Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bài thu hoạch Môn Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự Vụ án buôn bán hàng giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.32 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
BÀI THU HOẠCH
Môn: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự.
(Vụ án buôn bán hàng giả.)
Họ và tên : Phan Quốc Tuấn
Lớp : B Khóa: 7.3 - HCM
SBD : 520
TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ 0ÁN:
Vào ngày 16/8/X, phòng Cảnh sát Kinh tế Công an thành phố Hà Nội đã
thực hiện “lệnh khám phương tiện vận tải theo thủ tục hành chính” đối với xe ô
tô 29K-1676 do Nguyễn Hùng Chinh làm chủ phương tiện và xe ô tô số 29K-
1206 do Cao Thị Sơn làm chủ phương tiện. Qua khám xét, phát hiện trên hai xe
có nhiều loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được làm “giả” kiểu
dáng và nhãn hiệu như sản phẩm của công ty liên doanh Lever Việt Nam và
công ty TNHH Procter & Gamble Việt Nam.
Các chủ xe cho biết số hàng trên là của ông Lê Đức Hải và bà Vũ Thị
Minh. Hàng hóa được đưa từ Lạng Sơn về Hà Nội.
Sau khi tiến hành thu giữ hàng “giả” và qua khai thác ông Hải và bà
Minh, Cơ quan điều tra đã xác định từ tháng 4/X, 02 người này đã nhiều lần
buôn bán các loại dầu gội đầu được làm “giả” tương tự các sản phẩm của 02
công ty kể trên với tổng giá trị như sau:
- Đối với Vũ Thị Minh: Tổng giá trị lô hàng vận chuyển từ Lạng Sơn về
là 164.832.000 đồng (quy đổi theo giá thị trường của loại hàng hóa bị làm
“giả”);
- Đối với Lê Đức Hải: Tổng giá trị lô hàng vận chuyển từ Lạng Sơn về là
345.936.000 đồng (quy đổi theo giá trên thị trường của loại hàng hóa bị làm
“giả”);
2
Căn cứ theo đó, ngày 29/11/X, Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội có bản cáo
trạng truy tố Lê Đức Hải và Vũ Thị Minh tội danh “buôn bán hàng giả” được


quy định tại điểm c, khoản 2, điều 156 BLHS.
Ngày 24/12/X, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội có quyết định số
238/QĐ đưa vụ án ra xét xử công khai đối với bị cáo Vũ Thị Minh về tội danh
nêu trên.
CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
- BLHS 1999.
- BLTTHS 2003.
- Thông tư liên tịch số 10 ngày 27/4/2000.
HƯỚNG BÀO CHỮA
Không phạm tội.
3
BÀI LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO VŨ THỊ MINH
Kính thưa Hội đồng xét xử!
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát, thưa các luật sư đồng nghiệp!
Tôi là Luật sư Phan Quốc Tuấn, thuộc văn phòng luật sư TB – Đoàn luật
sư TP Hà Nội. Với tư cách là người bào chữa cho bị cáo Vũ Thị Minh (người đã
bị VKS truy tố về tội “Buôn bán hàng giả” theo quy định tại điểm c khoản 2
điều 156 BLHS), kính mong sự chú ý lắng nghe của Hội đồng xét xử.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và văn bản pháp luật liên quan, qua diễn
biến tại phiên tòa hôm nay, tôi xin trình bày quan điểm của mình về vụ án để
Hội đồng xét xử xem xét:
1/. Về chứng cứ của vụ án, căn cứ theo bản yêu cầu giám định số
385/PC15 ngày 17/8/X, cơ quan công an thành phố Hà Nội đã yêu cầu phòng kỹ
thuật hình sự - Bộ công an tiến hành giám định 02 nội dung cụ thể sau:
- Mẫu mã, kiểu dáng bao bì.
- Chất lượng bên trong của hàng “giả”.
Đến ngày 22/8/X, cơ quan giám định đã ra bản kết luận giám định số
113611/PC21. Trong bản kết luận chỉ nêu lên một cách chung chung là các sản
phẩm được yêu cầu giám định đều là dầu gội đầu giả, không đưa ra một căn cứ
hay tiêu chuẩn nào để xác định thế nào là hàng giả, giả về phương diện nào,

trong thành phần của mẫu vật đem giám định có những chất gì, có ảnh hưởng gì
cho sức khoẻ con người khi sử dụng nó không.
4
Mặt khác, Bản kết luận điều tra của cơ quan công an không đáp ứng được
về mặt nội dung, không có kết luận nào về mẫu mã, bao bì, kiểu dáng và chất
lượng của sản phẩm đem đi giám định.
2/. Căn cứ theo quy định tại mục III của Thông tư liên tịch số 10 ngày
27/4/2000 của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công an và Bộ Khoa học công
nghệ & Môi trường:
“Hàng hóa có một trong những dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:
1/. Hàng giả chất lượng hoặc công dụng.
1.1/. Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không
đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
1.2/. Hàng hóa đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử
dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa
dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có
hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có
hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao
bì.
1.3/. Hàng hóa không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế
bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với
tiêu chẩn chất lượng hàng hóa đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản
xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
1.4/. Hàng hóa thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà
không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động
vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
5
1.5/. Hàng hóa chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử
dụng giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục
hàng hóa bắt buộc).

2/. Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ
hàng hóa:
2.1/. Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ cho
cùng loại hàng hóa kể cả nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo các
Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, mà không được phép của chủ
nhãn hiệu.
2.2/. Hàng hóa có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng
hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên
gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ.
2.3/. Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa có hình dáng bên ngoài trùng
với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của
chủ kiểu dáng công nghiệp.
2.4/. Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ
hàng hóa gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp
ráp hàng hóa.
3/. Giả về nhãn hàng hóa:
3.1/. Hàng hóa có nhãn hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với nhãn
hàng hóa của cơ sở khác đã công bố.
6
3.2/. Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp với chất
lượng hàng hóa nhằm lừa dối người tiêu dùng.
3.3/. Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xóa, sửa đổi, ghi không
đúng thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng.
4/. Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả:
4.1/. Các loại đề can, tem sản phẩm, nhãn hàng hóa, mẫu nhãn hiệu
hàng hóa, bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự
gây nhầm lẫn với nhãn hàng hóa cùng loại, với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu
dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ.
4.2/. Các loại hóa đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm

có giá trị như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hóa giả mạo khác.”
Trong bản kết luận giám định gởi công an Hà Nội ghi là hàng giả mà
không ghi cụ thể nội dung là giả về mặt nào. Mặt khác, mục V điểm 6.3 của
Thông tư số 10 ngày 27/4/2000 có quy định việc xử lý hàng giả:
Cho phép “được lưu thông phải tuân thủ các điều kiện như: Là hàng hóa
có giá trị sử dụng nhưng phải loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa (nhãn
mác, bao bì vi phạm…) và thông báo rộng rãi cho người tiêu dùng biết hoặc gia
công chế biến lại để hàng hóa đảm bảo tính hợp pháp khi lưu thông hoặc tận
dụng làm nguyên liệu.”.
Vậy trong trường hợp này việc xác định hàng giả về phương diện nào là
rất cần thiết.
3/. Căn cứ vào các lời khai của bị cáo Vũ Thị Minh tại các bút lục từ số
25 đến số 35, tôi xin lưu ý với Hội đồng xét xử về hiện trạng của việc hàng
7
Trung Quốc hiện đang tràn ngập tại thị trường Lạng Sơn và Hà Nội. Với việc
không có sự quan tâm và can thiệp cần thiết của chính quyền địa phương, hàng
giả có nguốn gốc từ Trung Quốc được sử dụng khắp nơi. Từ giá cả cho đến chất
lượng của hàng hóa đều được người dân chấp nhận và sử dụng. Như vậy, thử hỏi
liệu chất lượng của những hàng hóa này như thế nào ? Có quá kém hay gây ra
một tác hại nào cho người sử dụng hay không ? Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, tôi
thấy rằng bị cáo Minh không hề biết được số dầu gội đầu mang nhãn hiệu Clear
và Sunsilk là hàng giả mà cho rằng đó là hàng trốn thuế bị cơ quan nhà nước có
thẩm quyền tịch thu để xử lý nên bị cáo Minh vẫn tiếp tục buôn bán cho đến lúc
bị bắt giữ. Thực tế đã có nhiều trường hợp tương tự đã diễn ra. Theo kết luận
điều tra ở bút lục số 6:
“Quá trình điều tra cho thấy việc nhận thức về hàng giả có hạn chế, tại
một số địa phương giáp biên giới không được chú trọng để xử lý loại hàng này,
việc thu giữ hàng hóa không có hoá đơn, chứng từ sau đó lại tổ chức bán phát
mại”.
Điều này cho thấy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn chưa nhận thức

rõ hàng như thế nào là giả và hậu quả của nó cho xã hội là đến mức nào. Thì một
người không có trình độ chuyên môn như bị cáo làm sao biết được. Hàng hóa
mà quý cơ quan cho là giả này vẫn được tổ chức bán phát mại vì không ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người. Bên cạnh đó, với việc nhận thức yếu kém của bị
cáo làm sao họ có thể xác định được rằng việc mua hàng hóa đang lưu hành tràn
lan tại Lạng Sơn và được cơ quan nhà nước chấp nhận và bán phát mại nhưng
8
việc chuyên chở và bán tại Hà Nội lại bị coi là vi phạm pháp luật theo như tội
danh “buôn bán hàng giả” mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Mặt khác, bản cáo trạng của VKS truy tố thân chủ tôi căn cứ trên điểm c
khoản 2 điều 156 BLHS về việc “tái phạm nguy hiểm” càng không có căn cứ.
Căn cứ khoản 2 điều 49 BLHS:
“Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,
chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.”
Tại bút lục số 25, trích lục tiền án, tiền sự thì thân chủ của tôi không có
tiền án tiền sự. Vậy thân chủ tôi không vi phạm vào điểm c khoản 2 điều 156
BLHS. Bên cạnh đó, khoản 1 điều 156 BLHS quy định truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội buôn bán hàng giả là phải có gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi này. Thân chủ tôi chưa bị phạt vi phạm hành
chính về hành vi này và hậu quả của hành vi này cũng không có gì nghiệm
trọng.
Trên cơ sở đã phân tích, tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử tuyên thân
chủ của tôi không phạm tội theo truy tố của Viện kiểm sát.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
9
PHẦN NHẬN XÉT BUỔI DIỄN ÁN
1/. Chủ tọa:

















2/. Thư ký:















3/. Thẩm phán:
3.1/ :




10







3.2/. :












4/. Luật sư:



















11

















5/. Bị cáo:






















12
6/. Người làm chứng:








































13

×