Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

LVTN 2018 đặc điểm ngôn ngữ lời thoại nhân vật trong kịch bản phim điện ảnh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đoàn Thị Thanh Tiền

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG KỊCH BẢN PHIM ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
(trên cứ liệu khảo sát một số kịch bản phim

đã công chiếu trong 5 năm gần đây)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀN NGƠN NGỮ HỌC
Hệ đào tạo: CNTN
Khóa học: 2014 - 2018

TP. HỒ CHÍ MINH, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

ĐOÀN THỊ THANH TIỀN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG KỊCH BẢN PHIM ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
(trên cứ liệu khảo sát một số kịch bản phim
đã công chiếu trong 5 năm gần đây)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH NGƠN NGỮ HỌC

Hệ đào tạo: CNTN
Khóa học: 2014 - 2018
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH

TP. HỒ CHÍ MINH, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước hết xin trân trọng cảm ơn Bộ Môn Ngôn ngữ học và Khoa Văn
học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình thực hiện Khóa luận
này.
Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh người đã
tận tình chỉ dẫn và góp những ý kiến q báu cho tơi từ lúc chọn đề tài cho
đến khi hồn thành Khóa luận.
Bên cạnh đó, tơi xin trân trọng cảm ơn Thư viện Trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn và Trường Sân khấu Điện ảnh (TPHCM) đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập tài liệu.
Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy cô, cùng bạn bè đã khuyến khích và
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện Khóa luận.
Khóa luận này sẽ khơng thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong
nhận được sự góp ý của q Thầy cơ để Khóa luận có thể hồn thiện hơn.
Trân trọng.
TP Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 6 năm 2018.
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Thanh Tiền.


LỜI CAN ĐOAN

Tơi xin can đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận án này đều đảm bảo trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 6 năm 2018.
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Thanh Tiền.


CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG KHÓA LUẬN
C-V: Chủ -vị
KB: Kịch bản
KBĐAVN: Kịch bản Điện ảnh Việt Nam
MC: Mẹ chồng
SGAYE: Sài Gịn, anh u em
TS: Trúng số
TTTT: Tiểu từ tình thái
VN: Vị ngữ
KÍ HIỆU DÙNG TRONG KHĨA LUẬN
(Sic): từ sai chính tả


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1:Thống kê số lượt thoại trong ba kịch bản

29

Bảng 3.1: Thống kê tần số xuất hiện của lớp từ khẩu ngữ

62


Bảng 3.2: Thống kê từ địa phương trong ba kịch bản

64

Bảng 3.3: Thống kê lớp từ thông tục

72

Bảng 3.4: Thống kê số lượng từ Hán Việt

74


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 2

3.

Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3


5.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4

6.

Dự kiến đóng góp .................................................................................. 4

7.

Bố cục của khóa luận ............................................................................ 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ....................................................................6
1.1. Vài nét về lời thoại trong KB phim và ngữ liệu khảo sát ...................... 6
1.1.1. Lời thoại trong KB phim................................................................ 6
1.1.1.1. Khái niệm ............................................................................... 6
1.1.1.2. Phân loại ................................................................................. 7
1.1.1.3. Đặc điểm và vai trò của lời thoại nhân vật trong KB phim ..... 9
1.1.2. Về ngữ liệu khảo sát (3 KB) ........................................................ 10
1.1.2.1. Trúng số................................................................................ 10
1.1.2.2. Sài Gòn, anh yêu em! ........................................................... 11
1.1.2.3. Mẹ chồng .............................................................................. 12
1.2. Một số thuật ngữ ngơn ngữ học hữu quan........................................... 12
1.2.1. Lí thuyết về phân tích diễn ngơn hội thoại .................................. 12
1.2.1.1. Khái niệm ............................................................................. 12
1.2.1.2. Phân tích diễn ngơn .............................................................. 15
1.2.2. Cấu trúc hội thoại ......................................................................... 16
1.2.2.1. Lượt lời ................................................................................. 17
1.2.2.2. Mở thoại ............................................................................... 17

1.2.2.3. Cặp thoại .............................................................................. 17
1.2.2.4. Sự liên kết các phát ngôn ..................................................... 18


1.2.3. Những mối quan hệ cá nhân ........................................................ 19
1.2.3.1. Quan hệ thân sơ .................................................................... 19
1.2.3.2. Quan hệ vị thế ...................................................................... 19
1.2.3.3. Nguyên lí lịch sự .................................................................. 20
1.2.4. Các lớp từ vựng............................................................................ 22
1.2.4.1. Khẩu ngữ .............................................................................. 22
1.1.1.1. Từ thông tục ......................................................................... 23
1.1.1.2. Lớp từ địa phương ................................................................ 23
1.1.1.3. Thành ngữ ............................................................................ 24
1.1.1.4. Từ Hán Việt.......................................................................... 25
1.1.1.5. Từ vay mượn gốc Ấn – Âu. ................................................. 25
1.1.2. Một số thuật ngữ cú pháp............................................................. 25
1.1.2.1. Câu đơn ................................................................................ 25
1.1.2.2. Câu ghép............................................................................... 27
1.1.2.3. Tiểu từ tình thái .................................................................... 27
Tiểu kết ........................................................................................................ 28
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ LIÊN NHÂN TRONG LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG KBĐAVN ..........................................................................................29
2.1. Yếu tố thể diện trong lời thoại nhân vật .............................................. 30
2.2. Các chiến lược giao tiếp lịch sự trong lời thoại nhân vật................... 38
2.2.1. Bày tỏ tình hình bi quan ............................................................... 38
2.2.2. Hành động ngôn từ gián tiếp........................................................ 41
2.2.3. Tỏ ra kính trọng người nghe ........................................................ 47
2.2.4. An ủi, động viên........................................................................... 48
2.3. Đe dọa thể diện như một chiến lược giao tiếp .................................... 49
2.4. Vai trị định hình nhân vật của quan hệ liên nhân .............................. 53

2.5. Vai trò thúc đẩy kịch tính phim của quan hệ liên nhân ....................... 58
Tiểu kết ........................................................................................................ 60


CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG, CÚ PHÁP CỦA LỜI THOẠI TRONG
KBĐAVN .........................................................................................................62
3.1. Đặc điểm từ vựng của lời thoại ........................................................... 62
3.1.1. Các lớp từ vựng sử dụng trong lời thoại ...................................... 62
3.1.1.1. Lớp từ khẩu ngữ ................................................................... 62
3.1.1.2. Lớp từ địa phương ................................................................ 64
3.1.1.3. Ngữ cố định .......................................................................... 69
3.1.1.4. Lớp từ thông tục ................................................................... 71
3.1.1.5. Lớp từ vay mượn .................................................................. 73
3.1.1.5.1. Từ Hán Việt ...................................................................... 74
3.1.1.5.2. Từ gốc Ấn – Âu ................................................................ 77
3.2. Đặc điểm cú pháp của lời thoại........................................................... 79
3.2.1. Các kiểu câu được sử dụng trong lời thoại .................................. 80
3.2.2. Một số yếu tố cấu tạo biểu thức đặc thù trong lời thoại .............. 85
3.2.2.1. Tiểu từ tình thái .................................................................... 86
3.2.2.2. Tình thái ngữ ........................................................................ 88
Tiểu kết ........................................................................................................ 90
KẾT LUẬN ......................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................95
PHỤ LỤC...........................................................................................................1


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, Điện ảnh là một trong những nền công nghiệp mũi nhọn của rất
nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Mĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn
Độ,…Hòa cùng với xu thế phát triển chung của điện ảnh thế giới, điện ảnh Việt
Nam trong những năm gần đây cũng có nhiều khởi sắc và đang trên đà phát
triển mạnh mẽ. Công nghiệp điện ảnh được ví như “cổ máy cái” trong xây dựng
cơng nghiệp văn hóa Việt Nam hiện nay. Thị trường điện ảnh Việt Nam đang
lớn dần và có nhiều bước tiến vượt trội về cả số lượng và chất lượng. Rất nhiều
phim được đánh giá cao tại các Liên hoan phim quốc gia, quốc tế và khơng ít
tác phẩm đã phá kỉ lục phòng vé vượt qua nhiều bom tấn nước ngồi có danh
tiếng. Sự phát triển của điện ảnh không chỉ là động lực thúc đẩy nền kinh tế đất
nước mà cịn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam bởi
điện ảnh là sự tổng hợp của nghệ thuật và cơng nghiệp mang tính văn hóa cao.
Thị trường điện ảnh Việt Nam hiện nay đang tồn tại hai dòng phim, một là
phim remake, là loại phim làm từ kịch bản nước ngoài đã qua quá trình Việt
hóa, hai là dịng phim do biên kịch Việt Nam viết, được gọi là phim thuần Việt.
Dòng phim remake đang trở thành xu thế và được đông đảo các nhà làm
phim lựa chọn. Đặc biệt từ năm 2016 đến nay, dòng phim remakengày càng
chiếm thế thượng phong so với phim thuần Việt, có thể kể đến như: Yêu, Em là
bà nội của anh, Sắc đẹp ngàn cân, Bạn gái tôi là sếp, Ngày mai Mai cưới, Yêu
đi đừng sợ, Tháng năm rực rỡ, Mối tình đầu của tơi, u bất chấp,… Việc
phim remake chiếm ưu thế trên thị trường điện ảnh Việt Nam đã phản ánh một
thực tế đáng buồn của điện ảnh Việt Nam trên địa hạt Kịch bản – điện ảnh Việt
Nam đang thiếu kịch bản hay, nhưng đồng thời cũng chứng tỏ các nhà làm
phim thật sự rất coi trọng vai trò của kịch bản.
Sự bùng nổ của phim remake tuy đã tạo một luồng sinh khí mới cho điện
ảnh Việt Nam trong những năm gần đây, và gây ra nhiều hiệu ứng đáng kể,
nhưng thị trường điện ảnh Việt Nam vẫn có rất nhiều kịch bản thuần Việt vừa


2


thu hút đông đảo khán giả vừa được đánh giá cao ở các Liên hoan phim danh
giá trong nước và quốc tế. Có thể kể đến như: Những đứa con của làng; Cơ Ba
Sài Gịn; Em chưa 18; Dạ cổ hồi lang; Trúng số; Sài Gịn, Anh u em…
Trước làn sóng áp đảo của phim remake, phim thuần Việt trong những năm gần
đây đã có nhiều đổi mới đáng kể để có thể vừa đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày
càng nâng cao và không ngừng thay đổi của khán giả vừa đảm bảo tính văn hóa
- nghệ thuật.
Với mong muốn hiểu rõ hơn về kịch bản phim điện ảnh Việt Nam trong
những năm gần đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ lời
thoại nhân vật trong kịch bản phim điện ảnh Việt Nam (trên cứ liệu khảo sát
một số kịch bản phim đã công chiếu trong 5 năm gần đây) làm đối tượng
nghiên cứu. Nếu như kịch bản là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại
của một bộ phim, là cơ sở, nền tảng của việc sản xuất và hình thành một tác
phẩm, thì lời thoại nhân vật là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công
của một kịch bản phim nói riêng và bộ phim nói chung. Vì vậy, lời thoại luôn
là một trong những phương diện mà biên kịch cũng như các nhà làm phim đặc
biệt chú trọng, dành nhiều tâm huyết. Tuy nhiên, từ trước đến nay đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về kịch bản, nhưng chưa có cơng trình nào thật sự
đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu về lời thoại của nhân vật trong kịch bản, nếu có
cũng chỉ là những ý kiến sơ lược. Nghiên cứu lời thoại của nhân vật trong kịch
bản, qua đó phần nào có thể hiểu rõ hơn về kịch bản nói riêng và bộ phim nói
chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tìm hiểu về tình hình nghiên cứu lời thoại nhân vật trong kịch bản điện
ảnh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chúng tơi nhận thấy việc
nghiên cứu lời thoại cịn khá nhiều hạn chế và chưa có cơng trình nào dành
riêng, đi sâu tìm hiểu về lời thoại nhân vật nói chung và đặc điểm sử dụng ngơn
ngữ lời thoại nói riêng. Lời thoại chỉ được đề cập sơ lược trong các cơng trình
nghiên cứu kịch bản và hầu hết đều mang tính chun mơn, tức là chủ yếu phục

vụ cho cơng tác dạy nghề, làm nghề. Chẳng hạn một số công trình:


3

Thế giới: “Nghệ thuật viết kịch bản điện ảnh” (1996) của John W. Bloch
William Fadiman & Lois Peyser, “Để viết một kịch bản điện ảnh” (2001) của
Michel Chion,“Kim chỉ nan giải quyết các vấn đề khó cho biên kịch điện ảnh”
(2005) của Syd Field, Cách viết kịch bản phim ngắn” (2006) của Jean- Marc
RUDNICK,…
Việt Nam: Viết kịch bản phim truyện (2006) của Lê Ngọc Minh, Văn học
nghệ thật truyền thống với phim truyện Việt Nam (2007) của Phân Bích Hà,
“Hướng dẫn viết kịch bản phim” (2013) của Đoàn Minh Tuấn, Từ tác phẩm
văn học đến tác phẩm điện ảnh” (2014) của Phan Bích Thủy,…
Chính vì thế, trong Khóa luận này chúng tơi hi vọng bước đầu tìm hiểu
thêm về đặc điểm ngơn ngữ lời thoại nhân vật nói riêng và góp phần làm sáng
rõ một phương diện nào đó trong q trình nghiên cứu lời thoại nhân vật trong
KBĐAVN nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tơi trong Khóa luận này là:
Thứ nhất, nhằm nghiên cứu, tìm hiểu đặc trưng ngơn ngữ được sử dụng
trong xây dựng lời thoại nhân vật trong KBĐAVN, những năm gần đây.
Thứ hai, nhằm tìm hiểu vai trị của lời thoại trong KB.
Thứ ba, qua việc khảo sát nghiên cứu này chúng tơi mong muốn mang lại
một cái nhìn rõ hơn, sâu hơn về lời thoại nhân vật trong KB nói riêng, trong
điện ảnh nói chung.
Bên cạnh đó, trong Khóa luận này chúng tơi sẽ sử dụng lý thuyết phân
tích diễn ngơn để phục vụ cho q trình khảo sát nghiên cứu, vì thế chúng tơi
mong muốn có thể góp phần làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đến hội thoại
trong phân tích lời thoại nhân vật trong KBĐA.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận này là đặc điểm ngơn ngữ trong lời
thoại nhân vật trong KBĐAVN trên cứ liệu khảo sát các KB phim đã công
chiếu trong 5 năm gần đây. Cụ thể, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát và phân tích


4

từ vựng, ngữ nghĩa, phong cách, cú pháp và ngữ dụng của các lời thoại từ góc
nhìn phân tích diễn ngơn.
Phạm vi nghiên cứu: Trong Khóa luận này chúng tơi sẽ tiến hành khảo sát
đặc điểm ngôn ngữ trong lời thoại nhân vật của 3 KB phim đã công chiếu trong
5 năm gần đây: Trúng số (2015) của Nguyễn Mạnh Tuấn; Sài Gịn, Anh u em
(2016) của Ngọc Bích; và Mẹ chồng (2017) của Ngọc Bích – Kim.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện Khóa luận này chúng tơi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp miêu tả: Từ ngữ liệu đã thống kê, chúng tơi tiến hành phân
tích, miêu tả một cách chi tiết các yếu tố ngôn ngữ để làm rõ đặc điểm ngôn
ngữ lời thoại nhân vật trong KB, từ đó đi đến nhận xét, đánh giá những vấn đề
liên quan đến lời thoại.
Phương pháp phân tích diễn ngơn: dùng để phân tích các ngữ liệu lời thoại
trong mối quan hệ của chúng với hoàn cảnh giao tiếp, qua đó có cái nhìn rõ hơn
về giá trị của lời thoại nhân vật trong mỗi tình huống cụ thể.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng thủ pháp thống kê: nhằm thống kê các
đơn vị ngôn ngữ thể hiện các đặc trưng ngôn ngữ của lời thoại nhân vật trong
các KB nói trên, từ đó đi đến phân loại các lớp đơn vị ngôn ngữ theo giới
thuyết đã chọn.
6. Dự kiến đóng góp
Về mặt lí luận: Qua việc khảo sát đặc điểm ngôn ngữ lời thoại nhân vật

trong một số KB phim điện ảnh Việt Nam, Khóa luận tìm hiểu về các lớp từ
ngữ nổi bật, các đặc điểm phong cách học, ngữ pháp và ngữ dụng học dưới góc
nhìn phân tích diễn ngơn. Từ đó, chúng tơi mong muốn góp phần làm sáng rõ
thêm một số vấn đề lí thuyết liên quan đến ngơn ngữ lời thoại nhân vật trong
KB nói riêng và ngơn ngữ diễn ngơn hội thoại nói chung.
Về mặt thực tiễn: Những KB phim chúng tôi khảo sát trên đây, đều là
những KB được đánh giá khá cao và thu hút đông đảo khán giả trong 5 năm trở
lại đây. Trong bối cảnh điện ảnh Việt Nam đang thịnh hành dòng phim remake


5

như ngày nay, chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của Khóa luận này có thể
góp phần làm hiểu rõ hơn về ngôn ngữ lời thoại trong các KB được khảo sát
nói riêng và KB điện ảnh thuần Việt trong những năm gần đây nói chung. Qua
đó, có thể giúp ích một phần nào đó cho cơng việc biên kịch.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ
lục, Khóa luận gồm có ba phần:
Chương 1: Cở sở lí thuyết
Ở chương này chúng tơi sẽ trình bày một số vấn đề lí luận cơ bản liên quan
đến đề tài như: lời thoại trong KB phim điện ảnh, giới thiệu về các KB cứ liệu,
một số thuật ngữ ngôn ngữ học hữu quan: phân tích diễn ngơn, lý thuyết hội
thoại, từ vựng, cú pháp,…Đây là những cơ sở cho việc nghiên cứu và hoàn thành
đề tài.
Chương 2: Quan hệ liên nhân trong lời thoại nhân vật trong KB điện ảnh
Việt Nam.
Trong chương này chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát các yếu tố của quan hệ
liên nhân được biểu hiện trong lời thoại nhân vật như: thể diện, lịch sự.
Chương 3: : Đặc điểm từ vựng, cú pháp của lời thoại trong KB phim truyện

điện ảnh Việt Nam.
Chúng tôi tập trung vào phân tích miêu tả đặc điểm từ vựng, cú pháp của
lời thoại nhân vật dựa trên lý thuyết ở chương 1 và cứ liệu khảo sát để từ đó rút
ra được đặc điểm cơ bản, đặc trưng của ngôn ngữ lời thoại nhân vật trong KB
phim điện ảnh Việt Nam trong những năm gần đây.


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Vài nét về lời thoại trong KB phim và ngữ liệu khảo sát
1.1.1. Lời thoại trong KB phim
1.1.1.1. Khái niệm
Một bộ phim thường có 2 phần: hình ảnh và lời thoại. Theo số liệu thống
kê, hình ảnh chiếm 75%, âm thanh chiếm 25% và bao gồm cả nhạc nền, bản
nhạc chính trong phim, các tiếng động và lời thoại [33]. Như vậy, có thể thấy
lời thoại chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong một bộ phim, tuy nhiên nó có vai trị
nhất định và cần thiết đối với một bộ phim. Ngay từ khi phim có tiếng mới ra
đời, người ta đã bắt đầu trau chuốt, đầu tư vào lời thoại nhiều hơn, sự có mặt của
lời thoại cùng với âm thanh khiến cho bộ phim trở nên hấp dẫn hơn, thu hút
nhiều người xem hơn. Và ngày nay, lời thoại dường như là yếu tố không thể
thiếu trong các bộ phim hiện đại.
Vậy lời thoại nhân vật là gì? Lời thoại nhân vật có vai trị như thế nào trong
một bộ phim?
Có một số nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa của lời thoại nhân vật trong
phim điện ảnh như sau:
“Lời thoại là phần thể hiện lời nói giữa các nhân vật với nhau. Nó khơng
phải là văn viết, nhưng cũng khơng hẳn là văn nói đời thường nó chỉ tương đồng
về nội dung với văn nói đời thường. Thoại tập trung vào vấn đề khơng hun
thun, dơng dài như văn nói hàng ngày. Thoại là văn nói đã được biên tập lại,

có sắp xếp và có chủ đích, cơ đọng súc tích. Tuy nhiên thoại vẫn giữ phong cách
lời nói thực. Thoại khơng nhất thiết phải thực tế nhưng nó phải thuyết phục”.
[33]
Cịn trong cơng trình “Văn học nghệ thuật truyền thống với phim truyện
Việt Nam” (2007), Phan Bích Hà đã khẳng định: “Lời thoại được sử dụng trong
kịch bản là ngôn ngữ như là nguyên liệu của nghệ thuật”[13]


7

Đối với Nguyễn Thị Hoa, lời thoại nhân vật được nhận định như sau:
“Tiếng nói trong phim (Lời thoại nhân vật) là tất cả ngơn ngữ nói: độc thoại,
đối thoại, tiếng nói ngồi hình, tiếng nói nội tâm, tiếng quần chúng, lời dẫn
truyện…Thoại trong phim cũng giống như thoại trong sân khấu. Đặc điểm khác
biệt của phim truyện, thoại thường sử dụng đối thoại, những loại thoại khác
thường ít sử dụng trong điện ảnh…Lời thoại trong phim giống như ngôn ngữ
thường nhật.”[19]
Như vậy, từ những quan niệm trên, có thể thấy, hầu hết các nhà nghiên cứu
đều thừa nhận rằng: lời thoại nhân vật là tiếng nói của nhân vật trong phim và là
một dạng ngơn ngữ nói.
Trong Khóa Luận này chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “lời thoại” để chỉ lời
thoại nhân vật trong các KBĐAVN.
1.1.1.2. Phân loại
Về phân loại lời thoại, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất phân loại
lời thoại trong phim thành ba loại: đối thoại, độc thoại và lời ngồi hình (lời dẫn
của tác giả). Dưới đây chúng tơi xin trình bày quan điểm của Lê Ngọc Minh
trong cơng trình “Viết kịch bản phim truyện” (2006) như sau:


Đối thoại


Đối thoại giúp nhân vật làm rõ hơn nguồn gốc, hành vi, thế giới quan, tình
cảm, tính cách và cả hồn cảnh hiện tại của nhân vật đó.
Ví dụ: Một đoạn đối thoại giữa hai nhân vật: Hoa và Thúy trong KB phim
điện ảnh “Bi, đừng sợ” của Phan Đăng Di
Hoa: Chiều nay chị đã sửa lại cái nhà tắm ngoài vườn để
dùng tạm…nay mai bố về mà cả nhà chỉ có mỗi một buồng
tắm thì cũng bất tiện.
Thúy: Sao chị khơng để anh Quang anh ấy làm ?
Hoa: Chị có nhờ nhưng anh ấy cứ ừ hữ rồi lại để đấy… Mà
hình như dạo này anh ấy cũng bận.


8

Thúy: Chắc lại suốt ngày ngồi quán bia đấy thôi. Cứ nhìn
cái bụng anh ấy thì biết, nó to lên từng ngày…[48]
Đoạn đối thoại trên giữa hai nhân vật thể hiện rất rõ tính cách của hai nhân
vật: Thúy mạnh mẽ, cương nghị, thẳng thắn; Hoa nhu mì, mềm mỏng, hiểu
chuyện, biết lo toan. Bên cạnh đó, chính từ cuộc đối thoại trên của hai nhân vật
đã dẫn đến hành động sau đó: “Hoa thống buồn, nhưng cơ khơng nói gì” ….


Độc thoại

Độc thoại trong điện ảnh là lời nói của nhân vật nào đó hoặc với chính
mình và đơi khi có thể hướng tới khán giả, tạo nên một sự chú ý nhất định. Độc
thoại phải có sự tập trung cao của tính triết lí và những xung đột của tư tưởng
nhân vật.
Đoạn thoại dưới đây trong KB “Những đứa con của làng” của Phạm

Dũng, là lời của nhân vật Bè nói với con gà của anh, nhưng thật ra đó chỉ là lời
tâm tình, bộc bạch của Bè về nỗi lịng của mình, hình ảnh con gà chỉ là một cái
cớ, để Bè thực hiện những lời độc thoại này.

Tao muốn lấy bưởi mà Bưởi không cho. Tao rồi cũng ế
vợ thôi.
Sao ai cũng bảo tao khùng hả mày?
Khơng có cầu qua sơng, khơng ai chịu làm cầu thì tao
làm, sao bảo tao khùng? Mày ở với tao rồi mày cũng ế
vợ như tao thôi gà ơi là gà ơi.[47]


Lời dẫn của tác giả

Thủ pháp này được thực hiện dưới hai hình thức: nói bằng lời và ghi phụ
đề.
Lời dẫn chuyện của tác giả có vị trí quan trọng trong cấu trúc của một số
KB mà nội dung cốt truyện kéo dài trong nhiều năm, nhiều chục năm và cả khi
cả thế kỷ. Lời ngồi hình của tác giả có khi là một nhận định, đúc kết một sự


9

kiện, một nhân vật nào đó mà tác giả phản ánh với mục đích làm sâu hơn
những gì đã có trong hình ảnh.
Chẳng hạn, trong KB Lơ tơ của Ngọc Bích, mở đầu KB là một chuỗi các
lời ngồi hình là giọng nói của nhân vật Lệ Liễu kể về cuộc đời của mình,
giọng nói xuất hiện trên nền hình ảnh của nhân vật Đực với một chuỗi các hành
động xảy ra từ lúc Đực 7 tuổi đến lúc 17 tuổi, dưới đây chúng tơi xin dẫn ra hai
lời ngồi hình của Lệ Liễu:

LỆ LIỄU ( V.O )
Tui ước một ngày nào đó sẽ được dì Thắm cho mặc
áo đầm, được trét môi son, được đi hát trong mấy
đám cưới trong xóm như con Méng bên nhà cậu
ba.[45]
1.1.1.3. Đặc điểm và vai trò của lời thoại nhân vật trong KB
phim
Đặc điểm



Trong cuốn “Nghệ thuật viết kịch bản điện ảnh” (1996), John W. Bloch
William Fadiman & Lois Peyser đã đưa ra những đặc tính, phẩm chất mà một
lời thoại cần có trong KB phim như sau:
-

Lời thoại phải đáng tin cậy, đanh thép nhưng phải rút ngắn đến cái

cốt yếu.
-

Lời thoại cần sát hợp với nhân vật, tính cách nhân vật

-

Lời thoại phải gần gũi với đời sống

-

Rõ ràng, tiết kiệm, nhịp điệu, để có thể truyền đạt một cách tốt


nhất.[21]


Vai trị

Như chúng tơi đã nói ở trên, lời thoại có vai trò nhất định và cần thiết
trong KB. Trong một số cơng trình, các nhà người cứu đã đưa ra vai trò, nhiệm
vụ chủ yếu của lời thoại trong KB phim như sau:


10

Trong cuốn “Cách viết kịch bản phim ngắn” (2006), Jean- Marc
RUDNICKI cho rằng thoại được sử dụng để:
-

Làm nổi bật đặc điểm tính cách của nhân vật (một hoặc nhiều)

-

Chuyển tải một thông tin và làm tiến triển hành động.[20]

1.1.2. Về ngữ liệu khảo sát (3 KB)
1.1.2.1. Trúng số
“Trúng số” là bộ phim điện ảnh Việt Nam của đạo diễn Justin Nguyễn,
được khởi chiếu toàn quốc từ ngày 12/2/2015. Đây là một bộ phim được giới
chuyên môn cũng như khán giả đánh giá khá cao trên nhiều phương diện. Đặc
biệt, đây một bộ phim hội tụ rất nhiều những chi tiết hài hước mang lại tiếng
cười cho khán giả nhưng song song với đó là những tình tiết lắng đọng, trầm tư

khiến cho người xem phải suy ngẫm rất nhiều. Có thể nói “TS” là một bộ phim
hài nhưng khơng nhảm, bởi nó mang đậm tính nhân văn cao cả và đặt ra một vấn
đề hết sức phổ biến trong xã hộị ngày nay- “lòng tốt chạy theo đồng tiền”.
Bộ phim đã gặt hái được nhiều thành công lớn:
Tác phẩm điện ảnh này đã đạt được ba giải “Cánh Diều Vàng” năm 2015:
Phim xuất sắc, Kịch bản xuất sắc cho biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn và Nữ diễn
viên chính xuất sắc cho Ninh Dương Lan Ngọc.
Bộ phim “TS” nhận được số điểm bình chọn cao nhất của Hội đồng Tuyển
chọn tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự giải thưởng điện ảnh danh giá
nhất nước Mỹ - Oscar 2016, hạng mục “Phim nói tiếng nước ngồi xuất sắc”.
Kịch bản phim truyện “TS” do nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn hoàn thành
năm 2012, với tên gọi ban đầu là “Người tình trong mơ”.
Theo nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, KB “Người tình trong mơ” dựa trên câu
chuyện có thật về cơ Lành, một người bán vé số tại Long An, đã trả lại 6 tờ vé số
độc đắc cho một người đàn ông mặc dù anh này mua thiếu và chưa hề lấy vé gây
xôn xao dư luận năm 2011. Sau khi biết được câu chuyện của cơ Lành từ báo
chí, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn đã tìm đến và gặp cơ này, một mặt để xác minh


11

thực hư câu chuyện, một mặt thu thập những thông tin cần thiết để phục vụ cho ý
tưởng KB của mình.
Kịch bản phim “TS” xoay quanh câu chuyện “người tốt việc tốt”, quan
điểm của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn khi quyết định viết KB này: “Tơi muốn
một lần nữa tìm hiểu phản ứng của nhiều người về lòng tốt, sự thật thà, đang
hiếm gặp hoặc bị nghi ngờ trong đời sống hiện nay.” [37] Với mong muốn hết
sức nhân văn đó, Nguyễn Mạnh Tuấn đã thực sự tạo nên câu chuyện “TS” chạm
đến lòng người. KB “TS” xoay quanh câu chuyện trúng số độc đắc của các nhân
vật: vợ chồng Tư Nghĩa, Út Thơm, những người dân quê nghèo khổ, nhưng thật

thà chất phác, luôn đối đã tử tế với người khác, và một tư Phi ba xạo, bốc phét,
vừa mãn hạn tù.
KB này đã đạt được giải Cánh Diều Vàng 2015.
1.1.2.2. Sài Gòn, anh yêu em!
“Sài Gòn, anh yêu em !” là bộ phim điện ảnh hài tâm lí xã hội của đạo diễn
Lý Minh Thắng, Huỳnh Lập và La Quốc Hùng được khởi chiếu từ ngày
7/10/2016. Phim có thời lượng 98 phút, do CGV phát hành.
Tại Giải Cánh Diều Vàng năm 2017, “SGAYE!” đã đạt được giải Cánh
Diều Vàng cho phim điện ảnh xuất sắc, Biên kịch xuất sắc (Ngọc Bích), Âm
nhạc xuất sắc (nhạc sĩ Đức Trí), Hoạ sĩ thiết kế xuất sắc (Nguyễn Anh Thao) và
Nam diễn viên phụ xuất sắc (Huỳnh Lập).
Kịch bản “SGAYE!”là tác phẩm do hai nhà biên kịch Ngọc Bích và Kim
đồng sáng tác dựa trên KB ý tưởng của Huyền Trân – Nhật Ánh nói về những
con người sống ở Sài Gòn và yêu Sài Gòn, tuy nhiên 80% nội dung “SGAYE!”
là hoàn toàn mới . Tên KB “SGAYE!” cũng lấy từ KB ý tưởng này. “SGAYE!”
được hai tác giả Ngọc Bích – Kim viết trong vịng 4 tháng và hồn thành vào
tháng 4/2016. Đây là một kịch đa tuyến, xoay quanh 5 câu chuyện tình cảm, gia
đình với 10 nhân vật, mỗi câu chuyện diễn ra hết sức nhẹ nhàng và mang màu
sắc riêng giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp. Đó là câu chuyện của Yên Khuê, một
phát thanh viên Sài Gịn và chồng nước ngồi đang làm việc tại Việt Nam, cặp
đôi Việt Phương và Thiên Kim - cặp tình nhân trẻ, thành cơng, hai chàng trai


12

đồng tính Đức và Khánh, đơi tình già nghệ sĩ cải lương ông Sáu và bà Ba và hai
mẹ con Mỹ Tuyền và Mỹ Mỹ.
1.1.2.3. Mẹ chồng
“Mẹ chồng” là bộ phim điện ảnh của đạo diễn Lý Minh Thắng, khởi chiếu
từ ngày 1/12/2017. Đây là bộ phim thâm cung nội chiến đầu tiên của Việt Nam

trên màn ảnh rộng. Bộ phim cũng mang tính nhân văn về tình mẫu tử và phản
ánh thân phận nhiều bất cơng và trói buộc của người phụ nữ xưa. “MC” khá ăn
khách và được đánh giá cao trong thời điểm phim ra rạp.
Kịch bản “MC” do biên kịch Ngọc Bích hợp tác với Kim viết, và hoàn
thành vào tháng 12/2016. Theo biên kịch Ngọc Bích,“MC”là một KB được đặt
hàng từ nhà sản xuất về chủ đề mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu.
“Mẹ chồng” kể lại câu chuyện bi kịch của gia đình Hội đồng Lịnh, xung đột
giữa mẹ chồng nàng dâu từ đời này sang đời khác, gây nên biết bao sóng gió
trong gia đình. Để rồi đến cuối cùng phải nhận lấy cái kết bất hạnh.
1.2. Một số thuật ngữ ngôn ngữ học hữu quan
Như đã nói ở trên, trong Khóa luận này chúng tơi sẽ khảo sát, nghiên cứu
đề tài dưới góc nhìn phân tích diễn ngơn, vì thế trước tiên chúng tơi xin trình bày
sơ lược về lí thuyết phân tích diễn ngơn hội thoại làm cơ sở lí luận cho q trình
thực hiện đề tài này. Sau đó chúng tơi sẽ trình bày về một số vấn đề lí thuyết: từ
vựng, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng có liên quan để phục vụ cho việc nghiên
cứu, và làm sáng rõ đề tài.
1.2.1. Lí thuyết về phân tích diễn ngơn hội thoại
1.2.1.1. Khái niệm
Người đầu tiên đề xuất khái niệm diễn ngơn là Z. Harris trong cơng trình
“Discourse Analysis” – Phân tích diễn ngơn (1952), theo ơng thì diễn ngơn được
hiểu với tư cách là một văn bản liên kết ở bậc cao hơn câu. Khái niệm này vẫn
còn nhiều tranh luận, tuy nhiên Harris đã góp phần quan trọng vào việc thay đổi
đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học văn bản từ câu sang diễn ngôn.


13

Roland Barthes (1970) - một nhà lý luận văn học người Pháp trong “La
linguistique du discourse” đã định nghĩa: “Diễn ngơn là một đoạn lời nói hữu tận
bất kỳ, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt

với những mục đích giao tiếp thứ cấp, và có một tổ chức nội tại phù hợp với
những mục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố khác nữa,
ngồi những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngơn ngữ”. [Dẫn theo 38]
Đối với Teun Adrianus Van Dijk- người có cơng truyền bá Diễn ngơn trên
bình diện thế giới với tác phẩm “Some Aspects of Text Grammars” (1972) thì
“Diễn ngơn là sự kiện giao tiếp diễn ra giữa người nói và người nghe (người
quan sát…) trong tiến trình hoạt động giao tiếp ở một ngữ cảnh thời gian, không
gian, hay những ngữ cảnh khác nào đó. Hoạt động giao tiếp này có thể bằng lời
nói, bằng văn viết, những bộ phận hợp thành của nó có thể bằng lời và khơng
lời”.[Dẫn theo 36]
Widdowson (1984) đã định nghĩa: “Diễn ngôn là một quá trình giao tiếp.
Kết quả về mặt tình huống của quá trình này là sự thay đổi trong sự thể: thơng
tin được chuyển tải, các ý định được làm rõ, và sản phẩm của quá trình này là
văn bản.” [Dẫn theo 10]
Cịn theo quan điểm của Guy Cook (1989) thì “Diễn ngơn là những chuỗi
ngơn ngữ được nhận biết có nghĩa, thống nhất và có mục đích” [Dẫn theo10;
31]
Trong khi đó David Nunan cho rằng “diễn ngôn như là một chuỗi ngôn ngữ
gồm một số câu, những câu này được nhận biết là có liên quan nhau theo một
cách nào đó”. [8]
Ở Việt Nam nghiên cứu về diễn ngơn cũng có rất nhiều quan điểm khác
nhau, tiêu biểu như quan điểm của một số nhà Việt ngữ học sau đây:
Diệp Quang Ban với cơng trình “Giao tiếp diễn ngơn và văn bản” đã dẫn ra
rất nhiều các quan niệm khác nhau về diễn ngôn của các nhà nghiên cứu trên thế
giới. Đặc biệt là các cách hiểu khác nhau về mối quan hệ giữa hai tên gọi diễn


14

ngôn và văn bản trong các giai đoạn nghiên cứu khác nhau. Theo Diệp Quang

Ban thì quan điểm của Guy Cook được coi là hợp lí và chặt chẽ nhất, quan niệm
này được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu. Ông đưa ra sơ đồ về
mối quan hệ giữa diễn ngôn và văn bản như sau:

Diễn ngôn
(Nghĩa logic, chức năng)

Văn bản
( bề mặt từ
ngữ)

Hình: Văn bản là bề mặt ngôn từ, diễn ngôn thuộc về nghĩa logic và chức
năng
Nguyễn Thiện Giáp cũng đưa ra quan điểm của mình về diễn ngôn trong
tác phẩm “Dụng học Việt ngữ”. Dựa trên một số định nghĩa khác nhau của các
nhà nghiên cứu, tác giả đã đi đến nhận định rằng: “diễn ngôn (discourse) và văn
bản (text) thường được coi là đồng nghĩa với nhau để chỉ các sản phẩm của
ngôn ngữ, viết hay nói, dài hay ngắn, tạo nên một tổng thể hợp nhất, trong đó
diễn ngơn thường được hiểu là bao hàm văn bản, còn văn bản thiên về sản phẩm
viết nhiều hơn”. [10; 169]
Nguyễn Hòa kế thừa các quan niệm của Widdowson và một số nhà nghiên
cứu trong công trình “Phân tích diễn ngơn: Một số vấn đề lí luận và phương
pháp” cũng đã đưa ra khái niệm của diễn ngôn, phân biệt với văn bản như sau:
“Diễn ngôn là sự kiện hay q trình giao tiếp hồn chỉnh thống nhất có
mục đích khơng có giới hạn được sử dụng trong các hồn cảnh giao tiếp cụ thể”.
Cịn “Văn bản như là sản phẩm ngôn ngữ ghi nhận lại q trình giao tiếp hay sự
kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể”[18; 33 ]
Như vậy, qua đó có thể thấy, mỗi tác giả có mỗi hướng tiếp cận khác nhau
và có cách nhìn nhận riêng về diễn ngơn. Trong Khóa luận này, chúng tôi lựa



15

chọn dựa trên quan điểm của Guy Cook, cũng là quan điểm mà theo Diệp Quang
Ban được xem là hợp lí và đồng tình nhiều nhất. Theo hình ảnh nêu trên, “văn
bản là một chuỗi ngơn ngữ lí giải được ở mặt hình thức, bên ngồi ngữ cảnh”,
“diễn ngơn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp
nhất lại và có mục đích” [1;215]. Văn bản được đề cập khi cần phân tích mặt từ
ngữ của sự kiện nói, đó là phân tích văn bản. Những trường hợp giải thích các từ
ngữ bằng mối quan hệ giữa chúng với tình huống vật lí và xã hội bên ngồi văn
bản, ý định của người phát thì thuộc về diễn ngôn. Cả hai thao tác trên đều là
một bộ phận quan trọng của phân tích diễn ngơn.
1.2.1.2. Phân tích diễn ngơn
Về vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngơn, cũng có khá nhiều quan niệm
khác nhau, và chưa có một quan niệm nào được thống nhất hồn toàn. Đặc biệt
là phân biệt giữa hai thuật ngữ phân tích diễn ngơn và phân tích văn bản. Có thể
nói ranh giới giữa hai thuật ngữ này cũng khá không rõ ràng, cho nên thường hay
lẫn lộn.
Brown và Yule khi đề cập đến khái niệm phân tích diễn ngơn đã cho rằng:
“Phân tích diễn ngơn nhất thiết là sự phân tích ngơn ngữ hành chức. Như vậy,
khơng thể giới hạn phân tích diễn ngơn với việc miêu tả các hình 27 thức ngơn
ngữ mà khơng quan tâm đến mục đích hay chức năng mà các hình thức này tạo
ra để đảm nhận trong thế giới hoạt động của con người”. [12]
David Nunan trong “Phân tích diên ngơn” (1998) đã phân biệt phân tích
diễn ngơn và phân tích văn bản. Theo ông: Phân tích văn bản là xem xét các đặc
điểm nội dung và hình thức của văn bản tách rời ngữ cảnh ngồi ngơn ngữ cịn
Phân tích diễn ngơn sẽ quan tâm đến mặt chức năng, tức là “liên quan đến việc
nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng (ngôn ngữ hành chức).” [ 8 ]
Ở Việt Nam, cũng như khái niệm diễn ngơn, phân tích diễn ngơn cũng được
một số nhà Việt ngữ học quan tâm rất nhiều:

Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Phân tích diễn ngơn là một cách tiếp cận
việc nghiên cứu diễn ngơn, nó dựa trên những khái niệm và thuật ngữ của ngữ


16

pháp truyền thống…. Phân tích diễn ngơn cố gắng mở rộng sự phân tích cấu
trúc câu đến những đơn vị lớn hơn câu, nó thường bắt đầu bằng sự cố gắng
nhận diện những đơn vị tối thiểu của diễn ngôn, sau đó tìm kiếm những quy luật
chi phối những đơn vị tối thiểu đó cùng nhau kết hợp thành chuỗi tạo nên diễn
ngôn như thế nào.” [11; 441]
Diệp Quang Ban định nghĩa: “Phân tích diễn ngơn là đường hướng tiếp cận
tài liệu ngơn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngơn/ văn bản) từ tính đa diện
hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngơn từ và ngữ cảnh tình huống với các mặt
hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực (register) mà nội dung hết sức
phong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức
năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, dân tộc).”.
[1;158 ]
Với Nguyễn Hịa: “phân tích diễn ngơn và phân tích văn bản không phải là
hai bộ mặt khác biệt mà chỉ là hai mặt của phân tích ngơn ngữ hành chức trong
hoàn cảnh giao tiếp xã hội.” [18; 34]
Cũng như khái niệm diễn ngơn, khái niệm phân tích diễn ngơn cũng có khá
nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quan điểm đều có hướng tiếp cận và cách nhìn
nhận riêng. Trong đó quan điểm của Diệp Quang Ban khá phù hợp với hướng
nghiên cứu Khóa luận này chúng tơi chọn quan điểm của tác giả này để làm cơ
sở lí luận cho đề tài của mình.
Từ những cơ sử lí luận về diễn ngơn và phân tích diễn ngơn nói trên có thể
thấy lời thoại nhân vật trong KBĐAVN cũng là một loại diễn ngôn - diễn ngôn
của nhân vật trong KB. Như vậy, nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ lời thoại nhân
vật trong KBĐAVN cũng có nghĩa là đi nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ được sử

dụng trong các diễn ngôn hội thoại của nhân vật trong KBĐAVN. Tức là, chúng
tôi sẽ tiến hành phân tích diễn ngơn hội thoại của nhân vật trên cả hai phương
diện: hình thức và chức năng, bao gồm các yếu tố ngôn ngữ: các đơn vị từ vựng,
các đơn vị cú pháp, ngữ nghĩa – ngữ dụng tạo nên diễn ngôn.
1.2.2. Cấu trúc hội thoại


×