Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Xây dựng tốt nề nếp ở lớp chủ nhiệm 10c9 trường THPT lê quý đôn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.78 KB, 15 trang )

tai lieu, document1 of 66.

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
NĂM HỌC : 2010-2011
-------------------------------

XÂY DỰNG TỐT NỀ NẾP Ở LỚP CHỦ
NHIỆM 10C9 - TRƯỜNG THPT LÊ
Q ĐƠN
NĂM HỌC 2010-2011
GVCN : Ngơ Thị Miễn

TAM KỲ, THÁNG 5- 2011

luan van, khoa luan 1 of 66.


tai lieu, document2 of 66.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Góp phần vào việc đẩy mạnh phong trào của nhà trường, bản thân được
phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 10C9 năm học 2010-2011, tơi cảm
thấy cơng việc đối với mình quả là không nhỏ. Công tác của GVCN lớp là
rất phong phú, địi hỏi người giáo viên phải có cả một “nghệ thuật” để điều
khiển học sinh trong lớp. Song hành với công việc giảng dạy, người giáo
viên phải luôn giúp cho các em rèn luyện cho mình một thói quen để tiếp
thu tốt tri thức ở trường phổ thông. Bản thân thường xuyên làm công tác chủ
nhiệm, tôi luôn suy nghĩ về những giải pháp nhằm giáo dục tốt học sinh
trong lớp, góp phần đưa phong trào nhà trường vững mạnh, để xã hội ln
có những cơng dân tốt, gia đình có những đứa con ngoan. Vì thế, tơi chọn đề
tài này.


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến
động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự
nghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học. Chính vì thế
mà khi nhận cơng tác chủ nhiệm của lớp, tôi rất lo lắng không biết làm thế
nào để giáo dục tốt các em. Mà để giáo dục học sinh có kết quả tốt, người
GVCN phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể… Trong dạy
học và giáo dục, tôi đã dùng tất cả tâm huyết của chính mình để tác động
vào học sinh. Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo
thế hệ trẻ, là lòng yêu nghề mến trẻ, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về
nghề nghiệp, là lối sống, cách xử sự và kĩ năng giao tiếp của người giáo
viên.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Để xây dựng tốt nề nếp của lớp, tôi đã theo dõi thực tế để nắm bắt những
mặt mạnh và yếu của các em để có kế hoạch làm việc cụ thể. Nắm số điện
thoại của gia đình các em để có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia
đình. Phối hợp chặt chẽ với GVBM để kịp thời phát hiện những học sinh có
biểu hiện yếu, kém để giúp đỡ các em.Tôi đặc biệt quan tâm đến những học
sinh ở xa trọ học. Nắm danh sách những học sinh cá biệt để có kế hoạch
giáo dục cụ thể. Bên cạnh đó, tơi cịn quan tâm đến thực trạng chung của
học sinh ở trường. Mặc dù đầu vào của trường khơng thấp nhưng khơng
phải vì thế mà học sinh rất ngoan, hiền và chăm chỉ hết. Vẫn còn tồn tại
nhiều học sinh chây lười và có những biểu hiện như sau:
* Về tinh thần thái độ học tập:

luan van, khoa luan 2 of 66.


tai lieu, document3 of 66.


- Không chăm chỉ, chuyên cần.
- Tới lớp không học bài cũ, không chuẩn bị bài tập, khơng chuẩn bị bài mới,
khơng có SGK, thiếu dụng cụ học tập, ...
- Giờ học mệt mỏi không tập trung
- Thái độ gian lận trong học tập, thi cử
* Về ý thức tổ chức kỉ luật:
- Hay vắng học, vắng các buổi lao động, những sinh hoạt tập trung.
- Nghỉ học khơng có giấy xin phép của phụ huynh, tự ý viết giấy phép và
giả mạo chữ kí phụ huynh .
- Tác phong đến trường không theo quy định.
- Uống rượu, hút thuốc. Nghiêm trọng hơn là các vụ lập băng nhóm gây gỗ
đánh nhau, đua địi ăn diện, trộm cắp máy tính trong lớp và xe đạp của các
bạn…
Những biểu hiện trên đây là rất phổ biến ở đối tượng HS vi phạm
kỉ luật. Nếu thầy cô giáo chủ nhiệm chúng ta không bám sát học sinh,
thiếu đi sự quan tâm kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sai lầm có hệ thống trong
chính các em. Và kết quả xếp loại về hạnh kiểm ở mức cuối cùng là điều
khó có thể tránh khỏi.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Vào đầu năm học để có một tỉ lệ khả quan về Hạnh kiểm: Tốt, Khá cuối
năm cho học sinh, ngay từ khi bắt đầu nhận lớp tôi tiến hành những công
việc như sau:
1.Nắm một số văn bản quy định
Chúng ta ai cũng biết “ Nói có sách, mách có chứng” . Câu nói đó nhắc nhở
tơi cần phải nắm vững các văn bản “Về nhiệm vụ và quyền của học sinh”;
“Nội quy đối với học sinh trường THPT ”; “Quy định đánh giá và xếp loại
học sinh”, “ Quy định khen thưởng và kỉ luật ”. Ngồi ra, tơi cần nắm chắc
“ Nhiệm vụ và quyền của GVCN” để thực hiện cơng việc một cách có hiệu
quả.

2. Nắm chắc đặc điểm tình hình lớp để có cách tổ chức, quản lí, điều
phối các hoạt động

luan van, khoa luan 3 of 66.


tai lieu, document4 of 66.

- Trong những ngày quy định HS đến trường, tôi cho các em tập trung:
Điểm danh cụ thể (lưu ý những trường hợp vắng mặt) sau đó giới thiệu làm
quen…Cho HS làm bảng lí lịch trích ngang của bản thân.
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh ( theo khai sinh )
+ Kết qủa xếp loại đạo đức, học lực năm học qua
+ Những chức danh đã làm
+ Năng lực đặc biệt, khuyết tật
+ Ở trọ (người quen)
+ Địa chỉ (số nhà, số điện thoại)
+ Họ tên cha mẹ, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở hiện nay;
+ Con thương binh, HS có hồn cảnh ( Diện: gia đình cha mẹ khơng
hạnh phúc; hồn cảnh kinh tế q khó khăn nhưng bản thân có thành tích
học tập tốt) Sau đó tơi cho cụ thể vào trang lí lịch học sinh của cá nhân, có
phân chia theo từng khu vực xã phường.
- Nắm thông tin HS qua hồ sơ học bạ.
Từ phiếu điều tra, phân loại và việc tìm hiểu qua hồ sơ học sinh,tôi ghi kết
quả vào sổ chủ nhiệm theo từng mục. Như vậy tơi đã có một “bức tranh tồn
cảnh” về tình hình học sinh cả lớp, trên cơ sở đó phác thảo kế họach năm
học theo kế hoạch chung của nhà trường.
3. Lập sổ chủ nhiệm :
- Lập sổ chủ nhiệm theo quy định chung của nhà trường, trong đó đặc biệt
lưu ý việc ghi chép chi tiết từng yêu cầu:

+ Theo dõi HS mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em.
+ Ghi rõ số điện thoại liên lạc của gia đình HS.
+ Lập danh sách HS chia theo tổ(có số điện thoại)
+ Phác thảo kế hoạch chủ nhiệm riêng của GVCN theo từng tuần song song
với kế hoạch của BGH. (Tuỳ theo từng thời điểm trong tháng)

luan van, khoa luan 4 of 66.


tai lieu, document5 of 66.

+ Cập nhật liên tục những thơng tin từ HS ( thành tích và vi phạm…) Phần
cuối sổ, tơi tạo thêm một số trang có mục “Phần ghi chép” để cụ thể hố
những cơng việc có liên quan đến công tác chủ nhiệm.
4. Những biện pháp đã thực hiện
4.1 Lựa chọn BCS lớp: Để có một lớp học tốt, điều quan trọng nhất là phải
lựa chọn BCS lớp. Và xây dựng BCS dựa trên các tiêu chí:
+ Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS.
+ Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm
học.
4.2 Phân cơng nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường
và GVCN về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong
thời gian học. BCS lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công
nhận. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm.
4.3 Vai trò cụ thể của BCS lớp:
4.3.1 Lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt
động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy
định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường;

+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy
định về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và
Nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong HS;
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn
luyện và đời sống;
+ Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp;
+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đề
nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể tổ và cá nhân HS trong lớp.
4.3.2 Lớp phó học tập:
+ Ðơn đốc các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm
túc

luan van, khoa luan 5 of 66.


tai lieu, document6 of 66.

+ Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời
+ Lập danh sách HS thuộc diện đối tượng ưu tiên, hồn cảnh khó khăn, báo
cáo với giáo viên chủ nhiệm
+ Báo cáo kịp thời với GVCN những sự việc “có vấn đề” trong cơng việc
học tập hàng ngày.
4.3.3 Lớp phó lao động:
+ Đơn đốc và quản lý HS thực hiện lao động tập trung, lao động trực tuần.
+ Theo dõi vệ sinh trực nhật của các tổ
4.3.4 Thủ quỹ:
+ Thu, chi quỹ tháng của lớp. Tổ chức động viên, thăm hỏi những bạn
có hồn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn...
+ Biết lên kế hoạch chi tiêu cho các hoạt động được tổ chức vào giờ sinh
hoạt cuối tuần và các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tạo niềm hưng phấn của

các em.
4.3.5 Bí thư Đồn:
+ Nắm bắt và tiếp thu những thơng báo, chỉ thị của Đoàn trường để kịp thời
triển khai cho Đoàn viên trong chi đoàn thực hiện đầy đủ;
+ Thực hiện các phong trào ủng hộ, qun góp…do Đồn trường phát
động.
4.3.6 Ban cán sự bộ môn:
+ Thực hiện và duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo chủ đề lớp đã chọn.
+ Có kế hoạch tổ chức câu hỏi cho sinh hoạt hàng tuần ở tiết sinh hoạt tập
thể (chủ đề theo từng tháng – đã được GVCN định hướng)
4.4 Triển khai và quán triệt nội quy HS:
- GVCN thơng qua nội quy HS – có phân tích nội dung (tinh thần thái độ
học tập và ý thức tổ chức kỉ luật)
- GVCN cần lưu ý thêm: Mỗi lần nhắc nhắc nhở của mình là mỗi lần học
sinh được trưởng thành hơn.

luan van, khoa luan 6 of 66.


tai lieu, document7 of 66.

4.5 Phổ biến cách đánh giá hạnh kiểm học sinh:
Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái
độ và hành vi đạo đức trong mối quan hệ với thầy cô giáo, với bạn bè và
quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập ... để giúp các em
biết và tự điều chỉnh hành vi đạo đức của mình. Ngay từ đầu năm, GVCN
cần phổ biến cụ thể từng mức hạnh kiểm cho học sinh.
1. Loại tốt:

- Ln kính trọng người trên, thầy cơ giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường;

thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết
với các bạn, được các bạn thương u.
-Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực,
giản dị, khiêm tốn.
- Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập.
- Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp...tích
cực tham gia đấu tranh chống những tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
-Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn về sinh và bảo về mơi trường. Cũng
như việc tham gia tích cực các hoạt động quy định trong Kế hoạch giáo
dục...( ở loại này GV phân tích cụ thể từng hành vi, đặc biệt nhấn mạnh: ý
thức xây dựng tập thể, tính tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, hồn
thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, tích cực tham gia đấu tranh chống những
tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.)
4.5.2 Loại khá: Thực hiện được những quy định tại khoản 1 Điều này
nhưng chưa đạt đến mức của loại tốt; đơi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa
ngay khi thầy cơ giáo và các bạn góp ý.
4.5.3 Loại trung bình: Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy
định tại khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được
nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
4.5.4 Loại yếu: Nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:
- Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc
thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa
chữa.
- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, nhân
viên nhà trường.

luan van, khoa luan 7 of 66.


tai lieu, document8 of 66.


-Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử...( Gv nhấn mạnh điểm này)
Kết hợp với nội quy nhà trường, thông qua thi đua hàng tuần giữa các
tổ và những lần mời họp PHHS, học sinh sẽ ý thức rõ ràng về mức hạnh
kiểm của chính mình từ đó giúp các em tự điều chỉnh hành vi sai trái một
cách kịp thời.
4.6. Định hướng kế hoạch thi đua giữa các tổ
Tất cả nội dung thi đua đều được cụ thể bằng điểm cộng và trừ đã được
cả lớp đồng ý .
Vì đây cũng là một lớp Cơ bản nên để động viên các em phát huy trí
lực trong giờ học ở các mơn , tơi cho thi đua cộng điểm phát biểu 1 lần đúng
được GVBM cộng điểm Hệ số 1 là 10 điểm. Việc làm này động viên các em
ở tinh thần tự học, sự tìm tịi sáng tạo... ( GVCN sẽ kiểm tra định kì sổ ghi
chép của BCS – có nhận xét trong mỗi lần họp riêng)
4.7 Triển khai hình thức phê bình theo từng mức độ đối với học sinh vi
phạm: Tôi cho những học sinh vi phạm trong tuần viết kiểm điểm và yêu
cầu học sinh đưa cha mẹ xác nhận. Riêng bản thân học sinh vi phạm bị nhắc
nhở trước lớp trong tiết tổng kết sinh hoạt cuối tuần. Nhưng lặp lại vi phạm
lần thứ hai GVCN sẽ mời PHHS gặp mặt trao đổi và kí nhận vào Sổ chủ
nhiệm mà mình để tên học sinh đó.Việc làm này có tác dụng giúp bản thân
các em biết mức độ vi phạm để có hướng sửa chữa, khắc phục. Đồng thời
giúp PHHS nắm được một cách kịp thời và chính xác hành vi sai trái của
con em để phối hợp GVCN tìm biện pháp giáo dục
4.8 Lập sơ đồ tổ chức lớp học.
- Căn cứ vào học lực của HS: HS yếu kém, chậm tiến ngồi cạnh HS khá
giỏi để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của HS: HS thấp trước, cao sau; HS mắt
yếu ngồi gần bảng.
- Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau.
* Chú ý: trong q trình lập sơ đồ, có thể thay đổi một số vị trí nếu

GVCN thấy khơng phù hợp. (2 - 4 sơ đồ lớp / 1 năm học.)
5. Triển khai những quy ước giáo dục giữa GVCN với PHHS thông
qua phiên họp PHHS đầu năm
- Hằng năm, nhà trường có tổ chức họp PHHS vào các đợt: đầu năm, sơ kết
HKI, và tổng kết cuối năm. GVCN phổ biến những nội dung của nhà trường
luan van, khoa luan 8 of 66.


tai lieu, document9 of 66.

và những quy định về xếp loại hai mặt ( trong đó có cả những quy định
riêng của GVCN đã phác thảo). GVCN lấy ý kiến xây dựng của PHHS và
thống nhất hướng giáo dục giữa nhà trường và PHHS.
- GVCN quy định giờ giấc gặp PHHS tại trường để thuận lợi trong công
việc trao đổi.
-GVCN nhờ các phụ huynh bầu ra được ban phân hội năng nổ, nhiệt tình.
Từ đó GVCN đã có mối liên hệ chặt chẽ với PHHS thông qua ban phân hội
và các em học sinh cũng được PHHS quan tâm hơn.

6. Tạo mối liên lạc thường xuyên giữa GVCN – PHHS – GVBM – Đoàn
TN
- GVCN cung cấp số điện thoại cho PHHS trong buổi họp đầu năm và thống
nhất trong việc chủ động liên lạc để nắm thông tin.
- GVCN chủ động trao đổi với GVBM, và Đoàn trường về tình hình lớp,
những đối tượng HS cụ thể để nắm thơng tin (có ghi chép chi tiết)
- Những trường hợp HS “có vấn đề” thơng tin này sẽ được chuyển ngay đến
PHHS.
7. Giáo dục tốt nề nếp HS thông qua giờ sinh hoạt lớp
Bản thân tôi thấy giáo dục HS bằng cách này sẽ rất hiệu quả. Giờ sinh hoạt
tôi cho từng tổ trực nhật chuẩn bị những câu hỏi có liên quan đến những

kiến thức trong nhà trường và ngoài xã hội để giúp các em nhận ra sự đúng
sai, những mặt mạnh và yếu để giúp các em có sự hưng phấn hơn. Bên cạnh
đó tơi cịn tun dương những em có thành tích trong học tập với những
món q nhỏ về tinh thần. Tơi cho các em học những lời hay ý đẹp, những
câu chuyện có tính sư phạm để chuyển đến các em với những thông điệp
“thay lời muốn nói”.

IV. KẾT QUẢ :
Qua 1năm vận dụng linh hoạt một số biện pháp trên, học sinh lớp tơi nhiều
em đã được cảm hố và có những biến chuyển trong nhận thức: như em
Trần Ngọc Cường đã mê chơi game và nghỉ học thường xuyên cũng phần
nào thay đổi chất lượng học tập của mình ;em Trần Quốc Bảo, Nguyễn
Ngọc Thiện, Nguyễn Hữu Hiếu, Phạm Phi Hùng, Mai Hồng An, Nguyễn
Hịa Huy là những học sinh bị nhiều GVBM phàn nàn là hay nói leo cũng đã
luan van, khoa luan 9 of 66.


tai lieu, document10 of 66.

được khắc phục. Hay như em Lương văn Tuấn từ một học sinh thụ động
cũng đã tham gia nhiệt tình các phong trào của lớp ;.... Điều đó được thể
hiện qua sự tham gia của các em vào các hoạt động học tập trong giờ học,
qua kết quả của các bài kiểm tra.
Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng HS trong Ban cán sự lớp đã đem
lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp và chất lượng học tập. Các em thực
hiện nhiệm vụ đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao.Như em Trịnh Thị Mỹ
Dun thực chất thì em cịn rất thụ động nhưng từ khi giao nhiệm vụ làm
một lớp trưởng thì em rất năng nổ, nhiệt tình đơn đốc mọi phong trào của
lớp. Như em Phan Thị Bích Thảo vừa là một cờ đỏ của lớp, vừa là một tổ
trưởng nhưng em đã làm việc hết sức mình và được các bạn phục....

C. KẾT LUẬN
Có thể nói trong cơng tác của người GVCN nếu chúng ta có một tinh thần
trách nhiệm thực sự, có những kế hoạch nội dung, biện pháp cụ thể, biết sử
dụng đúng đắn các hình thức và phương pháp giáo dục khác nhau. Cộng
thêm một chút nghị lực và lòng dũng cảm tin vào sự đúng đắn của kế hoạch
và các biện pháp giáo dục thì sẽ thành công.
Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể ở một số HS có hồn cảnh gia đình cha mẹ
khơng hòa thuận nên thiếu sự quan tâm, nhắc nhở như trường hợp em Trần
Ngọc Cường ; số HS ở xa nhà cha mẹ có tư tưởng “trơng chờ” vào Thầy như
em Hồ Trịnh Tùng Dương, Nguyễn Văn Quang, ... ; Bố bị bệnh nên mọi
việc đều đặt lên vai người mẹ như em Lương Văn Tuấn đôi khi những bản
kiểm điểm của em em lại khơng đưa mẹ kí mà đưa cho bố nên gây khó khăn
trong vấn đề giáo dục,... sẽ làm cho công việc của chúng ta thêm vất vả hơn.
Có ai đó nói rằng: làm nghề thầy giáo khơng gì vất vả bằng kiêm nhiệm
thêm cơng tác GVCN ! Vâng, điều đó khơng sai. Nhưng đã là một giáo
viên, chúng ta có biết rằng: chỉ có GVCN mới đón nhận được nhiều sắc thái
tình cảm từ phía học sinh của mình...Những lớp học sinh ra trường, theo
năm tháng các em đã thành đạt từ chính kiến thức khoa học được thầy cô
gieo trồng, và không thể thiếu yếu tố đạo đức do thầy cô chủ nhiệm dày
công rèn luyện từ việc xây dựng tốt nề nếp của lớp!
Trên đây là đề tài bản thân đã nghiên cứu và áp dụng trong năm, có thành
cơng nhưng vẫn chưa như ý. Rất mong đón nhận sự góp ý từ BGH, sự chia
sẻ từ các đồng nghiệp đang làm công tác chủ nhiệm để đề tài được toàn diện
hơn.
D. ĐỀ NGHỊ

luan van, khoa luan 10 of 66.


tai lieu, document11 of 66.


Là một giáo viên thường đảm nhận cơng tác chủ nhiệm lớp, tơi ln có ý
thức xây dựng nề nếp lớp. Sau thời gian nhiều năm tận tụy với HS và đề ra
nhiều biện pháp giáo dục kịp thời, phù hợp với tập thể lớp chủ nhiệm nên
tơi cũng có một vài kiến nghị như sau:
- Những thầy cô giáo chủ nhiệm cần phát huy hết chức năng, nhiệm vụ để
cùng nhau đưa tập thể lớp do mình quản lý ngày càng vững mạnh góp phần
nâng cao uy tín và chất lượng của trường.
- Đồn trường nên có kế hoạch tổ chức cụ thể: quy định điểm thưởng, phạt
cho rõ ràng; công bố vị thứ thi đua vào đầu tuần để tuyên dương, khích lệ
học sinh kịp thời, đúng lúc.
- Rất nhiều trường hợp học sinh có hồn cảnh khó khăn mà vẫn vượt khó
vươn lên để đạt thành tích cao trong học tập thì mong Nhà Trường tạo điều
kiện giúp đỡ cho em.
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
II. Cơ sở thực tiễn
III. Nội dung nghiên cứu
IV. Kết quả
C. KẾT LUẬN
D. ĐỀ NGHỊ

luan van, khoa luan 11 of 66.

02
02
02

02
03
08
09
09


tai lieu, document12 of 66.

PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2010- 2011
----------------------------------(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trường THPT Lê Quý Đôn
- Đề tài: Xây dựng tốt nề nếp lớp chủ nhiệm 10c9 Trường THPT Lê
Quý Đôn Năm học 2010-2011
- Họ và tên tác giả: : Ngô Thị Miễn
- Đơn vị: Tổ Ngữ văn. Trường THPT Lê Quý Đôn
- Điểm cụ thể:
Phần

Nhận xét

Điểm tối
đa

của người đánh giá xếp loại đề
tài
1. Đặt vấn đề
2. Cơ sở lý luận


1
1

3. Cơ sở thực tiễn

2

4. Nội dung nghiên cứu

9

5. Kết quả nghiên cứu

3

6. Kết luận

1

luan van, khoa luan 12 of 66.

Điểm đạt
được


tai lieu, document13 of 66.

7.Đề nghị
8.Mục lục

9.Thể thức văn bản, chính
tả
Tổng cộng

1
1
1
20đ

Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
Người đánh giá xếp loại đề tài:
(Ký, ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2010 - 2011
(Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THPT Lê Quý Đôn)
1. Tên đề tài: Xây dựng tốt nề nếp lớp chủ nhiệm 10c9- Trường THPT
Lê Quý Đôn-Năm học 2010-2011
2. Họ và tên tác giả: Ngô Thị Miễn
3. Chức vụ: Giáo viên .Tổ: Ngữ Văn
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:
...........................................................................................................................
..
...........................................................................................................................
..
...........................................................................................................................
..


luan van, khoa luan 13 of 66.


tai lieu, document14 of 66.

...........................................................................................................................
..

b) Hạn chế:
...........................................................................................................................
..
...........................................................................................................................
..
...........................................................................................................................
..
...........................................................................................................................
..

5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường THPT
Lê Quý Đôn thống nhất xếp loại : .....................
Những người thẩm định:
(Ký, ghi rõ họ tên)
tên)
............................................................
............................................................
............................................................

luan van, khoa luan 14 of 66.


Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ


tai lieu, document15 of 66.

...............

luan van, khoa luan 15 of 66.



×