Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tình huống cụ thể chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài theo tư pháp quốc tế. Anhchị hãy bình luận về thẩm quyền giải quyết và chọn luật áp dụng để giải quyết vụ việc trên khi có tài sản ở cả Séc và Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.6 KB, 16 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

____

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ

ĐỀ SỐ 14: A và B (công dân Việt Nam) kết hôn với nhau và có hai con là
C và D, có tài sản ở cả Séc và Việt Nam. Trong lần vợ chồng về đầu tư tại
Việt Nam, không may gặp tai nạn, A chết. Sau tang lễ, B khởi kiện ra tòa
án Việt Nam yêu cầu Tòa Án chia di sản thừa kế
Anh/chị hãy bình luận về thẩm quyền giải quyết và chọn luật áp dụng để
giải quyết vụ việc trên.

Sinh viên:
Mã sinh viên:
SBD:
Lớp:
1


MỤC LỤC

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt:

Từ gốc:



BLTTDS:

Bộ luật tố tụng dân sự

BLDS:

Bộ luật dân sự

HĐTTTP:

Hiệp định tương trợ tư pháp

TPQT:

Tư pháp quốc tế

HĐTTTPVPL:

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp


CHXHCN:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

3


ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc chia di sản thừa kế là một vấn đề được nhiều người quan tâm và
cũng là nguyên nhân khởi nguồn của nhiều vụ tranh chấp. Hiện nay, trong
điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi
phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là những quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngồi. Việc chia di sản thừa kế không chỉ giới hạn
trong phạm vi một quốc gia mà còn liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau,
mang tính phức tạp. Vậy nếu vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngồi liên quan
đến nhiều cá nhân mang quốc tịch khác nhau và di sản thừa kế liên quan đến
nhiều quốc gia khác nhau thì vấn đề đặt ra là tịa án nước nào sẽ có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đó và pháp luật quốc gia nào được áp dụng để
giải quyết? Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này em xin lựa chọn đề tài số 14
về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngồi. Do kiến thức và thời gian làm bài
cịn hạn chế, bài làm có thể có nhiều sai sót, em mong thầy cơ cho em xin ý
kiến, em xin chân thành cảm ơn!

4


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Khái quát chung thừa kế trong tư pháp quốc tế
1. Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế
Thừa kế trong TPQT là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi, được
điều chỉnh theo các ngun tắc và các quy phạm của TPQT
Trong quy định của pháp luật Việt Nam mà cụ thể là BLDS 2015 quy
định thừa kế có yếu tố nước ngồi có thể hiểu là quan hệ thừa kế có ít nhất
một trong các bên tham gia là người nước ngoài; đối tượng của quan hệ thừa
kế như tài sản, quyền tài sản, nghĩa vụ dân sự ở nước ngoài, hoặc sự kiện dẫn
đến phát sinh thừa kế xảy ra ở nước ngoài.
2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế tài sản theo các điều ước
quốc tế

Trong lĩnh vực thừa kế tài sản có yếu tố nước ngồi, đa số các nước có
cách giải quyết theo các dịng tư tưởng pháp lý cơ bản tương tự nhau. Theo
đó, khối tài sản thừa kế được chia thành động sản và bất động sản để từ đó có
giải pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp cho từng loại tài sản. Tuy vậy khi giải
quyết xung đột pháp luật trong từng nhóm vấn đề cụ thể, thì thực tiễn giải
quyết của các nước lại rất khác nhau. Do đó việc tham gia, ký kết các điều
5


ước đa phương và song phương về vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong
thừa kế ngày càng được ưa chuộng.
Đối với các điều ước đa phương, điểm đáng chú ý nhất trong các điều
ước quốc tế là hệ thống các công ước quốc tế được soạn thảo và thông qua
trong khuôn khổ Hội nghị La Haye về TPQT. Nhưng đến nay, Việt Nam chưa
tham gia nhiều các điều ước quốc tế nhiều bên và điều ước quốc tế khu vực
liên quan đến vấn đề thừa kế.
Đối với các điều ước song phương, vần đề thừa kế luôn được quan tâm
giải quyết trong nhiều hiệp định tương trợ tư pháp và hiệp định lãnh sự mà
Việt Nam là thành viên. Các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp
thường dành riêng một chương với các điều luật cụ thể để quy định vấn đề
xung đột pháp luật và xung đột quyền tài phán dân sự trong lĩnh vực thừa kế
của công dân các nước ký kết hiệp định.
Theo các HĐTTTP song phương mà mà Việt Nam ký kết với các nước,
vấn đề thừa kế tài sản theo pháp luật luốn được quan tâm và quy định khá rõ
ràng về thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp của nước kí kết nào. Theo
đó, pháp luật áp dụng để giải quyết thừa kế động sản là pháp luật của nước kí
kết mà người để lại động sản thừa kế là cơng dân vào thời điểm người đó chết
6



(Lex patriae/ Lex nationalis); Pháp luật áp dụng để giải quyết vần đề thừa kế
bất động sản là pháp luật nước kí kết nơi có bất động sản thừa kế (Lex rei
sitae).
Tiếp theo, Việc phân chia di sản là động sản hoặc bất động sản được
nhiều hiệp định song phương quy định rõ là phải tuân theo pháp luật của
nước kí kết nơi có di sản (Lex rei sitae).
Đối với vấn đề thừa kế theo di chúc thì cơng nhận thừa kế theo di chúc;
xung đột pháp luật trong lĩnh vực thừa kế theo di chúc được giải quyết thống
nhất theo các quy tắc xung đột pháp luật nhất định được các nước ký kết đưa
vào hiệp định cụ thể.
II. Giải quyết tình huống
1.Mơ tả tình huống
A và B (cơng dân Việt Nam) kết hơn với nhau và có hai con là C và D,
có tài sản ở cả Séc và Việt Nam. Trong lần vợ chồng về đầu tư tại Việt Nam,
không may gặp tai nạn, A chết. Sau tang lễ, B khởi kiện ra tòa án Việt Nam
yêu cầu Tòa Án chia di sản thừa kế.

7


2. Vấn đề pháp lý trong tình huống
Theo tình huống, A và B đều là công dân Việt nam đang cư trú ở nước
ngồi mà cụ thể là cộng hịa Séc (chưa nhập quốc tịch nước ngồi). Sự kiện
ơng A bị tai nạn và chết Tại Việt Nam đã làm phát sinh quan hệ thừa kế giữa
A, B, C và D. Sau khi A mất, B khởi kiện ra tòa án để chia thừa kế, vì di sản
thừa kế có cả ở Séc và Việt Nam nên đây là một vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi (cụ thể là thừa kế có yếu tố nước ngồi).
3. Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ vào hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự
giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHXHCN Tiệp Khắc ký (được Cộng

Hòa Séc kế thừa), Theo quy định về vấn đề kế thừa tại phần II, chương 4 điều
38 quy định:
“1. Trừ trường hợp nói ở khoản 2 Điều này, thẩm quyền giải quyết về thừa kế
động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người quá cố là cơng dân
khi chết.
2. Trong trường hợp tồn bộ động sản thừa kế của công dân nước ký kết này
lại để ở nước ký kết kia, thì cơ quan của nước ký kết kia có thể quyết định về

8


khối động sản ấy khi được một người thừa kế nào đó yêu cầu và với điều kiện
là tất cả những người thừa kế được biết khác đều thỏa thuận.
3. Thẩm quyền giải quyết về thừa kế bất động sản bao giờ cũng thuộc cơ
quan tư pháp của nước ký kết nơi có bất động sản.
4. Quy định ở các khoản 1 và 3 Điều này cũng áp dụng để giải quyết các vụ
kiện về thừa kế”
Do trong tình huống không nêu rõ di sản để lại là động sản hay bất
động sản nên em giả thuyết các trường hợp sau:
Trường hợp 1: di sản thừa kế là động sản
Trường hợp 2: di sản thừa kế là bất động sản
3.1. Trường hợp di sản thừa kế là động sản
Thứ nhất, Theo khoản 1 Điều 38 Chương 5 HĐTTTP, trong tình huống
đã cho, vì trước khi chết A là cơng dân Việt Nam do đó thẩm quyền giải
quyết về thừa kế động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước Việt Nam.
Thứ hai, căn cứ vào Điểm đ Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015, thì việc
A tai nạn chết tại Việt Nam là căn cứ làm phát sinh và xác lập quan hệ thừa

9



kế nên thẩm quyền giải quyết vụ việc trên là thuộc thẩm quyền chung của
Tòa án Việt Nam.
Cuối cùng, Theo Khoản 2 Điều 469 BLTTDS 2015 thì sẽ áp dụng các
quy định của chương 3 Bộ luật này để giải quyết. Cụ thể, Tịa án cấp tỉnh sẽ
có thẩm quyền giải quyết, theo khoản 3 Điều 35, căn cứ Điểm c khoản 1 Điều
37 và Điểm đ Khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 thì B có thể khởi kiện u cầu
chia di sản thừa kế lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nơi B đang cư trú ở Việt
Nam để giải quyết.
Ngồi ra có một trường hợp tất cả di sản thừa kế là động sản hiện đang
để tại Cộng Hịa Séc thì cơ quan tư pháp của nước Cộng Hịa Séc cũng có
thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Chương 4 Phần II
HĐTTTPVPL giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHXHCN Tiệp Khắc
ký (được Cộng Hịa Séc kế thừa). Theo đó, khi được một người thừa kế của A
(có thể là B, C, D…) yêu cầu và được tất cả những người thừa kế cịn lại biết
và đồng ý thì cơ quan tư pháp của Cộng Hịa Séc có thẩm quyền giải quyết.
Nhưng trong tình huống trên, B đã lựa chọn khởi kiện yêu cầu chia di sản
thừa kế lên Tòa Án nhân dân của nước Việt Nam nên trường hợp cơ quan tư
pháp nước Cộng Hịa pháp có thẩm quyền giải quyết khơng không xảy ra.

10


3.2. Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản
Đối với di sản là bất động sản thì theo Khoản 3 Điều 38 HĐTTTPVPL
giữa Việt Nam và Tiệp khắc thì thẩm quyền giải quyết thuộc về cơ quan tư
pháp của nước có bất động sản đó. Theo đó, nếu di sản thừa kế là bất động
sản tồn tại ở Cộng Hịa Séc thì cơ quan có thẩm quyển giải quyết là Cơ quan
tư pháp có thẩm quyền của Cộng Hòa Séc.
Cũng theo Hiệp định trên, Nếu di sản thừa kế là bất động sản tồn tại ở

Việt Nam thì cơ quan tư pháp Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết. Bên
cạnh đó, căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015, cơ quan tư
pháp Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên là cơ quan Tòa án nhân
dân Việt Nam. Đến đây, cần phải xác định yêu cầu chia thừa kế của B có sự
tranh chấp hay không? Trong trường hợp yêu cầu thừa kế này có tranh chấp
thì theo khoản 3 Điều 35; Điểm c khoản 1 Điều 37 và Điểm c Khoản 1 Điều
39 BLTTDS 2015 thì Tịa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bất động sản có thẩm
quyền giải quyết. Trong trường hợp B yêu cầu chia thừa kế di sản là bất động
sản mà khơng có tranh chấp thì lại căn cứ theo khoản 3 Điều 35 và Điểm c
khoản 1 và Khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015, theo đó Tịa án có thẩm quyền
là Tịa án nhân dân cấp tỉnh nới B đang cư trú, hay làm việc.
11


Nếu di sản thừa kế là bất động sản có cả ở Việt Nam và Séc thì phần
bất động sản đang ở nước nào thì cơ quan tư pháp của nước đó sẽ có thẩm
quyền giải quyết. Cụ thể, trong tình huống trên, thì Tịa án Việt Nam sẽ
khơng có thẩm quyền để giải quyền phần di sản là Bất động sản của A đang
tồn tại trên lãnh thổ Cộng Hịa Séc.
4.Pháp luật áp dụng để giải quyết tình huống
Theo Điều 35, chương 4 phần II quy định về vấn đề kế thừa trong
HĐTTTPVPL về dân sự và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và
CHXHCN Tiệp Khắc ký vào ngày 12/10/1982 (được Cộng Hòa Séc kế thừa)
quy định:
“1. Pháp luật điều chỉnh quyền thừa kế động sản là pháp luật của nước ký kết
mà người quá cố là công dân khi chết.
2. Pháp luật điều chỉnh quyền thừa kế bất động sản là pháp luật của nước ký
kết nơi có bất động sản.
3. Việc phân biệt tài sản thừa kế là động sản hay bất động sản sẽ theo pháp
luật của nước mà ở đó có tài sản thừa kế.”

4.1. Đối với di sản thừa kế là động sản

12


Đối với trường hợp quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài di sản thừa
kế là động sản, tư pháp quốc tế Việt nam áp dụng nguyên tắc Luật Quốc tịch.
Pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng đối với các quan hệ thừa kế mà công
dân Việt nam là người để lại di sản thừa kế là động sản bất kể quan hệ này
xảy ra ở đâu và di sản đang hiện diện ở nước nào.
Điều này có nghĩa là luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố
nước ngồi mà di sản để lại thừa kế là động sản là luật của nước mà người để
lại di sản có quốc tịch trước khi chết.
Cụ thể, trong tình huống trên căn cứ vào Điều 35 Hiệp định trên, đối
với trường hợp di sản thừa kế là động sản thì pháp luật của Việt Nam (là nước
mà A mang quốc tịch trước khi chết) sẽ được áp dụng giải quyết. Qua đó
cũng có thể thấy quy định của Hiệp định này cũng tương đồng với quy định
tại khoản 1 Điều 680 BLDS Việt Nam 2015.
4.2. Đối với di sản thừa kế là bất động sản
Theo quy định tại HĐTTTPVPL giữa Việt Nam và tiệp khắc năm 1982
quy định: “Pháp luật điều chỉnh quyền thừa kế bất động sản là pháp luật của
nước ký kết nơi có bất động sản”

13


Theo đó, trong tình huống trên, thì phần di sản thừa kế là bất động sản
ở nước Cộng Hòa Séc thì sẽ phải áp dụng pháp luật của Cộng Hịa Séc để giải
quyết, còn phần di sản thừa kế là bất động sản ở Việt Nam thì thì sẽ được
điểu chỉnh bởi pháp luật của Việt Nam mà cụ thể là BLDS và luật đất đai Việt

Nam.
Trong pháp luật Việt Nam, Việc quy định pháp luật áp dụng trong
trường hợp di sản là bất động sản cũng quy định tương đồng như Hiệp định
trên, cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 680 BLDS 2015, Đối với trường hợp
thừa kế có yếu tố nước ngồi mà di sản thừa kế là bất động sản, tư pháp quốc
tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật nơi có vật. Theo đó, pháp luật quốc gia
nơi chứa bất động sản đó là sẽ được áp dụng để giải quyết. Quy định này phù
hợp với bản chất của các quan hệ pháp luật có liên quan đến bất động sản và
được quy định trong nhiều văn bản pháp luật Việt Nam.

14


KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Thừa kế có yếu tố nước ngồi là một loại quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài, đã xuất hiện từ lâu và được xem như là một hiện tượng tất yếu
khách quan của giao lưu dân sự quốc tế. Việc xác định thẩm quyền giải quyết
của Tòa án và xác định pháp luật áp dụng là một nội dung quan trọng của quá
trình giải quyết xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế. Chính vì vậy, việc
tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm
quyền giải quyết của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi là u cầu cần thiết trong q trình hồn thiện pháp luật Việt Nam về tư
pháp quốc tế nói riêng và tồn bộ hệ thống pháp luật nói chung.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp,

năm 2017
2. Bộ luật dân sự 2015
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2015
4. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa Việt
Nam và Tiệp Khắc (Được Cộng Hòa Séc và slovakia kế thừa) vào
12/10/1982, có hiệu lực vào 16/04/1984.

16



×