Tải bản đầy đủ (.docx) (293 trang)

GIÁO án địa 10 CẢ NĂM THEO CV 5512

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.79 MB, 293 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

BÀI MỞ ĐẦU: NHẬP MƠN ĐỊA LÍ 10
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Nắm được những nội dung sẽ được học trong chương trình địa lí 10.
- Biết phần trọng tâm của chương trình,có kiến thức tổng qt về môn học.
- Biết những kỹ năng của bộ môn địa lí: đọc bản đồ, vẽ biểu đồ, phân tích bảng số
liệu,…
2. Năng lực:
- Tự học, giao tiếp và hợp tác.
- Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian
- Sử dụng các cơng cụ địa lí trong học tập và thực hành.
3.Phẩm chất: Chăm chỉ, có trách nhiệm ý thức học tập tốt bộ môn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Một số tài liệu cần có để học tốt địa lí 10 làm mẫu.
- Một số bảng số liệu liên quan.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp:
STT
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
1
10
2
10
3


10
4
10
5
10
6
10
7
10
1. KHỞI ĐỘNG: khảo sát đầu năm
a) Mục tiêu: biết về sở thích và năng lực địa lí của HS
b) Nội dung: HS làm phiếu khảo sát về sở trường, sở thích, năng lực địa lí.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 1


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

c) Sản phẩm: phiếu khảo sát được điền đầy đủ thông tin.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1 GV phát phiếu khảo sát cho HS

PHIẾU KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
Họ và tên HS: ……………………………………………
Lớp: ………………………………………………………
Nội dung khảo sát: (HS khoanh vào ô lựa chọn hoặc ghi rõ ý kiến khác)
Câu hỏi
Khoanh vào ơ đáp án

Ý kiến khác
(nếu có)
1. Bạn có thế mạnh về KH TN
KHXH
Ngoại
nhóm mơn học nào?
ngữ
2. Bạn có học tốt mơn địa lí
Tốt
Bình
Khơng tốt
chứ?
thường
3. Điểm mơn địa của bạn
Giỏi
Khá
Dưới 6,5đ
trước đây thường:
Trên 8,0 6,5 – 8,0
4. Bạn có yêu thích bộ mơn

Bình
Khơng
Địa lý khơng?
thường
5. Bạn có thường xun tìm

Bình
Khơng
hiểu về kiến thức bộ mơn địa

thường
lí khơng? (về tự nhiên, dân cư,
xã hội, kinh tế,…)
6. Bạn có thể kể về 1 kỷ niệm đối với giáo viên địa lí mà bạn ấn tượng nhất?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………
7. Nội dung nào của môn địa lý khiến bạn cảm thấy yêu thích?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………
8. Hãy chia sẻ một kinh nghiệm để học tốt môn địa lý của bạn:
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 2


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
9. Bạn đã từng học đội tuyển HSG môn địa lý chưa?
……………………………………
10. Bạn đã từng dự

thi
HSG môn địa lý cấp nào?
………………………………………..

Bước 2 HS điền phiếu khảo sát.
Bước 3 HS hoàn thiện, thu phiếu khảo sát.
Bước 4 GV đọc một số phiếu, sử dụng để thống kê và xây dựng kế hoạch dạy học.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1 Hoạt động tìm hiểu nội dung chương trình mơn địa lí 10
a) Mục tiêu: Giới thiệu khái quát nội dung địa lí 10
b) Nội dung: Nghiên cứu SGK, đàm thoại gợi mở
c) Sản phẩm: HS biết được cấu trúc nội dung chương trình địa lý 10
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: HS nghiên cứu mục lục SGK địa 10, nêu cấu trúc nội dung chương trình
gồm các chương, bài nào?
Bước 2: HS thực hiện nghiên cứu sgk
Bước 3: HS trình bày, HS bổ sung
Bước 4: GV giới thiệu nội dung chương trình địa 10
I/ chương trình địa lý 10:
- Là kiến thức đại cương về địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội thế giới.
- Được chia làm 2 phần:
+ Địa lý tự nhiên tìm hiểu về vũ trụ, hệ mặt trời, trái đất, cấu trúc của trái đất, các
quyển, các quy luật địa lý.
+ Địa lý kinh tế - xã hội đại cương: Tìm hiểu về dân số, cơ cấu kinh tế, các ngành
kinh tế,.. trên thế giới.
- Từ sự phát triển kinh tế, xã hội thế giới, liên hệ Việt Nam.
- Ngồi ra có phần tích hợp về MT và TNTN.
Hoạt động 2.2: tìm hiểu ý nghĩa, mục đích, phương pháp học tập chương
trình địa lý 10.
a) Mục tiêu: tìm hiểu ý nghĩa, mục đích và một số phương pháp học địa lí 10

b) Nội dung: HS thảo luận cặp, dạy học giải quyết vấn đề.
c) Sản phẩm: HS hiểu được ý nghĩa, mục đích việc học tập chương trình địa lí 10
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1 Gv yêu cầu hs thảo luận theo cặp hoặc cá nhân trả lời cho các câu hỏi:
1/ Học chương trình địa lí 10 nhằn ý nghĩa, mục đích gì?
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 3


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

2/ Với những nội dung trên, làm cách nào để có thể lĩnh hội tốt nhất kiến thức 10?
Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3 HS đưa ra câu trả lời, chia sẻ một số phương pháp để học tập mơn địa lí.
Bước 4 GV đưa ra một số phương pháp để giúp hs hiểu cách học theo hướng tư
duy thực tế và gợi mở thêm về một số kỹ năng cần có trong học tập bộ mơn địa lí.
II. Mục đích của chương trình địa lí 10:
- Giúp HS năm được những khái niệm cơ bản trong địa lí tự nhiên và kinh tế xã
hội.
- Định hình được kiến thức địa lý, biết một số đặc điểm cơ bản về khơng gian địa
lí trên thế giới.
- Chuẩn bị kiến thức, vận dụng nó vào giải thích một số vấn đề thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, xử lý số liệu bản đồ biểu đồ,…
- Có cái nhìn tồn diện về khơng gian địa lí.
III. Phương pháp để học tập tốt mơn địa lí 10:
- Tìm hiểu kỹ sách giáo khoa.
- Đối với phần địa lí tự nhiên: Đọc SGK ko đủ, phải nghiên cứu thên, làm thí
nghiệm thực tế, xem các tư liệu hình và tư duy trừu tượng.
- Từ những đặc điểm về tự nhiên, dân cư, xã hội để giải thích một cách khái quát

tình hình phát triển kinh tế của quốc gia hoặc khu vực đó.
=> Chính là hình thành tư duy logic.
- Một số phương pháp để học tốt môn địa lí:
+ Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
+ Phương pháp tư duy logic.
+ Phương pháp thực địa.
+ Thu thập và phân tích dữ liệu,…
3. LUYỆN TẬP
a) Mục đích: giúp HS nhớ lại những kỹ năng địa lí từng học.
b) Nội dung: Gợi mở, kỹ thuật đặt câu hỏi
c) Sản phẩm: HS nhớ lại và nêu được một số kỹ năng, cách vận dụng kỹ năng địa lí
trong học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV đưa ra một số câu hỏi:
? Ở cấp 2, khi học địa lý, các em được tiếp cận với những kỹ năng nào?
? Muốn phân tích bản đồ để giải thích một vấn đề cần phải làm gì?
? có những dạng biểu đồ nào em đã học, những dạng biểu đồ thường gặp?
? Sau khi vẽ biểu đồ, phần nhận xét, phân tích BSL, biểu đồ được thực hiện như
thế nào?
Bước 2: HS suy nghĩ, tìm câu trả lời
Bước 3: Nhận xét bổ sung
Bước 4: GV định hướng
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 4


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

4. VẬN DỤNG

a) Mục đích: HS vận dụng kiến thức đã học trong q trình học tập mơn địa lí, đặc
biệt các phương pháp, kỹ năng cần thiết.
b) Nội dung: Giao học sinh về nghiên cứu chương trình SGK.
c) Sản phẩm: HS biết được cấu trúc chương trình, nội dung giảm tải, nội dung cần
học,…
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV u cầu HS về nhà, tìm hiểu tồn bộ chương trình SGK 10, chuẩn bị
nội dung bài 2 trong sgk để chuẩn bị tiết tiếp theo
Bước 2: HS về nhà tìm hiểu
Bước 3: Chuẩn bị tư liệu cho bài mới
Bước 4: GV dặn dò.
--------------------------------

Tuần:……………..Ngày
…../9/2021
NĂM HỌC: 2021 - 2022

soạn:

Tiết PPCT: 02
Trang 5


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

PHẦN I: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Chương I: BẢN ĐỒ
BÀI 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Hiểu được mỗi một phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa
lí nhất định trên bản đồ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng
phương pháp.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học.
- Sử dụng được các công cụ địa lý (bản đồ, tranh ảnh,..) để khai thác kiến thức.
- Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí.
- Phân tích được mối quan hệ giữa đặc điểm của đối tượng địa lí với phương pháp
biểu hiện bản đồ.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video
2. Học liệu: SGK, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định:
STT
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
* Kiểm tra bài cũ: Gv yêu cầu HS tiến hành các bước
cơ bản khi đọc bản đồ vận dụng trên 1 bản đồ bất kỳ:

tên, tỉ lệ, xác định phương hướng, bảng chú giải, các
đối tượng chính và phụ.
* Hoạt động học tập:
1.KHỞI ĐỘNG

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 6


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về vai trò của bản đồ, phương pháp thể
hiện trên bản đồ đã được học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân
trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo bản đồ công nghiệp Việt Nam, yêu cầu
HS quan sát và trả lời câu hỏi: Để thể hiện cho các đối tượng tượng địa lí trên bản đồ
(các trung tâm CN...) người ta làm thế nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt
HS vào bài học mới.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động tìm hiểu về một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí
trên bản đồ
a) Mục đích: Biết được đối tượng biểu hiện, các dạng và khả năng biểu hiện của

phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm
điểm và phương pháp bản đồ, biểu đồ.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức
theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
Đối tượng biểu
hiện

Phương pháp

Kí hiệu
Là các đối tượng
+ Kí hiệu hình học.
địa lí phân bố theo
+ Kí hiệu chữ.
những điểm cụ thể.
+ Kí hiệu tượng
hình.
Là sự di chuyển
Kí hiệu đường của các đối tượng,
chuyển động
hiện tượng Địa lí.

Chấm điểm

Khả năng biểu
hiện

Vị trí, số lượng, cấu Điểm dân cư,
trúc, chất lượng và hải cảng, mỏ

động lực phát triển khoáng sản...
của đối tượng địa lí.

Hướng, tốc độ, số
lượng, khối lượng
của các đối tượng di
chuyển.
Sự phân bố, số
Là các đối tượng,
lượng
của
đối
hiện tượng địa lí
tượng, hiện tượng
phân bố phân tán,
địa lí.
lẻ tẻ.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Ví dụ

Hướng
gió,
dịng
biển,
luồng di dân...

Số dân, đàn gia
súc...


Trang 7


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Bản đồ, biểu đồ

Là giá trị
cộng của một
tượng địa lí
một đơn vị
thổ.

tổng
hiện
trên
lãnh

Thể hiện được số
lượng, chất lượng,
cơ cấu của đối
tượng.

Cơ cấu cây
trồng, thu nhập
GDP của các
tỉnh,
thành
phố...


d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, u cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hồn thành phiếu
học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Khả năng biểu
Phương pháp
Đối tượng biểu hiện
Ví dụ
hiện
Kí hiệu
Kí hiệu đường chuyển
động
Chấm điểm
Bản đồ, biểu đồ
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về phương pháp kí hiệu (đối tượng thể hiện, cách thể hiện, khả
năng thể hiện)
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về phương pháp kí hiệu đường chuyển động (đối tượng thể
hiện, cách thể hiện, khả năng thể hiện)
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về phương pháp chấm điểm (đối tượng thể hiện, cách thể hiện,
khả năng thể hiện)
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về phương pháp bản đồ - biểu đồ (đối tượng thể hiện, cách thể
hiện, khả năng thể hiện)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
3. LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình
thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để
trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 8


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 1. Đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí
hiệu?
A. Hải cảng.
B. Hòn đảo.
C. Các dãy núi.
D. Đường biên giới.
Câu 2. Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ người ta thường dùng phương pháp
A. kí hiệu.
B. nền chất lượng.
C. chấm điểm.
D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 3. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây không được thể hiện bằng
phương pháp đường chuyển động?
A. Hướng gió.
B. Dịng biển.

C. Dịng sơng.
D. Hướng bảo.
Câu 4. Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng
phương pháp kí hiệu đường chuyển động là
A. các nhà máy, sự trao đổi hàng hố.
B. biên giới, đường giao thơng.
C. các luồng di dân, các luồng vận tải.
D. các nhà máy, đường giao thông.
Câu 5. Phương pháp chấm điểm không thể hiện được đặc tính nào sau đây của đối
tượng
A. cơ cấu.
B. sự phân bố.
C. số lượng.
D. chất lượng.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến
thức có liên quan.
4. VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được để phân tích các
phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để
trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
* Câu hỏi 1: Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu khơng
những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối
tượng trên bản đồ.

* Câu hỏi 2: Quan sát hình 2.3 cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động
biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 9


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

* Câu hỏi 3: Quan sát hình 2.4, hãy cho biết: Các đối tượng địa lí được biểu hiện
bằng những phương pháp nào? Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu
người?
* Trả lời câu hỏi:
- Câu hỏi 1:
+ Thấy được các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, ở TP Hồ Chí Minh… Các nhà máy
thủy điện ở Hịa Bình, ở Đa Nhim…, thấy được các trạm 220 KV, 500 KV…
+ Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những nhà máy thủy
điện còn đang xây dựng.
- Câu hỏi 2:
+ Thấy được hướng chuyển động của các loại gió, bão.
+ Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta
- Câu hỏi 3:
+ Phương pháp kí hiệu thể hiện các đơ thị có quy mơ dân số trên 8 triệu và từ 5
triệu đến 8 triệu.
+ Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi điểm chấm
tương ứng 500.000 người.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến
thức có liên quan.
* Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu,
nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi 1,2 SGK
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới:
+ Tìm hiểu vai trò của bản đồ trong học tập, đời sống
+ Tìm hiểu phương SD bản đồ, Atlat trong quá trình học địa lí trên cơ sở bản
đồ, Atlat địa lí
+ Tìm hiểu phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat trong q trình học địa lí.
---------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 10


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần:……………..Ngày
…../9/2021

soạn:

Tiết PPCT: 03


BÀI 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ ý nghĩa của bản đồ trong học tập và đời sống.
- Biết cách sử dụng bản đồ để xác định vị trí, nhận xét đối sự phân bố và giải thích
mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý.
- Hiểu rõ một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và tự học, sáng tạo.
- Phân tích được vai trò của bản đồ trong học tập địa lý.
- Sử dụng bản đồ, atlat địa lý để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết; khai thác
được các kênh thông tin bổ sung (biểu đồ, tranh ảnh,...) từ bản đồ, atlat địa lí; đọc
được lát cắt địa hình; sử dụng được một số bản đồ thông dụng trong thực tế.
3. Phẩm chất: Phẩm chất: chăm chỉ trong học tập, có trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video
2. Học sinh: SGK, Atlat.
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 11


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:
STT
Lớp
Sĩ số
Ghi chú

1
2
3
4
5
6
7
1. KHỞI ĐỘNG
a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về vai trò của bản đồ, cách đọc bản đồ đã
được học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân
trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu
biết cá nhân để hồn thành u cầu được giao: Vai trị của bản đồ trong học tập và đời
sống? Khi sử dụng bản đồ trong học tập địa lí chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt
HS vào bài học mới.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
a) Mục đích: HS biết được vai trị của bản đồ trong học tập và cuộc sống.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức
theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
1. Trong học tập:

- Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong học tập (học tại lớp, học ở nhà, để
kiểm tra).
- Qua bản đồ có thể xác định được vị trí của một địa điểm, mối quan hệ giữa các
thành phần địa lí, đặc điểm của các đối tượng địa lí....
2. Trong đời sống:
- Là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày.
- Phục vụ trong các ngành kinh tế, quân sự...
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 12


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết
của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Á tìm các dãy núi cao, các dịng sơng
lớn?
+ Câu hỏi 2: dựa vào bản đồ các nước Châu Á, xác định con đường đi từ Hà Nội đến
Bắc Kinh?

+ Câu hỏi 3: Bản đồ có vai trị như thế nào trong học tập và đời sống?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm

việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về việc sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập
a) Mục đích: HS hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat địa lí để
tìm hiểu đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí .
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức
theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập:
1. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu
2. Cách đọc bản đồ:
- Đọc tên bản đồ để biết được nội dung thể hiện trên bản đồ.
- Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ.
- Xem các kí hiệu trên bản đồ.
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 13


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Xác định phương hướng trên bản đồ.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết
của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Muốn sử dụng bản đồ có hiệu quả ta phải làm như thế nào?
+ Câu hỏi 2: Tại sao phải làm như vậy? Lấy ví dụ cụ thể trên bản đồ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
3. LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình
thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để
trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1. Để tìm hiểu về chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng bản đồ nào
sau đây?
A. Bản đồ khí hậu.
NĂM HỌC: 2021 - 2022

B. Bản đồ địa hình.
Trang 14


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

C. Bản đồ nông nghiệp.
D. Bản đồ địa chất.
Câu 2. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh
A. thư giãn sau khi học xong bài.
B. học thay sách giáo khoa.
C. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.

D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ trong bài.
Câu 3. Trong đời sống, bản đồ là một phương tiện để
A. trang trí nơi làm việc.
B. xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
C. tìm đường đi, xác định vị trí.
D. biết được sự phát triển KT - XH của một quốc gia.
Câu 4. Trước khi đọc bản đồ cần phải nghiên cứu kĩ yếu tố nào sau đây?
A. Tỉ lệ bản đồ.
B. Phương hướng.
C. Bảng chú giải.
D. Nội dung bản đồ.
Câu 5. Trên bản đồ tỉ lệ 1: 300 000, 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài
thực địa?
A. 0, 9 km.
B. 9 km.
C. 90 km.
D. 900 km.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến
thức có liên quan.
4. VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích lí do bản đồ là
phương tiện sử dụng rộng rãi trong đời sống.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để
trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

* Câu hỏi: Chứng minh rằng bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong
đời sống hằng ngày?
* Trả lời câu hỏi:
+ Trong nông nghiệp: Dự báo thời tiết, biết được sự phân bố các nhóm đất để
trồng các loại cây thích hợp.
+ Trong cơng nghiệp: Làm thủy lợi, nghiên cứu thơi tiết và khí hậu, xây dựng các
trung tâm cơng nghiệp, mớ các tuyến giao thông…
+ Trong quân sự: Xây dựng phương án tác chiến, cần lợi dụng địa hình, địa vật
trong phịng thủ và tấn cơng…
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 15


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Trong đời sống: Là bản chỉ đường đi trong các thành phố.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến
thức.
* Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu,
nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Bài thực hành

+ Tổ 1 + 3: Phóng to H2.2 và xác định các phương pháp biểu hiện các đối tượng
địa lí, đối tượng biểu hiên, khả năng biểu hiện của từng phương pháp trên H 2.2
+ Tổ 2: Phóng to H2.3 và xác định các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa
lí, đối tượng biểu hiên, khả năng biểu hiện của từng phương pháp trên H 2.3
+ Tổ 4: Phóng to H2.4 và xác định các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa
lí, đối tượng biểu hiên, khả năng biểu hiện của từng phương pháp trên H 2.4
------------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 16


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần:……………..Ngày
…../9/2021

soạn:

Tiết PPCT: 04

BÀI 4. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Nhận biết được một số đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và tự học, tính tốn.

- Sử dụng được bản đồ địa kết hợp với kiến thức đã học để xác định vị trí của một
điểm trên thực địa; xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ.
- Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí.
- Sử dụng bản đồ hoặc lược đồ để trình bày về mối quan hệ không gian của các đối
tượng địa lí
- Đọc được bản đồ để khai thác thơng tin, kiến thức cần thiết; khai thác được các
kênh thông tin bổ sung (biểu đồ, tranh ảnh,...) từ bản đồ, atlat địa lí.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, bản đồ.
2. Học liệu: SGK, bút chỉ bản đồ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định:
STT
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
* Hoạt động học tập:
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục đích: HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nêu đúng yêu cầu của bài thực hành.

d) Tổ chức thực hiện:
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 17


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu
của bài thực hành.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 02 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt
HS vào bài học mới.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động thực hành
a) Mục đích: Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên
bản đồ. Hiểu rõ được hệ thống kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng. Nhận biết một
số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: xác định các
đối tượng địa lí và phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ tự nhiên,
kinh tế. Phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức
theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Bản đồ phân
Bản đồ thể hiện cơng Bản đồ gió và bão ở

Tên bản đồ
bố dân cư
nghiệp điện Việt Nam Việt Nam
Châu Á
Nội dung thể Các nhà máy điện, hệ Các loại gió, hướng
Mật độ dân số
hiện
thống truyền tải điện gió, tần suất bão.
Tên
phương
Phương pháp kí hiệu Phương pháp
Phương pháp kí hiệu
pháp
đường chuyển động
chấm điểm
Biểu hiện các đối Biểu hiện các đối Biểu hiện sự
Phương
pháp tượng: nhà máy điện, tượng:
loại
gió, phân bố dân
biểu hiện
đường dây truyền tải hướng gió, tần suất cư của Châu
điện, các trạm biến áp bão, hướng bão
Á
Sự phân bố, số lượng,
Đặc tính của đối
Hướng di chuyển, số Số
lượng,
quy mô, cấu trúc và
tượng được thể

lượng, chất lượng của chất
lượng
chất lượng của đối
hiện
đối tượng
của đối tượng
tượng
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành 6 nhóm đọc nội dung bản đồ
và điền vào phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Tên bản đồ
Nội dung thể hiện
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 18


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tên phương pháp
Phương pháp biểu hiện
Đặc tính của đối tượng được thể
hiện
+ Nhóm 1, 3: Hình 2.2
+ Nhóm 2, 5: Hình 2.3
+ Nhóm 4, 6: Hình 2.4


Hình 2.2
Hình 2.3
Hinhd 2.4
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 19


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình
thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để
trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành trả lời câu hỏi:
* Câu hỏi: Hãy xác định các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản
đồ Tự nhiên Việt Nam.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo bản đồ Tự nhiên Việt Nam lên bảng và
trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến
thức có liên quan.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích dạng véc tơ được sử
dụng rộng rãi trong phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để
trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hồn thành câu hỏi:
* Câu hỏi: Vì sao trong phương pháp kí hiệu đường chuyển động, dạng véc tơ
được sử dụng rộng rãi?
* Trả lời câu hỏi:
Dạng véc tơ được sử dụng rộng rãi vì: nó trực quan, dễ thấy hướng di chuyển.
Hướng của vecto cho biết hướng di chuyển của hiện tượng hay hướng của mối liên
hệ, hướn gió... Độ rộng hoặc chiều dài của vec to phản ánh số lượng của hiện tượng,
sự phân chia theo tỉ lệ của vec tơ thể hiện được cấu trúc của hiện tượng.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến
thức có liên quan.
* Củng cố, dặn dị:
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu,
nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
- Hoàn thành bài thực hành.
NĂM HỌC: 2021 - 2022


Trang 20


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới:
+ Tìm hiểu khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt
Trời.
+ Tìm hiểu các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
---------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 21


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần:……………..Ngày
…../9/2021

soạn:

Tiết PPCT: 05

Chương II: VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
TIẾT 5+6 - CHỦ ĐỀ:
VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT

HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
Vấn đề cần giải quyết trong bài học
Vũ Trụ là vơ cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất chỉ là một bộ
phận rất nhỏ bé trong Vũ Trụ. Hiểu các khái niệm: Vũ trụ, Thiên Hà, Dải Ngân Hà,
Hệ Mặt Trời.
- Giải thích được các hiện tượng : Sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự
lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
- Giải thích được các hệ quả sinh ra do sự chuyển động của Trái Đất xung quanh
Mặt Trời, đó là : Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, hiện tượng mùa,
hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
- Biết xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vị trí của
Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
- Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt
Trái Đất.
- Biết sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mơ hình để trình bày và giải thích các hệ quả
của sự chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái Đất....
Sự sắp xếp các tiết dạy trong chương trình là dạy trong 2 tiết vì vậy để thuận
tiện cho việc tổ chức các hoạt động học nối tiếp nhau thành một chuỗi và lô gic
không để thành 2 bài riêng lẻ nữa mà tạo thành chủ đề về vũ trụ,hệ mặt trời,trái đất
trong hệ mặt trời và các hệ quả chuyển động của trái đất
Nội dung bài học
- khái quát về vũ trụ,hệ mặt trời,trái đất
- hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
- hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được khái quát Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt
Trời.
- Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh
trục và chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất :

+ Chuyển động tự quay : sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự chuyển
động lệch hướng của các vật thể.
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 22


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Chuyển động quanh Mặt Trời : chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời,
hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài, ngắn theo mùa.
- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mơ hình để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển
động của Trái Đất.
2. Về năng lực
- HS có năng lực tự học và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác
và giao tiếp.
- Nhận thức được chuyển động của trái đất, các hành tinh trong hệ mặt trời và
không gian của vũ trụ qua tranh ảnh, tư liệu, video,...
- Sử dụng được các công cụ địa lý như: SGK, tranh ảnh, video,... để tìm hiểu về
các khái niệm Vũ trụ, Thiên Hà, Hệ Mặt trời, Trái Đất,...
- Vận dụng được kiến thức địa lý để giải thích các hiện tượng của tự nhiên liên
quan đến hệ quả chuyển động của Trái đất.
3. Về phẩm chất:
- Sống có trách nhiệm, ứng xử tích cực với thiên nhiên.
- Chăm chỉ trong học tập và hăng say nghiên cứu để hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU :
1. Giáo viên: Bản đồ múi giờ; tài liệu, video hình ảnh về chuyển động của trái đất
và các hệ quả.
2.Học sinh: sách giáo khoa, đồ dùng học tập (máy tính, thước kẻ, …)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

* Ổn định:
STT
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
* Hoạt động học tập
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về hệ quả chuyển động của Trái Đất đã
học, tạo tâm thế học tập cho bài mới.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. Tham gia trò chơi ô chữ
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân
trả lời câu hỏi lật các ô chữ đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 23


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Bước 1: GV chia đội (2 đội/ 2 dãy), cơng bố quy tắc trị chơi, thời gian và hình thức
tính điểm, bắt đầu trị chơi với các từ khóa ngang như: Thiên Hà, Hệ Mặt trời, Trái

Đất, 24 múi giờ,…. Và từ khóa dọc: Vũ Trụ,….

Bước 2: HS tham gia trò chơi trong thời gian 05 phút.
Bước 3: Thư ký ghi điểm cho từng đội, báo cáo kết quả.
Bước 4: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Hoạt động tìm hiểu về Vũ Trụ, Hệ Mặt trời, Trái đất trong Hệ Mặt trời:
a) Mục tiêu:
+ Biết kiến thức chung về Vũ Trụ, Thiên Hà, dải Ngân Hà.
+ Biết về Hệ mặt trời, các hành tinh trong Hệ mặt trời
+ Biết một số kiến thức về kích thước, vị trí của Trái Đất trong Hệ mặt trời và
chuyển động của Trái Đất.
b) Nội dung: Làm việc cá nhân/ lớp, sử dụng phương pháp dạy học trực quan nêu
và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở.
c) Sản phẩm:
I/ Khái quát về Vũ Trụ. hệ Mặt Trời. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
1/ Vũ Trụ
- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên hà.
- Thiên hà là một tập hợp của nhiều thiên thể, khí bụi.
- Thiên hà có chứa hệ Mặt Trời gọi là dải Ngân Hà.
* Thiên Hà chứa Mặt Trời được gọi là dải Ngân Hà có dạng xoắn ốc giống một cái đĩa
với đường kính là 100.000 năm ánh sáng (năm ánh sáng bằng 9460 tỉ km)
2/ Hệ Mặt Trời
- Mặt Trời cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh nó và các đám bụi khí được
gọi là hệ Mặt Trời.
- Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời lại vừa tự quay quanh trục theo hướng
ngược chiều kim đồng hồ.
* Quỹ đạo của Diêm Vương tinh không nằm trên cùng một mặt phẳng với quĩ đạo của
các hành tinh khác, hiện nay Diêm Vương tinh không được gọi là hành tinh nữa
NĂM HỌC: 2021 - 2022


Trang 24


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

3/ Trái Đất trong hệ Mặt Trời
a. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Trái Đất là hành tinh thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời, khoảng cách từ Trái Đất đến
Mặt Trời khoảng 149,6 triệu km.
b. Các chuyển động chính của Trái Đất
- Chuyển động tự quay quanh trục:
+ Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ Tây - Đông.
+ Thời gian chuyển động một vòng quay quanh trục là 24 giờ (23h56’04’’).
- Chuyển động xung quanh Mặt Trời.
+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip theo hướng Tây sang
Đông.
+ Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.
+ Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất không thay đổi độ nghiêng và hướng
nghiêng.
* Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất vào ngày 3/1 điểm cận nhật, do lực hút của Mặt Trời lớn
nên tốc độ chuyển động của Trái Đất lên tới 30.3km/s. Trái Đất ở xa Mặt Trời nhất vào
ngày 5/7 - điểm viễn nhật, tốc độ chuyển động của Trái Đất lúc này là 29,3km/s
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK mục 1,2,3 / I trong 1p, quan sát hình 5.1,5.2 trong
SGK. Xem video và trả lời cho câu hỏi:

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 25



×