Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đóng góp của nguyễn mộng tuân cho văn học thời lê sơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.13 KB, 97 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài ................................................ 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn ............................................................... 3
Chương 1
VỊ TRÍ CỦA NGUYỄN MỘNG TUÂN
TRONG VĂN HỌC THỜI LÊ SƠ
1.1. Văn học thời Lê sơ (một vài tổng quan) ................................................. 4
1.1.1. Thời Lê sơ ............................................................................................... 4
1.1.2. Bối cảnh sinh thành và tình hình chung của văn học thời Lê sơ .......... 10
1.1.2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội của văn học thời Lê sơ ................................ 10
1.1.2.2. Tình hình văn học thời Lê sơ ............................................................. 11
1.2. Vị trí Nguyễn Mộng Tuân trong văn học thời Lê sơ .......................... 14
1.2.1. Cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Mộng Tuân .......... 14
1.2.1.1. Cuộc đời và con người ....................................................................... 14
1.2.1.2. Sự nghiệp thơ văn .............................................................................. 20
1.2.2. Vị trí Nguyễn Mộng Tuân trong văn học thời Lê sơ ............................ 21
1.2.2.1. Nguyễn Mộng Tuân - một gương mặt sáng giá của văn học thời Lê sơ .....21
1.2.2.2. Một tác giả hàng đầu về thể loại phú ................................................. 21
1.2.2.3. Một nhà thơ có vị trí đáng kể trong văn học thời Lê sơ..................... 22


1
Chương 2
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN MỘNG TUÂN
CHO VĂN HỌC THỜI LÊ SƠ Ở THỂ LOẠI PHÚ


2.1. Thể phú và thành tựu của nó trong văn học trung đại Việt Nam ..... 24
2.1.1. Phú - một thể loại cơ bản trong văn học trung đại Việt Nam ............... 24


2.1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc của thể phú trong văn học trung đại Việt
Nam .................................................................................................................. 24
2.1.1.2. Quá trình phát triển của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam ......... 29
2.1.1.3. Thành tựu của phú thời Lê sơ ............................................................. 31
2.2. Giá trị của phú Nguyễn Mộng Tuân ..................................................... 34
2.2.1. Một khối lượng tác phẩm lớn với nhiều nội dung, tư tưởng mang
tính thời đại sâu sắc .......................................................................................... 34
2.2.1.1. Ca ngợi sự nghiêp cứu nước của nhân dân - hiện thân sức mạnh
của dân tộc ........................................................................................................ 34
2.2.1.2. Ca ngợi địa linh nhân kiệt đất Việt, đề cao người anh hùng dân
tộc biết dựa vào lòng dân ................................................................................. 39
2.2.1.3. Biểu hiện sinh động tư tưởng yêu nước và lòng tự tôn dân tộc .......... 46
2.2.2. Một bút pháp năng động, sáng tạo, tài hoa ............................................ 51
2.2.2.1. Khả năng đưa các vấn đề thời sự vào thể phú..................................... 51
2.2.2.2. Nghệ thuật cấu tứ ................................................................................ 57
2.2.2.3. Nghệ thuật miêu tả. ............................................................................. 58
Chương 3
NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ THƠ CỦA NGUYỄN MỘNG TUÂN
3.1. Một cái nhìn chung về thơ Nguyễn Mộng Tuân .................................. 60
3.1.1. Về hình thức và thể loại ......................................................................... 60
3.1.2. Về đề tài và chủ đề ................................................................................. 60
3.2. Những đặc sắc về tư tưởng, tình cảm trong thơ Nguyễn Mộng Tuân ....... 60
3.2.1. Tư tưởng yêu nước và lòng tự hào dân tộc ............................................ 60
3.2.2. Cảm nhận về con người thời đại với một niềm tin mãnh liệt, đặc
biệt đối với Nguyễn Trãi .................................................................................. 68
3.2.3. Một tình yêu thiên nhiên tha thiết .......................................................... 76

3.3. Nghệ thuật thơ Nguyễn Mộng Tuân...................................................... 84
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 92


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tìm hiểu, sưu tầm, giới thiệu và thai thác các giá trị văn hóa q
khứ, trong đó có văn học ln ln là việc làm hết sức cần thiết. Chúng ta đi
đến hiện đại không thể không xuất phát từ truyền thống và tiếp thu giá trị của
truyền thống. Nhiều tác giả, tác phẩm văn học trung đại đã được giới thiệu,
nghiên cứu công phu đấy là những thành tựu đáng mừng. Nhưng cịn có biết
bao nhiêu hiện tượng văn hóa, văn học khác mà chúng cần được biết đến.
Nguyễn Mộng Tuân dường như còn xa lạ với nhiều người.
1.2. Bên cạnh Nguyễn Trãi, một tác giả lớn đã được nhiều nhà nghiên
cứu và sưu tầm, dày công khai thác và công bố, thì tác giả cùng thời với ơng
như Nguyễn Mộng Tn cũng cần được quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Mộng
Tuân là kẻ sĩ tham gia trong hàng ngũ nghĩa quân Lê Lợi trong cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Cũng như các bạn đồng liêu
(Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên…), Nguyễn Mộng Tuân đã đem
hết trí lực phục vụ triều Lê cịn non trẻ. Ơng khơng chỉ là nhà chính trị có tầm
nhìn xa trơng rộng, mà còn là nhà văn xuất sắc.
1.3. Tác phẩm của Nguyễn Mộng Tuân được ghi chép tản mạn ở nhiều tư
liệu khác nhau, thậm chí bị thất truyền, như Cúc Pha tập. Nguyễn Mộng Tuân từ
trước đến nay ít được các nhà nghiên cứu quan tâm giới thiệu, có chăng chỉ là
những dòng sơ lược về tiểu sử và các tài liệu mang tính chất khảo cứu.
1.4. Bản thân đang công tác và giảng dạy tại ngôi trường mang tên
Nguyễn Mộng Tuân (Trường THPT Nguyễn Mộng Tuân), mong muốn đề tài

nghiên cứu này sẽ giúp đồng nghiệp và học sinh tiếp cận Nguyễn Mộng Tuân
một cách tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tên tuổi Nguyễn Mộng Tuân từ lâu đã được nhắc đến nhiều trong các
tư liệu lịch sử và văn chương trung đại. Nhưng để tìm hiểu một cách hệ thống
về cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của ông đến nay chưa được giới khoa học
quan tâm đúng mức, có chăng cũng chỉ là sơ lược về tiểu sử.


2
Có thể tìm thấy Nguyễn Mộng Tn trong một số tài liệu:
Trong Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2000,
tác giả Bùi Văn Nguyên có giới thiệu sơ lược về tiểu sử hành trạng của
Nguyễn Mộng Tuân. Tập 4 tác giả truyền dịch 8 bài thơ và 4 bài phú.
Trong cơng trình Tên tự, tên hiệu của các tác giả Hán Nôm Việt Nam,
Trịnh Khắc Mạnh, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, Trịnh Khắc Mạnh
cũng cho biết sơ lược về tiểu sử của tác giả Nguyễn Mộng Tuân và có nhắc
tới Cúc Pha Tập, nhưng rất tiếc tập thơ đã bị thất truyền.
Trong Việt Nam sử lược, Nxb Đà Nẵng 2003, Trần Trọng Kim có nhắc đến
đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Trong Văn chương Nguyễn Trãi, Nxb Đại học và trung học chuyên
nghiệp, Hà Nội 1984, Bùi Văn Nguyên nhắc đến công lao của Nguyễn Mộng
Tuân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và một số nét tương đồng trong thơ văn
của Nguyễn Trãi và Nguyễn Mộng Tuân.
Nguyễn Mộng Tuân được giới thiệu trong Từ điển văn học.
Rất đáng chú ý là đã có một số luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ ít
nhiều có đề cấp đến Nguyễn Mộng Tuân.
Trong luận án Tiến sĩ của Phạm Tuấn Vũ (2001) và cơng trình nghiên
cứu Thể Phú trong Văn học trung đại Việt Nam, tác giả có nhắc đến đóng góp
của Nguyễn Mộng Tuân.

Luận văn thạc sĩ Hán Nôm của Nguyễn Kim Măng (2001), bước đầu
khảo sát văn bản và tìm hiểu giá trị thơ chữ Hán của Nguyễn Mộng Tuân, tác
giả đã khảo sát một số lượng thơ đáng kể.
Nguyễn Mộng Tuân là tác giả có đóng góp đáng kể cho văn học Việt
Nam Trung đại và có vị trí tương đối quan trọng trong lịch sử Việt Nam cuối
thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân cho văn
học thời Lê sơ.


3
3.2. Giới hạn của đề tài: Đề tài cố gắng bao quát sáng tác của Nguyễn
Mộng Tuân còn để lại, tìm hiểu, xác định những đóng góp của ơng.
Văn bản tác phẩm Nguyễn Mộng Tuân, luận văn dựa vào các cuốn: Quần
hiền phú tập…, một số tác phẩm thơ còn được lưu giữ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đưa ra một cái nhìn khái quát về sáng tác của Nguyễn Mộng Tuân
trong bối cảnh văn học thời Lê sơ.
Phân tích, xác định những đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân về thể
loại phú.
Phân tích, xác định những đóng góp của Ngun Mộng Tn về thơ.
Cuối cùng rút ra những kết luận về vị trí đóng góp của Nguyễn Mộng
Tn cho văn học thời Lê sơ nói riêng và văn học trung đại Việt Nam nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có
các phương pháp chính: Phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân
tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chứng, phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp

Luận văn là cơng trình tìm hiểu, xác định những đóng góp của Nguyễn Mộng
Tuân cho văn học thời Lê sơ với một cái nhìn hệ thống và tương đối tồn diện.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho
việc tiếp cận Nguyễn Mộng Tuân.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Vị trí của Nguyễn Mộng Tuân trong văn học thời Lê sơ
Chương 2. Những đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân cho văn học thời
Lê sơ ở thể loại phú
Chương 3. Những đóng góp về thơ của Nguyễn Mộng Tuân


4
Chương 1
VỊ TRÍ CỦA NGUYỄN MỘNG TUÂN
TRONG VĂN HỌC THỜI LÊ SƠ
1.1. Văn học thời Lê sơ (một vài tổng quan)
1.1.1. Thời Lê sơ (1428 – 1527)
Giai đoạn này là thời kỳ xây dựng lại đất nước sau thời bị nhà Minh đô
hộ. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng đất nước
bị tàn phá qua nhiều năm chiến tranh.
Sang thời Lê Thánh Tông, vua tiến hành một loạt cải cách đưa Đại Việt
bước vào thời kỳ phát triển thịnh trị được coi là hồng kim của chế độ phong
kiến Việt Nam.
Bộ máy chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua
Lê Thánh Tơng thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hồn chỉnh nhất.
Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào nhà vua Lê Thánh
Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc đại tổng quản đại
hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả chức tổng chỉ huy quân

đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
Dưới thời Lê Thánh Tông, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi
65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có cơng - cơng thần.
Ơng tơn trọng việc chọn quan phải là người có tài và đức.
Ngay sau khi giành được quyền lực, thành lập nhà Lê, trừ một số ít
người như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lương Thế Vinh, Đinh
Liệt... phần lớn các quan lại (nhất là các công thần) đều có biểu hiện tham ơ.
Về chính trị: từ khi được giao chức tham mưu quân sự Hồ Quý Ly đã
đề nghị “chọn các quan viên, người nào có tài năng, luyện tập võ nghệ, thơng
hiểu thao lược thì khơng cứ là tôn thất đều cho làm tướng coi quân ”.
Năm 1400, sau khi lên ngôi, Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội
nhân đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống của nhân dân về tình hình quan lại để


5
thăng, giáng. Năm 1402, nhà Hồ xuất quân đánh Chămpa nhưng khơng có kết
quả gì, phải rút qn về. Trong thời gian này, nhà Hồ đã có những chính sách:
Về kinh tế: Ban chiếu hạn nô và tiến hành điều tra dân số, nắm lại toàn
bộ số dân đinh trong nước, đánh thuế ruộng đất và đổi tiền giấy, thu hồi hết
tiền đồng. Đồng thời nhà Hồ cũng đặt chức thị giám, ban mẫu về cân thước,
thủng đấu, định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng.
Về xã hội: 1401, nhà Hồ quy định các quan lại, quý tộc chiếu theo
phẩm cấp chỉ được ni một số nơ tì, nơng nơ nhất định. Số thừa ra sung
công. Mỗi gia nô được nhà nước đền bù năm quan tiền , trừ loại mới ni
hoặc gia nơ người nước ngồi, số gia nơ còn lại phải ghi dấu hiệu ở trán theo
tước phẩm của chủ.
Cùng năm đó, nhà Hồ cho các lộ làm lại sổ hộ, biên hết tên những
người từ hai tuổi trở lên, những dân phiêu tán đều bị loại ra khỏi sổ; dân kinh
thành trú ngụ ở các phiên trấn phải trở về quê quán. Khi sổ làm xong, số dân
từ 15 đến 60 tuổi tăng lên gấp hai lần.

Năm 1403, sau khi đánh chiếm được vùng đất từ Hoá Châu đến Cổ Luỹ
(Bắc Quảng Ngãi) nhà Hồ đưa “những người có của mà khơng có ruộng” vào
biên làm qn ngũ, ở lại trấn giữ lâu dài, kêu gọi nhà giàu nạp trâu để đưa vào
đây. Năm 1405, nạn đói xảy ra, nhà Hồ đã lệnh cho các quan địa phương đi
khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán cho dân đói theo thời giá. Nhà
Hồ cũng đặt Quảng tế thự để chữa bệnh cho dân.
Về văn hoá - Giáo dục: Hồ Quý Ly soạn sách Minh Đạo, phê phán
Khổng Tử, chê trách các nhà Tống nho, đề cao Chu Công. Sửa đổi chế độ thi
cử, cho xây kinh đô mới ở An Tôn (Vĩnh Lộc - Thanh Hố), để lại cho thời
sau một cơng trình kiến trúc lớn. Đó là thành nhà Hồ. Thành hình chữ nhật,
chu vi khoảng 3 km, mặt sau được xây bằng những khối đá hình hộp mặt mài
nhẵn, phẳng dài từ 2 đến 4 mét, cao 1 mét, dày 0,70 mét. Cổng xây rất cơng
phu, ghép đá hình vịm, cao 8m. Trong thành có khu dinh thự, nay cịn lại
những con rồng đá chạy dọc bậc thềm.


6
Hồ Quý Ly còn bắt tất cả các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục và
tổ chức thi về giáo lí nhà Phật, ai thơng hiểu mới được ở lại làm sư. Nhà Hồ
cũng ngăn cấm xử phạt những người làm nghề phương thuật. Hồ Quý Ly cho
sửa đổi chế độ thi cử, đặt kì thi Hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành.
Những người đã thi hội phải làm một bài văn sách do vua ra đề để định thứ
bậc. Trong bốn trường thi, Hồ Quý Ly bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng
kinh nghĩa. Năm 1400, ông cho mở khoa thi đầu tiên, chọn đươc 20 người đỗ
thái học sinh. Trong khoa thi này có những khn mặt tiêu biểu như Nguyễn
Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Mộng Tuân…Mở rộng hệ thống
Giáo dục xuống các địa phương, đặc biệt coi trọng chữ Nơm, tự mình dịch
thiên “Vơ dật” trong sách thượng thư để dạy cho vua Trần Thuận Tông, dịch
sách kinh thi để cho các nữ quan dạy phi tần,cung nữ. Hồ Quý Ly cũng làm
nhiều thơ Nôm (hầu hết bị mất). Hồ Quý Ly nổi bật trong bối cảnh suy thối

của nhà Trần. Cụ thể, đó là cuộc cải cách tồn diện, từ chính trị đến kinh tế tài chính, văn hố, giáo dục, xã hội. Tuy nhiên trong tình thế bị thúc bách về
nhiều mặt, một số việc làm của Hồ Quý Ly đã gây thêm những mâu thuẫn nội
bộ, ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức đoàn kết, thống nhất của nhân dân khi xảy
ra nạn ngoại xâm. Hồ Quý Ly là nhà cải cách lớn đầu tiên trong lịch sử nước
ta và cuộc cải cách của ông khiến người đời sau, các nhà nghiên cứu suy nghĩ,
đánh giá. Tóm lại, cuộc khủng hoảng xã hội ở nửa sau thế kỉ XIV đã phản ánh
tình trạng suy thối của nhà Trần cũng như tính chất lỗi thời của cấu trúc nhà
nước đương thời. Nhân vật Hồ Quý Ly đã ra đời và nổi bật lên trong bối cảnh
đó. Từng bước tiến lên nắm mọi quyền hành, Hồ Quý Ly đã mong muốn cứu
vãn tình thế đặc biệt khó khăn và phức tạp đó và ơng đã kiên quyết thực hiện
cuộc cải cách. Có thể thấy, đó là một cuộc cải cách tồn diện, từ chính trị đến
kinh tế - tài chính, văn hố giáo dục, xã hội. Thơng qua các cải cách kinh tế xã hội, chính trị, Hồ Quý Ly dự định xoá bỏ đặc quyền và thế lực của tầng lớp
quý tộc Trần, xây dựng một nhà nước quan liêu không đẳng cấp, quyền lực
tập trung, để trực tiếp giải quyết những khó khăn trong nước và chống lại các


7
thế lực xâm lược từ bên ngoài. Tuy nhiên, cuộc cải cách có chỗ q mạnh so
với thời đó (chính sách hạn điền), có chỗ chưa thật triệt để (gia nơ, nơ tì
khơng được giải phóng). Chính sách tiền tệ nhằm thu lại và hạn chế việc sử
dụng đồng trong chi dùng hằng ngày, tập trung nguyên vật liệu phục vụ quốc
phòng - một nhu cầu bức thiết. Nhưng lưu hành tiền giấy là một vấn đề hoàn
toàn mới mẻ đối với nước ta đương thời, không đáp ứng đúng thực tiễn phát
triển còn hạn chế của kinh tế hàng hoá cuối thế kỉ XIV. Cải cách văn hoá,
giáo dục có ý nghĩa tiến bộ đầy đủ hơn.
Thế nhưng, ngày 18/11/1406, núp dưới danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”
nhà Minh mang 40 vạn quân sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ trước sau chủ
trương kiên quyết khởi nghĩa và rất tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
Tuy nhiên, cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo đã bị thất bại nhanh chóng.
Thực tế cuộc kháng chiến đã chứng tỏ rằng: Thất bại của cuộc kháng chiến có

phần do cách đánh nhưng chủ yếu do hậu quả của những năm trước đó. Cuộc
khủng hoảng cuối thời Trần đã làm suy yếu lực lượng tự vệ cùa triều đình lẫn
nhân dân, đồng thời làm tăng mâu thuẫn giữa nhân dân và giai cấp thống trị.
Hồ Quý Ly đã mạnh tay tiến hành cải cách, thậm chí dành lấy ngơi vua, lập
triều đại mới để cải cách. Nhà Hồ đã làm được một số việc phù hơp với yêu
cầu chung của xã hội hồi ấy nhưng lại không xoa dịu được những mâu thuẫn
vốn có: một nước dân nghèo nhưng cũng phải chịu sưu thuế nặng, binh dịch
khổ sở, bọn địa chủ phán hận nhà Hồ thi hành chính sách hạn điền, hạn nơ.
Tầng lớp tri thức nho sĩ bị phân hố mạnh, một bộ phận lớn khơng ủng hộ
triều đình. Tơn thất nhà Trần thì căm giận nhà Hồ đã cướp ngôi vua.
Vào cuối tháng 6 -1407, đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh,
chúng đổi nước ta thành quận Giao Chỉ, coi như địa phương quận huyện của
Trung Quốc. Chúng lập quyền theo mơ hình “chính quốc”, với sự thực hiện
chính sách đơ hộ tàn bạo. Với tư tưởng yêu nước, mỗi khi nước ta phản kháng
hay vùng lên khởi nghĩa thì lập tức chúng dùng vũ lực đàn áp khốc liệt với
nhiều thủ đoạn man rợ. Quân giặc “đi đến đâu chém, giết thả cửa, hoặc chất


8
thây người làm núi, hoặc rút ruột người quấn vào cây, hoặc rán thịt người lấy
mỡ, hoặc làm nhục hình bào lạc để mua vui, thậm chí có người theo lệnh giặc,
mổ bụng người có thai, cắt tay của mẹ và con để dâng cho giặc” (Việt sử
thông giám cương mục, tập VII, trang 113). Những người sống sót thì bị “bắt
làm nơ tì và bị đem bán mà tan tác bốn phương”. Những người yêu nước bị
giặc bắt, nếu khơng bị giết chết tàn bạo thì cũng bị đầy sang Trung Quốc và
khơng mấy ai được trở về.
Trước tình hình đó, với truyền thống “u nước thương nịi” nhân dân
đã vùng lên tiến hành nhiều phong trào đấu tranh vũ trang rộng rãi. Như cuộc
khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần Quý Kháng… Hai cuộc khởi nghĩa này do một số
quý tộc tơn thất họ Trần cầm đầu nên ngồi mục tiêu chống Minh, dành lại

độc lập, cịn nhằm khơi phục vương triều Trần, nhưng hai cuộc khởi nghĩa ấy
do sự bất lực và mất đoàn kết của những người lãnh đạo nên chưa tập hợp
được lực lượng kháng chiến của nhân dân cả nước và trở thành phong trào
yêu nước có quy mơ tồn quốc. Nhưng dù thất bại, phong trào đấu tranh rộng
lớn của nhân dân đã thể hiện quyết tâm chống xâm lược, dành độc lập chủ
quyền đất nước. Đỉnh cao của các cuộc nổi dậy là khởi nghĩa Lam Sơn (1418
- 1427) do Lê Lợi lãnh đạo “tuy gặp thời loạn lớn mà chí càng bền, ẩn náu
trong núi rừng, chăm nghề cày cấy. Vì giận quân giặc tàn bạo lấn hiếp nên
càng chuyên tâm về sách thao lược, dốc hết nhà cửa, hậu đãi tân khánh” (Bia
Vĩnh Lăng đã ghi). Theo dõi cuộc khởi nghĩa Trần Ngôi, Trần Quý Kháng, Lê
Lợi biết rõ thời thế, cho là tất khơng thành cơng, vì thế khơng dự và hết sức
ẩn kín hình tích, khơng lộ tiếng tăm, Lê Lợi bí mật cho một cuộc khởi nghĩa
mới trang trại Lam Sơn cùng tồn bộ tài sản của mình để lo toan nghiệp lớn.
Lam Sơn (Thọ Xuân - Thanh Hoá) vốn là vùng đất đồi núi thấp xen
giữa những dải rừng thưa và cánh đồng hẹp, trở thành quê hương của phong
trào yêu nước lớn đầu thế kỉ XV, đã được nêu cao trong sử sách và khắc sâu
trong tâm trí của mỗi người dân Việt. Sau hội thề Lũng Nhai, công việc chuẩn
bị khởi nghĩa được tiến hành khẩn trương. Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa của


9
những anh hùng hào kiệt bốn phương, những người yêu nước từ khắp nơi tìm
về cùng mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Đó là những người dân của các bản làng
xung quanh Lam Sơn và các châu huyện vùng Thanh Hố, bao gồm cả miền
xi và ngược, dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Đó là những người con mưu
trí của dân tộc từ những nơi xa xơi, vượt qua nhiều trở ngại tìm đến tụ nghĩa.
Tuy nhiên, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra, xã hội Việt Nam lúc đó thực
sự đang ở dưới đáy cùng của cuộc sống người dân manh lệ, không chỉ nhiều
tầng lớp người dân nghèo phải xích lại gần nhau, nhận thêm một tầng lớp áp
bức hết sức nặng nề của kẻ thù xâm lược ở một bình diện cao hơn, đám quan

lại sĩ phu của nhà Trần ảo tưởng trước “thiên triều”, chạy theo chúng để tìm
sự phục Trần khơng tưởng. Có vị trí thức nho sĩ nặng tư tưởng chính thống,
quá phục điển lễ của nhà Đường nhà Hán đã ngộ nhận đi theo kẻ thù, có
người tin và đi theo câu khẩu ngữ đã độc truyền miệng thời bấy giờ: “Dục
hoạt ẩn sơn lâm, dục tử minh triều tố quan” (muốn sống hãy vảo rừng ở ẩn,
còn muốn chết hãy ra làm quan cho giặc Minh). Ngoài một số kẻ cam tâm bán
nước làm tay sai cho giặc, còn lại tầng lớp nho sĩ ai nấy đều tự chọn cho mình
con đường riêng. Những người cực đoan thì muốn giữ trọn khí tiết, bất hợp
tác với giặc và đi ở ẩn như Bùi Ưng Đẩu, Lý Tử Cấu… Cịn những người
khơng theo sẽ bị nhà Hồ và giặc Minh tìm cách hãm hại như tiến sĩ Bùi Bá
Kì, Lê Cảnh Tuân…Khác với các bậc tiền bối, lớp tiến sĩ sau này xuất thân từ
khoa Quang Thái thời Trần Thuận đế như Phan Phu Tiên, Trình Thuấn Du…
dù họ tham gia cuộc khởi nghĩa muộn nhưng vẫn cầu tiến. Đặc biệt tiến sĩ
xuất thân từ khoa Thánh Nguyên thứ nhất (1400) họ đã giác ngộ và đi theo
tiếng gọi ngay buổi đầu của cuộc khởi nghĩa. Đến với Lam Sơn động chủ
khơng chỉ có những người giỏi võ như Trần Ngun Hãn, Phạm Văn Xảo,
Nguyễn Chích… mà cịn có những nhà nho tri thức như Nguyễn Trãi, Lý Tử
Tấn, Nguyễn Mộng Tn... Thời ấy ba ơng được ví như tùng - trúc - mai
trong bức tranh “đông thiên tam hữu”. Bởi họ có những điểm chung như thi
đỗ cùng khoa, làm quan một triều, cùng chung chí hướng, lí tưởng muốn góp


10
sức mình cùng chủ tướng Lê Lợi đuổi kẻ thù chung - giặc Minh. Mặc dù đến
với Lam Sơn và Lê Lợi là phải “nếm mật nằm gai” nhưng họ vẫn vui vẻ cam
lòng. Trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt luôn in dấu ấn cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn mãi gắn liền với tên tuổi bất tử của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và
những người anh hùng trên đất Lam Sơn.
Trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời Lê sơ là một thời kì xán lạn.
Sau 5 thập kỉ độc lập và văn hiến nhờ những tướng tài, nhà Hồ có tội để mất

nước vào tay nhà Minh. Nhưng rồi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ (1418)
đưa tới những chiến thắng vang dội khiến quan quân Minh phải rút về Tàu,
nền độc lập dân tộc được khôi phục, một triều đại mới được thành lập. Ánh
sáng của tự chủ tự do đươc trở về với đất Việt, với kinh đô cũ Thăng Long
được triều Lê sơ cho một tên gọi mới để phân biệt với Lam Kinh ở Thanh
Hố cịn gọi là Tây Đơ hay Tây Kinh. Ánh sáng bùng lên khi Lam Sơn dấy
nghĩa rồi toả chiếu trên toàn cõi đất nước, cũng là ánh sáng của 100 năm văn
hiến nhờ sự nghiệp của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Phan
Phu Tiên…, nhờ những thành tựu văn hoá đẹp đẽ như hội Tao Đàn, bản đồ
Hồng Đức, luật Hồng Đức.
Nhưng phải nói thêm, rất đáng buồn là vào thời Lê sơ, một hình phạt
thuộc loại man rợ nhất mà con người có thể nghĩ ra, gọi là “tru di tam tộc” từ
bên Tàu “nhập” vào nước ta như vết nhơ khó rửa. Một số vua Lê sơ hẹp
lượng vơ nghì, bạc nghĩa, đã sát hại người công thần khai quốc, tiêu biểu là
Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Sát... Nguyễn Mộng Tuân dù làm quan
nhiều đời vua nhưng cuối cùng cũng không tránh khỏi đại hoạ đó.
1.1.2. Bối cảnh sinh thành và tình hình chung của văn học thời Lê sơ
1.1.2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội của văn học thời Lê sơ
Về thời kỳ lúc đó, nền đơ hộ của nhà Minh khơng những kìm hãm sự
phát triển tự nhiên của xã hội mà còn đe doạ nghiêm trọng vận mệnh cả dân
tộc và mọi phẩm giá của con người Việt Nam. Đất nước đứng trước một thử
thách hiểm nghèo “giặc Minh ngang ngược muốn đòi đất phong, giả nhân diệt


11
nước, giết hại làm càn, nhân dân Việt Nam gan óc dày đất, con thơ cháu bé
mắc phải thảm hoạ giáo mác ngang thây, làng mạc bỏ hoang, xã tắc thành gò,
hoặc để thỏ chui, hoặc cho hươu ở, làm bãi cho chim đỗ, làm rừng cho báo
nấp” nhà viết sử Ngô Sỹ Liên đã nhận xét như vậy.
Tuy nhiên, luận văn chỉ tìm hiểu một số sự kiện chính xảy ra trong giai

đoạn cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV, ít nhiều có tác động đến cuộc đời
Nguyễn Mộng Tuân. Vào những năm cuối thế kỉ XIV lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam diễn ra bước ngoặt lớn: Đầu năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi
vua Trần, tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, đổi sang họ Hồ và
lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Nhà Hồ được thành lập.
Núp dưới danh nghĩa “Phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh phát động 40 vạn
quân sang xâm lược nước ta. Với bộ máy chính sách đàn áp vô cùng dã man,
tàn khốc đã khiến đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực, lầm tha. Truyền
thống yêu nước đã được phát huy mạnh mẽ. Không chỉ có những người giỏ
võ như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo…mà cịn có cả những nhà Nho trí
thức như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tn, Lí Tử Tấn.
Tình hình xã hội và sự phát triển của giai đoạn đã góp phần quan trọng
tạo nên sự phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc cho văn học thời Lê sơ.
Đáng tiếc là hiện nay số thơ văn đương thời còn lại rất ít.
1.1.2.2. Tình hình văn học thời Lê sơ
Văn học thế kỉ XV đã xuất phát từ truyền thống văn hiến ấy. Trong số
hơn 80 tác gia mà chúng ta được biết thì nổi bật lên trên hết là Nguyễn Trãi.
Các tác gia có tên tuổi khác là Lý Tử Tấn với Chuyết Am thi tập, Pháp Vân
Cổ tự kí và nhiều bài phú, Vũ Mộng Nguyên với Vi Khê thi tập, Lý Tử Cấu
với Hạ Trai thi tập, Nguyễn Trực với Hu Liêu tập... Ngoài ra Phan Phu Tiên,
Trần Thuấn Du, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh cũng để lại nhiều thơ
văn. Văn học thời kì này phản ánh sự trưởng thành của tinh thần dân tộc và
vai trò hàng đầu của trí thức dân tộc. Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý
Tử Cấu... đã sử dụng văn học như một vũ khí chiến đấu cho tư tưởng nhân


12
nghĩa, cho chính sách huệ dân. Lê Thánh Tơng, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận,
Bùi Xương Trạch cũng sử dụng văn học như một công cụ xây dựng chế độ, đề
cao vương quyền. Cuối thế kỉ XV, Lê Thánh Tông đã tập hợp các văn thần

lập ra Hội Tao đàn mà nhà vua tự xưng là Chánh nguyên súy. Việc sáng tác
tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua thể hiện quan điểm chính
thống của Nhà nước. Và chưa bao giờ văn học cung đình lại thịnh hơn dưới
triều Lê Thánh Tơng.
Xét tình hình văn học thế kỉ XV, phải thấy ý thức bảo vệ các di sản văn
học dân tộc thể hiện việc làm đáng quý của các nhà tri thức dân tộc từ Nguyễn
Trãi đến Vũ Cán. Nguyễn Trãi có sưu tập văn thơ chữ Hán và chữ Nôm đời
Trần, đời Hồ. Phan Phu Tiên và Chu Xa tập hợp thơ đời Trần và đầu đời Lê
trong Việt âm thi tập. Dương Đức Nhan tập hợp thơ cuối đời Trần, đời Hồ và
đầu đời Lê trong Cổ kim thi gia tinh tuyển. Hoàng Đức Lương tập hợp thơ đời
Trần và đầu đời Lê trong Trích diễm thi tập, Hoàng Tụy Phu biên soạn Quần
hiền phú tập: các sách này tập hợp chiếu, biểu, phú các đời trước và đầu đời
Lê. Việc ghi chép và biên soạn những truyện kí như Lam Sơn thực lục của
Nguyễn Trãi, Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã góp phần
nâng cao ý thức về cốt cách dân tộc ta và khả năng của nhân dân ta. Âm điệu
chủ đạo của thời đại đã vang lên của những người đã tham gia phong trào
Lam Sơn và đã góp phần chiến thắng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân,
Lý Tử Cấu, v.v... Âm điệu ấy cũng vang lên trong tác phẩm của những người
đã kế tiếp nhau trong suốt thế kỉ XV góp phần xây dựng đất nước như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Cấu, Phan Phu Tiên, Trình Thuấn
Du, Lương Thế Vinh, Bùi Xương Trạch, v.v…
Có thể chia văn học thế kỉ XV làm hai thời kì. Văn học nửa đầu thế kỉ
nói chung đầy khí thế lạc quan. Đây là văn học của thời kì chiến đấu đuổi giặc
cứu nước. Âm điệu anh hùng đã vang dội trong nhiều tác phẩm mà tiêu biểu
nhất là những tác phẩm của Nguyễn Trãi. Nửa thứ hai của thế kỉ là thời kì mà
nhà Lê củng cố chế độ phong kiến trên cơ sở xây dựng lại đất nước. Văn học


13
viết bằng chữ Hán và chữ Nơm nói chung chịu sự chỉ huy chặt chẽ của nhà

nước, đứng đầu là Lê Thánh Tơng, và được sử dụng về mục đích trên. Tính
chất gọi là chính thống của văn học đã hạn chế nội dung và gị bó hình thức
văn học. Tuy nhiên, văn học nửa thứ hai của thế kỉ, gắn với sự nghiệp xây
dựng đất nước giàu mạnh, vẫn có những tác phẩm khơng ít giá trị.
Các thể loại văn học chính trong thời kì này gồm thư, phú, chiếu, văn
bia, truyện kí. Lực lượng sáng tác thời Lê sơ khá hùng hậu và thành tựu sáng
tác cũng rất lớn, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học thời phong kiến
Việt Nam. Nội dung văn học thời kì này khá phong phú, phản ánh đa dạng đời
sống chính trị, xã hội. Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt
tập văn thơ nổi tiếng đặc biệt là của Nguyễn Trãi. Văn học thời Lê sơ có nội
dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc khí phách anh hùng và
tinh thần bất khuất của dân tộc. Tuy nhiên ở văn học thời Lê sơ có một bộ
phận thơ văn mang đậm tính chất cung đình, chỉ tập trung ca ngợi nhà vua.
Phần lớn loại tác phẩm này được viết với lời lẽ trau chuốt, ý tứ cầu kì và tình
cảm mang tính chất giả tạo.
Nguyễn Trãi được xem là tác gia quan trọng hàng đầu của văn học thời
Lê sơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bình Ngơ đại cáo, Quân trung từ
mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập…
Nguyễn Mộng Tuân cũng là một ngôi sao sáng đương thời với nhiều
tác phẩm thơ và phú có giá trị. Tác phẩm tiêu biểu của ơng có Hạ thừa chỉ Ức
Trai tân cư, Chí Linh sơn phú…
Lý Tử Tấn có tập thơ Chuyết Am, trong đó nổi tiếng nhất là Đề Ức Trai
bích. Ngồi ra cịn có các tên tuổi như Vũ Mộng Nguyên, Phan Phu Tiên,
Nguyễn Trực, Hồng Trình Thanh…
Sang nửa sau thời Lê sơ, dưới triều Lê Thánh Tơng, văn học Đại Việt
có bước phát triển mới. Chính vua Lê Thánh Tơng là đại diện tiêu biểu nhất
của giai đoạn này.


14

Ở giai đoạn cuối thế kỉ XIII, thơ văn để lại chủ yếu là sáng tác của các
nhà sư, đậm đà màu sắc Phật giáo. Tiêu biểu là các tác giả Lã Định Thương,
Sư Hải Thiền, Sư Mãn Giác…
Chúng ta cịn được đọc lời Chiếu dời đơ đậm đà niềm tin vào sự tự
cường của dân tộc hay bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà vốn được xem là bản
tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
Ở giai đoạn XIII -XIV, tuy văn học Phật giáo còn tiếp tục phát triển với
nhiều tác phẩm như tập Khoá hư lục của Trần Thái Tông, các bài ngũ lục của
Trần Nhân Tông, Tuệ trung thượng sĩ… nhưng cùng với sự phát triển của giai
đoạn, dòng văn học thế tục, yêu nước đã nổi lên làm rạng rỡ cho văn học một
thời không thể không nhắc đến bản “hùng văn” Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc
Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Phạm Ngũ Lão, Phạm Sư Mạnh,
Phú của Trương Hán Siêu …
Vào nửa sau thế kỉ XIV, cùng với sự suy thoái của nhà Trần, xuất hiện
những nhà thơ Trần Nguyên Đán, Chu An, Nguyễn Phi Khanh…với những
bài thấm đượm tình thương yêu nhân dân, thông cảm với cuộc sống khổ cực
của nhân dân. Thời Lý - Trần cũng để lại nhiều văn bia dài, nhiều bài phú lưu
lốt, đẹp đẽ như Đơng Hồ bút, Trảm xà kiếm, Ngọc tỉnh liên, Thiên Hưng
trấn. Với ý thức dân tộc sâu sắc, nhân dân Đại Việt đã xây dựng được một
nền văn học phong phú.
1.2. Vị trí Nguyễn Mộng Tuân trong văn học thời Lê sơ
1.2.1. Cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Mộng Tuân
1.2.1.1. Cuộc đời và con người
Về tác giả Nguyễn Mộng Tuân có nhiều nguồn tư liệu ghi chép khác nhau
Theo Đăng khoa lục thì Vũ Mộng Nguyên là tên gọi khác của Nguyễn
Mộng Tuân sau khi ông thi đỗ. Trong Đại Việt lịch triều đăng khoa lục, phần
phụ chép đời Hồ Quý Ly ghi rõ: "Vũ Mộng Nguyên người làng Viên Khê,
năm 21 tuổi sau khi thi đỗ liền đổi tên thành Nguyễn Mộng Tuân. Ông làm



15
quan bản triều (triều Lê) đến chức Thượng khinh xa úy, Tả Nạp ngôn, Trung
thư lệnh, hiệu Cúc Pha, đương thời hiệu là Minh Phủ."
cũng cho rằng: "Nguyễn Mộng Tuân là một tên khác của Vũ Mộng Nguyên.
Ông người làng Viên Khê, huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đậu Thái học
sinh niên hiệu Thánh Nguyên Canh Thìn (1400) cùng Nguyễn Trãi. Ơng có
tên hiệu là Cúc Pha, làm quan dưới triều Lê".
Một số tài liệu khác chép Nguyễn Mộng Tuân và Vũ Mộng Nguyên là
2 người khác nhau. Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn chép Nguyễn Mộng
Tuân tự là Văn Nhược, hiệu là Cúc Pha, người làng Đông Sơn xứ Thanh Hố.
Hồng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích ghi Nguyễn Mộng Tuân, tự là Văn
Nhược, người làng Phủ Lí, huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Thiệu
Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) và ghi Vũ Mộng Nguyên tên tự là
Vi Khê, hiệu là Lạn Kha, người Đông Sơn, huyện Tiên Du, đậu thái học sinh
khoa Thánh Nguyên nguyên niên. Thế nhưng tìm hiểu kĩ về thơ văn của hai
ơng có thấy thơ của hai ông xướng hoạ với nhau (Tặng tế tửu Vũ công chí
sỹ). Có thể tài liệu Đăng khoa lục đã chép tiểu sử của hai ơng có sự nhầm lẫn.
Bởi có những điểm tương đồng ở hai ơng đó là cùng sống một thời đại, cùng
thi đỗ Thái học sinh một khoa Thánh Nguyên thứ nhất, và quê quán của họ
đều có hai chữ Đơng Sơn. Thật ra Nguyễn Mộng Tn người Đơng SơnThanh Hố, cịn Vũ Mộng Ngun người làng Đông Sơn, huyện Tiên Sơn,
tỉnh Bắc Ninh (Nhà thờ của Vũ Mộng Nguyên hiện nay vẫn còn ở Tiên Du,
Bắc Ninh).
Theo gia phả dịng họ, ơng sinh năm 1380, đỗ Thái học sinh năm Canh
Thìn, niên hiệu Thánh Nguyên thứ nhất (1400) vừa mới lên ngơi, cơng việc
triều đình cịn rất phức tạp nhưng việc đầu tiên Hồ Quý Ly làm là cho mở
khoa thi Thái học sinh, lấy đỗ 26 người. Khoa thi này rất nổi tiếng và được
các bậc danh nho đương thời dự thi khá đông, biểu hiện sự chấp nhận triều đại
nhà Hồ của tầng lớp tri thức. Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân…



16
và các vị thái học sinh khác là những nhà đại nho trụ cột cho triều đình đương
đại và các triều đại sau.
Như vậy theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, ta có thể khẳng định
Nguyễn Mộng Tuân và Vũ Mộng Nguyên là hai tác giả khác nhau. Nguyễn
Mộng Tuân, tự Văn Nhược, hiệu Cúc Pha, không rõ năm sinh năm mất, q ở
xóm Chằm, làng Viên Khê, xã Đơng Anh, huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ơng đỗ Thái học sinh kỳ thi năm Canh Thìn (1400), tháng 8 mùa thu, đời nhà
Hồ, với đầu đề bài thi là “Linh Kim Tàng Phú” hỏi về chuyện Hán Cao tổ
(Lưu Bang bên Trung Quốc) có cái kho chứa gươm. Khi khởi nghĩa Lam Sơn,
ơng tìm đến Lê Lợi và được Lê Lợi tin dùng. Sau đại thắng quân Minh ngày
15 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi lên ngơi Hồng đế. Nguyễn Mộng Tuân được
phong tước Á Hầu giữ chức Khu Mật Đại Sử. Đến thời Lê Thái Tông (14341442), ông giữ chức Trung thư lệnh và Đô úy. Sang đời Lê Nhân Tông (14421459), ông giữ chức Tả nạp ngôn, Thượng Khinh Xa Đô Úy, Tri quân dân
Bắc đạo, Nguyễn Mộng Tuân cùng với Lê Thụ đi đánh Chiêm Thành, thắng
lợi trở về được ban tước Vinh Lộc đại phu.
Nguyễn Mộng Tuân tham gia giám khảo các kỳ thi Tiến sĩ khoa Nhâm
Tuất (1442), Nguyễn Mộng Tuân từng tiếp các đoàn sứ bộ của các nước, đặc
biệt ơng cịn được mời vào dạy vua học ở tòa Kinh Diên, và từng giữ chức Tế
Tửu (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, được vua trọng ban cho lễ ưu đãi tuổi già.
Nguyễn Mộng Tuân vừa là danh nho, vừa là một võ tướng, vừa là nhà chính
trị có tầm nhìn xa, trơng rộng. Ơng đã từng mạnh dạn ngỏ ý khuyên với vua
rằng chỗ dựa vững chắc nhất chính là dân (lấy dân làm gốc), bởi vậy ơng khắc
họa hình ảnh: Qn chu (vua là thuyền), Dân thủy (dân là nước) để nhắc bậc
quân vương. “Chở lật mới hay cốt ở dân. Thuyền to ắt cậy đến hiền thần”.
Một trung quân ái quốc, một đại thần trong suốt ba đời vua từ Lê Thái Tổ, Lê
Thái Tông, Lê Nhân Tông. Đây là một trong những trường hợp ít thấy đối với
một khai quốc cơng thần đời Lê. Nguyễn Mộng Tuân là người cương trực,
khẳng khái vì lợi ích của nhân dân và quốc gia đại sự. Nhưng cuối đời



17
Nguyễn Mộng Tuân vẫn không tránh được hậu họa. Cuối đời Nguyễn Mộng
Tuân bị hậu hoạ do sự kiện thanh trừng của nhà Lê “thỏ chết, cung treo” nên
dòng họ Nguyễn Mộng Tuân đã chạy từ làng Viên Khê, xã Đơng Anh, huyện
Đơng Sơn đền Phủ Lí, nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh
Hoá. Hiện nay nhà thờ Nguyễn Mộng Tuân ở nơi đây.
Là nhà nho xuất thân bằng con đường cử nghiệp, ơng cịn là người giàu
lòng yêu nước. Đỗ cao và được trọng dụng dưới vương triều Hồ chưa được
bao lâu thì giặc Minh đã đem quân xâm lược. Dưới ách cai trị tàn bạo hà khắc
của giặc Minh, với tấm lịng đầy nghĩa khí ông không thể ngồi yên nhìn nỗi
thống khổ của người dân. Sau khi được tin Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa đánh
đuổi giặc Minh cứu nước, ơng tìm đến vùng đất Lam Sơn xin tham gia khởi
nghĩa và là một trong những người có mặt từ thuở ban đầu của nghĩa quân
Lam Sơn được Lê Lợi tin dùng. Ông là người tích cực ủng hộ chủ trương và
quan điểm tâm công của Nguyễn Trãi và minh chủ Lê Lợi. Suốt mười năm
kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Mộng Tuân là một văn thần luôn
được trọng dụng, nhiều năm nằm trong bộ tham mưu của Lê Lợi.
Năm Canh Tuất (1430), Năm thứ ba sau hồ bình, Lê Lợi rất lo lắng về
việc bảo vệ khôi phục đất nước sau 20 năm bị chiến tranh tàn phá. Tháng 6
năm 1430 nhà vua sai Nguyễn Trãi soạn chiếu tuyên cho trăm quan không
được làm lễ nghi khánh hạ. Tháng 10 soạn chiếu cấm các quan Đại thần, tổng
quân cũng như các quan ở viện, sảnh, cục tham ô lười biếng, kết bè đảng làm
hại dân chúng. Chiếu lệnh được ban ra, nhiều đại thần, tướng lĩnh bàn tán cho
rằng nhà vua quá tin Nguyễn Trãi mà nghi ngờ họ chây lười và không trong
sạch. Thế là bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hồnh Bá… nhân đó
gây bè cánh nịnh hót xúc xiểm đặt điều với nhà vua vu oan cho Nguyễn Trãi
cấu kết với thái uý Phạm Văn Xảo có âm mưu làm phản. Vua tin theo lời bọn
ấy, bởi thế mà Nguyễn Trãi bị hạ ngục tống giam. Nghe tin Nguyễn Trãi bị
hạ ngục nhiều người bàng hoàng, riêng giới nhân sĩ rất xúc động. Lúc này
Nguyễn Mộng Tuân cùng Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Quang



18
Minh… tâu với vua xin đến thăm Nguyễn Trãi nhưng bị chối từ, chỉ có
Nguyễn Mộng Tuân là người duy nhất được gặp Nguyễn Trãi. Hai người bạn
đã nhiều năm đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử rất mừng khi gặp nhau.
Nguyễn Trãi đọc cho Nguyễn Mộng Tuân nghe bài thơ “Ngục trung tác” mà
ông mới sáng tác, bày tỏ tâm sự, oán than thân phận thời thế cay nghiệt. Ít lâu
sau Nguyễn Mộng Tuân đến bàn với Lê Văn Linh và Bùi Quốc Hưng nên tâu
lên nhà vua, xin tha cho Nguyễn Trãi bởi quả tình oan ức. Hơn nữa tha cho
Nguyễn Trãi cũng là làm yên lòng giới văn sĩ vừa hăm hở ra giúp tân triều
theo “Chiếu cầu hiền tài” mới ban bố chưa được bao lâu. Lê Lợi nghe lời tâu
cho là phải nên truyền tha cho Nguyễn Trãi. Khi Lê Thái Tổ băng hà thì Thái
tử Ngun Long lên nối ngơi. Đời Lê Thái Tông, Nguyễn Mộng Tuân vẫn
được trọng dụng, ông được giao giữ chức Trung thư lệnh và đô uý, đời Lê
Nhân Tơng giữ chức Tả nạp ngơn, thượng chính xa Đơ . Mậu Thìn (Thái
Hồ) năm thứ 6 (1448) vua sai tư khấu Lê Khắc Phục, Tả hữu nạp ngôn
Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Văn Phú, Hữu ti thị lang Đào Công Soạn Trung
thừa Hà Lật cùng bọn Tây đạo Tham tri, Đồng tri Nguyễn Thúc Huệ, Nguyễn
Lan, Bùi Cầm Hồ, Trình dục, Thẩm hình viện phó sứ Trịnh Mân. Nội mật
viện thảm ti Lê Văn đi hội khám biên giới miền đông. Từ đời vua Lê Thái Tổ
đến Lê Nhân Tông, Nguyễn Mộng Tuân cùng Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Trịnh
Khắc Phục làm giám khảo nhiều khoa thi thời Lê.
Nguyễn Mộng Tn khơng chỉ là một nhà qn sự ơng cịn là nhà văn,
nhà thơ nổi tiếng trên văn đàn đầu thế kỉ XV. Đặc biệt thơ văn ông trong thời
Lê sơ rất rực rỡ phản ánh khí thế anh hùng, quật khởi của nghĩa quân và chủ
tướng Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Những áng văn thơ
của ông mang âm hưởng hào hùng sôi sục của thời đại, chứa đựng sự lạc
quan, tin tưởng vào sự vững bền của triều đại mới. Phải là người thực sự chịu
đựng khó khăn, gian khổ của cuộc chiến đấu, hồ nhịp cùng cuộc sống hào

hùng của nghĩa quân thì mới có cái khí văn (mà rõ nét nhất là ở thể phú) mang
đượm hồn thiêng sông núi như vậy.


19
Mùa thu tháng 7/1449 sứ Chiêm Thành là bọn Bô Sa Phá Tham Tốt
cùng đi với Nguyễn Hữu Quang sang nước ta. Vua sai tư khấu Lê Khắc Phục,
Nạp ngôn Nguyễn Mộng Tuân vặn hỏi sứ Chiêm Thành về tội giết vua. Sứ
Chiêm Thành không trả lời được chỉ lạy tạ mà thôi.
Trải qua ba đời vua Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông, Nguyễn Mộng
Tuân vừa là một võ tướng, một văn thần nổi danh làm tới chức Trung thư lệnh
và Đô uý dưới triều Lê Thái Tông. Sau những vụ sát hại các công thần dưới
triều Lê Thái Tông, ở triều Nhân Tông lúc nhà vua lên ngôi khi cịn nhỏ tuổi,
Thái hậu Nguyễn Thị Anh bng rèm nhiếp chính thì thói nịnh hót, bè đảng
trong triều lại càng loạn hơn. Số phận của Nguyễn Mộng Tn cũng khơng
thốt khỏi vịng đại hoạ. Bài Trung hưng kí năm Quang Thuận viết: “Nhân
Tông mới hai tuổi đã sớm nối ngôi. Thái hậu Nguyễn Thị là gà mái gáy sớm.
Đô đốc Lê Khuyến như thỏ khôn giữ miệng. Vua đàn bà mắt quáng buông
rèm ngồi chốn thâm khê, bọn họ ngoại lịng tham khốc lác hồnh hành khắp
cõi, kẻ thân u nắm quyền vị, nạn hối lộ được công khai, việc văn giáo lặng
lẽ như băng hàn, người hiền tài phải bó cánh. Bậc hương thần như Trịnh Khả,
Khắc Phục thì kèn cựa mà giết đi, người tài sĩ như Nguyễn Mộng Tn thì
đẩy vào vịng tai hoạ. Oan uổng khơng thể kêu xin, mọi việc thảy đều đổ nát”
Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Mộng Tuân cũng như bao văn thần, võ
tướng khác ở từng thời điểm lịch sử cụ thể có lúc bị phủ nhận, vùi dập, nhưng
qua trường kì lịch sử những đóng góp to lớn của ơng trong cuộc kháng chiến
chông giặc Minh và xây dựng đất nước thì vẫn chẳng lu mờ. Hậu thế đã từng
bước minh oan ghi nhận những đóng góp của ơng trong lịch sử: Hiện nay đền
thờ chính ơng đã được con cháu đời sau đưa về Thiệu Trung, Thiệu Hoá,
Thanh Hoá, đồng thời để tưởng nhớ công lao của ông, UBND tỉnh Thanh

Hoá, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá, UBND huyện Đông Sơn quyết định
đặt tên một trường THPT bán công là trường THPT Nguyễn Mộng Tuân. Tên
của Nguyễn Mộng Tuân cũng đã được đặt cho một số đường phố ở thành phố
Thanh Hoá và thành phố Đà Nẵng.


20
1.2.1.2. Sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Mộng Tuân để lại Cúc Pha tập - là tập thơ chữ Hán do ông
sáng tác trong nhiều năm, phần lớn theo thể thất ngôn cận thể, nhưng tiếc rằng
tập thơ đã bị thất truyền. Những bài thơ trong Cúc Pha tập phần lớn được
chép lại trong Toàn Việt thi lục, và thơ chữ Hán của Nguyễn Mộng Tuân còn
được truyền trong một số sách như: Tinh tuyển chư gia luật thi, Tinh tuyển
chư gia thi tập, Hoàng Việt thi tuyển, Hoàng Việt tùng vịnh
Lê Quý Đôn nhận xét: thơ văn của Nguyễn Mộng Tuân bình dị, khơng
có chất buồn Sở từ, được nhiều người ham chuộng. Trong dung lượng hạn
hẹp của thể thơ, ông đã khéo tài vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thật để tăng
tính hiệu quả cho từng bài mà khơng phá vỡ khuôm khổ chật hẹp của thơ
Đường. Nguyễn Mộng Tuân cũng là người sử dụng khá nhiều điển cố, điển
tích nhưng khi ta đọc vẫn cảm nhận được từng lời thơ thật hàm súc mà dễ
hiểu, ý thơ trong sáng mà sâu lắng. Trong thơ chữ Hán, Nguyễn Mộng Tuân
đã thể hiện sở trường “thi trung hữu hoạ, ý tại ngôn ngoại” mà không phải bất
cứ nhà thơ nào cũng thể hiện được như thế. Quả là thơ của Cúc Pha “như cơ
gái chơi xn có vẻ đẹp mềm mại”
Nguyễn Mộng Tuân cũng là kiện tướng về làm phú chữ Hán, hiện có
41 bài chép trong Quần hiền phú tập, đó là con số ít thấy ở các tác giả Hán
Nơm. Trong đó có nhiều bài thể hiện chan chứa tình cảm u thương đất
nước, khơng khí chiến thắng vang dội một thời với nhiều bài hay như: Lam
Sơn giai khí phú, Xn đài phú…
Về văn, ơng soạn Thái từ đường chi bi - bia viết về Thái uý Trịnh

Khả (hiện nay tấm bia đặt ở từ đường Trịnh Khả thuộc xã Vĩnh Hồ, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hố, tình trạng bia khá mờ), và có một bài trong sách
Thanh Trì, Quang Liệt Chu thị di thư. Nguyễn Mộng Tuân là con người đa
tài, văn võ kiêm toàn, đã giỏi thơ phú lại am tường quân sự.


21
1.2.2. Vị trí Nguyễn Mộng Tuân trong văn học thời Lê sơ
1.2.2.1. Nguyễn Mộng Tuân - một gương mặt sáng giá của văn học thời Lê sơ
Tình hình xã hội và sự phát triển của thời kỳ Lê sơ đã góp phần quan
trọng tạo nên sự phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Có nhiều tên tuổi của
các tác giả đã đi cùng năm tháng như: Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng
Nguyên. Văn học thời kỳ này phản ánh sự trưởng thành của tinh thần dân tộc
và vai trị hàng đầu của trí thức dân tộc. Nguyễn Mộng Tuân đã sử dụng văn
học như một vũ khí chiến đấu cho tư tưởng nhân nghĩa, thể hiện tấm lịng
mình trước thiên nhiên, đất nước.
Âm điệu chủ đạo của thời đại đã vang lên của những người đã từng
tham gia và đã góp phần chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trong đó
có Nguyễn Mộng Tuân. Với 143 bài thơ cận thể nhưng khi đọc lên ta không
hề thấy gị bó, khn phép như thơ Đường luật. Đọc những bài thơ cảm tác
trước thiên nhiên (Hỗ gía du Thanh Hư động, Phong Châu tức sự, Lan, Mai
hoa, Hồng mai, Ba tiêu) ta mới thấy được một tâm hồn thật tinh tế và nhạy
cảm trước thiên nhiên tạo vật. Không những thế, thơ Nguyễn Mộng Tuân
mang nội dung yêu nước sâu sắc với niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng
và tinh thần bất khuất của dân tộc. Với cương vị trọng trách được Lê Lợi tiên
dùng trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh, Nguyễn Mộng Tuân đã đem hết
sức mình với triều đại. Là người trực tiếp sống trong khơng khí sơi động của
cuộc chiến, gắn bó mật thiết và chứng kiến những hành động anh hùng,
những chiến công oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn. Sự dồi dào của vốn hiểu
biết cuộc sống và con người thời kháng chiến đã thôi thúc ông viết lên những

trang thơ mang khơng khí thời đại, góp phần tạo nên sự phong phú của nền
văn học thời Lê sơ nói riêng và văn học trung đại Việt nam nói chung.
1.2.2.2. Một tác giả hàng đầu về thể loại phú
Thời Lê sơ là thời kỳ hưng thịnh nhất của phú chữ Hán. Trong số nhiều
tác giả để lại những tác phẩm có giá trị như: Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu
Nguyễn Mộng Tuân là kiện tướng của thể loại này (41 bài/108 bài trong Quần


22
hiền phú tập). Phải kể đến những tác phẩm phú như: Lam sơn phú, Kỳ nghĩa
phú, Chí linh sơn phú, Tẩy binh phú…Tựu trung đều mang đề tài ngợi ca nhà
vua, ngợi ca địa linh nhân kiệt, tự hào với những võ công mong mỏi chủ
trương đức trị đất nước trong hồ bình. Với đề tài ngợi ca địa danh lịch sử
Lam Sơn (Cùng Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Lê Thánh Tơng) thì bài Lam Sơn
phú của Nguyễn Mộng Tn mang nét đặc sắc và độc đáo riêng.
Dưới ngòi bút hiện thực già dặn và điêu luyện, những bài phú của
Nguyễn Mộng Tuân đã dựng được bức tranh có ý nghĩa xã hội rộng lớn, tái
hiện hình ảnh anh hùng dân tộc trong cuộc chiến tranh chống giặc Minh cứu
nước. Hơn ai hết, Nguyễn Mộng Tuân là người tham gia và ủng hộ tích cực
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi nên người đọc càng rõ hơn những cảm
xúc hào hùng, những chiến công vang dội của dân tộc. Phải là người thực sự
chịu đựng những khó khăn, gian khổ của cuộ chiến đấu, hoà nhịp cùng cuộc
sống hào hùng của dân tộc, của nghĩa qn thì cái khí văn mới mang đượm
hồn thiêng sông núi như vậy.
1.2.2.3. Một nhà thơ có vị trí đáng kể trong văn học thời Lê sơ
Tình hình xã hội và sự phát triển của giai đoạn, đã góp phần tạo nên sự
phong phú và đậm đà bản sắc cho văn học thời Lê sơ. Trong số những tác gia
mà chúng ta được biết nổi bật lên trên hết là Nguyễn Trãi. Các tác gia có tên
tuổi khác như: Lý Tử Tấn với Chuyết Am thi tập, Vũ Mộng Nguyên với Vi
Khê thi tập…Nguyễn Mộng Tn cũng có những vị trí đáng kể trong văn học

thời Lê sơ. Cúc Pha tập với 143 bài thơ chữ Hán rất có giá trị, nhưng tiếc
rằng tập thơ đã bị thất truyền, hiện nay chỉ còn ghi chép tản mạn ở những tư
liệu khác nhau Hoàng Việt thi tuyển, Toàn Việt thi lục, Tinh tuyển chư gia
luật thi.
Nguyễn Mộng Tuân không chỉ là một nhà quân sự, ông còn là nhà văn,
nhà thơ nổi tiếng trên văn đàn đầu thế kỷ XV. Nội dung thơ phản ánh khí thế
anh hùng, quật khởi của nghĩa quân và chủ tướng Lê Lợi trong cuộc kháng


×