Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 135 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NINH THỊ THANH THỦY





BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC









HÀ NỘI - 2009





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



NINH THỊ THANH THỦY




BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh







HÀ NỘI - 2009

Mục lục


Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các bảng


Mở đầu
1

Chương 1: Khái quát chung về chỉ dẫn địa lý và quyền
sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
6
1.1.
Khái niệm chỉ dẫn địa lý và quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý

6
1.1.1.
Khái niệm chỉ dẫn địa lý và so sánh chỉ dẫn địa lý với
một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác
6
1.1.1.1.
Khái niệm chỉ dẫn địa lý với tư cách là đối tượng của
quyền sở hữu công nghiệp
6
1.1.1.2.
Phân biệt chỉ dẫn địa lý với chỉ dẫn nguồn gốc và tên
gọi xuất xứ
8
1.1.1.3.
Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu
10
1.1.1.4.
Phân biệt chỉ dẫn địa lý với tên thương mại
12
1.1.2.
Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn
địa lý
13
1.1.2.1.
Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
13
1.1.2.2.
Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
14
1.1.2.3.

Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý
18
1.1.1.2.
Phân biệt chỉ dẫn địa lý với chỉ dẫn nguồn gốc và tên
gọi xuất xứ
8
1.1.1.3.
Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu
10
1.1.1.4.
Phân biệt chỉ dẫn địa lý với tên thương mại
12
1.1.2.
Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn
địa lý
13
1.1.2.1.
Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
13
1.1.2.2.
Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
14
1.1.2.3.
Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý
18
1.2.
Vài nét về sự hình thành và phát triển của hệ thống
pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với

chỉ dẫn địa lý trên thế giới và ở Việt Nam
20
1.2.1.
Lịch sử và hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
20
1.1.1.2.
Phân biệt chỉ dẫn địa lý với chỉ dẫn nguồn gốc và tên
gọi xuất xứ
8
1.1.1.3.
Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu
10
1.1.1.4.
Phân biệt chỉ dẫn địa lý với tên thương mại
12
1.1.2.
Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn
địa lý
13
1.1.2.1.
Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
13
1.1.2.2.
Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
14
1.1.2.3.
Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý
18

1.2.
Vài nét về sự hình thành và phát triển của hệ thống
pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
chỉ dẫn địa lý trên thế giới và ở Việt Nam
20
1.2.1.
Lịch sử và hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
20
1.2.2.
Lược sử về sự hình thành và phát triển của hệ thống
25
pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
1.3.
Hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
chỉ dẫn địa lý
31
1.3.1.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật riêng
32
1.3.2.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập
thể/ nhãn hiệu chứng nhận
33
1.3.3.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh
35
1.4.
ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý

37

Chương 2: Một số nội dung cơ bản của pháp luật
Việt Nam về bảo hộ Chỉ Dẫn Địa Lý
40
2.1.
Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
40
2.1.1.
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ
khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương
ứng với chỉ dẫn địa lý
40
2.1.2.
Điều kiện về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý
42
2.1.3.
Không thuộc các đối tượng không được bảo hộ là chỉ dẫn
địa lý
47
2.2.
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa

51
2.2.1.
Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng
nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
52
2.2.2.

Điều kiện đối với đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận
đăng ký chỉ dẫn địa lý
55
2.2.3.
Thủ tục xử lý đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng
ký chỉ dẫn địa lý
58
2.2.3.1.
Thẩm định hình thức
58
2.2.3.2.
Công bố đơn
59
2.2.3.3.
Thẩm định nội dung
60
2.2.3.4.
Cấp văn bằng bảo hộ
62
2.2.4.
Thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
63
2.2.5.
Các thủ tục khác liên quan đến xác lập quyền sở hữu
công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
64
2.2.5.1.
Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc xác lập
quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
64

2.2.5.2.
ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ
đối với chỉ dẫn địa lý
64
2.2.5.3.
Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn
địa lý
66
2.3.
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa

67
2.3.1.
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
67
2.3.2.
Chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
67
2.3.3.
Tổ chức quản lý tập thể đối với chỉ dẫn địa lý
68
2.4.
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn
địa lý
69
2.4.1.
Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
69
2.4.2.
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý

71
2.4.3.
Quyền yêu cầu xử lý vi phạm
72
2.5.
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa

75
2.5.1.
Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự
76
2.5.2.
Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính,
hình sự và hải quan
80
2.5.2.1.
Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính
80
2.5.2.2.
Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hình sự
83
2.2.5.3.
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa
lý bằng biện pháp kiểm soát biên giới
86

Chương 3: Thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn
địa lý ở việt nam và giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ
dẫn địa lý

90
3.1.
Thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt
Nam
90
3.1.1.
Thực trạng xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với
chỉ dẫn địa lý
90
3.1.2.
Thực trạng khai thác, quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa

97
3.1.3.
Thực trạng xâm phạm và xử lý xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
101
3.2.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở
Việt Nam
104
3.2.1.
Những vấn đề chung
104
3.2.2.
Các nội dung cụ thể
104
3.2.2.1.
Các quy định pháp luật về đăng ký chỉ dẫn địa lý

104
3.2.2.2.
Các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa

106
3.2.2.3.
Các quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
107
3.3.
Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở
111
Việt Nam

Kết luận
116

Danh mục tài liệu tham khảo
118



Danh mục các bảng

Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
3.1

Thống kê số đơn chỉ dẫn địa lý đã nộp từ năm 2000 - 2008
93
3.2
Một số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn
hiệu tập thể
95



1
Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới hiện nay đang phát triển trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu
và hội nhập, nền kinh tế thế giới đang chuyển sang thời kỳ mới với trình độ
phát triển dựa trên nền tảng của tri thức. Yếu tố trí tuệ ngày càng được phát
triển mạnh mẽ và trở thành một trong các nhân tố quyết định khả năng cạnh
tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Điều này cũng có nghĩa là sự phát triển
của nền kinh tế thế giới hiện nay phụ thuộc nhiều vào hiệu quả bảo hộ các sản
phẩm trí tuệ và đang có sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia trong các quan
hệ kinh tế quốc tế.
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta với những cơ
hội và thách thức trong quá trình mở cửa, hội nhập đã và đang đòi hỏi chúng ta
phải có các cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và
sản xuất, kinh doanh. Cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ với nội dung cơ bản coi kết
quả của hoạt động sáng tạo là tài sản trí tuệ và các quyền về tài sản này phải
được pháp luật thừa nhận và bảo vệ là đòi hỏi khách quan cho sự ra đời công cụ
pháp lý của nhà nước, góp phần tạo động lực cho hoạt động sáng tạo, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân

dân.
Bảo hộ sở hữu trí tuệ vừa xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế -
xã hội nước ta trong quá trình phát triển, vừa là một đòi hỏi trong quá trình hội
nhập. Việc xây dựng và duy trì hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hữu hiệu là một
trong những yếu tố quan trọng và cần thiết của Việt Nam trong thời kỳ hiện
nay.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Nhà nước ta đã ban hành khá
nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ như: Pháp lệnh

2
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả
(1994), Bộ luật Dân sự (1995), Bộ luật Hình sự (1999) và nhiều văn bản khác
để xử lý những vấn đề cơ bản trong giao dịch dân sự về sở hữu trí tuệ. Tuy
nhiên, quy định trong các văn bản pháp luật này chủ yếu là những quy định
mang tính nguyên tắc chung; các quy định cụ thể nằm rải rác ở nhiều văn bản
dưới luật nên thiếu tính đồng bộ và hiệu lực pháp lý, ảnh hưởng tới việc thực
thi quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặt khác, một số vấn đề mới xuất hiện do sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học, công nghệ và yêu cầu của đời sống xã hội như bảo hộ thiết kế bố trí
mạch tích hợp, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, quyền đối với bí
mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại… chưa có chế định pháp lý
điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật này.
Trong khi đó, là một nước nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều nông
sản có chất lượng và tính chất đặc thù như gạo Hải Hậu, nhãn lồng Hưng Yên,
vải thiều Thanh Hà, xoài cát Hòa Lộc, v.v Ngoài nông sản, rất nhiều địa
phương của Việt Nam còn có các đặc sản nổi tiếng khác như nước mắm Phú
Quốc, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh cuốn Thanh Trì, lụa Hà Đông, v.v
Những thương hiệu này có một giá trị thương mại rất lớn, là công cụ marketing
hữu hiệu trong nền kinh tế toàn cầu. Bảo hộ pháp lý hiệu quả các thương hiệu
này không chỉ góp phần nâng cao giá trị thương mại của hàng hóa Việt Nam

trên thị trường thế giới mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa và tri thức
truyền thống của dân tộc kết tinh trong những hàng hóa này. Tuy nhiên, cho
đến nay mới chỉ có 16 chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ được bảo hộ tại Việt
Nam. Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng đến mức không chỉ bị làm giả ở Việt
Nam mà cả ở nước ngoài. Nhiều đặc sản nổi tiếng của Việt Nam đang bị mai
một và biến mất dần khỏi trí nhớ của người tiêu dùng. Một trong những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là chúng ta chưa nhận thức được ý
nghĩa kinh tế, văn hóa của chỉ dẫn địa lý và chưa có một hệ thống bảo hộ
thích hợp loại thương hiệu đặc biệt này.

3
Việc ban hành Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã góp phần hoàn thiện, bổ sung và thống
nhất quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đã có đồng thời giải
quyết được những đòi hỏi thực tế hiện nay trong đó có vấn đề bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, để các quy định của
pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý nói riêng đi vào cuộc sống một cách hiệu quả đòi
hỏi phải có sự hướng dẫn, giải thích, áp dụng các quy định này một cách đúng
đắn, đầy đủ và phải phù hợp với xu hướng của thế giới. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về lĩnh vực này là rất
cần thiết.
Với lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài "Bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một cách tổng thể các quy định pháp luật hiện hành

của Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nghiên cứu những vấn đề chung và cơ
bản nhất về bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, nghiên cứu các hình thức bảo
hộ chỉ dẫn địa lý trên thế giới: (i) theo hệ thống đăng ký riêng; (ii) thông qua
đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận theo luật nhãn hiệu
hàng hóa; và (iii) theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, đề tài
cũng nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam. Qua
đó, đề tài đưa ra các yêu cầu và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy
định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng như tăng cường
hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam.

4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như đã đề cập ở trên, đề tài này
đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Khái niệm về chỉ dẫn địa lý, so sánh chỉ dẫn địa lý với một số đối
tượng sở hữu công nghiệp khác;
- Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp, đặc điểm của quyền sở hữu
công nghiệp và khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý;
- Các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế về chỉ dẫn địa lý;
- Các hình thức bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý:
(i) theo hệ thống pháp luật riêng; (ii) theo pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa; và
(iii) theo pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh;
- Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện bảo hộ chỉ
dẫn địa lý, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, nội
dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý; bảo vệ quyền sở hữu
công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý;
- Thực trạng của hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam qua đó
đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa
lý ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này là
phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp các quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành trong vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý để đưa ra một cái nhìn tổng thể của
vấn đề. Với việc sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp này, luận văn chỉ ra
một số điểm hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ
đó đưa ra một số giải pháp khắc phục để hoàn thiện các quy định pháp luật này.

5
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp luật học so sánh,
lịch sử, thống kê để làm rõ quá trình phát triển của vấn đề được nghiên cứu,
để đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế.
Các phương pháp nói trên đều dựa trên nền tảng là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin.
4. Tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vấn đề bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong các quan hệ kinh tế
quốc tế. Đối với nước ta việc xây dựng và duy trì một hệ thống bảo hộ sở hữu
trí tuệ hữu hiệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành
công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà trước mắt là một điều kiện bắt
buộc phải đạt được khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng
trong thời gian gần đây mới bắt đầu được quan tâm nhưng chưa đúng mức.
Đặc biệt đối với chỉ dẫn địa lý - một trong các đối tượng bảo hộ sở hữu công
nghiệp có rất ít bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam, như
bài "Chỉ dẫn địa lý nông sản: thực trạng và giải pháp", của Xuân Anh, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, (tháng 7), 2004; "Các quy định của Hiệp định
TRIPs về bảo hộ chỉ dẫn địa lý", của ThS. Vũ Hải Yến, Tạp chí Luật học, số
11, 2006; "Bảo hộ chỉ dẫn địa lý chỉ pháp luật thôi, chưa đủ", của Lê Tùng,
Tạp chí Hiến kế lập pháp, số 9(70), 2006; "Chỉ dẫn địa lý - các khía cạnh
thương mại trong xuất khẩu", đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do PGS.TS.

Đỗ Thị Loan làm chủ nhiệm đề tài
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ
dẫn địa lý.

6
Chương 2: Một số nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về bảo hộ
chỉ dẫn địa lý.
Chương 3: Thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và
giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

7
Chương 1
Khái quát chung về chỉ dẫn địa lý
và quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý và quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa

1.1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý và so sánh chỉ dẫn địa lý với một số
đối tượng sở hữu công nghiệp khác
1.1.1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý với tư cách là đối tượng của quyền
sở hữu công nghiệp
Ngoại trừ luật kiểu dáng công nghiệp, chắc hẳn không có một phạm
trù nào trong Luật Sở hữu trí tuệ lại tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về bảo
hộ như trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý. Thuật ngữ "chỉ dẫn địa lý" có thể là cách
thể hiện hay nhất, nó tương đối mới mẻ và chỉ xuất hiện gần đây trong các
cuộc đàm phán quốc tế [14, tr. 119].
Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không đưa ra

khái niệm chỉ dẫn địa lý mà chỉ nhắc đến chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất
xứ hàng hóa là các đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều 1. Đây là
thuật ngữ được áp dụng đã lâu và vẫn được sử dụng chính thức trong nhiều
công ước, hiệp định do WTO quản lý.
Thuật ngữ "chỉ dẫn địa lý" đã được đề cập trong Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ("TRIPS") tại khoản
1 Điều 22 như sau: "Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa có nguồn
gốc từ lãnh thổ của một nước thành viên hoặc từ một khu vực hay địa phương
trong lãnh thổ đó mà chất lượng, uy tín hay đặc tính khác của hàng hóa chủ
yếu do xuất xứ địa lý quyết định" [19].

8
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 2 Quy chế số 2081/92 về
bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ của sản phẩm nông nghiệp và thực
phẩm ("Quy chế số 2081/92"), chỉ dẫn địa lý là tên một vùng, một địa
phương hoặc một quốc gia được dùng để chỉ một nông sản hoặc thực phẩm:
(i) có nguồn gốc từ vùng, địa phương, quốc gia đó; và (ii) có chất lượng
hoặc danh tiếng có thể là do môi trường địa lý (gồm cả yếu tố tự nhiên và
con người) quyết định.
Chỉ dẫn địa lý được định nghĩa trong Điều 16 Luật Nhãn hiệu hàng
hóa Trung Quốc là dấu hiệu dùng để chỉ xuất xứ địa lý của hàng hóa mà chất
lượng đặc thù, danh tiếng hoặc các phẩm chất khác của hàng hóa về cơ bản
do yếu tố tự nhiên và văn hóa của vùng địa lý quyết định.
Theo quy định của Luật chỉ dẫn địa lý Thái Lan, chỉ dẫn địa lý là tên,
biểu tượng hoặc bất cứ một chỉ dẫn nào dùng để chỉ về một quốc gia hoặc
một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia, và có khả năng phân biệt
hàng hóa xuất xứ từ đó có chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác chủ
yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên [49].
Luật về chỉ dẫn địa lý của Malaysia năm 2000 quy định: "Chỉ dẫn địa
lý là những chỉ dẫn phân biệt bất cứ hàng hóa có nguồn gốc trong một quốc

gia, lãnh thổ, một vùng, một địa phương trong quốc gia đó hoặc lãnh thổ đó,
có chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa chủ yếu do
nguồn gốc địa lý của hàng hóa quyết định" [53].
Như vậy có thể thấy dù quy định khác nhau nhưng nhìn chung khái
niệm chỉ dẫn địa lý theo các Điều ước quốc tế và luật pháp một số quốc gia
đều thể hiện hai nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa.
Hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý bắt nguồn từ lãnh thổ, địa phương hay khu vực
tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

9
Thứ hai: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có chất lượng, uy tín hay
các đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý của sản phẩm quyết định.
Pháp luật Việt Nam bắt đầu đề cập tới khái niệm chỉ dẫn địa lý tại
Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 của Chính phủ về việc bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới
sở hữu công nghiệp. Theo quy định của Điều 10 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP,
có thể hiểu chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của
hàng hóa được thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình
ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một
quốc gia và được thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao
dịch liên quan tới việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên
có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về
chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có
được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, "chỉ dẫn địa lý là dấu
hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh
thổ hay quốc gia cụ thể".
Như vậy, khái niệm về chỉ dẫn địa lý theo pháp luật hiện hành của

Việt Nam là hoàn toàn tương thích với Điều 22.1 của Hiệp định TRIPS.
Theo quy định này, chỉ dẫn địa lý không chỉ bao gồm tên địa lý mà bao gồm
cả biểu tượng, hoặc hình ảnh/hình vẽ (chỉ dẫn gián tiếp) của một nước hoặc
một địa phương.
1.1.1.2. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi
xuất xứ
Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không đề cập
đến định nghĩa chỉ dẫn địa lý nhưng đã nói tới hai thuật ngữ "chỉ dẫn nguồn
gốc" và "tên gọi xuất xứ hàng hóa".

10
Chỉ dẫn nguồn gốc là khái niệm rộng nhất, bao gồm chỉ dẫn địa lý và
tên gọi xuất xứ hàng hóa.
Chỉ dẫn nguồn gốc bao gồm tên gọi, chỉ dẫn, dấu hiệu hay những chỉ
dẫn khác dẫn chiếu tới một nước nhất định hoặc tới một khu vực của nước đó
nơi có thể truyền tải khái niệm rằng hàng hóa mang chỉ dẫn này có nguồn gốc
từ nước đó hoặc địa phương đó. Ví dụ về chỉ dẫn nguồn gốc là tên một nước
(như Đức, Nhật ) hay tên một thành phố (như Luân Đôn, Paris ) khi được
sử dụng trên hoặc gắn với những hàng hóa nhằm chỉ ra nơi sản xuất hoặc
nguồn gốc của những hàng hóa đó.
Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của một nước hoặc địa phương
là nơi mà hàng hóa được sản xuất và chất lượng đặc thù của hàng hóa này là
do môi trường địa lý (kể cả yếu tố tự nhiên và con người) của nước hoặc địa
phương đó quyết định. "Chè Ceylon" là một ví dụ về tên gọi xuất xứ hàng
hóa: tên gọi này không những chỉ rõ cho người tiêu dùng rằng chè có xuất xứ
từ Sri Lanka mà còn thông báo rằng hương vị, độ đậm, màu sắc của chè có
một mối liên hệ đặc biệt với môi trường địa lý của Sri-Lanka. "Vải tuýt
(tweed) Harris" cũng là một tên gọi xuất xứ hàng hóa để chỉ loại vải được làm
từ len tự nhiên nguyên chất sản xuất tại Scotland, được xe sợi, nhuộm màu và
hoàn chỉnh tại Hebrides, và được dệt bằng tay tại Lewis, Harris, Uist, Barra.

Chất lượng và tính chất đặc thù của "Chè Ceylon" là do yếu tố tự nhiên quyết
định, còn đối với "Vải tuýt (tweed) Harris" là do yếu tố con người.
Như vậy, có thể thấy tên gọi xuất xứ được coi như một loại đặc biệt
của chỉ dẫn nguồn gốc bởi vì sản phẩm được gắn tên gọi xuất xứ phải có chất
lượng hoặc tính chất đặc thù do nơi xuất xứ của sản phẩm quyết định.
Chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý có mối liên hệ
với nhau. Về nghĩa đen, các thuật ngữ nêu trên chỉ khác nhau ở hai từ "tên
gọi" (địa danh) và "chỉ dẫn" (gồm địa danh và các dấu hiệu khác). Chỉ dẫn
nguồn gốc là đối tượng có nghĩa rộng nhất bao hàm cả hai đối tượng còn lại.

11
Còn tên gọi xuất xứ là đối tượng có nghĩa hẹp nhất, thuộc cả hai đối tượng
còn lại. Nói cách khác, tên gọi xuất xứ là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý,
chỉ dẫn địa lý là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn nguồn gốc. Cụ thể hơn, chỉ dẫn
nguồn gốc đơn thuần chỉ đề cập tới nguồn gốc địa lý của sản phẩm trong khi
đó chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đề cập đến cả đặc tính của sản phẩm do
xuất xứ địa lý đem lại. Yêu cầu về mối quan hệ giữa sản phẩm với xuất xứ địa
lý đối với tên gọi xuất xứ chặt chẽ hơn so với chỉ dẫn địa lý. Đối với tên gọi
xuất xứ, sản phẩm phải có chất lượng và tính chất đặc thù do điều kiện địa lý
tự nhiên và con người tạo nên trong khi đó đối với chỉ dẫn địa lý, sản phẩm
chỉ có một đặc tính nào đó do nguồn gốc địa lý đem lại, bất kể đó là đặc tính
về chất lượng, danh tiếng hay đặc tính nào khác. Đối với tên gọi xuất xứ, toàn
bộ quy trình sản xuất (từ sản xuất nguyên liệu thô đến chế biến, tinh chế sản
phẩm) nhất thiết phải diễn ra tại khu vực địa lý tương ứng còn đối với chỉ dẫn
địa lý, chỉ cần một hoặc một số công đoạn sản xuất diễn ra tại địa phương đã
đủ tạo nên đặc tính của sản phẩm.

1.1.1.3. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu
Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu đều là các dấu hiệu có khả năng phân biệt
dùng cho hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thương mại. Do vậy, trên thực tế

nhiều chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như một nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu được bảo
hộ có chứa chỉ dẫn địa lý cho cùng sản phẩm, hàng hóa.
Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu có một số điểm giống và khác nhau, cụ thể:
Chỉ dẫn
nguồn gốc

Chỉ dẫn
địa lý
Tên gọi xuất
xứ

12
Đặc điểm
Chỉ dẫn địa lý
Nhãn hiệu
Giống nhau
Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là đối tượng được bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp, là công cụ phân biệt hàng hóa giúp cho người tiêu
dùng định hướng hàng hóa. Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu được bảo
hộ thông qua việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Khác nhau:
- Chức năng











- Chủ thể quyền sở
hữu





- Quyền sử dụng






- Đặc điểm của sản
phẩm mang dấu hiệu




- Sự phụ thuộc vào
việc bảo hộ tại nước
xuất xứ

Chỉ dẫn địa lý dùng để phân biệt
một khu vực địa lý trên đó một
hoặc vài chủ thể sản xuất loại sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý của khu

vực này. Ví dụ "nước mắm Phú
Quốc" là một chỉ dẫn địa lý dùng
cho các sản phẩm nước mắm được
sản xuất bởi các chủ thể khác nhau
tại Phú Quốc để phân biệt các loại
nước mắm được sản xuất ở những
khu vực địa lý khác.
Người sử dụng chỉ dẫn địa lý
không phải là chủ sở hữu chỉ dẫn
địa lý mà thực chất chỉ là người
có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó.


Chỉ dẫn địa lý là tài sản chung và
những chủ thể đáp ứng các điều
kiện nhất định sẽ có quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý đó. Quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý không được
chuyển giao

Chất lượng của hàng hóa mang
chỉ dẫn địa lý có liên quan mật
thiết đến các yếu tố môi trường,
địa lý, con người hoặc sự kết hợp
của các yếu tố đó

Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý phụ
thuộc vào việc bảo hộ và thời
hạn bảo hộ tại nước xuất xứ,
nghĩa là chỉ dẫn địa lý chỉ được

bảo hộ ở một nước khác khi chỉ
dẫn địa lý đó đã được bảo hộ tại
nước xuất xứ.

Nhãn hiệu dùng để phân biệt một
cá nhân, tổ chức cung cấp một số
sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định
trên thị trường. Ví dụ, "TRUNG
NGUYÊN" là một nhãn hiệu cho
sản phẩm cà phê của Công ty Cà
phê Trung Nguyên được dùng để
phân biệt với sản phẩm cà phê do
các chủ thể khác sản xuất.


Người sử dụng nhãn hiệu có thể
là chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc
người được chủ sở hữu nhãn
hiệu cho phép sử dụng nhãn hiệu
đó thông qua hợp đồng li xăng.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc
quyền sử dụng nhãn hiệu đã
được bảo hộ và có thể chuyển
giao quyền sử dụng nhãn hiệu
của mình thông qua hợp đồng li
xăng theo quy định của pháp luật

Chất lượng hàng hóa mang nhãn
hiệu có thể liên quan đến các yếu

tố như con người, phương pháp
sản xuất hoặc uy tín của nhãn
hiệu đó trên thị trường.

Nhãn hiệu có thể được bảo hộ tại
một nước bất kỳ mà không liên
quan đến việc nhãn hiệu đó đã
được bảo hộ hay không được bảo
hộ tại một quốc gia khác (trừ trường
hợp đăng ký quốc tế nhãn hiệu
hàng hóa theo Thỏa ước Madrid).

13

1.1.1.4. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với tên thương mại
Đặc điểm khác nhau
Chỉ dẫn địa lý
Tên thương mại
- Chức năng






- Thủ tục xác lập quyền










- Hạn chế về phạm vi
bảo hộ






- Khai thác, sử dụng,
quản lý






Là dấu hiệu (có thể là tên gọi,
biểu tượng, hình ảnh tượng
trưng …) dùng để chỉ sản phẩm
có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hay
quốc gia cụ thể

Đăng ký xác lập quyền sở hữu
công nghiệp đối với chỉ dẫn địa

lý là một thủ tục bắt buộc và
quyền sở hữu công nghiệp đối
với chỉ dẫn địa lý chỉ phát sinh
trên cơ sở quyết định cấp văn
bằng bảo hộ của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.


Chỉ dẫn được bảo hộ trong
phạm vi quốc gia.






Nhà nước trực tiếp thực hiện
quyền quản lý chỉ dẫn địa lý
hoặc trao quyền cho các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền
nhằm tổ chức và kiểm soát việc
sử dụng chỉ dẫn địa lý có hiệu
quả. Việc khai thác, quản lý và
sử dụng chỉ dẫn địa lý phải tuân
theo những quy định được đặt
Là tên gọi của tổ chức, cá nhân
dùng trong hoạt động kinh
doanh dùng để phân biệt chủ
thể kinh doanh mang tên gọi đó
với các chủ thể kinh doanh

khác trong cùng lĩnh vực và
khu vực kinh doanh
Quyền sở hữu công nghiệp đối
với tên thương mại tự động được
xác lập khi có đủ các điều kiện
theo quy định của pháp luật mà
không cần phải đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền,
nghĩa là quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại
được xác lập trên cơ sở sử dụng
hợp pháp tên thương mại đó
Tên thương mại chỉ được bảo
hộ trong phạm vi cùng một địa
bàn hoạt động của các chủ thể
kinh doanh, trong những lĩnh
vực kinh doanh cùng loại hoặc
liên quan đến lĩnh vực kinh
doanh mà tên thương mại đó
được chủ sở hữu sử dụng.
Việc khai thác, quản lý và sử
dụng tên thương mại là do chủ
sở hữu tên thương mại tiến
hành theo các quy định của
pháp luật.

14
ra trong quy chế quản lý và sử
dụng chỉ dẫn địa lý.
1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

1.1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là các quyền hợp pháp của cá nhân, pháp
nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp
phát sinh khi đối tượng sở hữu công nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ
hoặc khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.
Hiện nay, các đối tượng sở hữu công nghiệp (theo các công ước quốc
tế và thực tiễn luật các nước) bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích (hoặc mẫu
hữu ích); kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa; tên thương mại; chỉ dẫn
địa lý; thiết kế bố trí mạch tích hợp; thông tin bí mật (bí mật kinh doanh);
quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Theo Điều 1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký
kết ngày 20/03/1883 và được sửa đổi vào năm 1967 ("Công ước Paris"), các
đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ là: sáng chế; mẫu hữu ích; kiểu
dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa; nhãn hiệu dịch vụ; tên thương mại;
chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa; tên gọi xuất xứ hàng hóa; quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh.
Sau hơn một thế kỷ, cho đến nay danh sách các đối tượng sở hữu công
nghiệp nói trên đã được bổ sung thêm một số đối tượng mới, đó là:
- Bí mật kinh doanh (bí mật thương mại, thông tin không bộc lộ );
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp;
- Giống cây trồng mới (thành tựu chọn giống).
Theo quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam, thuật ngữ "quyền sở hữu công
nghiệp" được hiểu theo nghĩa rộng nhất, không chỉ bao hàm những gì liên
quan tới "công nghiệp".

15
Theo Điều 780 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995, quyền sở hữu công
nghiệp được hiểu là quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân đối
với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa,

quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các
đối tượng khác do pháp luật quy định.
Khoản 4 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: "Quyền
sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và
quyền chống cạnh tranh không lành mạnh".
1.1.2.2. Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền sở hữu, do vậy nó cũng
mang đặc điểm chung của quyền sở hữu (chẳng hạn chủ thể mang quyền luôn
xác định còn chủ thể mang nghĩa vụ là không xác định ). Ngoài ra, quyền sở
hữu công nghiệp còn có những đặc điểm riêng để phân biệt không chỉ với
quyền sở hữu tài sản vật chất mà còn phân biệt với quyền tác giả - một lĩnh
vực thuộc quyền sở hữu trí tuệ.
Quyền sở hữu công nghiệp có những đặc điểm cơ bản như sau:
a. Tính vô hình
Cũng giống như quyền tác giả, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
mang đặc trưng của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đó là đặc tính vô hình. Đặc
điểm này hoàn toàn khác với đặc tính hữu hình của sở hữu tài sản vật chất. Là
sản phẩm của sáng tạo trí tuệ, mang tính vô hình nên đối tượng của quyền sở
hữu trí tuệ nói chung và của quyền sở hữu công nghiệp nói riêng phải được
vật chất hóa hoặc được thể hiện trên các vật mang tin cụ thể. Nói cách khác,
tài sản trí tuệ vô hình phải được phản ánh, thể hiện thông qua những vật thể
hữu hình. Những vật thể hữu hình này lại chính là đối tượng của quyền sở
hữu tài sản vật chất. Như vậy, một vật thể hữu hình có thể vừa là đối tượng
của quyền sở hữu tài sản vật chất lại vừa chứa đựng trong nó đối tượng của

16
quyền sở hữu trí tuệ. Đặc tính vô hình của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là
đặc trưng quan trọng nhất dẫn đến nhiều đặc trưng quan trọng khác của quyền

sở hữu trí tuệ.
Quyền sở hữu công nghiệp là một quyền tài sản và đối tượng của
quyền sở hữu công nghiệp mang tính phi vật chất. Bởi vì, bản thân quyền sở
hữu công nghiệp không thể tự nó đem lại các tiện ích hiện hữu cho người nắm
giữ quyền mà nó chỉ đem lại các lợi ích vật chất và tinh thần cũng như các lợi
thế cho chủ sở hữu, người sử dụng khi các đối tượng sở hữu công nghiệp
được áp dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
b. Tính hạn chế của quyền sở hữu công nghiệp
Tính hạn chế của quyền sở hữu công nghiệp là một đặc trưng cơ bản
của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng.
Đây chính là sự khác biệt giữa quyền sở hữu các đối tượng là tài sản vật chất
hữu hình với các đối tượng là tài sản vật chất vô hình.
Tính hạn chế của quyền sở hữu công nghiệp được thể hiện ở nhiều
khía cạnh như hạn chế về không gian, hạn chế về thời gian, hạn chế quyền
của chủ sở hữu (quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi quyền của
người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng hoặc chủ sở hữu phải có
nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu hay quyền sử dụng sáng chế có thể bị
chuyển giao bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền),
việc sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp không thuộc quyền sở hữu
của mình phải được sự cho phép của chủ sở hữu đối với quyền sở hữu công
nghiệp đó, v.v… Trong phạm vi luận văn này, tôi xin chỉ đề cập tới tính hạn
chế của quyền sở hữu công nghiệp ở hai khía cạnh đó là tính hạn chế về
không gian và tính hạn chế về thời gian
- Về không gian:

×