Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bai 28 Liet ke

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.98 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết CT: 114 Tuần CM: 29. Ngày dạy: 22/03/2016. LIỆT KÊ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thế nào là phép liệt kê và các kiểu liệt kê. - Tác dụng của phép liệt kê trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kê theo cặp/ không theo cặp, liệt kê tăng tiến/ không tăng tiến. - Phân tích giá trị của phép liệt kê. - Biết cách vận dụng phép liệt kê vào thực tiễn nói và viết. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức dùng phép liệt kê đúng ngữ pháp, biết vận dụng vào đời sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Đối với giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu. 2. Đối với học sinh: Học bài và soạn bài theo hướng dẫn của GV ở tiết trước. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A:. 7C:. 2. Kiểm tra miệng: * Câu hỏi kiểm tra bài cũ: (8đ) Câu 1: Thế nào là dụng cụm C-V để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm CV để mở rộng câu? (6đ).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đáp án: - Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. (3đ) - Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng một cụm C-V. (3đ) Câu 2: Câu sau đây dùng cụm C-V mở rộng thành phần nào trong câu: “Bố về là một tin vui.” (2đ) Đáp án: Cụm C-V mở rộng thành phần chủ ngữ trong câu. “Bố /về // là một tin vui.” C. V. CN. VN. * Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học: Em hiểu thế nào là liệt kê? (2đ) Đáp án: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm. 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HOẠT ĐỘNG 1: Vào bài (1 phút) GV: Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 và kỳ I lớp 7 các em đã được học các biện pháp tu từ nào? HS: Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, chơi chữ,... GV: Trong tiết học này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một biện pháp tu từ nữa đó là phép liệt. NỘI DUNG BÀI HỌC.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> kê. Liệt kê là gì? Liệt kê có các kiểu dạng nào và có tác dụng gì? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp các câu hỏi trên. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là phép liệt kê? (9 phút). I. Thế nào là phép liệt kê?. Bước 1: Tìm hiểu, phân tích ví dụ.. 1. Ví dụ: SGK/104. Gọi HS đọc ví dụ. (SGK/104). GV: Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu (in đậm) có gì giống nhau? HS: - Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau. + Cụm danh từ: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm. + Danh từ: trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông. - Về ý nghĩa: Đều chỉ các đồ vật xa xỉ đắt tiền. GV: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các từ, cụm. từ. giới. thiệu. các. đồ. vật?. HS: Các từ hay cụm từ cùng loại được sắp xếp nối tiếp hàng loạt. GV: Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì? HS: Tác dụng: làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân phu đang vất.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> vả chống chọi với mưa lũ để hộ đê. GV: Cách nêu ra hàng loạt những sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên gọi là phép liệt kê. Vậy thế nào là phép liệt kê? HS: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/105.. GV: Diễn giảng mở rộng: + Phép liệt kê là một biện pháp tu từ.. 2. Kết luận: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ. + Trong phép liệt kê người ta thường dùng hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau thêm một số trợ từ (nào, thì) để nhấn mạnh. VD: Mẹ tôi đi chợ mua nào rau, nào đậu, nào cá, nào thịt, ... + Giữa các bộ phận liệt kê thường dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy, cũng có khi là kết thúc bằng dấu chấm lửng (...). + Phép liệt kê có thể đứng sau từ “như” và dấu hai chấm. VD: Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, … + Các yếu tố liệt kê phải cùng loại (cùng chức vụ ngữ pháp, cùng từ loại hoặc cùng nhóm ý nghĩa). VD: Em rất thích thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều.. của thực tế hay của tư tưởng tình cảm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> GV: Hãy chỉ ra phép liệt kê và phân tích lỗi của ví dụ sau: HS: Lỗi liệt kê không đồng loại vì Truyện Kiều là tên tác phẩm lại đặt bên cạnh tên các tác giả. Bước 2: Bài tập vận dụng. GV: Em hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê và chỉ ra phép liệt kê ấy. HS: Suy nghĩ đặt câu =>Lớp nhận xét => GV nhận xét, bồ sung. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu các. II. Các kiểu liệt kê.. kiểu liệt kê. (10 phút) Bước 1: Tìm hiểu, phân tích ví dụ. Gọi HS đọc ví dụ ví dụ 1/105. Xét về cấu tạo, các phép liệt kê đó có gì khác nhau? HS: Câu a: Liệt kê không theo từng cặp. Câu b: Sử dụng phép liệt kê theo từng cặp (với quan hệ từ và). GV: Nhận xét về cách sử dụng phép liệt kê theo từng cặp? HS: Người ta thường dùng quan hệ từ: và, với, hay,… Những sự vật hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất… trong liệt kê thường có ý nghĩa bổ sung cho nhau. GV: Gọi HS đọc ví dụ ví dụ 2/105. GV: Thử đảo thứ tự các bộ phận liệt kê trong ví dụ 2a, b. Em thấy ý nghĩa các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?. 1. Ví dụ:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> HS: Các kiểu liệt kê khác nhau về mức độ tăng tiến. a. Dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê. b. Không thể dễ dàng đổi các liệt kê, bởi các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến. Vậy các kiểu liệt kê khác nhau về mức độ tăng tiến. GV: Xét về ý nghĩa, có thể phân biệt các kiểu liệt kê nào? HS: Liệt kê không tăng tiến và liệt kê tăng tiến. GV: Diễn giảng mở rộng: - Khi sử dụng phép liệt kê tăng tiến cần sắp xếp các thành tố sao cho đúng trình tự tăng dần theo tiêu chí được chọn lựa - Khi liệt kê về người, cần chú trọng đến tôn ti, tuổi tác, thân sơ, nội ngoại… GV: Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên, các nhóm hãy thảo luận, cùng nhau vẽ sơ đồ phân loại các phép liệt kê và cử một bạn thuyết minh sơ đồ của nhóm mình. ( Thời gian 3 phút) HS: Các nhóm vẽ sơ đồ Gráp. GV: Nhận xét, bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Các kiểu liệt kê. Xét theo cấu tạo. Xét theo ý nghĩa. Liệt. Liệt kê. Liệt. Liệt kê. kê. không. kê. không. theo. theo. tăng. tăng. từng. từng. tiến. tiến. cặp. cặp. HS: Đọc ghi nhớ SGK/105. 2. Kết luận: - Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo rừng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. - Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS làm luyện tập. tiến. (12 phút) Bước 1: Củng cố lý thuyết. GV: Có các kiểu liệt kê nào? HS: - Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo rừng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.. III. Luyện tập:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến. Bước 2: Thực hành. Thảo luận nhóm: thời gian 5 phút. GV chia lớp thành 4 nhóm theo đơn vị tổ. Nhóm 1: Bài 1. Nhóm 2: Bài 2. Nhóm 3: Bài 3a. Nhóm 4: Bài 3b. HS tiến hành thảo luận. Đại diện HS trình bày- Nhóm khác nhận xétGV sửa chữa. HS: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1. GV: Hãy chỉ ra phép liệt kê trong luận điểm “ Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta” ở bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’.. Bài tập 1: Các phép liệt kê: - Chúng ta có quyền tự hào… thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. (Tăng tiến theo thời gian). - Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào nước ngoài đến… đất cho chính phủ…. (Liệt kê theo từng cặp). - Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng… nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ HS: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2.. bán nước và lũ cướp nước. (Liệt kê không. GV: Tìm phép liệt kê trong hai đoạn trích (a) và theo cặp). (b).. Bài tập 2: Tìm phép liệt kê: a. - “Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm”. - Những cu li kéo xe tay…, những quả dưa hấu…, những xâu lạp xưởng…, cái rốn một chú khách…; một viên quan uể oải bước qua… - Thật là lộn xộn, thật là nhốn nháo. b. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.. HS: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 3. GV: Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê theo yêu các yêu cầu (a), (b) và (c).. Bài tập 3: a. Sân trường đang yên tĩnh, vắng lặng bỗng ồn ào, nhộn nhịp hẳn lên vì các trò chơi: đá bóng, nhảy dây, cầu lông, bịt mắt bắt dê,… b. Va-ren: tên toàn quyền, kẻ phản bội, kẻ ruồng bỏ giai cấp, tên thực dân cáo già, viên quan cai trị xảo trá, bịp bợm, lố bịch, bất lương… c. Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 4. Tổng kết: (Củng cố và rút gọn kiến thức) Câu 1: Thế nào là phép liệt kê? Đáp án: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm. Câu 2: Điền vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau: - Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê ____________ với kiểu liệt kê _____________. - Xét theo _________, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê ____________. Đáp án: - Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. - Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến. 5. Hướng dẫn học tập: ( Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu ở nhà) * Đối với bài vừa học: - Học nội dung phần ghi nhớ. - Tìm trong các văn bản đã học một đoạn văn và một đoạn thơ có sử dụng phép liệt kê và phân tích giá trị của phép tu từ đó trong việc tạo nên giá trị nghệ thuật của đoạn văn, đoạn thơ. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài “Dấu chấm lửng và dấu chấm phảy”. - Chú ý: + Cách sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. +Trả lời câu hỏi SGK/121..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GVHD. PHÊ DUYỆT CỦA GVHD. Nguyễn Thị Kim Duyên.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×