Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

Mang may tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.7 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TOPOLOGY (HÌNH TRẠNG MẠNG). 10/05/21. Lê Bá Thi - Tel: 0919005366. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> NỘI DUNG Topo vật lý. . Point – to – point. Point – to – Multipoint.  . Truyền dữ liệu. .     . 10/05/21. Đóng gói Phân đoạn và hợp lại Điều khiển lỗi Đồng bộ hoá Địa chỉ hoá. Lê Bá Thi - Tel: 0919005366. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TOPO VẬT LÝ . Topology là cấu trúc hình học không gian của mạng thực chất là cách bố trí vị trí vật lý các node và cách thức kết nối chúng lại với nhau. . Có hai kiểu cấu trúc mạng: . Kiểu điểm - điểm (Point to Point). . Kiểu quảng bá (Multi Point).. 10/05/21. Lê Bá Thi - Tel: 0919005366. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> TOPO VẬT LÝ  Cấu trúc mạng Kiểu điểm - điểm (Point to Point). . Đường truyền nối từng cặp node lại với nhau theo một hình học xác định. Một kênh truyền vật lý sẽ được thiết lập giữa 2 node có nhu cầu trao đổi thông tin. Chức năng các node trung gian: tiếp nhận, lưu trữ tạm thời và gửi tiếp thông tin sang node tiếp theo khi đường truyền rỗi. Cấu trúc điểm- điểm gọi là mạng lưu và gửi tiếp (Store - and - Forward).. . Ưu điểm là ít khả năng đụng độ thông tin (Collision). Nhược điểm của nó là hiệu suất sử dụng đường truyền thấp. Chiếm dụng nhiều tài nguyên, độ trễ lớn, tiêu tốn nhiều thời gian để thiết lập đường truyền và xửlý tại các node. Vì vậy tốc độ trao đổi thông tin thấp.. 10/05/21. Lê Bá Thi - Tel: 0919005366. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TOPO VẬT LÝ  Kiểu đa điểm hay quảng bá (Point to Multipoint, Broadcasting) . Tất cả các node cùng truy nhập chung trên một đường truyền vật lý. Một thông điệp được truyền đi từ một node nào đó sẽ được tất cả các node còn lại tiếp nhận và kiểm tra địa chỉ đích trong thông điệp có phải của nó hay không. Cần thiết phải có cơ chế để giải quyết vấn đề đụng độ thông tin (Collision) hay tắc nghẽn thông tin trên đường truyền trong các mạng hình BUS và hình RING.. . Các mạng có cấu trúc quảng bá được phân chia thành hai loại: Quảng bá tĩnh & Quảng bá động phụ thuộc vào việc cấp phát đường truyền cho các node. Trong quảng bá động có quảng bá động tập trung và quảng bá động phân tán. 10/05/21. Lê Bá Thi - Tel: 0919005366. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TOPO VẬT LÝ  Kiểu đa điểm hay quảng bá (Point to Multipoint, Broadcasting) . Quảng bá tĩnh:  Chia thời gian thành nhiều khoảng rời rạc và dùng cơ chế quay vòng (Round Robin) để cấp phát đường truyền. Các node có quyền được truy nhập khi đến cửa thời gian của nó.. . Quảng bá động tập trung:  Một thiết bị trung gian có chức năng tiếp nhận yêu cầu liên lạc và cấp phát đường truyền cho các node. Kiểu cấp phát này giảm được tối đa thời gian chết của đường truyền, hiệu suất kênh truyền cao, nhưng thiết kế phức tạp và khó khăn.. . Quảng bá động phân tán:  Không có bộ trung gian, các node tự quyết định có nên hay không nên truy nhập đường truyền, phụ thuộc vào trạng thái của mạng.. 10/05/21. Lê Bá Thi - Tel: 0919005366. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TRUYỀN DỮ LIỆU . Đóng gói:  Trong quá trình trao đổi thông tin, các gói dữ liệu được thêm vào một số thông tin điều khiển, bao gồm địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, mã phát hiện lỗi, điều khiển giao thức... Việc thêm thông tin điều khiển vào các gói dữ liệu được gọi là quá trình đóng gói (Encapsulation). Bên thu sẽ được thực hiện ngược lại, thông tin điều khiển sẽ được gỡ bỏ khi gói tin được chuyển từ tầng dưới lên tầng trên.. . Phân đoạn và hợp lại:  Mạng truyền thông chỉ chấp nhận kích thước các gói dữ liệu cố định. Các giao thức ở các tầng thấp cần phải cắt dữ liệu thành những gói có kích thước quy định. Quá trình này gọi là quá trình phân đoạn. Ngược với quá trình phân đoạn bên phát là quá trình hợp lại bên thu. Dữ liệu phân đoạn cần phải được hợp lại thành thông điệp thích hợp ở tầng ứng dụng (Application). Vì vậy vấn đề đảm bảo thứ tự các gói đến đích là rất quan trọng. Gói dữ liệu trao đổi giữa hai thực thể qua giao thức gọi là đơn vị giao thức dữ liệu PDU (Protocol Data Unit).. 10/05/21. Lê Bá Thi - Tel: 0919005366. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TRUYỀN DỮ LIỆU . Điều khiển lỗi:  là kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ dữ liệu không bị mất hoặc bị hỏng trong quá trình trao đổi thông tin. Phát hiện và sửa lỗi bao gồm việc phát hiện lỗi trên cơ sở kiểm tra khung và truyền lại các PDU khi có lỗi. Nếu một thực thể nhận xác nhận PDU lỗi, thông thường gói tin đó sẽ phải được phát lại.. . Đồng bộ hoá:  Các thực thể giao thức có các tham số về các biến trạng thái và định nghĩa trạng thái, đó là các tham số về kích thước cửa sổ, tham số liên kết và giá trị thời gian. Hai thực thể truyền thông trong giao thức cần phải đồng thời trong cùng một trạng thái xác định.  Ví dụ: cùng trạng thái khởi tạo, điểm kiểm tra và huỷ bỏ, được gọi là đồng bộ hoá. Đồng bộ hoá sẽ khó khăn nếu một thực thể chỉ xác định được trạng thái của thực thể khác khi nhận các gói tin. Các gói tin không đến ngay mà phải mất một khoảng thời gian để lưu chuyển từ nguồn đến đích và các gói tin PDU cũng có thể bị thất lạc trong quá trình truyền.. 10/05/21. Lê Bá Thi - Tel: 0919005366. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TRUYỀN DỮ LIỆU . Địa chỉ hoá: . Hai thực thể có thể truyền thông được với nhau, cần phải nhận dạng được nhau. Trong mạng quảng bá, các thực thể phải nhận dạng định danh của nó trong gói tin. Trong các mạng chuyển mạch, mạng cần nhận biết thực thể đích để định tuyến dữ liệu trước khi thiết lập kết nối.. 10/05/21. Lê Bá Thi - Tel: 0919005366. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×