Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài thu hoạch môn lý luận pháp luật về quyền con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.19 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU

Trong suốt chiều dài lịch sử, lồi người ln đấu tranh nhằm giải
phóng con người, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong thời gian dài dân tộc Việt Nam bị nước ngồi đơ hộ, phải gánh
chịu những hy sinh to lớn để giành độc lập dân tộc và tự do của Tổ
quốc. Bằng cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường qua nhiều thế kỷ,
dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng, quyền thiêng liêng, cơ bản nhất
của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự
quyết định vận mệnh của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra nước Việt Nam mới,
lúc sinh thời ln có một ước vọng: "Tơi chỉ có một sự ham muốn,
ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành". Ý nguyện đó của Người phản ánh khát vọng của
nhân dân Việt Nam, thực hiện những giá trị thiết yếu về quyền con
người, là mục đích, tơn chỉ hoạt động xuyên suốt của Nhà nước Việt
Nam. Dân tộc Việt Nam, không phân biệt già trẻ, gái trai, sắc tộc, tôn
giáo đã đồn kết một lịng, vượt qua mọi thử thách, gian khổ, hy sinh


để giành và giữ các quyền cơ bản đó.
Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhà nước Việt Nam
khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội,
thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho phát
triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện
đại hố đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam
đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng
bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người. Vì
vậy qua nghiên cứu môn học Lý luận và pháp luật về Quyền con


người em lựa chọn đề tài“Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
quyền con người” làm bài thu hoạch kết thúc mơn học của mình.

NỘI DUNG
1. Quan điểm của Đảng về quyền con người
1.1 Quan điểm của Đảng về quyền con người trước thời kỳ đổi
mới
Từ năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định phải: “Sửa
sang thế đạo kinh dinh nhân quyền”. Trên cơ sở quan điểm của Chủ


nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
đã tiếp cận vấn đề quyền con người (QCN) từ quyền của những con
người cụ thể gắn với quyền dân tộc và khẳng định chủ nghĩa xã hội
(CNXH) là chế độ tốt nhất bảo đảm QCN cho nhân dân Việt Nam.
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (năm 1930), Đảng đã xác định
mục tiêu của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Theo đó, nhiệm vụ của Đảng là
tập hợp lực lượng toàn dân, tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng con người. Vấn đề QCN được thể hiện ở việc tố cáo tội ác của
chủ nghĩa thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam và đề ra các khẩu
hiệu đấu tranh cụ thể như “Việt Nam tự do”, đấu tranh và xây dựng một
xã hội tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục,…
Nghị quyết của quốc dân Đại hội Tân Trào (16/8 – 17/8/1945) xác
định: “ban bố những quyền của dân cho dân: Nhân quyền; Tài quyền
(quyền sở hữu); Dân quyền: quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do
dân chủ…”. Có thể thấy rằng, đây là nhiệm vụ xuyên suốt, là ngọn cờ
tập hợp lực lượng và cũng chính là cơ sở làm nên thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám (năm 1945) do Đảng lãnh đạo.
Trong Tun ngơn Độc lập ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí



Minh, lần đầu tiên đã kế thừa, phát triển tư tưởng quyền “tự nhiên”
của mỗi cá nhân thành quyền đương nhiên của mọi dân tộc. Luận cương
Cách mạng Việt Nam năm 1951 đã khẳng định rõ mục tiêu của cách
mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo là “… bảo vệ chính quyền nhân dân,
bảo vệ quyền lợi của dân và bảo đảm việc công dân làm trọn nghĩa vụ
với Tổ quốc. Quyền lợi đó là: được hưởng nhân quyền, tài quyền, dân
quyền. Nghĩa vụ là bảo vệ đất nước, ủng hộ chính quyền nhân dân, đóng
góp cho cơng quỹ, giữ gìn và phát triển tài sản chung của quốc gia”.
Trên cơ sở đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn gắn QCN
với quyền dân tộc. Các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ là
nhằm giành quyền độc lập tự do cho dân tộc gắn với quyền của người
dân Việt Nam. Nếu các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trước tiên
nhằm vào việc giành quyền dân tộc thì sự nghiệp xây dựng CNXH ở
miền Bắc từ năm 1955 – 1975 và trên cả nước từ sau năm 1975, trước
tiên nhằm vào việc bảo vệ, bảo đảm quyền công dân và luôn gắn với
quyền dân tộc.
Quyền công dân được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và
trong các bản Hiến pháp. Nhà nước Việt Nam cũng đã tham gia vào hệ
thống pháp luật quốc tế trong hoàn cảnh đất nước đang phải tiến hành


kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Chỉ hai năm sau khi đất nước hịa
bình, thống nhất (năm 1977), Việt Nam đã trở thành thành viên của
Liên hiệp quốc (LHQ). Từ đó, Nhà nước Việt Nam đã tích cực tham
gia vào hệ thống pháp luật quốc tế về QCN. Chẳng hạn, trong các năm
1981, 1982 và 1983, Nhà nước Việt Nam tham gia một loạt công ước
của LHQ về QCN như: Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự, chính
trị (năm 1966); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn

hóa (năm 1966); Cơng ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt
đối xử chống lại phụ nữ (năm 1979)…
Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng, trong giai đoạn lịch sử này,
do nhiều nguyên nhân khác nhau, ở Việt Nam, nhận thức về QCN, bảo
vệ, thúc đẩy QCN, quyền cơng dân cũng cịn một số hạn chế. Do nhận
thức máy móc, giáo điều về CNXH và con đường đi lên CNXH, nên
nhiều quy định về quyền công dân trong Hiến pháp, pháp luật tuy rất
tốt đẹp nhưng không phù hợp thực tế và hầu như nhiều quyền đã
không thực hiện được, chẳng hạn, Hiến pháp năm 1980 quy định “Nhà
nước (…) thực hiện chế độ học không phải trả tiền” (Điều 60), “Nhà
nước thực hiện chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền”
(Điều 61).


1.2 Quan điểm của Đảng về quyền con người trong thời kỳ đổi
mới (từ năm 1986 đến nay)
Thực tiễn phát triển đất nước, nhất là từ khoảng giữa những năm 80
của thế kỷ XX đã giúp Đảng nhận thức ngày càng rõ hơn về thời đại,
về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, trong đó có cơng tác bảo vệ,
bảo đảm QCN, quyền công dân. Đại hội VI của Đảng (năm 1986)
khẳng định quan điểm xuyên suốt là: “Cùng với việc chăm lo đời sống
nhân dân, các cơ quan nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm những
quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định”; và “… bảo đảm quyền
dân chủ thật sự của nhân dân lao động, đồng thời kiên quyết trừng trị
những kẻ vi phạm quyền làm chủ của nhân dân” .
Đại hội XII của Đảng (năm 2016) cùng với việc đưa nội dung
QCN vào tất cả các văn kiện Đại hội, đã nhấn mạnh nhiệm vụ trọng
tâm là tiếp tục “thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013… hoàn thiện hệ
thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền

và nghĩa vụ của công dân”; đồng thời, chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực QCN. Việt Nam là thành viên tích cực của Ủy
ban QCN nhiệm kỳ 2001 – 2003 và Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ


2014 – 2016; là thành viên của 7/9 công ước cơ bản về QCN và ký kết
nhiều công ước về an sinh xã hội cùng nhiều tuyên bố về QCN.
Trên cơ sở thực tiễn đổi mới, phù hợp với các Hiến pháp năm
1992 và 2013, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, như: Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991, (bổ sung,
phát triển năm 2011) và trực tiếp là các chỉ thị: Chỉ thị số 12-CT/TW
ngày12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, Chỉ thị số
41/2004/CT-TTg ngày 02/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt
là Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng khóa X về cơng tác nhân quyền trong tình hình mới đã đúc kết
những quan điểm cơ bản sau về QCN:
(1) QCN là giá trị chung của nhân loại; (2) QCN, về bản chất
không có tính giai cấp, nhưng trong xã hội có phân chia giai cấp đối
kháng, khái niệm về QCN mang tính giai cấp; (3) QCN gắn với quyền
dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia; (4) QCN là mục
tiêu, bản chất, động lực của chế độ XHCN; (5) Quyền dân chủ, tự do
của mỗi cá nhân kết hợp hài hịa với quyền tập thể và khơng tách rời
nghĩa vụ, trách nhiệm công dân; (6) QCN, quyền công dân được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật; trách


nhiệm của Nhà nước, của tất cả các ngành, các địa phương, cơ sở là
phải tích cực, chủ động thực hiện nhằm ngày càng hoàn thiện và nâng
cao các QCN; (7) Chủ động, tích cực hợp tác, đồng thời sẵn sàng đối
thoại và kiên quyết đấu tranh trong quan hệ quốc tế vì QCN.

2. Thực tiễn thực hiện quan điểm của Đảng về quyền con
người trong thời kỳ đổi mới
Về bảo đảm quyền học tập, từ năm 2011, đã phổ cập giáo dục
tiểu học và tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn giáo dục trung học
cơ sở. Quyền sinh kế của người dân được bảo đảm bằng việc tích cực
giải quyết việc làm; thực hiện chiến lược dạy nghề gắn với tạo việc
làm. Trong năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là
2%, trong đó khu vực thành thị là 2,95%, khu vực nơng thôn là 1,55%.
Hơn 30 năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt
trên 6%. Riêng năm 2018: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng
7,08%; quy mô nền kinh tế đạt trên 240 tỷ USD; GDP bình quân đầu
người đạt 2.587 USD. Bất bình đẳng theo thước đo hệ số GINI (hệ số
bất bình đẳng thu nhập) về tiêu dùng tăng, nhưng ở mức tương đối
thấp trong khu vực ASEAN. Thực tế Việt Nam đã duy trì được mức
tăng trưởng khá cao trong thời gian dài; tăng trưởng đi đôi với thành


tích ấn tượng về xóa đói, giảm nghèo để nâng cao mức sống.
Việt Nam được đánh giá là nước hoàn thành nhiều nhóm Mục
tiêu Thiên niên kỷ (6/8) của LHQ (giai đoạn 2001 – 2015). Chỉ số phát
triển bền vững của Việt Nam năm 2017 tăng 20 bậc, lên mức 68/157
quốc gia, vùng lãnh thổ. Số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 13,5
triệu, bảo hiểm thất nghiệp đạt 11,4 triệu; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế
đạt 83%.
Trong năm 2018, an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; tỷ lệ hộ
nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn khoảng còn 6,8%. Chỉ số phát
triển con người (HDI) của Việt Nam tăng liên tục trong 27 năm qua.
Trong năm 2017, chỉ số HDI của nước ta đạt 0,694 (tương tự với thứ
bậc của năm 2016); và đang đứng thứ 116/189 quốc gia; tức là thuộc
nhóm nước trung bình cao.

Trên cơ sở đó, mới đây, Thơng báo Kết luận của Ban Bí thư
khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010
của Ban Bí thư khóa X về cơng tác nhân quyền trong tình hình mới đã
nêu rõ: “Việc thể chế hóa đường lối của Ðảng, hệ thống pháp luật từng
bước được hoàn thiện, đặc biệt là Quốc hội đã thông qua Hiến pháp
năm 2013, đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, thực thi


QCN và ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm QCN”, đồng thời
tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của các tầng
lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về QCN.
Các thành tựu phát triển đất nước đã tạo các điều kiện vật chất
và nguồn lực để tôn trọng, bảo đảm, thúc đẩy tốt hơn các quyền và tự
do cơ bản của nhân dân. Ðời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
được cải thiện rõ rệt và ngày càng được nâng cao. Cùng với việc thúc
đẩy bình đẳng xã hội, việc thụ hưởng các QCN của nhân dân trên tất
cả các lĩnh vực được nâng lên đáng kể.
3. Phương hướng tiếp tục thực hiện quan điểm của Đảng
nhằm bảo đảm và thúc đẩy quyền con người hiện nay
Một là, tiếp tục đổi mới toàn diện và phát huy mạnh mẽ những
thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước nhằm bảo đảm ngày càng
tốt hơn và thúc đẩy QCN trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt giảm nghèo
bền vững và bảo đảm quyền của những nhóm dễ bị tổn thương. Cần
tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 –
2020 nhằm phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với phát triển bao
trùm, đặc biệt gắn với thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, giữ vững
ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ


vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc

gia.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam,
đặc biệt là hoàn thiện hệ thống pháp luật về QCN theo Hiến pháp năm
2013; đưa các quy định pháp lý về QCN vào cuộc sống một cách hiệu
quả, phù hợp điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội của Việt Nam và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ba là, tiếp tục mở rộng phạm vi, đa dạng hóa hình thức, nội
dung và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục QCN, nhất là
thông tin, tuyên truyền đối ngoại về những thành tựu bảo đảm QCN
của Việt Nam, được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Bốn là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực QCN nhằm thúc
đẩy việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo đảm QCN gắn với
nâng cao hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế. Trong q trình đó, cần
tăng cường đối thoại để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, từng bước thu
hẹp bất đồng và những hiểu biết khác nhau giữa Việt Nam với các đối
tác quốc tế trong vấn đề thực hiện dân chủ, bảo đảm QCN; đồng thời
kiên quyết bảo vệ quan điểm, lập trường, lợi ích quốc gia, dân tộc của
Việt Nam và đấu tranh ngăn chặn một cách hiệu quả các hoạt động lợi


dụng vấn đề dân chủ, QCN để can thiệp vào công việc nội bộ của
nước ta.


KẾT LUẬN
Có thể thấy, vì con người, bảo đảm QCN là bản chất của Nhà
nước Việt Nam, chế độ chính trị tại Việt Nam. Mặc dù nền kinh tế còn
những hạn chế, nhưng Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực để bảo đảm
các QCN theo chuẩn mực quốc tế. Những thành tựu trên lĩnh vực này
của Việt Nam là rất rõ ràng, khách quan, không thể phủ nhận. Tuy

nhiên, xem xét vấn đề này không thể tách rời phạm trù quyền dân tộc,
chủ quyền quốc gia cũng như truyền thống văn hóa, lịch sử và trình độ
phát triển của đất nước. Mặt khác, quyền không tách rời nghĩa vụ, dân
chủ phải đi đôi với kỷ cương. Không chỉ xã hội phải vì con người mà
con người cũng phải vì xã hội. Mỗi cá nhân cần phải nỗ lực đóng góp
để đất nước ngày càng giàu mạnh hơn, từ đó sẽ có điều kiện để chăm
lo tốt hơn cho nhu cầu, quyền lợi của mỗi cá nhân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh. Tồn tập. Tập 1. H. NXB Chính trị quốc gia,
1995.
2. Hồ Chí Minh. Tồn tập. Tập 3. H. NXB Chính trị quốc gia,
2011.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7.
Tập 12. NXB Chính trị quốc gia, 2000.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI. H. NXB Sự thật, 1987.


5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ XII. H. NXB Chính trị quốc gia, 2016.



×