Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

21,22 ôn tập tự sự dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.68 KB, 9 trang )

ÔN TẬP CÁC TÁC PHẨM TỰ SỰ DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Củng cố các kiến thức về các tác phẩm tự sự dân gian đã học trong chủ đề 1.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự
- Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự
3. Thái độ:
- Có tình cảm trân trọng, tự hào về VHDG Việt Nam.
- Biết rút ra những bài học phù hợp với nội dung của từng tác phẩm ôn tập.
4. Năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tư duy, phản biện
- Năng lực giao tiếp
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên
Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, giáo án.
2. Học sinh
SGK, vở ghi, vở soạn
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Tiết 21:
1. Ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong giờ học
3. Nội dung ôn tập
* Khởi động: 7p
Tổ chức cho HS chơi trị chơi đốn ý đồng đội để đốn các từ khóa về chủ đề tự sự dân
gian:
- Một HS diễn tả từ khóa bằng lời hoặc động tác (nếu nhắc đến chữ trong từ khóa thì
tính phạm quy)
- Các HS khác đốn từ khóa (xung phong để phát biểu)


Từ nội dung các từ khóa, GV dẫn dắt vào bài.
* Hoạt động luyện tập, ôn tập
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Ôn tập kiến thức cơ I. Bài tập trắc nghiệm:
bản thông qua bài tập trắc Đáp án:
nghiệm (20p)
1. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
1. A
6. D
- HS làm việc cá nhân, làm 2. A
7. C
BT trắc nghiệm trong PHT
3. C
8. D
- GV gọi 3 HS lên bảng làm 4. B
9. A
BT
5. C
10. A
- Tổ chức chữa BT, trong
quá trình chữa BT có yêu 2. Truyện ADV và Mị Châu, Trọng Thủy


cầu HS lí giải phương án lựa
chọn.
- Chấm điểm cho HS

1. B
2. B

3. A
4. D
5. B
3. Tấm Cám
1. C
2. C
3. A
4. D
5. B

6. A
7. C
8. C
9. C
10. C

6. B
7. B
8. B
9. D
10. C

HĐ 2: Luyện tập tóm tắt văn II. Bài tập sắp xếp ý
bản tự sự đã học thông qua Đáp án:
bài tập sắp xếp các ý (15p)
1: b-i-a-d-f-g-c-e-h
2: d-g-b-a-h-i-c-e-f
- GV chia 4 nhóm
+ Nhóm 1,3: Làm ý 1
+ Nhóm 2,4: Làm ý 2

Thời gian thảo luận: 5p
- Đại diện các nhóm lên
bảng làm bài.
- GV tổ chức chữa BT II.
* Củng cố, dặn dò: 2p
- Ý nghĩa của 3 văn bản tự sự đã học trong chủ đề 1
- Học bài, nắm nội dung cơ bản, hoàn thiện các BT đã chữa trên lớp vào vở ghi
- Chuẩn bị: Lập dàn ý cho 2 đề bài trong BT 3 (PHT)
Tiết 22:
1. Ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong giờ học
3. Nội dung ôn tập
* Giới thiệu bài: 1p
* Hoạt động luyện tập: 40p
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Đề bài:
Đề 1:
Anh/Chị hãy hóa thân vào nhân Truyện kể cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:
vật Tấm kể lại truyện Tấm Cám a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự
với một kết thúc khác bản kể Mở bài giới thiệu được bản thân (nhập vai), Thân bài kể
trong sách giáo khoa Ngữ văn được các sự việc chi tiết của truyện, Kết bài nêu được
10.
cảm nghĩ của bản thân.


- GV gọi 02 HS lên bảng lập
dàn ý (đã chuẩn bị ở nhà),
kiểm tra dàn ý đã chuẩn bị ở
nhà của các HS còn lại.

- Tổ chức chữa bài trên bảng.
- GV lưu ý một số yêu cầu cơ
bản đối với bài văn.

b. Xác định đúng yêu cầu đề bài:
Kể chuyện Tấm Cám theo ngôi kể Tấm; sáng tạo kết
thúc khác với bản kể của sách giáo khoa.
c. Triển khai cốt truyện
HS cần đảm bảo kể được cốt truyện hoàn chỉnh với các
sự việc chi tiết tiêu biểu theo ngơi kể Tấm.
* Hóa thân vào nhân vật Tấm để giới thiệu bản thân
* Tấm kể về hoàn cảnh xuất thân của mình.
- Thuở nhỏ, ta sớm mồ cơi cha mẹ, sống cùng dì ghẻ và
đứa em cùng cha khác mẹ là Cám.
- Ta bị hai người đó hắt hủi, và bắt nạt, phải làm lụng
vất vả suốt ngày.
* Tấm kể về cuộc đời mình trước khi làm hồng hậu.
- Ta bị Cám lừa dối, trút hết giỏ tép bắt được để cướp
lấy chiếc yếm đào. Trong lúc buồn khổ, ta đã khóc,
được bụt hiện lên tặng cho con cá bống. Ta yêu quý và
xem cá bống như một người bạn, tâm sự những lúc vui
buồn.
- Mẹ con Cám lừa ta đi chăn trâu ở cánh đồng xa, ở nhà
làm thịt cá bống. Ta buồn khóc, bụt lại hiện lên mách ta
chôn xương bống vào bốn chân giường. Ta ngạc nhiên
nhưng vẫn làm theo.
- Mẹ con Cám không muốn cho ta đi xem hội, họ trộn
thóc lẫn gạo bắt ta ở nhà nhặt. Ta uất hận mà khóc, bụt
hiện lên, sai đàn chim sẻ xuống nhặt hộ, nói ta đào bốn
chân giường lên có quần áo đẹp, giày và ngựa để đi dự

hội. Ta sung sướng vô cùng.
- Đến nơi, ta đánh rơi chiếc hài và được phụ vương các
con nhặt được, từ đó ta trở thành hồng hậu. Ta ngỡ
ngàng, ngạc nhiên sung sướng, không tin vào sự thực.
Mẹ con Cám thì hằn học và vơ cùng tức giận.
* Tấm kể về cuộc đời sau khi làm hoàng hậu.
- Ở hồng cung, ta được hồng thượng vơ cùng u
thương, sủng ái
- Đến ngày giỗ cha, ta trở về nhà. Bị mẹ con Cám dụ
trèo lên cây cau sau đó họ ở dưới chặt gốc làm ta rơi
xuống sông, chết một cách tức tưởi. Cám lên thay ta
làm hoàng hậu
- Quá uất ức và không cam chịu số phận, ta đã hóa
thành chim vàng anh để vừa được ngày ngày hót vui
bên chồng, vừa để chứng minh cho mẹ con cám sự tồn
tại của linh hồn mình.
- Mẹ con Cám độc ác giết chết chim vàng anh, ta lại hóa
thành cây xoan đào để ngày ngày được tỏa bóng mát
cho chồng, mẹ con Cám độc ác đem chặt cây làm khung


cửi.
- Khơng thể chịu đựng được thêm, ta hóa thành con ác
trên khung cửi chính thức tuyên chiến với mẹ con Cám.
Mẹ con chúng đuổi cùng giết tận, đem đốt khung cửi.
- Biết không thể dùng cách này, ta nghĩ ra một kế lâu
dài. Thấy chồng mình hay dừng chân uống nước tại
quán của một bà lão, ta hóa thành quả thị, ngày ngày
bước ra quét dọn, nấu cơm cho bà, mong một ngày
được đoàn tụ cùng chồng

- Cuối cùng trời khơng phụ lịng người. Nhà vua đã
nhận ra ta qua cánh trầu têm cánh phượng, đón ta trở lại
cung. Ta mừng rỡ khơn xiết, tình nghĩa vợ chồng được
hàn gắn, những cố gắng, nỗ lực, sự hi sinh, sự đấu tranh
kiên cường bao lâu nay của ta đã được đền đáp.
* Sự trừng phạt của Tấm đối với mẹ con Cám (sáng tạo
kết thúc khác với bản kể SGK)
- Khi ta trở về, mẹ Cám vơ cùng bàng hồng và sợ hãi.
Cám thấy ta trở nên xinh đẹp hơn ngỏ ý muốn được
trắng đẹp như ta.
- Trước lời đề nghị của Cám, ban đầu, ta có ý định cho
Tấm dội nước sôi lột da để cho trắng đẹp, sau đó đem
làm mắm gửi về cho dì ghẻ ăn.
- Tuy nhiên, sau đó ta đã nghĩ lại, dù họ đối xử với ta
một cách cay nghiệt, độc ác nhưng dù sao họ cũng đã
từng nuôi ta, cho nên ta quyết định cho họ đi đầy ra
biên ải để trả giá cho lỗi lầm
- Thế nhưng vì quá xấu hổ và hối hận hai mẹ con họ đã
tự tử.
* Nêu cảm nghĩ của bản thân trong vai Tấm, rút ra bài
học:
- Tấm tự suy nghĩ về cuộc đời mình.
- Tấm đưa ra bài học dạy dỗ con cháu: Hạnh phúc có
ngay ở chốn nhân gian, phải kiên cường, dũng cảm đấu
tranh chống lại cái xấu, cái ác giành lấy và giữ lấy hạnh
phúc thuộc về mình. Biết sống lương thiện vì ở hiền gặp
lành, ác giả ác báo.
d. Chính tả, ngữ pháp
Bài làm khơng mắc q nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo

Thể hiện trí tưởng tượng phong phú; lựa chọn và sắp
xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt
giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.
GV yêu cầu HS về nhà hoàn Đề 2: BTVN
thiện bài văn theo dàn ý đã lập


trên lớp, thực hiện lập dàn ý
cho đề 2.
* Củng cố, dặn dò: 2p
- Kĩ năng viết văn tự sự
- Hoàn thiện bài tập về nhà
- Chuẩn bị bài mới: Rèn kĩ năng viết đoan văn NLXH
PHIẾU HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 10
ÔN TẬP CÁC TÁC PHẨM TỰ SỰ DÂN GIAN
I. Bài tập trắc nghiệm:
1. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
Câu 1: Hành động nào của Đăm Săn thể hiện tính cộng đồng ?
A. Gọi dân làng theo mình
B. Đăm Săn mộng thấy ông trời.
C. Gọi Mtao Mxây múa dao.
D. Đăm săn cúng thần linh.
Câu 2: Vật nào sau đây trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây được xem là thần kì?
A. Chày
B. Cồng Hlong
C. Miếng trầu
D. Khiên
Câu 3: Trong đoạn trích Chiến thắng Mtao- Mxây tác giả dân gian dành nhiều câu miêu tả
cảnh ăn mừng chiến thắng hơn cảnh đổ máu trong giao tranh là vì:
A. Họ khơng có mặt ở đó vì bận lao động sản xuất.

B. Họ không am hiểu cách giao chiến giữa hai tù trưởng.
C. Họ xem trọng cuộc sống thịnh vượng no đủ, sự lớn mạnh của cộng đồng.
D. Họ không xem trọng cuộc giao tranh vì họ biết chắc tù trưởng của họ sẽ thắng.
Câu 4: Tại sao Đăm Săn lại không nhân cơ hội đâm lén Mtao Mxây?
A.Vì sợ võ nghệ của Đăm Săn
B.Vì Đăm Săn trọng danh dự
C. Vì dân làng Mtao Mxây ngăn cản
D.Vì khơng có thời cơ thích hợp
Câu 5: Sau khi ăn miếng trầu của Hơ-Nhị quăng cho thì Đăm săn như thế nào?
A. Chàng múa khiên đẹp hơn
B. Chàng trở nên nhanh nhẹn hơn
C. Sức chàng tăng lên gấp bội
D. Chàng càng mạnh mẽ hơn
Câu 6: Hành động nào trong những câu sau khơng nói về MtaoMxây?
A. Dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo.
B. Vung dao chém phập một cái nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.
C. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
D. Chạy vun vút qua phía đơng, vun vút qua phía tây.
Câu 7: Trong trận đánh với MtaoMxây, Đăm săn đã làm gì mới hạ được hắn?
A. Dùng cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan hồn của chàng đâm hắn.
B. Dùng một cái chày mòn ném vào vành tai hắn.
C. Dùng một cái chày mòn ném vào cánh tay hắn.
D. Dùng cái cối xay ném vào vành tay hắn.


Câu 8: Trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, vai trị của nhân vật ơng Trời trong cuộc
chiến của Đăm Săn là:
A.Góp phần hạn chế sức mạnh của kẻ thù đối nghịch với người anh hùng.
B. Người giúp đỡ các nhân vật hiền lành, lương thiện trong lúc gian nan.
C. Thể hiện uy lực của thần linh trong việc quyết định những chiến thắng của nhân vật anh

hùng.
D. Cố vấn, phù trợ cho nhân vật anh hùng.
Câu 9: Hành động nào trong những câu sau khơng nói về Đăm săn?
A. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đơng.
B. Chạy vun vút qua phía đơng, vun vút qua phía tây.
C. Một lần xốc tới vượt một đồi tranh.
D. Múa trên cao như gió bão, múa dưới thấp như gió lốc.
Câu 10: Nhân vật Đăm Săn được miêu tả chủ yếu bằng thủ pháp nghệ thuật nào ?
A. So sánh, phóng đại
B. So sánh, nhân hố
C. Ẩn dụ, so sánh
D. Ẩn dụ, phóng đại
2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đặc trưng của thể loại truyền thuyết :
A. Là tác phẩm trữ tình dân gian viết bằng văn vần.
B. Có sự đan xen giữa yếu tố cốt lõi lịch sử và yếu tố hoang đường kì ảo.
C. Miêu tả người anh hùng bằng biện pháp so sánh, phóng đại.
D. Ln bắt đầu bằng cụm từ "Ngày xửa ngày xưa..."
Câu 2: An Dương Vương đã làm những gì để xây được thành Cổ Loa?
A. Mời nhiều thợ giỏi giúp xây thành
B. Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần, ra tận Cửa Đơng đón Rùa Vàng
C. Chủ động tìm gặp Rùa Vàng để hỏi cách xây thành cao rộng
D. Tham khảo cách xây thành của Triệu Đà
Câu 3: An Dương Vương đã mắc những sai lầm nào?
A. Mất cảnh giác trước kẻ thù, chủ quan, khinh địch
B. Không gả Mị Châu cho con trai của kẻ thù
C. Chém đầu Mị Châu và đi theo Rùa Vàng
D. Không giữ nỏ thần nên đã bị kẻ thù đánh tráo.
Câu 4: Hành động tự tay chém đầu Mị Châu của An Dương Vương thể hiện điều gì?
A. Mị Châu một lịng trung thành với vua cha nhưng bị lừa dối.

B. An Dương Vương không coi Mị Châu là con gái vì Mị Châu đã phản bội lại vua cha.
C. An Dương Vương luôn tôn trọng lời của Rùa Vàng
D. Sự kiên quyết, nghiêm khắc trừng phạt kẻ có tội với đất nước của An Dương Vương
Câu 5: Dịng nào sau đây nói đúng về nhân vật Mị Châu:
A. Mị Châu đã phản bội lại vua cha, bỏ trốn khỏi Âu Lạc vì quá yêu Trọng Thủy
B. Mị Châu là cô gái ngây thơ, cả tin, đặt tình cảm vợ chồng lên trên nghĩa vụ của một cơng
dân với đất nước.
C. Mị Châu một lịng thủy chung với Trọng Thủy, đáng được ca ngợi.
D. Mị Châu đã làm trịn bổn phận của một cơng dân với đất nước nên khi chết đã hóa thành
ngọc trai.
Câu 6: Chi tiết máu của Mị Châu chảy xuống biển thành Ngọc nói lên điều gì ?
A. Minh chứng cho tấm lòng trong trắng, ngây thơ của Mị Châu
B. Ngợi ca tình yêu và sự thủy chung của Mị Châu


C. Bênh vực cái chết oan uổng của Mị Châu
D. Lên án hành động tàn nhẫn của An Dương Vương
Câu 7: Dịng nào dưới đây nói đúng nhất về nhân vật Trọng Thủy:
A. Trọng Thủy yêu Mị Châu nên đã đề nghị vua cha cầu hòa để sang Âu Lạc cầu hơn Mị Châu.
B. Trọng Thủy đã lợi dụng tình yêu của Mị Châu để tìm cơ hội giết chết An Dương Vương
C. Trọng Thủy vừa là kẻ thù gây ra bi kịch của An Dương Vương và Mị Châu, vừa là nạn nhân
của chiến tranh xâm lược.
D. Trọng Thủy lao đầu xuống giếng tự tử là do đã phản bội lại vua cha.
Câu 8: Bài học rút ra từ truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
là:
A. Không nên làm điều ác
B. Cần thủy chung trong tình u
C. Đặt lợi ích chung của quốc gia, dân tộc lên trên tình cảm cá nhân
D. Đừng quá tin vào thần linh
Câu 9: Hình ảnh nào khơng phải là yếu tố hoang đường trong tác phẩm Truyện An Dương

Vương và Mị Châu, Trọng Thủy:
A. Máu của Mị Châu hóa thành ngọc trai, xác Mị Châu hóa thành ngọc thạch
B. An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển
C. Thành Cổ Loa cao rộng, chắc chắn
D. Nỏ thần
Câu 10: Hình ảnh "ngọc trai-giếng nước" có ý nghĩa gì ?
A. Ngợi ca tình u chung thủy, son sắt .
B. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu.
C. Biểu trưng cho một mối oan tình được hóa giải.
D. Biểu trưng cho một bi kịch tình u.
3. Tấm Cám
Câu 1: Truyện cổ tích thần kỳ khơng có đặc điểm nào sau đây:
A. Kể về số phận những con người bé nhỏ.
B. Thể hiện ước mơ, khát vọng về cơng bằng hạnh phúc.
C. Giải thích đặc điểm của một số con vật trong thế giới loài vật.
D. Có sự tham gia của các yếu tố hoang đường kỳ ảo.
Câu 2: Đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì là gì?
A. Phản ánh q trình dựng nước và giữ nước trong lịch sử.
B. Phản ánh những sự kiện lớn của cộng đồng, thường kết thúc có hậu.
C. Có sự tham gia của các yếu tố thần kì, kết cấu truyện tương đối thống nhất, thường kết thúc
có hậu.
D. Kết cấu truyện tương đối thống nhất, thường kết thúc có hậu
Câu 3: Truyện nào dưới đây khơng phải là truyện cổ tích:
A. Đẽo cày giữa đường
B. Thạch Sanh
C. Sọ Dừa
D. Sự tích trầu cau
Câu 4: Động cơ nào dẫn đến sự tàn nhẫn, độc ác của mẹ con Cám ngày càng tăng?
A. Muốn tranh giành tài sản của bố Tấm để lại và bắt Tấm làm kẻ ở trong nhà.
B. Muốn tranh giành tất cả những gì thuộc về Tấm

C. Muốn tiêu diệt Tấm đến cùng để tranh giành tài sản


D. Muốn tranh giành tất cả nhhững gì thuộc về Tấm và tiêu diệt Tấm đến cùng
Câu 5: Tiếng khóc của Tấm ở phần đầu truyện nói lên điều gì về ý thức phản kháng của
nhân vật:
A. Yếu ớt, kém cỏi.
B. Yếu đuối, thụ động.
C. Âm thầm, bền bỉ.
D. Mạnh mẽ, quyết liệt.
Câu 6: Mâu thuẫn gia đình được xây dựng trong truyện cổ tích Tấm Cám là mâu thuẫn
giữa:
A. Chủ và Tớ
B. Dì ghẻ và Con chồng
C. Anh chị cả và Em út
D. Người xinh đẹp và Kẻ xấu xí
Câu 7: Mâu thuẫn xã hội được phản ánh trong truyện Tấm Cám là mâu thuẫn giữa:
A. Tài năng và Sự ngu dốt
B. Thiện và Ác
C. Địa vị cao sang và Người thấp hèn
D. Kẻ giàu và Người nghèo
Câu 8: Sự biến hóa của Tấm thể hiện điều gì?
A. Nhân dân ước mơ con người được bất tử
B. Sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác
C. Khẳng định con người có năng lực phi thường
D. Sự độc ác tột cùng của mẹ con Cám
Câu 9: Khi Tấm bị giết, không thấy Bụt hiện lên giúp Tấm nữa. Tác giả dân gian muốn nói
điều gì?
A. Khơng ai giúp đỡ suốt đời
B. Bụt khơng có khả năng giúp đỡ trong hoàn cảnh này

C. Mẹ con Cám quá độc ác
D. Con người phải tự đấu tranh để giành hạnh phúc
Câu 10: Đâu không phải nét đặc sắc nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám:
A. Ngơn ngữ giản dị, gần gũi với đời sống
B. Xây dựng nhiều hình ảnh mang tính thẩm mĩ cao
C. Nhiều câu văn so sánh, phóng đại
D. Mơ típ chung của truyện cổ tích: Mở đầu bằng cụm từ "ngày xửa ngày xưa...", đề tài con
mồ côi.
II. Sắp xếp các ý sau để tạo thành bản tóm tắt các tác phẩm
1. Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
a. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đã chiến thắng quân xâm lược Triệu Đà, Đà bèn xin cầu
hòa.
b. An Dương Vương khi xây thành Cổ Loa, xây tới đâu, thành đổ tới đó, nhờ có thần Kim Quy
giúp đỡ mới xây xong.
c. Trọng Thủy theo dấu lơng ngỗng mà tìm thấy xác Mị Châu liền đưa Mị Châu về táng ở Loa
Thành.
d. Triệu Đà tìm cách cầu thân cho con trai với Mị Châu. Khi lấy được lòng tin của Mị Châu,
Trọng Thủy đã hỏi nàng về bí mật của nỏ thần. Sau đó, Trọng Thủy lấy cớ về thăm cha rồi
đánh tráo nỏ thần.
e. Khơng bao lâu sau, vì thương nhớ Mị Châu, Trọng Thủy lao đầu xuống giếng tự tử.


f. Triệu Đà đem quân tiến đánh nước Âu Lạc một lần nữa. Giặc đến chân thành nhưng An
Dương Vương vẫn thản nhiên ngồi chơi cờ. Khi giao chiến, nỏ thần không phát huy tác dụng
như trước khiến nước Âu Lạc thua trận.
g. An Dương Vương phải đưa Mị Châu chạy trốn về phía biển Đơng. Qn giặc đuổi theo, vua
được thần Kim Quy báo cho rằng giặc ngồi ngay sau lưng, liền rút kiếm chém chết Mị Châu.
h. Người đời sau nhặt được ngọc trai (tương truyền do máu Mị Châu hóa thành) đem rửa nước
giếng nơi Trọng Thủy tự tử thì ngọc càng thêm sáng.
i. Trước khi từ biệt, thần có tặng cho An Dương Vương một chiếc móng dặn làm thành nỏ

thần. Nỏ được làm xong, bắn bách phát bách trúng.
2. Tấm Cám
a. Đến ngày hội làng, mẹ con Cám trộn lẫn thóc và gạo bắt Tấm nhặt xong mới được đi xem
hội. Tấm khóc, Bụt sai đàn chim sẻ nhặt giúp, chỉ cho Tấm cách có quần áo và hài đẹp để đi
hội. Sau đó, Tấm nên duyên vợ chồng với nhà vua, được vua rước vào cung làm hồng hậu.
b. Tấm ni cá bống, mẹ con Cám lừa cho Tấm đi chăn trâu đồng xa để giết cá bống. Tấm
khóc, Bụt hiện lên giúp tìm xương cá bống.
c. Tấm hóa thành cây xoan đào, tỏa bóng mát cho vua nằm võng, Cám chặt cây xoan đào làm
khung cửi.
Tấm hóa thân trong khung cửi, cất tiếng chửi rủa Cám. Mẹ con Cám đốt khung cửi, đổ tro thật
xa.
d. Giới thiệu: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm hiền lành, chăm chỉ, do mồ
cơi nên ở với dì ghẻ và Cám, thường xuyên bị đối xử bất công. Cám luôn được mẹ cưng chiều.
e. Tấm hóa thân thành quả thị, trở thành con gái bà lão hàng nước. Nhà vua đi qua, thấy miếng
trầu têm cánh phượng đã nhận ra vợ mình và đưa Tấm hồi cung.
f. Cám hỏi Tấm cách để xinh đẹp, Tấm sai quân lính đào hố, bảo Cám xuống hố và sai qn
lính dội nước sơi, Cám chết, mụ dì ghẻ cũng chết.
g. Hai chị em đi bắt tép, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ nhưng bị Cám lừa trút hết giỏ tép.
Tấm khóc, Bụt giúp cho cá bống đem về nuôi.
h. Tấm về giỗ cha, mẹ con Cám xui Tấm trèo cau và ở dưới chặt gốc cau, Tấm chết, Cám vào
cung thay Tấm làm hoàng hậu.
i. Tấm hóa thành chim vàng anh, ngày ngày quấn quýt bên vua, mẹ con Cám tìm cách giết
chim.
III. Viết văn tự sự:
1. Anh/Chị hãy hóa thân vào nhân vật Tấm kể lại truyện Tấm Cám với một kết thúc khác bản
kể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10.
2. Anh/chị hãy hóa thân vào nhân vật Đăm Săn để kể lại cuộc quyết đấu với Mtao - Mxây.




×