Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Một số giải pháp về vốn đầu tư nhằm phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.44 KB, 75 trang )

Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU

01

CHƯƠNG I: VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN.

04

1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ.

04

1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư

04

1.1.2 Các nguồn vốn đầu tư

05

1.2 VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRONG CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN
06

KINH TẾ XÃ HỘI.
1.2.1 Vai trò kinh tế.

07



1.2.2 Vai trò xã hội.

08

1.2.3 Vai trò an ninh quốc phòng.

08

1.2.4 Vai trò bảo vệ môi trường sinh thái.

09

1.3 VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
10

THỦY SẢN.
1.3.1 Vai trò nguồn vốn ngân sách nhà nước.

10

1.3.2 Vai trò nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại.

11

1.3.2.1 Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng về lao
động, đất đai và tài nguyên sẵn có..
1.3.2.2 Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung
vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Thủy sản.
1.3.2.3 Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản

xuất, thúc đẩy phát triển ngành Thủy sản.
1.3.3 Vai trò các nguồn vốn khác

Trang 1/ 75

13

13

14
14


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ ĐÁP ỨNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA.

18

2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN
18

GIANG.
2.1.1 Tiềm năng, lợi thế của ngành Thủy sản.

18

2.1.1.1 Tiềm năng hải sản.


18

2.1.1.2 Tiềm năng nuôi trồng thủy sản.

19

2.1.2 Đánh giá những mặt làm được.

20

2.1.2.1 Tình hình khai thác hải sản.

20

2.1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản.

21

2.1.2.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản.

22

2.1.3 Đánh giá những mặt còn tồn tại.

24

2.1.3.1 Tình hình khai thác hải sản.

24


2.1.3.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản.

25

2.1.3.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản.

25

2.2 THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ ĐÁP ỨNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA.

28

2.2.1 Vốn đầu tư ngân sách nhà nước đối với cơ sở hạ tầng ngành Thủy sản.

28

2.2.1.1 Vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng cá.

28

2.2.1.2 Vốn đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản.

29

2.2.2 Vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của ngành Thủy sản tỉnh
31

Kiên Giang.
2.2.2.1 Thực trạng vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành Thủy

sản.
2.2.2.2 Những nguyên nhân tồn tại thiếu sót của hoạt động tín dụng ngân
hàng đối với ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang.
2.2.3 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước

Trang 2/ 75

32

36
41


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN
NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG.

43

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA NGÀNH
43

THỦY SẢN.
3.1.1 Thuận lợi và khó khăn.

43

3.1.2 Định hướng phát triển và quan điểm chỉ đạo.


44

3.1.3. Mục tiêu phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang.

45

3.1.3.1 Khai thác hải sản.

46

3.1.3.2 Nuôi trồng thủy sản.

47

3.1.3.3 Chế biến và xuất khẩu thủy sản.

48

3.1.4 Nhiệm vụ phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang.

48

3.1.4.1 Khai thác hải sản.

48

3.1.4.2 Nuôi trồng thủy sản

50


3.1.4.3 Chế biến và xuất khẩu thủy sản.

51

3.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY
51

SẢN TỈNH KIÊN GIANG.
3.2.1 Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

52

3.2.1.1 Vốn đầu tư phát triển hệ thống các cảng cá bến cá.

52

3.2.1.2 Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản

53

3.2.2 Vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng.

56

3.2.3 Vốn đầu tư từ các nguồn khác.

59

3.3 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TR NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÁC GIẢI PHÁP
60


TRÊN.
3.3.1 Giải pháp nguồn nhân lực.

60

3.3.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ.

61

3.3.3 Giải pháp về công nghệ.

62

3.3.4 Giải pháp về khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát

64

Trang 3/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

triển ngành Thủy sản.
3.3.5 Giải pháp về cổ phần hoá DNNN.
KẾT LUẬN

66
68


PHỤ LỤC: BẢNG BIỂU
Bảng 01: Kế họach phát triển thủy sản giai đọan 2006 - 2010
Bảng 02: Giá trị sản xuất GO và GDP ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang
Bảng 03: Cơ cấu GDP ngành thủy sản
Bảng 04: Kết qủa vốn đầu tư trên lãnh vục chế biến thủy sản tỉnh Kiên
Giang 2001 -2003
Bảng 05: Cơ cấu thị trường xuất khẩu tỉnh Kiên Giang
Bảng 06: Kết qủa vốn đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá ngành thủy sản
trong những năm qua
Bảng 07: Báo cáo tình hình thực hiện dự án thủy lợi phục vụ nuôi tôm ngành
thủy sản
Bảng 14: Kế họach vốn đầu tư cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá từ 2004 –
2010
Bảng 15: Kế họach vốn đầu tư nhà máy chế biến thủy sản từ 2004 - 2010
Bảng 16: Danh sách các doanh nghiệp đầu tư vào cảng cá Tắc Cậu tỉnh Kiên
Giang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
Trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Kiên Giang, Thủy sản đã được
xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong thời gian qua, hiện nay
và cũng như trong tương lai kinh tế thủy sản sẽ đóng góp một vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Tiềm năng vùng biển, hải đảo và ven biển tỉnh Kiên Giang rất phong phú,

đa dạng; với lãnh hải thuộc vùng biển Tây Nam có 63.290 km2 ngư trường gấp
10 lần diện tích đất liền và chiếm 1/5 diện tích vùng Vịnh Thái Lan. Trữ lượng
vùng biển hơn 460.000 tấn thủy sản; với nguồn lợi phong phú gồm 273 loài, 139
giống thuộc 71 họ trong đó có hơn 20 loài cá kinh tế. Hằng năm cho phép khai
thác trên 200.000 tấn hải sản. Bờ biển dài gần 200 km tạo điều kiện thuận lợi
phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hải đảo với ba quần đảo: Phú Quốc, Thổ
Chu và Nam Du có trên 105 hòn đảo lớn nhỏ che chắn là nơi tàu thuyền có thể
neo tránh gió bão để khai thác quanh năm. Do vậy vùng biển, hải đảo và ven
biển Kiên Giang chính là lợi thế so sánh của tỉnh nhà so với các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long trong quá trình đưa ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang phát triển
theo con đường công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Bên cạnh những tiến bộ đạt
được, kinh tế thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại. Chưa khai thác tốt tiềm
năng vùng biển, hải đảo, ven biển và bên trong nội đồng. Sản lượng khai thác
lớn nhưng giá trị thấp. Phát triển nuôi trồng và chế biến chưa cân đối với đánh
bắt. Trình độ khoa học công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến còn
thấp dẫn đến năng suất sản lượng và giá trị hàng hoá không cao, kim ngạch xuất
khẩu (KNXK) thấp. Những tồn tại đó có nhiều nguyên nhân, một trong những
nguyên nhân cơ bản là vốn đầu tư (vốn ĐT) cho ngành Thủy sản trong những
năm qua chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành Thủy sản, vốn ĐT
còn hạn chế, định hướng cơ cấu vốn ĐT trên từng lónh vực của ngành chưa

Trang 5/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

chuyển biến nhanh theo hướng tính cực và có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu
trên cần tìm ra những giải pháp về vốn ĐT nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển
của ngành Thủy sản, giúp cho ngành Thủy sản phát huy các tiềm năng lợi thế
của mình để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng vào việc hoàn

thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh Kiên Giang. Để giải quyết vấn đề vốn
ĐT cho ngành Thủy sản, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn là: “Một số
giải pháp về vốn ĐT nhằm phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang”.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Một số giải pháp về vốn ĐT nhằm phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên
Giang là vấn đề chưa được nêu ra trong các công trình nghiên cứu trước đây về
ngành Thủy sản tỉnh nhà. Trong phần nghiên cứu này chúng tôi tập trung đề cập
đến các lónh vực hoạt động cơ bản của ngành Thủy sản như khai thác, chế biến,
nuôi trồng và đồng thời chủ yếu là nguồn vốn sử dụng từ ngân sách nhà nước
(NSNN) và nguồn vốn của tín dụng ngân hàng (TDNH) trong việc đáp ứng yêu
cầu phát triển của ngành Thủy sản.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.
- Làm rõ tiềm năng lợi thế và thực trạng các lónh vực hoạt động của
ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang.
- Đánh giá, lý giải về phương diện lý luận và thực tiễn của vai trò vốn
NSNN cũng như vốn TDNH đối với việc phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên
Giang.
- Đề xuất các giải pháp để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn ĐT NSNN và
vốn TDNH nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành Thủy sản.
4. ĐỐI TƯNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN.
- Đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề vốn ĐT NSNN và vốn TDNH đối với sự phát triển của ngành
Thủy sản tỉnh Kiên Giang.

Trang 6/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu vốn ĐT NSNN và vốn TDNH trên các lónh vực: khai
thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản.
+Đề xuất các giải pháp để tăng cường phát huy hiệu quả sử dụng vốn ĐT
NSNN và vốn TDNH cho các lónh vực nói trên.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đồng thời sử
dụng các phương pháp khác như: phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích,
tổng hợp, phương pháp thống kê kết hợp nghiên cứu chọn lọc những kiến thức
lý luận đã được đúc kết rút ra từ thực tiễn tình hình triển khai thực hiện vốn ĐT
đối với sự phát triển của ngành Thủy sản. Luận văn cũng đã sử dụng các tài liệu
của Bộ Thủy sản, Sở Thủy sản, Cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước và một số
đơn vị liên quan về số liệu thống kê, các báo cáo quy hoạch, báo cáo tổng kết,
báo cáo tham luận vềø vốn ĐT, về hoạt động của ngành Thủy sản
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu 3 chương:
- Chương I: Vốn ĐT đối với sự phát triển của ngành Thủy sản.
- Chương II: Thực trạng vốn ĐT đáp ứng sự phát triển của ngành Thủy
sản tỉnh Kiên Giang trong những năm qua.
- Chương III: Một số giải pháp về vốn ĐT nhằm phát triển ngành Thủy
sản tỉnh Kiên Giang.

Trang 7/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

CHƯƠNG I: VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH
THỦY SẢN.

1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ.

1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư.
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm đem lại cho người đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, tài
nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản vật chất. Biểu hiện bằng tiền tất cả các
nguồn lực đã bỏ ra trên đây được gọi là vốn ĐT.
Trong các hoạt động đầu tư thì đầu tư phát triển có các đặc điểm khác
biệt chủ yếu như sau:
- Đòi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê động trong suốt quá trình thực
hiện đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư phát triển.
- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả
của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều thời gian với nhiều biến động xảy
ra.
- Thời gian cần hoạt động đòi hỏi để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối
với các cơ sở vật chất - kó thuật phục vụ sản xuất – kinh doanh thường là lớn và
do đó không tránh khỏi cái sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu
tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế,…
Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả
nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức
trung bình thì tỉ lệ đầu tư phải đạt được từ 15 – 25% so với GDP tuỳ thuộc vào
ICOR của mỗi nước.

ICOR=

Vốn ĐT
Mức tăng GDP

Trang 8/ 75



Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

Từ đó suy ra:
Mức tăng GDP=

Vốn ĐT
ICOR

Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn ĐT. Ở
các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn
được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có
giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển, ICOR thấp, từ 2-3 do thiếu vốn, thừa
lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử
dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc
vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách
trong nước.
Về đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kinh nghiệm của các nước
trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ
mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh
ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm nghiệp,
thủy sản, do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc
độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy, chính đầu tư quyết định quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng
trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát
triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình
trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế,
kinh tế, chính trị,… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn
đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
1.1.2 Các nguồn vốn đầu tư.

Có thể xem xét nguồn vốn ĐT dưới những góc độ khác nhau, dưới mỗi
góc độ nguồn vốn ĐT có hình thái biểu hiện riêng. Tuy nhiên, xét về bản chất

Trang 9/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

thì các nguồn vốn ĐT đều là phần tiết kiệm hay tích lũy của toàn bộ nền kinh tế
có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội.
Trên góc độ của nền kinh tế, nguồn vốn ĐT có thể được chia thành nguồn
vốn ĐT trong nước và nguồn vốn ĐT nước ngoài.
Nguồn vốn ĐT trong nước bao gồm nguồn vốn Nhà nước; nguồn vốn từ
khu vực tư nhân và nguồn vốn từ thị trường vốn. Nguồn vốn ĐT Nhà nước bao
gồm nguồn vốn NSNN và nguồn vốn ĐT phát triển của DNNN.
Nguồn vốn nước ngoài bao gồm nguồn tài trợ phát triển chính thức (trong
đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu); nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;
đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
1.2 VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRONG CHIẾN LƯC PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện địa lý thuận lợi để phát
triển kinh tế thủy sản, với bờ biển dài khoảng 3.260 km, diện tích các vùng lãnh
hải và đặc quyền kinh tế rộng khoảng một triệu km2, diện tích các mặt nước nội
địa trên 1,4 triệu ha, tuyến đảo với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều nơi có thể
xây dựng thành những căn cứ hậu cần nghề cá. Việt Nam lại nằm trong khu vực
kinh tế năng động nhất, có tốc độ phát triển nghề cá nhanh nhất thế giới, gồm
các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ thủy sản lớn. So với một số nước trong vùng
như Thái Lan là nước đứng nhất, nhì thế giới về xuất khẩu thủy sản thì Việt Nam
có nhiều lợi thế hơn về điều kiện địa lý và tự nhiên để phát triển thủy sản.
Trữ lượng thủy sản ở vùng biển Việt Nam khoảng 3 triệu tấn, với khả

năng khai thác cho phép khoảng 1,2-1,4 triệu tấn/năm. Ngoài cá, mực, còn có
hàng trăm ngàn tấn các loại nhuyễn thể, rong biển và đặc sản quý khác. Nói
chung về giống loài rất đa dạng, phong phú; do điều kiện thời tiết khí hậu đã tạo
khả năng tái tạo và bổ sung nguồn lợi sinh vật nhanh, biểu hiện ở chu kỳ sống
của sinh vật tương đối ngắn, thường chỉ 3-4 năm, tốc độ sinh trưởng khá cao, có

Trang 10/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

nhiều loại sinh sản quanh năm, là nhân tố quan trọng chi phối tính bền vững của
nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái.
Về tài nguyên thủy sản nội địa, theo thống kê chưa kể diện tích có thể
phát triển nuôi trên biển, tổng diện tích các loại hình mặt nước nội địa có khả
năng NTTS là trên 1,4 triệu ha, đến nay mới chỉ sử dụng khoảng 700.000 ha,
nhưng Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích để khơi dậy tiềm năng nhằm
cung ứng nhiều nguồn nguyên liệu thủy sản cho chế biến xuất khẩu.
1.2.1 Vai trò kinh tế:
Trong lịch sử phát triển nền kinh tế Việt Nam, kinh tế thủy sản có vai trò
và vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế của đất nước:
• Đối với kinh tế trong nước, từ chỗ là một bộ phận không lớn thuộc khối
kinh tế nông nghiệp, với trình độ công nghệ rất lạc hậu vào những năm 80, đến
nay ngành Thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát
triển nhanh. Trong 15 năm qua (từ 1980-1995) nhịp độ tăng giá trị KNXK bình
quân đạt được 189%/năm, trong 5 năm gần đây (1990-1995) bình quân
35,5%/năm, quy mô ngày càng tăng, giá trị KNXK năm 1995 tăng gấp trên 50
lần so với năm 1981 và giai đoạn

1995-1999 KNXK vẫn tiếp tục tăng bình


quân 15%/năm. Hiện nay xuất khẩu thủy sản đã đứng hàng thứ 3 về giá trị kim
ngạch trong các ngành hàng xuất khẩu, đã góp phần tích cực vào việc ổn định và
phát triển kinh tế đất nước.
So với kế hoạch 1986-1990, thì giai đoạn 1991-1995 tổng sản lượng thủy
sản tăng 32,43%, KNXK tăng 143,68%. Ngoài ra, so với năm 1990 thì năm 1995
tổng công suất tàu thuyền đánh cá tăng 64,84%, tổng công suất CBTS đông lạnh
tăng 64,71%.
• Đối với kinh tế thế giới, kinh tế thủy sản Việt Nam đã khắc phục được
tình trạng tách rời nền thương mại thế giới và đã xác lập được vị trí có ý nghóa
chiến lược, xếp thứ 19 về tổng sản lượng, thứ 30 về giá trị KNXK, thứ 5 về sản

Trang 11/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

lượng nuôi tôm. Nếu năm 1996, hàng thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu
sang 25 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới thì đến nay đã lên tới trên 60 nước
và vùng lãnh thổ. Trong đó đáng chú ý là kim ngạch thủy sản xuất vào thị
trường Châu Âu và Bắc Mỹ ngày càng tăng nhanh và hàng thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới.
1.2.2 Vai trò xã hội:
Việc khai thông thị trường đã thúc đẩy phát triển nhanh năng lực sản xuất
của khu vực tạo nguyên liệu (khai thác, NTTS), năng lực hậu cần dịch vụ nghề
cá, tạo nhiều việc làm với thu nhập ngày càng cao cho hàng chục vạn lao động,
đảm bảo đời sống cho hàng triệu người, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn
vùng ven biển. Trong lónh vực chế biến hàng thủy sản xuất khẩu song song với
phát huy năng lực của các thành phần kinh tế để tạo công ăn việc làm, từng
bước thay đổi công nghệ mới với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đã cho phép nâng

cao được tay nghề, kó năng lao động, trình độ sử dụng máy móc thiết bị, khả
năng quản lí của người lao động để sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng
tốt, giá trị cao, hiệu qủa mang lại ngày càng lớn hơn, trên cơ sở đó tăng thu nhập
cho người lao động.
Chính việc nâng cao hiệu qủa lao động của ngành Thủy sản, của kinh
doanh xuất nhập khẩu Thủy sản đã góp phần tăng nguồn thu ngân sách để đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời ngành Thủy sản cũng có điều kiện tái
sản xuất mở rộng trên các lónh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản
(CBTS),… thông qua việc đầu tư vốn, kó thuật,… cho nhân dân. Trên cơ sở đó tăng
cường mối quan hệ đoàn kết giữa Nhà nước và nhân dân và cùng nhau giải
quyết vấn đề phúc lợi xã hội.
1.2.3 Vai trò an ninh quốc phòng:
Khai thác hải sản (KTHS) là ngành sản xuất cơ bản của nghề cá, có vị trí
hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế biển của cả nước, vừa phát triển kinh

Trang 12/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

tế vùng biển, hải đảo, vừa gắn với an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia
trên biển. Vì vậy, thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ, bên cạnh phát triển
nhanh đội tàu khai thác quốc doanh, còn có nghề cá nhân dân nếu được đầu tư
và khuyến khích thì họ vừa sản xuất vừa bảo vệ vùng biển quốc gia, đây chính
là lực lượng quốc phòng toàn dân hùng mạnh. Thực tế những năm qua lực lượng
tàu khai thác của ngư dân đã góp phần rất lớn trong việc bắt giữ tàu thuyền nước
ngoài xâm nhập vùng biển nước ta đánh bắt trộm hải sản, giữ vững an ninh trên
biển để bà con ngư dân an tâm ra khơi sản xuất.
1.2.4 Vai trò bảo vệ môi trường sinh thái:
Khoa học công nghệ và môi trường có vai trò hết sức quan trọng trong sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn mới. Đặc biệt,
vai trò này càng thể hiện rõ nét trong định hướng phát triển kinh tế thủy sản, vì
đây là ngành kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái,
đến nhiều ngành sản xuất khác và nhất là khả năng đóng góp ngoại tệ lớn. Với
các thành tựu khoa học công nghệ đã đạt được, đã nhanh chóng được ứng dụng
vào lónh vực sản xuất giống các loài tôm, cá và hải sản khác có giá trị kinh tế
cao, phục vụ cho nghề nuôi tôm nước lợ, nuôi cá lồng bè và các loại hình nuôi
thủy sản khác.
Trong KTHS nếu có kế hoạch khai thác hợp lí; khai thác đi đôi với bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản thì sẽ nuôi dưỡng phát triển nguồn lợi, không
dẫn đến phá hoại nguồn lợi, huỷ diệt vi sinh vật làm mồi cho các loài thủy sản,
phá huỷ thảm thực vật, làm xáo trộn nền đáy biển, phá hoại môi trường sống
của các loài thủy sản, hạn chế tối đa các nghề khai thác ven bờ để bảo vệ các
bãi sinh sản của các loài thủy sản có giá trị kinh tế.
Trong lónh vực CBTS nếu có quy hoạch hợp lí, vừa đảm bảo những yêu
cầu trong sản xuất chế biến, đồng thời bảo đảm môi trường sống xung quanh,
đòi hỏi các nhà sản xuất chế biến cố gắng đầu tư công nghệ dây chuyền sản

Trang 13/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

xuất mới. Bởi vì thực tế cho thấy kó thuật chế biến càng tiên tiến hiện đại thì
hiệu qủa kinh tế mang lại càng cao và mức độ ô nhiễm môi trường càng giảm.
1.3 VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
THỦY SẢN.
1.3.1 Vai trò nguồn vốn NSNN.
Một trong các chức năng quan trọng của Nhà nước là chức năng tổ chức
kinh tế. Để thực hiện chức năng này, Nhà nước sử dụng công cụ tài chính vó mô

quan trọng là NSNN để phân bố các nguồn tài chính cho sự phát triển của lãnh
vực sản xuất và các ngành kinh tế quốc dân. Chi đầu tư phát triển được cấp phát
chủ yếu từ ngân sách Trung ương và một bộ phận đáng kể từ ngân sách địa
phương. Khoản chi này mang tính chất tích lũy, có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng
năng suất xã hội và đối với các quan hệ cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Chi đầu tư phát triển bao gồm những khoản chi cơ bản sau:
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản theo các dự án phát triển được hoạch định
bởi Nhà nước cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các công trình kinh tế,
các công trình và dự án phát triển văn hoá xã hội.
- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
- Góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lónh vực
cần thiết có sự tham gia của Nhà nước.
- Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia và các quỹ hổ trợ phát triển đối với
các chương trình, dự án phát triển kinh tế.
- Chi dự trữ Nhà nước.
Trong đó chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội là khoản tài chính có tính chất hình thành thế cân đối của nền kinh tế, tạo ra
tiền đề kích thích quá trình vận động vốn của các doanh nghiệp và đầu tư nhằm
mục đích tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn tài chính của
Nhà nước hướng vào củng cố và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh

Trang 14/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

tế. (Chi đầu tư cho cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng,
vận tải, viễn thông), các ngành công nghiệp cơ bản, các công trình kinh tế có
tính chất chiến lược, các công trình trọng điểm phục vụ phát triển văn hoá, xã
hội, phúc lợi công cộng.

Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở
vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế
theo định hướng của Nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và
nâng cao năng suất lao động xã hội.
1.3.2 Vai trò nguồn vốn TDNH thương mại.
Tín dụng xuất phát từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động và
trao đổi hàng hoá.
Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định
dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu
sang người sử dụng và phải hoàn trả lại.
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng phong phú.
Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia làm 3 loại:
- Tín dụng ngắn hạn:
Đây là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng để
cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và cho
vay phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.
- Tín dụng trung hạn:
Đây là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Loại tín dụng này
được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến và
đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi
vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn:

Trang 15/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

Đây là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này dùng để
cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Tín

dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần tối
thiểu cho hoạt động sản xuất.
Căn cứ vào chủ thể tín dụng, tín dụng được chia làm 3 loại:
- Tín dụng thương mại:
- Tín dụng Nhà nước:
- Tín dụng doanh nghiệp:
- TDNH:
TDNH là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác
với doanh nghiệp và cá nhân. TDNH mang 3 đặc điểm:
• Cho vay dưới dạng tiền tệ: nguồn vốn tín dụng mà các ngân hàng đem
ra cho vay hình thành từ những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội mà
ngân hàng huy động được.
• Trong quan hệ TDNH, người đi vay là các nhà doanh nghiệp, các cá
nhân, người cho vay là các ngân hàng.
• Quá trình vận động và phát triển của hình thức TDNH hoàn toàn phù
hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng, tín dụng được chia làm 2
loại: tín dụng có bảo đảm bằng tài sản và tín dụng không có đảm bảo tài sản.
- Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản:
Là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghóa vụ trả nợ của
khách hàng vay được cam kết bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bằng
chính tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hay bảo lãnh bằng tài
sản của bên thứ ba.
- Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản (còn gọi là tín chấp) có 3 loại
như sau:

Trang 16/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế


Loại 1: tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng có tín nhiệm và khả
năng tài chính trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và
lãi.
Loại 2: tổ chức tín dụng Nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
theo chỉ định của Nhà nước như sau:
Loại 3: Tổ chức tín dụng cho vay qua sự bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ
chức đoàn thể, chính trị xã hội cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.
1.3.2.1 TDNH góp phần khai thác có hiệu qủa tiềm năng về lao động,
đất đai và tài nguyên thiên nhiên sẵn có.
Về phương diện lực lượng lao động, lao động trong nông nghiệp nói chung
và vùng ven biển nói riêng còn rất dồi dào nhưng chưa được sử dụng hợp lý.
Nếu ngành ngân hàng có một số chính sách phù hợp như đẩy mạnh cho vay hộ
sản xuất, mở rộng đầu tư vốn tới tất cả thành phần kinh tế, đầu tư cải tạo ao đầm
đẩy mạnh NTTS (đặc biệt là nuôi tôm sú), đầu tư đánh bắt hải sản xa bờ, đầu tư
mở rộng CBTS,.v.v… Qua đó sẽ góp phần khai thác tiềm năng ngành Thủy sản,
tận dụng sức lao động xã hội, nâng cao hiệu qủa sử dụng đất đai, mặt nước và
công suất máy móc, thiết bị để có thêm của cải, vật chất cho xã hội, góp phần
tăng trưởng kinh tế và gia tăng xuất khẩu để mang ngoại tệ về cho đất nước.
1.3.2.2 TDNH góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung vốn cho
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Thủy sản.
Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta nói chung hay đối
với ngành Thủy sản nói riêng thì một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên là
vấn đề tiền vốn. Thực tiễn đã chứng minh không thể có ngành nào có thể tự lực
được vốn để phát triển mà phải có trợ lực từ bên ngoài bằng tài trợ của Nhà
nước, vay trong nước hoặc nước ngoài. Khả năng vốn của Nhà nước thì có hạn,
vay nước ngoài cũng không phải dễ dàng bởi vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trong nước thị trường chứng khoán còn non trẻ; khả năng phát triển vốn bằng

Trang 17/ 75



Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

phát hành cổ phiếu, trái phiếu còn hạn chế. Do đó, TDNH luôn là nguồn tài trợ
đáng kể để ngành Thủy sản công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nguyên tắc cơ bản
của TDNH là vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi. Do đó TDNH
kích thích việc sử dụng vốn có hiệu qủa để đảm bảo trả được nợ vay. Mặt khác
TDNH đã tập trung được các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư
vào các dự án có hiệu qủa của ngành Thủy sản. Từ đó việc đầu tư vốn của ngân
hàng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ngành Thủy sản làm ăn có
lãi, không ngừng mở rộng sản xuất, kinh doanh, tích luỹ vốn ngày càng nhiều
nhằm quay trở lại công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Thủy sản.
1.3.2.3 TDNH đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất, thúc
đẩy sự phát triển ngành Thủy sản.
Muốn phát triển ngành Thủy sản cần phải có vốn. Cùng với các nguồn
vốn khác, nguồn vốn TDNH cũng tập trung đầu tư vào các chương trình trọng
điểm của ngành Thủy sản. Trong lãnh vực KTHS tập trung đầu tư vào chương
trình đánh bắt xa bờ; trong NTTS tập trung vào giống, thức ăn; trong CBTS tập
trung vào đổi mới công nghệ chế biến. Rõ ràng vốn TDNH đã đáp ứng nhu cầu
vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh của ngành Thủy sản được liên tục,
góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
1.3.3 Vai trò các nguồn vốn khác.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được
sử dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn
1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí
quan trọng trong chính sách đầu tư của Chính phủ.


Trang 18/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

Giai đoạn 1991-1995, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
mới chiếm 5,6% tổng số vốn ĐT toàn xã hội thì giai đoạn năm 1996-1999 đã
chiếm 14,5% và riêng năm 2000, nguồn vốn này đã đạt đến 17% tổng vốn ĐT
toàn xã hội.
Mục tiêu của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là thực hiện chức
năng điều tiết vó mô nền kinh tế.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được dùng để đầu tư đối với các
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo việc làm, các dự án
đầu tư trọng điểm của Nhà nước trong từng thời kỳ và một số dự án khác có khả
năng thu hồi vốn đã được xác định trong kế hoạch đầu tư của Nhà nước.
- Nguồn vốn ĐT từ DNNN:
Được xác định là thành phần giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các
DNNN vẫn nắm giữ một khối lượng vốn Nhà nước khá lớn. Theo báo cáo tổng
kết công tác kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản DNNN tại thời điểm
0h ngày 1/1/2000, tổng nguồn vốn chủ sở hữu tại các DNNN là 173.857 tỷ đồng.
Với chủ trương tiếp tục đổi mới DNNN, hiệu quả hoạt động của khu vực
kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích lũy của các DNNN ngày càng gia
tăng và đóng góp đáng kể vào tổng qui mô vốn ĐT của toàn xã hội.
-

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân:

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần
tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã, Theo đánh giá sơ bộ,

khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà
chưa được huy động triệt để. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ
phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng
hoặc do tích lũy truyền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư
không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt… Nguồn vốn này
xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống Ngân hàng.

Trang 19/ 75


Trần Vónh – Luận văn Thạc só Khoa học Kinh tế

Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số các nguồn
tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế. Với khoảng vài vạn
doanh nghiệp ngoài Nhà nước (doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty
TNHH, các Hợp tác xã) đang và sẽ đi vào hoạt động, phần tích lũy của các
doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng qui mô vốn của toàn xã
hội.
- Nguồn vốn nước ngoài: Bao gồm nguồn vốn ODA, nguồn vốn ĐT trực
tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại nước
ngoài.
+ Nguồn vốn ODA:
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước
ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. Ngoài các điều
kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn vay tương đối lớn,
bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ)
đạt ít nhất 25%. Kể từ năm 1993 đến hết năm 2000, Việt Nam đã tổ chức được 8
hội nghị các nhà tài trợ với tổng số vốn cam kết là 17,54 tỷ USD.
+ Nguồn vốn ĐT trực tiếp nước ngoài FDI:
Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển không chỉ đối với

các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Nguồn vốn ĐT trực
tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là
việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào
nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là
những ngành nghề đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế
nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư.
+ Thị trường vốn quốc tế:

Trang 20/ 75



×