Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tội phạm học những yếu tố có vai trò làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Theo anhchị cần phải thực hiện những giải pháp nào để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.52 KB, 17 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
____

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN: TỘI PHẠM HỌC

ĐỀ SỐ 8: Trình bày những yếu tố có vai trị làm tăng nguy cơ trở thành
nạn nhân của tội phạm. Theo anh/chị cần phải thực hiện những giải pháp
nào để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm

Sinh viên:
Mã sinh viên:
SBD:
Lớp:

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................ 3
NỘI DUNG.................................................................................................... 3
I.Khái quát về nạn nhân của tội phạm.........................................................3
1.Khái niệm nạn nhân của tội phạm.........................................................3
2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm...........................3
II.Các yếu tố có vai trị làm gia tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội
phạm............................................................................................................... 4
1.Vai trò của các yếu tố khách quan (môi trường sống) trong việc thúc
đẩy làm gia tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm...................4
1.1.Thời gian và địa điểm........................................................................4
1.2.Yếu tố nghề nghiệp............................................................................5
1.3 Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội...............................5


2. Các yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân con người trong việc thúc đẩy
nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm................................................6
2.1. Các đặc điểm tâm, sinh lí.................................................................6

2


2.2. Yếu tố sinh học.................................................................................. 7
2.3. Lối sống............................................................................................. 7
III.Giải pháp giúp giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân tội phạm.......8
KẾT LUẬN.................................................................................................. 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................11

3


MỞ ĐẦU
Hiện nay kinh tế phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng
cao. Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng
xuất hiện nhiều tiêu cực, việc xem trọng vật chất, cám dỗ đồng tiền kèm theo
đó là sự tha hóa về đạo đức, lối sống làm phát sinh tệ nạn xã hội, ảnh hưởng
xấu đến trật tự an toàn xã hội. Tội phạm theo đó cũng diễn ra ngày càng phức
tạp, tinh vi và gia tăng một cách đáng lo ngại trên nhiều lĩnh vực đời sống.
Mà những người ảnh hưởng lớn nhất từ những tội phạm đó chính là nạn nhân
của tội phạm. Để ngăn ngừa rủi ro trở thành nạn nhân và có những biện pháp
phịng ngừa tốt nhất em xin phép lựa chọn đề tài số 8 “Trình bày những yếu
tố có vai trị làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Theo
anh/chị cần phải thực hiện những giải pháp nào để giảm thiểu nguy cơ
trở thành nạn nhân của tội phạm”. Do hạn chế về kiến thức và thời gian,
có thể bài nghiên cứu của em vẫn cịn nhiều thiếu sót mong các thầy cơ góp ý

để em được hồn thiện hơn, em xin chân thành cảm ơn!

4


NỘI DUNG
I.Khái quát về nạn nhân của tội phạm
1.Khái niệm nạn nhân của tội phạm
Theo tội phạm học, nạn nhân của tội phạm là cá nhân, tổ chức phải
gánh chịu những hậu quả trực tiếp từ hành vi phạm tội đến tính mạng, sức
khỏe, tinh thần, tình cảm, tài sản, hoặc các quyền cơ bản khác của cá nhân.
2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm
Giúp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế những nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ
trở thành nạn nhân của tội phạm, giúp cho việc tìm hiểu, đánh giá các ngun
nhân từ phía nạn nhân làm phát sinh hành vi phạm tội. Việc đánh giá một
cách tồn diện các yếu tố đóng vai trị quan trọng từ phía nạn nhân trong việc
thúc đẩy việc hình thành ý định phạm tội và thực hiện hành vi phạm tội của
tội phạm, tìm hiểu đặc trưng của nhóm người có nguy cơ cao trở thành nạn
nhân của tội phạm có ý nghĩa quan trọng việc xây dựng những định hướng
cũng như các biện pháp phòng ngừa.
Giúp cho việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách xã hội và trong
việc xây dựng các chế tài hình sự để tăng cường bảo vệ, giúp đỡ nạn nhân và
gia đình họ, đảm bảo sự hợp tác của họ với cơ quan có thẩm quyền
5


II.Các yếu tố có vai trị làm gia tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội
phạm
1.Vai trò của các yếu tố khách quan (môi trường sống) trong việc thúc
đẩy làm gia tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm

Ngoài những yếu tố thuộc về cá nhân con người, những yếu tố khách
quan thuộc về môi trường sống cũng đóng vai trị đáng kể trong việc làm gia
tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Đó là các yếu tố như thời
gian, địa điểm cũng như mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội.
1.1.Thời gian và địa điểm
Thời gian và địa điểm ln đóng vai trị quan trọng trong cơ chế hình
thành tội phạm. Người phạm tội luôn tận dụng khoảng không gian và thời
gian thuận lợi cho quá trình thực hiện hành vi phạm tội của mình. Mỗi loại
tội phạm có những khoảng thời gian và địa điểm thích hợp với việc thực hiện
hành vi phạm tội. Những tội phạm như bắt cóc, cướp, hiếp dâm,... luôn chọn
những lúc, những nơi vắng vẻ và ít người. Ví dụ, thời điểm vào buổi trưa,
đêm khuya, rạng sáng, ở những nơi xa dân cư như khu bỏ hoang, cánh đồng,
tuyến đường vắng người hay những khu vực ít người qua lại, thậm chí ngay
cả ở trong nhà nhưng ở những thời điểm người lớn đi vắng hết chỉ còn người

6


già và trẻ con. Những người có các hoạt động phù hợp với thời gian và địa
điểm đặc trưng của các tội phạm này sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của tội
phạm. Ví dụ tội hiếp dâm thường xảy ra ở những nơi ít người và vào thời
điểm vắng vẻ. Tội trộm cắp thường xảy ra vào ban đêm, buổi trưa lúc người
quản lý tài sản đang nghỉ ngơi, lơ là. Tội cướp giật thường xảy ra trên các
đoạn đường lớn, có nhiều đường nhánh cắt ngang và có mật độ người không
quá đông thuận tiện cho việc tẩu thốt.
1.2.Yếu tố nghề nghiệp
Yếu tố tiếp theo có vai trị khá quan trọng trong cơ chế hành vi phạm
tội là yếu tố nghề nghiệp. Do đặc thù nghề nghiệp nên một só người thường
là mục tiêu nhắm tới của một số loại tội phạm. Một trong số những nghề
nghiệp có nguy cơ dễ bị tội phạm xâm hại đó là nhóm người làm nghề lái xe

taxi, xe ơm hoặc cho thuê xe ô tô, kinh doanh trang sức, đá quý hay đồ đắt
tiền,... dễ trở thành nạn nhân của tội cướp, giết người, trộm, nhất là khi những
người này thực hiện công việc trong những điều kiện thời gian và địa điểm
thuận lợi cho hành vi phạm tội như đi xe vào những nơi vắng vẻ, vào đêm
khuya, cửa hàng vàng bạc nằm ở những nơi vắng vẻ, có ít người... Nhóm
người khác là người làm trong các cơ quan bảo vệ pháp luật như cảnh sát
giao thông, công an, kiểm sát, tịa án... do việc thi hành cơng vụ tác động đến
7


lợi ích của người khác nên họ dễ trở thành nạn nhân của các tội chống người
thi hành công vụ.
1.3 Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội
Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội cũng có vai trị rất quan
trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Các mối quan hệ xã hội có thể được chia
thành các nhóm sau: Các mối quan hệ gần gũi (gia đình, bạn trai/gái); các
mối quan hệ quen biết (bạn bè, hàng xóm, láng giềng, cơng tác, hành chính,
cộng đồng); các mối quan hệ bạn bè thân thiết; các mối quan hệ mới thiết lập
và các mối quan hệ khơng quen biết (các mối quan hệ hồn tồn xa lạ).
Ở một số loại tội phạm thì người phạm tội thường lợi dụng các mối
quan hệ quen biết tạo sự tin tưởng để thực hiện hành vi phạm tội như lừa đảo
chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay các tội xâm
phạm tình dục trẻ em. Đó là vì ở những tội phạm này, các mối quan hệ quen
biết là yếu tố vô cùng thuận lợi giúp người phạm tội dễ dàng tiếp cận nạn
nhân để thực hiện hành vi phạm tội. Ngược lại, ở một số loại tội khác, những
người xa lạ lại là mục tiêu nhắm đến của người phạm tội như các tội cướp,
cướp giật tài sản hay trộm cắp tài sản. Lý do giải thích cho việc này là do
việc thực hiện hành vi phạm tội với những người xa lạ có khả năng che giấu
tội phạm cao hơn. Đối với các tội phạm liên quan đến tình dục đối với trẻ em
8



thì mối quan hệ quen biết giữa nạn nhân và người phạm tội vừa là điều kiện
giúp người phạm tội có thể dễ dàng tiếp cận nạn nhân cũng vừa nhờ các mối
quan hệ quen biết này mà người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội
có thể đe doạ, khống chế, mua chuộc nạn nhân và người thân của họ để họ
không dám tố cáo và để có thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.
2. Các yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân con người trong việc thúc đẩy
nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm
Trong các yếu tố chủ quan tác động đến Tội phạm học và nạn nhân học
luôn đi sâu cơ chế hành vi phạm tội trước hết phải kể tìm hiểu, giải thích
những ngun nhân đến những đặc điểm tâm, sinh lí của nạn khiến một
người trở thành nạn nhân của tội phạm.
2.1. Các đặc điểm tâm, sinh lí
Các đặc điểm tâm, sinh lý của con người đóng vai trị quan trọng trong
việc thúc đẩy q trình trở thành nạn nhân của tội phạm. Các đặc điểm tâm,
sinh lý trước hết tác động đến việc thực hiện hành vi của họ thơng qua cử chỉ,
lời nói, hành động. Chính những cử chỉ, lời nói, hành động này trong các tình
huống cụ thể góp phần kích thích, thúc đẩy làm phát sinh hành vi phạm tội.
Các đặc điểm tâm, sinh lý có vai trị đáng kể trong q trình phát sinh tội
phạm đó là những đặc điểm sinh học như khí chất cục cằn, nóng nảy, thơ lỗ,
9


hay sự dâm đãng, háo sắc. Do khí chất nóng nảy, cục cằn, khả năng tự kiềm
chế bản thân không tốt nên một số người trong mối quan hệ xã hội, đặc biệt
là khi rơi vào những trường hợp không vừa ý trong cuộc sống đã có những
cách cư xử làm người khác khơng hài lịng mà cịn làm nảy sinh sự phản
kháng ở họ. Ví dụ như khi có những va chạm nhỏ... chỉ cần những lời nói cử
chỉ không đúng mực, coi thường đối phương như chửi thề, văng tục có thể

dẫn đến làm kích động tới những người đối diện. Những đặc điểm sinh lý này
thường được thấy trong các tội phạm liên quan tới sức khỏe, tính mạng.
Bên cạnh đó, những phẩm chất, suy nghĩ lệch lạc như lịng tham, sự ích
kỉ thậm chí coi thường các chuẩn mực xã hội, các giá trị đạo đức, quá đề cao
giá trị đồng tiền, coi thường tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của
nguời khác, thậm chỉ cả thói quen hưởng thụ, lười nhác, sự háo sắc, đặt trong
những tình huống tiêu cực cụ thể cũng dễ làm phát sinh các hành vi, cử chỉ,
lời nói thúc đẩy sự hình thành ý định phạm tội cũng như thúc đẩy việc thực
hiện hành vi phạm tội ở những người khác. Một số người do quá ham lợi ích
trước mắt đã bị những người khác thực hiện các hành vi lừa đảo, qua mặt một
cách dễ dàng

10


Một số đặc điểm tâm lí khác như tâm lí quá tự tin, quá dễ dàng tin vào
sự an toàn của bản thân cũng như tâm lí thiếu sự đề cao cảnh giác đối với
việc bảo vệ tài sản của mình hay tâm lí thích phơ trương tài sản... cũng đóng
vai trị đáng kể trong q trình phát sinh tội phạm.
2.2. Yếu tố sinh học
Ngồi yếu tố tâm lí, yếu tố sinh học cũng có vai trị thúc đẩy việc phát
sinh và thực hiện hành vi phạm tội. Đó là những đặc điểm đặc thù như độ
tuổi, giới tính hay sức khoẻ. Tội phạm học xác định một số nhóm người có
những đặc điểm hạn chế về khả năng tự bảo vệ, do đó đã làm nảy sinh ý định
phạm tội điển hình là các nhóm người yếu đuối dễ bị tổn thương như là phụ
nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật hay người mắc bệnh tâm thần.
2.3. Lối sống
Lối sống của một người hay nhóm người trong nhiều trường hợp cũng
là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy quá trình trở thành nạn nhân của tội
phạm. Có thể hiểu đơn giản lối sống là những nét điển hình được lặp đi lặp

lại, và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống. Lối sống được
hình thành từ sự tổng hợp ảnh hưởng của nhiều yếu tố và hình thành một nếp
sinh hoạt ở mỗi người, một nhóm người. Lối sống cũng được thể hiện trong
11


cuộc sống hàng ngày thông qua phong cách cư xử, nói năng, cách làm việc,
giải trí hay thú tiêu khiển. Điều này tạo ra sự đặc trưng cho riêng mỗi nhóm
người trong xã hội. Có rất nhiều lối sống tưởng chừng vơ hại nhưng khi nó
kết hợp với những điều kiện khác lại khiến người đó trở thành nạn nhân của
tội phạm. Ví dụ điển hình là lối sống khép mình khiến nhiều người khơng có
đủ kinh nghiệm sống cũng như những hiểu biết xã hội và kinh nghiệm giao
tiếp cần thiết. Chính điều này làm cho họ dễ bị lợi dụng và trở thành nhóm
người có nguy cơ cao bị tội phạm xâm hại. Tiếp đến là Lối sống thờ ơ, tự cô
lập, thiếu quan tâm đến nhau của hảng xóm, láng giềng cũng làm cho khả
năng tự bảo vệ trước sự xâm hại của hành vi phạm tội giảm đi đáng kể.
Lối sống đua địi và thói quen vui chơi giải trí, thiếu lành mạnh, sử
dụng chất kích thích đã làm gia tăng đáng kể nguy cơ trở thành nạn nhân của
tội phạm. Mỗi nhóm, loại tội thường được đặc trưng bởi những lối sống đặc
thủ của nạn nhân. Các vụ án hiếp dâm thường được đặc trưng bởi ngoại hình
và thói quen ăn mặc hở hang, khơng đứng đắn, hành vi, lời nói thể hiện sự dễ
dãi; Các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu thường đặc trưng bởi tính khoe
khoang, thích phố trương tài sản hay sự thiếu thận trọng, mất cảnh giác trong
việc bảo vệ tài sản.

12


III.Giải pháp giúp giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân tội phạm
Để hạn chế những yếu tố khách quan về thời gian, địa điểm. Biện pháp

tốt nhất là tăng cường khả năng tự bảo vệ như tránh đi một mình ở những nơi
vắng vẻ, khơng đeo trang sức nhiều khi ra đường, tránh cho trẻ em mang
nhiều đồ trang sức khi đi học. Đối với các nghề nghiệp có nguy cơ trở thành
nạn nhân của tội phạm cao như bn bán vàng bạc thì nên có các biện pháp
phịng tránh như, không mở quá khuya, thuê bảo vệ, lắp camera, ở những
khoản thời gian trưa vắng người hạn chế cho phụ nữ bán hàng. Đối với
ngành tài xế thì hạn chế hoạt động quá khuya hoặc ở những nơi vắng người.
Thường xuyên cập nhật, tập huấn các kỹ năng về phương pháp và thủ đoạn
của tội phạm để cảnh giác, và có các xử lý phù hợp nâng cao khả năng phịng
chống tội phạm.
Mối quan hệ gia đình và xã hội trong nhiều trường hợp cũng đóng vai
trị vơ cùng quan trọng thúc đẩy nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.
Xây dựng quan hệ gia đình gắn bó, thương u sẻ chia trong gia đình và mở
rộng quan hệ láng giềng, tình làng nghĩa xóm giúp đỡ lẫn nhau. Cần phải đặc
biệt chú ý đến các mối quan hệ không lành mạnh giữa các thành viên trong
gia đình, họ hàng, hàng xóm hay bạn bè. Những mối quan hệ không lành

13


mạnh rất dễ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm tội, nhất là các tội
phạm liên quan đến tình dục, lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản. Thời đại công nghệ số, nhu cầu giao lưu cáo trên các nên tảng mạng xã
hội cũng hoạt động, sử dụng một cách văn minh và có chọn lọc. Loại trừ các
thói quen xấu, xây dựng văn hố cơng sở, nâng cao kĩ năng giao tiếp, ứng xử
cũng là biện pháp quan trọng, hạn chế đáng kể nguy cơ trở thành nạn nhân
của nhóm người này.
Bản thân chúng ta cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều
độ tránh xa những tệ nạn, khơng đùa địi sống ảo, đề cao giá trị vật chất mà
xem thường các chuẩn mực xã hội, giá trị đạo đức. Nhất là thời đại mạng xã

hội bùng nổ như hiện nay thì việc đánh giá và chọn lọc thơng tin là một kỹ
năng vô cùng quan trọng. Trau dồi các kỹ năng sống thông qua việc tham gia
những buổi giao lưu lành mạnh, giao lưu cộng đồng trong xã hội hiện này là
một điều cực kỳ cần thiết. Đối với lứa thanh thiếu niên, gia đình phải quan
tâm, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho các em ngay từ khi còn nhỏ. Bởi
giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa là giáo dục cách làm người, cách đối nhân
xử thế, giáo dục cách sống tốt đẹp, đúng chuẩn mực. Khi người chưa thành
niên biết sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội thì sẽ hạn chế được

14


nguy cơ phạm tội. Bên cạnh đó, gia đình phải bồi dưỡng, giáo dục cho người
chưa thành niên nhận thức đúng, có hành vi chuẩn mực và có kiến thức pháp
luật. Gia đình nên giới thiệu các kiến thức pháp luật một cách có lựa chọn, có
hệ thống nhằm giúp cho các em hiểu được đâu là hành vi hợp pháp, đâu là
hành vi vi phạm pháp luật, biết mình nên làm gì và khơng nên làm gì. Như
vậy, sẽ hình thành cho các bạn kiến thức tránh xa hành vi vi phạm pháp luật
và phạm tội sau này.

15


KẾT LUẬN
Tóm lại, nạn nhân đóng vai trị rất quan trọng trong cơ chế hành vi
phạm tội. Các đặc điểm tâm, sinh lý, thói quen, lối sống cũng như các điều
kiện về thời gian, địa điểm, mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội có
ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với quá trình phát sinh và thực hiện hành vi
phạm tội. Những yếu tố này có vai trị khác nhau đối với việc thúc đẩy sự
hình thành ý định phạm tội cũng như thúc đẩy việc thực hiện hành vi phạm

tội. Ở những nhóm, loại tội khác nhau thì ảnh hưởng của những yếu tố này
cũng khơng giống nhau.
Việc nghiên cứu nạn nhân tội phạm nói chung và các yếu tố có vai trị
làm gia tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm nói riêng giúp cho việc
tìm hiểu, đánh giá các nguyên nhân từ phía nạn nhân làm phát sinh hành vi
phạm tội. nhờ đó mà có các cách thức, biện pháp phù hợp giúp ngăn ngừa rủi
ro và hạn chế các nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ trở thành nạn nhân của tội
phạm.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tội phạm học Trường đại học kiểm sát Hà Nội, nxb
Chính trị quốc gia sự thật
2. Giáo trình Tội phạm học Trường đại học luật Hà Nội, 2017, nxb
Công an nhân dân
3. Từ điển luật học
4. GS.TS Nguyễn Thiện Phú, tạp chí tòa án nhân dân, yếu tố nạn nhân

5.

của tội phạm và yếu tố tình huống trong một vụ phạm tội
Một số trang thơng tin điện tử như tạp chí tịa án, tks.edu, csnd.vn

17




×