Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dedap an mon VanTSTHPT chuyen 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.09 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT LÀO CAI. ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10- THPT CHUYÊN NĂM HỌC: 2016 - 2017 Môn: Ngữ Văn (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút -không kể giao đề (Đề thi gồm có 01 trang). I. Phần Đọc- hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp thời ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…” (Trích Khoảng trời và hố bom- Lâm Thị Mỹ Dạ) Câu 1: Xác định thể thơ và các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên? (0,5 điểm) Câu 2: Chỉ ra những biện pháp tu từ nổi bật của đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó? (0,5 điểm) Câu 3: Từ việc cảm nhận về nội dung của đoạn thơ, em hãy rút ra bài học của bản thân về tình yêu Tổ quốc trong cuộc sống hôm nay? (Viết từ 5 đến 7 câu) (1,0 điểm) II. Phần Làm văn (8,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) “Một giá trị lớn lao của con người là khả năng biết nhận ra những lỗi lầm của mình” (A. Xukhômlinxki) Bằng trải nghiệm thực tế của bản thân, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2 (5,0 điểm) Một truyện ngắn hay là truyện mà ở đó nhà văn sáng tạo được những chi tiết độc đáo. Trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt của ông Sáu là chi tiết độc đáo nhất” nhưng ý kiến khác lại khẳng định: “Chiếc lược ngà mới là chi tiết hay và cảm động nhất nên nhà văn đã chọn nó để đặt nhan đề cho tác phẩm của mình”. Ý kiến của em như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ những nhận xét trên. …………………Hết………………… Thí sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh……………………………..Số báo danh……………….. Giám thị 1……………………………………..Giám thị 2…………………...

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GD&ĐT LÀO CAI. ĐỀ CHÍNH THỨC. HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH LỚP 10- THPT CHUYÊN Năm học 2016-2017 Môn Ngữ Văn (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút -không kể giao đề (Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang). A. Hướng dẫn chấm chung. 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản làm căn cứ để định hướng chấm bài. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh; trân trọng những bài viết có cảm xúc riêng, ý kiến riêng thể hiện khả năng tư duy sáng tạo, chặt chẽ trong lập luận, cảm thụ tinh tế, sâu sắc. Có thể chấp nhận những ý không trùng với hướng dẫn chấm, nhưng có cơ sở và sức thuyết phục. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Ban chấm thi. Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. B. Hướng dẫn cụ thể và biểu điểm. I. Phần đọc- hiểu (2 điểm) Câu. Câu 1 Câu 2. Câu 3. Nội dung Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh có kỹ năng đọc- hiểu văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. -Trả lời rõ ràng từng câu dưới dạng gạch ý hoặc viết đoạn văn. -Diễn đạt cô đọng, súc tích, logic. Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. Yêu cầu về kiến thức: Đảm bảo các nội dung cơ bản sau: - Thể thơ tự do - Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm - Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa “cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương”; Ẩn dụ “thắp lên ngọn lửa” - Tác dụng: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ có tác dụng khắc họa hành động dũng cảm của những cô gái mở đường trong thời kì chiến tranh, sẵn sàng mạo hiểm với cái chết để giữ vững tuyến đường cho những đoàn xe kịp ra chiến trận; Trân trọng phẩm chất cao đẹp của họ; Thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh. - Nội dung đoạn thơ: Qua việc khắc họa hành động của những cô gái mở đường, đoạn thơ ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn và những phẩm chất cao cả của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì chiến tranh: Yêu Tổ quốc, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ. - Bài học: Học sinh tự rút ra bài học theo cảm nhận chủ quan của mình (Nhận thức được tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng; Phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với Tổ quốc: tu dưỡng đạo. Điểm. 0.25 0.25 0.25. 0.25. 0.5. 0.5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đức, tích lũy kiến thức góp phần xây đắp và bảo vệ quê hương đất nước…) II. Phần Làm văn (8,0 điểm) Câu. Câu 1. Nội dung “Một giá trị lớn lao của con người là khả năng biết nhận ra những lỗi lầm của mình” (A. Xukhômlinxki). Bằng trải nghiệm thực tế của bản thân, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 200 từ ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ các ý chính sau: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận 2. Giải thích - Giá trị lớn lao của con người: Phẩm chất đáng quý, được đề cao, coi trọng (Điều quý giá, quan trọng làm nên giá trị cao cả về mặt nhân cách, phẩm chất, tâm hồn của con người); biết nhận ra những lỗi lầm của mình: chủ động nhận thức được những sai lầm, thiếu sót của bản thân. - Câu nói đề cao giá trị phẩm hạnh của con người là ở khả năng biết nhận lỗi và sửa lỗi. 3. Bình luận, chứng minh (HS đưa ví dụ thực tế đời sống để làm sáng tỏ vấn đề) - Trong cuộc sống, con người không thể tránh khỏi những lúc phạm sai lầm, thiếu sót, thể hiện sự thiếu chu đáo, có thể xúc phạm đến người khác. - Điều quan trọng là biết thẳng thắn nhận ra lỗi lầm. Đây là một phẩm chất cao quý có tác dụng làm nên “Giá trị lớn lao của con người”: + Bài học đạo đức quan trọng đầu tiên là chúng ta biết nhận ra những lỗi lầm của mình, biết hối hận, biết xin lỗi để được tha thứ và biết cách khắc phục để hoàn thiện bản thân mình, nỗ lực vươn lên để khắc phục những kém cỏi của bản thân. + Biết nhận ra lỗi lầm của mình là một đức tính đẹp, một thái độ sống tích cực, nhân văn, thể hiện lòng trung thực, thẳng thắn, sự dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm với việc mình làm. + Biết nhận ra lỗi lầm của mình là biểu hiện của người có văn hóa, là biểu hiện của lòng tự trọng, biết xấu hổ về bản thân, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác. Từ đó tránh được những sai trái tiếp theo, hạn chế được những thất bại trong cuộc sống. - Phê phán: Trong thực tế, một bộ phận cá nhân có lối sống ích kỉ, bảo thủ, cố chấp, khi mắc sai lầm thì thường đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc đổ lỗi cho người khác, khi được góp ý hoặc là phản ứng gay gắt, phủ. Điểm 3.0. 0.25 0.5 0.25. 0.25 2.0 0.25 0.25. 0.25. 0.25. 0.25. 0.25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 2. nhận hoặc tìm lí do ngụy biện để bao che cho lỗi lầm của bản thân mà không chịu nhận lỗi. - Mở rộng: Cần thẳng thắn góp ý, chỉ ra sai lầm cho người khác để cùng nhau sửa lỗi, tránh bao che lỗi cho người khác; Phủ nhận sai lầm hoặc tìm cách bao biện, che giấu cho người khác là tiếp tay cho thói xấu, làm thoái hóa nhân cách và xa hơn là mầm mống nguy cơ của tội ác. 4. Rút ra bài học nhận thức và hành động - Nhận thức được thái độ, hành vi chủ động nhận lỗi khi mắc sai lầm là một phẩm chất đạo đức cần được coi trọng bởi đây là một lối sống trung thực, trách nhiệm. - Cần nỗ lực phấn đấu rèn luyện trau dồi những phẩm chất và kỹ năng sống cần thiết để trở thành một công dân có lối sống đẹp trong cộng đồng. Một truyện ngắn hay là truyện mà ở đó nhà văn sáng tạo được những chi tiết độc đáo. Trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt của ông Sáu là chi tiết độc đáo nhất” nhưng ý kiến khác lại khẳng định: “Chiếc lược ngà mới là chi tiết hay và cảm động nhất nên nhà văn đã chọn nó để đặt nhan đề cho tác phẩm của mình”. Ý kiến của em như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ những nhận xét trên. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận bàn về hai ý kiến văn học. Văn viết trôi chảy, cảm xúc, thể hiện được tư chất văn chương. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. Học sinh cần bám sát văn bản để làm bài, tránh suy diễn tùy tiện. Mỗi ý cần đưa và phân tích dẫn chứng cụ thể. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản phải đảm bảo các nội dung sau: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: - Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ. Truyện Chiếc lược ngà được ông viết vào năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ. - Đối với người đọc, một truyện ngắn hay là truyện mà ở đó nhà văn sáng tạo được những chi tiết độc đáo. Trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt của ông Sáu là chi tiết độc đáo nhất” nhưng ý kiến khác lại khẳng định: “Chiếc lược ngà mới là chi tiết hay và cảm động nhất nên nhà văn đã chọn nó để đặt nhan đề cho tác phẩm của mình”. 2. Thân bài 2.1. Giải thích - Chi tiết độc đáo: Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết độc. 0.5. 0.25. 5.0. 0.5. 4.0 0.5 0.25.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> đáo, tiêu biểu giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm và quan niệm nghệ thuật của mình. Chi tiết độc đáo làm nên sức hấp dẫn của một tác phẩm văn học. - Ý kiến thứ nhất: Đề cao giá trị nghệ thuật của chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt ông Sáu ; Ý kiến thứ hai: Khẳng định và nhấn mạnh giá trị biểu đạt của chi tiết chiếc lược ngà. 2.2. Phân tích, chứng minh * Chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt ông Sáu: - Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm: Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, bé Thu nhận ra ba, hôn lên mặt, lên “vết thẹo” của ba. - Chi tiết này góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. “Vết thẹo trên mặt ông Sáu” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý: + Chỉ vì “vết thẹo dài bên má của ba” mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt. + Khi được bà ngoại giải thích về “vết thẹo” trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba; Khi nhận ra ba mình, tình cảm, thái độ của em thay đổi hoàn toàn: Thu nhận cha, yêu cha, yêu “vết thẹo” trên mặt cha. --> Đây là một chi tiết độc đáo đã tạo nên kịch tính, làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm. * Chi tiết “chiếc lược ngà”: - Chi tiết này xuất hiện lần đầu trong lời dặn của bé Thu khi chia tay ba. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng con: + Tác giả diễn tả tình cảm thương nhớ trong day dứt, ân hận ám ảnh vì đã lỡ tay đánh con và việc thực hiện lời hứa với con của ông Sáu xung quanh chuyện ông làm chiếc lược: ông dồn hết tâm trí và công sức vào việc làm cho con cây lược, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét chữ:“Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông gửi vào đó tất cả tình yêu và nỗi nhớ của một người cha. + Chiếc lược trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó làm dịu đi nỗi ân hận, nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong ngóng của người cha với đứa con xa cách. Chiếc lược ngà chính là sự kết tinh của tình phụ tử: mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm, sâu xa, kỳ diệu. + Tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: Ông đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà, trước lúc hi sinh, ước nguyện cuối cùng của ông là thực hiện lời hứa với con gái đành phải ủy thác cho người đồng đội. --> Đây là chi tiết hay và cảm động, được nhà văn chọn để đặt nhan đề cho tác phẩm vì chiếc lược ngà chính là biểu tượng cao quý của tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Chi tiết này gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình.. 0.25. 2.0 1.0 0.25. 0.25. 0.25. 0.25. 1.0. 0.25. 0.25. 0.25. 0.25.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2.3. Bình luận, đánh giá - Khẳng định cả hai ý kiến trên đều là những nhận định có giá trị: “vết thẹo” trên khuôn mặt ông Sáu và “chiếc lược ngà” đều là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và cảm động tạo nên sức sống dài lâu cho tác phẩm: + Thể hiện tài năng của nhà văn: Bằng sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật, sự trải nghiệm sâu sắc của chính nhà văn trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh cũng như sự nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn với con người và tình người nên ông đã rất thành công khi sáng tạo được những chi tiết nghệ thuật độc đáo có giá trị biểu đạt lớn. + Hai chi tiết đều góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật: Ông Sáu vừa là một chiến sĩ yêu nước, dũng cảm, chịu nhiều đau thương mất mát vừa là một người cha yêu thương con hết mực; bé Thu vừa có nét hồn nhiên, ngây thơ vừa có cá tính mạnh mẽ, bướng bỉnh, gan lì nhưng có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt. + Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: “vết thẹo” trên khuôn mặt ông Sáu là chứng tích của chiến tranh, “chiếc lược ngà” là biểu tượng thiêng liêng, cao quý của tình cha con. Hai chi tiết đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. + Thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn: Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người thì không bom đạn nào có thể giết chết được. Tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh. 3. Kết bài: Khẳng định, khái quát vấn đề, liên hệ bản thân - Hai chi tiết không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn độc đáo về nghệ thuật. Chính hai chi tiết này góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian. - Tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm cao quí, mọi người cần phải biết trân trọng giữ gìn, chúng ta phải sống, học tập, làm việc sao cho xứng đáng với tình cảm cao quí đó.. 1.5 0.25. 0.25. 0.25. 0.25. 0.5. 0.5 0.25 0.25. * Lưu ý: - Giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của học sinh thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và hình thức, kỹ năng. …………………..Hết…………………….

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×