Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phát huy vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí tại việt nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.63 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
NỘI DUNG.............................................................................................................................. 2
1. Lý luận cơ bản về dư luận xã hội.........................................................................................2
1.1. Khái niệm dư luận xã hội..................................................................................................2
1.2. Các thuộc tính của dư luận xã hội.....................................................................................3
1.3. Chức năng của dư luận xã hội...........................................................................................4
1.4. Cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội của dư luận xã hội..........................................................6
1.4.1. Cơ sở nhận thức của dư luận xã hội.............................................................................6
1.4.2. Cơ sở xã hội của dư luận xã hội...................................................................................6
1.5. Cơ chế hình thành của dư luận xã hội...............................................................................7
1.5.1. Các giai đoạn trong quá trình hình thành của dư luận xã hội.......................................7
1.5.2. Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành dư luận xã hội.......................................8
2. Thực trạng về định hướng dư luận xã hội của các báo chí hiện nay.....................................8
8
2.1. Nhiều trang báo chưa chấp hành đúng tôn chỉ mục đính của tờ báo làm dư luận xáo trộn
khi tiếp nhận thơng tin..............................................................................................................8
2.2. Báo chí có xu hướng thương mại hóa khiến dư luận xã hội đổi chiều theo..................10
3. Giải pháp phát huy vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí trong thời kỳ hội nhập
quốc tế hiện nay.....................................................................................................................11
3.1. Các cơ quan báo chí cần phát huy hơn nữa tính Đảng và bám sát định hướng của Ban
tun giáo, bộ thơng tin..........................................................................................................11
3.2. Báo chí cần nắm bắt kịp thời các sự kiện có thể tạo dư luận xã hội................................12
3.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu dư luận xã hội trong các cơ quan báo chí......................13
3.4. Định hướng dư luận tốt chính là việc minh bạch thơng tin trên báo chí..........................14
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................16


LỜI MỞ ĐẦU


Dư luận xã hội là một thành tố quan trọng của ý thức xã hội, có khả năng tạo
nên sức mạnh giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội. Trong bối cảnh mở cửa và hội
nhập, dư luận xã hội chịu sự tác động phức tạp, đa chiều, cả bên trong và bên ngồi.
Báo chí có vai trị khơng thể thay thế trong việc định hướng dư luận xã hội, góp
phần thúc đẩy giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống. Yêu cầu và
trách nhiệm định hướng dư luận xã hội của báo chí đang đặt ra cấp bách và đòi hỏi
sự nghiên cứu cơng phu, đầy đủ, dưới nhiều góc độ tồn diện và thiết thực hơn nữa.
Nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong thực tế định hướng Dư luận xã
hội của báo chí hiện nay, từ đó tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng dư
luận xã hội của báo chí, góp phần tích cực hố đời sống thực tiễn và nghiên cứu,
làm rõ lý luận về mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội; điều kiện, bối cảnh
tình hình đất nước và quốc tế đặt ra với hoạt động báo chí nói chung, với việc định
hướng dư luận xã hội của báo chí nói riêng. Do đó, tơi chọn chủ đề “Phát huy vai
trị định hướng dư luận xã hội của báo chí tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
quốc tế hiện nay” để làm bài thu hoạch cho môn học Xã hội học trong lãnh đạo
quản lý. Do kiến thức và tầm hiểu biết cịn hạn chế nên bài viết của tơi khơng tránh
khỏi sai sót rất mong được các giảng viên góp ý kiến cho bài thu hoạch được hồn
thiện.
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2019

1


NỘI DUNG
1. Lý luận cơ bản về dư luận xã hội
1.1. Khái niệm dư luận xã hội
Dư luận xã hội (hay công luận) là một hiện tượng đời sống xã hội quen
thuộc mà mỗi cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hàng ngày,
thường phải quan tâm và tính tốn đến. Về mặt thuật ngữ: dư luận xã hội xuất hiện
từ rất sớm, nhưng đến tận thế kỷ thứ 12 thì mới được một nhà văn – nhà hoạt động

người Anh tên là Solsbery đưa ra thuật ngữ “dư luận xã hội”, được ghép bởi 2 từ:
Opinion (ý kiến) và Public (cộng đồng).
Nhưng phải kể từ năm 1744 thuật ngữ “dư luận xã hội” mới được sử dụng
phổ biến, ở VN thường được dung là những cụm từ sau: ý kiến công luận, ý kiến
cộng đồng, ý kiến công chung, ý kiến quần chung,…
Dư luận xã hội là 1 hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị thái độ đánh giá,
phán xét nhận xét của 1 số đơng người về những vấn đề gì đó mang tính thời sự có
liên quan đến họ (xã hội) và họ dành cho nó 1 sự quan tâm nhất định.
Vấn đề gì đó có thể là một hiện tượng xã hội, một q trình xã hội, sự kiên
nào đó hay là chủ trương chính sách của chính phủ, của cơ quan, hay nhân vật nào
đó.
Về khả năng phản ánh chân lý, lẽ phải của dư luận xã hội, cũng có những
quan niệm khác nhau. Có ý kiến cho rằng dư luận xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề
của các thành kiến, định kiến cho nên nó khơng có khả năng phản ánh chân lý, lẽ
phải. Dư luận xã hội có thể đúng nhiều, đúng ít. Dù có đúng đến mấy thì dư luận
xã hội vẫn có những hạn chế, khơng nên tuyệt đối hoá khả năng nhận thức của dư
luận xã hội. Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội cũng có những hạt nhân hợp
lý, khơng thể coi thường, bỏ qua. Chân lý của dư luận xã hội khơng phụ thuộc vào
tính chất phổ biến của nó. Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng, dư
luận của thiểu số cũng sai.
Về đối tượng của dư luận xã hội, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng đó là
các hiện tượng, sự kiện, q trình xã hội có tính thời sự, cập nhật trình độ hiểu biết
của cơng chúng, có liên quan đến lợi ích, mối quan tâm của cơng chúng. Ví dụ:
Những vấn đề khoa học trừu tượng liên quan đến tương lai xa xơi của lồi người sẽ
khó trở thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội, trong khi đó những vấn đề cụ
thể, dễ hiểu có liên quan trực tiếp đến lợi ích của cơng chúng, được cơng chúng rất
quan tâm như vấn đề giá cả, thiên tai, lũ lụt, vệ sinh môi trường... luôn luôn là đối
tượng phán xét của dư luận xã hội.

2



Dư luận xã hội là hiện tượng đời sống xã hội phức tạp, nên khó có thể lột tả
hết trong một vài dòng định nghĩa ngắn gọn. Đối với những sự vật phức tạp, có
nhiều góc nhiều cạnh, mọi định nghĩa đều phiến diện. Tuy nhiên, dù có phiến diện
đến đâu, định nghĩa cũng không mất đi mặt khẳng định, vai trị quan trọng, sự cần
thiết của nó đối với hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con
người: đó là những chỉ dẫn sơ bộ, những nét phác thảo ban đầu, khơng có nó,
chúng ta khơng thể tiếp tục đi sâu hơn vào bản chất của sự vật cũng như không thể
đưa ra đuợc những phương hướng hành động cụ thể nào cả.
Vì lẽ đó, chúng ta có thể định nghĩa rất ngắn gọn về dư luận xã hội như sau:
Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện
tượng có tính thời sự, có liên quan đến lợi ích, các mối quan tâm của cơng chúng.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến các nội hàm sau đây của định nghĩa này:
(1) Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau;
(2) Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí
đối lập nhau;
(3) Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc hẹp
(một số ý kiến);
(4) Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ không phải là
ý kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ chức (hội nghị, hội
thảo…);
(5) Dư luận xã hội không phải là một phép cộng các ý kiến cá nhân, tự phát
mà là một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các
lực lượng xã hội nhất định;
(6) Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự, liên
quan đến lợi ích, các mối quan tâm hiện có của nhiều người mới có khả năng tạo ra
dư luận xã hội.
1.2. Các thuộc tính của dư luận xã hội
Các thuộc tính của dư luận xã hội thể hiện ở:

Khuynh hướng: Thái độ của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng,
q trình xã hội có thể khái qt theo các khuynh hướng nhất định: tán thành, phản
đối hay băn khoăn, lưỡng lự, chưa rõ thái độ. Cũng có thể phân chia dư luận theo
các khuynh hướng như tích cực, tiêu cực; tiến bộ, lạc hậu, "cấp tiến", "bảo thủ"....
Cường độ: Thể hiện “sức căng” của mỗi khuynh hướng. Ví dụ, khuyng
hướng phản đối có thể biểu hiện ở các sức căng khác nhau: phản đối gay gắt; phản
đối, nhưng không gay gắt…. Cường độ của dư luận xã hội quan hệ chặt chẽ với

3


hành vi xã hội của công chúng. Trong nắm bắt và phản ánh dư luận xã hội nhất
thiết phải nắm bắt và phản ánh được cường độ của các khuynh hướng đánh giá.
Sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội: Theo các nhà xã hội học, đồ
thị phân bố dư luận xã hội hình chữ U biểu thị sự xung đột (có hai luồng ý kiến
chính, trái ngược nhau, tỷ lệ ủng hộ mỗi luồng ý kiến này ngang bằng hoặc xấp xỉ
nhau), hình chữ L biểu thị sự thống nhất cao (trong số các luồng ý kiến, nổi lên
một luồng ý kiến được đa số ủng hộ). Trong xã hội, nếu thái độ của dư luận xã hội
đối với phần lớn các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đều có dạng phân bố hình chữ
U thì điều đó có nghĩa xã hội ở trạng thái xung đột ý kiến gay gắt. Trong phân bố
hình chữ L, chỉ một loại quan điểm có tỷ lệ số người ủng hộ cao mà thơi.
Tính bền vững: Một số tác giả thường khẳng định dư luận xã hội có tính dễ
biến đổi. Tuy nhiên khẳng định này mới chỉ đúng một phần. Có những dư luận xã
hội chỉ qua một đêm là thay đổi, nhưng cũng có những dư luận hàng chục năm
khơng thay đổi. Tính bền vững của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối
với các bậc vĩ nhân, các giá trị lịch sử của dân tộc..., đánh giá của dư luận xã hội
thường rất bền vững, ví dụ sự đánh giá của dư luận xã hội về cuộc đời và sự nghiệp
của Bác Hồ, về tầm quan trọng của sự nghiệp đổi mới.... Đối với những vấn đề mới
nảy sinh, dư luận xã hội thường dễ thay đổi. Cái mới lúc đầu thường chỉ được số ít
nhận thấy và do đó dễ bị đa số phản đối. Tuy nhiên, ý kiến của đa số sẽ nhanh

chóng, dễ dàng thay đổi khi cái mới vươn lên, khẳng định mình trong cuộc sống.
Cần đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi thái độ của dư luận xã hội đối với các sự
kiện, hiện tượng, q trình, đối tượng... quen thuộc vì nó phản ánh sự chuyển
hướng trong cách suy nghĩ của xã hội.
Sự tiềm ẩn: Dư luận xã hội về những vấn đề của cuộc sống xã hội có thể ở
trạng thái tiềm ẩn, khơng bộc lộ bằng lời. Có người dùng thuật ngữ “dư luận của đa
số im lặng” để nói về trạng thái này. Trong những xã hội thiếu dân chủ, dư luận xã
hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Phương pháp thăm dị dư luận xã
hội có thể làm bật ra nội dung của các luồng dư luận xã hội tiềm ẩn. Đối với những
nơi chưa coi trọng quyền dân chủ của nhân dân, để nắm bắt dư luận xã hội chúng
ta nên dùng phương pháp phỏng vấn dấu tên (không ghi tên, nơi làm việc, cư trú
của người trả lời), nếu khơng, người trả lời có thể sẽ khơng dám nói ra sự thật.
1.3. Chức năng của dư luận xã hội
Các nhà nghiên cứu cho rằng dư luận xã hội thực hiện những chức năng cơ
bản sau đây:
Chức năng đánh giá: Dư luận xã hội thể hiện thái độ phán xét đánh giá của
công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống. Dư luận xã
hội có vai trị quan trọng trong việc hình thành thang giá trị xã hội. Trên thực tế,
người ta thường chạy theo các giá trị mà dư luận xã hội đề cao chứ không phải các
4


giá trị do các nhà tư tưởng, lý luận đề ra. Thang giá trị do các nhà tư tưởng, lý luận
đề ra, cho dù có đúng đến đâu, cũng khó có thể đi vào thực tế nếu khơng được dư
luận xã hội tán thành, ủng hộ. Thang giá trị của dư luận xã hội mỗi thời một khác.
Ví dụ, đầu những năm 60, các giá trị vật chất được dư luận xã hội đề cao là "một
u anh có pơ-giơ, hai yêu anh có đồng hồ đeo tay…". Trong những năm 80, các
giá trị được đề cao khơng cịn là xe đạp pô-giô, đài, đồng hồ nữa mà là xe máy, catset, ti-vi, tủ lạnh....
Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội: Dư luận xã hội rất nhạy cảm với
các hành vi xâm phạm lợi ích chung, lợi ích của toàn xã hội, nhất là hành vi của

các phần tử, các nhóm cực đoan, lên án kịp thời và gay gắt các hành vi này, làm
cho cho các cá nhân, các nhóm cực đoan phải “chùn tay”; dư luận xã hội cũng rất
quan tâm đến các hành vi có lợi cho tồn xã hội, kịp thời cổ vũ, các cá nhân, nhóm
xã hội thực hiện các hành vi này. Nhờ sự can thiệp kịp thời, dư luận xã hội góp
phần duy trì trật tự xã hội, mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và xã hội cũng như
giữa các nhóm xã hội.
Chức năng giáo dục của dư luận xã hội: Nhờ có uy tín lớn, sự khen chê,
khuyên bảo của dư luận xã hội có tác động rất mạnh đến ý thức và hành vi của con
người, nhất là đối với các thế hệ trẻ. Bằng sự khen, chê, khuyên can kịp thời đối
với các hành vi phù hợp hoặc khơng phù hợp với lợi ích, các giá trị xã hội, nhất là
các giá trị đạo đức, ln lý, dư luận xã hội có vai trị rất lớn trong việc giáo dục cho
các thế hệ ý thức về sự phải - trái, đúng - sai, thiện - ác, đẹp - xấu.
Chức năng giám sát: Dư luận xã hội có vai trị giám sát hoạt động của nhà
nước và các tổ chức xã hội, gây sức ép lớn đối với tệ tham nhũng, quan liêu, tắc
trách. Các quan chức tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ rất “ghét” báo chí, dư
luận xã hội vì báo chí, dư luận xã hội ln “nhịm ngó” vào các cơng việc mờ ám
của họ, sẵn sàng lên án, tố cáo họ.
Chức năng tư vấn, phản biện: Trước những vấn đề nan giải của đất nước, dư
luận xã hội có thể đưa ra những khuyến nghị sáng suốt mà các cơ quan tham mưu
cho chính quyền có thể chưa nghĩ ra được. Dư luận xã hội cũng có khả năng đưa ra
các ý kiến phản biện xác đáng đối với các quyết định của các cơ quan đảng, chính
quyền, tổ chức chính trị - xã hội.
Chức năng giải toả tâm lý xã hội: Theo các nhà tâm lý học, sự bất bình, các
nỗi niềm oan ức của con người, nếu không được giãi bày, nói ra, sẽ khơng mất đi
mà lắng chìm xuống tầng vô thức trong tâm thức của con người và có thể trở thành
những mầm mống bệnh hoạn nghiêm trọng về tinh thần, đến một lúc nào đó sẽ bộc
phát thành những hành vi, phản ứng bất thường không thể kiểm sốt được. Sự giãi
bày, bày tỏ thành lời có thể giải toả nỗi bất bình, uất ức của con người. Bị oan ức
mà nói ra được người ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm.
5



1.4. Cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội của dư luận xã hội
1.4.1. Cơ sở nhận thức của dư luận xã hội
Nội dung và sắc thái của dư luận xã hội được quy định trước hết bởi trình độ
hiểu biết của cơng chúng, nhóm xã hội. Sự hiểu biết nhiều hay ít, sâu sắc hay
khơng sâu sắc của cơng chúng, nhóm xã hội đối với vấn đề, hiện tượng, sự kiện
quyết định sự đánh giá đúng hay sai của cơng chúng, nhóm xã hội đối với vấn đề,
sự kiện, hiện tượng đó. Một trong những yếu tố nhận thức có ảnh hưởng khá phổ
biến đến sự phán xét của dư luận xã hội, đó là khn mẫu tư duy xã hội.
Khuôn mẫu tư duy xã hội là những quan niệm, suy lý, phán xét khái quát,
giản đơn, hữu hạn nhưng có tính phổ biến và tương đối bền vững trong một cộng
đồng xã hội. Khuôn mẫu tư duy tồn tại trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống của con
người: trong tơn giáo, đạo đức, chính trị .... ở đâu chúng ta cũng có thể lấy các ví
dụ về khuôn mẫu tư duy. Trong thời bao cấp, trong lĩnh vực tư tưởng chính trị, các
khn mẫu tư duy về chủ nghĩa xã hội là các quan niệm như : “Chủ nghĩa xã hội
khơng có kinh tế thị trường”; “Kinh tế kế hoạch hoá đối lập với kinh tế thị
trường”.... Các khuôn mẫu tư duy về các nước tư bản: “Kinh tế tư bản là kinh tế
khơng có kế hoạch”; “Sự phồn vinh của các nước tư bản chỉ là sự phồn vinh bề
ngoài giả tạo”.... Trong lĩnh vực đạo đức, một thời đã tồn tại các khuôn mẫu tư duy
như: “Tiểu thương, tiểu chủ, những người làm ăn cá thể là kẻ xấu”; “Phụ nữ khơng
có chồng mà có con là thiếu đức hạnh”.... Trong lĩnh vực tri giác, cũng tồn tại rất
nhiều khn mẫu tư duy, ví dụ: “Nhất lé, nhì lùn”; “Đàn ơng miệng rộng thì tài.
Đàn bà miệng rộng điếc tai láng giềng”.....
Mọi định nghĩa giản đơn, ngắn gọn, phổ cập về các sự việc đều có thể được
coi là khn mẫu tư duy. Khn mẫu tư duy theo sự vận động của thực tế cuộc
sống sẽ trải qua hai giai đoạn: giai đoạn hợp thời (thời điểm chân lý mà nó phản
ánh cịn tồn tại) và thời điểm lỗi thời (thời điểm chân lý mà nó phản ánh đã qua đi).
Sự tồn tại của các khn mẫu tư duy là cần thiết, khơng có nó sẽ khơng có
hành động xã hội. Cái sai chỉ xuất hiện khi con người tuyệt đối hoá các định nghĩa,

các khuôn mẫu tư duy, vẫn bám lấy chúng khi chúng đã lỗi thời.
Chỉ có các khái quát, phán xét, suy lý phổ biến trong xã hội (hoặc trong một
cộng đồng, nhóm xã hội) mới có thể trở thành khn mẫu tư duy xã hội. Dư luận
xã hội là phương thức tồn tại của khuôn mẫu tư duy xã hội. Để chủ động hình
thành dư luận xã hội trước hết phải hình thành các khn mẫu tư duy xã hội. Khi
đã có khn mẫu tư duy xã hội, dư luận xã hội mà chúng ta muốn có sẽ tự khắc bật
ra khi gặp bối cảnh tương ứng.
1.4.2. Cơ sở xã hội của dư luận xã hội

6


Các yếu tố xã hội, trước hết là lợi ích nhóm, tầng lớp, giai cấp, quốc gia, dân
tộc có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung và sắc thái của dư luận xã hội. Trong một
nhà nước mạnh, chính quyền và nhân dân gắn bó với nhau, lợi ích quốc gia, dân
tộc thường được coi trọng hơn các lợi ích khác (cá nhân, nhóm, tầng lớp, giai cấp);
trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, người ta thường lấy lợi ích quốc gia,
dân tộc, lợi ích cộng đồng làm cơ sở để đưa ra sự nhận xét, đánh giá, bày tỏ thái độ
của mình. Trong một nhà nước yếu, dân chủ không được coi trọng, pháp luật, kỷ
cương bị buông lỏng, chủ nghĩa cá nhân phát triển, người ta thường nhân danh lợi
ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng để đưa ra ý kiến này, ý kiến kia, nhưng nếu phân
tích kỹ thì khơng phải như vậy, lợi ích cá nhân, cục bộ mới chính là căn cứ của các
ý kiến đó.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều lợi ích
khác nhau. Về bản chất, các lợi ích này là thống nhất với nhau. Tuy nhiên, ngồi
các lợi ích cá nhân, đặc thù hợp lý của các cá nhân, tầng lớp, giai cấp, nhóm xã hội
(các lợi ích gắn liền với lợi ích quốc gia, dân tộc), các cá nhân, tầng lớp, giai cấp,
nhóm xã hội có thể chạy theo các lợi ích cá nhân, đặc thù cực đoan, có lợi cho
mình nhưng đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc nói chung, của các cá nhân,
tầng lớp, giai cấp, nhóm xã hội khác nói riêng.

Trong thời bao cấp, luồng dư luận không tán thành quan điểm cho rằng
CNXH cũng có kinh tế thị trường, phê phán quan điểm này là "chệch hướng
XHCN" khơng phải bao gồm tồn những người thiếu hiểu biết về vấn đề kinh tế thị
trường mà cịn có cả những người có hiểu biết tốt, hiểu biết được rằng CNXH cũng
có kinh tế thị trường. Tuy nhiên, khi phát biểu ý kiến thì họ lại nói khác, "nghĩ một
đàng, nói một nẻo". Tiếng nói của họ, sự phản đối của họ không phải do yếu tố
nhận thức quyết định mà là do các lợi ích đặc thù cực đoan quyết định: họ lo ngại
sự đổi mới sẽ làm mất đi các đặc quyền, đặc lợi gắn liền với cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp mà họ đang có....
1.5. Cơ chế hình thành của dư luận xã hội
1.5.1. Các giai đoạn trong quá trình hình thành của dư luận xã hội
Các nhà xã hội học thường coi quá trình hình thành dư luận xã hội gồm 4
giai đoạn:
Trong giai đoạn đầu, thông tin về sự kiện, theo nhiều con đường khác nhau,
đuợc truyền đạt đến các cá nhân. Trong giai đoạn thứ 2, trên cơ sở nhận thức của
mình, các cá nhân bắt đầu đưa ra các ý kiến phán xét, đánh giá có thể rất khác
nhau, thậm chí đối lập nhau về sự kiện. Sự trao đổi, cọ sát ý kiến giữa các cá nhân
trong giai đoạn 3 sẽ dẫn tới sự hình thành các luồng ý kiến chung, hay nói cách
khác, đó là dư luận xã hội.

7


Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, cơ chế hình thành dư luận xã hội khơng
đơn giản như vậy. Trong thực tế, sự hình thành dư luận xã hội thường diễn ra rất
nhanh. Khi có các thơng tin về sự kiện, các phán xét giống nhau ở mọi người được
“bật ra” hầu như cùng một lúc, giống như phản ứng dây chuyền, không cần giai
đoạn tranh luận, trao đổi thông tin. Nền tảng của các phản ứng này là các khn
mẫu tư duy xã hội đã được định hình, tồn tại trong tiềm thức và gắn kết với tâm thế
xã hội.

1.5.2. Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành dư luận xã hội
Tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức, có liên quan đến lợi ích của
cơng chúng trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, như chúng ta đã phân tích
ở mục 4 (Cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội của dư luận xã hội), ít nhiều đều có tác
động đến quá trình hình thành dư luận xã hội. Một trong những yếu tố có tác động
mạnh đến quá trình hình thành dư luận xã hội là tác động của truyền thơng, thơng
tin trên báo chí.
Hiệu quả của truyền thơng đến q trình hình thành dư luận xã hội phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như uy tín của nguồn thông tin; thời điểm phát tin (nhiều nghiên
cứu cho thấy, nguồn thơng tin sớm nhất có tác động lớn nhất đến việc hình thành
dư luận xã hội, ai đưa ra thơng tin sớm nhất, người đó dễ có khả năng làm chủ
được dư luận xã hội); liều lượng thông tin, cách thức thơng tin….
Các yếu tố xã hội khác có thể có nhiều ảnh hưởng đến q trình hình thành
dư luận xã hội là: gia đình, nhóm xã hội, tầng lớp, giai cấp, đảng tịch....
2. Thực trạng về định hướng dư luận xã hội của các báo chí hiện nay.
2.1. Nhiều trang báo chưa chấp hành đúng tôn chỉ mục đính của tờ báo làm
dư luận xáo trộn khi tiếp nhận thơng tin
Thực tế cho thấy, do có sự khác nhau về tơn chỉ, mục đích hoạt động nên
mỗi báo, đài thường lựa chọn phương thức, cách thức tổ chức tuyên truyền khác
nhau. Tuy vậy, tình trạng đáng lo ngại trong thời gian qua là đôi khi, cùng một sự
kiện, giữa các cơ quan báo chí lại có sự “vênh nhau”, thậm chí là trái ngược nhau
về nội dung tuyên truyền, khiến dư luận băn khoăn, hiểu lầm, hoang mang…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng đáng phê bình là việc
một số cơ quan báo chí có thời điểm chưa chấp hành đúng tơn chỉ, mục đích, định
hướng tuyên truyền, cố tình tạo nên “sự khác biệt”, hịng “câu khách” và thực hiện
các mục đích kinh doanh báo chí. Khá nhiều tin, bài chỉ phản ánh một chiều, phiến
diện, chạy theo thành tích nhằm “đánh bóng” tên tuổi và có dấu hiệu trục lợi, đơi
khi cịn tạo sức ép dư luận quá cao. Tuyên truyền như vậy là hồn tồn khơng phù

8



hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân và định hướng thông tin, tác động xấu
đến dư luận xã hội, thậm chí cịn gây chia rẽ, hiểu lầm, là kẽ hở để các thế lực thù
địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá.
Giữa các cơ quan báo chí chưa có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ trong
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Cơ quan chức năng cũng chưa hoàn thiện cơ chế
hữu hiệu nhằm hướng các cơ quan báo chí đến mục tiêu của chiến lược thơng tin,
xây dựng “trận địa thông tin”, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động xã hội.
Sản phẩm báo chí thực sự tạo được hiệu lực, hiệu quả tuyên truyền sâu rộng,
tồn diện; góp phần quan trọng thể hiện ý thức bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt
Nam; định hướng cho nhân dân thể hiện lòng yêu nước một cách chân chính, phù
hợp pháp luật, bảo đảm mơi trường hịa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Cách vận hành tuyên truyền và phối hợp tuyên truyền liên quan đến sự kiện
này cho thấy sự cần thiết phải có sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan báo chí,
đồng thời cũng cho thấy những bài học kinh nghiệm quý trong chỉ đạo và tổ chức
tuyên truyền thời gian tới.
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là khơng ít tờ báo đang mất dần bản sắc vì
chạy theo mạng xã hội, thiếu tính nhân văn và trách nhiệm đối với cộng đồng, gây
hoang mang cho dư luận xã hội: Ví dụ như: Theo thống kê vụ án giết người ở Bình
Phước có hàng ngàn bản tin, vụ chặt cây xanh tại Hà Nội, vụ vỡ đường ống dẫn
nước ở Hà Nội… cũng có hàng trăm tin, bài. Nhiều tờ báo dường như chỉ tập trung
khai thác những sai sót của chính quyền các cấp và các loại tin tội ác.
Với vụ thảm sát ở Bình Phước- “Báo chí, đặc biệt là các báo điện tử và trang
mạng xã hội đã thông tin quá nhiều, quá dồn dập về vụ án, trong đó có nhiều nội
dung thơng tin suy diễn chủ quan, gây hoang mang trong dư luận xã hội, ảnh
hưởng đến công tác điều tra của cơ quan Công an”. Thứ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng đã phải chỉ đạo về việc thông tin tránh gây
hoang mang dư luận về vụ án ở Bình Phước. Ơng đã u cầu các cơ quan báo chí
khơng thơng tin gây áp lực dư luận đối với cơ quan điều tra, gây rối loạn thơng tin.

Ơng Tuấn kêu gọi báo chí đừng “bàng quan, vơ cảm trước nỗi đau và mất mát của
người khác, đừng nhẫn tâm dẫn dắt cơng chúng mua vui bằng những tình tiết ly kỳ
của tội ác”.
Trước tình trạng báo chí đưa tin giật gân, câu khách như trên, nhiều người
làm báo nghiêm túc đã phải thốt lên: “Không thể chấp nhận cách làm báo kiểu
này”. Quả thật, hiệu ứng thông tin từ báo chí là rất lớn, có khả năng định hướng,
dẫn dắt dư luận nên cách đưa thông tin như thế nào là rất quan trọng, đòi hỏi người
làm báo phải có lương tâm, trách nhiệm xã hội. Nhiều phóng viên bây giờ trước
khi đưa thơng tin gì thường chỉ chú ý đến mức độ thu hút, “câu view” của độc giả
mà quên mất việc tự vấn xem thông tin ấy sẽ có tác động như thế nào đến người
9


đọc, liệu hiệu ứng từ thơng tin ấy có ảnh hưởng đến cuộc sống, hoạt động của cá
nhân/tổ chức nào hay khơng.
“Là nghề nghiệp đặc thù, báo chí có vai trò rất quan trọng đối với xã hội.
Hiệu ứng của thơng tin báo chí qua những vụ việc như thế này có thể làm băng
hoại đạo đức xã hội. Căn tính bạo lực ln tiềm tàng đâu đó, báo chí đừng kích
thích cái ác mà phải hướng thiện. Hiệu ứng thơng tin báo chí đã từng xảy ra trong
vụ án Lê Văn Luyện giết người. Khi bị cáo này bị đưa ra xét xử, có nhiều thanh
thiếu niên đến tham dự phiên tịa vẫy tay chào bị cáo có vẻ như “ngưỡng mộ” và
rất nguy hiểm nếu điều này lặp lại (…). Tất cả các hành vi vi phạm đạo đức nghề
nghiệp của báo chí đều có chế tài xử lý và cần được thực hiện nghiêm túc”.
Có lẽ, đã đến lúc cơ quan quản lý Nhà nước mạnh tay hơn nữa với cách làm
báo kiểu giật gân, câu khách để hướng báo chí làm đúng chức năng, nâng cao hơn
nữa trách nhiệm xã hội của mình. Cịn với những người làm báo, phải ln tự nhắc
nhở mình phải ln cẩn trọng trước mỗi thơng tin, phải có trách nhiệm với người
đọc, với nhân vật, với xã hội trong mỗi bài báo của mình.
2.2. Báo chí có xu hướng thương mại hóa khiến dư luận xã hội đổi chiều theo.
Trong hơn thập kỷ qua, sự phát triển của loại hình báo điện tử đã khẳng định

được vị trí, vai trị của mình trong hệ thống các phương tiện thơng tin đại chúng,
với sự đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phương thức thông tin, thu
hút hàng chục triệu lượt người truy cập mỗi ngày. Khó có thể nói là loại hình báo
chí này trong một tương lai khơng xa có thể thay thế được các loại hình báo chí
truyền thống như báo in, báo hình, nhưng rõ ràng là báo điện tử đang từng bước
khẳng định thế mạnh đây là một phương tiện thông tin hiệu quả.
Giới nhà báo hiểu rõ “thương mại hóa” ở đây ý muốn nói đến xu hướng câu
khách bằng chuyện vụ án giật gân với những miêu tả tỉ mỉ, khêu gợi tò mò ở người
đọc hay bằng những bài báo khai thác chuyện đời tư, chuyện phòng the hay những
cảnh đời ngang trái chỉ nhằm mục đích bán được báo. Giới báo chí chân chính
đồng tình với những phê phán xu hướng chiều theo thị hiếu tầm thường có ở một
số tờ báo. Họ lên án những tờ báo xa rời tơn chỉ mục đích, chỉ lo đăng hình “tươi
mát”, tơ đậm chuyện tình dục, hay quảng cáo trá hình thành những bài viết ca ngợi.
Thế nhưng từ “thương mại hóa” khơng phản ánh được xu hướng này; ngược lại nó
có nguy cơ gây hiểu nhầm.
Những nỗ lực làm ra tờ báo bán chạy khơng phải vì những bài báo “lá cải”
phải được trân trọng vì đây chính là biểu hiện cao nhất của chức năng định hướng
dư luận. Nếu báo làm ra khơng có người đọc, làm sao người làm báo mong tác
động đến dư luận quần chúng? Trong nền kinh tế thị trường, báo chí là kênh thơng
tin nhanh nhạy nhất cho hoạt động kinh tế thông qua các trang quảng cáo. Quảng
cáo nhiều do nhà quảng cáo biết họ tìm đúng tờ báo có nhiều người đọc là điều
10


đáng mừng, chứ không phải là chuyện đáng lo ngại. Mức độ quảng cáo chính là
thước đo tốc độ phát triển của nền kinh tế, của sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức
tôn trọng người tiêu dùng. Quảng cáo lố lăng lại là chuyện khác.
Để giữ vững vị thế, vai trò định hướng dư luận xã hội, những người làm
cơng tác báo chí phải phát huy hơn nữa tính chủ động, tính thuyết phục trong chỉ
đạo, định hướng, quản lý và trong thông tin, tuyên truyền trên cơ sở nắm vững, vận

dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm, phương châm, định hướng chính trị, quy định,
nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động báo chí.
Các cơ quan báo chí cần phải làm tốt hơn cơng tác dự báo, phân tích, xử lý
thơng tin; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan báo chí với các cấp, các ngành,
giữa các cơ quan báo chí; chủ động định hướng, tạo điều kiện để báo chí tiếp cận,
chiếm lĩnh thông tin, nhất là những thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, được
dư luận xã hội quan tâm; khắc phục tình trạng né tránh khơng thơng tin để giữ và
tạo thế chủ động, trên cơ sở đó, thực hiện tốt chức năng định hướng dư luận; hạn
chế, đẩy lùi, vơ hiệu hóa, phản bác những thơng tin sai trái, những luận điệu thù
địch.
3. Giải pháp phát huy vai trị định hướng dư luận xã hội của báo chí trong
thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay
3.1. Các cơ quan báo chí cần phát huy hơn nữa tính Đảng và bám sát định
hướng của Ban tuyên giáo, bộ thông tin.
Đối với những cơ quan báo chí phát huy tốt vai trị tính Đảng, tính định
hướng trong tun truyền, cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền các cấp cần
biểu dương, quan tâm thiết thực, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển cả về quy mô, tổ
chức biên chế và hiệu quả tuyên truyền. Công tác khen thưởng, kỷ luật đối với đội
ngũ nhà báo cần hết sức được coi trọng; xử lý nghiêm những phóng viên, biên tập
viên vụ lợi vì động cơ cá nhân mà cố ý phản ánh sai sự thật, đồng thời khen thưởng
xứng đáng với những nhà báo dũng cảm, có bản lĩnh trong chống cái ác, bảo vệ
cuộc sống yên bình của nhân dân, phát hiện và nhân rộng những cái hay, những
điều tốt đẹp trong cuộc sống…
Báo chí Cách mạng Việt Nam khơng những nhằm thỏa mãn nhu cầu thông
tin của xã hội, mà còn giúp cho mọi người tiếp cận cái chân, thiện, mỹ, cảm nhận
được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, giúp mọi người yêu cuộc sống hơn, cùng
nhau chung sức, chung lòng xây dựng xã hội tươi đẹp hơn. Đối với mỗi phóng
viên, nhà báo, khi thể hiện “đứa con tinh thần” của mình, dù ở phương diện ca ngợi
hay phê bình, thì quan trọng hơn hết là “tính xây dựng” của nó. Đó chính là mục
tiêu và là tiêu chí tác phẩm báo chí mà mỗi nhà báo cần phấn đấu, hướng tới.


11


Các nhà báo luôn bám sát thực tiễn sinh động, xơng pha nơi đầu sóng, ngọn
gió, thơng tin kịp thời, phân tích sâu sắc những diễn biến hằng ngày trên các lĩnh
vực, ở khắp mọi miền của Tổ quốc; phản ánh, tuyên truyền, nhân lên các điển hình
tiên tiến; chủ động đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, trì trệ, tham nhũng, lãng
phí; đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; tham gia phản bác các
luận điệu thù địch, xuyên tạc; bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng.
Báo chí cịn tích cực tham gia giám sát, phản biện, đóng góp ý kiến xây
dựng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân. Báo chí góp công lớn trong việc mở rộng quan hệ đối
ngoại, đưa Việt Nam đến với bạn bè thế giới; đóng góp tích cực vào việc quảng bá,
giới thiệu đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, đồng thời là
cầu nối quan trọng giúp bạn đọc trong nước hiểu biết nhiều hơn về tình hình khu
vực và thế giới.
3.2. Báo chí cần nắm bắt kịp thời các sự kiện có thể tạo dư luận xã hội.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của
cơng nghệ, internet, báo chí nước ta ngày càng hùng hậu về số lượng, nâng tầm về
chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu thông tin của đông đảo cơng chúng. Nhất là trong
bối cảnh báo chí chính thống cũng đang phải cạnh tranh gay gắt với mạng xã hội,
nhà báo chuyên nghiệp đang bị thách thức với nhà báo nhân dân, nhà báo công
dân.
Vấn đề đáng bàn ở đây là việc đáp ứng nhu cầu của công chúng như thế
nào? Hiện nay, đọc các trang báo in, trang mạng điện tử, bên cạnh các tin, bài,
chương trình đáp ứng tốt nhu cầu thông tin, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cơng
chúng thì đâu đó vẫn có cơ quan báo chí, nhiều khi do “tối đa hóa” yêu cầu thông
tin đã chuyển đến công chúng quá nhiều những tin tức mang tính giật gân, câu
khách, méo mó, xơ lệch với đủ dạng thức từ giật tít đến hình ảnh, âm thanh.

Đó là việc mơ tả các vụ án, các scandal, ái tình lăng nhăng; ca sĩ này nghệ sĩ
kia ăn mặc, lên xe, xuống ngựa, cãi cọ nhau; khai thác quá sâu vào đời tư của
người nổi tiếng; hay đậm đặc các chương trình gameshow, các cuộc thi tuyển chọn
thần tượng, người đẹp… Khiến công chúng đứng trước hàng núi thông tin song ở
đâu cũng cảm nhận xã hội dường như chỉ thấy xa xỉ, thị trường, bất ổn, xơ bồ; các
giá trị văn hóa rường cột dường như bị đảo lộn.
Khơng thể phủ nhận, báo chí là tấm gương phản chiếu toàn bộ nhu cầu,
trạng thái của xã hội, dư luận, song việc có quá nhiều các tin tức, bài vở thỏa mãn
nhu cầu thông tin mang tính q đời thường, dân sinh của cơng chúng, chạy theo
nhu cầu tị mị của cơng chúng đã vơ tình làm cho báo chí mất đi vai trị định
hướng thông tin, tạo ra nhu cầu mới cho công chúng trong việc tìm đến những

12


thơng tin lành mạnh, mang tính chất bồi bổ, vươn lên, hướng tới tầm cao mới, hoàn
thiện bản thân, xây đắp xã hội, cộng đồng ngày càng văn hóa, văn minh, hiện đại.
Do vậy một nền báo chí phát triển là một nền báo chí khơng chỉ chạy theo,
thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu cơng chúng mà cịn là một nền báo chí tạo ra những
nhu cầu mới cho cơng chúng, dẫn dắt cho công chúng hướng đến những nhu cầu
cao hơn, tiến bộ hơn.
Đất nước ta đang trong giai đoạn mở cửa, hội nhập, do vậy báo chí cần khơi
gợi để thúc đẩy công chúng hướng đến nhu cầu, khát vọng vươn lên học tập, lao
động, sáng tạo làm ra nhiều của cải cho bản thân, gia đình và xã hội để sánh vai
với bè bạn quốc tế. Nhu cầu giải trí của cơng chúng cũng cần được thỏa mãn trong
sự đa dạng song cần lành mạnh, bổ ích.
Hệ thống Báo chí cùng với việc chuyển đến cơng chúng những thông tin sát
sườn liên quan đến “cơm, áo, gạo, tiền” song cũng cần cân bằng để có các thơng
tin mang tính dự báo, dự đốn, chiến lược, xu hướng phát triển của đời sống để
công chúng nắm bắt, nhận diện, học và làm theo trong một tâm thế chủ động, đủ

sức vượt qua khó khăn, thách thức của mỗi con người, mỗi nhóm đối tượng.
3.3. Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu dư luận xã hội trong các cơ quan báo chí.
Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến thể hiện thái độ của công chúng
trước các vấn đề, sự kiện có liên quan đến lợi ích và các mối quan tâm của họ; là
một trong những hình thức thể hiện tâm tư, ý chí và nguyện vọng của người dân.
Ở các quốc gia phát triển, từ lâu các chính khách, các tổ chức chính trị, xã
hội đã coi các kết quả nghiên cứu dư luận xã hội là một trong những căn cứ quan
trọng trong việc ban hành và bổ sung, điều chỉnh các chủ trương, chính sách.
Báo chí và dư luận xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bởi vậy, báo chí
muốn thơng tin của mình đưa ra được độc giả đón nhận và tiếp thu, muốn định
hướng được xã hội, thì chính bản thân cơ quan báo chí phải thực hiện các cuộc
nghiên cứu, tìm hiểu dư luận xã hội.
Điều tra dư luận xã hội là hình thức nắm thơng tin dư luận xã hội bằng
phương pháp điều tra xã hội học. Phương pháp này tuân thủ nghiêm ngặt các yêu
cầu có tính khoa học. Hiện nay, hình thức phổ biến là điều tra thông qua phát phiếu
hỏi cho các đối tượng được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc
có chủ định. Nắm bắt dư luận xã hội là hình thức tập hợp thơng tin dư luận xã hội
không thông qua phương pháp điều tra xã hội học. Hình thức nắm bắt dư luận xã
hội rất đa dạng, bao gồm: Nắm bắt thông tin qua mạng lưới cộng tác viên; qua các
phương tiện thông tin đại chúng; qua việc lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp
nhân dân đối với dự thảo các văn kiện, văn bản pháp luật… Nghiên cứu dư luận xã
hội là những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dư luận xã hội
13


3.4. Định hướng dư luận tốt chính là việc minh bạch thơng tin trên báo chí
Đặc thù nghề báo là nguồn tin và người cung cấp thông tin chiếm hơn nửa
giá trị của tác phẩm báo chí. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, cạnh tranh
giữa các tờ báo thực chất là cạnh tranh về nguồn tin. Làm thế nào để có được
nguồn tin mới, độc đáo, có được người tin tưởng cung cấp, chia sẻ thông tin sốt

dẻo, nhạy cảm là yếu tố sống còn đối với các cơ quan báo chí và nhà báo.
Báo chí tạo ra dư luận. Báo chí khơng chính thống (của các blogger, các
mạng xã hội facebook, twitter…) cũng góp phần tạo ra dư luận. Mà dư luận thì như
nước và khơng khí, cứ có khoảng trống là tràn vào. Cơng chúng ngập trong thông
tin hỗn loạn. Làm thế nào để nhà báo nắm được nguồn tin đích thực, chủ động
thơng tin kịp thời, định hướng dư luận lành mạnh, có lợi cho số đông, cho sự
nghiệp đổi mới, dân chủ, văn minh, dân giàu, nước mạnh cũng là một nhiệm vụ
của các nhà báo cách mạng.
Nguồn tin theo cách hiểu thông thường là nơi xuất phát, cung cấp thông tin.
Người ta thường nói rằng nguồn tin tốt thì tự khắc bài viết của phóng viên sẽ tốt.
Các nguồn thạo tin sẽ giúp cho nhà báo củng cố khả năng thu thập tin tức và giúp
họ công bố được nhiều thông tin hơn.
Bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, nắm bắt đúng bản chất sự kiện, phân
tích trúng vấn đề trọng tâm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận, các cơ
quan báo chí – truyền thơng đã thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội,
mang lại hiệu quả rõ rệt. Bởi thế, vai trò, chức năng giám sát, phản biện của báo
chí ngày càng được khẳng định và sức mạnh của báo chí, niềm tin của cơng chúng
đối với cơ quan báo chí – truyền thơng cũng ngày được nâng cao.

14


KẾT LUẬN
Định hướng là hoạt động có ý thức của con người trong nhận thức, thái độ
và hành vi; và muốn nhận thức, thái độ và hành vi của mình đạt được hiệu quả,
nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của mỗi con người và cộng đồng cần sự định hướng
tập trung – tập trung nỗ lực nhận thức và nguồn lực vào việc nhận thức hoặc thực
hiện một việc, hoạt động hay vấn đề nào đó
Báo chí định hướng dư luận xã hội là thể hiện yêu cầu thống nhất giữa yêu
cầu từ bên trên – của lãnh đạo quản lý và nhu cầu từ bên dưới – của quần chúng

nhân dân. Bảo đảm được tính thống nhất này, báo chí sẽ là phương tiện và phương
thức quan trọng nhất trong việc khơi nguồn, tập hợp và phát huy ngồn sức mạnh
mềm (1) – tài nguyên mềm của quốc gia trong quá trình phát triển bền vững đất
nước. Nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của nhân dân là sức mạnh mềm; niềm tin của
người dân vào chế độ xã hội, vào thể chế chính trị và đội ngũ cán bộ công chức
trong bộ máy công quyền, là sức mạnh mềm.
Do đó, vấn đề này đặt ra trách nhiệm xã hội, trách nhiệm chính trị, trách
nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức cho nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp.
Mọi trách nhiệm trên các phương diện này chỉ có thể được thực hiện khi báo chí có
được đơng đảo người đọc, người nghe, người xem; tức là sản phẩm báo chí hấp
dẫn và thu hút cơng chúng, dư luận xã hội; nếu không, việc sản xuất các sản phảm
báo chí chỉ là hình thức và gây lãng phí xã hội mà thôi

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Đình Hịe (2000), Truyền thơng đại chúng trong cơng tác lãnh đạo quản
lý, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Mai Quỳnh Nam (1996), “Truyền thơng đại chúng và Dư luận xã hội”, Tạp
chí Xã hội học, Số 1, Tr. 3 - 7.
3. Mai Quỳnh Nam (2000), “Vai trò của dư luận xã hội trong cơ chế Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra”, Tạp chí Tâm lý học, Số 2, Tr. 50 - 54.
4. Mai Quỳnh Nam (2005), “Nghiên cứu dư luận xã hội trong cơng cuộc đổi mới”,
Tạp chí Xã hội học, Số 3, Tr. 16 - 23.
5. Mai Quỳnh Nam (2006), Những vấn đề xã hội học trong công cuộc đổi mới,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Mai Quỳnh Nam, “Công khai để thực hiện quyền làm chủ của người dân”,Hội
thảo Việt Nam học lần thứ 2, tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, năm 2004.
7. Mai Quỳnh Nam và Nguyễn Đình Tuấn (2015), “Dư luận xã hội của thanh niên

công nhân về một số vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị và sự điều hành”,
Tạp chí Nghiên cứu Con người, Số 2, Tr. 55.
8. Ngọ Văn Nhâm (2011), Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật
của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Nxb. Chính trị Quốc gia.
9. Vũ Hào Quang (2004), Xã hội học quản lý, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16



×