Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết mạc ngôn khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.6 KB, 125 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----***----

LƢƠNG THỊ VÂN ANH

ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TIỂU
THUYẾT MẠC NGÔN
(Khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu
đã được dịch ra tiếng Việt)
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. LÊ VĂN DƯƠNG

VINH - 2010

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong văn đàn Trung Quốc đương đại, Mạc Ngôn là hiện tượng
đáng chú ý. Các tác phẩm của Mạc Ngôn được dịch nhiều thứ tiếng và phát


2

hành ở nhiều quốc gia trên thế giới, được chuyển thể thành phim và đoạt giải


cao.
1.2. Bạn đọc Việt Nam biết đến Mạc Ngôn qua rất nhiều sáng tác của
nhà văn này. Tuy nhiên, để hiểu biết sáng tác của Mạc Ngôn một cách cặn kẽ,
hệ thống dường như vẫn là một địi hỏi chưa được đáp ứng.
1.3. Có thành tựu trên nhiều thể loại, nhưng đóng góp cơ bản của Mạc
Ngôn cho văn đàn Trung Quốc đương đại chủ yếu vẫn là tiểu thuyết. Đấy là
những lý do giải thích vì sao chúng tơi chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Mạc Ngôn là một hiện tượng văn học đang được dư luận quan tâm
đánh giá, tìm hiểu. Trong phạm vi tư liệu hiện có, chúng tơi thấy một số bài
viết đáng chú ý:
Cuốn Mạc Ngôn, nghiên cứu và tư liệu do Dương Dương biên soạn
(Nxb Nhân dân Thiên Tân, 2005) tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả viết
về Mạc Ngôn và một số tác phẩm của ông. Một số bài có điểm qua về chất kỳ
ảo trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn như bài “Thực hư trong Tửu Quốc” của
tác giả Chu Anh Hùng, bài viết về “Miền đất Cao Lương” của Trần Cát Đức
… Tuy nhiên, đó chỉ là những bài viết đơn lẻ của các nhà phê bình có nhắc tới
chất qi trong một vài tác phẩm chứ chưa có bài viết nào khái quát lên nét
đặc trưng tiểu thuyết của Mạc Ngôn.
Lê Huy Tiêu, trong bài viết Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Mạc Ngôn, đề cập đến những đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn
này như : Đề tài, cốt truyện, thủ pháp nghệ thuật. Tác giả nhận định: “Nhiều
người gọi những tác phẩm của Mạc Ngôn là tiểu thuyết “cảm giác mới”. Ở
phương diện cốt truyện, tác giả cho rằng: “Tiểu thuyết của Mạc Ngơn khơng
cịn là cốt truyện hoàn chỉnh như cốt truyện truyền thống mà nó chỉ là cái
khung truyện mà thơi. Nhưng trong cái khung ấy chứa đầy cảm giác, đó là
linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngơn. Ơng có biệt tài nắm bắt cảm giác”. Ơng
cịn đề cập đến kết cấu tác phẩm như sau: “Do điểm nhìn tự thuật ln biến



3

hố, nên kết cấu truyện của Mạc Ngơn cũng xuất hiện một hình thức tương
xứng mới mẻ về khơng gian và thời gian. Dựa vào sự tưởng tượng như “ngựa
thần bay” ranh giới thời gian và không gian, lịch sử và hiện tại, vật lí và tâm lí
trở nên mơ hồ… vừa tồn tại một kết cấu nội tại, vừa có một kết cấu ngoại
tại… Tiểu thuyết của ơng là một kết cấu phức hợp, tuần hồn, phi tuyến tính,
phi lô gic, rất hỗn độn, vô thuỷ vô chung” [62].
Trong bài Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì mới, Lê Huy Tiêu khẳng
định: “Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngơn khá độc đáo”. Tác giải lí
giải phương diện ngơi kể, điểm nhìn, thủ pháp nghệ thuật, cách xử lí không
gian, thời gian [62].
Cũng Lê Huy Tiêu, trong một bài viết khác Mạc Ngơn và Đàn hương
hình (Văn nghệ, số 27/ 2003), đã đánh giá giá trị của cuốn tiểu thuyết này về
“góc nhìn tự thuật của Đàn hương hình rất độc đáo”, tác giả vừa hoá thân vào
người kể chuyện “tôi” (“Tôi” chỉ kể những điều “tôi” biết) để lí giải mọi sự
vật với sự hiểu biết của mình, nhưng bên cạnh đó tác giả lại sử dụng góc nhìn
của người kể chuyện ngơi thứ ba (người kể chuyện quan sát sự vật từ bên
ngồi), “nhờ góc nhìn tự thuật đa dạng, luôn thay đổi đã tạo nên hiệu quả
nghệ thuật: tác giả cố ý bảo lưu một số bí mật, gợi lên trí tị mị của độc giả”.
Tác giả khẳng định: “Cái độc đáo của Đàn hương hình cịn thể hiện ở ngơn
ngữ tự thuật. Ngơn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật
thường xen lẫn, đổi chỗ cho nhau làm cho trang viết sinh động” [60]. Nhìn
chung, về tác phẩm của Mạc Ngơn, hai bài viết của nhà nghiên cứu Lê Huy
Tiêu có thể coi là khá đầy đủ về các yếu tố cơ bản làm nên giá trị nghệ thuật
tiểu thuyết Mạc Ngôn. Tuy nhiên, đó mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát.
Trong bài viết Tiểu thuyết của Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam, Hồ
Sĩ Hiệp ghi nhận một số đóng góp của Mạc Ngơn trên bình diện nghệ thuật:
“Trong thế giới tiểu thuyết của Mạc ngôn, bối cảnh, sự kiện, tình tiết, tính
cách nhân vật và hồn cảnh trở thành “thời cơ ngoại hóa” của tình cảm chủ

quan tác giả. Tiểu thuyết của Mạc Ngơn có cảm giác hóa, tình cảm hóa và


4

ý tưởng hóa… Cảm giác trong tiểu thuyết của Mạc Ngơn là sản phẩm của
cảm tính, khơng có quan niệm đối ứng. Cảm giác trong tiểu thuyết của Mạc
Ngôn chẳng những phong phú mà cịn có tính đa giác và chuyển hóa giữa
các cảm giác. Tính đa giác phong phú làm cho đối tượng biểu hiện đạt
được sức mạnh về nghệ thuật…” [20].
Trong bài viết Thử phản biện Mạc Ngôn, Lê Huy Tiêu đã phủ nhận
sạch trơn sự nghiệp văn học của Mạc Ngơn. Ơng cho rằng “Quan điểm mỹ
học của tác giả Mạc Ngơn có vẻ… có vấn đề”. Trong truyện vừa Cao
lương đỏ (1986) Mạc Ngôn viết: “Quê hương Đơng Bắc Cao Mật, khơng
cịn nghi ngờ gì nữa, là nơi đẹp đẽ nhất, xấu xa nhất; siêu thoát nhất, thế
tục nhất; trong trắng nhất, nhơ bẩn nhất; anh hùng hảo hán nhất, đểu giả
mất dạy nhất; giỏi uống rượu nhất, biết yêu đương nhất ở trên trái đất này”.
Tiểu thuyết của ông thời kỳ đầu đi theo hướng “đẹp đẽ nhất”, đầy nhân tình
ấm áp, làm rung động lịng người (Đêm mưa xn giăng giăng, Con đường
bán bơng, Âm nhạc dân gian, Tình yêu ban đầu…). Nhưng các tiểu thuyết
về sau “bị quan điểm thẩm mỹ “bệnh hoạn” làm cho tàn lụi dần dần” [64].
Cây tỏi nổi giận vốn được xem là cuốn tiểu thuyết dài thành công
của Mạc Ngôn viết về đề tài nông thôn, nông nghiệp trong thời buổi cơ chế
thị trường - một câu chuyện mang tính thời sự nóng hổi nhất trong cơng
cuộc đổi mới đất nước Trung Quốc. Nhà phê bình Vương Cán nói: “Một sự
kiện chính trị vừa mới xảy ra, tác giả chỉ viết trong hơn 30 ngày làm sao
mà “bôi” ra thành một cuốn truyện dài được? Mạc Ngôn quá tự tin vào cảm
giác của mình, kết quả là tính xã hội, tính báo chí khơng sao lấp đầy sự hư
rỗng của nội dung. Để che dấu cảm giác đã mịn, Mạc Ngơn dùng những
yếu tố bên ngồi thốt ly bản thể để cấu tạo tiểu thuyết, chơi trò lộng ngôn

ngoa ngữ làm cho tiểu thuyết bị biến chất, mất đi hình thái vốn có của thể
loại”.
Trong bài Giá trị và khiếm khuyết trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, nhà
phê bình Dương Liên Phấn nói: “Dường như Mạc Ngơn q thích thú với tri


5

giác cảm tính của mình nên đã đi q xa, ơng định giải thốt khỏi “lý tính”
khơ cứng lệch lạc, nhưng lại nảy sinh “qi đồ”: Ơng khơng vì thế mà có đầy
đủ tự do miêu tả cảm giác, trái lại sa vào cái vịng “lý tính” giả tạo, cũng có
nghĩa là trong việc miêu tả cảm tính đã thiếu đi lý tính thực sự nên tạo thành
tình cảm khơng thật”.
Hạ Thiệu Tuấn, Phan Khải Hùng thừa nhận sức tưởng của Mạc Ngôn
rất phong phú, kỳ lạ, nhưng dưới sự chỉ đạo của tư tưởng “Thiên mã hành
khơng” nên ngịi bút nhiều khi không giữ được mực thước. Trước cái ác của
kẻ thù, Mạc Ngơn lúc đầu cịn tỏ ra căm giận nhưng sau thì lại lạnh lùng vơ
cảm (ở Báu vật của đời, tả bọn Nhật đến chém giết xong, thì đàn quạ đến mổ
ăn thi thể người chết một cách ngon lành). Đối với cái ác và hành vi bạo lực,
tác giả tả khoa trương quá đáng và tỏ ra thích thú thưởng thức chúng.
Nhà phê bình Lý Kiến Qn cho rằng: “Trong Đàn hương hình ngịi
bút của Mạc Ngôn đã chịu ảnh hưởng bởi khuynh hướng thưởng thức hành vi
tàn ác của truyền thống”. Ở Đàn hương hình, tác giả tả việc hành hình quá tỷ
mỉ, quá ghê rợn, nhưng lại tỏ ra “thích thú”. Cịn Báu vật của đời thì bị đánh
giá là: “Phiến diện hẹp hịi, tình cảm ủy mị tiêu trầm, khơng lấy quan điểm
duy vật để nhìn lịch sử” [64].
Bên cạnh những lời nhận xét trên thì vẫn phải kể đến những đánh giá,
nhận xét lạc quan hơn. Trong bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngơn với độc giả Việt
Nam, Hồ Sĩ Hiệp có nhận định: “Ngịi bút miêu tả của Mạc Ngơn trong Báu
vật của đời tỉnh táo và lạnh lùng. Mặc dù một số đoạn rơi vào yếu tố tự nhiên

sắc dục nhưng tốt lên trong tồn bộ tác phẩm vẫn là cái nhìn hiện thực và
thái độ xây dựng của tác giả…Đàn hương hình, Mạc Ngơn lên án sự tàn bạo
độc ác của thời đại nhà Thanh - một thời đại đã gây nên biết bao đau thương,
thảm khốc cho mỗi con người và cho mỗi gia đình…Cây tỏi nổi giận là câu
chuyện rất đơn giản nhưng có tính thời sự trong thời buổi kính tế thị trường,
thì nơng thơn, nơng nghiệp và nơng dân ln bị thiệt thịi. Những người nơng
dân…trong tác phẩm có thể coi là những người điển hình trong thời đại mới.


6

Họ biết làm ăn, biết làm giàu và cũng biết đấu tranh đến cùng khi quyền lợi
của mình bị xâm phạm…”. Từ đó có thể thấy: “Trong các nhà văn đương đại
Trung Quốc hiện nay, Mạc Ngôn không phải là nhà văn nổi tiếng nhất
nhưng…ơng là nhà văn có “vùng đất”, “có tiếng nói”, và có “cách viết
riêng”… Câu chuyện trong tác phẩm của Mạc Ngơn bình thường phổ biến,
nơi nào cũng có nhưng dưới ngịi bút của tác giả nó trở nên phức tạp và rối
rắm, đầy kịch tính và chứa chất nhiều mâu thuẫn làm cho người đọc theo dõi,
rất căng thẳng. Chính yếu tố này đã làm cho tác phẩm của Mạc Ngôn hấp dẫn
người đọc. Về nghệ thuật tác phẩm của Mạc Ngơn có nhiều khám phá, vừa
cách tân truyền thống vừa sáng tạo cái mới theo các thủ pháp nghệ thuật tiểu
thuyết Tây phương” [20].
Ngoài ra, cịn có một số bài viết trên tạp chí, tạp kỷ, Internet ít nhiều đề
cập đến tiểu thuyết của Mạc Ngôn như : Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua
hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình (Nguyễn Khắc Phê, tạp chí
Sơng Hương, số166, 12/2002). Những cách tân về nghệ thuật trong tiểu thuyết
Đàn hương hình (Mai Đức Hán, Tạp chí Khoa học Đại học Vinh, tập 34, số 4B,
2005). Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngơn
(Nguyễn Thị Cẩm Anh- Đại học Sư phạm Thái Nguyên)...
Khoá luận tốt nghiệp Huyền thoại hoá trong Báu vật của đời của Lê Vũ

Phương Thuỷ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội (2006) đề cập đến các yếu tố mang tính huyền thoại trong Báu vật của
đời như: Kim Đồng và mơ hình đứa trẻ huyền thoại, huyền thoại hoá trong
một số nhân vật đàn ông, hay Bầu vú của người phụ nữ và biểu tượng về
người mẹ vĩnh cửu… Đó mới chỉ là một trong những đặc trưng về mặt hình
thức tiểu thuyết Mạc Ngơn.
Nguyễn Thị Phương Thuần, trong khố luận tốt nghiệp (2008), Trường
Đại học Vinh, bước đầu cũng có những tìm hiểu về tiểu thuyết Đàn hương
hình dưới góc độ Một vài đặc sắc về phương diện nghệ thuật của Đàn hương
hình (Mạc Ngôn).


7

Trên đây chúng tôi đã điểm qua một số chuyên luận, bài viết của các
nhà nghiên cứu về Mạc Ngôn nói chung và tiểu thuyết của Mạc Ngơn nói
riêng. Mỗi tác giả đều chú ý khai thác nét độc đáo về mặt này hay mặt khác
trong văn của Mạc Ngôn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi tƣ liệu khảo sát
Lấy Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn làm đối tượng nghiên
cứu, luận văn tập trung khảo sát:
3.1. Các cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Mạc Ngôn đã được dịch ra tiếng
Việt:
- Cây tỏi nổi giận, Nxb Văn học, 2003
- Tửu quốc, Nxb Hội Nhà văn, 2003
- 41 chuyện tầm phào, Nxb Văn học, 2004
- Đàn hương hình, Nxb Phụ nữ, 2004
- Rừng xanh lá đỏ, Nxb Văn học, 2004
- Tổ tiên có màng chân, Nxb Văn học, 2006
- Báu vật của đời, Nxb Văn nghệ, 2007

- Ếch, NxbVăn học, 2010
3.2. Các tập truyện ngắn và tạp văn của Mạc Ngơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu:
- Vị trí thể tài tiểu thuyết trong sự nghiệp văn học của Mạc Ngôn.
- Đặc trưng tiểu thuyết Mạc Ngôn trên các phương diện nội dung và
hình thức.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng thời các phương pháp thống kê, phân loại, phân
tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh...
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:


8

Chương 1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Mạc Ngôn
Chương 2. Đặc trưng tiểu thuyết Mạc Ngôn thể hiện qua một số yếu tố
thuộc bình diện nội dung
Chương 3. Đặc trưng tiểu thuyết Mạc Ngôn thể hiện qua một số yếu tố
thuộc bình diện hình thức


9

Chƣơng 1
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA MẠC NGƠN
1.1. Tiểu sử Mạc Ngơn
Mạc Ngơn sinh ngày 17/2/1955 tại huyện Cao Mật - tỉnh Sơn Đông,

Trung Quốc. Mạc Ngôn là bút danh. Tên khai sinh của nhà văn là Quản Mạc
Nghiệp, ơng xuất thân trong một gia đình nơng dân nghèo.
Lúc nhỏ Mạc Ngôn là một đứa trẻ thông minh hiếu động, ham học và
đã tỏ ra là đứa trẻ có năng khiếu văn chương. Khi vẫn cịn là một đứa trẻ
nghịch ngợm ngày ngày chăn trâu trên đồng cỏ quê hương, Mạc Ngôn đã bắt
đầu “cuộc đời đọc sách”. Đông Bắc Cao Mật là một vùng quê lạc hậu và hẻo
lánh nên sách là một thứ xa xỉ vơ cùng hiếm hoi. Để đọc được một cuốn sách
thì ông phải trả một cái giá khá lớn: Xin làm việc cho những nhà có sách, kéo
cối xay bột cho nhà chủ, cứ kéo cối một buổi sáng thì được đọc hai tiếng đồng
hồ, và phải đọc ngay tại nhà họ, nếu muốn đọc tiếp thì phải tiếp tục kéo cối...
thậm chí đến cả ăn trộm mận của hàng xóm để kéo dài thời gian được đọc
sách, ông cũng chấp nhận. Có được sách, ơng đọc rất say xưa và thường
xun khóc, cười với các nhân vật, thậm chí u các nhân vật nữ trong sách.
Lên lớp bốn, Mạc Ngôn viết một bài về ngày Quốc tế lao động 1- 5 khi
trường tổ chức đại hội thể dục thể thao. Bài viết được thầy giáo Trương khen
ngợi hết lời. Sau đó Mạc Ngơn cịn viết rất nhiều bài luận, tất cả các bài viết
đều được thầy Trương đọc trước lớp, có lúc lại cịn được dán lên cả bản tin
của nhà trường, thậm chí có bài cịn được các trường trung học lân cận lấy
làm bài văn mẫu. Nhưng năm mười một tuổi, Cách mạng văn hố nổ ra, Mạc
Ngơn phải nghỉ học khi chưa học hết bậc tiểu học (đang học dở lớp năm),
phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn. Trong khoảng mười năm kể
từ ngày đó, tuổi thơ ơng suốt ngày chăn dê ở ngồi đồng, “đói khát và cơ đơn
ln là người bạn đồng hành”. Mạc Ngôn trong một bài phỏng vấn, đã tâm sự
: “Những kinh lịch nghèo khốn đã bám tôi suốt hai mươi năm. Nỗi sợ hãi đói


10

khát luôn ám ảnh cuộc sống và tác phẩm của tôi sau này. Nếu được lựa chọn
lại, tôi muốn chọn lấy tuổi thơ có cơm no áo ấm”.

Do thành phần xuất thân của gia đình nên việc đi học trở lại của Mạc
Ngôn chấm dứt, tấm bằng trung học không thể lấy được, ngay cả đến đi bộ
đội cũng không phải dễ, làm cơng nhân cũng chẳng có chút hi vọng gì và xem
ra tương lai của Mạc Ngơn thật ảm đảm và mờ mịt...Trong tuyệt vọng, Mạc
Ngôn đã lục lọi những quyển sách giảng văn của anh cả khi còn học trung học
ra, đọc đi đọc lại một cách say mê đến khi thuộc thì thơi, đầu tiên là đọc
những truyện ngắn và những đoạn trích tiểu thuyết rồi đến tản văn, ngay cả
đến những bài viết của Trần Bá Đạt, Mao Trạch Đông cũng được ông thuộc
làu.
Cô đơn, đau khổ, tuyệt vọng với cuộc sống tù đọng tăm tối khơng thể
dìm chết một Mạc Ngơn đầy niềm khao khát. Khi Trương Thiết Sinh xuất
hiện, như một ngọn đuốc thắp sáng lại những ước mơ đã bị Cách mạng văn
hoá làm cho tắt ngấm- ước mơ học đại học. Trương Thiết Sinh chỉ cần một
bức thư mà vào được đại học nên Mạc Ngôn bắt chước Trương Thiết Sinh
viết thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục để biểu đạt khát vọng được học đại học
một cách điên cuồng. Thư đi với bao niềm lo âu, mong mỏi và thư về là lời
phúc đáp hãy cố gắng và chờ đợi sự tiến cử của bần hạ trung nông. Lời phúc
thư đã làm cho Mạc Ngôn rất cảm động và khiến cho anh suy nghĩ rất nhiều
về con đường vào đại học của mình. “Chờ sự tiến cử của bần hạ trung
nông(...) hạnh phúc ấy chẳng đến phận của con em nơng dân(...) huống hồ gì
tầng lớp phú nơng như tơi” [45, 228], ngay cả nếu cố gắng lao khổ hơn cả con
trâu cũng chẳng trơng chờ gì! Từ đó liền nghĩ đến chuyện đi bộ đội, cố gắng
phấn đấu cho thật tốt thì sẽ thực hiện được giấc mơ học đại học. Sau bốn năm
liên tục nỗ lực, Mạc Ngôn đã được nhập ngũ.
Tháng 2 năm 1976, Mạc Ngôn vào bộ đội. Ôm giấc mơ học đại học,
được trở thành nhà văn, chiến sĩ Quản Mạc Nghiệp đã làm việc cật lực đến độ
khơng thiết gì đến bản thân, từ tham gia lao động sản xuất ở nông trường đến


11


đào phân lợn, thậm chí dọn cầu tiêu..., việc gì ơng cũng hồn thành tốt. Với
thành tích ấy Mạc Ngơn đã dành được sự tán thưởng và cảm tình của toàn đơn
vị từ cao xuống thấp. Cuối năm 1977, lãnh đạo đơn vị quyết định cho Mạc
Ngôn đến Bắc Kinh dự thi tại Học viện Kỹ thuật cơng trình do qn đội quản
lí. Với tâm trạng vơ cùng phấn khởi, vì cơ hội được học tập đã đến và ơng đã
miệt mài ngày đêm với quá trình tự học gian khổ kinh hồng. Nhưng khi kì
thi đến thì cấp trên gọi điện khơng phải thi nữa vì khơng có tên trong danh
sách! Qua một phen lao đao, về cơ bản việc thi đại học đã tan vỡ. Không lâu
sau, Mạc Ngôn được điều động về một đơn vị mới ở Bảo Định, đảm nhiệm
chức vụ giáo viên chính trị kiêm nhân viên quản lí thư viện. Để có thể lên lớp,
Mạc Ngôn đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về lí luận chính trị, và lợi dụng
chức danh, đọc ngốn ngấu rất nhiều sách văn học nghệ thuật và tập tành sáng
tác. Đó là vào năm 1978, ở huyện Hồng, Mạc Ngôn viết truyện Chuyện về
một người mẹ, viết về con gái của một địa chủ đem lòng yêu một đội trưởng
vũ trang thuộc Bát lộ quân, bỏ nhà theo người yêu, cuối cùng dẫn đội quay về
giết chết người bố Hán gian của mình. Nhưng rồi trong Cánh mạng văn hố,
do thành phần xuất thân khơng tốt nên bị đấu tố và cuối cùng phải nhận lấy
cái chết thê thảm. Mạc Ngơn đã gửi truyện này cho tạp chí Văn nghệ Giải
phóng quân và hy vọng có tiền nhuận bút để mua một chiếc đồng hồ đeo tay
thì bản thảo lại bị trả về. Sau đó Mạc Ngơn viết kịch bản Li hôn, nội dung viết
về cuộc đấu tranh với “Tứ nhân bang”. Lại gửi cho Văn nghệ Giải phóng, lại
mong ngóng nhuận bút để mua đồng hồ và lại nhận bản thảo quay về. Nhưng
lần này thì Ban biên tập của tờ tạp chí đã viết cho Mạc Ngôn một lá thư với
đại ý là: Do số trang tạp chí có hạn, kịch bản đồ sộ này khơng thể đăng tải hết
được, nếu có thể thì cứ gửi cho nhà xuất bản nào đó hoặc là những đồn kịch
nói... Có thể nói trong qn ngũ ơng đã khơng ngừng học tập phấn đấu, trang
bị cho mình vốn văn hố cần thiết để trở thành nhà văn. Q trình lao động và
học tập không mệt mỏi ấy đã mở toang cánh cửa vào trường đại học tưởng
chừng như đã đóng từ lâu đối với Mạc Ngơn vào ngày 1 tháng 9 năm 1984.



12

Ông đã trúng tuyển vào khoa Văn thuộc Học viện Nghệ thuật Qn Giải
phóng. Năm 1986, ơng tốt nghiệp khoa Văn thuộc Học viện Nghệ thuật Quân
Giải phóng.
Năm 1988 trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh khoa Lí luận sáng tác thuộc
Học viện Văn học Lỗ Tấn, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, lấy bằng Thạc
sĩ năm 1991. Lúc ấy ông cũng là sáng tác viên danh tiếng của Cục Chính trịBộ Tổng tham mưu Qn Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Tháng 10 năm 1997 cho đến nay, ông chuyển sang hoạt động trên lĩnh
vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp.
Quả thực Mạc Ngôn là con người giàu ý chí, nghị lực, có ước mơ và
tràn đầy khát vọng; là con người dám nghĩ và dám làm, kiên định thực hiện
ước mơ của mình, một điều tưởng chừng như rất dễ nhưng không phải ai cũng
làm được....
1.2. Những yếu tố góp phần hình thành tâm hồn văn chƣơng của
Mạc Ngôn
1.2.1. Quê hương
Mạc Ngôn sinh ra trong một ngôi làng nhỏ nghèo nàn lạc hậu ở huyện
Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Thôn Đông Bắc Cao Mật của nhà văn
là khu vực giáp ranh giữa ba huyện, giao thông bế tắc, đất rộng người thưa.
Bên ngồi thơn là một đầm nước mênh mông, cỏ mọc rậm rạp, hoa dại ngút
ngàn. Một làng quê nghèo nàn heo hút như bao làng quê khác trên đất nước
Trung Quốc rộng lớn. Nhưng làng quê này đã trở nên nổi tiếng bởi chính nó
đã hun đúc nên tâm hồn văn chương Mạc Ngơn, đã đưa nhà văn trở thành một
người nổi tiếng trên văn đàn Trung Quốc cũng như trên thế giới.
Nơi đây ám ảnh người ta nhất là cái đói. Cái đói ở đây không phải chỉ
một mùa, một năm mà là cái đói triền miên từ năm này qua năm khác, từ đời
này sang đời khác. Thường trực trong suy nghĩ của họ là nghĩ đến cái ăn và

làm thế nào để kiếm được cái ăn. Họ ăn lá cây, khi lá cây trơ trụi thì ăn sang
vỏ cây rồi cành cây. Cái đói ở đây được nhắc tới đầy ám ảnh qua hình ảnh của


13

lũ trẻ con: thân hình của lũ trẻ gầy như một que củi, nhưng cái bụng thì chẳng
khác gì cái vại nước. Lớp da bụng dường như trong suốt, có thể nhìn thấy cái
dạ dày lép kẹp, cái đầu thì to nặng được đặt trên cái cổ dài ngoằng... Đặc biệt
hơn là sự kiện “Năm 1961, một chiếc xe than (...) được chở đến trường tiểu
học trong thôn (...) một đứa trẻ thông minh cầm lấy miếng than ép gặm lấy
gặm để. Nhìn nó ăn ngon lành, (...) thế là chúng tôi xông tới, mỗi đứa vồ lấy
một miếng, rồi thi nhau gặm (...) người lớn trong thôn cũng xông tới...” [42,
99-100], thậm chí cơ giáo làng người hiểu rõ tính chất của than là khơng ăn
được nhưng thấy sự nhiệt tình ăn than của học sinh mà đâm ra nghi ngờ, rồi
ăn thử và cũng thấy... ngon! Cái đói đã làm người ta trở nên ngu muội, và đối
với Mạc Ngơn cái đói ấy ln thường trực ám ảnh trong ơng. Để rồi từ đó,
hiện thực ấy bước vào trang văn của ông trần trụi đến nghẹn ngào xa xót.
Cuộc sống của nhân dân Đơng Bắc Cao Mật tuy gian khổ, thiếu thốn về
vật chất nhưng ở họ lại dồi dào trữ năng tinh thần. Trong thôn, phần lớn nhân
dân đều mù chữ, nhưng rất nhiều người trong số họ xuất khẩu thành thơ, đặc
biệt hơn là họ biết rất nhiều chuyện, nhiều truyền thuyết. Những câu chuyện,
những truyền thuyết ấy khơng chỉ có người lớn tuổi trong thơn mới biết kể mà
ngay cả người trẻ tuổi và thậm chí trẻ con cũng kể chuyện. Chính những kho
truyền thuyết ấy đã làm phong phú cho đời sống tinh thần của người dân Cao
Mật. Ngoài những câu chuyện kể, người dân nơi đây thường xuyên diễn kịch,
nhất là những vở hí kịch dân gian, đặc biệt là vở “giọng mèo”. Những vở hí
kịch dân gian thường chứa lời lẽ mang hơi hướng của cuộc sống, có khả năng
khiến cho ngơn ngữ đã được quý tộc hoá. Lời hát uyển chuyển tha thiết,
những làn điệu vở kịch này đã theo Mạc Ngôn suốt thời thơ trẻ và cũng ảnh

hưởng khá sâu sắc đến Mạc Ngôn làm cho văn phong của ông nhẹ nhàng
thanh thoát, lãng mạn bay bổng. Một làng quê với bao tập tục nghìn đời, tập
tục bó chân, tập tục du xuân, tập tục bố thí cho người ăn xin...tập tục rải đất
khi sản phụ sinh- khi sản phụ lâm bồn, người ta sẽ lót dưới lưng sản phụ một
lớp bụi đất dày quét trên đường về để đứa trẻ lọt khỏi lòng mẹ là đã tiếp xúc


14

với đất. Khơng có ai giải thích ý nghĩa của tập tục này nhưng trong suy nghĩ
của tất cả mọi người đó chính là sự thể hiện thực tiễn của niềm tin “mọi người
được sinh ra từ đất”... Tập tục, hủ tục ấy ln thường trực trong tâm trí của
Mạc Ngơn và nó cứ trở đi trở lại sinh động trong những tác phẩm của ơng.
Chính trong khoảng thời gian ở quê hương, cuộc sống gần gũi với người dân,
đã ảnh hưởng rất rõ nét tới những trang viết sinh động và chân thực về cuộc
sống ở nông thôn của ông và hơn nữa giúp cho tâm hồn văn chương của ơng
ln có quan hệ mật thiết với thiên nhiên, bồi dưỡng được quan niệm lịch sử,
quan niệm đạo đức, đồng thời “bồi dưỡng được trí tưởng tượng và giữ mãi
được một trái tim thơ trẻ” [42, 215].
Thôn Đông Bắc Cao Mật là một nơi xa xôi hẻo lánh, tưởng như nơi này
hoàn toàn tách biệt với những biến động chính trị của lịch sử. Vậy mà, cũng
khơng nằm ngồi làn sóng của “Ba ngọn cờ hồng”, cuộc Cách mạng văn hố,
những cuộc thanh trừng nghiệt ngã, những sự vơ lí trớ trêu của cuộc đời bao
người, những câu chuyện như những huyền thoại....bóng tối của những ngày
tháng ấy đã tạo nỗi ám ảnh lớn trong tâm hồn của Mạc Ngơn để rồi từ đó trào
ra trên những trang văn đầy đau đớn, tê tái.
Tên của một con người gắn liền với mảnh đất ấy là bởi con người này
luôn dành hết tình u thương gắn bó với q hương nguồn cội và cũng nhờ
quê hương ấy mà nổi tiếng. “Nhà văn giỏi chỉ viết về quê hương, một mảnh
đất chỉ bé nhỏ bằng bàn tay, có thể câu chuyện chỉ bé bằng lòng bàn tay,

nhưng do trước khi đặt bút người ấy ý thức được rằng, nơi bé nhỏ bằng lịng
bàn tay ấy là một phần tạo thành khơng thể thiếu được của thế giới, và câu
chuyện bé bằng bàn tay ấy là một phần trong lịch sử của thế giới, nên tác
phẩm của người ấy sẽ có khả năng đi ra thế giới, được loài người hiểu và chấp
nhận” [42, 56-57].
Đông Bắc Cao Mật là một vùng nông thơn thuần phác và nghèo đói. Một
vùng q mà Mạc Ngơn đã tìm đủ mọi cách ra đi để thốt khỏi những ngày
tháng nhàm chán, cơ đơn và đói rét. Ngày lên đường nhập ngũ, nhiều người


15

đã phải khóc khi xa q hương nhưng ơng khơng khóc, mong ơtơ chạy càng
xa càng tốt và thậm chí đã mong không bao giờ trở lại! Nhưng chỉ mới ba
năm xa q hương, mọi tình cảm trong ơng về quê hương đã thay đổi, ông
thấy nơi này thật đáng q. Trở về nhìn thấy dịng sơng, cánh đồng, nghe thấy
những âm thanh quen thuộc thì trong ơng lâng lâng niềm xúc động. Đặc biệt
khi nhìn thấy người mẹ tất tả chạy từ trong ngõ ra đón con thì ơng đã khơng
sao cầm được nước mắt... Cũng từ đó trở đi, tâm hồn ơng ln gắn bó với q
hương của mình, nó là một phần sự sống, là “huyết địa” trong ông. Quan hệ
của ông với quê hương, với nông thôn “cũng giống như quan hệ giữa cá với
nước, như quan hệ giữa đất với cây; đương nhiên nhìn từ một góc độ khác,
cịn là quan hệ giữa chim và lồng chim, là quan hệ giữa nô dịch và bị nô dịch”
[45, 261]. Ngay cả khi rời xa nông thôn lên thành phố thì tâm hồn ơng vẫn ln
hướng về quê hương với những tình cảm ban sơ nhất, tốt đẹp nhất, “tuy rời xa
nông thôn mười mấy năm nay để lên thành phố nhưng về cơ bản, tôi vẫn hướng
tình cảm của mình về với nơng thơn, vẫn cho rằng tất cả những gì ở nơng thơn
cũng đều tốt đẹp [45, 261].
Nhà văn Mỹ Faulkner đã không ngừng viết đi viết lại mãi về cái quê
hương dài rộng vừa chỉ bằng con tem thư nhưng đã tạo ra được cả một vùng

trời đất cho riêng mình. Điều này đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới Mạc Ngơn và
rồi từ đó ông đã gương cao cái ngọn cờ xã Đông Bắc Cao Mật đó lên, viết tất
cả những ruộng đất sơng ngòi, cây cối mùa màng, sâu, hoa, chim, cá, những
chàng trai si tình, những cơ gái lãng mạn, những bọn du côn anh chị trong
vùng, những người đàn bà chua ngoa, điêu dân gian dối, những anh hùng
tráng sĩ... của q hương ơng. Ơng mong ước sẽ xây dựng nên một nước cộng
hồ văn học cho riêng mình “Thơn Đơng Bắc Cao Mật của tơi là một nước
cộng hồ văn học do tơi sáng lập ra, và tơi chính là quốc vương của vương
quốc ấy. Mỗi khi cầm bút viết lên và viết về Cao Mật Đông Bắc của tôi, tơi
ln cảm thấy niềm hạnh phúc lớn lao khi có được quyền lực ấy, tơi có thể
dời non lấp biển, hơ mưa gọi gió trên vùng đất ấy, tơi muốn ai sống thì được


16

người ấy được sống, tơi muốn ai chết thì người ấy phải chết” [42, 93 - 94]...
Từ tình yêu quê hương tha thiết cháy bỏng ông đã đưa làng quê nhỏ bé, nghèo
nàn ấy lên trang sách và làm cho nơi đây trở thành một nơi nổi tiếng, một nơi
được nhiều người biết đến. “Những ấn tượng về nông thôn là hồn, là phách...
của tôi. Đất, sông, hoa trái, cây cỏ, chim bay, thú chạy, thần thoại, truyền
thuyết, quỷ ma, yêu tinh, ân nhân, cừu nhân... của cố hương là nội dung chính
trong các tiểu thuyết của tơi”[45, 262].
Từ đó mà thôn Cao Mật vượt lên khái niệm về địa lí thơng thường trở
thành một khái niệm văn học, trở thành một khái niệm mở chứ không phải là
một khái niệm đóng. Q hương là nơi để ơng đi về với tất cả niềm yêu
thương trân trọng nhất và cũng là mạch nguồn, là động lực sáng tác của nhà
văn.
1.2.2. Gia đình
Gia đình là cái nơi hình thành và ni dưỡng nhân cách mỗi con người.
Đối với nhà văn Mạc Ngơn, gia đình ơng đã góp phần khơng nhỏ trong q

trình hình thành tâm hồn văn chương Mạc Ngơn. Đại gia đình Mạc Ngơn sinh
sống trong ngơi nhà vừa thấp vừa rách nát, bốn bề lộng gió, mái dột, tường
nhà và tất cả vật dụng trong nhà bị khói bụi lâu năm làm cho đen sì. Vậy mà
trong ngơi nhà ấy có tới mười ba nhân khẩu! Để thoả mãn tứ đại đồng đường
nên tất cả mọi thành viên trong gia đình như ơng nội, bà nội, bố, mẹ, chú,
thím, anh, chị và mấy đứa em trai em gái (con của thím) nhỏ hơn Mạc Ngơn,
đều sinh hoạt trong ngơi nhà nhỏ ấy. Lúc bấy giờ, gia đình nhà họ Mạc được
coi là gia đình đơng nhất làng. Người lớn chỉ lo kiếm kế sinh nhai để tồn tại,
còn lũ trẻ thì khơng ai cai quản, chúng cứ lớn lên một cách lặng lẽ. Hơn nữa
do con cháu đông, và vị trí của mỗi người, sự ưu ái của mọi người cũng khác
nhau. Chính cuộc sống gia đình ấy khiến Mạc Ngôn cảm thấy thế giới thật
đơn điệu và thật buồn. Cha của Mạc Ngôn, đã từng học mấy năm ở trường tư
thục dưới xã hội cũ, là người có đầu óc phong kiến khá nặng, nên điều khiển
gia đình rất chặt chẽ và bảo thủ. Một nguyên tắc sinh tồn để bảo vệ mình, giáo


17

dục bất biến của gia đình là lúc nào cũng phải giữ thái độ khiêm tốn, tự hạ
thấp mình trước mặt người khác, những lúc khơng nên nói thì tuyệt đối khơng
được nói, cịn khi buộc phải nói thì nhất định khơng được nói ra những lời đắc
tội với người khác, khi gặp chuyện bất bình thì nhất định khơng nên giơ đầu
chịu báng. Ơng ln giáo dục con cái phải giữ trọn lễ tiết, danh dự gia đình dù
cuộc sống có ở trong cảnh cơ hàn. Chính vì vậy, thời niên thiếu có lần Mạc
Ngơn đã bị đánh một trận “nhớ đời” chỉ vì một lỗi rất trẻ con. Vì đói và thèm
ăn, nên Mạc Ngơn đã móc trộm một củ cải đỏ và bị người coi ruộng bắt được.
Mạc Ngôn rất thành khẩn sám hối trước tượng của Mao Chủ tịch và đã được
tha. Nhưng bố của Mạc Ngôn lại rất tức giận trước việc làm này của cậu vì
ơng cho rằng cậu đã làm mất mặt gia đình. Nghiêm khắc giáo dục con cái
nhưng đồng thời ơng cũng rất quan tâm lo lắng cho con, theo dõi con trên

bước bước đường đời. Thấy anh ham đọc sách, ông sợ sau này anh trở nên
yếu đuối, nhưng khi được cơ giáo khuyến khích thì ơng lại phân bố cơng việc
hợp lí hơn để anh có thời gian đọc sách. Sợ con mất mặt với bạn bè, nên ông
đã bán trâu để mua cho anh chiếc đồng hồ Thượng Hải mà anh từng khao
khát... Ngay cả khi trong tiểu thuyết Mạc Ngôn viết “cha tôi là một tên thổ
phỉ” thì ơng cũng khơng bận tâm! Mẹ của Mạc Ngơn là một người phụ nữ
chịu nhiều vất vả, giàu đức hi sinh và đầy lòng vị tha nhân hậu. Lấy chồng từ
khi mười lăm tuổi, sinh nở khá nhiều, làm việc quần quật để ni gia đình và
bốn đứa con. Bên trên là bố mẹ chồng, dưới là cả một đàn con thơ dại, lúc nào
bà cũng chăm chút nâng niu họ mà dường như quên đi bản thân mình. Trong
nhà hễ có cái gì ăn được là bà nhường cha mẹ, nhường cho con, cịn bà thì ăn
rơm, ăn cỏ, ăn rau dại trên đồng...Là cô con dâu trong một gia đình phong kiến
nên sức lao động của bà bị tận dụng một cách triệt để. Lúc bà mang thai đơi,
bụng to tới mức khơng nhìn thấy mũi chân, đi lại hết sức khó khăn, thế mà bà
vẫn phải ra đồng làm việc, suýt nữa bà sinh con ngay tại sân đập lúa... Thế
nhưng người phụ nữ này vẫn đảm đang gánh vác mọi cơng việc trong gia đình
mà khơng một lời ốn thán.


18

Với thân thể gầy bé, người phụ nữ ấy đã gồng mình lên với những
chuyện sinh con đẻ cái, đói rét, bệnh tật, còn cộng thêm tai hoạ của chiến
tranh và những áp bức về chính trị... sức chịu đựng của bà quả thật phi
thường.
Anh trai và chị gái của Mạc Ngôn rất ham học và đều học giỏi. Đặc biệt
anh trai của Mạc Ngơn, chính anh là tấm gương cho cậu em Mạc Ngôn ham
đọc, ham học văn chương để rồi sau này trở thành nhà văn. Đến những năm
đầu của thập niên sáu mươi, việc anh thi đỗ vào trường Đại học Sư phạm Hoa
Đông đã đem lại vinh dự lớn lao cho gia đình và cũng ươm mầm giấc mơ học

đại học cho Mạc Ngôn.
Là một gia đình rất yêu văn chương, những người lớn trong nhà là cả
một pho truyện kể. Ông bà, cha của Mạc Ngôn đều là những người biết cách
kể chuyện, anh trai của ơng nội Mạc Ngơn thì lại là một ơng vua kể chuyện.
Ông vốn là một thầy lang giao thiệp rộng, tri thức phong phú, óc tượng tượng
tinh tế. Mỗi câu chuyện ông kể thường dùng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất
và phần lớn là những điều mà chính ơng đã trải qua, lại thêm cả màu sắc kì ảo
ma quái nên những câu chuyện ấy đặc biệt hấp dẫn nhà văn. Cứ đêm đêm,
Mạc Ngôn và các anh chị em của ơng đều vịi vĩnh để được nghe kể chuyện,
và cho tới tận bây giờ nhà văn vẫn nhớ được tới ba trăm câu chuyện, và cứ
mỗi câu chuyện đó chỉ cần sửa đổi một chút là có thể trở thành một thiên tiểu
thuyết. Gia đình là món tài liệu thơ cho nhà văn sáng tác và nhà văn cũng
chính là tạo vật mà gia đình dành cho văn học.
1.2.3. Con người Mạc Ngôn
Trở thành một nhà văn nổi tiếng có lẽ trước hết phải là khả năng thiên
bẩm, năng khiếu văn chương. Đối với nhà văn Mạc Ngơn, điều đầu tiên có thể
nói đó chính là lòng say mê văn học. Đi học lúc sáu tuổi và biết đọc. Chín
tuổi, ơng đã đọc được khá nhiều những cuốn sách có được trong thơn như
cuốn Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Nho lâm ngoại sử, Bài ca thanh xuân,
Hồng đăng ký, Phá hiểu ký, Tam gia hạng, Thép đã tôi thế đấy....


19

Từ nhỏ ông rất say mê văn học. Thấy sách là như bị thôi miên, như
những vụn sắt bị nam châm hút. Nội dung các cuốn sách vô cùng hấp dẫn, đã
để lại những ấn tượng khơng dễ gì qn được trong tâm hồn ông. Nào là
những Thân Công Báo cưỡi trên lưng hổ, Trịnh Luân phun ánh sáng bằng lỗ
mũi, Thổ Hành Tơn độn thổ, Dương Nhiệm có tay trên mắt và có mắt trên tay
(Phong thần diễn nghĩa), những mối tình ngây thơ của các cơ gái trong từng

trang sách, những cái chết đau lòng, những niềm vui hạnh phúc, những âm
thanh văng vảng réo rắt bên tai... Tất cả hiện lên sống động trước mặt, và từ
đó nó ln ám ảnh trong tâm hồn ơng tạo nên khúc diễn xướng lúc bổng lúc
trầm, lúc đau đớn thê thiết, lúc khoan khối tâm tình...
Ngồi niềm đam mê văn chương, Mạc Ngơn cịn là con người có tâm
hồn nhạy cảm trước cuộc sống, trước thiên nhiên vạn vật. Trong những đêm
Bắc Phong gầm gào, nằm trên giường nghe những âm thanh của gió, ơng thấy
nó biến hố khơn lường, vừa du dương, có mùi, có vị, có hương, có sắc vang
lên và rồi những giọt nước mắt ngân ngấn lăn trên đơi gị má ơng, bao nhiêu
nỗi niềm sùng kính đối với tổ tiên, nỗi sợ hãi trước thiên nhiên vĩ đại, những
mơ ước về ngày mai, sự cảm kích đối với thánh thần... trỗi dậy trong lịng.
Mạc Ngơn nghỉ học từ lúc còn nhỏ, khi những đứa trẻ khác đang học trên lớp
thì ơng làm bạn với con trâu ngồi đồng. Giữa một vùng đất mênh mơng,
trong con mắt một đứa trẻ, chỉ có mấy con trâu. Đàn trâu nhàn tản gặm cỏ, đôi
mắt xanh biếc như giọt nước biển, ơng muốn nói chuyện với trâu, nhưng nó
chỉ mải mê gặm cỏ chẳng để ý gì đến ơng. Mạc Ngơn nằm trên cỏ, ngửa mặt
nhìn bầu trời, nhìn lên những cụm mây trắng đang nhởn nhơ trôi, ông sinh
lịng muốn nói chuyện với mây, mây cũng chẳng để ý. Trên trời có rất nhiều
chim, nào là chim Sẻ, chim Bạch Linh, cịn có cả những lồi mà ơng biết
nhưng khơng thể gọi được tên, tiếng hót của chúng làm say lòng người. Nằm
trên thảm cỏ những lúc như thế trong lòng thường thấy rưng rưng, tràn ngập
nỗi buồn và mối thương cảm và rồi ơng chìm vào những nỗi suy tư. Đó là một


20

trạng thái nửa mơ nửa tỉnh, rất nhiều ý nghĩ tốt đẹp xuất hiện chồng chéo
trong đầu, ông thấu hiểu thế nào là tình yêu, thế nào là lương thiện...
Tuổi thơ chỉ biết làm bạn với con trâu ngoài đồng. Mạc Ngơn lớn lên từ
đói rét cơ hàn, đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh đau khổ và bất công trên

đời, nên trong lịng ơng tràn đầy niềm cảm thơng đối với nhân loại và phẫn nộ
đối với sự bất cơng... Tất cả những điều đó đã “chưng cất” lên một hồn văn
luôn trăn trở, day dứt trước số phận con người; ln có cái nhìn thẳng thắn ở
con người, ở lịch sử, và để rồi từ đó khao khát một cuộc sống tự do, hạnh
phúc cho toàn thể nhân loại...
Mạc Ngôn là con nguời luôn luôn tranh đấu trong bản thân, dũng cảm
nhìn thẳng vào sự thật với bản lĩnh khác thường. Phàm đã là người nổi tiếng
thì ai cũng muốn nổi tiếng hơn, cũng muốn tô vẽ để mình đẹp hơn. Tâm lý
con người khơng bao giờ muốn lộ ra những thói hư tật xấu, cái nguồn gốc
nghèo hèn, cái đói khát của mình nhất là những người nổi tiếng. Nhưng ở
Mạc Ngơn thì trái lại, tất cả những thói hư tật xấu của mình ơng đều phơ ra rất
trung thực trong sự đấu tranh của bản thân. Thí dụ như ơng nói về tật xấu
khơng làm chủ được mình trước cái ăn. Ăn trước hết là bản năng sinh tồn,
nhưng đồng thời ăn còn là cả một vấn đề văn hố. Nhưng đối với Mạc Ngơn,
ăn là cả một vấn đề về danh dự và nhân phẩm. Cả tuổi ấu thơ luôn triền miên
trong cô đơn và đói khát. Cái đói đã khiến ơng khơng thể khống chế được
mình, làm những việc rất xấu hổ như ăn tranh phần của em nhỏ, ăn vụng,
trong nhà có gì ăn được là dùng trăm phương nghìn kế để đưa vào miệng cho
kì được, ăn no rồi nhưng vẫn cố nhét vào cho kỳ hết, ăn trộm củ cải, ăn cỏ,
cạp vỏ cây thậm chí ăn cả than đá... “chúng tơi như một lũ chó đánh hơi mọi
ngõ ngách trong thơn để tìm những thứ có thể ăn được...” [42, 99]. Nếu như
có thể bạo biện thói ham ăn vơ lối là bệnh của trẻ nhỏ thì Mạc Ngơn cũng
khơng thể “trắng án” vì đến lúc trưởng thành ơng vẫn chứng nào tật nấy. Mời
dự tiệc, trước quan khách và bạn bè ông “ăn uống một cách vội vàng, không
hề quan tâm đến người chung quanh” [45, 145]. Trong xã hội văn minh, ăn


21

nhiều là một biểu hiện của sự vô giáo dục, rất nhiều người đã cơng kích sức

ăn q kinh khủng, ăn đến độ qn mình của Mạc Ngơn. Nhưng cứ hễ thấy ăn
là ông dường như quên hết, cứ lao vào ăn với nỗi sợ mơ hồ là ăn không đủ no.
Mỗi lần như thế ông cảm thấy vô cùng xấu hổ và hối hận đến đau khổ trước
lòng tự tơn bị xúc phạm. “Vì sao mình lại khơng ăn từ từ được nhỉ? Vì sao...”
[45, 145]. “Tơi cảm thấy mình chẳng khác một con lợn, một con chó chỉ biết
cắm đầu cắm cổ mà mà nhai mà nuốt, cốt sao lấp đầy cái thùng khơng đáy
trong bụng mình” [45, 145]... Sức tàn phá của cái đói quả là rất ghê gớm, nó
có thể làm cho con người mất hết cả danh dự và nhân phẩm. Nhưng sao
chúng ta vẫn thấy yêu quý Mạc Ngôn, ấy là bởi ông là một con người thẳng
thắn, dám nhìn thẳng nói thật về mình, về những thói hư tật xấu của mình để
mà phê phán, để mà trăn trở, để mà hoàn thiện. Đây là điều không phải ai
cũng làm được “cái tật xấu nhất của thằng tôi là rất mau quên, giống như lồi
chó, chỉ nhớ đến chuyện ăn mà khơng nhớ đến chuyện bị đánh” [45, 135] hay
“một thằng mà thèm ăn đến độ như thế nhất định phải là thằng ý chí vơ cùng
bạc nhược, ý thức tự kiềm chế những dục vọng cá nhân thì hầu như khơng có.
Chính tơi là một thằng như vậy” [45, 144].
Chính tơi là một thằng như vậy, ln lo sợ về cái đói và cái rét cho nên
ơng ln thể hiện nó đầy ám ảnh trong tiểu thuyết của mình. Các cuốn tiểu
thuyết Gia tộc Cao lương đỏ, Bài ca ngồng tỏi Thiên Đường (Cây tỏi nổi
giận), Tửu quốc, 41 chuyện tầm phào, Báu vật của đời... “xem ra khác nhau,
song điều chứa đựng sâu sắc bên trong thì giống nhau, đó là ngưỡng mộ về
một cuộc sống tốt đẹp của một đứa trẻ ln lo sợ trước cái đói và cái rét” [42,
109]. Là người thẳng thắn để rồi từ đó hồn văn ln thẳng thắn, nói thật
khơng hề đậy đệm, che dấu trước dân tộc, trước lịch sử với một mong muốn
duy nhất là để phản tỉnh- thức tỉnh.
Mạc Ngôn là con người hoà nhã và khiêm tốn, cầu thị như đúng cái tên
của ông. Trong cuộc sống thường nhật cũng như trên con đường lao động
sáng tạo nghệ thuật ông đã được một số đồng nghiệp trong và ngoài nước



22

đánh giá rất cao, “ông là nhà văn lớn, là nhà văn rất quan trọng trong thời
kì đổi mới và là bậc thầy lớn về văn học” [42, 341], thậm chí có người cịn
đánh giá rằng tài năng của anh hơn hẳn cả bậc thầy văn học như Lỗ Tấn,
Lão Xá: “Mạc Ngơn là nhà văn cấp thế giới, có thể coi là nhà văn Trung
Quốc có tiền đồ nhất từ sau thời Lỗ Tấn, Lão Xá trở lại đây. Nhưng tài hoa
văn học của hai vị tiền bối đó đều không bằng Mạc Ngôn...” (M.Y-hô-mas Ingiơ trong cuốn “Tiểu thuyết của thi ca - nhà văn Trung Quốc hạng nhất”) [42,
338]... Nhiều nhà xuất bản định trích dẫn nhận định trên cho các cuốn sách.
Nhưng Mạc Ngôn đã từ chối, ông không dám nhận danh vị cao qúy ấy bởi
ơng cho rằng người ta sẽ nhìn nhận sai khác về nhà văn Mạc Ngơn, và cho
rằng đó là một con người khơng biết trời cao đất thấp. Ơng nhận thấy mình
cịn lâu nữa mới bằng được Lão Xá, và khó có thể với tới Lỗ Tấn cho nên ơng
“thấy sự đánh giá đó là quá cao” [42, 339], chỉ là tình cảm của một cá nhân
dành cho mình. Khiêm tốn không thôi đối với Mạc Ngôn dường như vẫn còn
chưa đủ. Phải chăng cái làm nên một con người, một nhân cách lớn chính là
tinh thần cầu thị, cầu tiến, bởi vậy mà khi đã trở thành người nổi tiếng, ơng
vẫn ln quan tâm, tìm đọc các tác phẩm của các nhà văn lớn, nhỏ trên văn
đàn với một khát khao duy nhất là để được học hỏi ở họ từ vốn sống cho đến
kỹ năng nghề nghiệp: “Tôi đọc họ thứ nhất là vì muốn học tập họ, thứ hai vẫn
là muốn học tập họ, thứ ba cũng vẫn là muốn học tập họ” [42, 283]. Với Mạc
Ngôn học hỏi và khơng ngừng học hỏi ln là chìa khố để làm mới mình,
làm cho mình trở nên độc đáo khơng nấp sau bóng của một ai, đó cũng chính
là một cách để khẳng định một cá tính, một phong cách. Để làm được điều đó
thì đầu tiên phải là một người không bảo thủ định kiến, biết cách học hỏi,
ln cầu thị cho mình và cho cả nền văn học. Trong khi một số khơng ít
những nhà văn cứ khư khư ơm trong mình tư tưởng bảo thủ cố chấp, giữ khư
khư cái gọi là bản sắc văn hố dân tộc, khi sáng tác thì cứ phải “Ba nổi bật”
thì Mạc Ngơn và một số nhà văn khác đã sớm nhận thức được vấn đề là cần
phải có sự giao lưu văn hố giữa Đơng và Tây, “một nhà văn không nên chịu



23

sự trói buộc của những quy định đơn thuần” [42, 362], “giao lưu văn hố là
vơ cùng cần thiết, nhưng nếu chỉ có bắt chước thì chẳng có tương lai gì.
Trong q trình giao lưu đó các bên đều chịu ảnh hưởng của nhau, nghệ thuật
dân tộc không chịu ảnh hưởng không tồn tại trong thực tế” [42, 362].
Từ việc quan tâm, day dứt trước số phận con người, luôn có cái nhìn
thẳng thắn vào lịch sử mà Mạc Ngơn chân thành, tha thiết mong muốn con
người hãy có thái độ sống và hành xử đúng đắn để cuộc đời này đẹp hơn, ý
nghĩa hơn. “Con người nên phóng khống một tí, nên đại độ một tí. Thêm một
tí phóng khống đại độ, giảm một tí bụng dạ hẹp hịi kiểu ruột gà; thêm một tí
vơ tư thanh thản, giảm một tí âm mưu quỷ kế; thêm một tí đường đường chính
chính, giảm một tí lịng lang dạ sói” [45, 104]. Con người cần phải nhận thức
sâu sắc rằng danh lợi giàu sang chỉ là hư vinh, phấn đấu, đau khổ, thành công
hay thất bại trong cuộc đời của con người xét ở một góc độ nào đó chỉ là mây
bay ngang mắt. Tranh quyền đoạt lợi, đầu cơ cơ hội mà lén lút tố cáo bạn bè,
vì chiếc mũ ô sa trên đầu mà nịnh trên nạt dưới, bán bạn cầu vinh... càng
khơng có ý nghĩa gì hết. Một khi con người đã thơng tuệ được điều đó, chắc
chắn rằng cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Đồng thời, cùng niềm say
mê văn học, tâm hồn nhảy cảm trước cuộc sống, trước thiên nhiên vạn vật
cộng với khiêm tốn, cầu thị, cởi mở trong tư tưởng đã đem lại cho Mạc Ngơn
một cái nhìn, một văn phong, một phong cách độc đáo.
1.3. Mạc Ngôn, nhà tiểu thuyết xuất sắc
1.3.1. Quan điểm của Mạc Ngôn về văn học nói chung, tiểu thuyết
nói riêng
Mạc Ngơn là nhà văn có tâm huyết, có trách nhiệm cao đối với nghề của
mình. Ông coi nghề văn chẳng cao quý cũng chẳng thấp hèn, nhà văn chẳng
phải là “kỹ sư tâm hồn”... Ông chỉ biết khi cầm bút viết văn thì phải là người

có trách nhiệm với mình, với nghề và với thời đại. Chính vì vậy, trên bước
đường sáng tác, ơng có quan niệm rất riêng, rất độc đáo.


24

Trước hết, quan điểm của Mạc Ngôn về văn học nói chung. Theo Mạc
Ngơn, bản chất của văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung, là thái độ hồn
nhiên của người nghệ sĩ khi bước chân vào con đường nghệ thuật. Trên con
đường ấy người nghệ sĩ phải có cái nhìn ngây thơ trong trẻo như trẻ nhỏ để
thấy cuộc sống luôn tươi mới; phải hồn nhiên như trẻ nhỏ để có thể tin vào
những gì đẹp đẽ, ngun sơ như thần thoại như cổ tích; phải có trái tim hồn
hậu như trẻ nhỏ để say mê đến tận cùng những gì mình thích thú, để tìm ra
trong cuộc sống “chất thơ” và mật ngọt, để tìm ra con đường vượt qua cái hữu
hạn không gian, thời gian của đời người ngắn ngủi... Cái hồn nhiên, ngây thơ
của trẻ nhỏ rất cần thiết để bồi đắp tố chất cho một nhà văn, bởi vì ở đó:
“Những cảm nhận thế giới trong thời kỳ này là nông cạn, nhưng cũng đều
thâm sâu; những kinh nghiệm thu được trong thời kỳ này đầy ắp tính nghệ
thuật mà thiếu hẳn tính thực dụng; những kí ức về thời kỳ này là khắc sâu
trong tâm khảm, còn những ký ức sau khi thành niên thì lưu ở ngồi da” [45,
359] và “Tất cả những điều này đều phát sinh tại cố hương... nếu thừa nhận sự
dựa dẫm của nhà văn vào những kinh nghiệm thời niên thiếu cũng có nghĩa là
thừa nhận sự dựa dẫm của họ vào cố hương” [45, 360].
Trong quá trình sáng tác, bản thân người nghệ sĩ khơng nhất thiết cứ
phải ràng buộc với các sự kiện, các biến cố. Người nghệ sĩ phải ln làm mới
mình, hay nói cách khác là phải thể hiện được tính chủ quan của mình trong
sáng tác. Đó là người nghệ sĩ phải “bịa”, “bịa” làm sao cho thật hấp dẫn, phải
dùng mọi thao tác, kết hợp cái này với cái kia, nối chi tiết này với chi tiết
khác, phóng đại, tơ đậm hay làm mờ một đối tượng nào đó. Để thực hiện
được nghệ thuật kể chuyện đó, người kể chuyện phải phát huy trí tưởng tượng

ở mức độ cao nhất. “Trí tưởng tượng khơng nghi ngờ gì là thứ cơ bản nhất
của một nhà văn... Tính tưởng tượng là tố chất quan trọng nhất, đáng quý nhất
của một nhà văn” [42, 318], nó là khả năng “nguỵ tạo” ra một cuộc sống mới
mẻ trên cơ sở những sự vật, những hình tượng đã có mà nhà văn đã nắm bắt
được, nó mở ra một thế giới như có thật trong văn chương, một thế giới có


25

những con người với những cuộc đời riêng. Chẳng hạn, thôn Cao Mật đã
được Mạc Ngôn xây dựng trong tiểu thuyết với vơ số các hình dạng khác
nhau, và vì thế thôn Cao Mật đã trở thành một khái niệm mở, một khái niệm
văn học... Tuy nhiên, nghệ thuật đúng nghĩa phải là sự dung hoà, mang chứa
cả sự bay bổng thi vị và cả tính hiện thực của đời sống, tạo sức hấp dẫn từ
những chi tiết hư cấu, hoang đường nhưng đồng thời cái gốc và mục đích vẫn
là cái thực. Như vậy, chính tưởng tượng đã giúp con người vượt lên khỏi
những giới hạn chật chội của cuộc sống. Tưởng tượng có thể coi là một giải
pháp nhà văn sử dụng để làm giàu thêm cuộc sống.
Khi cầm bút sáng tác thì trước hết người nghệ sĩ hãy tìm cho mình một
vị trí, một tâm thái thích hợp để sáng tác. Là nhà văn xuất thân từ nơng thơn
nghèo khó, cuộc sống tàn khốc với những thể chế chính trị, với cái ăn cái
mặc, cơ đơn đói rách....đã để lại nhận thức của ông về nông thôn, nơng dân
một cách sâu sắc. Ơng đã chọn “sáng tác với tư cách là một người dân”, từ vị
trí tâm thái thấp hèn. “Chính tâm thái đặt mình ở vị trí thấp hèn, thậm chí
khơng bằng một người dân bình thường, mới chính là tâm thái của người dân
bình thường chân chính” [42, 33]. Ơng sáng tác với tất cả lòng thù ghét, căm
phẫn; với tất cả thái độ thành kính, thương yêu người lao động; với tất cả sự
đồng cảm trân trọng bênh vực sẻ chia với người nông dân, ca ngợi giá trị
nhân bản, lên án những bất công ngang trái... Và nhất là trong khi viết, ông
luôn tránh bình giá về đạo đức, khơng bao giờ cho mình cao hơn người

khác. Chính sáng tác trong tâm thái ấy mà ơng đã tạo ra những tác phẩm có
giá trị. Từ nơi sâu thẳm nhất của tâm hồn mà cất lên tiếng bi thảm thê lương
để động chạm tới nỗi đau lớn nhất trong lòng người ta ...
Người nghệ sĩ khơng nên né tránh bản thân mình và né tránh thời đại,
phải tạo ra điểm sáng, và phải có dũng khí khai thiên lập địa, có dũng khí của
người báo tin duy nhất, dù chỉ cịn sót lại một độc giả thì cũng vẫn phải nói
với họ bằng “phương thức của người báo tin duy nhất” [42, 267].


×