tiếng Việt toàn dân mà còn ngay cả đối với các phương ngữ trong vùng. Có
thể khái quát một số đặc điểm của phương ngữ Nghệ Tĩnh ở các mặt ngữ âm
và từ vựng như sau:
- Về ngữ âm:
Hệ thống thanh điệu Nghệ Tĩnh chỉ có 5 thanh, khơng có thanh ngã vì
thanh ngã nhập với thanh nặng. Các thanh điệu hỗn nhập từ thanh này sang
thanh khác, thậm chí ở một số thổ ngữ cịn có hiện tượng "rối loạn" thanh
điệu, làm cho bức tranh thanh điệu Nghệ Tĩnh phức tạp. Đặc điểm nổi bật của
hệ thống thanh điệu Nghệ Tĩnh là hệ thanh điệu trầm.
Hệ thống phụ âm đầu có 22 đơn vị. Dãy phụ âm quặt lưỡi có đầy đủ và
phổ biến trên tồn địa bàn. Phương ngữ Nghệ Tĩnh cịn bảo lưu một số phụ
âm cổ của tiếng Việt như các phụ âm bật hơi [p′, k′], các tổ hợp phụ âm như
[tl], [dj], [βj]… Ở một số thổ ngữ còn có sự đối ứng phụ âm đầu phương ngữ
Nghệ Tĩnh và tiếng Việt văn hóa ở một số bộ phận từ vựng, trong đó có
nhưng đối ứng 1-1, nhưng cũng có những đối ứng 1/hơn 1, tiêu biểu là phụ
âm đầu [ţ]. Âm [ţ] Nghệ Tĩnh đối ứng với hàng loạt các phụ âm đầu trong
tiếng Việt văn hóa.
Hệ thống vần cái có mặt đầy đủ 124 vần. Một số vần cái trong tiếng Việt
văn hóa chỉ có sự hình dung lý thuyết tương ứng với sự khu biệt tối đa mà chữ
Quốc ngữ thể hiện nhưng lại thực sự tồn tại khá phổ biến trong phương ngữ
Nghệ Tĩnh như [n] (ưn), [ɤ] (ơu), [m p] (ưm ưp), [ɤ ɤk] (ơng ớc).
Phương ngữ Nghệ Tĩnh bảo lưu một cách trọn vẹn sự đối lập chặt/ lỏng ở các
cặp vần [e ec] (êng êch)/ [e ek] (êng êc), [ c] (anh ach)/ [ k] (eng
ec), [om okp] (ông ôc)/ [o ok] (ôông ôôc), [m km] (ong oc)/ [ k]
(oong ooc) và cả [i ic] (inh ic)/ [i ik] (ing ic), [um ukp] (ung uc)/ [u uk]
(uung uuc), [ɤ ɤk] (âng âc)/ [ɤ ɤk] (ơng ơc). Ngoài ra, hàng loạt vần


19


Nghệ Tĩnh có sự đối ứng chặt chẽ với tiếng Việt văn hóa ở một bộ phận từ
vựng mà phạm vi hoạt động của nó khá rộng và phổ biến hầu khắp khu vực
như: [ai]- [ɤi] (ngài- người) [ui]- [oi] (mui- mơi), [u] - [ɤu] (trutrâu), [i]- [uoi] (mói- muối), [i]- [ɤi] (chí- chấy)…Nét địa phương trong
hệ thống vần cái chủ yếu thể hiện ở các yếu tố đỉnh vần ngun âm tính, cịn
như các yếu tố kết vần như bảo toàn nguyên vẹn.
- Về từ vựng
Phương ngữ Nghệ Tĩnh có vốn từ vựng hết sức phong phú, đa dạng,
trong đó có những từ cổ như: chạ, chiềng, ỏi, tru, nác, min; những từ chỉ các
sản vật địa phương như: lớ, cu đơ, nham, nhút, lịp, tơi…Vốn từ phương ngữ
Nghệ Tĩnh có thể chia ra:
- Từ ngữ âm: lạt (nhạt), triều (chiều), đàng (đường), vưng (vừng), kháp
(gặp), lộ (chỗ), mọi (muỗi)…
- Từ ngữ nghĩa: có thể phân ra các trường nghĩa khác nhau như trường
nghĩa chỉ cơng cụ gia đình, chỉ nghề cá, chỉ ăn mặc, chỉ thời gian, chỉ màu
sắc, các bộ phân cơ thể, cách xưng hô…
Về ngữ nghĩa, các phương ngữ Nghệ Tĩnh không thể đối chiếu ngữ nghĩa
với tiếng Việt văn hóa một cách đơn giản. Chẳng hạn, cặp từ "mần- làm",
trong phương ngữ Nghệ Tĩnh "mần" khơng chỉ tương đương nghĩa với từ
"làm" mà cịn có thể dùng như: ăn, đi, cầm, mặc, uống, sắm, gánh, chạy,
đánh…Tính đa nghĩa của từ là nét đặc trưng khá nổi bật trong phương ngữ
Nghệ Tĩnh.
Có thể nói rằng phương ngữ Nghệ Tĩnh là một thực tế có thể làm đối
tượng nghiên cứu lý tưởng cho phương ngữ học tiếng Việt xét từ bất kỳ góc
độ nào, theo bất kỳ cách tiếp cận nào đối với hiện tượng phương ngữ.
1.2.4. Âm tiết và việc phân tích ngữ âm tiếng Việt
1.2.4.1. Khái niệm âm tiết

Cùng với âm tố (soud), âm tiết (syllable) là một trong hai khái niệm cơ
sở cho sự hình thành bộ mơn khoa học nghiên cứu âm thanh tiếng nói lồi
người cũng như về cơ cấu ngữ âm của một ngôn ngữ cụ thể. Trong bất cứ một
cơng trình ngữ âm nào dù chun về thực nghiệm hay xác lập các đơn vị ngữ

20


âm, xây dựng lý thuyết âm vị học… bao giờ cũng phải làm việc với hai khái
niệm, hai thuật ngữ cơ bản này. Trong ngôn ngữ học đại cương, âm tiết là một
đơn vị ngữ âm khá phức tạp. Nó có thể được nghiên cứu và xác định hoặc là
thuần túy vật chất cấu âm- âm học, hoặc từ bình diện chức năng ngơn ngữ
học. Từ đó, các nhà ngơn ngữ học đã đưa ra những khái niệm về âm tiết trên
từng khía cạnh ấy.
Đối với các nhà âm vị học, âm tiết dường như chỉ là đơn vị ở vào vị trí ít
được quan tâm, mà chỉ đơn giản là một đại lượng do các âm vị tổ hợp với
nhau theo một quy tắc nhất định mà thành. Chẳng hạn, theo Connr H và Trim
Y.L.N "về mặt âm vị học tốt hơn hết là nên xem âm tiết như là một đơn vị cấu
trúc, trong đó thể hiện một cách tiết kiệm nhất các khả năng tổ hợp giữa các
nguyên âm và phụ âm". Còn theo R.Jakobson "âm tiết là mơ hình cơ bản
trong bất kỳ sự tổ hợp nào giữa các âm vị" /Dẫn theo Nguyễn Quang Hồng
[23]. Theo cách lập thức trên thì âm tiết hầu như khơng có chức năng gì khác
ngồi mỗi một chức năng là làm cái tổ cho các âm vị có sẵn liên kết, tụ họp
lại với nhau để tạo nên vỏ âm thanh của từ ngữ. Nhưng trên thực tế, âm tiết có
thể mang nhiều chức năng, song có thể quy gọn lại thành ba chức năng chính
1/ Là đơn vị nhỏ nhất dùng để tạo thành lời nói và đồng thời cũng là đơn
vị nhỏ nhất để tiếp nhận lời nói thành tiếng.
2/ Âm tiết là đơn vị nhỏ nhất trong cơ cấu nhịp điệu của lời nói.
3/ Trong một số ngơn ngữ, âm tiết có thể có chức năng tạo lập vỏ tiếng
cho các đơn vị ngôn ngữ ở cấp độ hình thái và do đó có thể được xem như

một đơn vị đặc biệt của hệ thống ngữ âm. Chức năng (1), (2) là phổ quát cho
mọi ngôn ngữ, cịn chức năng (3) chỉ có ở một số ngơn ngữ thuộc loại hình
âm tiết tính (ngơn ngữ đơn lập) như tiếng Việt.
Trong các ngôn ngữ Ấn- Âu, âm vị liên quan trực tiếp đến đơn vị hai
mặt- hình vị (Morpheme), còn trong tiếng Việt bức tranh âm vị hoàn toàn
khác hẳn. Muốn phân xuất âm vị trong tiếng Việt chúng ta phải tuân thủ
những nguyên tắc của lý thuyết âm vị học. Nghĩa là chúng ta phải bắt đầu từ
các hình vị để phân xuất ra các âm vị. Song trong tiếng Việt, hình vị lại trùng
với âm tiết nên cũng chính là phân xuất từ âm tiết để phân tích ra âm vị. Ranh
giới ngữ âm học (âm tiết) và ranh giới hình thái học (hình vị) trùng khít nhau.

21


Người đầu tiên nghiên cứu ngôn ngữ học phương Đông thực hiện một cách
miêu tả âm vị học khơng có âm vị là nhà ngữ học người Nga E.D. Polivanov
(1930) khi ông bắt tay miêu tả ngữ âm tiếng Hán và tiếng Nhật. Ông đề ra
khái niệm Syllabeme (âm tiết- âm vị) áp dụng cho các ngôn ngữ đơn lập có
thanh điệu phương Đơng như tiếng Việt, tiếng Hán…
Luận điểm mang tính chất chủ đạo của âm vị học âm tiết (Syllabemephonology)
là : coi âm tiết là đơn vị cơ bản của hệ thống ngữ âm, tức là đơn vị thuộc hệ thống
ngôn ngữ. E.D. Polivanov gọi là Syllabeme mà có thể dịch là tiết vị (âm vịâm tiết). Tác giả đã coi âm tiết tiếng Hán là đơn vị ngữ âm cơ bản và đối sánh
nó với âm vị (phoneme) trong các ngôn ngữ Châu Âu. E.D. Polivanov nhấn
mạnh đến tính độc lập và tối thiểu của chúng trong vai trị tạo lập vỏ tiếng của
hình vị và trong hệ thống ngơn ngữ đó…Tư tưởng này đã ảnh hưởng lớn đến
các tác giả Việt Nam như: Cao Xuân Hạo, Nguyễn Quang Hồng, Đồn Thiện
Thuật, Nguyễn Tài Cẩn…Nhưng có lẽ, người giải quyết vấn đề Syllabeme
tiếng Việt khá triệt để là tác giả Nguyễn Quang Hồng (1994) với các luận
điểm sau:
1/ Nếu như gọi âm vị là đơn vị ngữ âm tự mình có thể mang nghĩa trong

ngơn ngữ thì âm vị như thế trong tiếng Việt chỉ có thể là một âm tiết nguyên vẹn.
2/ Nếu như coi âm vị là một đơn vị ngữ âm nhỏ nhất làm thành tố cấu tạo
nên tín hiệu ngơn ngữ thì âm vị như thể trong tiếng Việt là âm đầu và vần cái.
3/ Nếu như coi âm vị chẳng qua là một chùm các đặc trưng ngữ âm để
khu biệt các tín hiệu ngơn ngữ thì những âm vị tương ứng như thế trong tiếng
Việt không chỉ là thanh điệu, âm đệm mà cả một số những chùm đặc trưng
khác đồng thời hoặc không đồng thời thể hiện trên từng phần của Syllabeme
là phần âm đầu và phần vần cái.
1.2.4.2. Vị trí âm tiết trong việc phân tích ngữ âm tiếng Việt
Trong tiếng Việt nói riêng, các ngơn ngữ đơn lập âm tiết tính nói chung,
đơn vị ngữ âm quan trọng nhất là âm tiết. Đó là đơn vị cơ sở để phân tích các
đơn vị nhỏ hơn và lớn hơn. Như ta đã biết, một đại lượng ngữ âm nào đó sẽ
có tư cách một đơn vị âm vị học chừng nào nó đảm nhận một chức năng nhất
định đối với đơn vị mang nghĩa (hình vị, từ) trong một hệ thống ngơn ngữ. Có
hai chức năng cơ bản mà các đơn vị ngữ âm có thể đảm nhận là chức năng tạo

22


lập (constitutive) và chức năng khu biệt (distinctive) đối với vỏ tiếng của các
đơn vị mang nghĩa (tức các ký hiệu ngôn ngữ) trong một ngôn ngữ nhất định.
Trong tiếng Việt, thực hiện chức năng tạo lập vỏ tiếng cho các đơn vị mang
nghĩa phải là các âm tiết nguyên vẹn, nhưng khi nói đến chức năng khu biệt
vỏ tiếng cho các đơn vị mang nghĩa trong tiếng Việt ta có thể nói đến cái đại
lượng ngữ âm dưới âm tiết. Trong các ngôn ngữ Châu Âu, các nhà ngôn ngữ
dựa vào ranh giới hình thái học đi qua giữa các âm trong ngữ lưu để phân xuất
các âm vị, nghĩa là người ta xuất phát từ hình vị để phân tích âm vị học.
Trong tiếng Việt, hầu hết các âm tiết đều trùng khít với hình vị, nghĩa là hình
thức biểu đạt của hình vị và âm tiết là một cho nên có thể xuất phát từ âm tiết
để phân tích âm vị học.

Hơn nữa, âm tiết tiếng Việt khơng phải là một khối đơng kín, bất khả
phân mà là một chỉnh thể cấu trúc từ các yếu tố nhỏ hơn. Chúng ta có thể
chứng minh điều này qua cách cấu tạo từ láy, hiện tượng iếc hóa, nói lái, hiệp
vần…Qua những hiện tượng trên ta thấy âm tiết tiếng Việt có thể tách ra 3 bộ
phận trực tiếp cấu tạo thành là âm đầu, vần và thanh điệu. Phần vần cũng có
thể tách ra (bằng các ranh giới ngữ âm học thuần túy) 3 yếu tố đó là âm đệm,
âm chính và âm cuối. có thể hình dung các đơn vị bậc dưới âm tiết mà các
nhà Việt ngữ học gọi là âm vị theo mơ hình cấu tạo âm tiết sau:
Âm tiết

Cấu trúc chiết đoạn
đoạn
Âm đầu

Phần vần

Cấu trúc siêu đoạn
Thanh điệu

1.3. Tiểu kết
Phương ngữ học (dialectology) là một ngành học đã có từ rất lâu trong
ngơn ngữ học chuyên nghiên cứu các phương ngữ, thổ ngữ của một ngôn ngữ.
Phương ngữ không tạo thành các ngôn ngữ độc lập mà chỉ là những biến dạng
của ngôn ngữ văn hóa. Ngơn ngữ văn hóa là bơng hoa đủ hương sắc từ các

23


phương ngữ khác nhau và mỗi phương ngữ như thế có đặc trưng riêng về ngữ
âm, từ vựng và ngữ pháp trong đó nét đặc trưng ngữ âm là quan trọng nhất.

Mức độ dị biệt giữa các phương ngữ là không giống nhau. Nghiên cứu
phương ngữ là nghiên cứu liên ngành: ngôn ngữ học, dân tộc học, khảo cổ
học, văn hóa dân gian…Nghiên cứu phương ngữ có kết quả sẽ là cơ sở cho
việc nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ, chuẩn hóa ngơn ngữ.
Tiếng Việt được phân chia ra 3 vùng phương ngữ khác nhau: phương
ngữ Bắc, phương ngữ Bắc Trung Bộ, phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Giải pháp phân chia ba vùng phương ngữ hiện đang được nhiều người ủng hộ.
Mỗi vùng phương ngữ như thế có nhưng đặc trưng riêng về ngữ âm, từ vựng.
Nam Đàn là mảnh đất đã có từ rất lâu đời, gắn liền với lịch sử hình thành
và phát triển của dải đất hình chữ S- Việt Nam. Vùng đất được xem là "thiên
thời, địa lợi, nhân hòa" với những nét tương đối đặc biệt về địa lý, lịch sử, cư
dân, ngôn ngữ…
Tiếng Nam Đàn vừa mang đặc điểm chung của phương ngữ Nghệ Tĩnh,
vừa có những màu sắc riêng so với các thổ ngữ khác.
Tìm hiểu vốn từ các thổ ngữ Nam Đàn cũng thấy được sự phong phú và
những nét bản sắc rất đặc trưng của phương ngữ Nghệ Tĩnh. Có hàng loạt từ
cổ, từ có nguồn gốc địa phương, từ có nghĩa khác so với tiếng Việt văn
hóa…qua đó có thể nhận ra nhiều thơng tin thú vị.

24


CHƢƠNG 2:
CÁC NÉT NGỮ ÂM CỦA HỆ THỐNG VẦN CÁC THỔ NGỮ NAM ĐÀN
2.1. Nhận xét chung
2.1.1. Phần "đoạn tính" còn lại của âm tiết sau khi tách ra khỏi phụ âm
đầu được hầu hết các nhà Việt ngữ gọi là phần vần hoặc vần. Nguyễn Quang
Hồng (1994) gọi là "vần cái", còn thuật ngữ âm vận học Trung Hoa gọi là
"vận mẫu". Ở đây chúng tôi cũng xin gọi là vần cái theo cách gọi của tác giả
Nguyễn Quang Hồng. Tiếp tục phân tích âm vị học đối với phần vần cái trong

âm tiết tiếng Việt là một vấn đề không đơn giản chút nào. Tư cách âm vị học
của các yếu tố trong vần cái theo quan niệm âm vị học cổ điển Châu Âu là
khó lịng chứng minh. Với loại hình ngơn ngữ đơn lập âm tiết tính như tiếng
Việt, vần cái được coi là một đơn âm vị bởi vì khó lịng xác lập được một
ranh giới hình thái học dù là mờ nhạt giữa các yếu tố trong vần cái. Do đó,
vần cái được coi là đơn vị ngữ âm cơ bản, tương ứng với phụ âm đầu, thanh
điệu và âm đệm được khảo sát với tư cách đó [30]. Tuy nhiên, phần chiết
đoạn này cho đến nay vẫn còn được các nhà Việt ngữ học xem xét và làm
sáng tỏ. Trước hết, cần phân biệt vần cái trong cấu trúc âm tiết và danh từ
"vần" đang được sử dụng rộng rãi. Trong phát ngôn bình thường, khơng hạn
định trong phong cách khoa học khoa học, "vần" được sử dụng và nhận biết
khá rộng rãi và xê xích mặc dù người ta, nhìn chung đều muốn nói đến phần
cịn lại của âm tiết tiếp sau phần phụ âm đầu của một âm tiết Việt. Thế nhưng,
hiểu như thế nào về phần thứ hai này, lại cịn vấn đề. Trong cơng trình Âm tiết
và loại hình ngơn ngữ, Nguyễn Quang Hồng đã trình bày một cách khá tường
minh về "phần thứ hai" này. Theo ông, cách hiểu về "phần thứ hai" của âm
tiết Việt phụ thuộc vào lời đáp "có" hay "khơng" cho hai câu hỏi sau đây:
a. Có đưa vào phần thứ hai này yếu tố "âm đệm" hay khơng?
b. Có tính phần thứ hai này cả thanh điệu nữa không?
Mỗi cách trả lời cho ta một trường hợp vần cụ thể cùng là cách hiểu về
vần. Lấy âm tiết "ngồi" là ví dụ, ta sẽ có 4 khả năng như sau:
- Có (a), có (b):
- Khơng (a), có (b):

ồi
ài

25



×