Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Chính sách đối ngoại của mỹ đối với liên xô thời kì cải tổ (1985 1991)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ DIU THY

CHíNH SáCH ĐốI NGOạI CủA Mỹ ĐốI VớI LIÊN XÔ
THờI Kì CảI Tổ (1985 - 1991)

LUN VN THC S KHOA HỌC LỊCH SỬ

Vinh - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ DIU THY

CHíNH SáCH ĐốI NGOạI CủA Mỹ ĐốI VớI LIÊN XÔ
THờI Kì CảI Tổ (1985 - 1991)

CHUYấN NGNH: LCH S THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH S

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYễN CÔNG KHANH

Vinh - 2010



LỜI CẢM ƠN
Lu n văn được thực hiện và hoàn thành tại trường Đại học Vinh dưới
sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Công Khanh, khoa Lịch sử - Trường
Đại học Vinh.
Trong suốt thời gian học t p và thực hiện lu n văn, tác giả đã nh n được
sự hướng dẫn, giúp đỡ t n tình chu đáo của PGS. TS. Nguyễn Công Khanh.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn
Công Khanh, người đã trực tiếp dành nhiều thời gian, cơng sức, hướng dẫn
t n tình, giúp tác giả trong thời gian qua.
Qua đây, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa Lịch
sử, khoa Sau Đại học - Trường Đại học Vinh, Viện Nghiên cứu châu Mỹ,
Thông tấn xã Việt Nam, Thư viện Quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư viện
Trường Đại học Vinh, khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn... Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thu n lợi giúp đỡ tác
giả trong quá trình làm lu n văn.
Với thời gian và kiến thức có hạn nên quá trình hồn thành lu n văn
của tác giả cịn nhiều thiếu sót. Kính mong nh n được sự góp ý của các thầy,
cô giáo cùng bạn đọc để lu n văn của tác giả được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Diệu Thuý


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1.


Lý do chọn đề tài. ...................................................................................1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ....................................................................3

3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ...........................................................5

4

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................6

5

Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ...........................................6

6

Đóng góp của lu n văn...........................................................................7

7

Bố cục của lu n văn ...............................................................................7

B. NỘI DUNG ...................................................................................................8
Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI LIÊN XƠ TRONG

THỜI KÌ CẢI TỔ ........................................................................8
1.1.

Tình hình thế giới từ nửa sau những năm 1980. ....................................8

1.2.

Chiến lược tồn cầu của Mỹ nói chung và chính sách của Mỹ
đối với Liên Xơ trước 1985..................................................................11

1.2.1. Chiến lược tồn cầu của Mỹ nói chung ..............................................11
1.2.2. Chính sách của Mỹ đối với Liên Xơ trước 1985 .................................15
1.3.

Tình hình của Liên Xơ trong thời kì cải tổ ..........................................24

* Tiểu kết chương 1 ........................................................................................32
Chương 2. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI LIÊN XƠ TỪ 1985
ĐẾN 1991 ....................................................................................34
2.1.

Chính sách đối ngoại chung của Mỹ trong nhiệm kỳ 2 của Tổng
thống R. Reagan và nhiệm kỳ Tổng thống G.Bush. ............................34

2.2.

Chính sách của Mỹ đối với Liên Xơ trong các lĩnh vực ......................39

2.2.1. Về chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng ....................................39



2.2.1.1. Chính sách chung ....................................................................39
2.2.1.2. Chính sách trong một số vấn đề cụ thể ...................................48
2.2.2. Chính sách về kinh tế, văn hoá... .........................................................71
* Tiểu kết chương 2 ........................................................................................77
Chương 3. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI LIÊN
XƠ TRONG THỜI KỲ CẢI TỔ ..............................................78
3.1.

Kết quả của chính sách đối với Liên Xơ .............................................78

3.2.

So sánh chính sách của Mỹ đối với Liên Xô với các nước xã hội
chủ nghĩa khác......................................................................................82

3.2.1. Đối với Đông Âu ..................................................................................83
3.2.2. Đối với Trung Quốc .............................................................................85
3.2.3. Đối với Việt Nam .................................................................................91
3.3.

Bài học rút ra nhằm đối phó với âm mưu diễn biến hồ bình của
các thế lực thù địch ..............................................................................97

C. KẾT LUẬN ..............................................................................................107
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................113
E. PHỤ LỤC


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


BCH TW

Ban chấp hành Trung ương

CIA

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ

CNĐQ, CNTD

Chủ nghĩa đế quốc, Chủ nghĩa thực dân

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CT HĐBT

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

ĐCS

Đảng cộng sản

ĐH KHXH-NV

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

EU


Liên minh châu Âu

FBI

Cục điều tra Liên bang Mỹ

NATO

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

NXB

Nhà xuất bản

TTX VN

Thông tấn xã Việt Nam

UN

Liên hợp quốc

USD

Đô la Mỹ

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đã nhiều năm trôi qua, kể từ khi Liên bang Xô Viết tiến hành cải
tổ, một cuộc đổi mới trong suy nghĩ của nhân dân được tiến hành với những
động cơ rất tốt đẹp ở đất nước từng là cái nôi của cách mạng xã hội chủ nghĩa,
một quốc gia có ảnh hưởng lớn và là đối trọng với phương Tây đồng thời là
một siêu cường đối trọng với Hoa Kỳ. Thế nhưng, cải tổ đã chẳng mang lại
được cái gì cho nhân dân Xô Viết. Chỉ vài năm cải tổ, Liên bang Xô Viết đã
tan rã và đến nay vẫn đang là một khu vực bất ổn và phải chịu rất nhiều
những xung lực cả bên trong lẫn bên ngoài. Nguyên nhân sự tan rã của Liên
bang Xơ Viết là gì? Đã có rất nhiều những ý kiến, những đề tài nghiên cứu,
những cuốn sách đề c p và phân tích nhưng chắc chắn sẽ còn tốn rất nhiều
giấy mực để giải đáp vấn đề này. Trước khi Gorbachev lên Tổng bí thư Đảng
cộng sản Liên Xơ và tiến hành cải tổ thì phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ với
vai trị “chọc g y bánh xe” đã ngấm ngầm cơng khai phá hoại từ bên trong lẫn
bên ngồi Liên Xơ với mục đích xố bỏ hồn tồn chủ nghĩa xã hội. Cho đến
khi tiến hành cải tổ, Gorbachev đã không có một chiến lược rõ ràng với tầm
nhìn xa trơng rộng. Tính nóng vội của Gorbachev đã làm quyết định cải tổ lợi
bất c p hại. Ơng cũng khơng đưa ra được chương trình cải thiện nền kinh tế
Liên Xơ cũ (đã và đang bị phương Tây và Hoa Kỳ ra sức phá hoại) theo
hướng thị trường có điều tiết dẫn đến Matxcơva như một con bệnh khơng có
thuốc chữa, nặng dần và đi đến tử vong.
1.2. Những thay đổi trong tương quan lực lượng thế giới từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện để Mỹ và Liên Xô vươn lên thành các
siêu cường. Cuộc chạy đua để giành gi t ảnh hưởng giữa hai siêu cường Xơ Mỹ đã dẫn đến sự hình thành các liên minh kinh tế, chính trị, quân sự đối l p
nhau do mỗi siêu cường chi phối và lãnh đạo. Do sự đối đầu và thù địch giữa



2
hai hệ thống xã hội mà đứng đầu là hai siêu cường Xơ - Mỹ, có thể nói các
mối quan hệ giữa các nước trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến
cuối những năm 1980 đều chịu sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của các
chiến lược tồn cầu của Mỹ và Liên Xơ.
Thời kỳ cầm quyền của Tổng thống R. Reagan và G.Bush với chính
sách đối ngoại của họ có vị trí khá quan trọng, có ảnh hưởng đến tình hình thế
giới nói chung và số ph n của Liên Xơ nói riêng. Lợi dụng đất nước Liên Xơ
đang trong tình trạng khủng hoảng trên tất cả mọi phương diện. Mỹ đã âm
mưu thực hiện một số chính sách nhằm phá hoại nhà nước Xơ Viết.
Tự nh n mình là kẻ “lãnh đạo thế giới tự do” Mỹ đã dính líu hầu như
trong mọi mối quan hệ quốc tế của các nước, các khu vực. Ý đồ chiến lược,
chính sách của chính quyền R. Reagan và G. Bush không chỉ tác động trực
tiếp đến nước Mỹ nói riêng mà cịn tác động khơng nhỏ đến quan hệ đối nội,
đối ngoại của các quốc gia, các khu vực trên thế giới. Chính vì v y, việc tìm
hiểu chính sách đối ngoại của Mỹ trong bối cảnh cuộc “chiến tranh lạnh” có
ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế từ sau
chiến tranh thế giới thứ II đến nay.
1.3. Đề tài càng có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa giáo dục sâu sắc khi
Việt Nam là một đối tượng quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nếu
như dưới thời Nixon, Việt Nam là nơi diễn ra “cuộc đụng đầu lịch sử” giữa
hai phe, hai cực trong cuộc “chiến tranh lạnh” thì dưới thời Reagan, G. Bush
Việt Nam trở thành mục tiêu của Mỹ và các nước phương Tây thực hiện
chính sách cấm v n về kinh tế; kích động các thế lực thù địch nổi d y chống
phá cách mạng Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Đồng thời, Mỹ cịn
tìm cách gạt bỏ ảnh hưởng của Việt Nam ra khỏi nhiều vấn đề trong khu vực
và trên thế giới. Nhân dân Việt Nam tiếp tục đứng lên đấu tranh chống lại các
chính sách của Mỹ, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và phát triển đất

nước, góp phần quan trọng làm thất bại âm mưu bá chủ thế giới của Mỹ.


3
Xuất phát từ những lí do trên, với tư cách là người học t p và nghiên
cứu lịch sử tôi xin chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên
Xơ thời kì cải tổ (1985 - 1991)” làm lu n văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên Xơ trong thời kì cải tổ
(1985- 1991)” là một đề tài mới nên chưa thu hút được sự quan tâm chú ý của
nhiều học giả. Có chăng chỉ là một số tác phẩm đến các vấn đề liên quan như
vai trò vị thế quốc tế của các nước lớn, chính sách đối ngoại của Mỹ tầm quan
trọng- địa- chiến lược của các khu vực… Trong số các công trình này đáng
chú ý nhất là các cuốn sách sau:
Tác giả nước ngoài:
- Tác giả Mỹ
1. Cuốn sách Hồ sơ quyền lực Gorbachev (NXB Công an nhân dân)
của Martin Mc. Cauley chỉ đề c p những khía cạnh góp phần làm sáng tỏ
chặng đường sự nghiệp của Gorbachev, cho rằng “Gorbachev là con người
làm thay đổi thế giới”.
2. Wolfe Alan với Bước thăng trầm trong chính sách đối ngoại của Mỹ
đối với mối đe dọa của Liên Xô (Bản dịch tiếng Anh) tác phẩm đề c p đến
những nh n định của chính giới Mỹ về mối đe doạ của Liên Xô và ba đỉnh
cao của sự thù địch.
3. Tác phẩm “Đặc biệt tin cậy - vị đại sứ ở Washington qua sáu đời
tổng thống Mỹ” của nguyên Đại sứ Liên Xơ Antơli Dơbrưnhin tại Mỹ, đã
trình bày khá rõ nguyên nhân dẫn tới sự “căng thẳng” trong quan hệ Mỹ Xô, các cuộc đàm phán giữa Reagan và các nhà lãnh đạo Liên Xô về nhiều
vấn đề: giải trừ qn bị, hạn chế vũ khí tiến cơng chiến lược… tác giả cũng đã
đưa ra nh n xét khá khách quan về những tác động của chính sách đối ngoại
của chính quyền Reagan.



4
- Tác giả Trung Quốc
1. Tác giả Lý Thực Cốc với cuốn: Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu
(NXB Chính trị Quốc gia, 1996) đề c p đến bối cảnh quốc tế sau chiến tranh
lạnh và từ đó Mỹ hoạch định chính sách tồn cầu.
2. Tác giả Du Th với tác phẩm: Mùa Đông và mùa Xuân Matxcơva
chấm dứt một thời đại (NXB CTQG, HN 1995). Đây là công trình chuyên
khảo đi sâu vào những chủ trương biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội… gây nên tình trạng rối loạn trong xã hội, kinh tế suy sụp, đời sống
nhân dân thấp kém… Là người viết về một sự kiện đang diễn ra ở nước khác,
nên trong cách nhìn nh n đánh giá của tác giả không thể tránh khỏi những hạn
chế nhất định. Tuy nhiên cuốn sách cung cấp cho chúng ta những tài liệu quý
báu để tìm hiểu.
3. Lương Văn Đồng với: Chiến lược hồ bình của Mỹ. Thơng qua cuốn
sách trình bày cơ đọng về ý đồ bá quyền thế giới của Mỹ qua chiến lược ngăn
chặn, chiến lược diễn biến hồ bình. Cuốn sách này giúp chúng ta hiểu về sự
chống phá của chủ nghĩa Đế quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô.
4. Lý Kiện: Trung - Xô - Mỹ cuộc đối đầu lịch sử. Nhà xuất bản Thanh
Niên năm 2008.
5. Dưới góc độ của cuộc “chiến tranh lạnh”, tác giả Trương Tiểu Minh
trong tác phẩm “chiến tranh lạnh và di sản của nó” cũng đã phân tích về
quan hệ Mỹ - Xô, Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Reagan đồng thời cũng
đưa ra một số nh n xét về tác động của các mối quan hệ đó.
- Tác giả Việt Nam
1. Tác giả Trần Nam Tiến (chủ biên). “Lịch sử quan hệ quốc tế hiện
đại (1945-2000)” đã phân tích khá sâu sắc về sự thay đổi trong chính sách đối
ngoại của Reagan đối với Liên Xô và Trung Quốc; quan hệ quốc tế ở Á, Phi,
Mỹ Latinh dưới tác động của chính sách đối ngoại của chính quyền Reagan.

Đồng thời, tác giả còn đề c p đến các cuộc thương lượng cắt giảm vũ khí


5
chiến lược giữa Liên Xô và Mỹ trong nửa sau th p niên 80 của thế kỷ XX,
đánh giá về kết quả và tác động của các cuộc thương lượng đó.
2. Nguyễn Cơng Khanh: “Chun đề Chiến tranh lạnh trong quan hệ
quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai” năm 2003; một số chuyên đề của
GS. Nguyễn Anh Thái, PGS. Nguyễn Quốc Hùng, cũng đề c p nhiều đến
vấn đề này. Ngồi ra, Thơng tấn xã Việt Nam cũng có nhiều chun khảo
lu n bàn, đánh giá về tình hình đối nội và đối ngoại của nước Mỹ dưới thời
Tổng thống Reagan.
Như v y, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên Xơ trong thời kì cải
tổ đã được đề c p trực tiếp hay gián tiếp trong một số cơng trình. Nhưng tìm
hiểu một cách tồn diện về mối quan hệ này thì chưa được quan tâm đúng
mức. Trên cơ sở những tài liệu được đăng trên đây cũng như những tài liệu
mới đề tài sẽ t p trung làm rõ những chính sách: Chính trị, ngoại giao, an
ninh, quốc phịng, kinh tế, văn hố, giáo dục của Hoa Kỳ đối với đất nước
Liên Xô trong thời kì cải tổ (1985 - 1991).
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Với trọng tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Liên Xơ
trong thời kì cải tổ (1985 - 1991), trên cơ sở những nguồn tài liệu tiếp c n
được, mục đích của lu n văn là:
- Trình bày những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ
đối với Liên Xơ trong thời kì cải tổ (1985 - 1991)
- Tìm hiểu những chính sách kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh quốc
phịng, của Mỹ đối với Liên Xơ từ năm (1985 - 1991).
- Khái quát kết quả của những chính sách nói trên. Từ đó rút ra bài học
nhằm đối phó với âm mưu diễn biến hồ bình của Mỹ.



6
4. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ
đối với Liên Xơ trong thời kì cải tổ (1985 - 1991).
Giới hạn về nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các chính sách, chính
trị, ngoại giao, an ninh, quốc phịng, văn hoá, giáo dục cũng như kinh tế của
Mỹ đối với Liên Xơ trong thời kì cải tổ. Tuy nhiên để có những kết lu n
khách quan khoa học, đề tài có đề c p đến những nhân tố tác động đến việc
hình thành chính sách của Mỹ cũng như những tác động đến việc hình tành
chính sách này đối với một số nước.
Ngoài những giới hạn về thời gian và nội dung trên những vấn đề khác
không thuộc pham vi nghiên cứu của đề tài.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở tiếp c n, xử lí và sử dụng
những nguồn tài liệu cơ bản sau:
- Các bài viết được cơng bố trên tạp chí chun ngành ở Việt Nam: Tạp
chí Cộng sản, Tạp chí Thơng tin lý lu n, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu
quốc tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt, các tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam,
Trung tâm khoa học công nghệ mơi trường Bộ qc phịng.
- Các bài phát biểu, các bài nói chuyện của các nhà lãnh đạo, các nhà
ngoại giao Mỹ, được cơng bố trên truyền hình, các báo, tạp chí trong nước và
trên các website.
- Một số lu n văn tốt nghiệp cao học, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tài liệu thu th p được, lu n văn sử dụng phương pháp
lu n Mác- Lê nin và các phương pháp nghiên cứu lịch sử nhằm tái hiện khách
quan khoa học về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên Xơ trong thời kì



7
cải tổ. Trong đó lu n văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và logic cùng
các phương pháp bộ môn khác nhằm giải quyết căn bản những vấn đề đặt ra.
6. Đóng góp của đề tài
- Lu n văn đã có những đóng góp nhất định trong việc dựng lại một
diện mạo đầy đủ, hồn chỉnh về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên
Xô, khắc phục được những hạn chế mà các cơng trình khác chưa có điều kiện
đề c p tới
- Đồng thời nội dung của lu n văn cũng góp phần làm rõ thêm cục diện
quan hệ quốc tế, những mâu thuẫn cạnh tranh giữa các nước lớn và tác động
của chính sách này đối với một số nước.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết lu n, tài liệu tham khảo và phụ lục,
lu n văn được chia thành ba chương:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ
đối với Liên Xô trong thời kì cải tổ (1985- 1991)
Chương 2. Chính sách của Mỹ đối với Liên Xô từ (1985-1991)
Chương 3. Đánh giá những chính sách của Mỹ đối với Liên Xơ trong
thời kì cải tổ (1985- 1991)


8

B. NỘI DUNG
Chương 1

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA MỸ TRONG THỜI KÌ CẢI TỔ (1985 - 1991)
1.1. Tình hình thế giới nửa sau những năm 1980

Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, trong quan hệ quốc tế diễn ra
xu thế phát triển mới - một xu thế đối đầu chuyển sang đối thoại và hợp tác
trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và cùng tồn tại hồ bình. Xu thế này được
bắt đầu từ quan hệ Xô - Mỹ qua những hội nghị cấp cao giữa những người
đứng đầu hai nhà nước Mỹ và Liên Xô. Đặc biệt từ khi Gorbachev lên cầm
quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô - Mỹ đã thực sự chuyển đã từ “đối đầu” sang
“đối thoại”. Để giải quyết vấn đề tranh chấp, Liên Xô và Mỹ đã tiến hành
nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Reagan và Gorbachev, giữa G. Bush và
Gorbachev; qua đó nhiều văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, bn bán,
văn hố và khoa học kỹ thu t được kí kết, nhưng quan trọng là việc kí kết
Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu những năm 1987 (gọi tắt là
INF, chiếm khoảng 3% vũ khí hạt nhân của mỗi nước) và “Hiệp ước cắt giảm
vũ khí chiến lược” (gọi tắt là START, kí ngày 31/7/1991 tại cuộc gặp gỡ cấp
cao Xô - Mỹ ở Matxcơva).
Cũng từ năm 1987, hai nước Mỹ - Xô thoả thu n cùng giảm một bước
quan trọng cuộc chạy đua vũ trang, từng bước chấm dứt cục diện chiến tranh
lạnh giữa hai nước lớn và cùng hợp tác với nhau giải quyết các vụ tranh chấp
và xung đột quốc tế. Cuối năm 1989, tại cuộc gặp gỡ khơng chính thức giữa
Bush và Gorbachev tại đảo Manta, Mỹ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố
chấm dứt cuộc “chiến tranh lạnh” và quan hệ quốc tế bước vào thời kỳ mới;
thường được gọi là “Thời kỳ sau chiến tranh lạnh”.


9
Quan hệ hợp tác Xô - Mỹ từ 1987 đã dẫn đến những biến chuyển quan
trọng trong các mối quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới.
Trước hết là mối quan hệ giữa 5 nước lớn Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung
Quốc là 5 uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc có nhiệm vụ
quan trọng trong việc duy trì hồ bình, an ninh và tr t tự thế giới đã được thiết
l p, nên cũng có những biến đổi mới trong đối ngoại của mình. Trong “thời

kỳ chiến tranh lạnh”, mặc dù là 5 nước lớn nhưng vẫn chỉ là thế “hai cực” Xô
- Mỹ đối đầu nhau, Anh, Pháp hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ. Cịn Trung Quốc
thì có lúc liên minh với Liên Xô chống Mỹ, rồi liên minh với Mỹ chống Liên
Xô. Sau hơn 20 năm đối đầu quan hệ Xô - Trung đã được bình thường hố trở
lại. Mối quan hệ giữa 5 nước lớn đã chuyển từ “hai cực” đối đầu với nhau
sang đối thoại, hợp tác với nhau trong cùng tồn tại hồ bình, 5 nước lớn đã
thương lượng, thoả hiệp và hợp tác với nhau trong việc giải quyết những tranh
chấp và xung đột quốc tế.
Trước đây, cục diện đối đầu giữa hai nước Liên Xô và Mỹ trong thời
kỳ “chiến tranh lạnh” đã dẫn đến hình thành hai khối liên minh chính trị quân sự đối đầu nhau. Nay, sự hợp tác Xô - Mỹ đã dẫn đến việc giải thể một
phía khối Hiệp ước Vacsava (tuyên bố chấm dứt mọi hoạt động từ 1/7/1991),
trong khi đó khối NATO vẫn tiếp tục duy trì; Liên Xơ thực hiện chính sách
“khơng can thiệp” vào tình hình các nước Đông Âu và chấm dứt thực hiện
những cam kết với các nước đồng minh cũ của mình. Sự hợp tác Xô - Mỹ
cũng dẫn đến xu thế đối thoại, hợp tác nhằm giải quyết từng bước các vụ
tranh chấp hoặc xung đột khu vực: Vụ xung đột ở vùng Nam Phi có liên quan
đến Namibia và cuộc chiến tranh kéo dài ở Angôla; vấn đề Afghanistan; vấn
đề Campuchia; vấn đề Nicaragoa ở Trung Mỹ; vấn đề hồ bình và ổn định ở
vùng Trung C n Đông...v.v..
Cuối năm 1989, tại cuộc gặp gỡ khơng chính thức giữa G. Bush và


10
Gorbachev trên đảo Manta, Mỹ và Liên Xơ đã chính thức chấm dứt cuộc
“chiến tranh lạnh” kéo dài trên 40 năm giữa hai nước này.
Trải qua hơn 40 năm, “trật tự hai cực Ianta” đã từng bước bị xói mịn:
Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã tạo ra một “đột phá” đối với tr t tự
này là đ p tan âm mưu của Mỹ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buộc phải
bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, sự lớn mạnh về kinh tế
của các nước tư bản Tây Âu, đặc biệt sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu

Âu, làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ở Tây Âu; sự
phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi bộ mặt
của khu vực Á, Phi, Mỹ Latinh mà theo khuôn khổ Ianta thuộc ảnh hưởng
truyền thống của Mỹ và các nước Tây Âu, sự phát triển “thần kỳ” về kinh tế
của Nh t Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế
giới, và là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mỹ… Tuy thế, tr t tự hai cực
vẫn được duy trì. Nhưng sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô
trong những năm 1988 - 1999, “Tr t tự hai cực Ianta” đã bị phá vỡ. Sau khi
“thế hai cực” đã bị phá vỡ, Mỹ đang ra sức vươn lên “thế một cực” trong
tr t tự thế giới mới, còn các cường quốc khác cố gắng duy trì “thế đa cực”
trong khi đó Đức và Nh t Bản đang đòi trở thành “hai cực nữa” trong tr t tự
“đa cực” này.
Bước vào cuối th p kỷ 80, đầu th p kỷ 90, sự khủng hoảng toàn diện,
sâu sắc dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội (CNXH) về mặt nhà nước ở Đông
Âu và Liên Xô đã làm cho các nước đang phát triển mất đi một chỗ dựa hùng
h u trên nhiều phương diện. Nghiêm trọng hơn, một số nước lựa chọn định
hướng XHCN (XHCN) ở Á, Phi, Mỹ Latinh do mắc nhiều sai lầm trong quá
trình phát triển đất nước đã đi đến khủng hoảng và tan rã CNXH. Tình hình
thế giới biến chuyển cực kỳ đa dạng, phức tạp và năng động. Một tr t tự thế
giới đa cực đang từng bước hình thành sau khi tr t tự hai cực Xô - Mỹ sụp đổ.


11
1.2. Chiến lược tồn cầu của Mỹ nói chung và chính sách của Mỹ đối với
Liên Xơ trước 1985
1.2.1. Chiến lược tồn cầu của Mỹ nói chung
Mỹ bước ra khỏi chiến tranh thế giới II với sức mạnh tăng lên vượt b c.
Là nước tham chiến sau cùng, bản thân nước Mỹ vượt ra ngoài tầm ngắm của
bom đạn chiến tranh nên khơng bị tàn phá. Nhờ đó, Mỹ có cơ hội t p trung
phát triển kinh tế và khoa học kỹ thu t. Trong thời kỳ đầu thế chiến II, Mỹ lại

đứng trung l p, đóng vai trị lái súng, bán vũ khí cho các nước tham chiến,
cho nên tư bản Mỹ đã thu được 114 tỷ đô la lợi nhu n. Sau chiến tranh, trong
khi các địch thủ nguy hiểm của Mỹ như Đức, Ý, Nh t bị bại tr n và kiệt quệ,
còn các nước Anh, Pháp tuy thắng tr n nhưng lại bị chiến tranh tàn phá nặng
nề nên yếu đi rất nhiều và bị phụ thuộc vào Mỹ về tài chính, thì Mỹ lại làm
giàu trên sự đổ nát của châu Âu và thế giới: Mỹ chiếm khoảng 1/2 tổng sản
lượng công nghiệp và 3/4 dự trữ vàng của thế giới tư bản; Mỹ nắm độc quyền
về bom nguyên tử và phương tiện đưa vũ khí ngun tử tới đích xa; Mỹ có
trên 3000 căn cứ quân sự lớn nhỏ rải khắp thế giới. Tình hình đó đã đem lại
cho Mỹ những ưu thế lớn trong quan hệ với các nước TBCN, Mỹ trở thành
cường quốc lớn nhất, là chủ nợ lớn nhất của thế giới. Điều này góp phần
quyết định việc thực hiện tham vọng bành trướng thế giới của Mỹ.
Với những ưu thế tuyệt đối đó, Mỹ trở thành siêu cường đứng đầu thế
giới TBCN. Về chính trị, phạm vi ảnh hưởng của Mỹ được mở rộng hơn bất
cứ thời kỳ nào trước đây. Nhờ những ưu thế này, Mỹ hồn tồn có cơ sở để
hoạch định chiến lược toàn cầu mới với mục tiêu làm bá chủ thế giới, song
Mỹ đã vấp phải trở ngại to lớn đó là ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng gia
tăng. Việc Liên Xô giúp đỡ các nước XHCN mới hình thành ở Đơng Âu, thiết
l p hệ thống XHCN thế giới, tranh thủ điều kiện hồ bình lâu dài để khơi
phục và phát triển đất nước, nhanh chóng giành thế chiến lược cân bằng với


12
Mỹ; thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của PTGPDT ở khắp các châu lục
được Liên Xô h u thuẫn tạo nên trở ngại thực sự đối với mưu đồ của Mỹ.
Trong bối cảnh đó Mỹ cho rằng: cần phải ngăn chặn ảnh hưởng của
Liên Xô, Mỹ đã dùng ảnh hưởng sức mạnh quân sự và tài chính lôi kéo các
nước phương Tây phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” chống lại Liên Xô và
phe XHCN cũng như PTGPDT trên thế giới. Mục tiêu trong chiến lược toàn
cầu của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là nhất qn và khơng thay đổi.

Chiến lược đó đã có những tác động tới tình hình thế giới, nhưng ngược lại
tình hình thế giới cũng chi phối rất lớn buộc các chính quyền Mỹ phải có
những điều chỉnh nhằm đối phó với tình hình mới.
Mỹ liên tiếp gặp phải những thất bại nặng nề ở Việt Nam, Iran… và địa
vị của Mỹ bị giảm sút mạnh mẽ ở nhiều khu vực trên thế giới. Cuối năm
1979, Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, đánh dấu sự phá sản của chính sách
hồ dịu của Mỹ, dẫn đến phản ứng mạnh mẽ của Mỹ đối với Liên Xô.
Sau khi Richard Nixon bị đổ, Phó Tổng thống Mỹ Geral R. Ford lên
làm Tổng thống, tiếp theo là Jimmy Cater 1977 - 1980. Tuy là người của đảng
khác nhưng chính sách đối ngoại của Geral R.Ford và Jimmy Cater về căn
bản vẫn chỉ là sự chuyển tiếp chính sách đối ngoại của Nichxơn.
Ronald Reagan, người của Đảng Cộng hoà lên cầm quyền (19811988) trong bối cảnh nước Mỹ liên tiếp gặp phải những thất bại nặng nề ở
Việt Nam và Iran… và địa vị của Mỹ bị giảm sút mạnh mẽ ở nhiều khu vực
trên thế giới. Trước việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, Liên Xơ h u
thuẫn cho Ba Lan tun bố “tình trạng chiến tranh”, nhằm trấn áp các thế lực
đối l p ở Ba Lan (từ ngày 13/12/1981, Ba Lan được đặt dưới sự kiểm sốt
của qn đội, cơng an và những lực lượng chống đối bị đàn áp, bắt bớ, giam
cầm). Reagan tỏ ra phản ứng rất mạnh mẽ và thực hiện những cuộc phản
kích mạnh mẽ.


13
Trước hết, Reagan thực hiện việc chạy đua vũ trang mạnh mẽ nhằm
phá sản thế cân bằng về chiến lược qn sự với Liên Xơ, khơi phục lại vị trí
đứng đầu về quân sự. Từ năm 1980 - 1986, ngân sách qn sự tăng 50%, sau
đó giảm xuống một ít. Năm 1982, ngân sách quân sự chiếm 7,4% của tổng
sản phẩm quốc doanh (GDP). Tháng 11/1983, Reagan đã hạ lệnh đưa các tên
lửa tầm trung “Pershing” và “Cruise” đặt ở Tây Đức, Bỉ, Hà Lan và các nước
châu Âu khác. Ngày 23/03/1983, Reagan lại đề nghị một kế hoạch mang tên
“chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) với tốn kém 26 tỷ đơ la trong 5 năm. Để

đối phó lại, Liên Xô cũng tăng cường chạy đua vũ trang mà vốn phí lên đến
15% tổng sản phẩm quốc dân Liên Xô. Liên Xô cũng triển khai các tên lửa
tầm trung SS- 4, SS- 5 và đặc biệt SS- 20 ở các nước Đông Âu và phần lãnh
thổ châu Âu của Liên Xơ.
Ngồi ra, Reagan cũng giải toả những điều lu t của Quốc hội hạn chế
quyền chủ động của Tổng thống. Do đó, ơng ta có thể tiến hành các chiến
dịch như ở Grenada năm 1983, Libi năm 1986 và cung cấp vũ khí cho quân
nổi loạn Afghanistan.
Với khu vực Trung C n Đông, Reagan đã tiến hành những biện pháp
nhằm giữ vững vị trí của mình ở vùng chiến lược quan trọng này (1).
“Học thuyết Reagan” mà người ta thường gọi là “Học thuyết chạy đua
vũ trang, khôi phục lại vị trí đứng đầu phía qn sự trên tồn thế giới” suốt
nhiệm kì I của Tổng thống Reagan (1980 - 1984) đã làm cho cuộc đối đầu Xô
- Mỹ thêm căng thẳng và tình hình thế giới thêm phức tạp.
Như v y, Reagan sử dụng những chính sách cứng rắn chống đối tồn
diện Liên Xơ: Vứt bỏ chỉ tiêu chuẩn bị chiến tranh “hai cuộc chiến tranh rưỡi”
và “một cuộc chiến tranh rưỡi” chuẩn “bị phản ứng linh hoạt mới” trên nhiều
mặt tr n với các hình thức và quy mô khác nhau; thực hiện việc đẩy nhanh vũ
trang nhằm phá thế cân bằng chiến lược quân sự với Liên Xô, khôi phục lại vị


14
trí đứng đầu về quân sự của Mỹ. Tối ngày 23/03/1983, trong buổi diễn văn
truyền hình trước cơng chúng Mỹ, Tổng thống Reagan nêu lên “kế hoạch
phòng ngự chiến lược”, “Biên giới trên cao”, (“Chiến tranh giữa các vì sao”SDI). Ý đồ của Reagan buộc Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang nhằm
làm sụp đổ nền kinh tế của Liên Xô. Thực ra Reagan làm như v y cũng gây
thiệt hại cho nước Mỹ.
Ở khu vực châu Á, Reagan chủ trương thực hiện chiến lược “quay lại
chiến tranh giành thế giới thứ ba với Liên Xô”, đẩy mạnh các hoạt động quân
sự, bảo vệ quyền lợi chiến lược quân sự của Mỹ. Mỹ đã mở rộng căn cứ quân

sự cũ và xây dựng căn cứ quân sự mới ở Philippin, Australia, Nam Triều
Tiên, Nh t Bản và Guam. Những căn cứ này cho phép lầu năm góc tăng
cường sự có mặt một cách linh hoạt mà khơng cần tăng số chun viên qn
sự Mỹ ở nước ngồi. Mỹ tích cực sử dụng viện trợ quân sự, kinh tế như một
công cụ quan trọng nhất trong đường lối đối ngoại của mình. Năm 1982,
chính quyền Reagan tăng chương trình viện trợ quân sự lên 30%. Dự trù ngân
sách tài chính năm 1982 - 1983 cho viện trợ quân sự là 4,5 tỉ USD, trong đó
tăng viện trợ quân sự cho Thailand, Philippines, Indonesia, Malaysia,
Singapore, Myanmar, Nam Triều Tiên tổng cộng là 338,6 triệu USD. Ngồi
ra, Mỹ cịn đưa các biện pháp nhằm sử dụng ảnh hưởng chính trị ngoại giao
và tiềm lực quân sự các nước đồng minh trong khu vực bảo vệ chiến lược của
Mỹ. Mỹ tăng cường hợp tác quân sự Mỹ - Nh t, yêu cầu Nh t tăng cường chi
phí qn sự, hồn thiện các lực lượng vũ trang và phải có nghĩa vụ bổ sung,
tham gia trực tiếp vào việc thực hiện mục tiêu kế hoạch của Mỹ. Với các nước
đồng minh khác như Thái Land, Singapore, Malaysia, Mỹ dùng mọi biện
pháp lôi kéo và thúc ép. Những hành động của Mỹ đã làm cho quan hệ quốc
tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới trở nên căng
thẳng, phức tạp.


15
1.2.2. Chính sách của Mỹ đối với Liên Xơ trước 1985
Trong thời kỳ (1980 - 1984), quan hệ Xô - Mỹ đã xấu đi một cách
nhanh chóng, những hy vọng của ban lãnh đạo Liên Xơ đã khơng có cơ sở.
Họ tưởng rằng sau cuộc v n động tranh cử thì thái độ cơng khai thù địch với
Liên Xơ của Reagan sẽ được thay thế bằng một thái độ tỉnh táo đối với quan
hệ hai nước. Nhưng Tổng thống Reagan nổi tiếng là người bảo thủ cứng rắn
và chống cộng quyết liệt. Khi bước vào Nhà Trắng, ngay l p tức Reagan theo
đuổi một đường lối đối ngoại chống Liên Xô rất cứng rắn, phục hồi vị thế
đang suy yếu của Mỹ trên trường quốc tế, đẩy lùi sự tiến công của Liên Xô,

trên mặt tr n đối ngoại được đưa lên thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách
đối ngoại của Reagan. Ở mọi nơi, mọi lúc, Nhà Trắng luôn mưu toan làm
thiệt hại cho Liên Xô, mọi vấn đề quốc tế đều được họ xem xét thông qua
lăng kính đối đầu với Matxcơva. Điều đó đã khiến cho chính sách đối ngoại
của Mỹ bị bó hẹp vào chủ nghĩa chống Liên Xô một cách thô bạo.
Trên thực tế, ngay sau khi lên cầm quyền, Reagan đã thực hiện việc
chạy đua vũ trang mạnh mẽ nhằm phá thế cân bằng về chiến lược quân sự với
Liên Xô, khôi phục vị trí đứng đầu về quân sự. Với một thái độ kiên định,
Reagan tuyên bố “chúng ta sẽ bắt đầu thực thi một kế hoạch phòng ngự trước
sự đe dọa ghê gớm của hệ thống tên lửa Liên Xô… chúng ta sẽ làm cho những
quả tên lửa đạn đạo chiến lược chưa kịp rơi xuống lãnh thổ của các nước
đồng minh của chúng ta thì đã bị huỷ diệt… Bằng sự nổ lực tập trung toàn
diện, xác định một kế hoạch nghiên cứu và phát triển lâu dài, chúng ta sẽ đạt
được mục tiêu cuối cùng của mình là loại bỏ mối đe doạ do hệ thống tên lửa
chiến lược gây ra” [60; 308]. Viện cớ Liên Xô đang cố tìm kiếm một ưu thế
đáng kể về quân sự so với những gì họ đã giành được theo Hiệp ước SALTII, tháng 3/1981, Reagan v n động Quốc hội Mỹ chấp nh n đưa mức gia tăng
chi phí quân sự trong 3 năm đầu cầm quyền của ông lên 40%, tức tăng thêm


16
5% so với mức tăng đã được Quốc hội chuẩn y trước đó. Reagan thu hồi
quyết định ngừng sản xuất bom Newtron và dự án chế tạo máy bay B-1, thúc
đẩy việc chuẩn bị triển khai tên lửa Pershing - II và tên lửa Cruise ở Tây Đức,
cho phép các nhà sản xuất vũ khí trong nước bán vũ khí ra nước ngoài ở mức
độ kỷ lục. Trong bài phát biểu ngày 18/11/1981, Tổng thống Reagan cho
rằng: ưu thế vũ khí hạt nhân của Liên Xơ cũng như việc tăng cường triển khai
loại vũ khí này ở châu Âu trong thời gian qua là sự đe doạ đối với Mỹ và các
nước đồng minh Tây Âu. Theo Reagan, để đối phó với mối đe dọa này, Mỹ
và các nước đồng minh cần phải thực hiện một chính sách ngăn chặn, cụ thể
là phải tạo mối đe dọa tương xứng với Liên Xơ. Điều này cũng có nghĩa, Mỹ

sẽ tăng cường chạy đua vũ trang hạt nhân. Reagan cũng cảnh báo rằng Mỹ và
các nước đồng minh NATO chỉ từ bỏ kế hoạch tăng cường lực lượng hạt nhân
ở châu Âu khi nào Liên Xô dỡ bỏ các hệ thống tên lửa đã lắp đặt ở các nước
Đông Âu dọc theo biên giới với Tây Âu.
Hành động đó của Tổng thống Reagan đã châm thêm dầu vào ngọn lửa
phản đối của người dân Tây Âu. Nhiều cuộc biểu tình chống chạy đua vũ
trang và triển khai tên lửa Pershing - II và Cruise liên tục diễn ra. Không thể
xem thường phản ứng của cơng lu n, chính quyền Reagan đã phải đi vào đối
thoại với Liên Xô, tuy không hăng hái và khơng thực sự có hiểu quả. Ngày
30/11/1981, tại Giơnevơ, Reagan buộc phải tiếp tục cuộc đàm phán về vũ khí
chiến lược mà ơng ta đã ra lệnh đình chỉ sau khi cầm quyền dù thực tâm
không tin vào tiến bộ của những cuộc đàm phán. Reagan đưa ra một đề nghị
mới mang tên “phương án O-O”. Nội dung của phương án này bao gồm:
“Mỹ sẽ từ bỏ kế hoạch triển khai các tên lửa Pershing-II và Cruise, đổi lại
Liên Xô phải tháo gỡ tất cả các tên lửa SS-20, loại bỏ các tên lửa SS-4 và SS5” [61; 328]. Tuy nhiên, đề nghị này đã bị Liên Xô khước từ, vì nó khơng đề
c p gì đến số tên lửa mà Anh, Pháp đang có trong kho của mình; mặt khác,


17
Liên Xô không muốn đem số tên lửa SS-20 đã được triển khai của mình ra
thương lượng với các tên lửa tầm trung chưa được triển khai. Ngồi ra,
Reagan cịn muốn thay hiệp ước SALT bằng hiệp ước START, vì theo
Reagan SALT thực chất là cuộc chạy đua vũ trang trá hình.
Năm 1982, quan hệ Xơ - Mỹ khá căng thẳng, “Cuộc thập tự chinh
chống chủ nghĩa cộng sản” do Reagan phát động đã được biểu hiện một cách
cụ thể. Ngày 26/01/1982, tại Giơnevơ đã diễn ra cuộc hội đàm giữa hai Ngoại
trưởng Hâygơ và Grômưcô. Hai bên đã thảo lu n nhiều vấn đề kể cả việc hạn
chế vũ khí hạt nhân, tình hình Trung Đơng, miền Nam châu Phi, châu Á và
các khu vực khác. Về vấn đề hạn chế vũ khí hạt nhân tại châu Âu, hai bên đã
ghi nh n sự khác biệt mang tính nguyên tắc, vì v y đã thoả thu n rằng hai

phái đoàn đại biểu trong đàm phán tại Giơnevơ sẽ tiếp tục đàm phán thêm về
vấn đề đó. Tuy nhiên, qua hai cuộc gặp gỡ đã cho thấy phía Mỹ chưa săn sàng
bàn về vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược nói chung. Chính Hâygơ đã tun bố
rằng: “…mục đích của cuộc hội đàm này không phải là nhằm cải thiện quan
hệ Xô - Mỹ hay quan hệ Đông - Tây nói chung, mà là phía Mỹ có điều kiện
nói lên quan điểm của mình một cách thật rõ ràng về các vấn đề nóng bỏng,
trước hết là bày tỏ sự lo ngại của phía Mỹ trước tình hình diễn ra tại Ba Lan”
[45; 957]. Vào đầu tháng 2/1982, khi Reagan công bố quyết định sản xuất trên
quy mô lớn một loại hơi độc làm tê liệt thần kinh, Matxcơva đã lên án một
cách rất gay gắt. Đầu tháng 5/1982, sau khi đã trì hỗn rất lâu, chính quyền
Mỹ đã soạn thảo xong đề nghị về vấn đề SALT và chuẩn bị cơng bố, đó là
một “động thái tun truyền” nhằm “xoa dịu dư luận”; ngày 9/5/1982,
Reagan đã phát biểu tại thị trấn Inrica (bang Ilinois), trong bài diễn văn đó,
Reagan đã trình bày đề nghị mới về hạn chế vũ khí chiến lược: Hai siêu
cường sẽ giảm số lượng đầu đạn hạt nhân từ 7000 xuống còn 5000 và chỉ
2500 trong số này được phép gắn vào các tên lửa đặt trên đất liền, mỗi bên chỉ


18
được phép có 850 tên lửa đạn đạo. Như v y, theo đề nghị đó Liên Xơ sẽ phải
huỷ 2/3 số tên lửa của mình, trong lúc Mỹ chỉ phải huỷ phần nửa. Rõ ràng, đề
nghị đó thể hiện tính chất ngoan cố của Mỹ, nghĩa là về thực chất, l p trường
có tính ngun tắc của Mỹ khơng có gì thay đổi. Những đề nghị của Reagan
chỉ có tính chất đơn phương, nhằm phá hoại sức mạnh hạt nhân của Liên Xơ.
Nếu đề nghị đó được thực hiện thì lực lượng chiến lược của Mỹ sẽ trội hơn
của Liên Xơ 1,5 lần. Nếu tính số đầu đạn trên các tên lửa đó thì Mỹ cịn trội
hơn 3 lần. Ngồi ra, các đề nghị của Mỹ không hề đụng chạm đến kế hoạch
tái vũ trang của họ và như v y có nghĩa là cuộc chạy đua vũ trang sẽ được đẩy
mạnh theo hướng có lợi cho Mỹ. Đề nghị này của Reagan bị cơng lu n thế
giới chỉ trích rất dữ dội, vì nó cho thấy Mỹ khơng thực tâm muốn giải trừ vũ

khí. Ngay tại Mỹ, tỉ lệ người ủng hộ tăng ngân sách quốc phòng giảm từ 71%
năm 1980 xuống cịn 17% tháng 10/1982.
Về phía Liên Xơ, từ nửa sau th p niên 70 của thế kỷ XX, Liên Xơ lâm
vào tình trạng khó khăn về nhiều mặt. Trong đó, biểu hiện nổi b t nhất là kinh
tế rơi vào tình trạng đình trệ, tăng trưởng kinh tế bắt đầu lộ rõ xu thế suy giảm
với biên độ lớn, mức sống của người dân giảm sút. Đồng thời với việc đó, nạn
sùng bái cá nhân thịnh hành; tầng lớp lãnh đạo lão hóa và thiếu sức sống; tệ
nạn tham ô, hối lộ lan tràn trong cả nước và đã ăn sâu vào tầng lớp lãnh đạo
tối cao. Liên Xô như một “đầm nước tù”, tư tưởng bất mãn xã hội khơng
ngừng gia tăng, khủng hoảng lịng tin dần trở nên nghiêm trọng. Về vấn đề
đối ngoại, Liên Xơ cũng rơi vào tình trạng khó khăn, các nước đồng minh
trong phe XHCN có nguyện vọng thốt khỏi sự khống chế của Liên Xô, đây
là thách thức to lớn đối với Liên Xơ. Giới lãnh đạo bắt đầu có vấn đề về mặt
tư duy trong đó thể hiện rõ tính bảo thủ. Điều đó cản trở họ vạch ra một
đường lối đối ngoại đủ linh hoạt đáp ứng những thay đổi mau chóng trên
trường quốc tế. Mặt khác, có thể do giới lãnh đạo Liên Xô quá tin tưởng rằng


19
tình trạng bất đồng giữa người dân và giới cầm quyền ở các nước Tây Âu
quanh chiến lược hạt nhân của Mỹ sẽ còn kéo dài và sự chia rẽ này sẽ mang
lại cho Liên Xô nhiều thu n lợi hơn so với bất cứ một hiệp ước nào về kiểm
sốt vũ khí mà chính phủ có thể chấp nh n. Bên cạnh đó, phương sách mà
chính phủ Liên Xơ dùng để đối phó với tổ chức cơng đồn đồn kết ở Ba Lan
trong những năm đầu th p niên 80 đã khơng tạo được cảm tình của dư lu n
phương Tây. Trong bối cảnh trên, nhiều sáng kiến của chính phủ Liên Xơ đã
khơng mang lại kết quả như mong muốn.
Năm 1983, quan hệ Xô - Mỹ tiếp tục xấu đi. Đây có lẽ là mức xấu nhất
kể từ khi bắt đầu có “Chiến tranh lạnh”. Tình hình thế giới nói chung cũng
rất căng thẳng nguy cơ chiến tranh đã tăng lên. Đó là hệ quả tất yếu của việc

chính quyền Reagan muốn giành ưu thế về quân sự với Liên Xơ, hịng thay
đổi tương quan lực lượng trên trường quốc tế theo hướng có lợi cho phương
Tây. Chính quyền Mỹ ra sức chuẩn bị cơ sở v t chất nhằm thực hiện mục tiêu
trên, trước tiên là tăng cường và hiện đại hóa các loại vũ khí tên lửa hạt nhân
và vũ khí thơng thường, kể cả các loại vũ khí để giáng những địn đầu tiên.
Ngày 23/3/1983, Reagan đẩy cuộc chạy đua vũ trang lên một quy mô lớn
chưa từng thấy. Đây là một kế hoạch mang tính phịng ngự, nâng cao khả
năng qn sự của Mỹ đã được người Mỹ nói tới một cách hình tượng là kế
hoạch “chiến tranh giữa các vì sao”. Reagan đã khơng ngừng tìm cách ngụy
trang cho kế hoạch này “Tơi đề nghị ra cái kế hoạch này không phải để tiến
hành chiến tranh mà là để giữ gìn hịa bình, không phải để báo thù, trả đũa
mà để cho người ta có cái để trơng chờ, hi vọng” [60; 309]. Reagan nhấn
mạnh rằng chỉ khi Mỹ có nhiều vũ khí hạt nhân hơn đối thủ thì mới thực hiện
được chính sách ngăn chặn; Liên Xô đang chiếm ưu thế về vũ khí hạt nhân và
sự mất cân đối này buộc Mỹ phải triển khai các loại vũ khí mới. Reagan đã
thuyết phục được Quốc hội chấp thu n và thông qua kế hoạch này với 26,5 tỷ


×