Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay: Cơ hội và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.23 KB, 6 trang )

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY: CƠ HỘI VÀ
THÁCH THỨC
VIETNAM’S EXPORTS OF GOODS IN THE CURRENT CONTEXT: OPPORTUNITIES AND
CHALLENGES
TS. Lê Trung Hiếu
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Email:
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam liên tục gia tăng, thị trường xuất
khẩu ngày càng mở rộng. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, bên cạnh
những cơ hội mới mở ra, xuất khẩu nước ta cũng gặp phải khơng ít khó khăn và thách thức. Bài viết đi sâu phân
tích thực trạng hoạt động xuất khẩu, những thuận lợi và khó khăn, đồng thời đề xuất một số hàm ý chính sách
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới.
Từ khóa: xuất khẩu, hiệp định thương mại tự do, cơ hội, thách thức.
Abstract
In recent years, export turnover of Vietnam’s goods has continuously increased, the export market has
been expanding. Vietnam has signed many free trade agreements which bring many opportunities and
challenges to export activities. The paper analyzes the current situation of export activities, opportunities and
challenges, and proposes some solutions to improve export activities in the coming time.
Keywords: export, Free trade agreement, opportunities, challenges

1. Đặt vấn đề
Sau đại hội Đảng năm 1986, với quyết tâm đổi mới kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Từ một quốc gia phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, Việt Nam đã từng
bước đổi mới sản xuất, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa trong nước và xuất khẩu hàng hóa ra thị trường
thế giới. Hàng hóa nước ta từng bước chinh phục thị trường thế giới, từ các quốc gia châu Á, châu Phi,
Châu đại dương, đến những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu. Hiện nay hàng hóa Việt Nam đã
có mặt ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặt hàng xuất khẩu nước ta ngày càng phong phú và đa
dạng, từ các sản phẩm truyền thống như hàng dệt may, dày da, nông sản, thủy sản, các sản phẩm từ


gỗ,… cho đến các sản phẩm địi hỏi cơng nghệ sản xuất tiên tiến như hàng điện tử, điện thoại, máy vi
tính và linh kiện. Hoạt động xuất khẩu ngày càng mở rộng đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển
kinh tế nước nhà. Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục 243,5 tỷ USD, tăng 2,51 lần so với
năm 2011, đánh dấu sự thành công vượt bậc của hoạt động xuất khẩu Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng mở ra nhiều cơ hội mới, tạo động
lực cho sự tăng tốc của hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Những thành tựu đạt được trong những năm
gần đây là nhờ sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là việc tham gia ký kết nhiều hiệp định
thương mại song phương và đa phương. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập kinh tế, hoạt động xuất
khẩu hàng hóa cũng gặp phải khơng ít những khó khăn và thách thức như sức ép cạnh tranh ngày càng
lớn, yêu cầu về chất lượng hàng hóa, xuất xứ, vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm và bảo vệ mơi
trường,… ngày càng nghiêm ngặt.
Trước những yêu cầu phát triển mới, việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu, để từ đó có cái nhìn
đúng đắn và đầy đủ về những tiềm năng, cơ hội cũng như thách thức và hạn chế là hết sức cần thiết,
đồng thời là cơ sở đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nước ta trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
495


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

 

2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam
Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đề ra mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu
hàng hóa trung bình 11-12%/năm trong giai đoạn 2011 – 2020 và duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng
10% ở giai đoạn 2021 – 2030. Kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn 2011 –
2018 vượt mục tiêu đề ra, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Giai đoạn
2011 – 2018 có thể coi là giai đoạn hưng thịnh trong hoạt động xuất khẩu của nước ta. Năm 2018, kim
ngạch xuất khẩu đạt 243,5 tỷ USD, tăng gấp 2,51 lần so với năm 2011 (96,9 tỷ USD năm 2011). Số
liệu về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện trong bảng 1.

Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019
Năm
Kim ngạch xuất khẩu, tỷ USD
2011
96,9
2012
114,5
2013
132,0
2014
150,2
2015
162,0
2016
176,6
2017
215,1
2018
243,5
2019 (ước tính)
261,0
Nguồn: Tổng cục hải quan 2019

Tốc độ tăng trưởng so với năm trước, %
18,2
15,3
13,8
7,9
9,0
21,8

13,2
7,2

Qua số liệu ở bảng 1 có thể thấy rằng giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam liên tục tăng trong
giai đoạn 2011 – 2019, với tỷ lệ tăng hàng năm từ 7-21,8%. Đặc biệt năm 2017 kim ngạch xuất khẩu
tăng 21,8% so với năm trước đó. Năm 2018 giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng 13,2% so với năm 2017
(tăng 28,4 tỷ USD), vượt mức chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra (7-8%). Trong 3 năm liên tiếp từ 2016 đến
2018, cán cân thương mại thặng dư, năm 2018 đạt 6,8 tỷ USD, cao hơn nhiều so với năm 2016 (1,78 tỷ
USD) và năm 2017 (2,11 tỷ USD). 11 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu đạt 241,4 tỷ USD, tăng 7,8% so
với cùng kỳ năm trước. Dự báo năm 2019 kim ngạch xuất khẩu đạt 261 tỷ USD, cán cân thương mại
thặng dư hơn 9,1 tỷ USD. Đây là một kết quả rất khả quan trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến
động và chịu tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Những thành quả đạt được trong giai
đoạn này đã giúp Việt Nam cải thiện vị trí trên bản đồ xuất khẩu thế giới, từ thứ hạng 50 năm 2007 lên
vị trí 27 vào năm 2017. Một thành tích rất ấn tượng đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Về cơ cấu, trong năm 2018 giá trị hàng hóa xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm 70,4%
(tương đương 171,5 tỷ USD) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Điều này tạo ra nhiều
nguy cơ đối với xuất khẩu nước ta do hoạt động của khối FDI phụ thuộc rất lớn vào chuỗi cung ứng
khu vực và tồn cầu. Khi có sự biến động xảy ra với chuỗi cung ứng, như chiến tranh thương mại, hoạt
động xuất khẩu sẽ chịu tác động mạnh. Do vậy cần phải tạo ra những đòn bẩy kinh tế mới, cải thiện
môi trường kinh doanh, tái cơ cấu nền kinh tế để có thể hình thành nên những doanh nghiệp, tập đoàn
lớn dẫn dắt nền kinh tế.
Về thị trường xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam hiện nay có mặt ở 5 châu lục, tại hơn 200 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Năm 2018, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là các quốc gia châu Á,
chiếm 53,95%, tiếp đến là châu Mỹ - 23,84%, châu Âu – 19,01%, châu Đại dương – 2,01%, châu Phi 1,18%. Số liệu về thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam được thể hiện ở bảng 2.
Xét về từng thị trường cụ thể, đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ với kim ngạch năm
2018 đạt 47,53 tỷ USD (chiếm 14,27%), tiếp đến là EU – 41,88 tỷ USD (chiếm 17,20%), Trung Quốc
– 41,27 tỷ USD (chiếm 16,95%). Đây là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam và giữ
mức tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua.
496



Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư
ương mại và phân phối” lần
n 2 năm 20200

Bảảng 2. Thị trư
ường xuất khẩu hàng hó
óa Việt Nam
m 2017-2018
Kim nggạch, tỷ USD
D
2017
2018
8
112,95
131,3
36
Châu Á
21,51
24,52
Asean
35,46
41,27
Trung Quuốc
14,82
18,20
Hàn Quốốc
16,84
18,85
Nhật Bảnn

43,0
46,30
Châu Âu
u
38,28
41,88
EU
4,06
4,91
1
Châu Đạại Dương
52,33
58,04
Châu Mỹỹ
41,60
47,53
Hoa Kỳ
2,67
2,89
9
Châu Ph
hi
Tổng
215,01
243,5
Nguồn: Tổng
T
cục hảii quan 2019
Thị trường
t


Tỷ lệ tăng trưởn
ng so với
năm 2017,,%

Tỷ trọng, %

16,30
13,99
16,38
22,80
11,93
7,67
9,40
20,93
10,91
14,25
8,23
13,20

53,95
10,67
16,95
7,48
7,74
19,01
17,20
2,01
23,84
19,52

1,18
100

Thị trườ
ờng xuất khẩẩu Việt Nam
m không nh
hững liên tụcc gia tăng vvề số lượng mà quy mô thị trường
ng
gày càng mở
ở rộng. Nếuu như năm 22011 thị trường xuất kh
hẩu với kim
m ngạch trênn 1 tỷ USD chỉ với 24
thịị trường (troong đó có 3 thị trường trên 10 tỷ) thì đến năm
m 2018, có 331 thị trườnng có quy mơ
m trên 1 tỷ
US
SD (trong đó
đ 4 thị trườ
ờng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 7 thị trườnng trên 5 tỷ USD). Về cơ bản các
mặặt hàng xuấất khẩu trongg những năăm qua các mặt hàng như
n điện thooại và linh kkiện, dệt may, máy vi
tín
nh, máy mócc, giày dép, là sản phẩm
m xuất khẩu
u chủ lực của Việt Nam
m, được thể hhiện ở hình 1.

H
Hình 1. Các mặt hàng xu
uất khẩu chủ

ủ lực năm 2 017-2018
Nguồn: Tổn
ng cục hải qu
uan 2019

uất khẩu củaa Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào
Qua sốố liệu ở hìnhh 1 có thể nnhận thấy kim ngạch xu
nh
hóm ngành điện
đ thoại vvà linh kiện cùng máy vi
v tính, sản phẩm điện ttử với giá trrị xuất khẩu
u gần 99 tỷ
US
SD. Trong đó
đ hầu hết các mặt hànng này thuộ
ộc các doan
nh nghiệp F DI. Đây là một vấn đề
ề cần được
qu
uan tâm tronng chiến lượ
ợc phát triểnn kinh tế tron
ng tương laai nhằm giảm
m sự phụ thhuộc vào doa
anh nghiệp
FD
DI, tăng tỷ trrọng xuất khhẩu của cácc doanh ngh
hiệp trong nư
ước.
Dù có đóng góp lớ
ớn cho nền kinh tế như

ưng nhóm ng
gành nơng, lâm thủy sảản có dấu hiiệu đáng lo
về lâu dài. Phhần lớn các nhóm ngànnh này xuấtt khẩu sản phẩm
p
thơ, cchưa chú trọọng chế biế
ến sâu, nên
497


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

 

mặc dù tăng về sản lượng xuất khẩu nhưng giá trị mang lại chưa cao. Đây cũng là một hạn chế cần
được khắc phục nhằm tận dụng được những lợi thế của các nhóm ngành này.
So với năm 2017, thì năm 2018 tất cả các nhóm hàng lớn đều có sự gia tăng về giá trị xuất
khẩu. Đây là một kết quả hết sức tích cực, thể hiện sự chuyển biển và phát triển đồng đều ở tất các các
lĩnh vực kinh tế của Việt Nam.
Có thể nhận thấy, trong giai đoạn 2011 – 2018, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có chuyển
biến tích cực và đạt được thành công to lớn. Cơ cấu các mặt hàng ngày càng được cải thiện tích cực,
quy mơ các mặt hàng được mở rộng, thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam có mặt ở hầu hết các thị trường thế giới.
3. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.
Từ giai đoạn mở cửa đến nay, Việt Nam đã ký kết 13 hiệp định thương mai tự do (FTA). Đặc biệt việc
tham gia ký kết 2 FTA thế hệ mới: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) và hiệp đinh thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã mang lại nhiều
cơi hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng.
3.1. Cơ hội
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng tạo ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động xuất khẩu

Việt Nam:
- Thị trường được mở rộng: Việt Nam tham gia ký kết các FTA sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp
cận được nhiều thị trường mới, hạn chế sự phụ thuộc vào những thị trường truyền thơng trước đây, từ
đó gia tăng cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong thương mại khi đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đặc
biệt Việt Nam tham gia CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường rộng lớn
như Nhật Bản, Australia, Mexico, Canada, Chile, Peru. Bên cạnh đó tham gia ký kết hiệp định EVFTA
cũng tạo ra những tác động tích cực cho các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như: thực phẩm, gạo, rau
quả, dệt may dày da hay các sản phẩm công nghệ cao như thiết bị điện tử, máy móc,…
- Nhờ các hiệp định thương mại song phương và đa phương, các rào cản về kinh tế dần được
xóa bỏ sẽ thu hút đầu tư từ nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới. Điều này sẽ tạo ra động lực quan
trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thơ sơ và
thủ cơng có giá trị thấp sang sản xuất, chế biến sâu với giá trị gia tăng cao, cũng như sản xuất các sản
phẩm công nghệ cao. Từ đó sẽ thay đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, gia tăng kim nghạch xuất khẩu,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của nước ta.
- Việt Nam tham gia ký kết nhiều FTA, đặc biệt là FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA giúp
xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các quốc gia, giảm chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
cũng như nhập khẩu nguyên liệu máy móc, thiết bị, mang lại cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Với EVFTA, Việt Nam và EU cam kết xóa bỏ 99% dịng thuế, sẽ tạo ra tiền đề, cơ hội cho các doanh
nghiệp xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này và mang về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Theo
số liệu của tổng cục hải quan: 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sang Canada tăng 32,9%, Mexico tăng
23,4%, thể hiện hiệu quả của việc tham gia các hiệp định thương mại mới. Theo một nghiên cứu của
ngân hàng thế giới, khi CPTPP thực thi, dự tính kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3,5%, xuất khẩu tăng
6,9%, nhập khẩu tăng 7,6% so với mức tăng bình thường.
- Doanh nghiệp đổi mới sản xuất: trong bối cảnh hợp tác kinh tế ngày càng sâu rộng, các doanh
nghiệp trong nước sẽ nhận thức được tính cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong nước và thế
giới. Từ đó sẽ có những sự thay đổi trong tầm nhìn, chiến lược, hoạt động đầu tư công nghệ mới, đổi
mới sản xuất, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, mang về nguồn thu lớn hơn từ xuất khẩu.

498



Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

3.2. Thách thức
Bên cạnh những tiềm năng, cơ hội mới, hội nhập kinh tế cũng mang lại nhiều khó khăn và
thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam:
- Tính cạnh tranh của hàng hóa chưa cao: hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội, nhưng cũng có nhiều
khó khăn và thách thức trong việc nâng cao tính cạnh tranh hàng hóa Việt Nam. Đặc biệt là các mặt
hàng nhóm ngành nơng, lâm, thủy sản bị cạnh tranh về giá rất mạnh. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà
các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,… cũng đang đẩy mạnh
hợp tác quốc tế, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do mới. Do đó Việt Nam cần có những thay
đổi chiến lược để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong giai đoạn mới.
- Khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp nước ta cịn hạn chế: để có thể xuất khẩu hàng
hóa vào các thị trường quốc tế cần có những chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm hiệu quả. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp của chúng ta chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ nên gặp nhiều khó khăn trong
việc tham gia các hội chợ, triển lãm ở thị trường châu Âu, châu Mỹ do thiếu thốn về kinh phí. Mặc dù
chính phủ đã có những nỗ lực trong xúc tiến hoạt động thương mại, nhưng chưa đạt được hiệu quả như
mong muốn.
- Gặp khó khăn với các biện pháp phịng vệ thương mại của các quốc gia nhập khẩu. Mặc dù
các FTA có thể giảm bớt hàng rào thuế quan nhưng các quốc gia nhập khẩu áp dụng nhiều biện pháp
phòng vệ thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước. Theo số liệu của Bộ Công thương, đến hết năm
2018, có 144 vụ việc về phịng vệ thương mại do các quốc gia nhập khẩu khởi xướng đối với hàng hóa
Việt Nam. Năm 2018 có tất cả 19 vụ về phòng vệ thương mại, tăng 6 vụ so với năm 2017. Có thể thấy
rằng các quốc gia nhập khẩu đang tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại, gây ra nhiều khó
khăn cho doanh nghiệp nước ta.
- Quy định mới về hàng hóa ngày càng cao: các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đòi hỏi
ngày càng cao về các sản phẩm hàng hóa. Hiện nay các quy định về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực
phẩm, nguồn gốc xuất xứ, các yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường,… gây ra nhiều rào
cản trong việc tiếp cận thị trường thế giới. Việc châu Âu áp đặt thẻ vàng với ngành thủy sản nước ta do
liên quan đến đánh bắt trái phép, không báo cáo và không được quản lý, không chỉ ảnh hưởng đến

ngành thủy sản mà còn gây ra tâm lý e ngại và đề phòng của các nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động
xuất khẩu hàng hóa.
- Thị trường thế giới biến động không ngừng: Hoạt động xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào tình
hình tăng trưởng kinh tế thế giới. Hiện nay chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã gây ra những tác động
tiêu cực đến thương mại thế giới, làm giảm quy mơ thị trường và nhu cầu hàng hóa. Khi chiến tranh
thương mại kéo dài, quy mô càng lớn, mặc dù có thể mang lại lợi thế ngắn hạn cho một số ngành được
hưởng lợi nhưng trong dài hạn sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu hàng hóa của nước ta.
4. Giải pháp
Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới cần có những giải pháp cụ
thể theo từng nội dung sau:
- Để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản phẩm
xuất khẩu. Đối với nhóm hàng ngành nơng, lâm, thủy sản cần chuyển dịch từ xuất khẩu sản phẩm thô
với giá trị thấp sang sản phẩm chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng giá trị gia tăng và khả
năng cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó đối với mặt hàng công nghiệp cần chuyển dịch theo hướng
các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ xuất khẩu đồng bộ và hiệu quả hơn. Cần dành nguồn tài
chính lớn hơn cho hoạt động quảng bá sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia triển lãm, giới thiệu
sản phẩm ở các thị trường tiềm năng. Đồng thời chính phủ cần xây dựng thương hiệu quốc gia tại các
thị trường xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường, liên kết và hợp
499


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

 

tác trong việc tìm kiếm thị trường mới. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương
hiệu cho sản phẩm của mình, đăng ký sở hữu trí tuệ doanh nghiệp ở thị trường trong nước và thị
trường xuất khẩu.
- Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới, chính phủ cần xây dựng hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia gần với tiêu chuẩn thế giới. Các cơ quan chức năng hoàn thiện hơn nữa
phương thức hoạt động và tăng cường tổ chức kiểm tra, cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm theo các
tiêu chuẩn mới, đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.
- Để đối phó với những biến động kinh tế thế giới đối với nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt
động xuất khẩu nói riêng, các cơ quan chức năng liên quan cần có những nghiên cứu và đánh giá tác
động kịp thời về tình hình kinh tế thế giới và những thay đổi trong chính sách của các quốc gia đối tác,
từ đó đưa ra những cảnh báo sớm, giúp các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu,
hạn chế được những thiệt hại của những chính sách phịng vệ thương mại và bảo hộ sản phẩm trong
nước của thị trường xuất khẩu nước ta.
- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước,
tạo nguồn lực đổi mới trong sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm cũng như của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
- Chính phủ cần tiếp tục đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa
phương, triển khai các hiệp định đã ký, giúp doanh nghiệp giảm thiểu khó khăn và rào cản, nâng cao
lợi thế cạnh tranh cho hoạt động xuất khẩu.
- Tăng cường phổ biến các nội dung của FTA, quy định, luật pháp của các thị trường xuất khẩu,
giúp doanh nghiệp nắm vững được những yêu cầu về pháp lý cũng như những thuận lợi và khó khăn
mà FTA mang lại.
5. Kết luận
Hoạt động xuất khẩu có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cũng như khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế
nói chung và đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng. Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh mới,
cần có sự kết hợp chặt chẽ và hiệu quả của giữa các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và
các doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyên Hải (2016), “Thách thức thực hiện các FTA”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 16.
2. Trần Thị Bích Nhân (2019), “Cơ hội và thách thức khi thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”:
/>3. Lê Thị Thúy (2017), “Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, Khoa
học xã hội Việt Nam, số 5 (114) .
4.


500



×