Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

KE HOACH CHUYEN MON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.22 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT AN BIÊN TRƯỜNG MN TÂY YÊN A Số:……/ KHCSGD-MNTYA. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Tây Yên A, ngày 20 tháng 08 năm 2016. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2016 - 2017 Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của ngành Giáo dục huyện An Biên; Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường năm học 2016 - 2017. Trên cơ sở dựa vào kết quả của năm học 2015 -2016. Nay trường Mầm non Tây Yên A lập kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ 4 tuổi, 5 tuổi năm học 2016 - 2017 như sau. I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1/ THUẬN LỢI. - Trường được 9 phòng học riêng của Mầm non và mở đựơc 1 lớp bán trú 4 tuổi với tổng số trẻ là 40 trẻ. - Được sự quan tâm lãnh đạo phòng, chuyên viên phụ trách bậc học, phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến các cháu nhỏ, chính quyền địa phương tiếp tay với nhà trường huy động các cháu ra lớp. Giao thông đi lại tương đối thuận tiện. - Đội ngũ giáo viên trẻ yêu nghề mến trẻ, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ trong năm học. 2/ KHÓ KHĂN. - Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ chuyên môn chưa đảm bảo nhu cầu dạy và học. - Đồ chơi để thực hiện phát triển vận động còn hạn chế. II/ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA LỚP 4 TUỔI 1/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT. * Mục tiêu: - Cơ thể phát triển khỏe mạnh, cân đối, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường (trẻ 48 tháng). Bé gái: cân nặng 12,3 - 21,5kg, chiều cao 94,1 – 111,3cm. Bé trai: Cân nặng: 12,7 - 21,2kg, chiều cao: 94,9 - 111,7cm - Hình thành một số thói quen tốt có lợi, cho sức khỏe; * Nội dung: a) Phát triển vận động - Rèn cho trẻ tố chất thể lực mạnh, khéo, chính xác; - Phát triển cơ bắp, hít thở, các động tác tay, chân, bụng, bật; - Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, đi trong đường hẹp, đi kiễng gót; - Nhảy xa 20-25cm, tung ném bóng, ném trúng đích bằng hai tay; - Bò, trườn theo hướng thẳng, bò theo đường dích dắc; b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: - Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe. 2/PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC. * Mục tiêu: - Phát triển ở trẻ tính ham tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá; - Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy phán đoán;.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Phát triển các kĩ năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phân loại, phán đoán các sự vật hiện tượng; * Nội dung: a) Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán - Đếm khoảng 5 vật; - Nhận biết 1 và nhiều; - Gộp 2 nhóm đối tượng. - Đếm vẹt theo khả năng; - Trẻ có một số hiểu biết về hình thành biểu tượng toán sơ đẳng; b) Khám phá khoa học: - Nhận biết các giác quan và một số bộ phận trên cơ thể, chức năng của các giác quan; - Đặc điểm nổi bật, công dụng đồ dùng, đồ chơi; - Nhận biết gọi tên một số phương tiện giao thông quen thuộc; - Phân biệt rau cây hoa quả; - Điều kiện sống, nơi sống; - Nhận ra các hiện tượng thời tiết: Như nắng,mưa, nóng, lạnh, gió; c) Khám phá xã hội: - Biết tên tuổi, giới tính; - Biết mình tự làm và thích làm gì; - Tên của từng thành viên trong gia đình; - Tên trường lớp, cô giáo; 3/PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ. * Mục tiêu: - Biết lắng nghe và hiểu lời người khác; - Biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt sự hiểu biết và nhu cầu của mình; - Biết một số chữ cái trong các từ trong họ và tên của mình, của các bạn, tên gọi của một số bộ phân cơ thể; - Biết quan hệ giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh; * Nội dung a) Nghe - Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát. - Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày. - Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. b) Nói - Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt. - Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau.  Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi.  Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện.  Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp. c) Làm quen với cách đọc sách - Làm quen với cách cầm sách đọc cho đúng. - Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống. 4/PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - XÃ HỘI. * Mục tiêu: - Yêu gia đình, bạn bè, cô giáo, trường lớp; - Biết nghe lời người lớn, lễ phép với thầy cô, yêu quý bạn bè;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Biết hợp tác làm việc theo nhóm, biết chia sẽ giúp đỡ người khác; - Biết cái đúng – cái sai; - Hài lòng và hạnh phúc với chính mình; - Hình thành cho trẻ những tình cảm, hành vi mang tính chuẩn đạo đức xã hội; - Biết những điều không được làm; - Biết cách đi lại trong nhà trường; * Nội dung: a) Phát triển kĩ năng xã hội - Tự cất đồ dùng cá nhân: giỏ xách, giày dép, ly đúng nơi quy định; - Tự tin: thoải mái trước đám đông, người lạ, mạnh dạn xung phong nhận nhiệm vụ khi được đề nghị; - Vui tươi hồn nhiên: trong sinh hoạt, giao tiếp, trình diễn; b) Phát triển tình cảm - Cảm nhận trạng thái cảm xúc của mọi người và biểu lộ tình cảm phù hợp; - Cách cư xử đối với người thân trong gia đình, bạn bè, cô giáo; - Chơi hòa thuận và phối hợp hoạt động với bạn. 5/ PHÁT TRIỂN THẨM MỸ. * Mục tiêu: - Rèn cho trẻ kĩ năng cầm bút đúng cách, tiếp tục rèn cho trẻ kĩ năng tô màu, nặn….; - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động nghệ thuật: Hát, kể chuyện…; - Cảm nhận được vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống, trong nghệ thuật; - Ăn mặc đẹp, gọn gàng, sạch sẽ; - Thích tạo ra cái đẹp ở xung quanh; - Trẻ được sống trong môi trường đẹp; - Mong muốn tạo ra cái đẹp; - Trẻ cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên; * Nội dung: - Nghe - phân biệt âm thanh đa dạng trong thiên nhiên, cuộc sống; - Hát tự nhiên; - Kỹ năng vẽ nét dọc, nét ngang, nét cong khép kín; - Sử dụng ngón tay, bàn tay vẽ, in, ịn; - Sử dụng nguyên vật tạo hình đa dạng; - Chọn màu hình nền; - Tô màu hình cho nền, hình; - Tập bố cục, kích thước cân đối; - Nhào đất, ngắt miếng đất từ cục to, lăn dài, vò tròn, miết, bóp, ấn bẹp, bẻ uốn cong, gắn; - Xé tự nhiên từ mảnh to thành nhỏ, xé vụn, xé dải dọc, vò giấy, bóp, ấn bẹt, bẻ uốn cong; - Phết hồ vào mặt trái hình, dán hình, dán hình có sẵn, dán vào vị trí định sẵn, dán thêm trên hình nền. III/ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: Stt. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ. SỐ TUẦN. 1. TRƯỜNG MẦM NON. 2. THỜI GIAN 22/8 đến 02/9/2016. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Lớp học của bé - Ngày hội đến trường. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8 9. BẢN THÂN+ TUẦN SỰ KIỆN TẾT TRUNG THU - Các giác quan - Sự kiện tết trung thu - Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh. - Các bộ phận của cơ thể bé GIA ĐÌNH - Gia đình tôi - Ngôi nhà gia đình ở - Nhu cầu gia đình NGHỀ NGHIỆP - Nghề giáo viên - Nghề của bố,mẹ - Phân loại đồ dùng - Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam - Nghề nông dân và nghề công nhân THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT + NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN - Một số vật nuôi trong gia đình - Động vật sống dưới nước - Động vật sống trong rừng. - Nghỉ tết Nguyên đán - Một số loài chim. THẾ GIỚI THỰC VẬT - Mùa xuân - Các món ăn ngày tết - Cây quanh trường - Ngày quốc tế 8/3 - Phân loại lá PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ GIAO THÔNG - Các loại phương tiện giao thông - Luật lệ giao thông CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN - Nước - Hiện tượng thời tiết theo mùa QUÊ HƯƠNG-ĐẤT NƯỚCBÁC HỒ; TẾT THIẾU NHI 1/6 + SỰ KIỆN “ 30/04-01/05” - Quê hương-Làng xóm - Sự kiện 30/4-1/5. 1 1. 22/8 đến 26/8/2016 29/8 đến 02/9/2016. 6. 05/9 đến 14/10/2016. 1 1 2. 05/9 đến 09/09/2016 12/9 đến 16/09/2016 19/9 đến 30/09/2016. 2 5 1 2 2. 03/10 đến 14/10/2016 17/10 đến 18/11/2016 17/10 đến 21/10/2016 24/10 đến 04/11/2016 07/11 đến 18/11/2016. 5 1 1 1 1. 21/11 đến 23/12/2016 21/11 đến 25/11/2016 28/11 đến 02/12/2016 05/12 đến 09/12/2016 12/12 đến 16/12/2016. 1. 19/12 đến 23/12/2016. 5. 26/12 đến 10/02/2016. 1 1 2 2 1 5 1 1 1 1 1. 26/12 đến 30/12/2016 02/01 đến 06/01/2017 09/01 đến 20/01/2017 23/01 đến 05/02/2017 06/01 đến 10/02/2017 13/2 đến 17/3/2017 13/2 đến 17/02/2017 20/2 đến 24/02/2017 27/2 đến 03/03/2017 06/3 đến 10/03/2017 13/3 đến 17/03/2017. 3. 20/3 đến 07/4/2017. 2. 20/3 đến 31/03/2017. 1 2. 03/04 đến 07/04/2017 10/4 đến 21/4/2017. 1 1. 10/4 đến 14/4/2017 17/4 đến 21/4/2017. 4. 24/4 đến 19/5/2017. 1 1. 24/4 đến 28/04/2017 01/5 đến 05/05/2017.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Danh lam thắng cảnh ở Thủ đô 1 08/5 đến 12/05/2017 Hà Nội. - Bác Hồ với các cháu thiếu nhi 1 15/5 đến 19/05/2017 Tổng cộng 35 tuần + 2 tuần nghỉ tết + 2 tuần sự kiện. 39 tuần. IV/ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC LỚP 5 TUỔI 1/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: * Mục tiêu: Cơ thể phát triển khỏe mạnh, cân đối, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường (Kênh A). Bé trai 5 tuổi (72 tháng) cân nặng: 15,9 – 27,1kg chiều cao: 106,1 – 125,8cm. Bé gái 5 tuổi (72 tháng) cân nặng: 15,3 – 27,8kg, chiều cao: 104,9 – 125,4cm. * Nội dung: - Dinh dưỡng: + Phân biệt các loại thực phẩm khác nhau: rau, củ, trái cây, cá, thịt, sữa, mỳ…. và sự cần thiết của chúng đối với cơ thể: cần ăn đủ các loại, đặc biệt rau, trái cây, sữa… + Trẻ biết cần phải uống đủ nước. + Cách làm 1 số món ăn, thức uống đơn giản + Biết một số món ăn thông thường của người Việt Nam: kho, canh, cháo, phở, mì, hủ tiếu. - Vệ sinh: + Củng cố kỹ năng VS cá nhân: lau mặt, đánh răng, rữa tay với xà phòng. + Ích lợi của vệ sinh cá nhân: tắm, gội, rửa tay… + Biết giữ gìn vệ sinh môi trường: vứt rác đúng chỗ, đi VS đúng chỗ… + Kỹ năng và thói quen VS môi tường: Rữa, lau đồ chơi, quét nhặt lá cây. + Trang phục phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khỏe. - Sức khỏe: + Tập các thói quen tốt cho sức khỏe: ăn, ngủ, VS, phòng bệnh + Nhận biết một số biểu hiện: sốt, ho, đau bụng, đau đầu, đau răng, tiêu chảy… + Cách phòng tránh (uống thuốc, giữ ấm, đeo khẩu trang…) + Ích lợi của cây xanh với sức khỏe và môi trường, bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh. - An toàn: + Biết phòng và tránh nơi, tình huống nguy hiểm +Tránh hành động nguy hiểm, vật dụng không an toàn. + Biết cách đội và tháo mũ bảo hiểm + Biết làm gì khi gặp nguy hiểm (kêu cứu, chạy khỏi, tránh…). Biết các số điện thoại khẩn cấp: 114 (cứu hỏa), 115 (cứu thương). + Biết địa chỉ số điện thoại nhà + Sử dụng đồ chơi, đồ dùng an toàn + Không thay quần áo trước mặt người khác giới. - Vận động: + Rèn luyện các phẩm chất vận động: khéo, thăng bằng, nhanh nhẹn, tự tin, nhịp nhạng + Vận động thô: Phát triển cơ bắp: đầu, cổ, mình, bụng, lưng, nhún, nhảy, hít thở, phát triển vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, bật, tung,ném, bò, trườn. Đi: theo hiệu lệnh, bẻ góc, quay đổi hướng, trong đường hẹp, kiễng gót, khuỵu gối, dích dắc,.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> trên ghế thể dục, kết hợp đi với chạy, đúng co một chân. Chạy: theo hiệu lệnh, bẻ góc, quay đổi hướng, thay đổi tốc độ, chạy dích dắc. Bật, nhảy: tự nhiên liên tục, đến đích, lò cò, tiến-lùi, qua vật cản, bật tách chân, nhảy xa 50 cm, từ cao xuống 35 cm. Bò trườn, trèo: Bò bằng bàn tay-chân, đường dích dắc, chui qua cổng, trườn trèo qua ghế. Tung, bắt, ném: tung bắt bóng, tung đập bóng tại chỗ, đi đập bóng, ném bằng 1, 2 tay, ném trúng trứng đích, chuyền bắt bóng qua đầu, chân, lăn di chuyển theo bóng. + Vận động tinh-phối hợp hoạt động mắt-tay: Xâu hạt lỗ nhỏ, cài-cởi nút, kéo khóa, vo, miết, vặn, véo, gắn, nối thắt buộc dây tô, vẽ, cắt bằng kéo, lắp ráp, xếp chồng không đổ, vặn vắt khăn. Lột cam, quýt. 2 /PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC * Mục tiêu: - Biết được chức năng và một số bộ phận trên cơ thể. - Họ tên đầy đủ, ngày sinh nhật, tuổi, con thứ mấy. - Số lượng thành viên trong gia đình. - Tên trường, lớp, cô giáo, các bạn. - Công việc của cô, các nhân viên. - Mối quan hệ đặc điểm cấu tạo với công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi. - Bảo quản: Sử dụng đúng cách, cất và sắp xếp đồ dùng cẩn thận. - Đặc điểm cấu tạo của động vật – thực vật. - Điều kiện sống, nơi sống. - So sánh tính đa dạng của động thực vật. - Lợi ích tác hại của động thực vật. - Thời tiết thay đổi trong sinh hoạt, mùa, ngày đêm, mặt trời, nước, ô nhiễm nước, không khí, ánh sáng. - Số thứ tự trong phạm vi 10 chữ số, xem đồng hồ. - Ứng dụng số lượng. - Phân nhóm theo dấu hiệu. - Tìm chỗ không đúng quy tắc. * Nội dung: - Bản thân-gia đình: + Chức năng giác quan và một số bộ phận cơ thể bé chức năng, sự phát triển, sử dụng và giữ gìn. + Quá trình trưởng thành + Họ tên đầy đủ, ngày sinh nhật, tuổi, con thứ mấy. + Bé biết mình có thể tự làm và thích làm gì + Số lượng thành viên trong gia đình + Mối quan hệ của từng thành viên trong gia đình. - Trường mầm non: + Tên trường, lớp, cô giáo, các bạn + Công việc của cô, các nhân viên, bé làm gì để giảm nhẹ công việc cho cô - Đồ dùng-đồ chơi: + Mối quan hệ giữa đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng. + Sự đa dạng về chất liệu. + Chức năng thay thế: có thể dùng đồ dùng, đồ vật này vào việc khác, khám phá khả năng tái sử dụng đồ vật… - Phương tiện giao thông: + Phân biệt một số phương tiện giao thông quen thuộc: Một số đặc điểm cấu tạo liên quan với công dụng và lợi ích..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Tai nạn giao thông, nguyên nhân và phòng tránh tai nạn, cách đội, cởi mũ bảo hiểm + Phân biệt biển báo giao thông đơn giản, phân loại theo các dấu hiệu. - Động thực vật: + Đặc điểm cấu tạo đặc biệt của động thực vật. + Mối quan hệ giữa động thực vật với môi trường sống + Điều kiện sống, nơi sống cách chăm sóc cây, con vật + So sánh tính đa dạng của động thực vật. + Quá trình phát triển, trưởng thành của cây, hoa, con vật. + Một số lợi ích-tác hại đơn giản, nhìn thấy của động thực vật. - Môi trường: + Quan sát dấu hiệu thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió và ảnh hưởng của chúng đến sinh hoạt của bé. + Mặt trời, mặt trăng với ngày đêm. + Sự cần thiết của không khí , ánh sáng cho đời sống + Nước có ở đâu, nước sinh hoạt + Ô nhiễm nước, bé làm gì để bảo vệ nước khỏi ô nhiễm. + Đất đá, cát, sỏi, có ở đâu và một vài đặc điểm, tính chất của chúng. - Toán: + Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, chữ số + Xếp tương ứng cặp có mối liên quan. + Phân nhóm theo dấu hiệu chung-tìm dấu hiệu chung của nhóm. + Nhận biết khối vuông, cầu, chữ nhật, trụ. + Định hướng: trái-phải, trên-dưới, trươc-sau so với mình và người khác. + Thời gian phân biệt ngày, thứ tự các ngày. 3/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ * Mục tiêu: - Phân biệt ngữ điệu khác nhau và ý nghĩa của nó (biểu lộ tình cảm, mức độ quan trọng của thông điệp) - Thực hiện yêu cầu có 2-3 lời chỉ dẫn liên tiếp. - Hiểu nội dung câu ghép. - Hiểu nội dung câu chuyện - Phát âm rõ khi nói - Biết bày tỏ nhu cầu, tình cảm, ý tưởng một cách rõ ràng, dễ hiểu. - Sử dụng từ biểu cảm, ngữ điệu, cử chỉ điệu bộ, nét mặt (phi ngôn ngữ) khi nói. - Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của người khác. - Tư thế đọc-viết: ngồi, cầm bút. - Lợi ích của việc đọc sách - Sao chép, đồ, tô chữ. - Đọc và viết được tên mình. * Nội dung: - Nghe hiểu: + Phân biệt ngữ điệu khác nhau và ý ngĩa của nó + Thực hiện 2-3 lời chỉ dẫn liên tiếp. + Hiểu nội dung câu ghép. + Hiểu nội dung chuyện, thơ. - Nói: + Phát âm rõ khi nói. + Biết bày tỏ nhu cầu và trả lời câu hỏi của người khác..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Kể chuyện sáng tạo: kể theo tranh, về đồ vật, mô hình… + Kể lại sự việc, chuyện ngắn một cách mạch lạc - Chuẩn bị cho việc học đọc - viết: + Tư thế đọc viết ngồi cầm bút. + Lợi ích của việc đọc sách. + Nghe đọc: nhận biết hướng đọc. + Đoán chữ. + Sao chép, đồ, tô chữ + Đọc viết được tên của mình. + Lựa chọn, xem, “đọc sách”, cầm, lật, phân biệt chỗ bắt đầu và kết thúc. + Biết giữ gìn và bảo vệ sách 4/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - XÃ HỘI * Mục tiêu: - Có ý thức và kỹ năng tự phục vụ: Vệ sinh cá nhân, xếp giày dép, quần áo đúng chỗ. - Cố gắng hết mình, không bỏ dở công việc. - Có trách nhiệm khi được phân công. - Tự hào về bản thân, biết mình có thể làm gì, làm tốt việc gì. - Mạnh dạn, thoải mái trước đám đông, người lạ. - Biết đưa ra ý kiến riêng. - Biết lựa chọn theo ý muốn. - Ý thức về giá trị bản thân - Vui tươi, hồn nhiên trong sinh hoạt, giao tiếp, trình diễn văn nghệ - Biết tuân thủ luật chung: Nề nếp sinh hoạt của lớp-trường, quy tắc chơi quy định - Chơi-sống hòa thuận: Kiên nhẫn chời đọi, thay phiên nhau, xếp hàng không chen lấn, cùng thực hiện nhiệm vụ, kỹ năng hoạt động nhóm. - Kỹ năng giao tiếp: Biết lắng nghe khi người khác nói, xin lỗi, cảm ơn, nói lễ phép, chào hỏi khi gặp mặt. - Thương yêu bạn giúp đỡ bạn - Biểu lộ xúc cảm, nhận ra cảm xúc của người khác - Biết chia sẽ cảm xúc, đồng cảm. - Biết giàn hòa, giải quyết xung đột khi chơi. - Biết giữ gìn đồ dùng chung. * Nội dung: - Tự lực: + Có ý thức kỹ năng tự phục vụ: VS cá nhân, tự thay quần áo, giày dép, dọn dẹp đồ chơi cất đúng chỗ. + Cố gắng hết mình, không bỏ dở công việc + Giúp đỡ cô: VS lớp, trường, chuẩn bị giờ học. + Có trách nhiệm khi được phân công trực nhật. - Tự tin: + Tự hào về bản thân, biết mình có thể làm gì, làm tốt việc gì. + Mạnh dạn (xung phong nhận nhiệm vụ) + Thoải mái trước đám đông, người lạ + Biết đua ra ý kiến riêng + Biết lựa chọn theo ý thích + Ý thức về giá trị bản thân. + Vui tươi, hồn nhiên trong sinh hoạt, trong giao tiếp, trình diễn văn nghệ - Kỹ năng sống trong cộng đồng:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Biết tuân thủ luật chung: nề nếp SH của lớp-trường, quy tắc chơi, quy định + Chơi-sống hòa thuận: kiên nhẫn chờ đợi, thay phiên nhau, biết xếp hàng, không chen lấn, cùng thực hiện nhiệm vụ, tập kỹ năng hợp tác với bạn khi chơi, trực nhật. + Thương yêu giúp đỡ bạn bè. + Nhận ra sự khác biệt giữa các bạn bè, tôn trọng bạn, không chế diễu, chê bai bạn. + Giúp bạn khuyết tật học hòa nhập + Biểu lộ cảm xúc, đồng cảm. + Biết giải hòa giải quyết xung đột khi chơi + Biết giữ gìn đồ dùng chung: Sách, đồ dùng, đồ chơi. + Biết gọi người lớn, bạn giúp khi cần: bị dơ, té, bị đau, mệt, ốm. - Yêu quý đất nước Việt Nam: + Biết tên nước VN, bản đồ, quốc kỳ, một số địa danh, Thủ đô, TPHCM + Biết một số trò chơi dân gian, nghe bài hát dân ca, đọc đồng dao, thích tham dự lễ hội sự kiện. - Yêu quý nơi bé sống: ngôi nhà đường phố, cảnh vật, hàng xóm… - Tôn trọng sự khác biệt văn hóa: Một vài dân tộc VN, một số nước khác. 5/ PHÁT TRIỂN THẨM MỸ * Mục tiêu: - Trẻ được sống trong môi trường đẹp: Thiên nhiên, sân trường, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi. - Quan tâm, đến ý đến vẽ đẹp của mọi vật xung quanh: Màu sắc, hình dáng, sự hài hòa, tính đa dạng. - Thể hiện cảm cảm xúc, thái độ hành vi mong muốn tạo ra cái đẹp: Xếp đồ gọn gàng, chăm sóc cây hoa, ăn mặc, chải tóc… - Yêu thích nghệ thuật, âm nhạc, hội họa. + Phát triển kỹ năng âm nhạc - Nghe-phân biệt âm thanh đa dạng trong thiên nhiên, cuộc sống. - Nghe nhạc: Dân ca, nhạc không lời, nhạc cổ điển. Biểu hiện cảm xúc khi nghe, động tác, nét mặt, vận động theo một cách tự nhiên. - Vận động theo nhạc: Bằng cơ thể, với dụng cụ - Hát diễn cảm, tự nhiên, văn hóa thưởng thức nghệ thuật + Phát triển kỹ năng Tạo hình - Sử dụng, kết hợp nguyên vật liệu tạo hình đa dạng - Cách sử dụng màu, pha màu từ các màu cơ bản, màu trắng đen. - Phân biệt sắc thái màu: Đậm nhạt, nóng lạnh. - Tự chọn màu cho nền, hình. - Bố cục (xa-gần, trái-phải, trên-dưới, xéo), kích thước cân đối - Chia đất cân đối vò tròn, bóp, ấn, lăn dài, uốn cong. - Tập cầm kéo cắt trên giấy, cắt dọc, thẳng, lượn cong, cắt theo mẫu… - Xé vụn, xé theo đường thẳng, xé tua, dải to-nhỏ, đường cong - Phết, chấm hồ, dán vào hình nền, ước lượng vị trí dán - Kết hợp vẽ với xé dán. - Sự đa dạng sản phẩm, linh hoạt vận dụng các kỹ năng, màu sắc, bố cục, nguyên vật liệu phong phú. - Tính độc đáo, khác biệt trong tạo hình, âm nhạc. - Sáng tạo vận động, múa, tiết tấu gõ, vẽ theo cảm nhận âm nhạc được nghe. - Rèn luyện trí tưởng tượng qua các hoạt động. * Nội dung: - Cảm nhận và tạo dựng cái đẹp xung quanh:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Trẻ được sống trong môi trường đẹp: thiên nhiên, sân vườn, cảnh quan, trang trí đồ dùng, đồ chơi. + Trẻ cảm nhận được vẽ đẹp trong thiên nhiên, yêu thiên nhiên. + Quan tâm, dể ý đến vẽ đẹp xung quanh: màu sắc, hình dán, sự hài hòa, tính đa dạng… + Thể hiện cảm xúc, thái độ hành vi mong muốn tạo ra cái đẹp: Xếp đồ dùng gọn gàng, mặc trang phục, chải tóc gọn gàng… + Yêu thích nghệ thuật, âm nhạc, hội họa. - Phát triển kỹ năng âm nhạc: + Nghe - phân biệt âm thanh đa dạng trong thiên nhiên, cuộc sống. + Nghe nhạc: Nghe bài hát dân ca, nhạc không lời. + Biểu hiện cảm xúc khi nghe: động tác, nét mặt, vận động theo một cách tự nhiên. + Vận động theo nhạc: bằng cơ thể (dậm, vỗ, lắc, nhún, nhảy, uốn lượn, múa…) + Với dụng cụ gõ. + Hát diễn cảm tự nhiên. + Văn hóa thưởng thức nghệ thuật: giữ im lặng, vỗ tay tán thưởng, hưởng úng với người diễn. - Phát triển kỹ năng tạo hình: + Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình đa dạng. + cách sử dụng màu, pha màu từ các màu cơ bản + Phân biệt sắc thái màu: đậm nhạc, nóng lạnh. + Nặn chia đất cân đối, vo tròn, bóp, ấn, ngắt, lăn, lăn dài, uốn cong, miết, gắn, kéo dài, gắn. + Cắt: Tập cằm kéo cắt trên giấy, cắt dọc, thẳng, lượn cong, cắt theo mẫu… + Xé: xé vụn, xé theo đường thẳng, xé tua, dải to-nhỏ, cong, theo hình vẽ sẵn. + Dán: phết hồ vào mặt trái hình, dán hình có sẵn, dán vào vị trí đính sẵn, dán thêm trên hình nền. - Sáng tạo: + Sự đa dạng sản phẩm, linh hoạt vận dụng các kỹ năng, màu sắc, bố cục, nguyên vật liệu phong phú. + Tính đọc đáo, khác biệt trong tạo hình, âm nhạc. + Sáng tác vận động, múa, tiết tấu gõ, vẽ theo cảm nhận âm nhạc được nghe. V/ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: Stt 1. 2. 3. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ. SỐ TUẦN. TRƯỜNG MẦM NON. 2. 22/8 đến 02/9/2016. - Trường Mầm non - Lớp học của bé BẢN THÂN + SỰ KIỆN TẾT TRUNG THU - Tôi là ai - Sự kiện “Tết trung thu” - Cơ thể của tôi - Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh.. 1 1. 22/8 đến 26/8/2016 29/8 đến 02/9/2016. 5. 05/9 đến 07/10/2016. 1 1 1 2. 05/9 đến 09/09/2016 12/9 đến 16/9/2016 19/9 đến 23/09/2016 25/9 đến 07/10/2016. GIA ĐÌNH. 5. 10/10 đến 11/11/2016. THỜI GIAN. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Gia đình tôi - Họ hàng gia đình - Ngôi nhà gia đình ở - Phân loại đồ dùng gia đình NGHỀ NGHIỆP - Một số nghề - Nghề xây dựng 4 - Nghề sản xuất - Phân loại đồ dùng sản phẩm theo nghề THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT - Một số vật nuôi trong gia đình 5 - Động vật sống dưới nước - Động vật sống trong rừng. - Một số loài chim + côn trùng THẾ GIỚI THỰC VẬT NGHỈ TẾT - Cây xanh và môi trường sống - Nghỉ tết Nguyên đán 6 - Tết và mùa xuân - Một số loại hoa - Cây lương thực - Nhận biết một số loại rau,củ,quả. PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ GIAO THÔNG - Các loại phương tiện giao 7 thông - Luật lệ giao thông - Thực hành luật lệ giao thông CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN 8 - Nước - Hiện tượng thời tiết theo mùa QUÊ HƯƠNG-ĐẤT NƯỚCBÁC HỒ + SỰ KIỆN “ 30/4 – 1/5” 9 - Bác Hồ - Quê hương,làng xóm, phố phường - Sự kiện 30/4 – 1/5 TRƯỜNG TIỂU HỌC, TẾT THIẾU NHI 10 - Trường Tiểu học - Bé vào lớp 1 Tổng cộng. 1 1 2 1 4 1 1 1 1. 10/10 đến 14/10/2016 17/10 đến 21/10/2016 24/10 đến 04/11/2016 07/11 đến 11/11/2016 14/11 đến 09/12/2016 14/11 đến 18/11/2016 21/11 đến 25/11/2016 28/11 đến 02/12/2016 05/12 đến 09/12/2016. 5 1 1 1 2 5 2 1 2 1 1 1 1. 12/12 đến 13/01/2017 12/12 đến 16/12/2016 19/12 đến 23/12/2016 26/12 đến 30/12/2016 02/01 đến 13/01/2017 16/1 đến 03/3/2017 23/1 đến 05/2/2017 16/01 đến 20/01/2017 23/1 đến 05/2/2017 06/02 đến 10/02/2017 13/02 đến 17/02/2017 20/02 đến 24/02/2017 27/02 đến 03/03/2017. 4. 06/3 đến 31/03/2017. 1. 06/03 đến 10/03/2017. 1 2 2. 13/03 đến 17/03/2017 20/03 đến 31/03/2017 03/04 đến 14/04/2017. 1 1 2 1. 03/04 đến 07/4/2017 10/04 đến 14/4/2017 17/04 đến 28/4/2017. 1 1. 17/04 đến 21/04/2017 24/04 đến 28/04/2017. 1 2. 01/05 đến 05/05/2017 08/05 đến 19/05/2017. 1 08/05 đến 12/05/2017 1 15/05 đến 19/05/2017 35 tuần, cộng 4 tuần sự kiện. VI/. CÁC CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM TRONG NĂM * Thực hiện duy trì các chuyên đề: Duy trì và phát huy trong việc thực hiện các chuyên đề: Như chuyên đề an toàn giao thông, dinh dưỡng sức khỏe, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1/ Chuyên đề dinh dưỡng và sức khỏe: - Chỉ tiêu: Phấn đấu đến cuối năm không có trẻ suy dinh dưỡng nặng. Đảm bảo đủ phần ăn và cung cấp đủ năng lượng kalo từ 800 – 850 kalo/ngày cho trẻ. 100% trẻ được ăn uống nước hợp vệ sinh. 100% trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Biện pháp: Cân, đo theo biểu đồ tăng trưởng mỗi quí /1 lần. Thay đổi thực đơn hàng tuần, cải tiến cách chế biến thức ăn phù hợp đối với trẻ theo từng mùa và đảm bảo vệ sinh ATTP. Liên hệ với trạm y tế khám sức khỏe định kỳ cho các cháu 2 lần/năm. Giáo viên khám sức khỏe tối thiểu 1 lần/ năm. Cho trẻ biết những hành động nguy hiểm, không an toàn: Như không sờ vào ổ điện , nước nóng, không được trèo lên bàn, ghế, không được cho vật lạ vào tai, mũi. miệng, mắt... 2/ Chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh * Chỉ tiêu: 100% CB-GV-CNV học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 100% trẻ ngoan và học tập và làm theo tấm gương của Bác. * Biện pháp: Giáo viên thực hiện và nhắc nhở trẻ hàng ngày. Tuyên truyền kiến thức cho trẻ. 3/ Chuyên đề giáo dục an toàn giao thông: * Chỉ tiêu: 100% CB-GV-CNV chấp hành tốt luật an toàn giao thông. 100% các lớp đều có góc tuyên truyền an toàn giao thông được thay đổi theo hàng quí. * Biện pháp: Lồng ghép những kiến thức an toàn giao thông vào các tiết dạy, vui chơi, mọi lúc mọi nơi. Tuyên truyền với phụ huynh học sinh qua các bảng thông tin của lớp, của trường. Mua sắm và giáo viên tự làm các thẻ lô tô nói về an toàn giao thông cho các lớp. Tổ chức an toàn giao thông vòng trường. Thực hiện tháng an toàn giao thông trong cộng đồng. 4/ Chuyên đề giáo dục môi trường: * Chỉ tiêu: 100% các cháu biết giữ vệ sinh môi trường , không vứt rác bừa bãi, biết đi tiêu, tiểu đúng nơi qui định, biết yêu quí con vật nuôi và biết chăm sóc cây trồng. * Biện pháp: Giáo dục cháu có ý thức bảo vệ môi trường, cung cấp kiến thức bảo vệ môi trường lồng ghép vào trong các tiết dạy, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi phù hợp với chủ đề, giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Tuyên truyền cho phụ huynh học sinh giữ gìn vệ sinh sân trường cũng như trong cộng đồng. 5/ Chuyên đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả: * Chỉ tiêu: 100% trẻ biết tiết kiện điện, nước. Trẻ biết cách rửa tay và biết vặn nước. * Biện pháp: Giáo dục khi rửa tay phải biết tiết kiệm nước vặn vòi nước nhỏ đủ để rửa. Sử dụng điện khi ra khỏi phòng học biết tắt quạt, bóng đèn, ti vi...

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh học sinh thường xuyên giáo dục trẻ ở nhà sử dụng những nguồn điện nước tiết kiệm ở nhà cũng như ở trường... 6/ Chuyên đề giáo dục môi trường biển, hải đảo: * Chỉ tiêu: Chỉ đạo 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi thực hiện nghiêm túc việc tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, đảo qua các hoạt động giáo dục. Giáo dục 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi cần phải đảm bảo cho các nguyên tắc cần thiết về môi trường biển, đảo. * Biện pháp: 100% trẻ 5 tuổi biết về tài nguyên môi trường biển, hải đảo để góp phần giáo dục trẻ tình yêu, lòng tự hào ý thức bảo vệ gữi gìn biển, quê hương việt nam. Giáo dục cho các cháu hướng đến thực hiện mục tiêu cho trẻ mầm non là phát triển nhân cách toàn diện. Xây dựng phù hợp với lứa tuổi, hướng tích hợp nhẹ nhàng hợp lý trong các chủ đề, không gây quá tải để thực hiện chương trình. 7/ Chuyên đề ứng phó biến đổi khí hậu: * Chỉ tiêu: Chỉ đạo 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi thực hiện nghiêm túc việc tích hợp nội dung giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu qua các hoạt động giáo dục. Giáo dục 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi cần phải đảm bảo cho các nguyên tắc cần thiết về ứng phó biến đổi khí hậu. * Biện pháp: 100% trẻ 5 tuổi đều biết ứng phó biến đổi khí hậu nhằm giáo dục trẻ biết cách bảo vệ bản thân khi có sự thay đổi về khí hậu. Xây dựng phù hợp với lứa tuổi, hướng tích hợp nhẹ nhàng hợp lý trong các chủ đề, không gây quá tải để thực hiện chương trình. 8/ Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: * Chỉ tiêu: - Giáo viên nắm vững cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. -100% trẻ được giáo dục các kỹ năng sống cơ bản, hành vi thực hiện trong các hoạt động. - 85% trẻ có các kỹ năng tốt về tự tin, giao tiếp, hợp tác, tự phục vụ… - Giáo viên luôn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong các hoạt động 1 ngày của trẻ. * Biện pháp: - Giáo viên và phụ huynh có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống bằng cách tạo ra các mối liên kết với bạn bè của trẻ tại lớp, tại gia đình. Hãy hỏi xem trẻ muốn nói gì?, muốn làm gì? Muốn cùng chơi với ai? Chơi như thế nào? Để có thể thấy trẻ dễ dàng kết bạn khi chơi trong môi trường của riêng trẻ. - Giáo viên cho trẻ chia sẻ với bạn theo nhóm, có thể hình thành nhóm liên kết với các bạn trong nhóm. Khi có được mối liên kết với nhóm nào đó, các mối liên hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn. - Trẻ học và khám phá trải nghiệm thông qua các trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. Khi chơi trẻ biết sáng tạo cách chơi và đạt được mục đích, đây chính là kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. Vì vậy giáo viên cần tạo tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ và sự năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm và giải quyết được các vấn đề khi chơi với nhau. * Thực hiện các chuyên đề trọng tâm: 1/ Chuyên đề phát triển vận động: * Chỉ tiêu: Chỉ đạo 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi thực hiện nghiêm túc việc tích hợp nội dung giáo dục phát triển vận động qua các hoạt động giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo dục 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi cần phải đảm bảo cho các nguyên tắc cần thiết để phát triển vận động. * Biện pháp: 100% trẻ 5 tuổi đều phát triển vận động để góp phần giáo dục trẻ phát triển vận động giúp cơ thể khỏe mạnh. Xây dựng phù hợp với lứa tuổi, hướng tích hợp nhẹ nhàng hợp lý trong các chủ đề, không gây quá tải để thực hiện chương trình. 2/ Chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm: * Chỉ tiêu: Chỉ đạo 100% giáo viên dạy lớp 4 tuổi và 5 tuổi thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm. * Biện pháp: Giáo viên phải chú ý đến mục đích của câu hỏi: hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, hỏi cái gì? Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có thể trả lời được và cố gắng để trả lời. Giáo viên cần biết tạo ra một sự cân bằng giữa những câu hỏi phải trả lời ngắn với những câu hỏi mở. Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phân bổ câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực. Nên dành thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi và sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ (ánh mắt, cười, gật đầu, vỗ tay…) để khuyến khích, khen ngợi trẻ.Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi để học. V/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1/ Mục tiêu giáo dục a/ Giáo dục: - Nghiên cứu kỹ tài liệu, dự kiến kế hoạch giáo dục phù hợp với từng độ tuổi, trao dồi kỹ năng lập lập kế hoạch giáo dục. - Tổ chức tốt thao giảng tại trường và kiểm tra kế hoạch, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục. - Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi, viết sáng kiến kinh nghiệm phục vụ cho các hoạt động giáo dục hiệu quả. - Chú ý rèn luyện các chuẩn mực hành vi, giao tiếp và kỹ năng sống cho trẻ. Lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện. b/ Biện pháp thực hiện: - Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu sách nội dung chương trình và sách hướng dẫn qua các buổi họp chuyên môn thao giảng của trường và sinh hoạt tổ, khối, đảm bảo phong phú về nội dung, giải đáp thắc mắc, phổ biến kinh nghiệm để học hỏi lẫn nhau. Giáo viên tự dự kiến chủ đề và dự kiến kế hoạch hoạt động học của độ tuổi mình phụ trách theo sự hướng dẫn của BGH, không ôm đồm nặng về kiến thức mà chú ý rèn luyện, hình thành các hành vi kỹ năng cho trẻ. Sau đó tổ khối cùng Hiệu Phó chuyên môn nhận xét, góp ý đánh giá rút kinh nghiệm cho các giáo viên học hỏi lẫn nhau. - Giáo viên thực hiện đầy đủ, đúng giờ các hoạt động trong ngày của trẻ. Ban giám hiệu thường xuyên dự các hoạt động để góp ý, rút kinh nghiệm cho giáo viên, gợi ý cho giáo viên tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. - Cuối chủ đề các lớp nộp kế hoạch để duyệt đúng thời hạn. Dựa vào kế hoạch giáo án, BGH có thể nắm bắt tình hình chuyên môn của giáo viên và khắc phục kịp thời. Bồi dưỡng cho từng giáo viên kỹ năng lập kế hoạch, thực hành chuyên môn qua duyệt sổ sách và dự giờ để từng bước nâng cao tay nghề. - Đầu năm cho giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua. Khuyến khích các giáo viên đăng ký tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Giáo viên thực hiện tốt việc đánh giá trẻ sau mỗi ngày, sau mỗi chủ đề, cuối năm học đầy đủ, có chất lượng, báo cáo kết quả trung thực, đúng thời gian quy định. - Gợi ý cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp tổ chức các hoạt động. Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có, tạo môi trường cho trẻ khám phá và làm ra các sản phẩm mới mang tính sáng tạo phục vụ cho các hoạt động của trẻ. - Giáo viên lựa chọn các nội dung giáo dục môi trường và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, lồng ghép vào các hoạt động một cách phù hợp, giáo dục ở mọi lúc mọi nơi để tạo thành thói quen cho trẻ. Giáo viên chú ý rèn luyện các chuẩn mực hành vi, lễ giáo, kỹ năng sống cho trẻ : đề ra mục tiêu chung cho năm học và mục tiêu cụ thể ở từng chủ đề, đưa vào kế hoạch tuần, lồng ghép trong các hoạt động hàng ngày và ở mọi lúc mọi nơi. BGH quan sát, kiểm tra thường xuyên và nhắc nhở kịp thời. - Tổ chức cho trẻ tham gia đầy đủ các phong trào văn hóa, văn nghệ , thể thao… của phòng và của ngành học tổ chức. Nhà trường tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho trẻ: Ngày hội đến trường; Lễ hội trăng rằm; Lễ hội mằng Đảng- mừng xuân; Tổng kết năm học. Các lớp tự tổ chức tại lớp các lễ hội còn lại. - Nhà trường sẽ tạo cơ hội cho phụ huynh tham quan một số hoạt động lễ hội của nhà trường, tuyên truyền phụ huynh cùng phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện. 2. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ: - Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của khối, Hiệu phó chuyên môn có trách nhiệm truyền đạt lại tất cả những kiến thức kinh nghiệm đã học được đến toàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường. Đồng thời cụ thể hóa nội dung rõ ràng để giáo viên vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp. - Mỗi giáo viên cần phấn đấu theo các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non, chú ý đến tác phong, cử chỉ, lời nói, trang phục của mình khi đến trường, giao tiếp với phụ huynh, đồng nghiệp và với trẻ nhỏ ân cần, thân thiện. - Nhà trường thành lập ban chất lượng của trường: Chọn khối trưởng để xây dựng nòng cốt về chuyên môn. Chú ý đầu tư, bồi dưỡng cho những giáo viên có năng lực và các giáo viên trẻ, làm nòng cốt cho nhà trường bằng cách cung cấp tài liệu chuyên môn, dự giờ, góp ý, từng bước tạo cơ hội được tham gia các hội thi, chuyên đề các cấp. - Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, kịp thời cập nhật chương trình mới để phục vụ cho công tác chuyên môn. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn trường mỗi tháng một lần, sinh hoạt khối 2 lần/ tháng để giáo viên trao đổi kinh nghiệm thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy, soạn kế hoạch và làm đồ dùng dạy học. - Tổ chức cho giáo viên nòng cốt tham dự chuyên đề do huyện tổ chức. Sau đó về triển khai lại ở trường qua tổ chức các hoạt động để tất cả GV đều được học hỏi. - Tổ chức thao giảng 1 chuyên đề /1 học kỳ; thao giảng 8 tiết/1 học kỳ. - Bố trí sắp xếp lớp cho giáo viên có khả năng khác nhau trong chuyên môn để hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng nâng cao tay nghề. - Hướng dẫn tập sự, giáo viên mới: Xây dựng kế hoạch hướng dẫn, dự giờ chấm thẩm định tất cả các môn học. - Phân công rõ trách nhiệm của từng, giáo viên. Các giáo viên phải đi đầu trong công tác, giám sát, định hướng được các bước đi chuyên môn của khối mình phụ trách. BGH phân công nhau dự các buổi họp chuyên môn khối và dự giờ các lớp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao kỹ năng thực hành chuyên môn của giáo viên. 3/ Công tác kiểm tra đánh giá: - Thường xuyên kiểm tra, dự giờ các hoạt động trong ngày của giáo viên theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất để nhắc nhở, giúp đỡ giáo viên thực hiện. - Hàng tháng có kế hoạch kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên: 1lần/tháng. - Thực hiện đúng và đầy đủ công tác thanh kiểm tra theo kế hoạch của nhà trường đề ra, có đầy đủ hồ sơ, phiếu đánh giá..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Kiểm tra định kỳ: + Kiểm tra cảnh quan sư phạm đầu năm: 100% nhóm lớp + Kiểm tra học kỳ I+II: 100% nhóm lớp + Kiểm tra toàn diện : 6 giáo viên học kỳ I + Kiểm tra chuyên đề : 100% giáo viên - Đánh giá các hoạt động năng lực của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. - Giáo viên thực hiện đánh giá trẻ mỗi ngày, sau mỗi chủ đề và thực hiện đánh giá trẻ theo chỉ số phát triển. 4/ Cơ sở vật chất: - Bảo quản và sử dụng tốt cơ sở vật chất nhóm lớp, đồ dùng dạy học sẵn có: BGH thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc GV sử dụng thiết bị dạy học để việc sử dụng TBDH trở thành một nhu cầu, một nền nếp tự giác thường xuyên của mọi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Tăng cường làm ĐDĐC cho trẻ, lưu trữ hoặc gửi về cho phụ huynh về sản phẩm mà trẻ thực hiện được tại lớp. - Trang trí môi trường học tập theo chủ đề, xây dựng môi trường Xanh- Sạch – Đẹp thân thiện, gần gũi, sáng tạo đảm bảo tính sư phạm theo hướng gợi mở an toàn, thân thiện tạo cơ hội cho trẻ được thực hành để củng cố kiến thức, kỹ năng và bộc lộ khả năng cá nhân khi tham gia hoạt động khám phá, trải nghiệm giúp trẻ phát triển toàn diện. Trang bị nguyên vật liệu mở ở các góc tạo hình, xây dựng góc thiên nhiên, góc KPKH cho trẻ và trang trí trường lớp xanh, sạch, đẹp. 5/ Công tác tham mưu phối hợp phụ huynh: - Nhà trường và các lớp làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp PHHS trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là chương trình GDMN mới bằng cách giới thiệu các chủ đề, giáo dục lễ giáo, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, kỹ năng sống, vệ sinh an toàn thực phẩm, các nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ, cách nuôi dạy con theo khoa học, các dịch bệnh và cách phòng chống… ở góc “ Dành cho phụ huynh”. - Mời phụ huynh tham dự các ngày Lễ hội của trẻ, vận động sự tham gia tích cực của phụ huynh trong việc đóng góp nguyên vật liệu, truyện tranh, cây xanh để góp phần xây dựng trường học thân thiện. - Thường xuyên thông báo tình hình sức khỏe, học tập, ăn, ngủ của trẻ… qua các buổi họp phụ huynh học sinh, sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, giờ đón trả trẻ. Đặc biệt phối hợp quan tâm và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng. V/ CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ 1/ Chất lượng học sinh - Tỷ lệ chuyên cần: + Mẫu giáo: 97% trở lên - Tỷ lệ bé ngoan : 60% - Tỷ lệ bé xuất sắc 40% - Tỷ lệ BKBN toàn diện : 100% - Tỷ lệ kênh A: 95%; không có kênh C - Khảo sát các độ tuổi đạt yêu cầu từ 90- 95% - 9/9 nhóm lớp có hồ sơ, sổ sách của trẻ đầy đủ. 2. Chỉ tiêu đối với giáo viên: - 100% giáo viên biết xây dựng kế hoạch, chủ đề và tổ chức đầy đủ các hoạt động một ngày của trẻ. - 100% giáo viên soạn bài đầy đủ. - Dự giờ : 6 tiết / năm/1 giáo viên - Đồ dùng dạy học: Mỗi giáo viên làm mới ít nhất 2 bộ đồ dùng dạy học / năm/1 giáo viên. - Thanh tra các cấp đạt : 10 tiết tốt trở lên , 6 tiết khá trở lên, 2 tiết đạt yêu cầu. - 100% các lớp đều có bảng biểu tuyên truyền..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - 80% các lớp có các tiết mục văn nghệ tham gia vào các ngày lễ hội. - Mỗi giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi vòng trường phải có một SKKN về đổi mới phương pháp dạy học. Duyệt của Hiệu trưởng. Người lập kế hoạch P. Hiệu Trưởng. Trần Thị Vân Anh.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×