ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TẬP LỚN
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. LIÊN HỆ
NHỮNG ĐĨNG GĨP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM QUA 34 NĂM ĐỔI MỚI
LỚP L07 --- NHĨM 8 --- HK 203
Mail nhóm: ………………
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Đă ̣ng Kiều Diễm
Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Lê Vũ Quốc Huy
1913521
Trương Minh Mẫn
1911583
Đồng Thị Kim Ngân
1914721
Huỳnh Phan Hiếu Nhân
1914430
Nguyễn Hữu Duy
1912902
Điểm số
Thành phố Hồ Chí Minh – 2021
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.................................................................................................2
CHƯƠNG 1: THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM....2
1.1. ĐẶC ĐIỂM QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM..............2
1.2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........4
1.2.1. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.................4
1.2.2. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay...........6
CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC.....................................10
2.1. TÍNH TẤT YẾU CỦA THỜI KÌ Q ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM.............................................................................................................10
2.2. NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ THỜI KÌ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI...........................................................................12
2.2.1. Thành tựu đạt được.................................................................................12
2.2.1.1. Về chính trị.........................................................................................12
2.2.1.2. Về kinh tế............................................................................................15
2.2.1.3. Về văn hóa, con người và xã hội.........................................................18
2.2.1.4. Về đối ngoại và hội nhập kinh tế.........................................................22
2.2.2. Những khó khăn, thách thức...................................................................24
2.4. Một số giải pháp khắc phục các hạn chế, hoàn thiện con đường đi lên xã
hội chủ nghĩa của đất nước...................................................................................28
PHẦN III: KẾT LUẬN.............................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................31
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi các xã hội là quá
trình lịch sử - tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã hội tư bản, tìm ra các
quy luật vận động của nó, C.Mác và Ph.Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội
mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Mong muốn có ngay một chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp để thay thế xã hội tư
bản chủ nghĩa bất công, tàn ác là những điều tốt đẹp, là khát vọng chính đáng. Trong
thời đại ngày nay, mỗi quốc gia dân tộc đều có quyền lựa chọn con đường, sự phát
triển của mình sao cho phù hợp với xu thế chung của thời đại, với quy luật khách quan
của lịch sử và nhu cầu, khát vọng của dân tộc. Do đó, Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã
hội là một tất yếu khách quan hoàn tồn phù hợp với xu thế chung đó.
Trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, dù trong bất cứ hồn cảnh nào
Đảng ta vẫn ln kiên định với con đường xã hội chủ nghĩa. Tại đại hội bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026,
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết khẳng định: “Ngay khi mới ra đời và
trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng
định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt
Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách
mạng Việt Nam”.
Vì vậy, nhằm để nhấn mạnh tầm quan trọng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam cũng như là vai trò của Đảng trong thời kỳ quá độ ấy, nhóm đã lựa chọn đề
tài: “Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và nhận thức của Đảng cộng sản
Việt Nam về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của đất nước”.
1|Page
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.1. ĐẶC ĐIỂM QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Với sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cùng với những đặc điểm tình hình thực
tế ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “con đường cách mạng Việt Nam
là tiến hành giải phóng dân tộc, hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
tiến dần lên chủ nghĩa xã hội”. Qua lời khẳng định của người, chúng ta có thể hiểu
quan niệm của ơng cũng như của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp, Việt Nam quá
độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Để thực hiện được điều đó,
chúng ta ln có những thuận lợi và khó khăn, những yếu tố này luôn đi liền với nhau,
cụ thể được biểu hiện qua:
Việt Nam xuất phát từ một xã hội là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản
xuất rất thấp. Do trải qua giai đoạn hàng ngàn năm bị chiến tranh đô hộ của các chế độ
thực dân, phong kiến áp đặt nên tàn dư sau đó là điều không thể tránh khỏi. Hơn thế
nữa, các thế lực thù địch vẫn không ngừng phá hoại, xuyên tạc, chống phá chế độ xã
hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Cuộc cách mạng khoa học – cơng nghệ hiện đại với quy mơ tồn cầu, thu hút
một cách mạnh mẽ đối với tất cả các nước. Điều đó làm cho nền sản xuất vật chất và
đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa chịu ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực
đến sự phát triển của các quốc gia, các dân tộc. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ và
cũng đặt ra thử thách khơng nhỏ cho Việt Nam khi phải hịa mình vào xu thế nhưng
khơng được phép hịa tan mất đi bản sắc đặc trưng của dân tộc, đất nước.
Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội. Các quốc gia với các chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại.
Trong môi trường tập thể ấy, các quốc gia phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa phải
cạnh tranh gay gắt để bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh ấy dù gặp
vơ vàng khó khăn, thách thức, nhưng kết quả cuối cùng theo sự tiến hóa của lịch sử,
2|Page
loài người nhất định phải tiến tới chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nhân dân Việt Nam phải
ln ln cứng rắn, kiên quyết với niềm tin con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam
đã chọn, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng không thông qua chế độ tư bản chủ
nghĩa.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà không thông qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự
lựa chọn duy nhất đúng, khoa học và phản ánh đúng với quy luật, đường lối phát triển
khách quan của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ hiện tại. Cương lĩnh năm 1930 của
Đảng đã chỉ rõ: “Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, sẽ tiến tới
chủ nghĩa xã hội. Đây là sự lựa chọn dứt khoát và đúng đắn của Đảng, đáp ứng
nguyện vọng thiết tha của dân tộc, nhân dân, phản ánh xu thế phát triển của thời đại,
phù hợp với quan điểm khoa học, cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin”.
Đó chính là tư tưởng mới, nhận thức mới, tư duy mới của Đảng ta về con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Tư tưởng này cần được hiểu đầy đủ
với những nội dung sau:
Thứ nhất, đây là con đường cách mạng tất yếu khách quan, con đường xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nó là con đường
đúng nhất, duy nhất mà Đảng và nhân dân ta sẽ luôn tin tưởng, kiên quyết, bất kể cho
các thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc, phá vỡ niềm tin mãnh liệt ấy.
Thứ hai, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam bỏ qua việc xác
lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa.
Điều này có nghĩa là trong thời kỳ này, xã hội còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên, sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thành phần
kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa giờ đây khơng cịn chiếm giữ vai trị chủ đạo trong xã
hội nữa. Tương tự, thời kỳ quá độ vẫn còn nhiều hình thức phân phối, ngồi phân phối
theo lao động (vẫn giữ vai trị chủ đạo) cịn có hình thức phân phối theo mức độ đóng
góp và quỹ phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó, tuy thời kỳ quá độ vẫn còn tồn tại quan hệ
bốc lột và bị bốc lột, nhưng quan hệ bốc lột tư bản chủ nghĩa giờ đây khơng cịn giữ
vai trị thống trị như trước nữa.
3|Page
Thứ ba là Việt Nam phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới chủ nghĩa tư bản. Đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ,
thành tựu về quản lý để phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội, đặc biệt là phát
triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại, nâng cao năng suất lao
động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn
không được lơ là, phải tiếp thu một cách có chọn lọc, tránh để sai sót, ảnh hưởng đến
niềm tin của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Cuối cùng là Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa là tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Nó là một sự
nghiệp rất khó khăn, phức tạp, lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức
kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, nó địi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và khát vọng
lớn của tồn Đảng, tồn dân thì mới có thể thực hiện được. Chúng ta phải đồng lịng,
tin tưởng vào đường lối sáng suốt, chính sách lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
để có thể bước qua được thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội một cách viên mãn, thành
công.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, Việt Nam xuất phát điểm đi lên chủ nghĩa xã hội từ một
nước thuộc địa nửa phong kiến, nền kinh tế còn hết sức lạc hậu, vẫn là nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu cho nên tất yếu thời kỳ quá độ sẽ phải kéo dài hơn, khó khăn hơn,
phức tạp hơn. Đảng và nhà nước ta phải làm những nhiệm vụ mà đáng lẽ ra những
nhiệm vụ đó phải thuộc về các giai cấp tầng lớp trước thuộc chủ nghĩa tư bản nên thời
kỳ quá độ của chúng ta khơng thể nóng vội, chủ quan để có ngay chủ nghĩa xã hội mà
phải thực hiện từng bước, hoàn thành từng nhiệm vụ trong tổng thể thì mới có thể đạt
tới mục đích cuối cùng, đó là thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa.
1.2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.2.1. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và lý tưởng của toàn Đảng và toàn dân ta. Từ khi ra đời,
Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân
4|Page
đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, dựng nên nhà nước dân chủ cộng hịa,
tiến hành cơng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện lý tưởng cao đẹp của
toàn Đảng, toàn dân: xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh.
Và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội được thể hiện rõ nét lần đầu tiên tại
Đại hội Đảng lần thứ VII (26/07/1991)1, đã xác định mơ hình chủ nghĩa xã hội ở nước
ta với sáu đặc trưng cơ bản sau:
-
Do nhân dân lao động làm chủ
-
Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
-
Có nền văn hóa tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc
-
Con người được giải phóng khỏi những áp bức, bóc lột, bất cơng, làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện
phát triển tồn diện cá nhân
-
Các dân tộc trong nước bình đẳng, đồn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
-
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới
-
Song đến Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), trên cơ sở tổng kết 20 năm đổi mới,
nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ngày càng vững vàng và đã có bước phát triển mới. Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã bổ sung và phát
triển thành tám đặc trưng2 , đó là:
+ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh
+ Do nhân dân làm chủ
+ Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
+ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
tồn diện.
+ Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển.
1
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VI, Nxb: CTQG, HN
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI, Nxb: CTQG, HN, 2011, tr68
5|Page
+ Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân do đảng cộng sản lãnh đạo.
+ Có mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
1.2.2. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng đã nêu ra 8 phương hướng3
cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta như sau:
“Một là đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài ngun, mơi trường”. Do nước ta có xuất phát điểm đi lên
con đường chủ nghĩa xã hội là rất thấp, đó là vừa đi lên từ nền nơng nghiệp lạc hậu
vừa bỏ qua tư bản chủ nghĩa nên ta chưa có nền cơng nghiệp hiện đại. Vì lẽ đó nên
trong thời kỳ quá độ này chúng ta phải thực hiện phương hướng cơng nghiệp hóa và
phải kèm theo đó là hiện đại hóa, cụ thể là cơng nghiệp hóa nơng nghiệp và hiện đại
hóa nơng nghiệp nơng thơn, bởi nếu chỉ có cơng nghiệp hóa truyền thống thì mãi mãi
chúng ta sẽ có khoảng cách so với các nước tư bản và các nước phát triển ngày càng xa
hơn. Và phải phát triển thêm nền kinh tế tri thức, trước đây sau khi phân tích hiện tồn
và nhìn thấy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong chủ nghĩa tư bản, Mác đã dự báo
rằng: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã
chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất trực tiếp” 4, thực vậy ngày
này ta thấy hầu hết tất cả sản phẩm được tao ra có đóng góp từ yếu tố nguyên liệu và
cơ bắp là rất thấp, chủ yếu đó là hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm. Nhưng
đồng thời không được quên bảo vệ tài nguyên và môi trường, đây là một mâu thuẫn
cần giải quyết, nhiều nhà đầu tư trong nước chạy theo lợi nhuận mà sẵn sàng hi sinh
môi trường như sự kiện “Vedan giết sông Thị Vải – Đồng Nai năm 2006” nên chúng
ta phải sử dụng tài nguyên hiện nay sao cho không ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.
“Hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mục đích
của việc phát triển nền kinh tế thị trường là để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
3
4
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI, Nxb: CTQG,HN, 2011, tr70
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Tồn tập, Nxb: Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 46, phần II, tr. 372 – 373
6|Page
của người dân và phải định hướng theo xã hội chủ nghĩa là vì lợi ích của nhân dân và
xuất phát từ lợi ích nhân dân.
“Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”. Tiếp tục
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phải xây dựng con người,
con người ở đây là chỉ con người mới xã hội chủ nghĩa, như chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có
tư tưởng xã hội chủ nghĩa”5, con người này phải có trình độ, có tác phong cơng
nghiệp, phải có bản lĩnh chính trị và hiểu được mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, kèm theo là phải nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội.
“Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an tồn
xã hội”. Nhìn lại lịch sử của dân tộc Việt Nam, đó là lịch sử đi cùng với việc dựng
nước và giữ nước, đấu tranh chống thù trong, giặc ngồi, ngày nay cũng vậy trong
nước có các thế lực phiến loạn, “dân chủ cuội” sẵn sàng xuyên tạc, chống phá chủ
nghĩa xã hội, và đặc biệt chiến lược mà chúng đã và đang sử dụng là một chiến lược
rất thành công trong việc lật đổ các nước Liên Xơ và Đơng Âu đó là chiến lược “diễn
biến hịa bình – bạo loạn lật đổ” trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn
hóa tư tưởng, chẳng hạn như sự kiện “Tây Nguyên 2001-2004”. Do đó phải bảo đảm
vững chắc quốc phịng và an ninh, muốn làm được điều ấy thì trước hết phải xây dựng
trên một cơ sở kinh tế vững mạnh, thu nhập bình quân đầu người của nước ta phải cao
thì ta mới có thể chi ra cho quốc phịng, an ninh để mua hoặc sản xuất các loại vũ khí
để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.
“Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Đường lối đối ngoại
của ta phải là độc lập, tự chủ, độc lập ở đây là độc lập thực sự, trải qua mồ hơi, xương
máu mới có được nên ta phải tự chủ không bị sự can thiệp, áp đặt của các thế lực từ
bên ngồi, phải hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Đồng thời phải chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế do xu thế hội nhập quốc tế hiện nay là điều tất yếu, một quốc
5
Báo quân khu 7, Nxb: Báo quân khu 7, 2020
7|Page
gia nào trong điều kiện hiện nay quay lưng lại với hội nhập quốc tế thì quốc gia đó
chắc chắn không phát triển và tiến bộ được và nước ta muốn tích cực hội nhập thì phải
dựa trên nội lực của mình đó là tài ngun thiên nhiên và nguồn lực con người dồi dào,
ở Việt Nam hiện nay giá lao động đang rẻ, đặc biệt là trong thời kỳ dân số vàng hiện
nay,…
“Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn
dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất”. Phương hướng này
nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động sức lực, trí tuệ của nhân dân
trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
“Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân”. Nhân dân sẽ được thực hiện quyền của mình trực tiếp nhất
thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước này phải là nhà nước của dân, do
dân và vì dân.
“Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”. Vì Đảng giữ vai trị lãnh
đạo, lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương nên đảng phải thực sự trong sạch và vững
mạnh.
Những phương hướng trên vừa là kết quả tổng kết thực tiễn vừa là kết quả nghiên cứu
lý luận, học hỏi kinh nghiệm quốc tế của Đảng và nhà nước ta. Và trong quá trình thực
hiện tám phương hướng cơ bản kể trên thì trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta còn yêu
cầu phải đặc biệt chú trọng và giải quyết thêm “tám mối quan hệ lớn”6. Song sau 30
năm tổng kết và đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều
mặt: kinh tế, xã hội, phúc lợi, an ninh trật tự,… và tại Đại hội Đảng lần XII (2016) từ
bài học kinh nghiệm 30 năm đổi mới, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu
tinh hoa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam, Đảng một
6
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb: CTQG,HN, 2011, tr 72-73
8|Page
lần nữa quán triệt và đặt mục tiêu thực hiện tốt “12 nhiệm vụ”7 cơ bản và “9 mối quan
hệ lớn”8
7
8
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XII, Nxb: CTQG,HN, 2016, tr77-80
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XII, Nxb: CTQG,HN, 2016, tr80
9|Page
CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC
2.1. TÍNH TẤT YẾU CỦA THỜI KÌ Q ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM
Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định, sau khi hoàn thành về cơ
bản những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước ta chuyển
sang thực hiện những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH, không qua chế độ tư
bản chủ nghĩa (TBCN). Nhưng thực tế, cho đến nay vẫn cịn khơng ít người hồi nghi
về tính tất yếu của bước q độ này, thậm chí có ý kiến cho rằng, khơng cần sử dụng
phạm trù thời kỳ quá độ hoặc nên lựa chọn một con đường khác. Bởi vậy, làm rõ tính
tất yếu khách quan và nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH không qua chế độ
TBCN ở nước ta vẫn là một vấn đề lý luận và thời sự cấp bách trong hồn cảnh hiện
nay.
Khi phân tích những mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản và những đặc trưng của xã
hội cộng sản, Các Mác đã chỉ ra rằng, từ xã hội TBCN lên xã hội cộng sản chủ nghĩa
(CSCN) là cả một thời kỳ lịch sử lâu dài, từ khi giai cấp công nhân giành được chính
quyền đến khi xây dựng thành cơng CSCN. Trong quan niệm đó, thời kỳ quá độ được
coi là một quá trình cải biên từ xã hội TBCN lên xã hội CSCN. Trên cơ sở thực tiễn
của Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga và thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH ở
Liên Xô, Lê Nin đã phát triển nhiều luận điểm mới cho rằng, từ CNTB lên CNXH có
một thời kỳ lịch sử đặc biệt, đó là thời kỳ quá độ lên CNXH. Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ
sung thêm, các nước thuộc địa, nô lệ, tiền TBCN đặt trong chủ nghĩa Mác-Lênin có
thể q độ lên CNXH. Vì vậy, con đường quá độ từ CNTB lên CNXH và CNCS là
một tất yếu khách quan, không thể đảo ngược được.
Nước ta đi lên CNXH là một tất yếu khách quan theo đúng quy luật tiến hóa của lịch
sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có
con đường nào khác là con đường cách mạng vơ sản. Chỉ có CNXH, CNCS mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới. Thời kỳ quá độ là
một thời kỳ lịch sử, thời kỳ chuyển biến cách mạng mà bất cứ quốc gia nào đi lên
10 | P a g e
CNXH cũng đều phải trải qua. Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một
tất yếu lịch sử. Bởi vì, thời đại chúng ta đang sống là thời kỳ quá độ từ CNTB lên
CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
Thực tiễn lịch sử đã khẳng định, CNTB là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm
hay muộn cũng phải được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội CSCN mà giai đoạn
đầu là giai đoạn XHCN. Đảng ta ngay từ khi mới ra đời, trong cương lĩnh (năm 1930)
đã khẳng định mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của nước ta là độc lập dân tộc và CNXH.
Đây là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc, lại phù hợp với xu thế của thời đại. Điều
đó cũng đã thể hiện sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là một tất
yếu lịch sử.
Tuy nhiên, thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta sẽ lâu dài và gian khổ. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói: “Một chế độ này biến đổi thành một chế độ khác là cả một cuộc đấu
tranh gay go, kịch liệt và lâu dài giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới, giữa
cái thoái bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang suy tàn và cái đang phát triển. Kết quả là
cái mới, cái tiến bộ nhất định thắng”. Nước ta là một nước nông nghiệp, công cuộc
thay đổi xã hội cũ thành xã hội mới sẽ gian nan và phức tạp hơn đánh giặc, vì phải đấu
tranh với kẻ địch nguy hiểm khác đó là nghèo nàn, đói khổ và lạc hậu.
Chúng ta phải xây dựng một xã hội hồn tồn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử
nước ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành
kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải cải biến quan hệ sản xuất cũ, xóa
bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới. Đó là cuộc cách mạng vĩ đại, vẻ
vang nhất trong lịch sử loài người, nhưng đồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay
go, phức tạp và đầy khó khăn. Trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay, nước ta ln có
những khả năng và tiền đề để q độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ngay cả trong
điều kiện khơng cịn hệ thống XHCN thế giới.
CNTB có vai trò lịch sử là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xã hội hóa lao động
dựa trên nền tảng chế độ tư hữu TBCN. Quá trình này diễn ra một cách tự phát, tuần
tự, kéo dài hàng thế kỷ. Ngày nay, trong những điều kiện lịch sử mới, chúng ta có thể
đi con đường phát triển rút ngắn, phát triển theo định hướng XHCN. Sự rút ngắn này
11 | P a g e
chỉ có thể thực hiện thành cơng với điều kiện chính quyền thuộc về Nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức đầy đủ sự rút ngắn ở đây không phải là cơng việc
có thể làm nhanh chóng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tiến lên CNXH, khơng thể
một sớm một chiều. Đó là cả một cơng tác tổ chức và giáo dục; CNXH không thể làm
mau được mà phải làm dần dần”. Do đó, chúng ta khơng thể nóng vội tiến ngay lên
CNXH mà cịn phải duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong
một thời gian tương đối dài.
Nhận thức đúng nội dung của sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN có ý nghĩa
thực tiễn quan trọng, giúp chúng ta khắc phục được những quan niệm đơn giản, duy ý
chí về thời kỳ quá độ lên CNXH từ một nước đang phát triển. Đồng thời, chúng ta
không ngừng tiếp thu có chọn lọc, tận dụng phù hợp với giá trị của nền văn minh nhân
loại để hiện thực hóa con đường cách mạng mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân
dân ta đã lựa chọn.
2.2. NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ THỜI KÌ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2.2.1. Thành tựu đạt được
2.2.1.1. Về chính trị
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh
đạo, điều hành của Đảng
Đảng ta đã xác định rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất của Đảng theo Cương lĩnh
xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và nhiều
văn kiện của Đảng sau đó. Khẳng định rõ hơn, quyết liệt hơn, Đảng ta là
“đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của
nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam” 9. Cơ sở tư tưởng, kim chỉ nam
xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng được khẳng định đầy đủ trong Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin làm hệ tư tưởng. Hồ Chí Minh làm cơ sở tư tưởng và phương châm
9
Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng, Nxb: CTQG, H. 2011, tr. 4
12 | P a g e
hành động”, dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Công tác cán bộ của
Đảng bộ tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện cụ thể, toàn diện và đồng bộ. Bộ
máy Đảng trở nên cơ động, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cơng tác phịng,
chống sự suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một số cán
bộ, đảng viên đã có kết quả ngay từ đầu. Phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với hệ thống chính trị tiếp tục được cập nhật: vai trò, quyền hạn và trách
nhiệm của Đảng trong việc lãnh đạo hệ thống chính trị được xác định rõ
hơn, sâu sắc hơn. Dân chủ trong Đảng ngày càng tiến bộ và Đảng ngày càng
khẳng định khả năng hoạch định đường lối, chỉ đạo chính trị, tư duy chiến
lược và tổ chức thực hiện các sáng kiến, chủ trương đó trong suốt q trình
cách mạng Việt Nam. Nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng.
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Quốc hội đã có những bước đổi mới quan trọng, từ bầu cử đại biểu đến đổi
mới tổ chức bộ máy và chế độ làm việc, tăng cường bộ phận chuyên trách.
Phương thức bầu cử đại biểu Quốc hội đã được cập nhật, phù hợp với yêu
cầu dân chủ và pháp quyền. Nhiều quy định mới, cách làm mới như cho
phép tự do ứng cử, tăng số lượng đại biểu chuyên trách, quan tâm đến tiêu
chuẩn đại biểu nhằm cải thiện công việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quốc hội và các Ủy ban đã cải tiến nội dung, phương thức làm việc; bảo vệ
nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và cơ chế
làm việc của các thiết chế của bộ máy nhà nước từng bước được cập nhật,
hoàn thiện và hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Quốc hội hoạt động thường
xuyên hơn và ngày càng trở nên dân chủ hơn. Việc giám sát, thảo luận và ra
quyết định đối với các vấn đề quốc gia quan trọng quốc gia đã trở nên chất
lượng và thực tiễn hơn.
Quốc hội đã làm tốt hơn công việc đưa ra quyết định. Chỉ thống kê số lượng
các luật, quy định được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua từ
năm 1986 đến năm 2016. Nó đã tăng gần gấp 8 lần so với luật và quy định
được ban hành trong 41 năm trước (483/63); trong 4 năm 2016 - 2020, Quốc
13 | P a g e
hội đã ban hành 65 luật và 99 nghị định, trong đó có nhiều đạo luật quan
trọng nhằm thể hiện và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về
quyền con người, quyền cơ bản và nghĩa vụ của xã hội, hoàn thiện tổ chức
bộ máy nhà nước phù hợp với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Đồng thời, có một số luật mới lần đầu tiên được Quốc hội
ban hành như luật An ninh mạng, luật Quản lý Ngoại thương, luật Phịng
chống tác hại của rượu bia, v.v.
Chính phủ cũng đã có những thay đổi đáng kể về cơ cấu tổ chức và phương
thức hoạt động. Nguyên tắc pháp quyền trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước được chấp hành tốt hơn. Hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước
được nâng lên, các nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực
nhà nước từng bước được thực hiện. Quyền lực trong tổ chức và hoạt động
của các cơ quan nhà nước đã có những cơ chế kiểm sốt và đạt được một số
thành cơng nhất định. Các thủ tục của chính phủ dựa trên sự đổi mới quan
trọng, chủ yếu quản lý ở tầm vĩ mô thông qua chính sách, kế hoạch, pháp
luật. Thực hiện một bước trong quản lý bền vững, với nhiều cải cách hành
chính, loại bỏ nhiều thủ tục, văn bản nhũng nhiễu, gây phiền hà. Công tác
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phịng, chống tham nhũng,
lãng phí được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả; trong đó đã tập trung chỉ đạo,
xử lý nghiêm và công khai kết quả xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, góp
phần củng cố niềm tin trong nhân dân. Thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đang dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại,
đồng bộ và hội nhập.
Hệ thống tư pháp đã được cải thiện phù hợp với nhu cầu dân chủ và pháp
quyền. Chức năng, nhiệm vụ và phương thức làm việc của các cơ quan tư
pháp ngày càng được xác định rõ ràng hơn. Tổ chức bộ máy Tịa án nhân
dân tối cao và cấp tỉnh có một số thay đổi; thành lập các toà án chuyên trách
mới (như toà thương mại, toà lao động, toà hành chính). Cơ cấu tổ chức của
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã được điều chỉnh để tập trung vào việc
thực hiện các chức năng hành chính và thực thi pháp luật, giám sát và xử lý
14 | P a g e
các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và các trường hợp phá sản của
doanh nghiệp. Trong tố tụng, có một quy trình khoa học hơn, nâng cao hiệu
quả tranh tụng và chú trọng vai trò của luật sư. Quyền hạn của Tòa án cấp
huyện được tăng lên cùng với việc nâng cao chất lượng giải quyết tố tụng,
phát huy vai trị của luật sư trong q trình giải quyết bước đầu được thực
hiện có hiệu quả. Việc thực hiện các thủ tục tố tụng được cải tiến để hạn chế
tình trạng điều tra, truy tố, xét xử oan, bỏ lọt tội phạm. Chất lượng điều tra,
truy tố, xét xử và các biện pháp thi hành án sẽ được nâng cao.
2.2.1.2. Về kinh tế
Chuyển nền kinh tế từ thế bị bao vây, cấm vận, khép kín sang nền kinh tế
mở và hội nhập quốc tế
Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng xác định phải đổi mới tư duy, trước hết
là tư duy kinh tế.
Đảng ta đã quyết định từ bỏ mơ hình tập trung bao cấp, tiến tới phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với tư cách là mơ hình
kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và phân phối. Từng bước
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm
là việc tạo lập mơi trường cạnh tranh, bình đẳng, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mơ, giải
phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và mở cửa nền kinh tế, chủ động hội
nhập quốc tế. Chính những sự thay đổi ấy đã đem lại những bước chuyển
mình của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến tháng 7 năm 2000, Việt Nam đã
ký hiệp định thương mại với 61 nước trong đó có Hoa Kỳ, nâng tổng số
nước có quan hệ ngoại thương với nước ta từ 50 nước năm 1990 lên 170
nước năm 2000. Đến đầu năm 2020, Việt Nam đã gia nhập 16 hiệp định
thương mại tự do (FTA),có quan hệ thương mại với 224 đối tác, trong đó
hơn 70 quốc gia là thị trường xuất khẩu của chúng ta; có quan hệ với hơn
500 tổ chức quốc tế; 71 quốc gia công nhận quy chế kinh tế thị trường của
15 | P a g e
Việt Nam; các đối tác hợp tác trong nước và địa phương và các cơng ty
nước ngồi ký 420 thỏa thuận quốc tế, tăng 20,3% so với 2014-2016.
Nền kinh tế thốt khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng, kém phát triển, trở
thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, một nền kinh tế triển
vọng của Châu Á
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới đất nước năm 1986, bước đầu đã đạt
được những kết quả rất quan trọng. Đến năm 1995, hầu hết các mục tiêu chủ
yếu của “Kế hoạch 5 năm” (1991-1995) đã được hoàn thành, sự nghiệp đổi
mới đã giải phóng đất nước khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tạo ra
những tiền đề cần thiết trong thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hố. Sau 10 năm đổi mới (1996) đất nước đã thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế- xã hội và sau 25 năm đổi mới (năm 2010) đất nước đã ra khỏi
tình trạng nước nghèo kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập
trung bình.
Từ năm 2006 đến năm 2010, nền kinh tế nước ta đã vượt qua mn vàn khó
khăn, thử thách. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tốc độ tăng trưởng được duy
trì ở mức khá, tiềm lực và quy mơ kinh tế phát triển nhanh, nước ta đã thốt
khỏi tình trạng kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm
đạt 7%. Giai đoạn 2011-2020, kinh tế vĩ mơ tiếp tục ổn định, lạm phát được
kiểm sốt và duy trì ở mức thấp tạo mơi trường và động lực hiệu quả phát
triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt khi đại dịch COVID 19 xuất hiện và làm
“chao đảo” nển kinh tế trên toàn cầu, Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh
tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, nhưng cũng thể hiện sức
chống chịu đáng kể, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại lễ kỷ
niệm 75 năm thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 31/12/2020, năm 2020,
quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD, đứng trong tốp 40
nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư ASEAN, GDP bình quân đầu
người đạt 3.521 USD đứng thứ 6 ASEAN. Bất chấp đại dịch Covid-19, nền
kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng đầy bản lĩnh. Tạp chí The Economist
(Anh) tháng 8/2020 đã xếp Việt Nam trong tốp 16 nền kinh tế mới nổi thành
16 | P a g e
công nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2019,
với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8%/năm giai đoạn 2016 - 2019, Việt
Nam nằm trong tốp 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế từng bước được đẩy mạnh
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định: “Cơng
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ q độ ở
nước ta”10. 20 năm đầu, cơng nghiệp hóa diễn ra trong điều kiện có chiến
tranh. Những năm sau, vấn đề cơng nghiệp hóa vẫn trì trệ do khủng hoảng
kinh tế - xã hội. Chỉ đến khi tư duy kinh tế được đổi mới và nhất là từ Đại
hội Đảng lần VIII (1996), cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của
nước ta mới được xác định một cách đầy đủ, với mục tiêu: “Tiếp tục sự
nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa
xã hội”. Trong 35 năm đổi mới, đặc biệt sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh
2011, nhận thức của Đảng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có
những bước phát triển mới về cả nội dung và phương thức thực hiện.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã tích cực thể chế hóa đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
bước đầu tạo mơi trường pháp lý bình đẳng và minh bạch cho các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh, phát triển, khơi thông các
nguồn lực trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu kinh tế
bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại Từ năm 2011- 2020, tỷ trọng khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm từ 18,9% năm 2010
xuống 13,1% năm 2020; các khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng
tương ứng từ 81,1% lên 86,9%. Trình độ cơng nghệ sản xuất cơng nghiệp
phát triển mạnh mẽ. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn
có tiến bộ. Cơ khí hóa, điện tử hóa, thủy lợi hóa, sinh học hóa,… được chú
trọng gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Tốc độ
triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ được cải thiện,
nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến, quy trình quản lý
10
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, tập 1, trang 65
17 | P a g e
công nghiệp hiện đại được áp dụng. Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng
khá cao, thị trường được mở rộng. Một số ngành dịch vụ mới, chủ lực có giá
trị gia tăng cao như khoa học - cơng nghệ, thiết kế cơng nghiệp, nghiên cứu
thị trường, tài chính, ngân hàng, viễn thơng,... đã hình thành và từng bước
phát triển. Việc phát triển và ứng dụng khoa học - cơng nghệ, đặc biệt là
cơng nghệ cao có tiến bộ, tạo những tiền đề để bước đầu chuyển sang xây
dựng nền kinh tế tri thức.
2.2.1.3. Về văn hóa, con người và xã hội
Văn hóa phát triển đa dạng, phong phú, đại chúng trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội ;công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc đạt
nhiều kết quả; di sản văn hóa đang trở thành tài nguyên độc đáo của du lịch
Việt Nam
Nhận thức của Đảng và Nhà nước, của nhân dân về vai trị của văn hóa
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng đầy đủ và nâng cao. Trong
đường lối đổi mới xây dựng, phát triển đất nước, Đảng xác định ba trụ cột
quan trọng nhất, trong đó, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế xã hội là trung tâm và xây dựng văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã
hội. Trên cơ sở ấy, Cương lĩnh năm 2011 nhấn mạnh tầm quan trọng của
văn hóa với vai trị khơng chỉ là “nền tảng tinh thần vững chắc” của xã hội,
mà còn là “sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển” nhằm phát huy,
hình thành các nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam.
Sản phẩm văn hóa tăng đáng kể về số lượng, chất lượng. Văn học, nghệ
thuật đã tạo ra nhiều tác phẩm phản ánh mọi lĩnh vực đời sống, nỗ lực đổi
mới tư duy sáng tạo, tìm tịi phương thức thể hiện mới để nâng cao năng lực
khám phá cuộc sống. Ngành nghệ thuật biểu diễn có sự phát triển phong phú
và đa dạng. Nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật đã có bước phát triển năng
động, thích nghi với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Sức sáng tạo
của nhân dân được phát huy trong các hoạt động sáng tác, biểu diễn, truyền
bá văn hóa, văn học, nghệ thuật,.... Nhiều giá trị văn hóa Việt Nam, được
18 | P a g e
thế giới công nhận, đánh giá cao và trở thành một phần trong kho tàng văn
hóa nhân loại. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú.
Hội nhập quốc tế về văn hóa bước đầu có những thành tựu. Nhiều giá trị văn
hóa, sáng tạo văn hóa mới của nhân loại được tiếp thu và đại chúng hóa, góp
phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
Cùng với giao lưu văn hóa quốc tế được mở rộng thì di sản văn hóa được
coi trọng, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc được đề cao, bản sắc dân
tộc được giữ gìn và phát huy. Các sự kiện văn hóa thường niên được chú
trọng thực hiện nhằm tôn vinh và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc.
Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước cũng đã có những chính sách nhằm bảo
tồn văn hóa dân tộc, từ Trung ương đến địa phương như bảo tồn các buôn
làng truyền thống, bảo tồn dân ca dân vũ, sưu tầm, phục hồi, phát triển một
số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền, phục dựng một
số lễ hội truyền thống... Đã có nhiều thành tích trong cơng tác sưu tầm, bảo
tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ và sáng tạo đa văn hóa của nhân dân. Nhờ chủ trương, chính
sách đúng đắn, hàng nghìn di tích văn hóa đã được cơng nhận ở cấp quốc
gia và quốc tế. Trên thực tế, nó đã trở thành di sản chung của văn hóa nhân
loại. Phong tục, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được chú
trọng, đầu tư phát triển, đóng góp quý báu vào sự nghiệp bảo vệ, khẳng định
giá trị và bản sắc của văn hóa Việt Nam. Đời sống văn hóa tinh thần, quyền
tự do tín ngưỡng của nhân dân cũng được khơi phục và tôn trọng. Các hoạt
động giao lưu, hợp tác văn hóa quốc tế với khu vực và thế giới tiếp tục được
mở rộng, từng bước phát triển đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, giúp
giới thiệu, quảng bá, tơn vinh văn hóa Việt Nam đơng thời tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại.
Năm 2013, cả nước có trên 40.000 di tích được kiểm kê, trong đó có trên
36.000 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh và trên 3.000 di tích được xếp
hạng di tích cấp quốc gia, có trên 20 di tích được xếp hạng là di tích quốc
gia đặc biệt. Cuối năm 2014, Việt Nam có 8 di sản văn hóa vật thể, 9 di sản
19 | P a g e
văn hóa phi vật thể, 4 di sản tư liệu được vinh danh di sản thế giới. Đến năm
2020, cả nước có 28 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO
ghi danh; 301 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 191 hiện vật và nhóm
hiện vật được cơng nhận là bảo vật quốc gia; 3.498 di tích quốc gia; 122 di
tích quốc gia đặc biệt; 168 bảo tàng, thường xuyên lưu giữ và trưng bày
khoảng 3 triệu tài liệu, hiện vật.
Với những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng, Việt Nam đã trở thành
điểm đến hấp dẫn trên thế giới, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tơn
vinh bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới. Năm 2019,
Du lịch Việt Nam vinh dự nhận hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ
chức quốc tế uy tín trên tồn cầu. Nổi bật nhất là các giải thưởng do World
Travel Awards trao tặng như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới; Điểm đến
văn hóa hàng đầu châu Á; Điểm đến hàng đầu châu Á,...
Đời sống nhân dân được cải thiện, không ngừng nâng cao
Việt Nam đã rất quan tâm thực hiện các chính sác xã hội vì hạnh phúc của
con người, coi đây là thể hiện tính ưu việt, bản chất của chế độ xã hội chủ
nghĩa và cũng là khắc phục mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường. Chính
sách xã hội bảo đảm và không ngững nâng cao đời sống vật chất của mọi
thành viên xã hội về ăn, ở, đi lại, lao động, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và
nâng cao thể chất. Mỗi năm tạo bình quân 1,5 đến 1,6 triệu việc làm mới,
giảm tỷ lệ thất nghiệp. Cùng với việc đầu tư cho lao động qua đào tạo được
triển khai mạnh mẽ, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, Năm
2002, số người được dạy nghề là 1 triệu người, đến năm 2004 là gần 1,2
triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cải thiện đáng kể từ 40% năm
2010 lên 65% năm 2020.
Trong những năm đổi mới, chính sách nhất quán cuả Đảng và Nhà nước là
giảm nghèo bền vững đi đôi với khuyến khích làm giàu hợp pháp, chính
đáng; chú trọng các chính sách giảm nghèo đối với các huyện nghèo, ưu tiên
người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ đói, nghèo đã giảm liên
tục từ 30% năm 1992 xuống còn 8,3% năm 2004. Đến năm 2000, cơ bản
20 | P a g e
xóa xong tình trạng đói kinh niên. Giai đoạn 2010 - 2020, tỉ lệ hộ nghèo
giảm nhanh, từ 14,2% năm 2010 xuống còn 7% năm 2015 (theo chuẩn
nghèo giai đoạn 2011 - 2015) và giảm từ 9,2% năm 2016 xuống dưới 3%
năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều).
Đảng ta đã quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ,
coi phát triển giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách
hàng đầu. Tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo thực
hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo ở các cấp học và ngành học. Mở rộng giáo dục mầm non 5 tuổi. Thực
hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Phát triển mạnh dạy nghề
và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng giáo dục đại
học.
Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, hệ thống cơ sở y tế
được hình thành rộng khắp trong cả nước; số bác sĩ, số giường bệnh trên
một vạn dân tăng nhanh. Hệ thống dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao
chất lượng. Cơng tác y tế có sự đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình
thức tổ chức khám, chữa bệnh cho người dân; từng bước thực hiện công
bằng trong khám, chữa bệnh cho người dân. Các chương trình dân số, kế
hoạch hóa gia đình, giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được triển khai tích
cực. Mức hưởng thụ dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên, đặc biệt với trẻ em,
người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Chất lượng dân số từng bước được
cải thiện, tuổi thọ trung bình tăng, đến năm 2020 ước đạt 73,7 tuổi. Chất
lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng cao; từng bước giải quyết tình
trạng quá tải bệnh viện tuyến trên. Cơng tác dự phịng, phát hiện sớm, quản
lý các bệnh không lây nhiễm được chú trọng; năng lực giám sát, dự báo,
phát hiện và khống chế dịch bệnh được nâng lên. Tỷ lệ người dân tham gia
bảo hiểm y tế tăng nhanh, từ 60,9% dân số năm 2010 lên 90,7% vào năm
2020.
21 | P a g e
2.2.1.4. Về đối ngoại và hội nhập kinh tế
Công tác đối ngoại đã góp phần duy trì, củng cố mơi trường hịa bình ổn
định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa
Đại hội VII của Đảng đã đề ra đường lối đối ngoại “đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ quốc tế” với tinh thần “Việt Nam muốn là bạn với tất
cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và
phát triển”11. Đại hội IX đề ra tiếp tục “thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”12.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó
có 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ 7 nước G7
và 17/20 nước thành viên G20. Thiết lập và nâng cấp nhiều mối quan hệ lên
đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện. Chỉ riêng trong 5 năm, Việt
Nam đã thiết lập đối tác chiến lược với 3 nước, nâng đối tác chiến lược lên
đối tác toàn diện với 1 nước, thiết lập đối tác toàn diện với 5 nước, nâng
tổng số quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện lên 30 nước. Số lượng
các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cũng tăng lên với 65 đại sứ
quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức
quốc tế, 1 văn phịng kinh tế văn hóa. Mặc dù có nhiều diễn biến phức tạp
trên Biển Đông nhưng chúng ta đã khéo léo, kiên trì, kiên quyết đấu tranh
bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp, được cộng đồng quốc tế đánh giá
cao, vừa bảo vệ được độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, vừa giữ vững
được mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển đất nước. Việt Nam cùng
ASEAN và Trung Quốc tích cực tham gia đàm phán về COC, đẩy mạnh trao
đổi về phân định vùng đặc quyền kinh tế với Inđơnêxia, tiếp tục duy trì các
cơ chế đàm phán với Trung Quốc ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích
cực nghiên cứu các khả năng hợp tác cùng phát triển. Công tác đối ngoại đã
11
12
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, Sđd, t.51, tr.49
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, Sđd, t.60, tr.146
22 | P a g e