Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bao cao tong ket danh gia VNEN 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.47 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT THANH OAI. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG TH TÂN ƯỚC Số:. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. /BC-THTƯ. Tân Ước , ngày 14 tháng 4 năm 2016. BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ Việc thực hiện mô hình VNEN Thực hiện công văn 1600/SGD&ĐT Hà Nội ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc báo cáo tổng kết, đánh giá thực hiện mô hình VNEN trong năm học 2015 – 2016, Trường Tiểu học Tân Ước báo cáo tổng kết đánh giá việc thực hiện mô hình VNEN trong năm học 2015-2016 và phương hướng triển khai thực hiện trong năm học 2016 – 2017 như sau: I. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VNEN TRONG NĂM HỌC 2015-2016:. 1. Những việc đã làm: Trong tháng 5 năm 2015, sau khi nhận được công văn của Phòng Giáo dục về thực hiện mô hình VNEN. Nhà trường đã tổ chức họp cha mẹ học sinh lớp Hai và lớp Ba nhằm trao đổi, giới thiệu mô hình VNEN; tổ chức cho cha mẹ học sinh đăng kí cho con em mình tham gia học tập theo mô hình VNEN ở 2 lớp trên tinh thần tự nguyện, tự giác. Sau khi đã thống nhất chương trình, sách giáo khoa ở 02 lớp năm học 20152016 với cha mẹ học sinh, nhà trường tiến hành đăng kí số lượng về Phòng Giáo dục và Đào tạo để mua hộ cho học sinh. Đầu năm học 2015-2016, nhà trường thực hiện giảng dạy mô hình VNEN trong 02 khối lớp Hai và khối lớp 3 với số liệu như sau: Khối lớp. Tổng số lớp. Tổng số HS. Số HS có đủ SGK. 2. 01. 35. 35. 3. 01. 30. 30. Trong quá trình thực hiện giảng dạy theo mô hình VNEN, các lớp đã thực hiện trang trí lớp học đúng theo quy định; họp chuyên môn theo trường và cụm trường và đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. 2. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện chương trình VNEN: 2.1 Thuận lợi:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Được sự hỗ trợ tích cực, kịp thời của Ban giám hiệu cũng như chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện về mọi mặt. - Trường có cơ sở vật chất khang trang, - Sĩ số học sinh thấp, đúng với qui định của mô hình trường học mới. - Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, đều đã được tham gia tập huấn đầy đủ về mô hình trường học mới; - Được sự đồng tình ủng hộ của cha mẹ học sinh. *Về chương trình -Chương trình VNEN phát huy tối đa vai trò chủ động tích cực của học sinh, dưới sự gợi ý của tài liệu và các nhóm trưởng, học sinh tự học là chính còn giáo viên chỉ là người quan sát, theo dõi để giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn hoặc động viên học sinh khi đã hoàn thành tốt yêu cầu. Nội dung sách có kênh hình, kênh chữ phù hợp nội dung tiết dạy; sau mỗi bài học đều có phần hoạt động ứng dụng để học sinh thực hành. Phát huy vai trò của các thành viên trong hội đồng tự quản, nhóm, giúp các em có cơ hội thể hiện bản thân. Tài liệu hướng dẫn học tập là tài liệu 3 trong 1 (dành cho học sinh, dành cho giáo viên, dành cho cha mẹ học sinh hướng dẫn con em mình) với những gợi ý về cách thức tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp nên giáo viên được định hướng tốt cho việc giảng dạy. 2.2. Khó khăn: - Bàn ghế chưa phù hợp nên ảnh hưởng tới việc học nhóm của học sinh. - Phòng học lớp 2 còn chật. - Học sinh lớp 2 còn chưa có kỹ năng (Đọc chậm, Hội đồng tự quản còn bỡ ngỡ..) Học sinh nhút nhát, tự ti, mặc cảm nên tự học tập trong nhóm kém hiệu quả; kỹ năng điều hành của nhóm trưởng chưa tốt. - Chuyển đổi từ phương pháp hiện hành sang phương pháp tích cực nên không khỏi gây cho giáo viên, phụ huynh, học sinh tâm lí lo lắng. - Mô hình học nhóm tạo cho nhiều học sinh cơ hội nói chuyện, ỷ lại vào bạn trong nhóm. - Trình độ dân trí của phụ huynh rất hạn chế nên không biết hợp tác với con em học tập ở nhà (ở hoạt động ứng dụng). - Năm đầu thực hiện nên giáo viên còn lúng lúng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trên lớp. Giáo viên phải hướng dẫn, gợi ý nhiều lần ở từng nhóm với cùng một nội dung mất rất nhiều thời gian. Mô hình VNEN chú trọng dạy học theo nhóm nên giáo viên không dạy học được cá thể hóa để kèm cặp học sinh châm phát triển về kiến thức và bồi dưỡng HS phát triển về kiến thức. Giáo viên áp dụng mô hình tương đối rập khuôn, chưa mạnh dạn sáng tạo trong các hoạt động. * Chương trình..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Vì đây là chương trình thử nghiệm nên tài liệu vẫn còn nhiều chỗ chưa hợp lí.Nội dung phân bố trong nhiều tiết học chưa logic.Các phân môn bị tách rời khiến cho học sinh tiếp nhận kiến thức chưa sâu chưa hệ thống. - Không có chương trình cụ thể cho VNEN,GV vẫn sử dụng chương trình cũ. 3 . Đề xuất kiến nghị: - Có chương trình cho VNEN. -Cấp phát bàn ghế phù hợp cho học sinh học lớp VNEN. - Hỗ trợ kinh phí để mua trang thiết bị đồ dùng dạy học cho chương trình. - Động viên, khen thưởng cho GV dạy chương trình VNEN. II. PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC 2015-2016: * Định hướng dạy học theo mô hình VNEN trong năm học tới: Trong năm học 2016-2017, trường sẽ tổ chức thực hiện giữ nguyên 02 lớp ( Lớp 3C và lớp 4C) giảng dạy theo mô hình VNEN dự kiến như sau: Khối lớp. Tổng số lớp. Tổng số HS. Số HS có đủ SGK. 3. 01. 35. 35. 4. 01. 30. 30. Trên đây là báo cáo tổng kết đánh giá việc thực hiện mô hình VNEN trong năm học 2015-2016 và phương hướng triển khai thực hiện trong năm học 2016 – 2017của Trường Tiểu học Tân Ước . HIỆU TRƯỞNG (Đã kí) Ngô Thị Dung.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×