Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.46 KB, 7 trang )

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
RAISING SOCIAL RESPONSIBILITIES OF VIETNAM ENTERPRISES
IN THE PERIOD OF INTEGRATION
ThS. Trương Thị Viên
Trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt – Hàn
Email:
Tóm Tắt
Qua nghiên cứu lý luận về trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR), cho thấy CSR là
sự tích hợp của 4 khía cạnh kinh tế, luật pháp, đạo đức và nhân văn. Ngày nay, CSR được đo lường và quy
chuẩn thông qua mức độ tuân thủ pháp luật cũng như mức độ thực hiện theo các bộ tiêu chuẩn (Code of
Conduct - CoC) do các tổ chức hay các doanh nghiệp ban hành. Tại Việt Nam, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này
còn hạn chế nhiều mặt. Do vậy các giải pháp được đặt ra cho hai nhóm đối tượng chính là chính sách Nhà
nước và doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu đúng và đủ về CSR để có thể đem lại nhiều lợi ích cho
nền kinh tế nước nhà. Đối với giải pháp chính sách Nhà nước cần: Hoàn thiện hành lang pháp lý từ phía các cơ
quan Nhà nước, hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về CSR. Đối với giải pháp
cho doanh nghiệp cần: Đẩy mạnh toàn diện việc thực hiện CSR của doanh nghiệp, mạnh dạn đầu tư cho CSR,
xây dựng các hoạt động CSR phù hợp với chiến lược phát triển và tiềm lực của doanh nghiệp. Như vậy, CSR là
điều kiện tiên quyết mà tất cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện để góp phần xây dựng nền kinh tế bền vững.
Từ khóa: CSR, trách nhiệm xã hôi, bộ tiêu chuẩn CoC, phát triển bền vững, hội nhập, hình ảnh doanh
nghiệp.
Asbtract
Through researching theory on Corporate Social Responsibility (CSR), it is the integration of the four
aspects of economic, legal, ethical and humane. Today, CSR is measured and regulated through the compliance
degree with the law and the complying extent according to the criteria (Code of Conduct - CoC)that is issued by
organizations or enterprises. In Vietnam, the application of this standard is limited in many aspects. Therefore, the
solution is in place for the groups to be the State policies and business in order to help businesses understand and
full of CSR in order to bring more benefits to economy as integrating TPP. For State policy solutions need:
Improving the legal framework of the State institutions, the system of international standards, propagate and


promote CSR widely. For the solutions of business needs: Promoting totally the implementation of enterprise CSR,
investing CSR, building CSR activities in line with the strategic development and the potential of business. Thus,
CSR is a prerequisite that all businesses must take to building a sustainable economy.
Keywords: CSR, social responsibility, the CoC standards, integration, business image.

1. Đặt vấn đề
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DN) vẫn được xem là một hành động
giải quyết các vấn đề xã hội vì các mục đích từ thiện và nhân đạo. Trong khi đó, trách nhiệm xã hội
nhìn chung phải được hiểu là cách thức mà một DN đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp những yêu cầu
về kinh tế, môi trường và xã hội; đồng thời, đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông và các bên đối
tác. Cách thức mà DN tương tác với các cổ đông, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, chính
phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác khác luôn được coi là một đặc điểm
then chốt của khái niệm trách nhiệm xã hội DN. DN thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ khẳng định
thương hiệu của mình trong xã hội. Do đó, đồng hành vào sự phát triển chung của đất nước khơng chỉ
là trách nhiệm mà cịn là lợi ích cho DN, từ đó, tạo ra giá trị nhân văn, văn hóa DN cũng như tăng khả
năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

331


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

2. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội (Corporate social responsibility - CSR)
2.1. Trách nhiệm xã hội
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR đi từ đơn giản đến phức tạp phụ thuộc vào
quan điểm, quy mô của mỗi doanh nghiệp và quốc gia. Gần đây chuyên gia của Ngân hàng thế giới
(WB) đưa ra khái niệm được đánh giá là hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ hiểu: “CSR là sự cam kết của doanh
nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ; cho cộng đồng và tồn xã hội, theo cách có lợi
cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.

Nội dung của CSR:
Theo mơ hình “Kim tự tháp” về CSR của A. Carroll (1999) thì CSR là sự tích hợp của 4 khía
cạnh kinh tế, luật pháp, đạo đức và nhân văn. Về khía cạnh kinh tế, việc trực hiện CSR là sản xuất
hàng hoá và dịch vụ mà xã hội cần và mong muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp và làm
thoả mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư. Về khía cạnh pháp lý, thể hiện sự kỳ vọng của
xã hội mà doanh nghiệp thực hiện theo các quy định và pháp luật, và thực thiện các nhiệm vụ kinh tế
của họ trong khuôn khổ pháp lý được thiết lập bởi hệ thống pháp luật xã hội. Hệ thống luật sẽ điều tiết
các khả năng có thể xảy ra trong q trình doanh nghiệp tương tác với các bên hữu quan, gồm điều tiết
cạnh tranh, bảo vệ người lao động, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng,
ngăn chặn các hành vi sai trái. Duy nhất chỉ có khía cạnh pháp lý mới khiến các doanh nghiệp buộc
phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Về khía cạnh đạo đức, khơng được thể chế hố thành luật,
nhưng đúng hơn đó là kỳ vọng của các thành viên xã hội đối với doanh nghiệp. Khía cạnh này liên
quan đến những hành vi mà các doanh nghiệp cho là đúng để vượt qua những yêu cầu pháp lý. Khía
cạnh nhân văn, liên quan đến những đóng góp cho cộng đồng, nhằm cải thiện cuộc sống và phát triển
kinh tế - xã hội. Chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp là phát triển bền vững, khi đó doanh nghiệp có
các trách nhiệm. Đầu tiên, trách nhiệm đối với người lao động được hiểu là doanh nghiệp cần trả lương
đúng, đủ và xứng đáng với công sức của người lao động, tạo cơ hội việc làm bình đẳng, cơ hội phát
triển nghề nghiệp và chuyên môn, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng
tư, cá nhân ở nơi làm việc. Trách nhiệm đối với người tiêu dùng, có nghĩa là doanh nghiệp phải đảm
bảo giữ chữ tín đối với khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo cung cấp đầy đủ
thông tin về sản phẩm, không quảng cáo quá sự thật. Trong trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi
trường, doanh nghiệp cần có ý thức tơn trọng bảo vệ mơi trường vì lợi ích của các đối tượng khác nhau
trong phạm vi toàn xã hội. Trách nhiệm đối với cộng đồng là hành vi được điều chỉnh bởi lương tâm
của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Đó chính là các hoạt động từ thiện, ủng hộ các dự án cộng đồng
nhằm cùng sàn sẻ, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
2.2. Chuẩn mực đo lường CSR
Ngày nay, CSR được đo lường và quy chuẩn thông qua mức độ tuân thủ pháp luật cũng như
mức độ thực hiện theo các Bộ tiêu chuẩn (Code of Conduct - CoC) do các tổ chức hay các doanh
nghiệp ban hành.
Bô ̣tiêu chuẩn (CoC) với tư cách là quy tắc của bên đầu tư: Một số bộ tiêu chuẩn CoC do các

tổ chức quốc tế xây dựng như là: Hiệp ước Toàn cầu (UNGC) của Liên Hợp Quốc năm 2000, nguyên
tắc Xích đạo, sáng kiến báo cáo tồn cầu (GRI).
Bơ ̣tiêu chuẩn (CoC) áp dụng tại doanh nghiệp: Các bộ CoC do các tổ chức quốc tế xây dựng
và ban hành hoặc là nhằm hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm hoặc là để cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp.
Một số Bộ CoC liên quan đến CSR như: ISO 14000, ISO 9000, SA 8000, SA 26000,…
2.3. Lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện CSR
Lợi ích: Giảm chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân
viên thôi việc và thu hút được nhân viên giỏi làm việc, tạo được sự trung thành của khách hàng, mối
quan hệ bền chặt với đối tác, giảm áp lực từ cộng đồng và các bên liên quan khác.
332


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

Ngồi ra, thực hiện CSR cịn đem lại các lợi thế như: nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh
nghiệp đói với các đối tác (nhà đầu tư, nhà cung ứng, khách hàng…), mở rộng thị trường, đặc biệt
những thị trường đòi hỏi cao về bộ tiêu chuẩn (Code of Conduct – CoC, Code of Ethics - CoE), giữ
chân được lực lượng lao động giỏi, thu hút được nhân tài…Doanh nghiệp ý thức được và thực hiện
CSR tức là họ đang tự bảo vệ mình khi có những bất trắc xảy ra. Khi doanh nghiệp làm ăn chân chính
và có nhiều việc làm tích cực với mơi trường, cộng đồng và xã hội, thì thực hiện CSR sẽ tạo nên sự
khác biệt, tạo nên vị thế nổi trội cho doanh nghiệp để tạo vị thế cạnh tranh tốt.
Khó khăn: Đối với các doanh nghiệp tuân thủ các bộ CoC do bên mua đặt ra, đặc biệt là doanh
nghiệp tại các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện thiếu kinh phí đầu tư ban đầu, thiếu sự
hiểu biết cơ bản về CoC. Doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn do chuỗi cung cấp dài và phức tạp,
đặc biệt là ở những nước đang phát triển, nơi hệ thống luật pháp về CSR chưa hoàn chỉnh và còn nhiều
bất cập; đại đa số người tiêu dùng thường quan tâm đến giá cả hơn là những yếu tố mơi trường và xã
hội của hàng hóa.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến CSR
Hai nhóm nhân tố tác động đến việc thực hiện CSR, bao gồm: nhóm nhân tố bên trong và
nhóm nhân tố bên ngồi.

Nhóm nhân tố bên trong bao gồm: Lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động. Đây là
nhóm quyết định có hay không việc thực hiện CSR. Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sạch hay
khơng sạch; an tồn hay khơng an tồn; gây ơ nhiễm mơi trường hay khơng gây ô nhiễm môi
trường,… Người lao động là những người trực tiếp thi hành các quyết định. Hành vi của lực lượng này
liên quan đến CSR như: kiên quyết sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, đảm bảo quy trình
sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đã đề ra, không xả thải ra môi trường, chỉ làm trong mơi
trường độc hại khi có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ đi kèm và có phụ cấp độc hại, báo cho các cơ quan
quản lý nhà nước các hành vi gian lận, không trung thực trong sản xuất kinh doanh (gồm cả hành vi vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ,..).
Nhóm nhân tố bên ngồi bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, khách
hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh. Sự tác động của các nhân tố này là khác nhau. Các cơ quan quản lý
nhà nước, các tổ chức xã hội tác động đến thực hiện CSR thông qua các công cụ chính sách và hệ
thống pháp luật, bằng sự hỗ trợ. Trong khi đó, khách hàng, đối tác và đối thủ cạnh tranh tác động bằng
các phản ứng để tạo dấu hiệu nhằm điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp.
2.5. CSR và thương hiệu trong giai đoạn hội nhập
Theo chuyên gia thương hiệu Amir Kassaei, “ Thương hiệu không chỉ là sản phẩn, lời hứa hay
là cảm giác. Nó là tổng hợp các trải nghiệm của một cá nhân đối với một doanh nghiệp”. Các trải
nghiệm này tất yếu có sự vun bồi từ hoạt động CSR. Và từ CSR, từ thương hiệu có giá trị vơ hình, sẽ
đóng góp mạnh mẽ cho sự gia tăng giá trị hữu hình.
Trong ba thành tố kinh tế, môi trường và xã hội mà CSR xoay quanh, khơng có thành tố nào
mang tên con người, nhưng thực chất tất cả lại quay quanh con người, vì con người. Trong đó, niềm
tin của con người, lòng tin của người tiêu dùng với doanh nghiệp, trên cơ sở chất lượng sản phẩm
doanh nghiệp cung cấp, cũng phần nào được xây dựng hoặc cải thiện dựa trên chiến lược triển khai
CSR của doanh nghiệp. Đổi lại, họ có thể đánh giá hiêu quả của CSR qua nhiều chỉ số tài chính (như:
sự hài lịng của người tiêu dùng, số lượng khiếu nại. mức tiêu thụ năng lượng, khối lượng rác thải,
năng suất lao động,…) và xác định niềm tin của người tiêu dùng với thương hiệu doanh nghiệp.
3. Thực tiễn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam
Việt Nam ứng dụng phổ biến theo khái niệm mà WB đưa ra gần đây (chi tiết mục 2.1). Thực tế,
đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện CSR chủ yếu là


333


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

các hành động về từ thiện, nhân đạo. Tuy nhiên, nhân đạo, từ thiện chỉ là trách nhiệm tùy tâm trong rất
nhiều nội dung của thực hành CSR.
Rõ ràng, nhận thức của cộng đồng và phương tiện thông tin đại chúng với CSR trong thời gian
gần đây có những phát triển tích cực. Một phần cũng xuất phát từ bức xúc của công luận qua những vụ
ô nhiễm môi trường, nhiễm độc thực phẩm và gian lận thương mại nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhận thức
của người dân về CSR cịn rất ít và chưa đồng đều, quản lý nhà nước lỏng lẻo, văn bản pháp luật
không sát thực tế (như số tiền phạt quá thấp) đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp dễ dàng lách luật,
chối bỏ trách nhiệm đạo đức kinh doanh (các vụ nước tương nhiễm M3CPD, sữa nhiễm melamine, cây
xăng gian lận, việc xả nước thải ra biển không được xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng nước biển của
Fomosa gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và xã hội…) hay gây ô nhiễm môi trường ở mức độ nghiêm
trọng trong thời gian dài mà không bị xử lý.
Ở nước ta, mỗi khi có những vụ vi phạm đạo đức kinh doanh, ô nhiễm môi trường xảy ra,
người ta thường đổ tất cả tội lỗi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, như đã được bàn đến, doanh nghiệp nào
cũng phải lấy lợi ích làm nền tảng, do đó, họ ln có khuynh hướng tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa
lợi nhuận. Trong bối cảnh khung khổ pháp luật không chặt chẽ, thống nhất, hệ thống thực thi pháp luật
bị buông lỏng, kém hiệu lực và người dân ở trong tình trạng yếu thế, khơng có kiến thức và cơng cụ để
bảo vệ lợi ích của cộng đồng như hiện nay, thì nhà nước thực chất vơ tình tạo ra mơi trường tốt để các
công ty lợi dụng và coi nhẹ trách nhiệm xã hội của mình. Muốn đảm bảo CSR, Nhà nước cần phải
khuyến khích và phát triển các cơ chế “xã hội dân sự” ở địa phương, để làm đối trọng với doanh
nghiệp. Đối trọng với doanh nghiệp khơng có nghĩa doanh nghiệp ln ln xấu. Thực ra, doanh
nghiệp có tính trung lập trong khía cạnh họ ln thích ứng với mơi trường chính trị, pháp lý, xã hội.
Tạo ra đối trọng ở đây có nghĩa tạo ra cơ chế xã hội đủ sức mạnh để giám sát CSR.
4. Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế
thế giới
Thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới yêu cầu cao hơn về trách nhiệm xã hội (CSR). Qua đó, CSR

của doanh nghiệp phải thể hiện cụ thể trên các yếu tố: 1. Bảo vệ mơi trường; 2. Đóng góp cho cộng
đồng xã hội; 3. Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; 4. Bảo đảm lời ích và an tồn cho người
tiêu dùng; 5. Quan hệ tốt với người lao động; 6. Đảm bảo lợi ích cho cổ đơng và người lao động trong
doanh nghiệp. Trong đó, bốn yếu tố đầu tiên thể hiện trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp, còn hai
yếu tố cuối thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại của doanh nghiệp. Để thực hiện được những điều
này cần phải có giải pháp đồng bộ cho các nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài (chi tiết
ở mục 1.4). Dưới đây là một số giải pháp cho hai đối tượng chính là chính sách của Nhà nước và
doanh nghiệp.
4.1. Giải pháp về chính sách của Nhà nước
Hoàn thiện hành lang pháp lý từ phía các cơ quan Nhà nước: Ở Việt Nam, cần xây dựng một
hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi CSR một cách đầy đủ và nghiêm túc hơn.
Điều này liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo môi trường và khung pháp lý cho
doanh nghiệp hoạt động. Khung pháp lý chính là biện pháp có hiệu lực nhất đối với việc thực hiện
CSR của doanh nghiệp; đồng thời, là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho giải pháp về đạo đức, làm cho các
động cơ đạo đức thường xuyên được củng cố và ngày càng có hiệu lực hơn trên thực tế. Việt Nam
đang trong bối cảnh cần thu hút đầu tư nước ngoài, bởi vậy, muốn thu hút đầu tư hay mở rộng ra thị
trường nước ngồi thì doanh nghiệp cần thực hiện tốt các mục tiêu liên quan tới CSR.
Việt Nam hầu như chưa có các thiết chế đại diện, trung gian. Đó là các tổ chức phi chính phủ
NGOs, hiệp hội, nhóm lợi ích đóng vai trị rất lớn ở các nước phát triển. Cấu trúc trung gian tạo ra chi
phí đại diện, nhưng xét tổng thế nó giúp giảm thiểu chi phí để những người dân, cộng đồng đơn lẻ đạt
các mục đích xã hội của mình. Vai trò của các hiệp hội ở nước ta rất thấp. Những người đứng đầu
thường là các quan chức về hưu muốn kéo dài thời gian làm việc. Hầu như không có sự hiện diện của
hiệp hội người tiêu dùng trong các vụ việc ô nhiễm thực phẩm, môi trường vừa qua.
334


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

Nhà nước tập trung hoàn thiện luật và tính hiệu lực trong thực thi luật. Các trách nhiệm ngoài
luật (đạo đức, từ thiện), cơ chế tự nguyện cần được khuyến khích vì đó là sự tương tác giữa doanh

nghiệp và xã hội. Nhà nước chỉ nên gián tiếp tác động thông qua các cơ chế như NGOs, hiệp hội,
mạng lưới cộng đồng, giáo dục, nâng cao ý thức người dân.
Hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế: Nhà nước cần triển khai và áp dụng các bộ tiêu chuẩn (chi tiết
tại mục 1.2) một cách đồng bộ đối với các doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế thế giới.
Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp: Triển khai các hoạt động xúc tiến,
hỗ trợ phù hợp như: tư vấn thủ tục, đào tạo nâng cao nhận thức môi trường, hỗ trợ công nghệ, hay hỗ
trợ nguồn lực tài chính với các chính sách ưu tiên, ưu đãi.
Tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về CSR: cần lựa chọn các công cụ truyền thông phù hợp trong
giai đoạn hiện nay để các doanh nghiệp có thể nắm rõ các yêu cầu và lợi ích của CSR khi hội nhập TPP.
Phát triển các dịch vụ chuyên ngành môi trường: Phát triển các dịch vụ chuyên ngành môi trường:
dịch vụ xử lý chất thải, dịch vụ tư vấn… hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xây dựng và phát triển sự tương hỗ giữa Chính phủ - Doanh nghiệp - tổ chức XHDS: Thực
hiện CSR cũng chính là giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng
địa phương trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2. Giải pháp tại doanh nghiệp
4.2.1. Đẩy mạnh toàn diện việc thực hiện CSR của doanh nghiệp
CSR phải bắt nguồn từ những người lãnh đạo. Cần thay đổi tư duy và ý thức của các nhà lãnh
đạo doanh nghiệp đối với CSR. Họ cần phải tin tưởng vào tầm quan trọng của CSR, chủ động tiên
phong hỗ trợ các hoạt động CSR của doanh nghiệp. Cần tuyên truyền, giáo dục trong nội bộ doanh
nghiệp, trước hết là trong lãnh đạo cấp trung, cấp cao về CSR, phải làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm
xã hội khơng phải chỉ bó gọn trong công tác từ thiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan trọng
bởi vấn đề đặt ra là phải làm sao cho việc thực hiện CSR trở thành động cơ bên trong.
CSR khơng phải mánh khóe marketing để quảng cáo hình ảnh cho doanh nghiệp. Trong một
phạm vi nào đó khi doanh nghiệp thực hiện tốt CSR thì hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp sẽ đưa
lại nhiều thiện cảm đối với khách hàng và những khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nếu chỉ đặt mục
đích là trục lợi và thực hiện CSR một cách hời hợt, sáo rỗng và giả tạo thì khách hàng sẽ nhanh chóng
được chứng kiến sự thật dưới sự làm việc của giới truyền thông. Khi ấy, niềm tin của khách hàng còn
bị đổ vỡ nhiều hơn là khi doanh nghiệp không thực hiện hành động CSR nào.
CSR không phải chỉ là làm từ thiện như nhiều người lầm tưởng mà còn là sự tổng hợp của rất
nhiều những tiêu chuẩn khác nữa mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để trở thành một doanh nghiệp

kinh doanh có đạo đức và có tầm nhìn phát triển chiến lược bền vững.
CSR không thể thay thế cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp kinh doanh là để bán sản phẩm dịch vụ của mình. Thành bại hay khơng quyết định phần lớn ở
sản phẩm. Cho dù doanh nghiệp có ra sức đóng góp cho cộng đồng hay là làm từ thiện mà sản phẩm
của họ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giá cả không đủ sức cạnh tranh được ở trên
thị trường thì sớm muộn, khách hàng sẽ không tiêu dùng sản phẩm nữa, mặc dù có thể hình ảnh của
doanh nghiệp vẫn là một tấm gương về đạo đức. Mà một khi sản phẩm đã khơng tiêu thụ được thì việc
kinh doanh cũng nhanh chóng đổ bể, vậy lợi nhuận lấy từ đâu để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và thực
hiện CSR.
CSR không thay thế được cho lợi nhuận. Các doanh nghiệp khác không thể sống nhờ vào CSR,
để phát triển lâu dài thì doanh nghiệp cũng cần tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận và CSR có thể song hành,
thực tế là trong dài hạn thì việc quản lý doanh nghiệp theo hướng có trách nhiệm với xã hội sẽ đem lại
tăng trưởng bền vững và lợi nhuận lớn hơn.
335


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

4.2.2. Mạnh dạn đầu tư cho CSR
Câu hỏi “liệu doanh nghiệp có nên chủ động đầu tư vào trách nhiệm xã hội hay họ chỉ nên tập
trung vào lợi nhuận?” khơng phải dễ dàng tìm được câu trả lời thống nhất của các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, có thể cho rằng, “hai điều đó thực ra khơng khác nhau, ứng xử một cách có trách nhiệm với xã
hội sẽ mang lại sự giàu có trong tương lai!”. Những nghiên cứu gần đây đã đưa ra những chứng cứ xác
đáng về sự tồn tại của mối quan hệ đó.
Có nghiên cứu chỉ rằng, các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội thường là những doanh nghiệp
hoạt động tốt hơn, nhưng nguyên nhân - hệ quả lại thường đi theo hướng khác: Một khi các doanh
nghiệp kiếm được lợi nhuận, họ bắt đầu hoạt động một cách có trách nhiệm với xã hội. Nếu thua lỗ
chồng chất, ý tưởng về trách nhiệm là cái đầu tiên khơng cịn được để ý nữa.
Trong một thời gian dài, chi phí sản xuất thấp là yếu tố hàng đầu để đạt tới thành công của
những doanh nghiệp. Nhưng nay, khách hàng quốc tế đòi hỏi những nhà sản xuất của họ phải tuân thủ

các quy định về xã hội và môi trường. Họ yêu cầu có sự gắn kết với cộng đồng, có cơ chế chống tham
nhũng và bảo vệ mơi trường, bảo vệ sức khỏe. Doanh nghiệp phải đối phó với tất cả những vấn đề trên
nhằm thỏa mãn yêu cầu đặt ra từ phía khách hàng. Dần dần, việc làm đó trở thành một phần của cơng
việc kinh doanh và thúc đẩy doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện để nâng cao năng lực cạnh
tranh, tạo ra thế mạnh giúp họ hoạt động hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh, nền kinh tế tồn cầu vừa trải qua suy thối và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
hơn, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn cần phải có những chiến lược phát triển phù
hợp để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, phát triển bền vững. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận
thức được rằng, thực hiện tốt CSR là giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao hình ảnh, nâng cao giá trị và vị
thế cạnh tranh của họ trên thị trường. Theo Báo cáo Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp toàn cầu năm
2013 của Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC) cho biết: 96% giám đốc điều hành
(CEO) tin rằng những vấn đề bền vững nên phải được lồng ghép đầy đủ vào trong chiến lược và các
hoạt động của công ty; 93% CEO tin rằng, những vấn đề bền vững sẽ là then chốt đối với sự thành
công của doanh nghiệp trong tương lai; 88% CEO tin rằng, nên lồng ghép bền vững thông qua chuỗi
cung ứng của họ.
Theo khảo sát của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) về thực
trạng và nhu cầu xây dựng Báo cáo bền vững của doanh nghiệp tại Việt Nam với câu hỏi đánh giá nhận
thức về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp “Lợi ích mà trách nhiệm xã hội mang
lại là gì?” Phần lớn doanh nghiệp (chiếm 76,5%) cho rằng, thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ nâng cao uy
tín của doanh nghiệp, chứng tỏ cam kết trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. 43% số người được hỏi
nhận thấy lợi ích nâng cao lợi thế cạnh tranh. Một tỉ lệ tương tự cho rằng lợi ích lớn nhất là cải thiện hiệu
quả kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2,1% ý kiến cho rằng lợi ích mà trách nhiệm xã hội mang lại
là sự minh bạch và giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược phù hợp. Như vậy, phần đông doanh
nghiệp được hỏi chưa nhận thức đầy đủ về những lợi ích mà Báo cáo bền vững mang lại.
4.2.3. Xây dựng các hoạt động CSR phù hợp với chiến lược phát triển và tiềm lực của doanh nghiệp
Muốn duy trì phát triển kinh tế thì khơng thể khơng đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu, sáng tạo đổi
mới và xây dựng thương hiệu. Cả 3 vấn đề này đều đòi hỏi phải có cách tư duy mới trong hoạt động kinh
doanh. Các doanh nghiệp cần phải xem xét những “yếu tố mềm” như lịng tin, sự tín nhiệm, sự sáng tạo,
tinh thần đồng đội, hình ảnh, mơi trường làm việc, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống?
Bởi vậy, việc thực hiện CSR một cách tồn diện sẽ có vai trị rất quan trọng. Ngày hôm nay,

doanh nghiệp thực hiện CSR như một yêu cầu cần phải đáp ứng để tăng cường công tác xuất khẩu,
nhưng ngày mai, nhu cầu này sẽ trở nên lan rộng và mạnh mẽ trong khắp thị trường châu Á. Bản thân
những khách hàng nội địa cũng sẽ là một động lực thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện CSR. CSR không
phải là một sự thay đổi mang tính cơng nghệ có thể xảy ra trong chớp nhống, đó là cả một q trình
mà nếu khơng thực hiện đúng thời điểm, rất có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội và thậm chí là thất bại trong
336


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

việc kinh doanh. Do vậy, CSR khơng chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà có ý nghĩa hơn cả, nó
mang ý nghĩa là một cơ hội mà doanh nghiệp có được.
Tuân thủ triệt để các quy định về bảo vệ môi trường: Các doanh nghiệp cần tuân thủ triệt để
các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về bảo vệ môi trường cũng chính là thực hiện CSR
một cách thiết thực.
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế: Tăng cường
nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, phát triển các công
nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; xây dựng hạch toán quản lý môi trường và hệ thống quản
lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000.
Thực hành CSR dựa trên tình hình thực tiễn của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể bắt đầu
làm CSR từ những hành động nhỏ với những mục tiêu vừa phải.
Cải thiện môi trường doanh nghiệp: tiết kiệm nặng lượng, nước và tài nguyên thiên nhiên; cải
thiện môi trường làm việc cho nhân viên; quản lý chất thải do doanh nghiệp tạo ra, đầu tư hệ thống xử
lý chất thải tương thích với năng suất của doanh nghiệp.
5. Kết luận
Như vậy, CSR là giải pháp phát triển bền vững khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Thực thi
tốt CSR, có chiến lược phát triển các hoạt động CSR hợp lý và dài hạn sẽ góp phần nâng cao sức cạnh
tranh của doanh nghiệp trong thị trường. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì CSR vẫn
là một vấn đề còn khá mới mẻ và nhận thức của doanh nghiệp về CSR còn nhiều hạn chế, mới dừng lại
ở việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Để CSR thực sự hiệu quả cần phải có những bước đi hợp lý

để có sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức: Quản lý của Nhà nước - Nhận thức của xã hội – Quản trị
của doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: một số vấn đề lý luận và yêu
cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam.
2. ThS. Lê Thị Thơm; Bài báo nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiện nay; Tạp chí Lý luận chính
trị và truyền thơng.
3. Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam (2015); Viện nghiên cứu kinh tế và chính sác (Trường
Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội).
4. Vương Thanh Trì; Đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
5. Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội)(2015); Tác động
của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam – Khía cạnh Kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi.
6. Icafis (2016); Hội nhâp TPP và thực hành trách nhiệm xã hội; Thông tin doanh nghiêp; TSVN1;
7. Isabelle Maignan & O.C. Ferrell (2004), Corporate Social Responsibility and Marketing: An Intergrative
Framework; Journal of the acedemy of marketing science.
8. Cochran (2007); The evolution of corporate social responsibility; Business Horizons; pp.450-452

337



×