Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu tại doanh nghiệp ananas

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 1
Đề tài: Quan điểm tiếp cận thương hiệu. Yêu cầu trong thiết kế hệ thống
nhận diện thương hiệu. Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu tại
doanh nghiệp Ananas.

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Nga
Mã lớp học phần: 2115BRMG2011
Nhóm: 01

Hà Nội 2021

1


Mục lục
Phần 1: Cơ sở lý luận....................................................................................................... 4
1.1. Các quan điểm tiếp cận thương hiệu ..................................................................... 4
1.2. Lý thuyết về hệ thống nhận diện thương hiệu....................................................... 5
1.3. Nguyên tắc khi hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu ................................ 8
1.4. Lý do cần hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu ......................................... 9
Phần 2: Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp Ananas .......... 10
2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp ...................................................................... 10
2.2. Danh mục sản phẩm, dịch vụ và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp ............ 11
2.3. Hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp ............................................ 13
2.3.1 Logo ............................................................................................................... 13
2.3.2 Slogan/Tagline ............................................................................................... 18
2.3.3 Nhạc hiệu ....................................................................................................... 18


2.4. Nhận xét .............................................................................................................. 19
2.4.1 Điểm mạnh ..................................................................................................... 19
2.4.2 Điểm yếu ........................................................................................................ 19
Phần 3: Một số đề xuất cho doanh nghiệp ..................................................................... 20
3.1. Đề xuất làm mới logo của doanh nghiệp ............................................................ 20
3.1.1. Phân tích logo đang được sử dụng tại doanh nghiệp .................................... 20
3.1.2. Ý tưởng cho logo mới: .................................................................................. 21
3.1.3. Ứng dụng logo mới trên ấn phẩm, vật phẩm của doanh nghiệp ................... 22
3.2. Đề xuất về slogan , nhạc hiệu ….vvv ................................................................. 24

2


LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các hãng thời trang nội địa ngày nay, hàng loạt
các local brand dành cho giới trẻ được ra trời và phát triển một cách chóng mặt, cùng
với đó là sự cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Nếu không xây dựng cho mình một thương
hiệu vững mạnh thì các doanh nghiệp thời trang non trẻ này sẽ nhanh chóng bị “chết
yểu” ngay từ khi ra mắt.
Để có thể cạnh tranh được trên chính thị trường trong nước, các doanh nghiệp phải tạo
cho mình những thương hiệu mạnh. Và thương hiệu muốn tồn tại trong tâm trí người
tiêu dùng phải có một hệ thống nhận diện thương hiệu. Việc xây dựng một hệ thống
nhận diện thương hiệu rất cần thiết và đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ giúp
doanh nghiệp tìm ra những vấn đề cịn tồn tại để hoàn thiện và nâng cao thương hiệu.
Hệ thống nhận diện thương hiệu là những gì khách hàng nhìn thấy, nghe thấy về thương
hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày và là cơng cụ quảng bá thương hiệu nhằm mục đích
khắc sâu sự khác biệt thể hiện cá tính đặc thù vào tâm trí khách hàng, như một lời hứa
của doanh nghiệp đảm bảo cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
Do đó, việc hồn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của khách hàng là rất cần thiết
đối với các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh

ngành nghề thời trang. Nhận thức được tầm quan trọng đó, để phát triển tốt kế hoạch
kinh doanh của Công ty Cổ phần Ananas, cũng như xây dựng một thương hiệu lớn mạnh
hơn trong ngành thời trang trong nước, nên nhóm quyết định chọn đề tài: “Quan điểm
tiếp cận Thương hiệu. Yêu cầu trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu.”

3


NỘI DUNG
Phần 1: Cơ sở lý luận
1.1. Các quan điểm tiếp cận thương hiệu
- Thương hiệu là nhãn hiệu: Nghĩa là thương hiệu và nhãn hiệu là đồng nhất, chí là
cách gọi khác nhau. Thực tế, nhãn hiệu là đối tượng sở hữu trí tuệ được quy định rất cụ
thể trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như các nguồn luật quốc tế khác. Trong khi
đó, thương hiệu lại có phần “ít gị bó ” hơn so với nhãn hiệu.
Hạn chế: Đây là quan điểm dễ gây nhầm lẫn, không rành mạch. Chẳng hạn tại Việt Nam,
sẽ không được công nhận là một nhãn hiệu nếu các dấu hiệu bảo hộ trùng với “ tên các
lãnh tụ, các anh hùng dân tộc,...”. Như vậy THPT Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo,..
sẽ không thể đăng ký độc quyền nhãn hiệu trong khi đó hình ảnh và ấn tượng về những
ngôi trường này vẫn thu hút sự chú ý và lưu giữ trong tâm trí nhiều người.
- Thương hiệu là nhãn hiệu đã được bảo hộ và đã nổi tiếng: nhãn hiệu đã được bảo hộ
thì ta phải dựa vào những cơ sở pháp lý đã được quy định trong luật sở hữu trí tuệ của
các quốc gia; nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho sản
phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi.
Hạn chế: Đây là quan điểm còn chưa rõ ràng. Nếu nhãn hiệu của một sản phẩm đã đăng
ký bảo hộ nhưng chưa hoặc khơng nổi tiếng thì nó có được coi là thương hiệu hay ngược
lại ? Ví Dụ Biti’s là thương hiệu ở Việt Nam do đã đăng ký bảo hộ nhưng sẽ không
được coi là thương hiệu ở Mỹ vì chưa đăng ký bảo hộ tại Mỹ.
- Thương hiệu dành cho doanh nghiệp, còn nhãn hiệu dành cho hàng hố: thương hiệu
chính là một phần của tên thương mại, dùng để chỉ hoặc gán cho doanh nghiệp. Ví dụ:

Honda, Yamaha … Thực tế đây là thương hiệu còn các dòng sản phẩm của Honda như
Wave, SH, … mới được coi là nhãn hiệu hàng hoá.
Hạn chế: Nếu theo quan điểm này thì Bitis là gì?? McDonal là gì? Rất khó để phân biệt
giữa tên doanh nghiệp và tên sản phẩm.
- Thương hiệu là chỉ chung các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ như nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ
Hạn chế: Theo cách hiểu này thì vơ hình chung chúng ta đang đánh mất tầm khái quát
của khái niệm thương hiệu và ý nghĩa vơ cùng lớn của nó đối với doanh nghiệp với sản
phẩm. Nhiều khi sẽ có sự nhầm lẫn giữa tên thương mại với nhãn hiệu. Ví dụ bánh đậu
xanh Nguyên Hương ở Hải Dương rất nổi tiếng nhưng người ta lại nhớ chung chung đến
bánh đậu xanh Hải Dương hơn.
-Thương hiệu là một cái tên hoặc một biểu tượng, một hình tượng dùng để nhận diện,
phân biệt sản phẩm và doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Biểu tượng, hình tượng
4


có thể là tên logo, tên thương mại, một nhãn hiệu đăng ký, một cách đóng gói đặc trưng
và cũng có thể là âm thanh.
Hạn chế: Nếu theo quan điểm này thì thương hiệu lại là một thuật ngữ có nội dung khá
rộng, bao hàm nhiều thứ.
=> Theo những quan điểm trên ta đã thấy được một số sai lầm khi tìm hiểu khái niệm
thương hiệu, tuy nhiên chúng đều có điểm chung để rút ra một quan điểm được công
nhận rộng rãi: Thương hiệu là một hoặc một tập hợp dấu hiệu để nhận biết và phân biệt
sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau. Là hình tượng về một loại, một hàng hóa,
dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và cơng chúng.

1.2. Lý thuyết về hệ thống nhận diện thương hiệu
Khái niệm: Hệ thống nhận diện của một thương hiệu (Hệ thống Nhận diện Thương hiệu)
là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng như:
Logo công ty, khẩu hiệu, nhạc hiệu, công ty ca, bao bì, nhãn mác; biển, băng rơn quảng

cáo; các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông; các vật phẩm và ấn phẩm hỗ
trợ quảng cáo (Tờ rơi, poster, catalog, dây cờ, áo, mũ...); các phương tiện vận tải; bảng
hiệu cơng ty; các loại ấn phẩm văn phịng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và
các hình thức PR, sự kiện khác...
Mục tiêu của Hệ thống Nhận diện Thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác
biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận
thức, tạo cảm giác về quy mơ của doanh nghiệp là lớn, tính chuyên nghiệp là cao của
doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng.
Ngoài ra đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì bổ sung trong bộ nhận diện thương
hiệu là cung cách phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ khách hàng, quy trình làm việc
khoa học bài bản mang đậm bản sắc văn hố của doanh nghiệp đó.
u cầu cơ bản trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
• Có khả năng nhận biết và phân biệt cao trong tâm trí người tiêu dùng.
Xuất phát từ chức năng cơ bản nhất của thương hiệu là nhận biết và phân biệt, và thể
thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cần đảm bảo trước hết là khả năng nhận biết và phân
biệt của đối tượng mang thương hiệu. Khi khơng có hoặc bị hạn chế về khả năng nhận
biết và phân biệt, thương hiệu có thể sẽ bị lẫn trong hình ảnh của các thương hiệu cạnh
tranh khác, thậm chí khó khăn trong việc đăng kí bảo hộ các thành tố thương hiệu, phát
sinh những tranh chấp đối với thương hiệu. Việc tạo ra những hệ thống nhận diện thương
hiệu có khả năng nhận biết và phânbiệt cao, khơng chỉ đơn giản để thỏa mãn những yêu
cầu và quy định pháp luật, mà quan trọng hơn nhiều là để cho thương hiệu không bị
“lẫn” trong các thương hiệu khác và nâng cao mức độ nhận biết và nhận thức về thương
5


hiệu, góp phần tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của thương hiệu. Những
thương hiệu có khả năng nhận biết và phân biệt thấp thường sẽ phải đối mặt với những
tình huống tranh chấp thương hiệu, gây khó khăn cho khách hàng khi nhận diện, dễ bị
nghi ngờ về tính trung thực của thương hiệu lẫn chất lượng thực sự của sản phẩm mang
thương hiệu.

• Đơn giản, dễ sử dụng và thể hiện
Với mục đích tạo ra những yếu tố để nhận biết, phân biệt thương hiệu và góp phần tạo
dụng bản sắc thương hiệu, hình thành các điểm tiếp xúc thương hiệu, khi thiết kế hệ
thống nhận diện thương hiệu, cần tính đến yêu cầu sao cho đơn giản, dễ sử dụng và dễ
thể hiện chúng trên các phương tiện và môi trường khác nhau.
Hệ thống nhận diện đơn giản, trước hết về tên thương hiệu cần dễ phát âm, ngắn gọn,
dễ nhớ. Khi tên thương hiệu càng khó đọc thì sẽ càng khó nhớ, ảnh hưởng rất nhiều đến
khả năng truyền thông của thương hiệu. Thông thường, tên thương hiệu được xem là rất
ngắn khi nó chỉ gồm 1 âm tiết, dài nếu nó có từ 4 âm tiết trở nên, hợp lý nếu có từ 2-3
âm tiết.
Với khẩu hiệu của thương hiệu, yêu cầu đơn giản cũng đề cập đến độ dài và khả năng
phát âm của câu khẩu hiệu. Đối với biểu trưng và biểu tượng (logo và symbol), yêu cầu
đơn giản được thể hiện thông qua các đường nét đồ họa, các họa tiết cấu thành và việc
sử dụng màu sắc của logo. Càng sử dụng nhiều màu sắc và logo càng nhiều họa tiết,
đường nét hoặc sự thểhiện rối rắm, sẽ càng làm cho hệ thống nhận diện trở nên phức
tạp, khó nhận biết, ghi nhở, thể hiện.
• Đảm bảo những u cầu về văn hóa, ngơn ngữ
Một trong những vấn đề khi xây dựng và phát triển thương hiệu là luôn thể hiện; gắn
kết được với những giá trị mà DN muốn truyền tải, đáp ứng được những giá trị cảm
nhận và phù hợp với những yếu tố văn hóa của cả thị trường đích và cộng đồng nơi DN
đứng. Vì thế trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu cần phải tính đến một cách
kỹ càng những yêu cầu về văn hóa và ngơn ngữ. Vấn đề này đề cập đến khả năng dễ
chuyển ngữ, khả năng phát âm, đồng âm, ý nghĩa
Do các ngôn ngữ khác nhau. Mỗi khu vực thị trường sẽ có những nét văn hóa khác nhau,
những hình ảnh, biểu tượng văn hóa riêng, vì thể logo thương hiệu nên tránh phạm phải
những sai lầm khi sử dụng những hình ảnh hoặc biểu trưng đó một cách thiếu cân nhắc.
Tên thương hiệu cần tránh những từ thiếu văn hóa, hoặc dễ bị hiểu nhầm hay hiểu sai ý
nghĩa của tên.
Ví dụ: - Ơ tơ Chevy Nova của GM được hiểu là xe Không chạy được trong tiếng Tây
Ban Nha.

- Thương hiệu Speed Up - Tăng tốc của một hãng hàng không tại VN đã từng tồn tại và
phải đổi tên vì dễ bị đọc chệch sang là “Tang tóc”
6


• Hấp dẫn, độc đáo và có tính thẩm mỹ cao
Đối với hệ thống nhận diện thương hiệu (tên, logo, khẩu hiệu), u cầu về thẩm mỹ, có
tính độc đáo và hấp dẫn cũng khá quan trọng vì nó tạo ra lực hấp dẫn nhất định, khả
năng ghi nhớ cao hơn cho thương hiệu và đây là điều DN nghĩ tới trước tiên.
Mọi cái tên ra đời đều có nguyên nhân và hàm chứa những ý nghĩa nhất định xuất phát
từ ý đồ của chủ sở hữu, vấn đề là làm sao để tên, logo, khẩu hiệu truyền tải được hết
những ý nghĩa, những giá trị đến với công chúng và KH là việc không đơn giản. Thành
tố thương hiệu càng hấp dẫn, độc đáo cảng dễ được nhắc đến, dễ ghi nhớ. Yếu tố thẩm
mỹ, phụ thuộc nhiều vào vấn đề ngơn ngữ, hình ảnh và yếu tố văn hóa của từng khu vực.
Có nhiều phương án để tạo ra sự độc đáo, vấn đề là cần phải xuất phát và phù hợp với
tập khách hàng mục tiêu mà thương hiệu nhắm đến, ý tưởng định vị mà thương hiệu xác
lập.
Ví dụ: Thương hiệu sữa “Ơng Thọ”, sữa “Cơ gái Hà Lan”, được xem là thương hiệu có
tính độc đảo về tên thương hiệu.
Quy trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Bước 1: Nghiên cứu – Phân tích và Lập Chiến lược Thương hiệu
Một dự án xây dựng Hệ thống Nhận diện Thương hiệu luôn bắt đầu bằng những nghiên
cứu về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và khách hàng từ đó những ý tưởng sáng tạo
được hình thành, như:
Thuộc tính thương hiệu: bao gồm tên gọi , biểu tượng (logo), màu sắc đặc trưng , kiểu
chữ, bố cục và các yếu tố khác.
Lợi ích thương hiệu: bao gồm cả lợi ích lý tính và cảm tính mà thương hiệu mang đến
cho người tiêu dùng.
Niềm tin thương hiệu: là những lý do mà Người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng thương
hiệu có thể mang đến những lợi ích nói trên.

Tính cách thương hiệu: là tính cách, vẻ ngoài của thương hiệu.
Tính chất thương hiệu: tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt, thường được sử dụng như khẩu
quyết tiếp thị.
Kết quả cuối cùng của bước 1 là Định hướng chiến lược của Dự án. Tất cả những ý
tưởng, hình ảnh, thơng điệp,.. đều xoay quanh định hướng này cho đến khi hoàn tất Dự
án.
Bước 2: Thiết kế

7


Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ được thuyết trình với Khách hàng và sẽ được điều
chỉnh để chọn ra mẫu thích hợp nhất. Mẫu được chọn là xuất phát điểm cho việc triển
khai toàn bộ những hạng mục thiết kế của dự án.
Bước 3: Thực hiện công việc đăng ký bảo hộ Hệ thống Nhận diện Thương hiệu
Bước 4: Áp dụng Hệ thống Nhận diện Thương hiệu
Toàn bộ hạng mục thiết kế của dự án được thiết kế theo từng nhóm cơ bản.
Các thiết kế hoàn tất bao gồm tất cả những yếu tố thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, chất
liệu và cả những tư vấn cho khách hàng trong việc đưa vào sản xuất thực tế.
Hỗ trợ khách hàng trong việc chọn lựa nhà cung ứng và giám sát trong quá trình sản
xuất.
1.3. Nguyên tắc khi hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
● Cách sử dụng Logo
Sau khi tạo được một Logo hoàn hảo, bạn cần duy trì tính thống nhất của Logo. Logo
cần được sử dụng đồng bộ từ vị trí, kích thước, đến mức độ thay đổi có thể chấp nhận.
● Cách sử dụng chữ
Chữ hay Text là phần không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu. Doanh nghiệp
cần có định nghĩa về phong cách cho từng loại khi sử dụng thương hiệu kể cả các ứng
dụng kỹ thuật số và in ấn. Hãy chọn một vài kiểu chữ sẽ được sử dụng trong các dự án
thiết kế. Sau đó cần có các quy tắc rõ ràng về cách sử dụng kiểu chữ, kích thước, các

hướng dẫn cho những kiểu thiết kế khác, cách sử dụng màu sắc,… Thương hiệu nên lựa
chọn khơng q năm kiểu chữ và cách dùng của nó cho hệ thống nhận diện thương hiệu
của mình.
● Cách sử dụng màu sắc
Màu sắc là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong hệ thống nhận diện thương
hiệu. Thương hiệu nên chọn màu, cách sử dụng màu theo nguyên tắc khi dùng nhận diện
thương hiệu. Số lượng màu sắc nên ở mức tối thiểu. Có thể bao gồm những phiên bản
và những màu nhẹ hơn so với màu sắc chủ đạo.
● Cách sử dụng hình ảnh
Hình ảnh trong bộ nhận diện thương hiệu cũng cần có chi tiết cách sử dụng, chỉnh sửa
theo nguyên tắc nhất định. Hình ảnh cần xác định được sử dụng khi nào, theo cách nào,
sử dụng hình màu hay trắng đen,…
● Phong cách viết văn và giọng văn

8


Doanh nghiệp cần chắc chắn cách viết văn, giọng nói phù hợp với hình ảnh thương hiệu.
Hãy phác thảo kiểu ngôn ngữ bạn sẽ được sử dụng. Giọng văn đàm thoại hay trang trọng,
thính giả của bạn là ai,… Áp dụng giọng văn chuẩn cho tất cả các tiêu đề trong một
quảng cáo, đến cấu trúc của những bài Blog, thơng cáo báo chí,… Giọng nói, cách viết
khác biệt, được sử dụng đồng nhất sẽ giúp khách hàng nhận diện thương hiệu.
1.4. Lý do cần hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
● Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng
Khi muốn khách hàng mua sản phẩm, hay dịch vụ nào đó, ít nhất tên thương hiệu cần
được ghi nhớ trong tâm trí họ. Bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ thu hút, mang tính thuyết
phục cao với người tiêu dùng. Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh còn mang đến
những giá trị cảm nhận về mặt lý tính cho người tiêu dùng như mẫu mã đẹp, chất lượng
tốt,… Bên cạnh đó mang đến giá trị mặt cảm tính như sự đẳng cấp, cá tính, chun
nghiệp, có tính cách, đẳng cấp,…

● Thuận lợi cho lực lượng bán hàng
Người tiêu dùng sẽ chủ động chọn mua sản phẩm, dịch vụ khi họ tin vào những giá trị
mà thương hiệu mang lại. Hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán, được sử dụng
đồng nhất trên phương tiện truyền thông sẽ góp phần tạo niềm tin với khách hàng. Đồng
thời làm cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng gần gũi hơn, khách hàng dễ
dàng mua hàng hơn.
● Tác động vào giá trị công ty
Một trong những tài sản giá trị nhất của cơng ty chính là danh tiếng thương hiệu. Trong
khi đó, việc xây dựng nhận thức cộng đồng, tạo dựng những giá trị có vai trị quan trọng
trong thành công của thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp
xây dựng danh tiếng nhanh chóng. Thương hiệu tăng trưởng bền vững thơng qua sự gia
tăng sự hiểu biết, lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Từ đó các cổ
đơng có thêm niềm tin vào công ty, dễ dàng gọi vốn đầu tư, có thế mạnh trong việc duy
trì, nâng cao giá cổ phiếu.
● Tạo niềm tự hào cho nhân viên cơng ty
Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh, có uy tín và được biết đến rộng khắp trên thị
trường cũng làm nhân viên thêm tự hào về nơi làm việc của mình. Từ đó cũng giúp tăng
nhiệt huyết, năng suất làm việc.
● Tạo lợi thế cạnh tranh
Thương hiệu được biết đến nhiều hơn, uy tín, có độ phủ lớn hơn thường sẽ có thế mạnh
về bán hàng. Đồng thời có lợi thế hơn khi thương lượng với nhà phân phối, nhà cung
ứng về giá cả, vận tải, thanh toán…
9


● Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi
Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh tạo ấn tượng tốt về dịch vụ, sản phẩm. Thơng
qua tính thống nhất, chun nghiệp và cộng hưởng sẽ tạo ấn tượng về thương hiệu giá
trị, lớn mạnh với khách hàng, đối tác. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ chi ít tiền hơn để quảng
cáo và khuyến mãi.

Điều gì xảy ra nếu khơng có hệ thống nhận diện thương hiệu?
Chỉ số nhận biết thương hiệu hay mức độ nhận biết của người tiêu dùng về công ty và
sản phẩm hay dịch vụ của công ty sẽ thấp.
Khơng có khả năng đưa thương hiệu lên vị trí nhớ đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng,
giúp khách hàng nhận ra và nhớ đến mỗi khi cần.
Không tạo ra được đội ngũ khách hàng trung thành, thậm chí tạo nguy cơ mất khách
hàng về tay một thương hiệu khác có ấn tượng mạnh hơn nơi tâm trí khách hàng.
Cảm nhận của khách hàng về chất lượng, giá bán sẽ bất lợi cho sản phẩm.

Phần 2: Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp Ananas
2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp

10


Ananas trong tiếng anh nghĩa là “Trái Dứa” (theo Wikipedia). Tuy nhiên, Ananas ở bài
này lại là một thương hiệu giày sneaker trẻ, mới xuất hiện ở Việt Nam và đang rất hot
trong cộng đồng sneaker cờ đỏ sao vàng.
Sau nhiều khó khăn khi ra mắt thị trường năm 2010, nhãn hiệu giày này bừng tỉnh và
trở lại mạnh mẽ trong ngành công nghiệp giày việt nam. Với kinh nghiệm 20 năm của
xưởng sản xuất giày từng hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Puma, Reebok,
Keds, Burberry,…
2017 Ananas quyết định quay lại với cái tên thân thuộc của mình và chọn đây là điểm
bắt đầu cho thương hiệu.
website chính của hãng: />Facebook: />
2.2. Danh mục sản phẩm, dịch vụ và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

● Danh mục sản phẩm, dịch vụ
Giày vulcanized (giày cao su lưu hóa) được Ananas chọn làm loại giày sản xuất chủ yếu.
Vulcanized đã có từ khoảng trăm năm trước với những hãng Vans hay Converse,…

Bên cạnh đó Ananas cịn có thêm một số sản phẩm về thời trang và phụ kiện. Sau đây
là bảng danh mục sản phẩm và dịch vụ của Ananas:
11


Danh mục

Dòng sản phẩm
Basas
Vintas

Giày
Urbas
Pattas
Creas
Track 6
Pattas
Graphic Tee
Hoodie
Nửa trên

Sweatshirt
Basic Tee (áo thun cơ bản)
Backpack (balo)
Socks (vớ)

Phụ kiện

Hat (nón)
Basic Tee

Shoelaces (dây giày)

● Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

12


Các sản phẩm của Ananas được sản xuất 100% tại Việt Nam, hướng đến khách hàng
mục tiêu là thế hệ trẻ trong khoảng 18 đến 26 tuổi. Ở nhóm tuổi này thường là các đối
tượng sinh viên, sinh viên mới ra trường hay người đi làm và đa số chưa lập gia đình vì
thế mà nhu cầu về thời trang, tính thẩm mỹ thường cao hơn các nhóm đối tượng khác.
2.3. Hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
2.3.1 Logo
Vào khoảng từ 2015 đến 2017, những ngày đầu ra mắt thương hiệu Ananas sử dụng cho
mình một logo duy nhất với dạng biểu tượng và dạng chữ xuất hiện cùng nhau. Có thể
thấy logo lúc này khá đơn giản với phần trên của quả dứa và chữ “ananas” được viết
cách điệu trong tông màu đen trắng đơn giản. Với tên thương hiệu là Ananas trong Tiếng
Anh nghĩa là quả dứa thì logo của hãng đã thể hiện rõ được tên doanh nghiệp mình trong
mắt cơng chúng. Cùng với việc chọn tông màu trắng đen cũng giúp người dùng dễ liên
tưởng đến các hãng thời trang nổi tiếng khác như Adidas hay Nike. Đây là một bước đi
khá an toàn và chưa đem lại nhiều đột phá cho Anans.

Vào đầu năm 2018, Ananas đã có một quyết định quan trọng trong việc định vị nhãn
hiệu trong mắt của công chúng. Ananas đã quyết định thay đổi hoàn toàn bộ nhận diện
thương hiệu của mình gồm cả logo và slogan đi kèm. Hiện tại Ananas đang sử dụng
song song 2 logo riêng biệt trên tất cả các sản phẩm và vật phẩm đi kèm của hãng.
Đầu tiên là Logo dạng biểu tượng quả dứa của hãng nay đã thay đổi hoàn toàn so với
lúc trước đây.

13



Giờ đây Ananas khốc lên mình một bộ mặt mới, tối giản hơn, thanh lịch hơn, vẫn là
“dứa” nhưng giờ đây “dứa” đã được cách tân bằng những nét đơn giản và gọn gàng hơn.
Cùng với tông màu cũng được thay đổi thay vì tơng trắng đen đơn điệu như lúc trước
thì giờ đây Ananas chuyển sang dùng tone Cam Đen phù hợp với định hướng của doanh
nghiệp, đầy tươi trẻ nhưng cũng rất tối giản. Để giải thích tại sao lại là hình ảnh quả
dứa thì Ananas đã lý giải một cách rất ngắn gọn rằng : Dứa - từ xa xưa đã nổi tiếng là
một loại quả ngọt lành, thanh vị tự vươn mình sinh trưởng trên những vùng đất khơ cằn
và khắc nghiệt. Câu chuyện đó đã truyền cảm hứng cho Ananas - những người sống và
gắn bó với giày suốt hai thập kỷ mạnh dạn đưa cái tên Ananas ra thị trường Việt để “tập
hành nghề” bán giày. Bởi Ananas hiểu rõ, việc dễ sẽ không đến phiên mình làm nhưng
nếu ngại khó khơng làm, chắc chắn sẽ thất bại.
Ngoài logo dạng symbol, thì Ananas cịn dùng một Logo dạng typo song song và riêng
biệt.

Trong khi logo dạng symbol quả dứa được nhãn hàng sử dụng cho hầu hết các sản phẩm
giày của mình bởi thì logo dạng typo này được Ananas sử dụng cho các mẫu quần áo
và balo bởi sự tiện lợi trong việc in ấn hàng loạt. Với logo này, Ananas đã mở rộng được
thêm bộ nhận diện của mình thêm phần phong phú và đa dạng hơn, phù hợp với định
hướng phát triển của doanh nghiệp và nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm.

Hai Logo này đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thể hiện bộ nhận diện
thương hiệu của Ananas. Logo ln là thứ mà người ta nhìn vào đầu tiên khi tiếp

14


xúc vào một sản phẩm bất kì để phân biệt thuơng hiệu này với các thương hiệu
khác. Biết được điều đó Ananas đã rất cố gắng để làm nổi bật Logo trên các nền

tảng phương tiện khác nhau
- Trên sản phẩm giày : Với hầu hết mọi loại giày của Ananas đều dùng chung
một thiết kế quy định về in logo trên các vị trí của giày, nghiên cứu các mẫu
giày khác nhau của Ananas ta có thể thấy được thơng thường logo dạng
typo sẽ được in ở gót giày và logo dạng symbol sẽ được thêu ở lưỡi gà của
giày.

Có thể thấy Ananas đã tham khảo cách thức in logo này từ các hãng giày
nổi tiếng và thành công trên thế giới như Nike, Adidas và đặc biệt là
Converse. Cách in logo này làm cho logo vô cùng nổi bật khi đập vào mắt
người nhìn. Khác với các hãng giày khác, Ananas quyết định logo typo ở
phần gót giày chứ không phải phần mạn giày như các thương hiệu khác,
điều này tạo ra một sự khác biệt và độc đáo của Ananas, và hơn hết là tạo
điểm nhấn vô cùng tinh tế trên đôi giày. Hộp giày cũng được Ananas được
trau chuốt khá kĩ lưỡng để nâng tầm nhận diện thương hiệu. Hộp giày được
làm bằng bìa catton màu nâu thẫm mang cảm giác hoài cổ của những thập
niên 80s 90s của thế kỉ trước, một phong cách thời trang đang hot trở lại
trong những năm gần đây. Trên bìa logo typo “Ananas” được in với khổ
chữ to và cân xứng trên mặt hộp. Với phông chữ cách điệu cùng màu sắc
tương phản với màu hộp thường là đen, xanh, cam hoặc đỏ làm nổi bật được
logo trên hộp giày. Các hộp giày đôi khi cũng được thay đổi hay biến tấu
để phủ hợp theo chủ đề của bộ sưu tập giày như Tết Nguyên Đán hay Esport
hoặc khi ra các mẫu mới nhưng cơ bản thì vẫn giữ đúng nguyên tắc thiết kế
và logo như ban đầu của Ananas.

15


- Trên các sản phẩm quần áo và mũ: Các sản phẩm về may mặc là cácc sản
phẩm ra đời sau này khi Ananas đã phát triển hơn và trở nên khá nổi tiếng

trong giới local brand ở Việt Nam. Tuy ra đời sau nhưng Ananas cũng đã
chú trọng khá nhiều vào các hạng mục sản phẩm này. Các logo trên các sản
phẩm được thiết kế và in ấn sao cho tối giản nhất, với áo hoodie thì logo
dạng chữ sẽ được in khổ to ở trước ngực áo, vị trí nổi bật nhất trên áo. Với
áo thun thay vì logo dạng chữ, Ananas sử dụng logo biểu tượng quả dứa
truyền thống và thêu lên ngực trái của áo. Với các sản phẩm mũ beanie,
bucket logo sẽ được thêu chỉ ở phần trước trung tâm của mũ. Đây là hầu
hết các thiết kế cơ bản mà hiệu quả không chỉ Ananas mà hầu hết các mẫu
thời trang trong và ngoài nước đang áp dụng.

- Trên website bán hàng :

16


Từ khi ra mắt đến nay, Ananas luôn xây dựng cho mình hình ảnh tối giản nhưng
tinh tế tạo ra sự hài hịa nhưng khơng đơn điệu. Website bán hàng của Ananas
cũng xây dựng trên nền tảng và tiêu chí đó. Với logo được đặt tách biệt bên góc
trái màn hình làm nổi bật được hình trái dứa màu cam. Website được thiết kế đơn
giản, không màu mè, rối mắt thuận tiện cho việc mua hàng của khách hàng, không
để khách hàng phân tâm và sao nhãng và làm khách hàng tập trung vào sản phẩm
hơn là giao diện.
- Trên các phương tiện truyền thông :

Phương tiện truyền thông xã hội là một trong những chiến lược kinh doanh tốt
nhất dành cho các doanh nghiệp. Đồng thời cũng là nơi để thương hiệu doanh
nghiệp trở nên nổi tiếng hơn. Vì vậy, từ màu sắc, phong cách, logo đều phải được
thống nhất trên mọi phương tiện truyền thông xã hội. Đặc biệt là trên những mạng
xã hội sau đây : Facebook, Instagram, Twitter. Đây là 3 mạng xã hội lớn nhất hiện
nay và có đơng đảo người sử dụng. Nắm bắt được điều đó, Ananas ln đồng bộ

hệ thống nhận diện thương hiệu của mình một cách tồn diện trên tất cả các mạng
xã hội của mình. Mỗi lần thay đổi chiến dịch hay có campain mới, tất các các
avatar trên fanpage, instagram đều được thay đổi đồng thời tránh sự nhầm lẫn của
khách hàng. Hiện tại Ananas đang sử dụng cho mình avatar truyền thống của
mình, nhưng khi có dịp lễ hội Ananas sẽ thay đổi để chào mừng.

17


2.3.2 Slogan/Tagline

Từ khi thành lập và phát triển đến nay Ananas vẫn trung thành với slogan “Discover
YOU”.Ananas hiểu rằng các bạn trẻ (đặc biệt là ở Việt Nam) thường rơi vào trạng thái
mơng lung khơng biết mình muốn gì, điều này xuất phát từ việc các bạn chưa hiểu rõ
con người mình. Do đó, Discover YOU là thơng điệp mà Ananas muốn nhắc nhở mọi
người rằng: “Làm gì thì cũng cần phải hiểu bản thân và hiểu bản thân mình muốn gì”.
Càng hiểu rõ con người mình thì quyết định sẽ càng chính xác hơn. Discover YOU có
thể là lời Ananas nói với khách hàng, chính Ananas nói với Ananas, hoặc là chính các
bạn tự nói với bản thân mình. Hiện tại, Ananas vẫn đang trong hành trình tìm kiếm con
đường cho riêng mình, khơng ngừng cố gắng để mỗi đôi giày được tạo ra trở thành người
bạn đồng hành tốt nhất của các bạn trẻ trên mọi hành trình.
Ananas nghĩ rằng cái riêng của thương hiệu không chỉ được thể hiện ở vẻ ngoài của sản
phẩm, mà còn ở “tính cách” bên trong nó. Trong từng khâu làm nên sản phẩm, Ananas
hướng đến sự tỉ mỉ, đầu tư và cái riêng của Ananas chính là sự tận tâm, chân thành và
tích cực.
Slogan được Ananas đính kèm với Logo tạo nên một thông điệp vô cùng ý nghĩa đến
giới trẻ Việt Nam dám nghĩ dám làm và một phần không thể thiếu với bộ nhận diện
thương hiệu. Cũng như Logo, Slogan luôn được Ananas thể hiện đồng bộ trên mọi nền
tảng sao cho thống nhất và truyền tải ý nghĩa một cách dễ dàng đến người tiêu dùng.
Ngoài việc xuất hiện trên các fanpage hay website như Logo, thì slogan được thể hiện

một cách khác lạ hơn đó là dưới dạng hastag như #DiscoverYou được gắn dưới mỗi bài
viết hay bài quảng cáo và người dùng, người mua hàng có thể dùng hastag này một cách
dễ dàng khi đăng bài cảm nhận, đánh giá hay đơn giản là PR cho sản phẩm. Khi ấn vào
hastag mọi người dễ dàng nhìn thấy sản phẩm của Ananas một cách dễ dàng, đây là một
công cụ hữu hiệu để tăng sự phổ biến cho sản phẩm thông qua sự bùng nổ của mạng xã
hội.
2.3.3 Nhạc hiệu
Hiện nay, Ananas chưa sử dụng một ca khúc hay một đoạn nhạc trong bộ nhận diện
thương hiệu của doanh nghiệp, trong quá trình quảng bá sản phẩm của mình Ananas có
sử dụng một số bài hát của ca sĩ trẻ Việt Nam như Ngọt Band hay Hologram, nhưng đây
chỉ là một số đoạn nhạc của TVC, không được coi là nhạc hiệu chính thức.
18


2.4. Nhận xét
2.4.1 Điểm mạnh
● Đơn giản
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ gửi gắm nhiều “tâm ý” trong slogan, triết lý sâu sắc,
sứ mệnh lớn lao. Điều này thường khiến họ sử dụng từ ngữ cầu kỳ, gây khó hiểu cho
khách hàng và công chúng. Ananas thể hiện chúng bằng hình ảnh đơn giản, câu từ giản
dị (giản dị khơng có nghĩa là bình dân hóa) để tất cả đi thẳng vào tâm trí người tiêu
dùng.Với tên thương hiệu là Ananas có nghĩa là quả dứa thì logo của Ananas đã thể hiện
được tên doanh nghiệp một cách rõ ràng và đơn giản nhất, hình ảnh quả dứa được cách
điệu đơn giản với các nét thẳng dứt khoát phù hợp với tập khách hàng giới trẻ mà doanh
nghiệp hướng đến. Slogan của doanh nghiệp cũng rất đơn giản chỉ gồm 2 từ rất ngắn
gọn nhưng hàm chứa khá nhiều ý nghĩa
• Dễ nhớ, dễ hiểu
Ananas xây dựng cho mình một bộ thương hiệu rất dễ hiểu, rất dễ in vào tâm trí khách
hàng lần đầu tiếp xúc, chỉ đơn giản là quả “dứa” đi liền với thương hiệu. Vì với khách
hàng mới, doanh nghiệp chỉ có 3 giây để để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Một

logo quá sâu xa chắc chắn khơng thể làm được điều đó.
2.4.2 Điểm yếu
-Khơng tạo ra sự khác biệt : Nhìn chung bộ Nhận diện thương hiệu của Ananas trông
khá đơn điệu, không tạo ra sự khác biệt trong phong cách, làm người người dùng dễ liên
tưởng đến một số thương hiệu thời trang khác
-Tông màu không nổi bật : Với tông màu cam sẫm trên nền đen dễ bị chìm khi in trên
khác sản phẩm, nhất là các sản phẩm màu nâu, màu đen, điều này gây khó khăn trong
khả năng tiếp xúc khách hàng trong lần đầu, khó để lại ấn tượng.
-Chưa có nhạc hiệu chính thức : Trong khi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Ananas,
cụ thể ở đây là Bitis tích cực phối hợp, và hợp tác với các ca sĩ trẻ Việt Nam đang nổi
tiếng như Soobin hay Hương Tràm để sản xuất những bài hát độc quyền trong các chiến
dịch quảng bá, tạo ra sức lan tỏa cực kì mạnh mẽ trong cộng đồng giới trẻ thì Ananas lại
chưa nắm bắt được xu thế này, chưa theo kịp được với xu thế, gắn liền sản phẩm của
mình đối với các sản phẩm dành cho giới trẻ, từ đó có thể quảng bá thương hiệu một
cách tốt hơn, và rộng rãi hơn.
Slogan bằng tiếng Anh gây khăn cho người không biết Tiếng Anh không thể tiếp cận và
hiểu rõ về thông điệp đằng sau của nhãn hàng, từ đó mà đánh mất cơ hội tiếp cận đến
nhóm khách hàng này

19


Phần 3: Một số đề xuất cho doanh nghiệp
3.1. Đề xuất làm mới logo của doanh nghiệp
3.1.1. Phân tích logo đang được sử dụng tại doanh nghiệp
Ananas là một thương hiệu có đăng ký tại Việt Nam, mặc dù đã tồn tại từ 2012 nhưng
Ananas chỉ mới được biết đến gần đây bằng chính những nỗ lực cố gắng vươn lên khơng
ngừng nghỉ của mình khi liên tục cho ra mắt những sản phẩm bắt nhịp xu hướng và sáng
tạo hơn.
Với thị trường đa dạng các hãng giày khác nhau, người tiêu tiêu dùng dễ dàng nhận diện

giày Ananas với 2 logo mà hãng sử dụng song song đó là logo symbol hình trái dứa và
typo chữ Ananas:

➢ Ưu điểm của logo hiện tại:
-

Hình quả dứa:
+ Ananas trong tiếng anh nghĩa là “Trái Dứa”, do đó ngay khi khách hàng
nhìn thấy hình ảnh của logo, họ có thể dễ dàng nhận biết hãng và tên sản
phẩm. Các nét được vẽ trên logo có tính liên kết với nhau giúp chúng ta
có thể hình dung của quả dứa và khơng bị nhầm lẫn với các thương hiệu
giày khác trên thị trường.
+ Quả dứa khơng mọc trên cây, nó mọc trong những hàng cây bui nhọn hoắc.
Chúng là những chùm quả mọng khổng lồ; tỏa ra mùi hương thơm riêng
biệt. Có thể thấy, quả dứa trên logo là thông điệp dành cho những người

20


lựa chọn Ananas đó là sự khác biệt và nổi bật mình mà hãng muốn gửi
gắm. Khi sở hữu 1 đơi giày Ananas, bạn sẽ có can đảm để khám phá bản
thân, tìm hiểu những cái mới bằng bản chất vốn có, cá tính riêng của mình.
-

Typo chữ Ananas: Khi thấy logo này, khách hàng nhanh chóng nhận diện được
hãng giày này là gì và biết rõ thơng điệp Discover You mà hãng muốn truyền tải
hơn là chỉ sử dụng riêng hình quả dứa để thể hiện. Logo này cịn giúp ta thấy rõ
giày thuộc form dáng nào và khi được đính vào sau giày, dù bạn đi đến đâu, ai
cũng biết được đôi giày mà bạn đang dùng thuộc loại nào để thể thể hiện được
bản thân mình.


➢ Nhược điểm:
-

Hình quả dứa: Tuy dễ dàng hình dung được nhưng nếu nhìn thống q, bạn rất
khó để hiểu những nét này đang thể hiện điều gì. Khi in trên giày, những nét được
thể hiện sẽ khó phẳng như trên hình mà nó sẽ rối mắt và khơng thể hiện được
những gì mà hãng muốn thể hiện.

-

Chữ Ananas: với logo này, ngay trên chữ Ananas ta thấy được dấu gạch ngang
trên đầu, ký hiệu này giống với giày Vans khiến nhiều người hiểu lầm rằng logo
này là bản đạo nhái của Vans và họ sẽ không tin tưởng vào chất lượng sản phẩm
cũng như phân vân có nên lựa chọn một phiên bản đạo nhái hay không.

3.1.2. Ý tưởng cho logo mới:
Bởi những nhược điểm nêu trên nên Ananas còn bị tranh cãi bởi logo dễ bị nhầm
lẫn và khó nhận biết. Để khắc phục những nhược điểm đó, ta có thể sử dụng chữ cái đầu
của thương hiệu để làm thành logo mới của hãng để tránh bị nhầm lẫn.

➢ Đặc điểm: Tên của thương hiệu là Ananas bao gồm các chữ cái: A, N, S. Và ta
thấy ở logo này có tập hợp đủ các chữ cái trên và thể hiện rõ được 3 chữ A từ chữ
nhỏ đến lớn.
21


➢ Ý nghĩa logo: Khi nhìn kỹ vào logo và phân tích rõ hình dạng đường nét, ta thấy
các nét đen được nối liền nhau và dẫn đến các khoảng trống khác nhau, khoảng
trống này giống như điểm xuất phát nhưng nó được đi bằng con đường cao hơn

và xa hơn. Có thể thấy, logo muốn gửi gắm thơng điệp rằng : Dù bạn đang ở đâu,
điểm xuất phát dù tưởng chừng như khơng có hy vọng nhưng dù đi đến đâu, bạn
vẫn có thể tìm thấy lối ra khi là chính mình, khi bộc lộ hết được những gì mình
vốn có để đến được đích cao hơn, đỉnh hơn. Vẫn là “ Discover You” nhưng cách
thể hiện ở logo này khác hơn và rộng nghĩa hơn.
➔ Với 2 logo cũ, ta có thể rút ngắn thành 1 logo như sau:

3.1.3. Ứng dụng logo mới trên ấn phẩm, vật phẩm của doanh nghiệp
* In logo trên sản phẩm
Có thể nói Logo được xem như là linh hồn của thương hiệu. Chúng vừa là hình ảnh đại
diện của cơng ty, tổ chức, vừa là thơng điệp mà tổ chức đó muốn gửi đến cộng đồng. Do
đó, việc giày Ananas mang logo đặc trưng của nó tuy cơ bản nhưng mang lại rất nhiều
ý nghĩa quan trọng.
■ In logo giúp khách hàng xác định được sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang

cung cấp

■ Giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu dễ dàng và nhanh chóng hơn
■ Logo gắn liền với những cảm xúc và đối tượng cụ thể
■ Truyền đạt thông điệp và giá trị quan trọng của thương hiệu
■ Logo giúp tăng hình ảnh chuyên nghiệp của thương hiệu

22


* Đề xuất vị trí đặt logo

Ananas đang chọn cách duy nhất để thể hiện điểm nhấn thương hiệu qua việc in dịng
chữ logo “ananas” ở gót giày. đây là cách làm đang hạn chế việc nhận diện thương hiệu
của sản phẩm.


Các thương hiệu giày nói chung theo truyền thống thường sẽ đặt logo ở trên phần lưỡi
gà hay ở gót của giày bởi đó là vị trí dễ quan sát cả với người mang giày và những người
xung quanh. Bên cạnh đó là do vị trí phần lưỡi gà rất thích hợp để in logo vì nó có sự
gọn gàng và không gây ảnh hưởng nhiều đến thiết kế ban đầu.

Việc đặt logo ở gót giày cũng phổ biến tuy nhiên hạn chế lớn là người ta chỉ có thể quan
sát từ phía sau mới nhìn được, qua đó hạn chế về cách nhận diện thương hiệu. Converse
và Vans là 2 ví dụ điển hình nhất về cách làm này thế nhưng họ lại thành công nguyên
nhân là do kiểu dáng của họ đã quá quen thuộc. Người ta thậm chí chỉ cần nhìn kiểu
dáng, khơng cần đến nhìn logo để biết đó là 1 đơi Converse hoặc Vans. Ananas rõ ràng
là học theo cách này nhưng họ không thể thành cơng vì là thương hiệu mới và vì kiểu
dáng sản phẩm của họ khơng có sự quen thuộc giống như 2 thương hiệu giày quốc dân
kia

Tuy nhiên, theo xu thế ngày nay, những sản phẩm với thiết kế có logo thương hiệu to,
nổi bật, hay thiết kế logo thành họa tiết monochrome đang được ưa chuộng hơn bao giờ
hết. Đó là những thiết kế rất cơ bản như một đôi giày trắng trơn nhưng chỉ cần in logo
của thương hiệu lên lại trở nên vô cùng nổi bật. Một số ví dụ tiêu biểu là Dior, Nike,
LV…
Ananas tất nhiên cũng nên cập nhật xu hướng này. các sản phẩm của ananas đang có
thiết kế đơn điệu, basic, khơng có điểm nhấn. Một số thì có họa tiết rất màu mè, sặc sỡ
nhưng lại khơng có nhận diện thương hiệu. Đôi giày được làm hết sức nổi bật những
logo thương hiệu thì lại khơng, do đó khơng ai biết đơi giày mà họ đi là của hãng nào.
Vì thế, ananas cần mang thêm những chi tiết về logo lên sản phẩm của họ, có thể làm
những cách như sau:
- Phát triển mẫu thiết kế mới với logo in to, nổi bật.
- Thiết kế logo thành một họa tiết monochrome để trang trí lên giày.
- Làm nổi bật hơn nữa phần logo ở gót giày.
- In logo lên phần đế giày.


23


* Đề xuất phương pháp in logo

In decal: Decal là chất liệu tem nhãn có keo ở mặt sau. Với loại decal in, khách hàng có
thể in bất cứ hình ảnh gì mà mình muốn. Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ,
có thể in số lượng lớn một cách nhanh chóng và bám dính tốt trên nhiều bề mặt. Tuy
nhiên nhược điểm là thời gian sử dụng lại không cao.

In KTS: In KTS là ứng dụng của công nghệ in ấn hiện đại bậc nhất ngày nay. Sử dụng
máy in phun trực tiếp vào vải. Phương pháp này có tiến độ in ấn nhanh, hình in sắc nét
và có thể in được ở nhiều chất liệu khác nhau đặc biệt là trên những chất liệu cứng như
giày. Tuy nhiên giá thành lại khá cao do bắt buộc phải sử dụng mực chuyên dụng.

* Đặt logo lên trên bao bì sản phẩm

Bao bì là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong thành công của sản phẩm.
Việc tạo ra những mẫu bao bì sản phẩm bao gồm rất nhiều các yếu tố, đó khơng chỉ là
chất liệu giấy, màu sắc, hình ảnh mà cịn là những chi tiết, thơng tin được trang trí trên
bề mặt ấn phẩm. Tuy nhiên, giữa hàng nghìn những sản phẩm khác nhau, điều duy nhất
giúp chúng ta nhận diện chính là những mẫu logo in trên bao bì cụ thể là lên hộp giày.
Việc Ananas thiết kế logo in hộp giày cũng như những sản phẩm bao bì nói chung khơng
chỉ có chức năng là đại diện cho thương hiệu mà cịn là yếu tố góp phần quan trọng cho
việc tạo ra những sản phẩm hộp giấy hoàn chính nhất. Một chiếc hộp giấy dù có đẹp,
độc đáo đến đâu mà lại thiếu đi logo thì người tiêu dùng cũng khơng biết sản phẩm đó
là của nhãn hiệu nào, từ đó có sự phân vân trong việc chọn lựa sản phẩm theo yêu cầu.
Sử dụng logo trên tất cả các ấn phẩm tiếp thị, phương tiện truyền thông, website,…
Đây là cách để quảng cáo thương hiệu cũng như tạo sự đồng bộ, liên kết các hình ảnh,

thơng điệp tại mọi nơi thương hiệu hiện diện. Việc in logo trên tất cả các ấn phẩm tiếp
thị nhằm thể hiện lên các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời mang lại sự thu
hút đối với các khách hàng tiềm năng, thôi thúc họ mua sản phẩm của doanh nghiệp.
3.2. Đề xuất về slogan , nhạc hiệu ….vvv
Slogan
Là một thương hiệu Việt sáng tạo dành cho người Việt, slogan của Ananas nên thể hiện
đặc trưng ấy. Có thể sử dụng những slogan như:

24


-

Ananas - dành cho bàn chân Việt
Ananas - tinh thần người Việt

Hơn nữa Ananas còn là một thương hiệu trẻ, dành cho giới trẻ và được người trẻ u
thích có thể dùng những câu slogan phù hợp thể hiện tinh thần của giới trẻ.
-

Ananas - be bold, be wild
Ananas - cùng bạn chinh phục thử thách

Bên cạnh đó, các chủ đề hot trên thế giới hiện nay như chống phân biệt chủng tộc, bình
đẳng giới tính cũng là gợi ý để thiết kế slogan
-

Ananas - For all gender
Ananas - Color doesn't matter


Nhạc hiệu
Nhạc hiệu cho thương hiệu (Sound branding) là việc sử dụng âm thanh nhằm tăng cường
khả năng nhận diện thương hiệu cho khách hàng. Nhạc hiệu có thể là một đoạn nhạc
hoặc một bài hát ngắn, dễ nhớ, dễ lặp lại, được sáng tác dựa trên giá trị cốt lõi của thương
hiệu và sản phẩm. Nhạc hiệu thường đặt ở đầu hay cuối cùng của một đoạn quảng cáo.
đây là điều Ananas cịn thiếu
Lợi ích của việc xây dựng nhạc hiệu:
-Nhấn mạnh thêm tính cách của thương hiệu;
-Giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu và công ty;
-Gia tăng hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo và marketing;
-Tạo các mối liên kết bền vững hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng;
-Đại diện cho tính thống nhất và thể hiện các giá trị cốt lõi của một thương hiệu một
cách độc đáo;
Kết luận
Nhìn chung bộ nhận diện thương hiệu hiện tại của Ananas đáp ứng khá tốt vai trị của
mình, giúp nhận biết thương hiệu, tạo sự liên tưởng với tên thương hiệu, hình ảnh khá
trẻ trung phù hợp với đối tượng khách hàng hướng tới. Tuy nhiên để tạo được sự chuyên
nghiệp, khác biệt và tránh gây liên tưởng đến thương hiệu khác thì nhóm nghiên cứu đã
đề xuất một số giải pháp thay đổi. Logo hiện tại của Ananas khơng tạo được tầng nghĩa
liên tưởng, hình ảnh đẹp, nhưng khá phức tạp, vị trí đặt cịn khá an toàn chưa nổi bật và
tạo sự khác biệt. Cần nhấn mạnh hơn trong thông điệp của slogan và thêm phần nhạc
điệu.

25


×