Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

thi hoc ki 2sinh 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.42 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT HỒNG ĐỨC (Đề thi gồm 03 trang). ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: SINH HỌC Lớp 12– Ban Cơ bản Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 132. Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế: A. Nguyên sinh B. Thứ sinh C. Liên tục D. Phân hủy Câu 2: Chuồn chuồn, ve sầu… có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè, nhưng rất ít vào các tháng mùa đông, thuộc dạng biến động nào? A. Không theo chu kì B. Theo chu kì ngày, đêm C. Theo chu kì mùa D. Theo chu kì tháng Câu 3: Có mấy dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật? A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 4: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế? A. Hệ sinh thái biển B. Hệ sinh thái thành phố C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới D. Hệ sinh thái nông nghiệp Câu 5: Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây? A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn quần xa D. Quan hệ giữa các loài trong quần xa Câu 6: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ: A. Giữa thực vật với động vật. B. Dinh dưỡng. C. Động vật ăn thịt và con mồi. D. Giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Câu 7: Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ: A. Vật chủ- kí sinh. B. Con mồi- vật dữ. C. Cỏ- động vật ăn cỏ. D. Tảo đơn bào, giáp xác, cá trích. Câu 8: “ Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi” là đặc điểm của mối quan hệ: A. Kí sinh B. Cạnh tranh C. Hợp tác D. Cộng sinh Câu 9: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái và khoảng thuận lợi về nhân tố nhiệt độ là: A. 15,6 – 420C và 20 – 250C B. 5,6 – 420C và 20 – 350C C. 15,6 – 420C và 20 – 350C D. 5,6 – 420C và 20 – 250C.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 10: Sinh vật có khả năng phân bố rộng trong trường hợp nào: A. Khoảng chống chịu rộng B. Khoảng thuận lợi rộng C. Điểm gây chết thấp D. Ổ sinh thái rộng Câu 11: Khi đánh bắt cá trong hồ, người ta đánh bắt được rất nhiều cá ở giai đoạn con non. Theo em, ban quản lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản? A. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái tre B. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái C. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên D. Tăng cường đánh bắt vì quần thể đang ổn định Câu 12: Nghiên cứu một quần thể chim cánh cụt ở Bắc Cực có 2000 cá thể, người ta nhận thấy: tỉ lệ sinh hàng năm khoảng 4,5% và tỉ lệ tử hàng năm khoảng 1,25%. Sau thời gian 2 năm, kích thước quần thể sẽ đạt được là: A. 2097 cá thể B. 2132 cá thể C. 2065 cá thể D. 2130 cá thể Câu 13: Rừng mưa nhiệt đới phân bố theo kiểu nào? A. Hỗn hợp nhiều kiểu B. Theo chiều ngang và thẳng đứng C. Theo chiều thẳng đứng D. Theo chiều ngang Câu 14: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xa thể hiện: A. Độ thường gặp B. Sự phổ biến C. Độ nhiều D. Độ đa dạng Câu 15: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể C. Các cá thể cạnh tranh gay gắt giành nguồn sống. D. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Quan hệ cạnh tranh càng gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng B. Quan hệ cạnh tranh dẫn đến làm thay đổi mật độ phân bố của các cá thể trong quần thể C. Cạnh tranh thường xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao D. Cạnh tranh không phải là đặc điểm thích nghi của quần thể Câu 17: Tập hợp sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật? A. Những con chim hải âu sống trên đảo Hoàng Sa B. Những con gà nhốt trong lồng ở một góc chợ C. Những con cá trong đầm D. Những con công đực ở vườn bách thú Câu 18: Đặc trưng nào có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi? A. Nhóm tuổi B. Mật độ cá thể C. Kích thước của quần thể D. Tỉ lệ giới tính Câu 19: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây thường có sinh khối lớn nhất? A. Sinh vật sản xuất B. Động vật ăn thực vật C. Động vật ăn thịt D. Sinh vật phân hủy.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 20: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: A. Châu chấu và sâu B. Rắn hổ mang và chim chích C. Rắn hổ mang D. Chim chích và ếch xanh Câu 21: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ: A. Vật ăn thịt – con mồi B. Hội sinh C. Ức chế – cảm nhiễm D. Cạnh tranh Câu 22: Trong tự nhiên, kiểu phân bố nào thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều? A. Phân bố theo nhóm B. Phân bố ngẫu nhiên C. Phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên D. Phân bố đồng đều Câu 23: Trong các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xa sau đây, có bao nhiêu ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ? 1.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ cây đậu 2.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng 3.Cây phong lan bám trên thân cây gỗ 4.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ A. 1 B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1.Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác 2.Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ kí sinh – vật chủ 3.Quan hệ giữa bò và chim sáo là quan hệ hội sinh 4. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 25: Dây tơ hồng sống trên các tán cây trong rừng là ví dụ về mối quan hệ nào? A. Kí sinh B. Hội sinh C. Cạnh tranh D. Cộng sinh --------------------------------------------------------- HẾT ---------(Giám thị không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu.).

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×