Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tài liệu TRẮC NGHIỆM LS TIÊU HOÁ(Phần 3) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.33 KB, 13 trang )

TRẮC NGHIỆM LS TIÊU HOÁ(Phần 3)

151. Nêu triệu chứng cơn đau dạ dày cấp (do loét hoặc viêm dạ dày) (Đ-S):
- Đau nhiều ở vùng hạ sườn phải có thể có nôn
- Đau không co cứng thành bụng, không mất vùng đục trước gan
- Tiền sử đau bụng khi đói
152. Nêu triệu chứng rối loạn vận động mật (Đ-S):
- Không có cơn đau quặn gan
- Không sốt, không vàng da
- Hay gặp ở nam trẻ tuổi
153. Kể các trường hợp đau bụng nội khoa chuyển thành ngoại khoa có các triệu
chứng sau (Đ-S):
a. áp xe gan:
- Đau hạ sườn trái tuỳ mức độ
- Sốt cao, dao động, môi khô, lưỡi bẩn
- Gan to, không đau
- Khi áp xe vỡ vào màng bụng gây viêm màng bụng cấp (bụng ngoại khoa cần mổ
cấp cứu ngay)
b. Sỏi mật:
- Có cơn đau quặn gan: sốt nóng, rét, vàng da, tam chứng này duy nhất 1 lần (S)
- Viêm lan toả rộng, thấm mật phúc mạc, túi mật căng to doạ vỡ phải mổ cấp cứu
ngay
154. Kể các bệnh đau bụng dưới và hố chậu của các bệnh ngoại khoa có các triệu
chứng sau (Đ-S):
a. Viêm ruột thừa cấp:
- Đau âm ỉ vùng hố chậu trái
- Không có biểu hiện tình trạng nhiễm khuẩn
- Không nôn, không bí trung đại tiện
- Điểm Macburney đau
- Thăm túi cùng bên phải đau
b. U nang buồng trứng xoắn:


- Đau hố chậu dữ dội, đột ngột
- Toàn trạng bình thường
- Sờ thấy khối u, theo dõi thấy u to nhanh
c. Chửa ngoài dạ con bị vỡ:
- Có dấu hiệu thai nghén, đột ngột đau ở vùng bụng dưới hố chậu
- Toàn trạng bình thường
- Thăm âm đạo: túi cùng Douglas căng phồng đau, có máu theo tay
155. Đau toàn bụng của các bệnh ngoại khoa với biểu hiện triệu chứng sau (Đ-S):
a. Thủng ruột do thương hàn:
- Đang điều trị thương hàn đột nhiên đau bụng dữ dội
- Toàn trạng bình thường
- Có phản ứng thành bụng, mất vùng đục trước gan
- Xquang: có liềm hơi dưới cơ hoành phải
b. Tắc ruột:
- Đau quặn bụng từng cơn, kèm theo nôn, chướng bụng, bí trung đại tiện
- Quai ruột không nổi
- Xquang có hình mức nước, mức hơi ở các quai ruột
156. Các bệnh sau đây được xếp vào loại đau bụng không có vị trí nhất định của
các bệnh nội khoa (Đ-S):
- Đau bụng do giun đũa
- Nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn
- Đau quặn thận do sỏi
- Đau bụng do dị ứng gặp trong bệnh viêm thành mạch dị ứng (Schoelein Henoch)
157. Kể các bệnh đau bụng mạn tính ngoài bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Viết
(Đ-S) cho các bệnh sau:
- Lao ruột
- Viêm đại tràng mạn
- Viêm màng bụng do lao
- VIêm phần phụ ở phụ nữ
- Các khối u ổ bụng (u ruột, u dạ dày, u gan, u tụy)

158. Các bệnh đau bụng không có vị trí nhất định của các bệnh nội khoa có các
triệu chứng sau (Đ-S):
a. Đau bụng do giun đũa:
- Đau vùng quanh rốn, nôn, buồn nôn
- Thử phân không có trứng giun đũa
b. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn:
- Có biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn.
- Không đau bụng, không nôn, không ỉa lỏng
- Có dấu hiệu mất nước
c. Đau quặn thận do sỏi:
- Đau quặn vùng thận vận động
- Đau lan lên trên
- Có kèm theo đái buốt, đái rắt, đái ra máu
d. Đau bụng do dị ứng gặp trong bệnh viêm thành mạch dị ứng (Schoelein
Heroch):
- Đau bụng âm ỉ kéo dài
- Sưng các khớp, xuất huyết dưới da dưới dạng đốm chi
- ỉa lỏng có khi ỉa phân đen
159. Các bệnh đau bụng mạn (ngoài bệnh viêm loét dạ dày tá tràng) có các triệu
chứng sau (Đ-S):
a. Lao ruột:
- Đau dữ dội vùng hố chậu phải
- Nhiễm trùng nhiễm độc lao,có khi kèm theo lao các cơ quan khác như: phổi,
thận…
- Rối loạn đại tiện có dấu hiệu bán tắc ruột (Koenig)
b. Viêm đại tràng mạn:
- Đau quặn dọc đại tràng
- Rối loạn đại tiện (phân có nhầy máu)
c. Viêm màng bụng do lao:
- Nhiễm khuẩn, nhiễm độc lao

- Đau bụng dữ dội từng cơn
- Sờ thấy mảng chắc rải rác, gõ chỗ đục, chỗ trong
d. Viêm phần phụ ở phụ nữ:
- Đau dữ dội hố chậu, hạ vị
- Rối loạn kinh nguyệt, ra khí hư

160. Táo bón chức năng gặp trong các bệnh sau (Đ-S)
a. Táo bón thời gian ngắn:
- Các bệnh tâm lý toàn thân, trạng thái nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
- Táo bón do thuốc: an thần, thuốc phiện, các thuốc phong bế thần kinh, viên sắt
- Do phản xạ: táo bón đi kèm các bệnh sỏi thận, sỏi mật, phù, viêm
- Do nhiễm độc chì
b. Táo bón mạn tính:
- Do thói quen nghề nghiệp ngồi nhiều, ít hoạt động…không đại tiện đúng giờ,
quên đại tiện làm mất phản xạ đi ngoài
- Chế độ ăn uống nhiều rau, khẩu phần nhiều
- Do suy nhược thần kinh làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột gây táo bón
- Rối loạn tâm thần: lo lắng,bồn chồn quên đại tiện mất phản xạ mót rặn
161. Các bệnh sau đây được xếp vào nhóm táo bón có tổn thương thực thể (Đ-S):
a. Bệnh loét không tăng tiết axid gây táo bón
b. Do cản trở đường đi của phân
c. Do các bệnh đại tràng: to quá, dài quá
d. Viêm đại tràng mạn
e. Các cản trở đại tiện do từ phía ngoài đè vào trực tràng, thai to, u tử cung, u
tuyến tiền liệt
f. Trĩ nội, trĩ ngoại
g. Các dầy dính sau mổ trong ổ bụng
h. U não,viêm màng não, tăng áp lực sọ não và tổn thương tuỷ sống cũng gây nên
táo bón cùng nôn, nhức đầu


162. Nguyên nhân ỉa chảy cấp tính (Đ-S):
a. Nhiễm khuẩn
b. Nhiễm độc
c. Do thuốc
d. Do dị ứng
e. Do cảm xúc mạnh, chấn thương tinh thần
163. Các bệnh thuộc nhóm ỉa chảy mạn tính có những triệu chứng sau (Đ-S):
a. Lao ruột:
- Đại tiện nhiều lần, phân nhão, ít di dộng
- Không đau bụng, không nhiễm độc lao
- Phát hiện bằng chụp cản quang ruột hoặc tìm khuẩn lao trong phân
b. Viêm đại tràng mạn;
- Phân táo lỏng thất thường
- Phân không lẫn nhầy mủ
c. Các bệnh có tổn thương thực thể khác:
- Ung thư đại tràng: xác định bằng soi, Xquang
- Polyp đại tràng: xác định bằng soi, Xquang
- Bệnh viêm ở cuối hồi tràng: xác định bằng Xquang
- Viêm trực tràng xuất huyết
d. Viêm tụy mạn:
- ỉa táo bón kéo dài, phân ít nước, phân loãng mỡ, sợi cơ
- Phải xét nghiệm dịch tụy thông qua tá tràng
- Xét nghiệm men tụy trong máu tăng

×