Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều kiện vụ đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.87 KB, 36 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đưa khoa học kỹ thuật
đến người nông dân nhằm tăng lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất nông
nghiệp trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt đối với vùng nơng thơn các tỉnh
Bắc Trung Bộ. Để làm được điều đó cần phải có chiến lược chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, thay thế cây trồng có năng suất thấp bằng giống mới có năng suất
cao, đầu tư thâm canh, đa đạng sản phẩm nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh
lương thực và phát triển bền vững. Vì thế việc lựa chọn cây trồng phù hợp có
hiệu quả kinh tế cao là vấn đề hết sức cấp thiết.
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây thuộc họ cà (Solanaceae), chi
Solanum,
vừa là cây lương thực, cây thực phẩm và thức ăn gia súc có giá trị dinh
dưỡng cao, vừa là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất
khẩu có giá trị kinh tế cao. Do có khả năng thích hợp với nhiều vùng sinh thái,
cho năng suất cao, củ giàu dinh dưỡng nên khoai tây được trồng rất phổ biến.
Tính đến năm 1998, trên thế giới đã có 130 nước trồng khoai tây với tổng diện
tích 18,3 triệu ha, năng suất trung bình 16 tấn/ha, tổng sản lượng 295,1 triệu tấn
(Nguyễn Quang Thạch, 2005).
Ở Việt Nam từ những năm cuối của thập kỷ 70 do cuộc cách mạng xanh
ở miền Bắc, lúa xuân thay lúa chiêm nên diện tích trồng khoai tây được
mở rộng nhanh chóng. Năm 1987, cây khoai tây chính thức được Bộ Nơng
nghiệp đánh giá là một cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa, có vai trò vừa là
cây lương thực vừa là cây thực phẩm, đồng thời là cây xuất khẩu có giá trị kinh
tế cao. Với điều kiện khí hậu của vụ đơng Bắc Trung Bộ, khoai tây là một cây
trồng lý tưởng.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay sản xuất khoai tây chưa phản ánh đúng tiềm
năng của nó. Trong khi nhu cầu về tiêu dùng khoai tây ngày càng tăng nhưng
năng suất và sản lượng khoai tây vẫn còn rất thấp,chỉ đạt khoảng 8- 10 tấn/ha
1



trong khi đó một số nước trên thế giới năng suất đạt tới 40 - 50 tấn/ha, vì thế,
sản xuất khoai tây ở nước ta vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khoai tây trong
nước. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên là do vấn đề giống và kỹ thuật
trồng khoai tây, từ nhiều năm nay người trồng khoai tây đa số vẫn sử dụng củ
không đảm bảo chất lượng để làm giống đó là nhữngcủ ở trong nước hoặc nhập
từ Trung Quốc đã bị thoái hoá do bị già sinh lý hoặc bị nhiễm bệnh virus nên đã
làm giảm đáng kể năng suất khoai tây, vì thế hiệu quả kinh tế đem lại cho người
trồng khoai tây còn rất thấp. Nghệ An là một tỉnh miền núi, kinh tế nông nghiệp
chủ yếu là lúa, ngô, màu và cây ăn quả. Trong những năm qua, diện tích trồng
cây lương thực nói chung và cây khoai tây nói riêng ngày càng được mở
rộng. Phát triển cây khoai tây trên vùng đất này có nhiều lợi thế bởi lẽ: Khoai
tây là cây lương thực có thời gian sinh trưởng ngắn (dao động từ 80 - 90 ngày);
nhưng lại cho năng suất cao, đã có nhiều điển hình đạt năng suất 25-30 tấn/ha.
Sản phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và dễ thương mại hố. Mặt khác rất phù hợp
trong cơng thức luân canh truyền thống với 2 vụ lúa xuân và vụ lúa mùa. Cây
khoai tây nếu được đầu tư thâm canh sẽ mang lại lượng hàng hố lớn, có giá trị
xuất khẩu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Với điều kiện khí hậu, thời
tiết, đât đai khá thích hợp cho sự phát triển cây khoai tây trong vụ đơng Tuy
nhiên, tình hình sản xuất khoai tây ở Nghệ An trong những năm gần đây lại
giảm sút cả về diện tích trồng trọt lẫn năng suất. Một số nguyên nhân dẫn đến
điều đó là do thiếu giống và chưa có bộ giống tốt, nơng dân chưa áp dụng
các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Các
giống khoai tây chủ yếu đang trồng bị thoái hoá, tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao
khoảng 50% đến 60%.. Đây là những vấn đề hết sức cấp bách mà thực tế đang
đòi hỏi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số giống khoai tây nhập nội, có năng suất cao phù hợp với
điều kiện vụ Đông để đưa ra sản xuất đại trà.


2


- Xác định biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều
kiện vụ Đông .
- Xây dựng mơ hình trình diễn về canh tác khoai tây vụ Đông,
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Bước đầu xác định và bổ sung cứ liệu khoa học để xây dựng quy trình
sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều kiện vụ Đông.
- Kết quả nghiên cứu và lựa chọn được giống và biện pháp kỹ thuật
trồng khoai tây trong điều kiện vụ Đông.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Xác định một số giống khoai tây có triển vọng trong điều kiện
vụ Đơng góp phần nâng cao năng suất.
- Thúc đẩy mở rộng diện tích cây khoai tây trong cơ cấu 3 vụ: 2 lúa 1
màu tại tỉnh Nghệ An để nâng cao hệ số sử dụng đất cũng như tăng thu
nhập,nâng cao đời sống cho người nông dân để đưa khoai tây vào trồng trọt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài đánh giá khả năng thích ứng của 8 giống khoai tây nhập nội trong
điều kiện vụ Đông trên đất ruộng hai lúa một màu tại tỉnh Nghệ An
- Thí nghiệm nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương
phẩm trong điều kiện vụ Đông bao gồm: các thí nghiệm về mật độ, thời vụ, phân
bón.

3


Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây
1.1.1. Một số nghiên cứu về guồn gốc cây khoai tây
* Nguồn gốc phân loại: Cây khoai tây thuộc genus solanum sectio potato
gồm 180 lồi có khả năng cho củ. Có khoảng 20 loại khoai tây thương phẩm.
Cây khoai tây thuộc nhóm cây thân thảo, họ cà (Solanaceae), thuộc lồi
Solanum tuberosum L., Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng theo Hawkes
J.G thì cây khoai tây được phân loại theo số lượng nhiễm sắc thể như sau:
- Loại nhị bội thể (2n=24) gồm 4 loài là: S. Xajanhuiri, S. gonicocalyx, S.
phureja, S. sêtnôtnum.
- Loại tam bội thể (3n=36) gồm 2 loại là: S. xchaucha, S. xjureperukii.
- Loại tứ bội thể (4n=48) phân bố rộng rãi nhất, chiếm 70%, loại này gồm
2 loài phụ là Solanaceae tuberosum spp.tuberosum và spp andigena.
- Loại ngũ bội (5n=60) gồm S. xcurtilobum.
- Loại lục bội (6n=72) gồm S. demissium.
*

Nguồn

gốc



lịch

sử

phát

triển: cây khoai tây (Solanum


tuberosum) là một trong những cây lương thực chính của thế giới, xếp thứ 4 sau
lúa mỳ, gạo và ngô. Khoai tây thuộc họ cà Solanaceae có nguồn gốc xuất xứ ở
dãy núi Andes. Nơi khởi thuỷ của cây khoai tây trồng là ở quanh hồ Titicaca
giáp ranh nước Peru và Bolivia. Những di tích khảo cổ tìm thấy ở vùng này thấy
cây khoai tây làm thức ăn cho người đã có từ thời đại 500 năm trước cơng
ngun. Những hóa thạch củ khoai tây khơ và những đồ vật hình dáng khoai
tây có khá nhiều ở thế kỷ thứ II sau cơng ngun. Hiện nay ở dãy núi
Andes cịn có rất nhiều loài khoai tây dại, bán hoang dại, loài khoai tây trồng.
Nhân dân Peru, Bolivia và những nước lân cận trồng những giống khoai
tây rất đa dạng, phổ biến nhất là lồi Solanum tuberosum, sau đó là lồi
S.andigena, lồi ít hơn là S.juzepezukii. Ban đầu những nhà thám hiểm châu Âu
đến Peru, Bolivia, Colombia phát hiện thấy người da đỏ Inca trong bữa ăn có
4


ngô, khoai tây và đậu. Đầu thế kỷ XVI, quân đội viễn chinh Tây Ban Nha đi
chiếm thuộc địa vùng Nam châu Mỹ. Năm 1532, Francisco Pizarro và quân đội
của ông chiếm Peru và có thể là những người châu Âu đầu tiên tìm thấy
khoai tây ở Cajamarca núi Andes nơi họ gặp vụ hoàng đế Atahnallpa người
Inca, đồng thời một đội quân viễn chinh khác do Quesada đi tới miền Nam
Colombia và đã đi qua vùng khoai tây ở thung lũng Crita. Năm 1536, người
Tây ban Nha được ăn khoai tây và may mắn nhất của họ là được lấy giống, xem
như là một loài cây kỳ lạ đem về trồng ở Tây Ban Nha, nước đầu tiên ở Tây ban
Nha trồng khoai tây. Từ Tây Ban Nha, khoai tây lan truyền ra các nước Châu
Âu. Ban đầu trồng trong vườn, sau trở thành cây lương thực chính của Châu Âu
như hiện nay. Hành trình cây khoai tây đến mỗi nước có những giai thoại khác
nhau. Ở Việt Nam, khoai tây được đưa vào năm 1890 do những nhà truyền
giáo người Pháp đem đến. Tiếng Anh là Potato, đến Việt Nam được đặt tên là
khoai tây, có nghĩa là khoai của người Tây, người phương tây. Trước
năm 1970, khoai tây trồng rải rác ở Sapa- Lào Cai, Đồ Sơn- Hải Phịng, Trà

Lĩnh Cao Bằng, Đơng Anh- Phúc n, Đà Lạt

Lâm Đồng v.v. Diện tích

tất cả khoảng 3 nghìn ha. Thời gian này, khoai tây được coi là loại rau cao cấp
của người nước ngoài. Những năm 70, cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc Việt
Nam diễn ra rộng khắp, các nhà khoa học cùng các nhà quản lý đã nghiên cứu
và phát triển, lúa xuân ngắn ngày năng suất cao thay lúa chiêm dài ngày năng
suất thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế là gần 1 triệu ha đất xưa nay trồng 2 vụ lúa
đã có thời gian từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 2 (khoảng 3,5 tháng) có thể trồng
cây vụ đơng. Hệ thống canh tác mới 3 vụ, đó là: Lúa xn Lúa mùa- Cây vụ
đơng đã được xác lập. Trong số những cây vụ đông thì cây khoai tây được các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều. Khi sản xuất lúa gạo và khô dư thừa
thì khoai tây là thực phẩm rau sạch trên thị trường và đã có nhiều thời gian xuất
khẩu sang Liên Bang Nga, năm 1986 là 5 nghìn tấn, năm 1987 là 1,5 nghìn tấn
và xuất sang một số nước lân cận như Singapo, Lào, Campuchia.
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây
5


Hiện nay cây khoai tây là một trong những nguồn lương thực quan trọng
của loài người. Cây khoai tây được xếp vào cây lương thực đứng hàng thứ tư
trên thế giới sau lúa mì, lúa gạo và ngơ. Theo FAO, sản lượng khoai tây thế giới
hàng năm đạt khoảng 300 triệu tấn, chiếm 60 - 70% tổng sản lượng lúa hoặc lúa
mì và chiếm 50% tổng sản lượng cây có củ (FAO, 1995) . Khoai tây là cây có
giá trị dinh dưỡng rất cao. Kết quả phân tích cho thấy củ khoai tây chứa hầu như
đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như: Protein, đường, lipit, các lọai
vitamin A, B, PP, C và D. Ngồi ra cịn có các chất khoáng như: Ca, K, Mg…
Nếu tỷ lệ Protein sử dụng ở trứng gà là 100 thì ở khoai tây là 71 (Beukema,
vander Zaag, 1979).

Do khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao lại dễ dàng chế biến khi sử dụng
nên đã mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn. Khoai tây là cây xố đói cho những
vùng khó khăn, là cây sinh lợi hơn cả so với các cây trồng khác. Khoai tây được
lưu thông trên thị trường thế giới với khối lượng rất lớn hàng năm và là một
trong những mặt hàng nông sản bán chạy. ở Việt Nam kết quả điều tra tại các
điểm: Bắc Giang, Hà Tây, Thái Bình chothấy thu nhập rịng/ha khoai tây thương
phẩm chính vụ dao động từ 3,83 đến 10,09 triệu đồng (1999). Sản xuất
giống cho giá trị cao hơn sản xuất khoai tây thương phẩm từ 2- 4 lần. cây khoai
tây vẫn là cây cho thu nhập cao hơn 1,7 đến 3,8 lần so với khoai lang và ngô.
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, khoai tây cịn sử dụng làm thức ăn
gia súc. Theo số liệu thống kê của FAO (1991), lượng khoai tây làm thức gia súc
ở Pháp là 3,06 triệu tấn, Hà Lan 1,93 triệu tấn. Nếu năng suất khoai tây củ là
150 tạ/ha và 80 tạ/ha thân lá thì có thể đảm bảo 5500 đơn vị thức ăn gia súc, ở
Việt Nam sản xuất khoai tây cùng đóng góp to lớn cho chăn ni nhất là chăn
nuôi lợn (90% hộ trồng khoai tâysử dụng củ nhỏ làm thức ăn cho chăn
nuôi).Bên cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc, khoai tây
cịn là ngun liệu cho nhiều ngành cơng nghiệp chế biến. Tinh bột khoai tây có
thể sử dụng trong ngành công nghiệp dệt, gỗ ép, giấy và đặc biệt là trong công
nghiệp chế biến axit hữu cơ (lactic, xitric), dung môi hữu cơ (Etanol,
6


Butanol), axit cacbonic và nhiều sản phẩm phụ khác. ước tính một tấn khoai tây
củ có hàm lượng tinh bột là 17,6% chất tươi thì sẽ cho 112 lit rượu, 55 kg axít
hữu cơ và một số sản phẩm phụ khác, hoặc là 170 kg tinh bột hoặc là 80 kg
glucoza cùng nhiều sản phẩm khác. Do vậy khoai tây được lưu thông trên thị
trường thế giới với khối lượng rất lớn hàng năm và là một trong những mặt hàng
nông sản bán chạy nhất. Giá 1 tấn khoai tây lên đến 265 270 USD năm 1986 tại
Anh.
Khoai tây có vai trò kinh tế xã hội to lớn, hiện nay sản xuất khoai tây

đóng góp từ 42 - 87% thu nhập từ cây vụ đông, 4,5 - 34,5% thu nhập từ trồng
trọt, 4,5 - 22,5% trong tổng thu nhập của hộ trồng khoai tây. Với diện tích khoai
tây như hiện nay khoảng trên dưới 30.000 ha, ngành sản xuất này đã tạo ra việc
làm cho 120.000 - 180.000 lao động nơng nghiệp trong vụ đơng xn. Vì vậy,
hiện nay khoai tây được xác định là một trong những cây chủ yếu nằm
trong chương trình tạo cơng ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo an ninh
lương thực và cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân vùng đồng bằng và
miền núi phía Bắc. Ngồi ra sản xuất khoai tây cịn đem lại lợi ích lâu dài và
đáng kể khác như: làm tăng năng suất cây trồng sau đó, tăng độ phì nhiêu và
mầu mỡ của đất, giảm chi phí làm đất và làm cỏ.
1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Khoai tây được trồng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ 71 0vĩ tuyến Bắc
đến 400 vĩ tuyến Nam. Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình độ sản
xuất khác nhau nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn, từ 7 đến 65 tấn/ha.
Tính đến năm 2005 trên thế giới trồng được 18,57 triệu ha khoai tây, sản lượng
đạt 320,15 triệu tấn (bằng 60 – 70% tổng sản lượng lúa hay lúa mỳ) (FAO,
2005). Số liệu bảng 1.1 cho thấy diện tích khoai tây của thế giới trong những
năm gần đây
có xu hướng giảm nhẹ, năm 2000 có 19,94 triệu ha, năm 2003 tồn thế
giới trồng được 18,94 ha, năm 2005 diện tích khoai tây giảm 0,37 triệu ha so với
7


năm 2003, giảm 1,37 triệu ha so với năm 2000. Năm 2001 năng suất khoai tây
trung bình của tồn thế giới đạt thấp nhất (15,92 tấn/ha), nhưng từ năm 2001
đến nay năng suất không ngừng tăng lên, năm 2007 năng suất khoai tây tăng
0,79 tấn/ha so với năm 2000, tăng 1,32 tấn/ha so với năm 2001
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Năm


Diện tích

Năng suất

( triệu ha)
( tấn/ha)
2000
19,94
16,45
2001
19,62
15,92
2002
19,06
16,88
2003
18,94
16,80
2004
18,90
17,43
2005
18,57
17,24
2006
18,3
16,4
2007
18,53

17,24
* Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Âu

Sản lượng
( triệu tấn)
328,01
312,35
321,73
318,19
329,43
320,15
300,12
319,46

Khoai tây là một loại cây trồng quan trọng trong khẩu phần ăn và là
nguồn dinh dưỡng rất tốt cho nhiều người dân Châu Âu. Vì thế khoai tây là cây
trồng chính và được trồng nhiều ở các nước như Hà Lan, Đức, Anh, Tây Ban
Nha... Từ năm 1980 đã có 8 nước trong khối EU có diện tích trồng khoai tây lên
tới 100.000 ha. Châu Âu có nền sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới đang có xu
hướng tăng. Năm 2000 cả châu lục trồng được 9,13 triệu ha, đến năm 2007 tăng
lên 18,6 triệu ha, tăng 9,47 triệu ha. Để đáp ứng nhu cầu về khoai tây trong điều
kiện diện tích, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều biện pháp kỹ thuật, đặc
biệt là về giống nên năng suất cây khoai tây không ngừng được nâng cao.
Năng suất khoai năm 2006 cao nhất đạt 22,7 tấn/ha, tăng 7,2 tấn/ha so với năm
2001 và 6,4 tấn/ha so với năm 2000. Tuy nhiên năm 2007 năng suất khoai
tây lại giảm nhẹ so với năm 2006.
* Tình hình sản xuất khoai tây ở châu Á
Châu Á có nền sản xuất khoai tây lớn thứ 2 sau châu Âu, trong mấy thập
kỷ gần đây khoai tây ở vùng này có xu hướng phát triển mạnh. Trong 20 năm (từ
8



1982 - 2002) sản lượng khoai tây đã tăng gấp 3 lần so với các năm trước đó (từ
25 triệu tấn khoai tây tăng lên gần 75 triệu tấn), tập trung ở các nước như: Trung
Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc, ... Năm
1996, riêng Trung Quốc có diện tích trồng khoai tây là 3,5 triệu ha với năng suất
đạt 13,1 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 4,6 triệu tấn, đứng đầu Châu Á trong 10
năm liền (từ 1986 - 1996). Hiện nay Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều khoai
tây nhất thế giới.
Châu Á có nền sản xuất khoai tây khá ổn định, năm 2000 có 7,96 triệu
ha, năm 2006 diện tích trồng khoai thấp nhất là 7,63 triệu ha, đến năm 2007 cả
châu lục trồng được 8,03 triệu ha, gần bằng diện tích khoai tây của châu Âu. Số
liệu trên cho thấy người dân châu Á đã và đang chú trọng đến việc trồng khoai
tây, điều này còn thể hiện ở năng suất khoai tây tăng lên hàng năm. Năm 2000
đạt 15,2 tấn/ ha, đến năm 2005 đạt 16,38 tấn/ ha thấp hơn năng suất bình qn
của châu Âu khơng đáng kể.
* Tình hình sản xuất và khoai tây ở khu vực Đơng Nam Á
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây khu vực Đơng Nam
Á
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

Diện tích


Năng suất

Sản lượng

( triệu ha)
3,55
3,7
3,77
3,64
3,68
3,69
1,5
1,56

( tấn/ha)
11,82
12,81
11,77
12,00
12,00
12,45
14,05
13,9

(triệu tấn)
41,96
47,40
44,37
43,68

44,16
45,94
21,08
21,69

Số liệu bảng 1.2 cho thấy, ở khu vực Đơng Nam Á, khoai tây được trồng
rất ít và phát triển chậm hơn rất nhiều so với các khu vực khác. Năm 2000
tồn khu vực trồng được 354,5 nghìn ha, đến năm 2002 đã trồng thêm được
22,2 nghìn ha, nhưng năm 2007 chỉ cịn 1,5 nghìn ha, giảm 2,27 nghìn ha so
9


với năm 2002. Năng suất khoai tây ở khu vực này cịn thấp so với năng suất
bình qn của thế giới cũng như châu Âu, châu Á.
1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

( ha)
( tấn/ha)
( tấn)
2000
28.022
11,27

315.807,94
2001
30.000
10,53
315.900,00
2002
32.102
11,76
377.519,52
2003
33.887
10,69
362.252,03
2004
34.000
10,74
365.160,00
2005
35.000
10,57
369.950,00
2006
35.000
10,57
369.950,00
2007
35.000
10,57
369.950,00
Khoai tây được nhập nội vào nước ta từ châu Âu do người Pháp đưa vào

năm 1890. Trước năm 1966 diện tích khoai tây ở nước ta chỉ dưới 1000 ha
được trồng rải rác trên vườn ở Sa pa, Đà Lạt, Cao Bằng, Đơng Anh, Thường Tín,
Đồ Sơn. Cuối những năm 60 đầu những năm 70, đất nước yêu cầu sản xuất cây
lương thực bằng mọi giá, mặt khác do cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc, lúa
Xuân thay thế lúa Chiêm mà diện tích khoai tây được mở rộng. Năm 1971 có
5000 ha năm 1980 cả nước trồng được 100.000 ha, mỗi năm tăng 12.000 ha,
sau đó giảm xuống còn 28.022 ha vào năm 2000 và hiện nay (năm 2007) đạt
35.000 ha.
Số liệu bảng 1.3 cho thấy, diện tích trồng khoai tây của nước ta giai đoạn
2000 – 2007 có xu hướng mở rộng và ổn định đến nay. Năm 2000 diện tích
trồng khoai tây là 28.022 ha, đến năm 2007 đạt 35.000 ha, tăng 6.978 ha. Bên
cạnh sự tăng lên về diện tích thì năng suất lại có xu hướng biến động thất
thường, năng suất khoai tây đạt cao nhất vào năm 2002 là 11,76 tấn/ha, thấp
nhất năm 2001 (10,53 tấn/ha), năm 2007 là 10,57 tấn/ha, giảm 1,19 tấn/ha so với
năm 2002. Nếu so sánh, năng suất khoai tây của nước ta chỉ bằng 61,3% năng
suất bình quân chung của thế giới, bằng 62,9% năng suất khoai tây của châu Âu
và bằng 22,7% năng suất khoai tây của Bỉ.
10


* Nguyên nhân dẫn đến diện tích, năng suất khoai tây của Việt Nam cịn
thấp và khơng ổn định là:
- Thiếu bộ giống thích hợp với điều kiện nóng ẩm, đặc biệt là thiếu hụt
giống có chất lượng tốt có thể trồng ở nhiều vùng sản xuất. Để trồng 1 ha khoai
tây ở Việt Nam cần 1,2 – 1,5 tấn củ giống, với mức hao hụt 40 – 50% trong q
trình bảo quản lượng giống cần giữ ban đầu có thể lên tới 2,5 – 3 tấn củ tươi.
Như vậy, với diện tích 35.000 ha sản xuất cần 42 – 52 ngàn tấn giống do đó các
giống khoai tây sản xuất ở Việt Nam chỉ đáp ứng được 20% diện tích nên nước
ta phải nhập từ Trung Quốc là 60% giống, nhập từ châu Âu (Hà Lan, Đức)
20% giống. Giống khoai tây của Trung Quốc có thế mạnh là trẻ sinh lý, giá rẻ

nhưng chứa đựng nguy cơ về dịch bệnh khó lường trong khi khoai tây nhập
khẩu từ châu Âu có giá thành cao, thời điểm trồng khơng chủ động.
- Củ giống bị thối hố khơng sạch bệnh và già sinh lý: Thời gian bảo
quản giống ở Việt nam rất dài (từ tháng 1 đến tháng 9). Giống phải bảo quản lâu
trong thời gian nhiệt độ cao nên củ giống bị già hóa nhanh. Trồng củ trẻ sinh
lý năng suất cao hơn 40% so với trồng củ già (Trương Văn Hộ và cs, 1990)[7].
Mặt khác hầu hết các giống khoai tây trồng trên đồng ruộng đều bị nhiễm virus
với tốc độ tăng dần làm cho giống bị thối hóa, năng suất và chất lượng giảm
sút.
- Điều kiện khí hậu ở Việt Nam ít thuận lợi cho khoai tây sinh trưởng,
phát triển: Nhiệt độ cao, ngày ngắn và nhiều điều kiện khí hậu khơng thích hợp
khác nữa nên khoảng cách giữa năng suất thực tế với tiềm năng năng suất là rất
lớn (chỉ bằng 10%) và thời vụ gieo trồng ngắn, chỉ trồng được 1 đến 2 vụ/năm.
Thời vụ gieo trồng ngắn khơng chỉ trồng được ít vụ mà năng suất cây trồng cũng
không cao. Những giống khoai tây nhập nội thường có thời gian sinh trưởng dài
(150 – 190 ngày), khi trồng ở Việt Nam thời gian sinh trưởng bị rút ngắn, chỉ
khoảng 85 – 115 ngày. Thời gian sinh trưởng ngắn là yếu tố bất lợi, hạn chế
nhiều đến năng suất và phẩm chất khoai tây.
1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở các tỉnh miền núi phía Bắc
11


Miền Bắc Việt Nam có một mùa Đơng lạnh, rất thích hợp cho cây khoa
tây sinh trưởng, phát triển. Trong những năm gần đây thực hiện phương thức
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây khoai tây đã và đang được người dân Miền núi
quan tâm coi cây khoai tây là cây vụ Đơng chủ lực, là cây xóa đói giảm nghèo
cho người nơng dân. Vì vậy diện tích khoai tây ở vùng này ngày càng mở rộng
và đang cố gắng đưa giống khoai tây thử nghiệm tại Bắc Trung Bộ.
Về cơ cấu giống, số liệu bảng trên cho thấy giống chủ lực được trồng ở
các tỉnh Miền núi là VT2 và giống Trung quốc khác, một số tỉnh trồng giống

KT2, KT3, giống nhập nội từ Hà Lan. Theo đánh giá của các địa
phươnggiống KT2, KT3 có năng suất khơng cao bằng giống nhập nội từ
Hà Lan nhưng giá giống rẻ, khả năng chống chịu tốt, thích ứng rộng,
năng suất ổn định. Các giống nhập nội từ Hà Lan có năng suất cao nhưng
giá giống đắt. Giống nhập nội từ Trung Quốc có giá thấp nhưng năng suất
thường khơng cao và khơng ổn định. Tóm lại, cây khoai tây đã và đang phát
triển lên các tỉnh Miền núi phía Bắc. Tuy nhiên tốc độ mở rộng diện tích và
tăng năng suất hàng năm khơng cao. Ngồi những ngun nhân chung trong sản
xuất khoai tây ở Việt Nam đã được đề cập đến ở phần trên cịn có những ngun
nhân sau:
- Khoai tây là cây trồng mới được đưa vào sản xuất nên chưa có
bộ giống thích hợp. Mặt khác người dân chưa có kinh nghiệm bảo quản
giống khoai nên họ chưa chủ động được củ giống cho từng vụ.
- Hầu hết các tỉnh chưa có quy trình kỹ thuật trồng khoai tây phù hợp
với điều kiện đặc thù của địa phương nên năng suất khoai tây chưa cao, chưa
khuyến khích được người sản xuất. Trên mỗi loại đất của từng vùng sinh thái,
mỗi loại giống cần nghiên cứu để có liều lượng, phương pháp bón phân và kỹ
thuật canh tác thích hợp.
- Cơng tác bảo vệ thực vật cịn hạn chế, nhiều loài sâu bệnh gây hại làm
ảnh hưởng đến năng suất khoai tây.

12


- Nơng dân chưa có thói quen ăn khoai tây, thị trường tiêu thụ khoai tây
rất khan hiếm, chưa ổn định.
1.3.Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Một số nghiên cứu về giống
1.3.1.1. Hiện tượng thối hóa giống khoai tây và hiện tượng ngủ nghỉ
* Hiện tượng thối hóa giống

Hiện tượng thối hóa giống là hiện tượng khi sử dụng giống tại chỗ và
trồng liên tiếp nhiều vụ cây sẽ sinh trưởng kém, cây thấp, lá xoăn, thân có vết
loang lổ, dị dạng, củ nhỏ dẫn đến giảm năng suất. Thối hóa giống là một
trong những ngun nhân chính mà nơng dân khơng chấp nhận những giống
chất lượng thấp. Sự thuần khiết của giống, tuổi sinh lý và củ sạch bệnh là những
nhân tố quan trọng nhất tác động đến năng suất và chất lượng củ. Khoai tây là
cây sinh sản vơ tính, khi được trồng liên tục thì khả năng cho năng suất sẽ giảm
vì giống thường hay bị nhiễm bệnh.
Có 2 ngun nhân thối hóa giống: thối hóa bệnh lý (nhiễm virus) và
thối hóa sinh lý (củ giống bị già sinh lý do bảo quản lâu trong điều kiện nóng
ẩm).
* Thối hóa bệnh lý (nhiễm virus)
Hiện tượng thối hóa giống khoai tây do virus đã được Parmentier phát
hiệntừ năm 1786 nhưng phải mất một thế kỷ sau người ta mới xác định được
đặc tính của virus và khẳng định chúng là nguyên nhân gây ra thối hóa
khoai tây. Khoai tây là ký chủ của 60 loại virus khác nhau gây bệnh cho cây
trồng, trong đó có 33 loại virus hại khoai tây, 6 loại virus gây hại điển hình là:
- PLRV (Potato Leaf Roll Virus): Gây bệnh cuốn lá, làm giảm năng suất
từ 40 – 90%.
- PVY (Potato Virus Y): Gây bệnh xoăn lá, khảm lá, lùn cây và làm giảm
năng suất 50 – 90%.
- PVA (Potato Virus A): Gây bệnh khảm lá làm biến dạng lá và giảm
năng suất 50%.
13


- PVX (Potato Virus X): Gây bệnh khảm lá nhưng không biến dạng, làm
giảm năng suất 10 – 20%.
- PVS (Potato Virus S): Triệu chứng ẩn, có thể làm giảm diện tích lá,
gây đổ cây, giảm năng suất từ 10 – 15%.

- PVM (Potato Virus M): Gây bệnh cuốn lá nhẹ ở ngọn, khảm gân lá,
giảm năng suất từ 60 – 70%.
Ở Việt Nam bệnh virus có ở khắp các vùng trồng khoai tây. Tỷ lệ quan
sát bằng triệu chứng bên ngoài đã đạt 14,6% – gần 75%, nếu kiểm tra bằng
huyết thanh và phương pháp khác tỷ lệ nhiễm virus đã lên tới 26,6% 87,1% kiểu truyền bệnh chủ yếu do rệp đặc biệt là rệp đào Myrus persucae
sulr, ngồi ra cịn truyền bằng cơ giới
* Thối hóa sinh lý
Tình trạng sinh lý của củ giống bị ảnh hưởng bởi điều kiện trồng trọt,
thời gian và điều kiện bảo quản. Nếu củ khoai tây được trồng trong điều kiện
ấm, bảo quản ở nhiệt độ cao sẽ cho củ giống già hơn khi được trồng ở
vùng lạnh và bảo quản ở nhiệt độ thấp. Giống có thời gian ngủ ngắn bước
vào giai đoạn già sớm hơn giống có thời gian ngủ nghỉ dài. Chính vì vậy, ở vùng
Đơng Nam Á, vì phải bảo quản lâu trong thời gian nhiệt độ cao nên củ giống bị
già hóa nhanh và cho năng suất thấp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với điều kiện bảo quản trong gia đình sau 6
tháng củ giống đến tuổi trồng là tốt nhất, hao hụt về khối lượng thời điểm này
là 10%. Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9 khoai phải nằm chờ đến vụ trồng, củ
nhăn nheo, mầm phát triển nhanh, trồng ra ngoài bị già yếu. Trồng củ trẻ sinh lý
năng suất cao hơn 40% so với trồng củ già. Kết quả nghiên cứu cho biết, sức
sinh trưởng và độ phủ luống ở đời 2 và đời 3 thấp hơn đời 1. Tỷ lệ nhiễm virus
và bệnh mốc sương của đời 2 và đời 3 cao hơn đời 1. Nguyên nhân do củ giống
có thời gian bảo quản quá dài (9 tháng) trong điều kiện nóng ẩm đã biểu hiện
già sinh lý, chất lượng giảm sút là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sức sinh
trưởng và năng suất giảm ở các đời sau. Ngoài ra sự lây nhiễm virus trên đồng
14


ruộng cũng là ngun nhân thối hóa giống sau các vụ trồng. Như vậy hiện
tượng thối hóa bệnh lý là kết quả hoạt động mạnh mẽ của virus, chúng
làm thay đổi các hoạt động sống của cây, làm giảm năng suất và phẩm chất

khoai tây. Bệnh virus không ngừng lây lan trong suốt q trình trồng trọt,
nó là căn

bệnh rất nguy hiểm, khơng thể chữa được. Thối hóa sinh lý chủ

yếu đo tác động của môi trường, đặc biệt là điều kiện bảo quả củ giống. Vì vậy
trong sản xuất cần có biện pháp khắc phục hiện tượng thối hóa giống.
* Hiện tượng ngủ nghỉ của củ giống
Khoai tây là cây trồng được nhiều vụ trong năm, tuy nhiên một trong
những yếu tố hạn chế đến việc tăng vụ sản xuất khoai tây là củ khoai tây khi mới
thu hoạch về thường không nảy mầm ngay (thời gian ngủ nghỉ). Vỏ củ khoai
tây khi già bao gồm 5 – 15 lớp tế bào. Vào thời kỳ khoai tây chín sinh lý, vỏ củ
chắc có chức năng bảo vệ củ nên hầu như khơng thấm hóa chất, lipit và các chất
lỏng khác, ngồi ra các chất khí và nước cũng khó di chuyển qua được. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ngủ nghỉ của cây khoai tây.
Trong các mầm ngủ của củ khoai tây, sự tổng hợp ADN và ARN và
protein bị ức chế, khơng thấy có sự phân chia, sự dãn của tế bào. Mặt khác củ
giống có phản ứng đối với sự phá ngủ bằng các chất kích thích sinh trưởng
ngoại sinh, chứng tỏ sự ngủ nghỉ được kiểm tra bởi cơ chế hoormon. Sự cân
bằng giữa các chất ức chế sinh trưởng (axit Absxixic) và chất khởi động
(Gibberellin) quyết định sự bắt đầu và kết thúc ngủ nghỉ. Sự kết thúc ngủ của
cây khoai tây gắn liền với việc giảm nồng độ axit Absxixic và tăng nồng độ
Gibberellin.
Như vậy có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng ngủ nghỉ của
khoai tây là: Sự bền vững, ngăn cản thấm khí, nước của lớp vỏ củ và sự cân
bằng hoormon trong củ. Do đó để phá ngủ cho khoai tây người ta có thể tác
động các yếu tố lý, hóa nhằm xóa bỏ đồng thời hoặc từng nguyên nhân ngủ
nghỉ kể trên.
1.3.1.2. Nghiên cứu về chọn tạo, nhập nội giống khoai tây
15



Năm 1971 Trung tâm khoai tây Quốc tế (CIP) ra đời, mục tiêu cơ bản
củaCIP là tăng năng suất, tính ổn định, hiệu quả sản suất khoai tây ở các vùng
đang phát triển, cải tiến sản xuất khoai tây ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới
thấp cũng như các vùng cao và lạnh. Có 7 vấn đề ưu tiên đã được CIP xác định,
trong đó có thu thập và bảo quản nguồn gen cây khoai tây, chọn tạo giống khoai
tây là 2 hoạt động quan trọng. Cho đến nay CIP đã thu thập và đưa vào bảo
quản khoảng 1.500 mẫu khoai tây dại thuộc 93 loài, 3.694 mẫu khoai tây trồng
thuộc 8 loài từ 10 nước châu Mỹ La Tinh và 7 nước khác. CIP đã cung cấp giống
khoai tây bản xứ của nước Anh tới các nhà nghiên cứu của 18 nước năm 1991,
20 nước năm 1992 và 23 nước năm 1993. Trong các chương trình chọn tạo
giống khoai tây, việc sử dụng các loài hoang dại đóng vai trị hết sức quan
trọng, đặc biệt là chọn giống chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện thời tiết
bất thuận. Trong những năm 90, khoai tây là đối tượng ứng dụng nghiên cứu
công nghệ sinh học đứng hàng thứ hai sau cây thuốc lá, các kỹ thuật sau đây
đã được phổ biến trên thế giới.
- Nuôi cấy túi phấn tạo các dịng 2.
- Ni cấy protoplast, lai xa bằng dung hợp protoplast giữa
S.tuberosum và các dòng hoang dại.
- Tái sinh cây hoàn chỉnh từ protoplast, tế bào đơn.
- Chuyển gen trực tiếp bằng súng bắn gen hoặc thông qua vi khuẩn
Agrobacterium (gen mã hoá cơ học virus Y, X, gen Bt).
Để giải quyết vấn đề thiếu giống tốt trong sản xuất ở các nước đang phát
triển, từ năm 1976 CIP đã bắt đầu nghiên cứu lai tạo các tổ hợp hạt khoai tây
lai có độ đồng đều cao, chống chịu tốt, đặc biệt là chống chịu với bệnh mốc
sương để sử dụng làm vật liệu trồng trong sản xuất. Đến năm 1990, một nhóm
các nhà khoa học của CIP đã tạo được một số tổ hợp lai tốt như: HPS 7/67,
HPS 2/67, Serana x LT.7…. Hiện nay Ấn Độ, Trung Quốc, Chilê đã thành
công trong sản suất hạt lai theo kỹ thuật của CIP. Đặc biệt Ấn Độ đã sản suất

thành công 500 kg hạt lai cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang
16


Việt Nam, Philippine….. Bên cạnh Trung tâm nghiên cứu khoai tây Quốc tế,
Hà Lan đóng vai trị quan trọng trong lĩnh vực chọn giống khoai tây, đến
năm 1991 đã có 85 giống khoai tây được chọn tạo và sản xuất bởi nhiều
công ty nổi tiếng của Hà Lan như The De.Z.P.C, Agroco…trong đó có
nhiều giống năng suất cao đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như
Nicola, Diamant, Bintje… Ở châu Á, nhiều nước đã xây dựng các chương trình
chọn tạo giống khoai tây như Hàn Quốc có hai chương trình chọn giống khoai
tây, một tại Trung tâm nghiên cứu Horticultural (HES) thuộc vùng đất thấp
Sweon, chương trình bắt đầu từ năm 1962 với mục tiêu chọn ra các giống
khoai tây chịu nóng, ngủ ngắn, năng suất cao. Một chương trình tại Trung tâm
nghiên cứu Alpine (AES) thuộc vùng núi cao Dackwamyung, từ năm 1978 tập
trung nghiên cứu vào chọn dịng khoai tây có năng suất cao, kháng bệnh
mốc sương, virus và chín sớm.
Năm 1902, Nhật Bản đã thiết lập chương trình chọn giống khoai tây.
Năm 1916 cơng tác lai tạo đã bắt đầu được thực hiện và đã chọn được một số
giống như sau: Năm 1938 chọn ra giống Benimaru, 1943 chọn tạo được giống
Norin.1, năm 1981 chọn ra giống Korafubuki dùng cho chế biến tinh bột.
Năm 1976 chọn ra giống Toyshirro, năm 1981 chọn ra giống Kohlaiogane
dùng để chế biến thực phẩm. Như vậy các nước trồng khoai tây đều rất chú
trọng đến việc chọn tạo giống cho sản xuất vì thiếu giống là yếu tố chính hạn
chế năng suất và khả năng phát triển cây khoai tây. Tuy nhiên việc tạo ra được
giống tốt được thực tế chấp nhận là vấn đề hết sức khó khăn. Ở vùng nhiệt đới,
thì giống khoai tây nhất thiết phải thích ứng được với yếu tố nhiệt độ cao, ẩm độ
cao, độ dài ngày ngắn và mùa vụ gieo trồng ngắn, khả năng chống chịu với điều
kiện sâu hại cao và sinh trưởng tốt khi ít được đầu tư. Giống chín sớm thường
thích hợp với việc gieo trồng trên đất nhiều mùa vụ hơn và ít thay đổi về năng

suất dưới tác động của mơi trường khơng thích hợp và sâu bệnh. Thậm
chí mùa vụ khơng thể trồng được giống chín muộn.

17


Ở Việt Nam, từ năm 1966 việc nghiên cứu gieo trồng khoai tây vụ Đông
đã được một số bộ môn của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
thực hiện trong 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Từ năm 1966 đến năm 1980 Từ năm 1966 đến năm 1972
đa phần các cơng trình nghiên cứu là: Thời vụ trồng, mật độ cây, phân bón,
tưới nước, phịng trừ bệnh mốc sương, trồng khoai tây trên đất ướt... Giống
khoai tây chính được trồng ở Việt Nam là giống Thường Tín (tên gốc là
Ackensegen do Đức tạo ra năm 1929). Ưu điểm của giống này là bảo
quản được giống trong điều kiện tự nhiên, ruột vàng, chất lượng khá nhưng do
được trồng bằng củ qua nhiều năm nên giống đã nhiễm bệnh virus với tỉ lệ cao
dẫn đến năng suất thấp. Với mục đích xác định được giống khoai tây năng suất
cao, phù hợp với điều kiện sinh thái nhằm thay thế giống Thường Tín đã bị
thối hố, năm 66 – 82 Viện KHKTNN Việt Nam đã nhập khoảng 220 giống của
Liên Xô (cũ), Ba Lan, Hung Ga Ri, Đức, Hà Lan. Tiến hành khảo nghiệm và
giới thiệu ra sản xuất giống Việt Đức 1 (Kardia của Đức) Việt Đức 2 (Mariella
của Đức) giống khoai tây Pháp (Ackersegen phục tráng bằng in - vitro),
Diamant, Nicola của Hà Lan. Những giống này đã được đưa vào sản xuất
với diện tích 3000 – 4000 ha có năng suất cao tuy nhiên tốc độ thối
hóa nhanh vì chúng mang gen Tuberosum thích hợp với vùng ôn đới ngày dài,
số giờ chiếu sáng là 14h
* Giai đoạn 2: Từ 1980 đến nay
Giai đoạn này cây khoai tây khoai tây được quan tâm, đã có đề tài cấp nhà
nước do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chủ trì, nhờ vậy năng
suất cây khoai tây đã được nâng cao. Giai đoạn trước chỉ đạt 8 tấn/ha, năng suất

cao nhất là 18 - 20 tấn/ha, từ 1981 đến nay năng suất bình quân đạt gần 12
tấn/ha, cao nhất đạt 35 - 40 tấn/ha. Khi lúa gạo và ngơ dồi dào thì khoai tây
được nghiên cứu theo hướng chất lượng và hiệu quả. Những cơng trình nghiên
cứu khoai tây trong giai đoạn này là:

18


- Từ năm 1982 – 1989 Trung tâm Nghiên cứu cây có củ, Viện Khoa học
Kỹ thuật Nơng nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu và đánh giá:
+ 83 mẫu giống từ CIP và xác nhận một số dịng có triển vọng ở vùng
đồng bằng Sông Hồng là I.1039; 378597.1; 385108.28; 385153.27.
+ 4580 dòng Go, đã chọn ra giống VC38.6 được phép khu vực hoá năm
1989.
+ 12 giống của Hà Lan trong đó xác định được 2 giống cho năng suất cao
phù hợp cho xuất khẩu.
- Năm 1983 – 1990: Trung tâm Khảo nghiệm Giống cây trồng Trung ương
đã tiến hành khảo nghiệm 25 giống, kết luận Lipsi là giống tốt được Hội đồng
Bộ Nông nghiệp công nhận là giống quốc gia năm 1990.
- Năm 1987 – 1989: các tác giả Trần Như Nguyện và cs, (1990)[16]
đánh giá 30 giống khoai tây nhập từ CIP và Viện cây Lương thực, Thực phẩm
Úc, 28 giống nhập nội từ Viện nghiên cứu Thực vật Úc và 38 giống khoai tây
nhập nội từ CIP đã kết luận có 3 giống là 378598.1; LT7; 407.3 có khả năng sinh
trưởng đồng đều, ít nhiễm bệnh, thích nghi trong điều kiện khí hậu nóng, cho tỷ
lệ củ thương phẩm và năng suất cao.
- Năm 1987 – 1992: Nguyễn Thị Nền và các cộng sự đã đánh giá 60 dòng,
giống nhập từ CIP và châu Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Thái Phiên - Đà
Lạt kết luận giống I.1085 kháng bệnh mốc sương tốt, cho năng suất cao.
- Năm 1991 – 1992: Viện Nghiên cứu cây Lương thực và Thực phẩm đã
đánh giá 51 tổ hợp lai kết luận có 4 tổ hợp có năng suất cao ở đời Go

là IP.88006; IP.88002; AVRDC.1287.19 x 14; IP.88005, trong đó có IP.88002
cho năng suất cao ở đời G1.
- Năm 1991 – 1994: Lê Thị Thuấn và cs [25] đánh giá 133 dòng nhập nội
từ CIP và kết luận các dòng 385108.28; 385153.27; 379402.2 và Redpontiea có
triển vọng nhất.
- Năm 1993 – 1996: Viện Nghiên cứu cây Lương thực và cây Thực
phẩm đánh giá 45 tổ hợp lai nhập từ CIP, thử nghiệm 5 tổ hợp có nhiều triển
19


vọng nhất thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Hải Hưng, Hà Tây, Lào Cai. Năm
1997 hai tổ hợp lai HPS2/67 và HPS/67 đã được Hội đồng Khoa học Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.
- Năm 1994

- 2000: Trên cơ sở hợp tác với CIP và một số cơ quan

trong nước Trung tâm Nghiên cứu cây có củ (TTNCCCC) giữ vai trị chủ trì
điều phối chương trình nghiên cứu và phát triển khoai tây hạt lai ở Việt Nam.
Trung tâm đã xây dựng công nghệ sản xuất khoai tây bằng hạt khoai tây lai,
trong đó chọn được 2 giống HH2 và HH7 đưa vào sản xuất, tăng diện tích khoai
tây lai từ 4 ha (93 – 94) lên 3.200 ha (99 – 2000), 3.500 ha (2000 – 2001), năng
suất trung bình đời C0, C1, C2 là 15 tấn/ha tăng 50% so với giống Thường tín.
Khoai tây hạt lai có ưu điểm là sạch bệnh, tiết kiệm chi phí giống 100 g hạt
thay thế cho 1500 kg củ giống/ha.
- Năm 1996 – 2000: TTNCCCC chọn được giống khoai tây KT3 thời
gian sinh trưởng ngắn 80 ngày, năng suất cao 25 – 30 tấn/ha chống chịu bệnh
virus tốt, tốc độ thối hóa chậm, thời gian ngủ dài 160 ngày.
- Từ năm 1999 – 2003 Viện cây lương thực Thực phẩm và Trung tâm
nghiên cứu Khoai tây – rau và hoa Đà Lạt đã nghiên cứu đánh giá hàng trăm tổ

hợp lai có nguồn gốc từ Trung tâm khoai tây quốc tế CIP, chọn được một số tổ
hợp lai có triển vọng cho năng suất và tỷ lệ thương phẩm cao ngay từ đời đầu.
Năm 2001 – 2002 tiến hành khảo nghiệm 27 tổ hợp lai có nguồn gốc từ
CIP và 7 tổ hợp có nguồn gốc từ Trung tâm Rau, hoa Đà Lạt. Năm 2003 khảo
nghiệm 20 tổ hợp lai trong đó có 10 tổ hợp từ CIP, 10 tổ hợp của Trung tâm
Rau, hoa Đà Lạt. Kết quả có 3 tổ hợp lai TKH 284, TKH 20-3, TKH20-4 có độ
đồng đều về dạng thân và dạng củ, thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày, ngay từ
đời đầu cho tỷ lệ củ thương phẩm là 43 - 48%, năng suất cao 19 - 20 tấn/ha. Tổ
hợp lai TS-15 x TPS-13 mặc dù cho năng suất thấp hơn 17,3 tấn/ha nhưng tỷ lệ
củ thương phẩm khá cao 54,6%, thời gian sinh trưởng ngắn 85 ngày được xác
định là tổ hợp lai có triển vọng để sản xuất khoai tây thương phẩm ngay từ
đời đầu Go. Như vậy từ năm 1970 đến nay, Việt Nam chủ yếu nhập nội
20


giống và dòng khoai tây từ các nước châu Âu, CIP để khảo sát đánh giá và đã
xác định được một số giống cho sản xuất như: Mariella, Lipsi… Tuy nhiên các
giống này khi nhập vào Việt Nam thường bị rút ngắn thời gian sinh trưởng
khoảng 30 – 50 ngày, đây là yếu tố bất lợi, hạn chế nhiều đến năng suất và phẩm
chất khoai tây. Mặt khác củ giống qua thời gian bảo quản dài (9 tháng) trong
điều kiện nóng ẩm đã biểu hiện già sinh lý, ngồi ra chúng còn bị lây nhiễm
virus trên đồng ruộng. Việc sử dụng giống đã bị thối hóa là ngun nhân
chính làm giảm năng suất khoai tây ở các đời sau. Do vậy việc nhập nội theo
chu kỳ 3 – 4 năm một lần cũng là một hướng giải quyết vấn để giống
khoai tây ở nước ta. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.3.2. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây
1.3.2.1. Một số nghiên cứu về thời vụ trồng khoai tây
Để xác định số lượng thời vụ có thể trồng trọt và thời gian sinh trưởng,
Gzones dựa vào mơ hình của Stol et al., 1991 và thấy rằng: Nhiệt độ bắt buộc
hàng ngày để xác định thời vụ gieo trồng là > 5 0C và <300C, tổng tích ơn là

15000C đến 30000C. Khoai tây sinh trưởng khơng bình thường khi nhiệt độ
thấp hơn 50C và cao hơn 300C cây khoai tây ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ
xuống dưới 20C. Bên cạnh yếu tố nhiệt độ, cần xác định các yếu tố khác quyết
định độ dài của thời vụ gieo trồng. Năng suất khoai tây đạt tối đa khi đất duy trì
được độ ẩm. Như ở vùng Trung Phi nhiệt độ thích hợp cho khoai tây sinh
trưởng trong suốt cả năm nhưng môi trường (lượng mưa, ẩm độ khơng khí) và
yếu tố sinh lý lý tưởng chỉ trong khoảng 100 ngày vì vậy cần chọn giống có thời
gian sinh trưởng là 100 ngày Cường độ chiếu sáng, độ dài ngày và điều kiện
trồng trọt cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thời vụ gieo trồng. Nơi
cường độ chiếu sáng cao và nhiệt độ thích hợp cho cây trồng sinh trưởng, thì
thời vụ dài hơn và hiển nhiên là tiềm năng năng suất cao hơn. Nghiên cứu của
Kunkel và Campbell, (1987) ở Washington (USA) tiến hành ở hầu hết vùng
đông bắc Âu cho kết quả là khoai tây được trồng ở những vụ có nhiệt độ và
cường độ ánh sáng thích hợp năng suất có thể đạt bằng hoặc cao hơn 140
21


tấn/ha. Tuy nhiên vào mùa xuân, do gặp nhiệt độ và cường độ ánh sáng thấp nên
năng suất khoai tây chỉ dao động từ 15 – 19 tấn/ha. Tiềm năng năng suất và khối
lượng chất khô thực tế của củ cao nhất ở vùng có nhiệt độ như ở tây bắc Âu, tây
bắc Mỹ (Stol et al, 1991)[55]. Do điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp nên
có thể trồng được nhiều vụ trong năm hơn. Như ở Argentina có 4 vụ có thể
trồng được khoai tây, vụ sớm (tháng 6-10), vụ trung bình sớm (7-11), trung bình
muộn (10-4), và vụ muộn (12-6). Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ la
tinh, châu Phi, châu Á đều có thể trồng được khoai tây, tuy nhiên vùng này
có nhiệt độ cao, ánh sáng ngày ngắn và nhiều điều kiện khí hậu khơng thích
hợp khác nữa nên tỉ lệ giữa năng suất thực tế với tiềm năng năng suất là
rất thấp và thời vụ gieo trồng ngắn, chỉ trồng được 1 đến 2 vụ/năm. Thời
vụ gieo trồng ngắn không chỉ trồng được ít vụ mà năng suất cây trồng cũng
khơng cao. Ở Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, khung thời vụ trồng

khoai tây nằm trọn trong thời gian từ vụ lúa Mùa sang vụ lúa Xuân. Thời vụ
trồng khoai tây vụ Đơng có thể trồng từ thượng tuần tháng 10 đến hạ tuần tháng
11 vẫn cho thu hoạch. Thời vụ tốt nhất để trồng khoai tây là trung tuần tháng 10
đến trung tuần tháng 11. Thời vụ này có thể đáp ứng đầy đủ nhất về nhiệt độ,
ánh sáng để cây khoai tây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Trồng
sớm hơn, khoai tây sớm bị rạc (nhất là những vụ nắng nóng kéo dài, rét đến
muộn), nếu trồng muộn hơn khoai tây sẽ gặp rét ngay lúc mới mọc, phát triển
chậm, nên cho năng suất thấp. Như vậy thời vụ là một yếu tố ảnh hưởng quyết
định đến sự thành công trong sản xuất khoai tây. Nghiên cứu của nhiều tác giả
đã kết luận, khoai tây trồng an tồn thời tiết vụ Đơng ở miền Bắc nước ta
(từ 15/10 trở đi). Tuy nhiên việc xác định thời vụ còn phụ thuộc vào yếu tố đất
đai và khí hậu từng vùng. Vì vậy để tăng năng suất và diện tích khoai tây tại
đâycần nghiên cứu kỹ thời vụ gieo trồng.
1.3.2.2. Một số nghiên cứu về mật độ gieo trồng
Năng suất củ tương quan thuận với các thơng số sinh trưởng như:
số thân, số nhánh, đường kính thân và độ che phủ.Tuy nhiên sự tương
22


quan này còn phụ thuộc vào giống, những giống sinh trưởng hữu hạn
thường có số lá/thân chính cố định được trồng với khoảng cách giữa các hàng
rộng hơn những giống sinh trưởng bất định vì những các giống sinh trưởng
hữu hạn lá thường dễ bị tổn thương trong giai đoạn trải lá. Endale Gebre và
Gebremedhin W/Giorgis, 2001) thiết kế thí nghiệm nhằm xác định khoảng
cách tối ưu cho các giống khoai tây Awash (chín sớm 90 - 99 ngày),
Menagesha (chín trung bình 100 - 119 ngày) và Tolcha (chín muộn 120 130 ngày), khác nhau về hình thái tán lá. Hầu hết các giống năng suất khoai
tây đạt cao nhất khi được trồng với khoảng cách là 75 x 20cm. Nếu trồng với
khoảng cách giữa các cây là 30 cm thì năng suất tăng rõ ràng ở những cơng
thức có khoảng cách giữa các hàng là 45, 60 và 75 cm. Nhưng nếu tăng
khoảng cách cả hàng và cây thì năng suất giảm. Với giống chín muộn

Menagesha khi được trồng củ giống có đường kính từ 30 - 50 mm năng suất ít
biến động theo khoảng cách. Khoảng cách giữa các hàng nhỏ hơn 60 cm cũng có
vấn đề trên đồng ruộng vì số lượng củ nhiều nhưng củ nhỏ hơn, nếu tăng
khoảng cách hàng sẽ làm giảm số lượng củ. Khoảng cách giữa các hàng thích
hợp nhất là là 60 - 75 cm vì ở khoảng cách này làm tăng cả tổng số lượng củ và
số lượng củ có đường kính > 40 mm. Với cả giống chín sớm, trung bình và chín
muộn thì khối lượng củ tăng khi khoảng cách cây tăng từ 20 cm lên 35
cm (Endale Gebre và Gebremedhin W/Giorgis, 2001)[37].
Khoảng cách gieo trồng tác động rất rõ đến cỡ củ, khối lượng
trung bình, số lượng củ/m2. Khoai tây được trồng với khoảng cách rộng
làm tăng khối lượng củ, còn trồng với khoảng cách hẹp làm tăng số lượng củ.
Khoảng cách giữa các cây là 20 cm thì có 87,4% củ có đường kính >30 mm,
trong đó củ có đường kính > 40 mm là 61,8%. Khoảng cách giữa các cây tác
động đến năng suất không mạnh bằng khoảng cách giữa các hàng. Thường thì số
lượng củ giảm đáng kể khi được trồng với hàng rộng (>90 cm), vì ít có
sự cạnh tranh về sinh trưởng và củ đạt kích tối đa nhanh hơn. Tuy nhiên khi
trồng với khoảng cách giữa các hàng quá rộng thì năng suất giảm.Nghiên cứu
23


của Trương Văn Hộ, (1990) kết luận, mật độ gieo trồng phụ thuộc vào cỡ củ
giống. Củ giống có đường kính nhỏ hơn 25 mm tỷ lệ mọc thấp, số thân/
khóm ít dẫn đến số thân/m2 thấp, khơng đạt được số thân cần thiết để tạo củ
(vùng nhiệt đới phải đạt trên dưới 20 thân chính/m 2), tỷ lệ diện tích lá thấp
(chỉ đạt dưới 80%), cây sinh trưởng khơng đều. Với cỡ củ giống to và vừa,
cây mọc đều, sinh trưởng tốt, số thân/m2 cao hơn, thân lá phủ kín luống. Vì vậy
củ nhỏ phải trồng với mật độ dày 5,5 khóm/m 2, củ to và vừa chỉ cần trồng với
mật độ 4,5 khóm/m2. Cịn nếu trồng khoai tây thương phẩm, cần trồng với
khoảng cách 50 x 25 cm hoặc 60 x 25-30 cm. Như vậy mật độ khoảng cách tác
động mạnh đến năng suất khoai tây, trồng mới mật độ cao làm tăng số lượng

củ/m2, còn trồng với mật độ thấp thì tăng khối lượng củ. Do đó tùy thuộc vào
mục đích gieo trồng để chọn mật độ trồng thích hợp. Mặt khác mật độ trồng
khoai cịn phụ thuộc vào đất đai, giống nên khi xác định được giống thích
hợp cho sản xuất khoai tây ở Bắc Trung Bộ cần nghiên cứu tiếp mật độ gieo
trồng để khoai tây đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.2.2.3. Một số nghiên cứu về bón phân cho khoai tây
* Nghiên cứu về liều lượng bón đạm, lân, kali và hiệu quả sử đạm, lân,
kali của cây khoai tây Với phân bón thì cả thời gian và tỷ lệ bón đều có thể
điều khiển được để tăng khả năng sinh lý của khoai tây. Xác định liều lượng và
thời gian bón thích hợp làm giảm sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng,
làm giảm ô nhiễm nguồn nước. Ảnh hưởng của đạm đến năng suất khoai
tây đã được nghiên cứu từ thập kỷ 70, thời gian này lượng đạm khuyến
cáo rất cao là 400 kg N/ha, 3 thập kỷ sau lượng đạm bón cho khoai tây cịn
được duy trì khá cao vì hiệu quả sử dụng của phân đạm thấp. Năng suất tối ưu
của khoai tây đạt được khi bón ít nhất là 45 đến 400 kg N/ha (Porter và
Sisson, 1991)[52]. Ở California thường bón với lượng 162 – 267 kg N/ha
(Timm et al., 1983)[58], lượng đạm khuyến cáo ở Trung Quốc là 140 – 170 kg
N/ha khi trồng khoai tây không tưới trong đất mùn và đất cát (Hong Li et. al,
2003)[46]. Hai thí nghiệm được bố trí ở thung lũng Jordan thấy rằng,
24


năng suất khoai tây tăng tỷ lệ với lượng đạm bón. Năng suất khoai tây tăng chủ
yếu do tăng kích thước của củ, tuy nhiên khi tăng lượng đạm từ 49 lên 98 kg
N/ ha thì năng suất củ cũng khơng thay đổi, khoai tây chỉ có phản ứng
khi tăng lượng bón lên 147 kg N/ha. Khoai tây là cây trồng có hệ số sử dụng
đạm thấp hơn các cây ngũ cốc, chỉ có từ 33 - 56% lượng đạm bón vào được cây
trồng hấp thu. Điều đó có thể là do sự phát triển của rễ khoai tây kém hơn cây
ngũ cốc và một phần do khoai tây được trồng trên các luống nên dễ bị mất đạm
hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa năng suất khoai tây với

lượng đạm hấp thu, hệ số sử dụng đạm, lượng đạm có trong đất. Vì vậy cần có
biện pháp để tăng khả năng hấp thu đạm của khoai tây. Xu hướng mất đạm rất
rõ đã được nghiên cứu ở nhiều vùng đất trồng khoai. Hầu hết lượng đạm bị
mất do quá trình khử nitơ, sự cố định đạm vào trong đất và bị giữ lại hoặc do
rửa trôi ra khỏi vùng rễ. Số lượng NO3 bị thẩm thấu tăng theo lượng đạm bón.
Hệ số sử dụng đạm của khoai tây phụ thuộc nhiều vào vùng sinh thái, kết cấu
của đất, kỹ thuật trồng trọt và giống. Vùng ôn đới châu Âu hiệu quả sử dụng
đạm chỉ đạt 30 - 40%, ở Thổ Nhĩ Kỳ hệ số sử dụng đạm là 42%, ở Jordan hệ số
sử dụng đạm nhỏ hơn 40%. Hệ số sử dụng đạm đạt 56% khi quá trình thẩm
thấu nhỏ, nhưng khi quá trình thẩm thấu đạm cao thì hệ số sử dụng đạm chỉ
đạt 3% (Errebhi et al., 1998)[38]. Giống chín muộn có hệ số sử dụng đạm cao
hơn giống chín sớm vì chúng có thời gian sinh trưởng dài hơn. Điều này có ý
nghĩa rất quan trọng vì trên mỗi loại đất của từng vùng sinh thái, mỗi loại giống
cần nghiên cứu để có liều lượng và phương pháp bón thích hợp. Như vậy, việc
quản lý dinh dưỡng đạm ở vùng trồng khoai tây là rất quan trọng cho cả
việc sản xuất và môi trường. Khoai tây là cây trồng yêu cầu lượng đạm bón
nhiều để đạt được năng suất tối ưu, hệ số sử dụng đạm thấp sẽ là nguy cơ tiềm
tàng dẫn đến lượng đạm bị mất vào môi trường. Do đó cần nghiên cứu để có
liều lượng và thời gian bón đạm thích hợp cho từng giống cũng như từng loại
đất. Khoai tây cũng cần nhiều phospho cho sự sinh trưởng, tuy nhiên
hiệu lực của phospho phụ thuộc nhiều vào hàm lượng phospho và vơi có ở
25


×