Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiến bộ của trung y trong việc bảo vệ tế bào nội mô mạch máu bị xơ vữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.97 KB, 13 trang )

Tiến bộ của Trung Y trong việc bảo vệ tế bào nội mô
mạch máu bị xơ vữa
Jie Wu 1, Yaohong Song 2 *
1

Bệnh viện Trung y Nam Kinh trực thuộc Đại học Trung y Nam Kinh, Nam Kinh Giang Tô

2

Khoa Tim mạch, Bệnh viện Trung y Nam Kinh trực thuộc Đại học Trung y Nam Kinh, Nam Kinh Giang Tô

Traditional Chinese Medicine 中医学, 2020, 9(2), 115-121
Published Online March 2020 in Hans. />DOI: 10.12677/tcm.2020.92018
Nhận: ngày 6 tháng 2 năm 2020; được chấp nhận: Mar. 2, 2020; xuất bản: ngày 13 tháng 3 năm 2020
Lược dịch: Ths.Bs Nguyễn Ngọc Khánh
Gmail.

Tóm tắt
Tổn thương tế bào nội mô mạch máu là một cơ chế bệnh lý quan trọng làm xuất hiện và
phát triển các mảng xơ vữa. Bảo vệ chức năng của các tế bào nội mô mạch máu đã trở
thành một điểm nóng nghiên cứu trong lĩnh vực bệnh tim mạch. Trung Y có những lợi
thế và tiềm năng rõ ràng trong việc bảo vệ các tế bào nội mô mạch máu. Các vị thuốc
Đông y hay các bài thuốc Đông y có tác dụng lâm sàng tốt trong điều trị xơ vữa động
mạch. Bài báo này chủ yếu điểm lại những tiến bộ nghiên cứu của Trung Y trong việc
bảo vệ tế bào nội mơ mạch máu.
Từ khóa Xơ vữa động mạch, Y học cổ truyền Trung Quốc, Tế bào nội mô
1. Giới thiệu
Xơ vữa động mạch (AS) là một bệnh có tính chất viêm mạch máu đang tiến triển, các
bệnh tim mạch và mạch máu não do AS gây ra ngày càng trẻ hóa. Nó đã trở thành
ngun nhân chính gây tử vong cho người Trung Quốc. Xơ vữa động mạch bắt đầu với
tổn thương và rối loạn chức năng nội mơ. Tế bào nội mơ là tế bào chính trong lớp lót nội


mạch và đóng vai trị quan trọng như một hàng rào ngăn cách giữa các mạch máu.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng các tế bào nội mơ mạch
máu có tác dụng cầm máu, sinh tạo mạch và phục hồi tổn thương. Nó ảnh hưởng đến tính
thấm của tế bào, tham gia vào q trình tổng hợp hoặc giải phóng một loạt các dạng hoạt
tính, có vai trị quan trọng trong chuyển hóa các chất hoạt tính thuộc mạch máu và các


phản ứng viêm v..v. Vì vậy, việc bảo vệ các tế bào nội mơ mạch máu bị tổn thương có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng đối với việc phịng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, đồng
thời đây cũng là điểm nóng trong nghiên cứu y học hiện đại. Hiệu quả của y học hiện đại
trong việc ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch và can thiệp sớm là khơng lý tưởng,
cịn Trung y có lợi thế đáng kể trong điều tiết đa kênh và đa mục tiêu, và đã đạt được một
loạt tiến bộ nghiên cứu mới trong việc bảo vệ tế bào nội mô mạch máu và cải thiện AS.
2. Trung dược độc vị hoặc chiết xuất của nó
2.1. Rễ Dã Tường Vi (rễ tầm xuân - ND)
Vỏ rễ của dã tường vi rất giàu flavonoid, có tác dụng chống xơ vữa động mạch [1]. Kết
quả thực nghiệm của Yang Dan và cộng sự [2] cho thấy flavonoid toàn phần của Rễ Dã
Tường Vi tác động lên tế bào nội mô tĩnh mạch rốn người (HUVEC) bị tổn thương do
H2O2 gây ra. Có thể cải thiện đáng kể khả năng tồn tại của tế bào, giảm tỷ lệ chết theo
chương trình của tế bào và hiệu quả bảo vệ HUVEC rõ ràng là phụ thuộc vào liều lượng.
Đồng thời, nó có thể làm giảm tỷ lệ rị rỉ LDH và giảm giải phóng ET-1, đồng thời tăng
hàm lượng NO. Dịch chiết ethanol của Rễ Dã Tường Vi có khuynh hướng làm tăng hàm
lượng NO huyết thanh và giảm nồng độ ET ở chuột AS, đồng thời làm tăng đáng kể nồng
độ NOS huyết thanh, tức là nó có tác dụng can thiệp nhất định đối với rối loạn chức năng
tế bào nội mô mạch máu [3].
2.2. Đan sâm
Đan sâm và các chế phẩm của nó là những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các
bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy thành phần hoạt tính trong Đan sâm Axit salvianolic
với Hợp chất tanshinone có tác dụng bảo vệ tế bào nội mơ mạch máu [4] [5]. Salvianolate
có tác dụng bảo vệ đối với tổn thương do tế bào nội mơ stress oxy hóa gây ra bởi

hydrogen peroxide (H2O2). Cơ chế là giảm hàm lượng ROS, ức chế mức độ biểu hiện của
protein NF-κB và P53, cải thiện tỷ lệ Bcl-2 / Bax và ổn định điện thế màng ty thể tế bào,
cải thiện và phục hồi hoạt động chức năng tế bào [6]. Ngoài ra, chiết xuất ethanol của
thân và lá cây Đan sâm - Salvia miltiorrhiza (CJ) có thể làm giảm mức độ ICAM-1 và
TNF-α, tăng hàm lượng NO cải thiện tình trạng tổn thương tế bào HUVECs do glucose
cao gây ra [7].
2.3 Hồng kỳ
Hồng Kỳ có tác dụng bổ khí. Hiệu quả lâm sàng của việc điều trị tổn thương do thiếu
máu cục bộ cơ tim và do tái tưới máu đã được khẳng định. Astragalus Polysacharin là
một trong những thành phần chính của Hịang Kỳ. Nó có tác dụng chống oxy hóa, chống


viêm và tăng hoạt động của tế bào nội mô cùng nhiều tác dụng khác [8]. Nó có thể đối
kháng với tổn thương tế bào nội mô do thiếu máu cục bộ và do tái tưới máu gây ra thông
qua cơ chế chống stress oxy hóa [9]. Jiang Shuai [10] thông qua nghiên cứu đã phát hiện
ra rằng sau khi đồng nuôi cấy 200 mg / L Astragalus Polysacharin và các axit béo tự do
12 giờ, con đường gây viêm qua tiểu thể NLRP3 của tế bào nội mô tĩnh mạch rốn người
bị ức chế. Người ta chứng minh rằng Astragalus polysaccharin có thể ức chế viêm, giảm
sự biểu hiện của các yếu tố gây viêm, ức chế quá trình chết theo chương trình của tế bào
nội mơ và ngăn ngừa rối loạn chức năng tế bào nội mô bằng cách ức chế con đường xâm
nhập của tiểu thể NLRP3. Astragaloside IV là thành phần hoạt động chính của Hồng kỳ.
Nó có một loạt các tác dụng dược lý như chống viêm, chống stress oxy hóa, điều hịa
lipid máu, ức chế tái cấu trúc tâm thất, hạ đường huyết và có thể làm giảm tổn thương tế
bào do thiếu oxy. Đường truyền tín hiệu autophagy ( tự thực tế bào – ND) có thể được
kích hoạt để thúc đẩy q trình hình thành mạch máu tế bào nội mơ sau chấn thương do
thiếu oxy [11].
2.4. Xuyên Khung
Xuyên khung có thể bảo vệ chức năng nội mô và cải thiện xơ vữa động mạch bằng cách
ức chế phản ứng viêm và stress oxy hóa [12]. Cơ chế hoạt động có thể là bảo vệ tế bào
nội mô mạch máu bằng cách tăng các enzym chống oxy hóa của các tế bào bị tổn thương

bởi hydrogen peroxide (H2O2), quét các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương oxy hóa tế bào
và bảo vệ tế bào nội mô mạch máu [13].
3. Trung dược hợp vị
3.1. Huyết Phủ Trục Ứ Thang
Trung y cho rằng khí trệ huyết ứ là một trong những cơ chế bệnh sinh quan trọng của AS
[14]. Các vị thuốc Trung Quốc được sử dụng trong Huyết Phủ Trục Ứ Thang là Đào
Nhân, Hồng Hoa, Ngưu tất, Xích Thược, Đương Quy, Xuyên Khung, Địa Hoàng, Sài
Hồ,Chỉ Xác, Cát Cánh, Cam Thảo ... để hoạt huyết, hóa ứ, hành khí chỉ thống. Li Jiayun
[15] đã sử dụng Huyết Phủ Trục Ứ Thang để phân tích các chỉ số chức năng nội mơ mạch
máu và nhận thấy rằng sau khi điều trị, mức UA, ET, IL-6 và TNF-ɑ của nhóm quan sát
thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng và hàm lượng NO cao hơn đáng kể so với nhóm
chứng. Nó cho thấy Huyết Phủ Trục Ứ Thang có thể cải thiện đáng kể chức năng nội mô
mạch máu.Wang Baoxiang [16] đã quan sát sự thay đổi nồng độ ET, NO, sVCAM-1 và
sICAM-1 ở những bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định và thấy rằng Huyết Phủ
Trục Ứ Thang có thể làm tăng hàm lượng các yếu tố giãn mạch, giảm hàm lượng các yếu


tố co mạch và giảm các phân tử kết dính tế bào và có nhiều cách khác để bảo vệ tế bào
nội mô mạch máu.
3.2. Dưỡng Tâm Thang
Nước sắc Dưỡng Tâm Thang có thể bổ khí ích huyết, tác dụng dưỡng tâm, an thần, được
ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng trong bệnh xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, mất ngủ
và các bệnh khác. Zhang Ying và cộng sự [17] nhằm vào những bệnh nhân bị nhồi máu
cơ tim cấp sau PCI, dựa trên điều trị triệu chứng thông thường của Tây y, sau khi sử dụng
Dưỡng Tâm Thang trong 6 tháng. Kết quả cho thấy sau điều trị, hai chỉ số FMD và NMD
dùng để đánh giá chức năng nội mô mạch máu ở bệnh nhân tăng cao hơn hẳn so với
nhóm chứng. Cho thấy sau khi điều trị bằng Dưỡng Tâm Thang, chức năng nội mô mạch
máu đã được cải thiện rõ rệt.
3.3 Đương Quy Bổ Huyết Thang (Danggui Buxue )
Đương Quy Bổ Huyết Thang của Lý Đơng Viên là phương thang tiêu biểu về ích khí bổ

huyết, đã được nghiên cứu và thảo luận trong việc bảo vệ tế bào nội mô mạch máu. Qin
Zhen và cộng sự [18] đã quan sát tác dụng bảo vệ của các tỷ lệ Quy – Kỳ khác nhau trong
Đương Quy Bổ Huyết Thang đối với chức năng của các tế bào nội mô bị tổn thương do
ứng suất cắt chất lỏng (FSS) thấp và nhận thấy rằng: khi tỷ lệ Quy – Kỳ là 1: 3 và 1: 5,
Đương Quy Bổ Huyết Thang có thể thúc đẩy sự tiết NO và biểu hiện eNOS của các tế
bào nội mô bị tổn thương do FSS thấp. Wu Yan và cộng sự [19] lấy mơ hình ni cấy in
vitro HUVEC làm đối tượng thiết lập một mơ hình của Đương Quy Bổ Huyết Thang để
quan sát các tác động sinh học của nó đối với các tế bào nội mơ, và phát hiện ra rằng
Đương Quy Bổ Huyết Thang có thể thúc đẩy sự tăng sinh và phân bào của tế bào nội mô.
3.4 Tứ Diệu Dũng An Thang
Tứ Diệu Dũng An Thang xuất phát từ “Tân biên nghiệm phương”, có tác dụng hịa vị,
giải độc, thúc đẩy tuần hồn máu, giảm đau. Li Na và cộng sự [20] đã thiết lập một mơ
hình thiếu oxy tế bào nội mơ, và kiểm tra hoạt động chu kỳ và quá trình chết theo chương
trình, cũng như hàm lượng eNOS và ET do tế bào nội mô tiết ra. Nghiên cứu này chứng
minh chiết xuất rượu Tứ Diệu Dũng An Thang (Si Miao Yong An Soup) với hàm lượng
trên 50% có một vai trò rõ ràng hơn trong việc bảo vệ các tế bào nội mơ khỏi tác hại của
q trình oxy hóa. Jin Wei và cộng sự [21] đã nghiên cứu Rosiglitazone ( thuốc tiểu
đường – ND) và Tứ Diệu Dũng An Thang trong mơ hình biến chứng mạch máu của
chuột mắc bệnh tiểu đường để giảm mức ET-1 và TNF-α huyết tương, tăng hàm lượng
NO trong huyết tương, giảm sự biểu hiện cao của sVCAM gây ra bởi TNF-α qua trung
gian của con đường PKC và ứng suất oxy hóa, ức chế sự kết dính của bạch cầu đơn nhân


vào nội mạc mạch máu. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Tứ Diệu Dũng An Thang có thể
hiệu quả hơn Rosiglitazone và có thể bảo vệ chức năng nội mô mạch máu hiệu quả hơn.
3.5. Đào Hồng Tứ Vật Thang
Phương thang có thành phần là Đương Quy, Xuyên Khung, Sinh Địa, Bạch Thược, Đào
Nhân, Hồng Hoa có tác dụng khử huyết ứ, hành khí, dưỡng huyết. Li Xin và cộng sự [22]
đã thiết lập mơ hình tổn thương tế bào nội mô huyết thanh và thêm các nồng độ khác
nhau của huyết thanh chuột chứa thuốc để quan sát hoạt động tăng sinh tế bào nội mô,

siêu cấu trúc và hàm lượng TGF-p1, ET và NO trong phần nổi của mỗi nhóm dịch ni
cấy tế bào. Kết quả cho thấy, hoạt động tăng sinh tế bào nội mô sau khi ủ với huyết thanh
chứa Đào Hông Tứ Vật được tăng cường, tổn thương siêu cấu trúc tế bào được cải thiện
đáng kể, hàm lượng TGF-p1 trong dịch nuôi cấy giảm, và tỷ lệ ET / NO có xu hướng
bình thường. Người ta chứng minh rằng Đào Hồng Tứ Vật có thể điều chỉnh chức năng
bài tiết và bảo vệ hiệu quả các tế bào nội mô mạch máu.
4. Thuốc Trung thành phẩm
4.1. Viên nén Đan Lâu
Viên nén Đan Lâu có thành phần chủ yếu là Qua Lâu Bì, Đan Sâm, Cát Căn, Hồng Kỳ,
Xun Khung, Giới Bạch, Xích Thược, Uất Kim, Trạch Tả, Cốt Toái Bổ, v..v. Wang
Yuhua và cộng sự [23] đã chỉ ra rằng viên nén Đan Lâu có thể làm tăng hàm lượng NO
và CGRP, do đó cải thiện chức năng nội mơ mạch máu của bệnh nhân bệnh mạch vành
và thúc đẩy các tế bào nội mô tiết ra các chất hoạt huyết. Zhang Yan và cộng sự [24]
nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng viên nén Đan Lâu có tác dụng ức chế đáng kể quá
trình chết theo chương trình của tế bào nội mô động mạch chủ thỏ gây ra bởi
homocysteine (HCY), cho thấy viên nén Đan Lâu có thể bảo vệ tế bào nội mô một cách
hiệu quả.
4.2. Viên nang mềm Ngân Đan Tâm Não Thống
Viên nang mềm Ngân Đan Tâm Não Thống có tác dụng hoạt huyết hóa ứ hành khí chỉ
thống. Hu Yingjun và cộng sự [25] đã sử dụng Viên nang mềm Ngân Đan Tâm Não
Thống trong 1 tháng trên mơ hình chuột bị tăng lipid máu, mức MDA và ET-1 trong máu
của chuột đã giảm đáng kể, vì vậy đối với các mạch máu bị tổn thương, Ngân Đan Tâm
Não Thống có thể đảo ngược tổn thương nội mô mạch máu, điều chỉnh chức năng nội mô
và làm chậm hoặc ức chế sự hình thành mảng bám. Wang Zhen và cộng sự [26] phát hiện
qua các thí nghiệm lâm sàng rằng sau 6 tháng dùng Viên nang mềm Ngân Đan Tâm Não
Thống, yếu tố giãn mạch NO hàm lượng tăng lên đáng kể, và yếu tố co bóp ET-1 hàm


lượng giảm, cho thấy Ngân Đan Tâm Não Thống có thể cải thiện chức năng của tế bào
nội mô vi mạch tim của bệnh nhân điều chỉnh sự cân bằng của các yếu tố co và giãn tế

bào nội mô.
4.3. Thuốc tiêm Đan Hồng
Thuốc tiêm Đan Hồng được làm từ Đan Sâm và Hồng Hoa, có tác dụng thúc đẩy tuần
hoàn máu và loại bỏ huyết ứ. Thuốc tiêm Đan Hồng có thể làm ổn định các mảng xơ vữa
động mạch và ức chế huyết khối một cách hiệu quả. Giảm nồng độ protein phản ứng CysC, IL-6, C trong huyết thanh, và cải thiện hiệu quả chức năng nội mô mạch máu [27].
Nghiên cứu của Liang Jing và cộng sự [28] cho thấy sau khi điều trị bằng thuốc tiêm Đan
Hồng, nồng độ ET-1, vWF và VEGF ở bệnh nhân giảm, mức NO tăng lên và hiệu quả
chữa bệnh tốt hơn so với nhóm chứng, điều này chứng tỏ thuốc tiêm Đan Hồng bảo vệ tế
bào nội mô mạch máu.
4.4. Viên nang Thông Tâm Lạc
Viên nang Thông Tâm Lạc được làm bằng các loại thuốc cổ truyền của Trung Quốc như
Thủy Điệt, Ngơ Cơng, Tồn Yết, Địa Manh Trùng, Thuyền Thối, Xích Thược, Nhân
Sâm và Băng Phiến. Dong Xiao [29] đã nghiên cứu những bệnh nhân bị bệnh tim mạch
vành dùng nhóm Thơng Tâm Lạc trên cơ sở điều trị bằng thuốc thông thường, và mức độ
NO huyết thanh tăng cao hơn đáng kể so với nhóm chứng vào ngày thứ 10. Chen Chao và
cộng sự [30] quan sát thấy Thông Tâm Lạc giúp các chức năng nội mô như SOD, ET-1,
NO trong điều trị bổ trợ ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định, tổng tỷ lệ hiệu quả và phạm
vi cải thiện sau điều trị cao hơn so với nhóm chứng. Li Junying và cộng sự [31] đã nghiên
cứu bệnh nhân sau khi điều trị can thiệp ở nhóm chứng dùng thuốc ACEIs ( các thuốc ức
chế men chuyển), statin, aspirin và thuốc chống đông máu trên cơ sở các phương pháp
điều trị thơng thường. Nhóm điều trị được dùng viên nang Thông Tâm Lạc trong 3 tháng.
Quan sát thấy nhóm điều trị hàm lượng ET-1 giảm và hàm lượng NO cao hơn so với
nhóm chứng.
5. Phương thang kinh nghiệm hoặc tự nghĩ
5.1. Sài Bạch Ôn Đởm thang
Sài Bạch Ôn Đởm thang là một Nghiệm Phương do Giáo sư Chen Bojun dựa trên Ôn
Đởm thang gia Phục Linh, Sài Hồ, Bạch Thược, Đan Sâm. Li Zhishang và cộng sự [32]
đã xây dựng mơ hình chuột bị xơ vữa động mạch và nhận thấy rằng sau 4 tuần can thiệp
bằng thuốc, Sài Bạch Ơn Đởm thang có thể ức chế sản xuất ET-1 ở chuột và thúc đẩy sự
tổng hợp NO, do đó bảo vệ chức năng nội mô mạch máu.



5.2. Hồn nước phương Thơng Mạch số 1
Hút thuốc có thể gây xơ vữa động mạch (AS) bằng cách làm tổn thương các tế bào nội
mô mạch máu. Liu Zhiming [33] Một nghiên cứu lâm sàng đã chia 120 người hút thuốc
bị AS thành hai nhóm. Nhóm đối chứng điều trị cơ bản bằng Lipitor, nhóm điều trị đã
được sử dụng Hồn nước phương Thơng Mạch số 1 tự sản xuất. Sau 3 tháng sử dụng liên
tục, nồng độ endothelin-1 (ET-1) và NO trong huyết tương của hai nhóm bệnh nhân trước
và sau nhóm điều trị được cải thiện đáng kể. Người ta đã chứng minh rằng Hồn nước
phương Thơng Mạch số 1 tự sản xuất, bao gồm kim ngân hoa, dã cúc hoa, tử hoa địa
đinh, bồ công anh, đào nhân, xuyên khung, hạnh nhân, đương quy, địa long, cát cánh và
sinh cam thảo, có tác dụng đối với các tế bào nội mô mao mạch bị xơ vữa.
5.3. Hợp Phương tự nghĩ Hộ Tâm Ổn Ban
Các loại Trung dược trong thành phần của Hợp phương tự nghĩ Hộ Tâm Ổn Ban gồm có
Hồng Kỳ, Triết Bối, Giới Bạch, Đương Quy, Xuyên Khung, Thủy Điệt, Đan Sâm, Tam
Thất, Khương Hoàng, Giảo Cổ Lam, Đăng Trản Hoa, Hồng Cảnh Thiên, Cát Căn, Đan
Bì, Bạch Thược, Trần Bì, Phật Thủ, Chích Cam Thảo v…v. Li Jing và cộng sự [34] đã bổ
sung Hợp Phương tự nghĩ Hộ Tâm Ổn Ban vào điều trị của nhóm đối chứng thơng qua
các thí nghiệm. Sau 4 tuần điều trị, họ nhận thấy rằng hàm lượng VCAM-1 scd40l và
TGF-β1 huyết thanh trong hai nhóm thí nghiệm thấp hơn so với trước khi điều trị. Và
nhóm quan sát thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng. Điều đó chứng minh rằng Hợp
phương tự nghĩ Hộ Tâm Ổn Ban có thể làm giảm tổn thương nội mơ mạch máu bằng
cách can thiệp vào hành vi của các yếu tố chống xơ vữa động mạch trong huyết thanh.
5.4. Hạt Trân Hộc
Hạt Trân Học là hợp phương được bào chế tại bệnh viện của Trường Cao đẳng Y học Cổ
truyền Trung Quốc thuộc Đại học Tam Hiệp, có thành phần chủ yếu là Trân Châu Mẫu,
Thạch Hộc, Thạch Quyết Minh, Hạ Khơ Thảo, Huyền Sâm, Dã Cúc Hoa, Hồi Ngưu Tất,
Long Cốt Nung v…v. Ye Pan và cộng sự [35] đã nghiên cứu bệnh nhân tăng huyết áp thể
Can Dương Vượng trên cơ sở đang điều trị hạ huyết áp thường quy. Sau khi uống Trân
Hộc trong 2 tháng liên tục và xét nghiệm huyết thanh thu được cho thấy Trân Hộc có thể

làm giảm hàm lượng của ET-1mRNA và tăng hàm lượng của TMmRNA, do đó bảo vệ tế
bào nội mô mạch máu của bệnh nhân.
5.5. Tâm cơ nhĩ khang
Tâm Cơ Nhĩ Khang bao gồm Hoàng Kỳ, Nhân Sâm, Ngọc Trúc, Mạch Môn và các dược
liệu Trung Quốc khác, dữ liệu lâm sàng cho thấy nó có tác dụng nhất định đối với bệnh


tim mạch [36]. Cai Guowei và cộng sự [37] đã gây ra tổn thương tế bào nội mô tĩnh mạch
rốn người được nuôi cấy trong ống nghiệm với angiotensin II, sau đó ni cấy chúng với
cơ tim ở các nhóm nồng độ khác nhau. Các thí nghiệm cho thấy Tâm Cơ Nhĩ Khang thúc
đẩy giải phóng NO, cải thiện hoạt động của SOD, kiểm soát hàm lượng MDA và ROS
của tế bào, đồng thời ức chế hiệu quả quá tải Ca2 + trong tế bào nội mơ. Nó chứng minh
rằng Tâm Cơ Nhĩ Khang có thể bảo vệ tổn thương tế bào nội mô, tác động tùy thuộc vào
liều lượng.
6. Tóm tắt
Trong những năm gần đây, các học giả trong và ngoài nước đã thực hiện một số lượng
lớn các nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế bệnh sinh và điều trị xơ vữa động mạch và nhận
thấy rằng tổn thương tế bào nội mô là một yếu tố bệnh lý quan trọng đối với các bệnh tim
mạch như xơ vữa động mạch. Tăng cường điều trị đảo ngược các rối loạn chức năng nội
mơ đang là điểm nóng trong nghiên cứu y học hiện nay. Khi Trung Y ngày càng được sử
dụng rộng rãi trong điều trị AS, và thơng qua một số lượng lớn các thí nghiệm và nghiên
cứu trên tế bào và động vật, Trung Y có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ tế bào nội mô
mạch máu để điều trị AS, và Trung Y có ưu điểm là đa hệ thống, đa phương diện và đa
mục tiêu. Tuy nhiên, do các thành phần phức tạp của thuốc Đông y, đặc biệt là hợp chất
thuốc Bắc, cơ chế bảo vệ tế bào nội mô mạch máu đặc hiệu của nó vẫn chưa hồn tồn rõ
ràng. Vì vậy, nó cần phải đầu tư nhiều nghiên cứu hơn, nghiên cứu cần chú ý đến tính
hợp lý của thiết kế thí nghiệm, mở rộng cỡ mẫu, nghiên cứu ảnh hưởng của Độc vị Trung
dược và các hợp phương của nó ở cấp độ tế bào phân tử và di truyền; Và tùy theo tình
hình cụ thể của bệnh nhân, cố gắng đạt được điều trị cá nhân, làm cho nó phát huy hiệu
quả lâm sàng tốt hơn.



Ghi chú
LDH là một dạng protein được xem như một men. LDH hay lactate Dehydrogenase là một enzym của hầu hết các tế bào trong cơ
thể tham gia vào phản ứng Pyruvat tạo thành lactat, giúp chuyển hóa đường thành năng lượng cho các tế bào sử dụng. Khi cơ thể
ở trạng thái bình thường thì enzym LDH chỉ tồn tại trong các tế bào và chỉ có một lượng nhỏ lưu hành trong máu. Tuy nhiên khi
mắc các bệnh khiến tế bào bị hư hỏng hoặc phá hủy sẽ dẫn tới LDH phịng thích từ tế bào vào máu khiến nồng độ LDH trong
máu tăng cao. Đây chính là cơ sở cho việc thực hiện kỹ thuật xét nghiệm LDH trong máu nhằm xác định mức độ tổn thương tế
bào.
ET là Endothelin - chất được sản sinh trong nội mạc có vai trị điều hịa trương lực của máu trong trạng thái cân bằng với các yếu
tố khác. Bên cạnh đó, nó cũng đồng thời là nguyên nhân làm tăng khả năng co mạch máu ở bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
Endothelin 1 (ET-1), còn được gọi là preproendothelin-1 (PPET1). Các tế bào nội mô chuyển đổi preproendothelin thành
proendothelin và sau đó thành endothelin trưởng thành, tế bào giải phóng. Nó có tác dụng co mạch mạnh.
NOS là enzym tổng hợp NO - một chất giãn mạch.
ROS là từ viết tắt của Reactive Oxygen Species hay còn được gọi là các gốc tự do có oxy
NF-kB là một phức hợp gồm “P50 + P65” cùng với chất ức chế có tên là IKBα. Khi cịn tồn vẹn như vậy, thì NF-kB chưa tạo
phản ứng viêm. Nhưng một khi có tín hiệu hoạt hóa NF-kB thì khi đó chất ức chế có tên là IKBα sẽ bị phosphoryl hóa và do đó
mất tác dụng ức chế. Hậu quả là “P50 + P65” sẽ đi vào nhân tế bào nên gọi là yếu tố nhân (Nuclear Factor) gây quá trình viêm
bằng cách tạo ra các protein gây viêm.
p53 là một protein quan trọng nằm trong điều hòa chu kỳ tế bào - gọi là gen áp chế khối u p53. Khi có tổn thương ở DNA, p53
làm ngừng chu kỳ tế bào cho đến khi DNA bị tổn thương được sửa chữa hoặc p53 có thể làm cho tế bào chết theo chương trình
(tiếng Anh en:apoptosis) nếu khơng cịn khả năng sửa chữa DNA.
BAX là một thành viên của họ Bcl-2. Các thành viên trong gia đình Bcl-2 hoạt động như những cơ quan điều hòa chống hoặc ủng
hộ sự chết theo chương trình của tế bào. BAX hoạt động như một chất kích hoạt sự chết theo chương trình của tế bào. Protein này
được báo cáo là tương tác với và làm tăng độ mở kênh anion phụ thuộc điện thế ty thể, dẫn đến mất điện thế màng và giải phóng
cytochrome c. Sự biểu hiện của gen BAX được điều chỉnh bởi chất ức chế khối u p53 và đã được chứng minh là có liên quan đến
quá trình chết theo chương trình qua trung gian p53.
ICAM-1 (Phân tử kết dính gian bào 1) cịn được gọi là CD54 (Cụm phân biệt 54) là một protein ở người được mã hóa bởi gen
ICAM-1, có trên bề mặt tế bào nội mô và bạch cầu, đại thực bào.
TNF α (yếu tố hoại tử khối u alpha cũng gọi là cachexin hoặc cachectin) được sản xuất chủ yếu bởi các đại thực bào, nhưng nó

cũng được sản xuất bởi nhiều loại tế bào bao gồm tế bào bạch huyết, tế bào mast, tế bào nội mô, tế bào cơ tim, mơ mỡ, ngun
bào sợi và tế bào thần kinh. Nó thúc đẩy sự biểu hiện của các phân tử kết dính trên các tế bào nội mơ, giúp bạch cầu trung tính di
chuyển liên kết với tế bào nội mơ. Nó đóng góp tình trạng viêm và chết theo chương trình của tế bào.
NLRP3 là một protein ở người được mã hóa bởi gen NLRP3 nằm trên cánh tay dài của nhiễm sắc thể số 1. Nó được biểu hiện
chủ yếu trong các đại thực bào và là một thành phần của hệ thống viêm. Nó là một thành phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh
có chức năng như một thụ thể nhận dạng mẫu, nhận biết các mẫu phân tử liên quan đến mầm bệnh. NLRP3 phát hiện các tín hiệu
nguy hiểm như axit uric kết tinh và ATP ngoại bào do các tế bào bị tổn thương giải phóng và kích hoạt cytokine gây viêm. Ngồi
ra, phức hợp viêm chứa NLRP3 có vai trị trong bệnh sinh của bệnh gút , đột quỵ xuất huyết và viêm thần kinh xảy ra trong các
bệnh phân bố nhầm protein, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, Parkinson v..v
slCAM-1 là phân tử bám dính nội bào 1 hịa tan
sVCAM-1 là phân tử bám dính tế bào mạch máu 1 hịa tan
PCI là thủ thuật nong động mạch vành qua da
FMD là giãn mạch nội mơ phụ qua trung gian dịng chảy


NMD là giãn mạch nội mô qua trung gian nitroglycerin
FSS là ứng suất cắt chất lỏng. Các tế bào nội mô (EC) là cơ học, hành vi của chúng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cả hai chủng căng
thẳng và lực ma sát (căng thẳng cắt) gây ra bởi máu chảy trên bề mặt của chúng. Dòng chảy bị xáo trộn / đảo ngược, tạo ra ứng
suất cắt trung bình và dao động (OSS) thấp, thúc đẩy kiểu hình EC 'kích hoạt và viêm' có khả năng sinh sản: nó cũng làm giảm
sản xuất chất chống oxy hóa, tăng sản xuất các loại oxy phản ứng (ROS), khuyến khích rị rỉ mạch máu (bởi) tăng tính thấm của
hàng rào tế bào nội mô) và ủng hộ đông máu và huyết khối.
PKC là protein kinase C hoạt động như một thành phần trung tâm của nhiều tầng tín hiệu tế bào quan trọng.
CGRP là chất dẫn truyền thần kinh, hoặc chất truyền tin hóa học, hướng dẫn bộ não kích hoạt dây thần kinh giác quan ở đầu và
cổ
MDA là một hợp chất hữu cơ với công thức CH2 (CHO)2. Loại phản ứng này xảy ra tự nhiên và là một dấu ấn sinh học của tình
trạng stress oxy hóa. MD được tạo ra từ các phản ứng oxy hóa acid béo khơng bão hịa.
VEGF viết tắt bởi Vascular Endothelial Growth Factor (Yếu tố tăng trưởng nội mô). Yếu tố này phát tín hiệu cho cơ thể kích
thích sự hình thành mạch máu. Một trong những chức năng chính của VEGF là hình thành các mạch máu trong quá trình cơ thể
bị tổn thương, quá trình lành vết thương, và sự tăng trưởng của cơ bắp sau khi tập thể dục.
vWF là von Willebrand factor - yếu tố von Willebrand là một protein mang yếu tố chống ưa chảy máu và một chất trung gian

thành mạch tiểu cầu trong hệ thống đơng máu. Nó rất quan trọng đối với q trình cầm máu. Các đột biến trong gen này hoặc sự
thiếu hụt protein này dẫn đến bệnh von Willebrands.
IL-6 Interleukin 6 được sản xuất kịp thời để đáp ứng tạm thời với nhiễm trùng và chấn thương mơ, góp phần bảo vệ cơ thể thơng
qua việc kích thích phản ứng giai đoạn cấp tính, tạo máu và phản ứng miễn dịch. Các mạch máu tự tạo ra IL-6 sẽ tự chống viêm
và tiêu viêm ở chình các mạch máu.
Cys-C là Cystatin C là một protein ức chế mạnh của các proteinase của lysosome và là một trong các chất ức chế ngoại bào quan
trọng nhất trong số các cystein protease, có tác dụng ức chế sự thủy phân các protein ngoại bào. Mức độ cystatin C huyết thanh
giảm trong vữa xơ động mạch và các tổn thương phình mạch của động mạch chủ [6]. Sự phá vỡ các phần của thành mạch trong
các bệnh này được cho là kết quả của sự mất cân bằng giữa proteinases: các cysteine metalloproteinase của chất nền (matrix) tăng
và chất ức chế của chúng như cystatin C giảm.
Protein C là một protein phụ thuộc vitamin K, cũng như các yếu tố đông máu VII, IX, và X, prothrombin và protein S và Z. Vì
protein C hoạt hóa (APC) làm giảm các yếu tố Va và VIIIa, APC là thuốc chống đông máu tự nhiên. Giảm protein C do di truyền
hoặc mắc phải thúc đẩy huyết khối tĩnh mạch.
SOD Superoxide Dismutase là một enzym đặc biệt có thể chuyển đổi những superoxide ( chất siêu oxi hóa) , hiệu quả mạnh hơn
rất nhiều các chất oxi hóa thơng thường

Tài Liệu Tham Khảo
[1] 程艳刚, 李国艳, 谭金燕, 刘艳, 李慧峰, 马慧雪, 李亚婷, 杨炳友, 裴妙荣. 黄酮
类化合物抗心肌缺血作用机制研究进展[J]. 辽宁中医药大学学报, 2018, 20(6): 82-85.
[2] 杨丹, 王军, 李开言, 马开, 王晓丽, 葛文静, 张薇. 野蔷薇根总黄酮对 H2O2 诱
导损伤的人脐静脉内皮细胞的 影响[J]. 中药新药与临床药理, 2019, 30(9): 10931097.
[3] 李开言, 黄霞, 孙为, 王晓丽, 周红艳, 张薇, 张雪侠. 野蔷薇根醇提物对动脉粥样
硬化模型大鼠脂代谢、血钙及内皮功能的影响[J]. 中医学报, 2016, 31(6): 834-837.


[4] 杨秀颖. 丹酚酸A对AGoEs损伤血管内皮细胞的保护作用研究[C]//中国药理学会.
中国药理学会第九次全国会员代表大会暨全国药理学术会议论文集, 2007: 1.
[5] 冯帅, 沙爽, 常庆, 陈颖敏. 丹参酮 IIA 对缺血性心脏病中细胞凋亡与自噬的调
控机制研究进展[J]. 中草药, 2018, 49(19): 4670-4677.
[6] 吕林林, 安姿旖, 梁家健, 刘革修. 丹参多酚酸盐对过氧化氢诱导人内皮细胞EA.

hy926氧化应激损伤的保护作用及机制[J]. 中国病理生理杂志, 2019, 35(5): 865-872.
[7] 孙成静, 曾慧婷, 宿树兰, 项想, 朱悦, 顾俊菲, 唐志书, 段金廒. 丹参茎叶提取物
及其主要成分对人脐静脉内皮细胞的保护作用及机制研究[J]. 中草药, 2019, 50(14):
3357-3367.
[8] 杨庆珍, 刘德旺, 田义新, 等. 黄芪多糖化学结构与药理作用研究进展[J]. 北方园
艺, 2015(7): 168-175.
[9] 王红芹, 孙明杰, 武乾, 石晓路, 孙丽华, 吴旸. 黄芪多糖对缺血再灌注损伤脐静
脉内皮细胞抗氧化应激机制探讨[J]. 中国中医基础医学杂志, 2018, 24(5): 600-603.
[10] 姜帅. 黄芪多糖对游离脂肪酸所致人血管内皮细胞 NLRP3 炎性小体表达的影
响[J]. 陕西中医, 2019, 40(9): 1165-1169 + 1314.
[11] 卢飞艳, 丁燕子, 陈相健, 卞智萍, 吴恒芳, 杨笛. 黄芪甲苷促进缺氧损伤后人
主动脉内皮细胞血管新生的研究[J]. 南京医科大学学报(自然科学版), 2019, 39(8):
1124-1129.
[12] 田晋帆, 吕树铮, 宋现涛, 李立志, 刘玥. 基于网络药理学的川芎抗动脉粥样硬
化的机制研究[J]. 中国医药, 2018, 13(12): 1894-1898.
[13] 白春颖. 川芎含药血清对 H2O2 诱导人脐静脉内皮细胞氧化损伤模型细胞活性
影响[C]//中华中医药学会心病分会、北京中医药学会心血管病专业委员会. 2011年
中华中医药学会心病分会学术年会暨北京中医药学会心血管病专业委员会年会论文
集, 2011: 5.
[14] 于宁, 贾连群, 宋囡, 杨关林. 基于“痰瘀毒”病机探讨细胞焦亡与动脉粥样硬
化的关系[J]. 中华中医药学刊, 2019, 37(9): 2186-2188.
[15] 李佳芸. 采用血府逐瘀汤治疗心绞痛的应用及血管内皮功能指标分析[J]. 临床
医药文献电子杂志, 2019, 6(48): 142-143.


[16] 王宝祥, 董雪梅, 郭爱民, 张杰. 血府逐瘀汤对不稳定型心绞痛患者血管内皮功
能的影响[J]. 中西医结合学报, 2006(3): 256-259.
[17] 张颖, 张磊, 高宪玺. 养心汤对急性心肌梗死 PCI 术后炎症反应及血管内皮功
能的影响[J]. 湖南师范大学学报(医学版), 2017, 14(3): 112-115.
[18] 秦臻, 韦正新, 黄水清. 当归补血汤对低流体剪切应力作用下内皮细胞功能损

伤的保护作用[J]. 中国实验方剂学杂志, 2019, 25(16): 12-16.
[19] 吴岩, 祝彼得, 黄秀深, 刘渊, 杨岚. “当归补血汤”对人脐静脉内皮细胞的增殖
及分泌IL-6和GM-CSF的影响[J]. 成都中医药大学学报, 2000(4): 20-22.
[20] 李娜, 曲晓波, 叶豆丹, 李晶, 律广富, 林贺, 杨擎, 常志达, 张靖卓, 李斌, 林喆. 四
妙勇安汤对 H2O2 致内皮细胞ECV304损伤的保护作用[J]. 中国老年学杂志, 2014,
34(19): 5510-5511.
[21] 黄金玮, 常柏. 四妙勇安汤对2型糖尿病大鼠血管内皮细胞功能的影响[J]. 天津
中医药, 2010, 27(6): 499-500.
[22] 李鑫. 动脉硬化闭塞症血瘀证血清对血管内皮细胞的损伤及桃红四物汤的调节
作用[C]//中华中医药学会. 中华中医药学会周围血管病分会第六届学术大会论文集,
2014: 8.
[23] 王玉华, 佟士骅, 丁毓, 鲁成, 庄少伟. 丹蒌片治疗冠心病心绞痛痰瘀互结证的
临床效果及其对血管内皮功能的影响[J]. 广西医学, 2018, 40(21): 2524-2526 + 2530.
[24] 张妍, 史占江, 牛春玲, 沈晓君. 丹蒌片对同型半胱氨酸诱导的兔主动脉内皮细
胞 CHOP、BIP 蛋白表达和凋亡的影响[J]. 郑州大学学报(医学版), 2016, 51(4): 463466.
[25] 胡颖军, 张进朝, 王岚, 成龙. 银丹心脑通软胶囊对高脂血症大鼠血脂和血管内
皮分泌物质的影响[J]. 中国实验方剂学杂志, 2011, 17(21): 162-164.
[26] 王珍, 辛东, 彭柯, 王强, 李德. 银丹心脑通软胶囊对冠状动脉慢血流微血管性
心绞痛患者的作用[J]. 中国中西医结合杂志, 2019, 39(4): 418-422.
[27] 胡迅建, 赵明哲, 吴中旗, 怀惠英. 丹红联合低分子肝素钙对急性冠脉综合征患
者血清CyS-C、 CRP、 IL-6、 vWF、ET、VEGF水平的影响[J]. 海南医学院学报,
2017, 23(16): 2172-2175.


[28] 梁晶, 张子立, 王紫监, 张克成. 丹红注射液对急性冠脉综合征病人炎性因子、
血管内皮功能及血小板活化的影响[J]. 中西医结合心脑血管病杂志, 2019, 17(13):
1999-2001.
[29] 董霄, 邵明鑫. 通心络改善冠心病患者内皮细胞功能的相关研究[J]. 中国卫生标
准管理, 2018, 9(3): 97-99.
[30] 陈超, 钟文, 邝翠琼. 通心络胶囊辅助治疗稳定型心绞痛临床疗效及对内皮细胞

功能的影响[J]. 临床合理用药杂志, 2019, 12(31): 53-54.
[31] 李军英, 郭志刚. 通心络胶囊对冠心病介入术后患者疗效观察及对血管内皮功
能和炎症因子影响[J]. 中成药, 2019, 41(5): 1202-1204.
[32] 李志尚, 蔡海荣, 冯文伟, 赵帅, 张为章, 高焕佳, 赵子聪, 陈燕虹, 陈伯钧. 柴白温
胆汤对动脉粥样硬化大鼠内皮功能及MMP-9/TIMP-1的影响[J]. 广州中医药大学学
报, 2019, 36(3): 380-385.
[33] 刘志明. 中医药对吸烟所致冠状动脉内皮损伤的干预作用研究[J]. 亚太传统医
药, 2017, 13(6): 129-131.
[34] 李静, 冯妍. 自拟护心稳斑协定方对冠状动脉粥样硬化性心脏病心绞痛患者的
治疗效果[J]. 中国医药, 2018, 13(12): 1771-1775.
[35] 叶攀, 杨丹, 蔡三金, 刘宏军, 敖杰男. 珍斛颗粒对肝阳上亢型高血压病患者血管
内皮细胞保护作用实验研究[J]. 湖北中医杂志, 2019, 41(6): 3-7.
[36] 胡娟. 心肌尔康对心肌梗死诱导心力衰竭小鼠心血管重构的保护作用[D]: [硕
士学位论文]. 合肥: 安徽医科大学, 2018.
[37] 蔡虢威, 程攀, 黄光耀, 连凤珍, 王小云, 胡娟, 张永学, 高杉. 心肌尔康对血管
紧张素 II 诱导的人脐静脉内皮细胞损伤的作用[J]. 中国实验方剂学杂志, 2018,
24(9): 103-110.



×