Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Gop y du thao sua doi thong tu 302014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.13 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phòng GD & ĐT Sơn Tịnh CƠNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b> Trường TH Tịnh Trà. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.</b>


Tịnh Trà, ngày 13 tháng 9 năm 2016.

<b>GÓP Ý DỰ THẢO</b>



<b> "SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH</b>


<b>TIỂU HỌC THEO THÔNG TƯ 30/2014/TT-BGDDT"</b>



* Kính gửi : Phịng GD&ĐT Sơn Tịnh.


- Thực hiện dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh
tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.Nay Trường Tiểu học Tịnh Trà họp các tổ chuyên
mơn và có một số góp ý như sau :


Theo dự thảo Thơng tư, thì tất cả các giáo viên điều cho rằng được giảm bớt áp
lực. Cụ thể là trong đánh giá thường xuyên, quy định không đánh giá bằng điểm số được
giữ nguyên, song không yêu cầu hàng tháng giáo viên phải ghi nhận xét vào sổ theo dõi
chất lượng giáo dục. Thay vào đó, GV được chủ động việc nhận xét, tự quyết định khi nào
nhận xét bằng lời, khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sổ cá nhân cho phù hợp. Cuốn sổ
theo dõi chất lượng giáo dục trong Hồ sơ đánh giá cũng được thay thế bằng Bảng tổng
hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp, đi kèm với Học bạ của HS.


Hơn nữa, để giúp phụ huynh nắm bắt được mức độ học tập rèn luyện của con em,
sự đánh giá thường xuyên được “lượng hoá” thành các mức A, B, C vào giữa và cuối mỗi
học kỳ, trong đó :


-Mức A: dành cho HS nắm vững kiến thức, thành thạo kỹ năng, hoàn thành tốt
nhiệm vụ học tập, hứng thú với môn học hoặc hoạt động giáo dục;



- Mức B: dành cho những em nắm được kiến thức, biết vận dụng kiến thức kỹ
năng, hồn thành nhiệm vụ học tập mơn học hoặc hoạt động giáo dục;


-Mức C: là những HS chưa nắm được kiến thức, thiếu hụt kỹ năng, chưa hồn
thành nhiệm vụ học tập mơn học hoặc hoạt động giáo dục.


Đánh giá năng lực phẩm chất cũng vậy, được lượng hóa thành 3 mức A, B, C vào
giữa và cuối học kỳ.


Đánh giá định kỳ kết quả học tập được áp dụng với Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch
sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, bằng bài kiểm tra vào cuối học kỳ I và cuối năm học.
Riêng lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra Tiếng Việt, Toán vào giữa 2 học kỳ. Bài kiểm tra
được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đối tượng cụ thể: HS hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện (Kết quả
đánh giá các môn học, năng lực, phẩm chất đạt mức A; bài kiểm tra định kỳ các môn cuối
năm học đạt 9 điểm trở lên); HS hoàn thành tốt các nội dung học tập và rèn luyện (ít nhất
50% các mơn học đạt mức A, các mơn cịn lại đạt mức B; năng lực, phẩm chất đạt mức A
hoặc B; bài kiểm tra định kỳ các môn cuối năm đạt 7 điểm trở lên)...


Theo chúng tôi được biết, Dự thảo sửa đổi Thông tư 30 thay cho việc nhận xét,
giáo viên sẽ đánh giá học sinh bằng các mức A, B, C. Sự đánh giá này thực chất là lượng
hóa cách đánh giá thay cho việc định lượng bằng điểm số, thực chất đây là một giải pháp
trung gian giữa hình thức đánh giá bằng điểm số và hình thức đánh giá bằng nhận xét.


Quy định này sẽ thu gọn hơn và có phần thuận tiện so với với cách đánh giá bằng
nhận xét.


Đối với năng lực và phẩm chất, giữa và cuối mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm căn cứ
vào quá trình đánh giá thường xuyên, đánh giá mức độ hình thành và phát triển từng


năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh theo:


- Mức A: nhận thức đầy đủ, làm tốt, hứng thú, tự tin.


- Mức B: nhận thức được, làm được, chưa thật hứng thú, chưa thật tự tin.
- Mức C: nhận thức chưa đầy đủ, chưa làm được, chưa hứng thú, thiếu tự tin.


Tuy nhiên, việc lượng hóa cách đánh giá theo cách thức văn bản này, theo trường
chúng tơi là chỉ có giáo viên mới nắm được các mức A, B, C là gì, cịn đối với học sinh và
phụ huynh lại phải có sự giải thích rõ, như thế lại tạo ra sự bất cập trong áp dụng.


Mặt khác, việc đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10 truyền thống lại thuận
tiện, đơn giản và dễ hiểu hơn rất nhiều, đặc biệt đối với quá trình giám sát của phụ
huynh và đi kèm cũng có những nhận xét, cho điểm.


Trên thực tế, tinh thần của Thông tư 30 vẫn là đánh giá học sinh trên ba phương
diện kiến thức, năng lực và phẩm chất. Rõ ràng là việc đánh giá q trình hình thành năng
lực và phẩm chất thì khơng thể dùng điểm số hay lượng hóa được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

-Có nghĩa là Thơng tư nên có sự phân định rạch ròi những nội dung đánh giá để dễ
thực hiện và tiện cho quá trình theo dõi của phụ huynh, nghĩa là cần tăng tính khoa học
trong quy định cách đánh giá học sinh.


-Theo cách lượng hóa A, B, C ở trên thì chỉ mới dừng lại ở cách đánh giá về mặt
kiến thức và nhận thức, chứ chưa đánh giá được về năng lực và phẩm chất của học sinh
như tham vọng của Thông tư đã đề ra. Trên thực tế là khơng thể lượng hóa hết được, sẽ
có sự khó chịu nếu đánh giá lịng nhân ái và tình yêu quê hương đất nước của học sinh
theo các mức A, B, C…


-Dự thảo sửa đổi thơng tư tuy có bổ sung quy định tổng hợp kết quả đánh giá


thường xuyên về học tập bằng ba mức A, B, C, nhưng mỗi học kỳ chỉ có một lần xếp loại
thì q ít. Nhiều bậc cha mẹ rất ngỡ ngàn nếu đến tận cuối học kỳ mới biết kết quả học
tập của con. Bên cạnh đó, dự thảo cũng khơng cho biết mối quan hệ giữa xếp loại A, B, C
này với kết quả bài kiểm tra được đánh giá theo thang điểm 10 như thế nào?


-Việc đánh giá phẩm chất của học sinh bằng xếp loại A, B, C là phù hợp, nhưng căn
cứ rất mơ hồ. Ví dụ, mức A là "nhận thức đầy đủ, làm tốt, hứng thú, tự tin" thì khơng biết
nhận thức đầy đủ là cái gì; làm tốt là làm tốt việc gì; và hứng thú là hứng thú với chuyện
gì?


-Dự thảo sửa đổi bỏ yêu cầu giáo viên ghi nhận xét hàng ngày vào Sổ theo dõi chất
lượng giáo dục là việc nên làm. Nhưng nếu thay nó bằng ghi nhận xét vào sổ tay giáo viên
thì cũng nên quy định cụ thể hơn để tránh việc cấp quản lý thường xuyên kiểm tra hoặc
lấy việc ghi sổ làm tiêu chí thi đua, gây áp lực "làm đẹp" sổ.


Trên đây là một số góp ý Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học
sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.


<b> P. HIỆU TRƯỞNG</b>


</div>

<!--links-->
Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Chia sẻ lợi ích giữa các bên
  • 2
  • 848
  • 2
  • ×