Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đáp ứng yêu cầu hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.23 KB, 6 trang )

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO VIỆT NAM-EU (EVFTA)
METHODS OF SUPERVISION IN THE PROTECTION OF INDUSTRIAL COMPULSORY
COMPENSATION WITH DIVERSE COMPANIES DESTINYING VIETNAM-EU (EVFTA)
ThS. Đặng Cơng Nhật Thuận
Học viện Chính trị khu vực III
Email:
Tóm tắt
Bài viết trên cơ sở phân tích các quy định về thực thi biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật Việt Nam và các cam kết của Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) để chỉ ra các yêu cầu và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt
Nam hiện hành so với các cam kết trong Hiệp định về thực thi biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý. Từ đó, tác giả đề xuất kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định
pháp luật Việt Nam về vấn đề này sao cho phù hợp với cam kết Hiệp định EVFTA.
Từ khóa: Biện pháp kiểm sốt biên giới, quyền sở hữu công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, Hiệp định Thương
mại tự do, EVFTA.
Abstract
The article is based on the analysis of regulations on the implementation of border control measures in
the protection of industrial property rights to geographical indications in accordance with Vietnamese law and
the Trade Commissions of Vietnam. -EU (EVFTA) to clarify the requirements and assess the compatibility of
current Vietnamese law compared to the commitment to implement border control measures in protection of
industrial property rights and land guide physical. Since then, the author has resolutely contributed to
perfecting the Vietnamese legal provisions on this issue in accordance with the law of border control, industrial
property rights, geographical distribution, and the Trade Agreement. Because of trade, EVFTA concludes the
Agreement in the EVFTA Agreement.
Keywords: Measures of border control, industrial property rights, geographic expenses, Amendment
Trading Agreement, EVFTA.


1. Đặt vấn đề
Ở mỗi quốc gia, để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh
nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội; để xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo
sự cạnh tranh công bằng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thì nhất thiết phải xây dựng một cơ chế pháp
lý đồng bộ. Điều này không chỉ nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong q
trình sản xuất, lưu thơng và phân phối hàng hóa, mà cịn góp phần xử lý kịp thời và nghiêm minh các
hành vi xâm phạm quyền SHTT. Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia mà Chính phủ đã giao cho Bộ
Khoa học - Cơng nghệ xây dựng đặt ra mục tiêu cụ thể: “Đến năm 2030, đưa hệ thống sở hữu trí tuệ
trở thành công cụ chủ lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo, nhằm tạo ra tài sản trí tuệ của Việt Nam, góp
phần đáp ứng nhu cầu đối với sản phẩm mới và sáng tạo. Bên cạnh đó, sẽ nâng cấp hệ thống xác lập
quyền SHTT, trong đó chủ yếu là quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) thành hệ thống dịch vụ hành
chính cơng hiện đại và thân thiện với người sử dụng” (Hà Anh, 2017).
Khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU chính thức được thực thi, địi hỏi cơng tác
hoàn thiện pháp luật của nước ta phải được thực hiện dựa trên sự nhìn nhận đúng đắn ở nhiều khía
cạnh. EU là khu vực có hệ thống pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) hình thành từ lâu đời và
hết sức chặt chẽ, được đánh giá là khắt khe hơn nhiều so với pháp luật của những quốc gia đang phát
triển như Việt Nam. Ở góc nhìn khác, những sản phẩm đã khẳng định được tên tuổi lâu đời từ EU cũng
152


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

sẽ trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm với những sản phẩm mang CDĐL của Việt Nam ngay
tại thị trường trong nước.
Nhìn chung, hệ thống pháp lý về quyền SHTT của Việt Nam nói chung và quyền SHCN đối
với CDĐL nói riêng đã dần được hoàn thiện, phần nào bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân
và doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế thực thi quyền SHCN đối với CDĐL hiện hành, cụ thể là biện
pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý vẫn cịn tồn tại một số hạn chế, bất cập.
Hơn thế nữa, trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA, rất nhiều khả năng sẽ phát sinh những điểm
không đồng nhất trong quy định pháp luật Việt Nam so với các cam kết của Hiệp định về vấn đề này.

Do đó, cần thiết phải có sự phân tích, rà sốt pháp luật Việt Nam với những cam kết trong EVFTA về
SHTT, cụ thể là về thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền SHCN đối với
CDĐL để xác định rõ các nội dung khác biệt, các quy định chưa hợp lý và từ đó có sự điều chỉnh các
quy định pháp luật để bảo đảm tuân thủ các cam kết của EVFTA. Điều này sẽ góp phần hạn chế tối đa
các rủi ro về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp nhập khẩu, từ đó giúp hạn chế các tranh chấp liên quan
đến bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL và góp phần tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm mang
CDĐL của Việt Nam tại thị trường trong nước.
Chính vì vậy, trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích các quy định về thực thi biện pháp
kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp
luật Việt Nam và các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) để chỉ ra các
yêu cầu và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam hiện hành so với các cam kết trong Hiệp
định về thực thi biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với chỉ dẫn
địa lý. Từ đó, tác giả đề xuất kiến nghị góp phần hồn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về vấn
đề này sao cho phù hợp với cam kết Hiệp định EVFTA.
2. Khái quát về biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ
dẫn địa lý
Trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT, theo phạm vi và
nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan Nhà nước theo Luật định, các cơ quan sẽ áp dụng một số biện
pháp như: biện pháp dân sự, biện pháp hình sự, biện pháp hành chính. Biện pháp kiểm sốt biên giới
(hay cịn gọi là biện pháp kiểm sốt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu) tuy nằm trong biện pháp hành
chính nhưng do tính chất, tầm quan trọng và hiệu quả của việc áp dụng biện pháp này mà pháp luật
SHTT có quy định và hướng dẫn riêng. Các biện pháp kiểm soát biên giới về SHCN dùng để chỉ
chung các biện pháp giám sát, phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu; tạm dừng làm thủ tục hải quan
đối với hàng hố có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN; kiểm tra và xác định tình trạng pháp lý về
SHCN đối với hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan; xử lý hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải
quan xâm phạm quyền SHCN.
Biện pháp kiểm sốt hàng hóa xuất nhập khẩu mang CDĐL được áp dụng đối với trường hợp
chủ sở hữu có quyền yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa xuất nhập khẩu có dấu hiệu xâm
phạm quyền SHCN hoặc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các hàng hóa đó. Theo quy
định tại khoản 1 Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, các biện pháp kiểm sốt

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm:
Một là, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ: là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ sở hữu quyền SHTT nhằm thu thập thông tin,
chứng cứ về lô hàng để chủ sở hữu quyền SHTT thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm
quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm
xử phạt hành chính.
Hai là, kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: là
biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ sở hữu quyền SHTT nhằm thu thập thông tin để thực
hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.
153


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

Biện pháp kiểm soát biên giới của cơ quan Hải quan thực hiện có một số đặc điểm cơ bản như
sau:
(i) Đây là hoạt động đặc thù của ngành Hải quan và chỉ có cơ quan Hải quan là cơ quan duy
nhất được Chính phủ cho phép thực hiện công việc này.
(ii) Việc tạm dừng làm thủ tục Hải quan về bản chất đó là việc kéo dài thời gian làm thủ tục hải
quan, giống như các trường hợp kéo dài thời gian làm thủ tục hải quan mà cơ quan Hải quan đang áp
dụng như tạm giải phóng hàng chờ kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên
khác với những trường hợp kéo dài thời gian làm thủ tục Hải quan khác, việc tạm dừng làm thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT thực hiện trên cơ sở yêu
cầu bằng văn bản của một cá nhân, tổ chức không phải là cơ quan Nhà nước, mục đích của việc tạm
dừng là để thực hiện quyền yêu cầu của chủ thể quyền SHCN, không chỉ thuần túy là bảo vệ lợi ích
quản lý Nhà nước.
(iii) Trình tự tiến hành áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới do cơ quan Hải quan cũng có
sự khác biệt nhau về quy trình, thủ tục và cách thức thực hiện trên thực tế. Đồng thời so với các quy
trình thủ tục hải quan khác, quy trình áp dụng các biện pháp kiểm sốt biên giới cũng có sự khác biệt.
Ví dụ việc tạm dừng làm thủ tục Hải quan có đặc thù riêng, khơng giống với các quy trình thủ tục Hải

quan khác, theo đó chủ thể quyền SHTT muốn tạm dừng phải nộp khoản tiền đảm bảo theo quy định,
nếu muốn kéo dài thời gian tạm dừng phải nộp thêm tiền đảm bảo, các bên có liên quan có quyền chủ
đơng phối hợp với cơ quan Hải quan kết thúc thời hạn tạm dừng trước ngày hết hạn.
3. Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định EVFTA về biện pháp kiểm soát
biên giới trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
3.1. Các yêu cầu thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý của
Hiệp định EVFTA
Trong EVFTA, chế định về Sở hữu trí tuệ được quy định tập trung trong Chương 12 với 40
trang, 31 điều. Đây là một chương lớn của EVFTA với nhiều cam kết tập trung vào 03 nhóm, bao
gồm: (i) các vấn đề chung; (ii) các tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng đối tượng quyền SHTT cụ thể; (iii)
các biện pháp thực thi quyền SHTT. Mục tiêu của chương này là tạo điều kiện cho sự sáng tạo, sản
xuất và thương mại hóa các sản phẩm tân tiến và sáng tạo giữa các bên tham gia góp cho một nền kinh
tế bền vững hơn và tồn diện cho các bên, đồng thời đạt được một mức độ đầy đủ và có hiệu quả của
việc bảo vệ và thực thi quyền SHTT.
Từ góc độ nội dung, các cam kết trong Chương này có thể phân thành các nhóm sau: Nhóm 1:
Các cam kết về các nguyên tắc chung trong bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ của EVFTA; Nhóm 2: Các
cam kết về các tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng loại đối tượng sở hữu trí tuệ cụ thể; Nhóm 3: Các cam
kết về tố tụng dân sự thực thi quyền sở hữu trí tuệ; Nhóm 4: Các cam kết về biện pháp thực thi quyền
SHTT tại biên giới.
Xét về cơ chế bảo hộ, tuy không đề cập trực tiếp nhưng EVFTA yêu cầu việc bảo hộ CDĐL
theo cơ chế riêng, độc lập với nhãn hiệu thơng qua cam kết về quy trình cơng nhận CDĐL. Trên thực
tế, hiện cả EU và Việt Nam hiện đều bảo hộ CDĐL theo một cơ chế riêng, độc lập với các đối tượng
SHTT khác trong khi Hoa Kỳ và một số nước khác lại bảo hộ chỉ dẫn địa lý như là một loại của nhãn
hiệu (theo cơ chế bảo hộ chung của nhãn hiệu). Vì vậy cam kết về vấn đề này thực chất là để ràng buộc
Việt Nam trong các cam kết, đàm phán sau này liên quan tới chỉ dẫn địa lý với các đối tác khác.
Có thể nhận thấy EVFTA đặt ra các yêu cầu tổng quan đối với pháp luật Việt Nam như sau:
- Yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ
dẫn địa lý: EU dường như khơng địi hỏi q nhiều các tiêu chuẩn TRIPS+ trong EVFTA với Việt
Nam. Một số ít các nội dung chưa tương thích chỉ mang tính quy định chi tiết, đơn lẻ, ở các vấn đề cụ
thể. Với nguyên tắc không phân biệt đối xử trong TRIPS, Việt Nam chỉ cần điều chỉnh pháp luật chung

về SHTT để thực thi các cam kết này. Nói cách khác, Việt Nam phải khắc phục những điểm hạn chế
154


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

của pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL; đồng thời có những rà soát và điều
chỉnh kịp thời để hướng đến sự tương đồng của các quy định pháp luật nội địa so với các cam kết của
Hiệp định về bảo hộ CDĐL.
- Yêu cầu thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý:
Thực thi hiệu quả quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với CDĐL nói riêng là vấn đề được cả
hai bên cùng quan tâm. Vì vậy, Hiệp định EVFTA đặt ra thêm một số yêu cầu về thực thi dân sự và
kiểm soát biên giới so với Hiệp định TRIPS, nhằm tăng cường tính hiệu quả của hoạt động thực thi
quyền. EVFTA yêu cầu Việt Nam và EU phải có cơ chế pháp lý cho phép ngăn chặn việc sản xuất,
đóng gói, mua bán, quảng cáo sai, lừa đảo hoặc gây hiểu nhầm về nguồn gốc của thực phẩm. Đồng
thời, Hiệp định cũng nhấn mạnh các sản phẩm mang CDĐL được bảo hộ phải tuân thủ các yêu cầu về
chất lượng liên quan theo pháp luật nước sở tại.
Là một FTA thế hệ mới, Hiệp định EVFTA được kỳ vọng trở thành một tiêu chuẩn mới trong
việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT, đáp ứng nhu cầu bảo hộ của chủ thể quyền, nhưng vẫn đảm bảo
độ linh hoạt nhất định để một quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể hưởng lợi từ bảo hộ
SHTT. Tăng cường hiệu quả thực thi quyền SHTT là một trong bốn vấn đề lớn về SHTT cần quan tâm
trong EVFTA. Có thể nói, thực thi hiệu quả quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với CDĐL
nói riêng là vấn đề được cả hai bên cùng quan tâm, vì vậy Hiệp định EVFTA đặt ra thêm một số yêu
cầu về thực thi dân sự và kiểm soát biên giới so với Hiệp định TRIPS, nhằm tăng cường tính hiệu quả
của hoạt động thực thi quyền. Hiệp định yêu cầu Việt Nam và EU phải có cơ chế pháp lý cho phép
ngăn chặn việc sản xuất, đóng gói, mua bán, quảng cáo sai, lừa đảo hoặc gây hiểu nhầm về nguồn gốc
của thực phẩm. Đồng thời, Hiệp định cũng nhấn mạnh các sản phẩm mang CDĐL được bảo hộ phải
tuân thủ các yêu cầu về chất lượng liên quan theo pháp luật nước sở tại. Về các biện pháp kiểm soát
biên giới, Hiệp định yêu cầu sự chủ động của cơ quan hải quan trong việc tìm ra hàng hóa nghi ngờ
xâm phạm quyền SHTT trong q trình tác nghiệp và áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới với cả

hàng giả mạo CDĐL (Đặng Công Nhật Thuận, 2018).
Thực thi quyền SHTT luôn là vấn đề khúc mắc trong thực tế thi hành pháp luật về SHTT, vì
vậy cũng là chủ đề được phía EU chú trọng đàm phán trong EVFTA. Về cơ bản, EVFTA đưa ra các
yêu cầu về thực thi SHTT theo hướng nghiêm khắc hơn, trao quyền cao hơn cho chủ thể thực thi (đặc
biệt tại biên giới) và chủ sở hữu quyền, đồng thời nâng mức trách nhiệm, biện pháp trừng phạt đối với
chủ thể có hành vi vi phạm các quyền SHTT (Đặng Cơng Nhật Thuận, 2018). Trên thực tế, Nghị định
99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu
công nghiệp cũng đã quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, nhưng chỉ xem xét xử lý khi đáp ứng những yêu cầu nhất định. Việc xử
lý cũng phải tính đến nguyên tắc ưu đãi quốc gia trong việc áp dụng các nguyên tắc kiểm soát biên giới
để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như thực tế là nhãn hiệu đó nếu khơng đăng ký bảo hộ quyền sở
hữu cơng nghiệp tại Việt Nam thì việc sản xuất, kinh doanh cũng như xuất khẩu sẽ không bị coi là bất
hợp pháp (Trần Việt Hưng, 2015).
3.2. Đánh giá tính tương thích của pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định EVFTA về
biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Nguyễn Thị Thu Trang (2016, 21) đã nêu: “Trước hết, cần tập trung vào việc rà soát pháp luật
Việt Nam với các cam kết tại Chương 12 của EVFTA và sau đó cần thêm những nỗ lực rà sốt tiếp theo
để hồn tất mục tiêu điều chỉnh pháp luật Việt Nam thực thi EVFTA. Về mặt lý luận, các nguyên tắc này
được xem là không địi hỏi Việt Nam phải sửa đổi, điều chỉnh gì từ góc độ pháp luật. Thế nhưng, trên
thực tế, kết luận cuối cùng về vấn đề này chỉ có thể đưa ra sau khi thực hiện việc rà soát cam kết của
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) về các nội dung liên quan
cũng như so sánh mức độ đối xử của các cam kết CPTPP và EVFTA về cùng một nội dung”.
Chỉ dẫn địa lý là đối tượng mà EU đặc biệt quan tâm vì hiện tại EU có khá nhiều các sản phẩm
được bảo hộ dưới dạng CDĐL. Trong EVFTA, nội dung về CDĐL đã thể hiện rõ sự quan tâm này
155


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

thông qua các cam kết khá đặc thù. Xét về đối tượng bảo hộ, các cam kết về chỉ dẫn địa lý trong

EVFTA chỉ áp dụng đối với 04 nhóm sản phẩm là: rượu vang, đồ uống có cồn, nơng sản và thực phẩm.
Trên thực tế thì 04 nhóm này cũng bao qt gần như phần lớn các sản phẩm có thể là đối tượng của chỉ
dẫn địa lý. Về đánh giá chung , pháp luật Việt Nam đã tương thích với đa số các cam kết trong EVFTA
về Sở hữu trí tuệ, trong tất cả các nhóm cam kết, từ nguyên tắc chung tới các tiêu chuẩn bảo hộ quyền
cũng như thực thi quyền. Các quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam hầu như đã
tương thích tồn bộ hoặc tương thích một phần với các cam kết của EVFTA. Tuy nhiên, do nhu cầu
của EU và Việt Nam trong bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ chỉ dẫn địa lý là không
giống nhau, thêm vào đó EU cũng là một thị trường khắt khe trong vấn đề xuất xứ và chất lượng hàng
hóa nên khơng thể tránh khỏi những điểm mà pháp luật Việt Nam chưa hồn tồn tương thích hoặc
chưa được điều chỉnh.
Phạm Thị Mỹ Dung (2016, 22) cho rằng: “Đối với hầu hết các nước trên thế giới, thực thi
quyền SHTT chủ yếu thuộc thẩm quyền của ba hệ thống cơ quan: tịa án; cơng an và hải quan. Thực thi
bảo hộ quyền SHTT tại biên giới, thực chất là việc cơ quan hải quan ngăn chặn, không cho phép thơng
quan hàng hóa xuất nhập khẩu vi phạm quyền SHTT nói chung, hàng hóa giả mạo CDĐL nói riêng và
xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”.
EVFTA có cam kết mới đáng chú ý liên quan tới sự tham gia của cơ quan hải quan trong thực
thi quyền SHTT tại biên giới. Tại Điều 28 của Hiệp định có đề cập đến vấn đề hợp tác cụ thể trong áp
dụng các biện pháp biên giới, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề trao đổi thơng tin, thiết lập các ưu tiên
và quy định cụ thể về thủ tục. Cụ thể hơn nữa, EVFTA yêu cầu cơ quan hải quan phải tham gia tích
cực, hợp tác với chủ thể quyền để thực hiện thực thi quyền SHTT tại biên giới. Trong khi đó, hiện Việt
Nam mới chỉ quy định theo chiều ngược lại, rằng chủ thể quyền có thể tham gia cùng cơ quan hải
quan, cịn cơ quan này vẫn chủ động thực hiện việc của mình. Vì thế có thể đánh giá, ở quy định này,
pháp luật Việt Nam chỉ mới tương thích một phần với cam kết của EVFTA.
Bên cạnh đó, về vấn đề thực hiện quyền chủ động trong việc kiểm tra hàng hóa có yêu cầu bảo
vệ quyền SHCN đối với CDĐL, Điều 58 Hiệp định TRIP’s quy định rằng các quốc gia thành viên có
thể cho phép các cơ quan có thẩm quyền chủ động hành động đình chỉ thơng quan hàng hóa mà các cơ
quan đó có chứng cứ hiển nhiên về sự xâm phạm quyền SHTT. Tại khoản 4 Điều 216 Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005 cũng quy định: “Trong quá trình thực hiện biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều này, nếu phát hiện hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này thì
cơ quan hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử lý theo quy định tại

Điều 214 và Điều 215 của Luật này”. Với các quy định như trên có thể hiểu rằng cơ quan Hải quan
trong q trình thực hiện việc kiểm sốt biên giới, nếu có cơ sở nghi ngờ hàng hóa có dấu hiệu xâm
phạm về CDĐL thì có quyền được áp dụng các biên pháp như khám xét phương tiện, khám xét hàng
hóa hoặc tạm giữ phương tiện, hàng hóa để làm cơ sở cho việc xử lý theo quy định. Tuy nhiên việc
giải thích nội dung Điều 216 này cũng chưa được làm rõ trên thực tế, gây lúng túng cho việc vận dụng
để phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngành Hải quan như: cách thức và quy trình thực hiện, cơ chế
đảm bảo cho việc xử lý các khiếu nại, tố cáo liên quan. Đây là vấn đề cần được cân nhắc hồn thiện để
đảm bảo các tính pháp lý cần thiết trong quá trình thực thi Hiệp định.
4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đáp ứng yêu cầu Hiệp định EVFTA
Thực thi quyền SHTT luôn là vấn đề khúc mắc trong thực tế thi hành pháp luật về SHTT, vì
vậy cũng là chủ đề được phía EU chú trọng đàm phán trong EVFTA. Về cơ bản, EVFTA đưa ra các
yêu cầu về thực thi SHTT theo hướng nghiêm khắc hơn, trao quyền cao hơn cho chủ thể thực thi (đặc
biệt tại biên giới) và chủ sở hữu quyền, đồng thời nâng mức trách nhiệm, biện pháp trừng phạt đối với
chủ thể có hành vi vi phạm các quyền SHTT.
Về giải pháp chung cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với
CDĐL nói chung và các biện pháp kiểm sốt biên giới nói riêng, có thể lựa chọn hai phương án thực
156


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

thi, đó là: sửa đổi pháp luật chỉ để áp dụng riêng cho các chủ thể quyền của EU, hoặc sửa đổi pháp luật
chung để áp dụng cho tất cả các chủ thể quyền (trong nước, nước ngoài). Tuy nhiên theo các nguyên
tắc nêu tại TRIPS (mà Việt Nam bắt buộc tuân thủ với tư cách thành viên WTO), Việt Nam dường như
chỉ có một lựa chọn duy nhất là sửa đổi pháp luật chung về SHTT theo các cam kết cao nhất trong
EVFTA (Đặng Công Nhật Thuận, 2018).
Để nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới trong bảo hộ quyền SHCN đối
với CDĐL đáp ứng yêu cầu Hiệp định EVFTA, khi hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần lưu ý hai nội
dung sau:

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa năng lực, sự chủ động của cơ quan hải quan trong việc tìm ra
hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT trong quá trình tác nghiệp và áp dụng biện pháp kiểm soát
biên giới với cả hàng giả mạo CDĐL. Đồng thời, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có
thẩm quyền từ khâu quản lý sản xuất, quản lý thị trường, quản lý xuất nhập khẩu. Có thể hình dung
việc tạo ra một cơ chế kiểm sốt chặt chẽ ở nhiều khâu và có sự đồng bộ giữa các khâu kiểm soát sẽ
tạo ra một hệ thống kiểm sốt mạnh mẽ hơn. Chính việc kiểm sốt tốt hơn sẽ giảm thiểu khả năng bị
xâm phạm của các đối tượng cần được bảo vệ. Bởi vì, khi các sản phẩm mang CDĐL được bảo vệ tốt
từ khâu đầu vào, đầu ra cho đến q trình lưu thơng trên thị trường thì sẽ khó bị xâm phạm hơn. Để
thực hiện tốt giải pháp này, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các phương án: (i) xây dựng và duy trì
kênh trao đổi thông tin phục vụ cho hợp tác hiệu quả giữa các bên, (ii) thiết lập cơ chế tham vấn phù
hợp giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp, (iii) thành lập ủy ban đặc biệt về Hải quan giải
quyết các vấn đề về thực thi Hiệp định.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định về thẩm quyền áp dụng các biện pháp thực thi quyền SHTT
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đồng thời với thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối
với CDĐL trong phạm vi tương ứng bảo đảm tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam với các cam
kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Thứ ba, phải tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu trong
thời gian chờ các cơ quan chức năng giám định, xem xét có hay khơng hành vi xâm phạm quyền. Đồng
thời, nên quy định vấn đề lưu mẫu và giải quyết cho người xuất nhập khẩu đưa hàng về bảo quản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Công Nhật Thuận (2018), “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đáp ứng yêu cầu
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)”, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Kinh tế, Trường đại học
Luật - Đại học Huế.
2. Đặng Công Nhật Thuận (2018), “Thời điểm và điều kiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU”,
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Giải quyết tranh chấp dân sự và thương mại -Kinh nghiệm Nhật Bản và Việt
Nam, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, tr.178-187.
3. Hà Anh (2017), “Xây dựng Chiến lược phát triển sở hữu trí tuệ quốc gia Việt Nam”,
truy
cập Thứ bảy ngày 07 tháng 10 năm 2019.

4. Phạm Thị Mỹ Dung (2016), “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt
Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội.
5. Nguyễn Thị Thu Trang, Trung tâm WTO và Hội nhập-Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2016),
“Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU về sở hữu trí
tuệ”, Nxb Cơng Thương.
6. Trần Việt Hưng (2015), “Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về kiểm soát biên giới bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ của Cơ quan Hải quan theo Luật Hải quan 2014”, Truy cập ngày 07 tháng 10 năm 2019.

157



×