Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

diễn biến hàm lượng đạm và sử dụng bảng so màu lá trên cây mía đường (saccharum officinarum l.) ở cù lao dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

------------

NGUYỄN TÚ TRINH

DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM VÀ SỬ DỤNG BẢNG SO
MÀU LÁ TRÊN CÂY MÍA ĐƯỜNG (Saccharum officinarum L.)
Ở CÙ LAO DUNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT
CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH
KHÓA 36

Cần thơ, tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

------------

DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM VÀ SỬ DỤNG BẢNG SO
MÀU LÁ TRÊN CÂY MÍA ĐƯỜNG (Saccharum officinarum L.)
Ở CÙ LAO DUNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

SVTH: Nguyễn Tú Trinh


1. GS.TS. Ngô Ngọc Hưng
2. ThS. Nguyễn Quốc Khương
3. Ks. Trương Thúy Liễu

Lớp: Nông Nghiệp sạch
MSSV: 3108317

Cần thơ, tháng 12/2013

i


LỜI CẢM ƠN
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc!
Thầy hướng dẫn Ngô Ngọc Hưng, người đã luôn dõi theo, hết lòng hướng dẫn, giúp
đỡ và động viên em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cô cố vấn Nguyễn Đỗ Châu Giang đã quan tâm, dìu dắt, động viên và giúp đỡ
chúng em trong suốt khoá học.
Chân thành cảm ơn!
Anh Nguyễn Quốc Khương và chị Trương Thúy Liễu, người đã luôn tận tình chỉ
dẫn, giải đáp những khó khăn cho em trong thời gian thực hiện bài luận văn này.
Quý Thầy Cô, Anh Chị công tác tại Bộ môn Khoa học đất - Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
bổ ích cho chúng em.
Chị Huỳnh Mạch Trà My cùng tập thể lớp Nông Nghiệp Sạch khóa 36 đã nhiệt tình
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Kính dâng!
Cha mẹ hết lòng nuôi dạy con khôn lớn nên người!

ii



QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên:

Nguyễn Tú Trinh

Giới tính:

Nữ

Năm sinh:

1990

Dân tộc:

Kinh

Nơi sinh:

Tân Thành, Cà Mau

Nơi ở hiện tại: Ấp Bình Định, xã Tân Thành, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
Điện thoại:

01235 079 090

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1996 đến năm 2001
Trường: Tiểu học Tắc Vân II (nay là trường tiểu học Trần Hưng Đạo)
Địa chỉ: xã Tắc Vân, Tp Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm 2001 đến năm 2005
Trường: THPT Nguyễn Du
Địa chỉ: xã Tắc Vân, Tp Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm 2005 đến năm 2008
Trường: THPT Tắc Vân
Địa chỉ: xã Tắc Vân, Tp Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
4. Từ năm 20010 đến nay: Sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành: Nông nghiệp sạch
Khóa: 36
Địa chỉ: đường 3/2, Q.Ninh Kiều, Tp Cần Thơ
Ngày….. tháng…… năm….
Người khai ký tên

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

iv



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
--------------------------------------------------------------------------------------------------

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Nông Nghiệp Sạch với đề tài:

DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM VÀ SỬ DỤNG BẢNG SO MÀU LÁ
TRÊN CÂY MÍA ĐƯỜNG (Saccharum officinarum L.) Ở CÙ LAO DUNG

Do sinh viên Nguyễn Tú Trinh thực hiện từ 2/2012 - 1/2013

Ý kiến của Cán Bộ Hướng Dẫn
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày… tháng ….năm 2012
Cán Bộ Hướng Dẫn

GS.TS. Ngô Ngọc Hưng

v



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-------------------------------------------------------------------------------------------------XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư chuyên
ngành Nông Nghiệp Sạch với đề tài:

DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM VÀ SỬ DỤNG BẢNG SO MÀU LÁ
TRÊN CÂY MÍA ĐƯỜNG (Saccharum officinarum L.) Ở CÙ LAO DUNG
Do sinh viên Nguyễn Tú Trinh thực hiện từ 2/2012 - 1/2013
Xác nhận của Bộ Môn
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Đánh Giá
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Bộ Môn

vi


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-------------------------------------------------------------------------------------------------XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông Nghiệp Sạch với đề tài:

DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM VÀ SỬ DỤNG BẢNG SO MÀU LÁ
TRÊN CÂY MÍA ĐƯỜNG (Saccharum officinarum L.) Ở CÙ LAO DUNG
Do sinh viên Nguyễn Tú Trinh thực hiện từ 2/2012 - 1/2013 và bảo vệ trước hội
đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ..............................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:................................................

Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2012
Chủ tịch Hội đồng

vii


MỤC LỤC
Danh sách hình ........................................................................................................... x
Danh sách bảng ......................................................................................................... xi
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................. xii
Tóm lược ................................................................................................................ xiii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 2
1.1 Hiện trạng canh tác mía ở Cù lao Dung- Sóc Trăng ........................................... 2
1.2 Đặc điểm thực vật học của cây mía .................................................................... 2
1.2.1 Phân loại ........................................................................................................ 2
1.2.2 Rễ mía ............................................................................................................ 2

1.2.3 Thân mía ........................................................................................................ 3
1.2.4 Lá mía ............................................................................................................ 3
1.2.5 Hoa và hạt mía ............................................................................................... 4
1.3 Các giai đoạn sinh trưởng của cây mía .............................................................. 4
1.3.1 Nẩy mầm ....................................................................................................... 5
1.3.2 Thời kỳ cây con ............................................................................................. 5
1.3.3 Thời kì đẻ nhánh (nhảy bụi hoặc đâm chồi).................................................. 5
1.3.4 Thời kì vươn cao (vươn lóng) ....................................................................... 5
1.3.5 Thời kì chín của mía và trổ cờ ....................................................................... 6
1.3.5.1 Phân biệt độ chín của mía ........................................................................ 6
1.3.5.2 Các chỉ số công nghiệp của mía .............................................................. 7
1.3.5.3 Giai đoạn chín sinh lý .............................................................................. 9
1.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía ........................................................................ 9
1.4.1 Vai trò của N đối với cây mía ..................................................................... 11
1.4.2 Chuẩn đoán đạm trong cây mía bằng màu sắc lá thông qua bảng so màu
LCC .......................................................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................ 17
2.1 Phương tiện ........................................................................................................ 17
2.1.1 Địa điểm bố trí thí nghiệm ........................................................................... 16
2.1.2 Thời gian bố trí thí nghiệm........................................................................... 17
2.1.3 Nguyên, vật liệu thí nghiệm ......................................................................... 17
2.2 Phương pháp...................................................................................................... 18
viii


2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................................... 18
2.2.2 Chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................... 19
2.2.3 Kỹ thuật canh tác .......................................................................................... 20
2.3 Xử lý số liệu ...................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN............................................................... 22

3.1 Ảnh hưởng của ba mức đạm và bốn phương pháp bón cân đối phân đạm theo
bảng so màu lá lên diễn biến sinh trưởng mía đường .............................................. 22
3.1.1 Chiều cao cây ............................................................................................... 22
3.1.2 Chiều cao thân lóng tại thời điểm thu hoạch ................................................ 23
3.1.3 Đường kính mía ở thời điểm thu hoạch ....................................................... 24
3.1.4 Số chồi .......................................................................................................... 25
3.2 Ảnh hưởng của ba mức đạm và bốn phương pháp bón cân đối phân đạm theo
bảng so màu lá lên sự hút thu đạm của mía đường .................................................. 26
3.2.1 Hàm lượng đạm trong thân và lá mía ........................................................... 26
3.2.2 Hấp thu N của cây mía ................................................................................. 29
3.2.2.1 Hấp thu lá ................................................................................................ 29
3.2.2.2 Hấp thu thân............................................................................................ 30
3.2.2.3 Tổng hấp thu đạm ................................................................................... 32
3.3 Ảnh hưởng của biện pháp bón đạm theo bảng so màu đến năng suất mía vụ gốc
của mía tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng ..................................................................... 33
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 36
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 38

ix


DANH SÁCH HÌNH

Tên hình

Trang

1.1


Bảng so màu lá

17

2.1

Bảng so màu lá 4 vạch

22

3.1

Ảnh hưởng của biện pháp bón đạm theo bảng so màu
đến năng suất mía vụ gốc của mía tại Cù Lao Dung –
Sóc Trăng

40

x


DANH SÁCH BẢNG

Tên bảng

Trang

1.1

Lượng dinh dưỡng cho cây mía và nhu cầu bón để đạt năng suất

100 tấn mía cây/ha

12

2.1

Tính chất của đất thí nghiệm tầng 0 – 20cm ở Cù Lao Dung – Sóc
Trăng

20

2.2

Lượng N và phương pháp bón N cho mía tại Cù Lao Dung – Sóc
Trăng

23

3.1

Ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón cân đối phân
đạm theo bảng so màu lá lên diễn biến chiều cao cây mía (cm) tại
Cù Lao Dung – Sóc Trăng

28

3.2

Ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón cân đối phân
đạm theo bảng so màu lá lên diễn biến chiều cao thân lóng cây

mía (cm) giai đoạn thu hoạch tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng

29

3.3

Ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón cân đối phân
đạm theo bảng so màu lá lên diễn biến đường kính cây mía (cm)
giai đoạn thu hoạch tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng

31

3.4

Ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón cân đối phân
đạm theo bảng so màu lá lên diễn biến mật độ cây mía (cây/m2)
tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng

32

3.5

Ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón cân đối phân
đạm theo bảng so màu lá lên diễn biến hàm lượng đạm trong thân
và lá mía (%) tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng

34

3.6


Ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón cân đối phân
đạm theo bảng so màu lá lên diễn biến hấp thu đạm ở lá của cây
mía (Kg/ha) tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng

36

3.7

Ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón cân đối phân
đạm theo bảng so màu lá lên diễn biến hấp thu đạm ở lá của cây
mía (Kg/ha) tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng

38

3.8

Ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón cân đối phân
đạm theo bảng so màu lá lên diễn biến tổng hấp thu đạm của cây
mía (Kg/ha) tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng

39

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Việt
NSKT: Ngày sau khi trồng
PPB: Phương pháp bón
Từ viết tắt Tiếng Anh

LCC: Leaf Colour Chart

xii


Nguyễn Tú Trinh (2013), “Diễn biến hàm lượng đạm và sử dụng bảng so màu lá
trên cây mía đường (Saccharum officinarum L.) ở Cù Lao Dung”. Luận văn kỹ sư
chuyên ngành Nông Nghiệp Sạch, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ, 45 trang, Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Ngô Ngọc
Hưng.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2012 – tháng 1/2013 nhằm xác định liều
lượng phân đạm và thời điểm bón thông qua bảng so màu lá. Giống mía sử dụng
trong thí nghiệm là K88-92. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên theo
kiểu thừa số 2 nhân tố là liều lượng đạm và phương pháp bón với mục tiêu: (1) Tìm
hiểu diễn biến hàm lượng N cảu mía qua các giai đoạn sinh trưởng; (ii) Xác định
thời gian bón đạm hợp lý để trồng mía đạt năng suất và chất lượng cao ở huyện Cù
Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, ở thời điểm 40 NSKT, các
mức bón đạm và phương pháp bón đều không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tăng
trưởng như chiều cao cây, chiều cao thân lóng, số chồi cũng như hàm lượng đạm
của cây mía. Từ thời điểm 150 NSKT đến thời điểm 330 NSKT, các chỉ tiêu chiều
cao cây, chiều cao lóng, số chồi, hàm lượng đạm trong cây đạt tối hảo khi bón 300
kgN/ha và 350 kgN/ha. Năng suất mía đạt tối hảo khi bón đạm ở mức 300kgN/ha và
350 kgN/ha (166 tấn/ha và 170 tấn/ha). Về phương pháp bón, phương pháp bón
theo bảng so màu lá hàng tuần khi thang màu lá nhỏ hơn 2 (PPB-4) tỏ ra có hiệu
quả, làm gia tăng chiều cao cây, chiều dài thân lóng, số chồi và hàm lượng hấp thu
đạm và đạt năng suất cao nhất (192 tấn/ha).
Từ khóa: mía đường, bón N theo so màu lá, độ Brix, Cù Lao Dung.


xiii


MỞ ĐẦU
Từ lâu, cây mía đã trở thành nguồn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp
đường. Không những thế, cây mía còn là nguồn nguyên liệu của các ngành công
nghiệp khác như rượu, cồn, bột giấy, gỗ ép, thức ăn gia súc và phân bón. Ngoài ra,
các sản phẩm phụ của mía cũng có giá trị kinh tế cao nếu như được khai thác triệt
để. Bên cạnh đó, mía là loại cây trồng có khả năng thích ứng mạnh, có thể trồng
trên nhiều loại đất khác nhau. Mặt khác, mía có khả năng cho sinh khối lớn lại có
khả năng tái sinh mạnh nên có hiệu quả kinh tế cao (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv,
1996).
Đạm là yếu tố quyết định năng suất mía vì canh tác mía thâm canh cần lượng
lớn phân đạm để hình thành sinh khối (Thornburn et al., 2005). Sản xuất mía cần
lượng N lớn so với các cây trồng khác (Keating et al., 1997). Khi bón thiếu đạm
làm giảm sinh trưởng, diện tích lá mà dẫn đến giảm quang hợp, điều này dẫn đến
giảm năng suất và chất lượng mía (Taiz and Zeiger, 2002; Sreewarome et al., 2007)
bởi vì đạm đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất, đâm chồi và vươn lóng trong
khi bón thừa đạm không chỉ gây lãng phí mà còn gây ra phát thải khí nhà kính như
N2O (Keating et al., 1997). Ngoài ra, ở mía sự trưởng thành chậm và lượng đường
giảm nếu N thừa tiếp tục tích luỹ trong cây cho đến thu hoạch (Wiedenfeld, 1995;
Muchow et al., 1996). Hàm lượng đạm này có tương quan với màu lá (Elfatih et al.,
2010) và được đánh giá bằng phương pháp hóa học, chỉ số thực vật (NDVI), chỉ số
diệp lục tố (SPAD) và bảng so màu lá.
Biện pháp so màu lá không chỉ với chi phí thấp mà còn giúp nông dân có thể
tiếp cận và ứng dụng một cách dễ dàng, giúp nông dân chẩn đoán được tình trạng
dinh dưỡng của cây mía qua từng giai đoạn phát triển để có thể xác định được liều
lượng và thời điểm bón đúng lúc tránh gây lãng phí về kinh tế và ô nhiễm môi
trường.
Vì vậy, đề tài: “Diễn biến hàm lượng đạm và sử dụng bảng so màu lá trên cây

mía đường (Saccharum officinarum L.) ở Cù Lao Dung” được thực hiện nhằm mục
đích; (i) tìm hiểu diễn biến hàm lượng N của mía qua các giai đoạn sinh trưởng; (ii)
xác định thời gian bón đạm hợp lý để trồng mía đạt năng suất và chất lượng cao ở
huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Hiện trạng canh tác mía ở Cù lao Dung- Sóc Trăng
Theo thống kê của cục thống kê tỉnh Sóc Trăng thì diện tích trồng mía ở huyện
Cù Lao Dung năm 2010 là 7771 ha tăng 7.26% so với năm 2009 (7245 ha) chiếm
gần 55,78% diện tích toàn tỉnh (13932 ha) và 2.89% diện tích cả nước trong cùng
kỳ (diện tích cả nước 269100 ha), năng suất mía đạt 1009,8 tạ/ha tăng 4.28% so với
năm 2009 (968.33 tạ/ha), sản lượng mía đạt 784777 tấn chiếm 60,5% so với toàn
tỉnh Sóc Trăng (1297015 tấn) và chiếm 4.85% sản lượng cả nước (16161700 tấn)
trong cùng kỳ. Điều này cho thấy, Cù Lao Dung là một huyện có diện tích cũng như
đạt sản lượng và năng suất cao nhất tỉnh Sóc Trăng, góp phần ổn định nguyên liệu
mía của các nhà máy đường.
1.2 Đặc điểm thực vật học của cây mía
1.2.1 Phân loại
Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi mía (Saccharum spp), thuộc họ
Gramineae, chi Andropogoneae, loại Saccharum.
Các loài mía, trong loại Saccharum có trên 30 loài mía, phần lớn ở vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới. Các loài mía này phân biệt giữa chúng với nhau bằng
các đặc điểm thực vật, dựa vào hoa, mầm, sự phân bố lông ở lá.
Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997), đặc điểm thực vật học của
mía được mô tả như sau:
1.2.2 Rễ mía

Mía có bộ rễ sinh trưởng khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh ở đất và bệnh
rễ, do đó có thể trồng lại cùng một ruộng mà không bị giảm sản lượng nhiều.
Mía trồng bằng rễ hom có 2 loại rễ: rễ hom mọc từ nốt rễ của hom giống và rễ
cây mọc từ nốt rễ của đốt thân ở góc cây con. Rễ hom bé, phân nhánh nhiều, ăn
nông. Rễ cây lớn, phân nhánh ít, ăn sâu. Rễ hom chỉ có tác dụng đối với cây mía
trong thời gian ngắn từ một đến ba tháng sau trồng, vì vậy hay còn gọi là rễ tạm thời
hay rễ sơ sinh.
Rễ cây có thời gian sống dài hơn (gọi là rễ thứ sinh hay rễ chính thức) có hai
nhiệm vụ: hút nước, dinh dưỡng nuôi cây và giữ cho cây khỏi đổ ngã. Rễ cây có ba
loại rễ: rễ mặt phân nhánh nhiều, sức hấp thu lớn; rễ giữ ăn sâu hơn; rễ thường có
thể ăn sâu tới 6m trong điều kiện thuận lợi. Mười phần trăm bộ rễ nằm ở lớp đất
2


20cm và 90% rễ phân bố ở tầng đất 60cm. Rễ mía rất nhạy cảm với đất quá ẩm,
thiếu không khí và nhiệt độ thấp. Rễ mía phát triển tốt nhất ở nhiệt độ đất là 300C,
thấp nhất là từ 6-120C.
1.2.3 Thân mía
Đường được tổng hợp từ lá, vận chuyển tới thân và tích trữ ở các tế bào vách
mỏng trong thân cây mía-sản phẩm thu hoạch cuối cùng của người trồng mía.
Thân mía gồm nhiều đốt và lóng. Ở phần gốc các lóng rất ngắn và bé, xếp khít
nhau, càng lên trên lóng càng dài và ở ngọn lóng ngắn lại. Khi thu hoạch cây mía có
từ 20-30 lóng, chiều dài mỗi lóng từ 10-20 cm (tùy điều kiện khí hậu, dinh dưỡng
và giống). Chiều cao cây mía đạt từ 1,5-4 m, trung bình là 2-3 m với đường kính 24 cm, trọng lượng cây biến đổi từ 0,5-2 kg.
Lóng có hình dạng, màu sắc thay đổi tùy giống, là đặc điểm để phân biệt các
giống với nhau. Hình dạng có thể là hình trụ, hình ống chỉ, hình trống, hình chóp
đuôi cụt hoặc ngược, hình cong,… Màu sắc thay đổi từ vàng, đỏ, xanh đến tím.
Đốt bao gồm vòng sinh trưởng, vòng rễ, nốt rễ, sẹo lá và mầm.
Mầm (hoặc mắt) nằm trong vòng rễ, ở sát hoặc xa sẹo lá. Hình dạng mầm là
một đặc trưng để phân biệt giống. Mầm có thể hình trứng, trứng ngược, bầu dục,

tròn, tam giác, ngũ giác, mỏ chim, chữ nhật,… Khi quan sát mầm để nhận dạng
giống phải chọn mầm sinh trưởng 10 tháng tuổi mới biểu lộ rõ đặc tính giống.
Thân mía mọc thành bụi (kết quả của sự đẻ nhánh, có từ 15-20 cây khi còn
non), những thân mía này (có kích thước, tuổi, đường kính khác nhau) có dáng mọc
khác nhau tùy giống, tuổi cây và điều kiện trồng trọt. Hàm lượng đường trong cây
mía cùng một bụi thay đổi khác nhau (những nhánh đẻ muộn nhiều nước, tỷ lệ
đường ít). Hàm lượng đường trong một cây mía thay đổi từ gốc tới ngọn, thường ở
ngọn có hàm lượng thấp hơn.
1.2.4 Lá mía
Lá mía mọc cách nhau, mỗi đốt mang một lá. Lá mía bao gồm phiến lá, bẹ lá
và gối lá. Hình dạng, kích thước và số lượng lá thay đổi tùy theo giống.
Phiến lá là bộ phận có diện tích tiếp xúc tối đa với môi trường, thường có dạng
mũi mác. Lá thường có chiều rộng từ 2-10 cm, chiều dài từ 60-150 cm, trong thời kì
sinh trưởng mạnh nhất mỗi cây mía có khoảng 10 lá xanh.

3


Gối lá là bộ phận nối liền bẹ lá và phiến lá, gồm hai mảnh ghép lại với nhau.
Hình dạng và màu sắc gối lá cũng là những đặc trưng phân biệt các giống khác
nhau.
Bẹ lá ôm chặt thân mía, có màu xanh hoặc xanh đốm đỏ, tím. Mặt ngoài có sáp
bao bọc và tùy giống bẹ lá có lông hay không.
1.2.5 Hoa và hạt mía
Khi mía kết thúc thời kì sinh trưởng, mầm hoa được hình thành ở điểm trên
cùng của thân cây (điểm sinh trưởng) và phát triển thành hoa, được bao bọc bởi lá
cuối cùng của bộ lá (lá cụt). Khi trổ, bung xòe ra nên còn được gọi là cờ mía, gồm
một trục thẳng đứng, phân nhánh nhiều và dày đặc.
Tổ chức sinh sản của hoa: là loại hoa có tổ chức sinh sản ngầm (hypogina).
Hoa lưỡng tính, có 3 nhị đực, một bầu noãn và 2 đầu nhụy cái. Mía sẽ ra hoa trong

điều kiện ngày ngắn (thời gian chiếu sáng khoảng 12 giờ) và liên tục nhiều ngày
(24-50 ngày). Mía trổ hoa sẽ làm giảm lượng đường trong thân. Có thể điều khiển
sự ra hoa của mía bằng ánh sáng nhân tạo, hóa chất, thời vụ trồng, giống mía,...
Hạt mía rất bé, thuộc loại quả thóc, có bề dày 1-1,5 mm, bề rộng 0,5 mm,
trọng lượng 0,15-0,25 mg. Bên trong chứa albumin, tinh bột và một mầm nhỏ. Hạt
chưa chín có màu trắng, khi chín màu nâu sẫm. Hạt mía có tỉ lệ kết hạt và nảy mầm
thấp, sức sống ngắn (cất giữ sau 3 tháng sẽ mất sức nẩy mầm).
Trổ cờ (ra hoa) hay không (thời kì, tỉ lệ và thời gian ra hoa) là một đặc tính rất
quan trọng đối với công tác lai tạo giống mía cũng như sản xuất mía làm đường.
Khi ra hoa cây mía bị rỗng ruột làm giảm năng suất và hàm lượng đường.
Trong sản suất người ta thường không thích trồng các giống mía ra hoa và tìm cách
hạn chế ra hoa.
1.3 Các giai đoạn sinh trưởng của cây mía
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv. (1996), chu kỳ sinh trưởng của cây mía
tính từ lúc trồng bằng hom đến thu hoạch (mía tơ) hoặc từ lúc để gốc đến thu hoạch
(mía gốc) thường kéo dài một năm nhưng chu kỳ khai thác của một ruộng mía có
thể kéo dài 3-10 năm tùy điều kiện của từng nước.
Dù là mía tơ hay mía gốc thì chu kỳ sinh trưởng của mía chia ra làm năm thời
kỳ:

4


1.3.1 Nẩy mầm
Thời kỳ nẩy mầm tính từ khi đặt hom trồng cho tới lúc mía nẩy mầm thành cây
con (4–5 lá thật), mở đầu cho hoạt động sống của cây mía. Mầm mía mọc lên thành
cây là nhờ vào chất dự trữ chứa trong hom và nước trong đất. Đồng thời rễ hom
phát triển cung cấp một phần thức ăn và nước cho cây non. Nẩy mầm tốt đặt cơ sở
cho sự sinh trưởng của cây con và liên quan mật thiết với số cây hữu hiệu, chiều
cao, đường kính thân mía và sản lượng mía khi thu hoạch. Thời kỳ này kéo dài

khoảng 30 ngày.
1.3.2 Thời kỳ cây con
Tính từ khi cây bắt đầu có lá thật thứ nhất tới khi phần lớn số cây trong ruộng
có 5 lá thật (thường kéo dài từ 30 ngày). Rễ cây bắt đầu phát triển khi cây có 2 lá
thật. Sau khi rễ cây đã phát triển mạnh thì nhiệm vụ dinh dưỡng chủ yếu do rễ cây
đảm nhiệm.
Yêu cầu nhiệt độ thời kì cây con cao hơn thời kì nẩy mầm tối thiểu trên 150C.
Thời kì này cây sinh trưởng chậm, thoát hơi nước ít nên yêu cầu dinh dưỡng không
cao (60% độ ẩm đồng ruộng). Khô hạn hoặc úng nước điều ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển của bộ rễ thời kì cây con. Thời kì này mía sợ cỏ dại tranh chấp nước và
ánh sáng, cần chú ý làm cỏ, trừ cỏ.
1.3.3 Thời kì đẻ nhánh (nhảy bụi hoặc đâm chồi)
Khi cây mía có từ 6-7 lá thật, các mầm ở gốc nằm ở dưới đất bắt đầu nảy thành
nhánh. Từ thân mẹ đẻ ra nhánh cấp 1, nhánh cấp 1 đẻ ra nhánh cấp 2 và tiếp tục
thành một bụi mía.
Thời kì đẻ nhánh có vị trí quan trọng vì nó quyết định số cây hữu hiệu khi thu
hoạch. Tùy theo mật độ trồng, tỉ lệ nhánh con so với tổng số cây mía khi thu hoạch
từ 30-50%.
Thời gian đẻ nhánh thường kéo dài 3-4 tháng tùy thuộc giống mía, thời vụ
trồng, kỹ thuật chăm sóc và kỹ thuật trồng. Thời gian đẻ nhánh còn tùy thuộc vào
thời gian bón đạm và hàm lượng đạm. Đẻ nhánh thực chất là sự nẩy mầm của
những mầm ở phần góc vì vậy đòi hỏi cần đầy đủ các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm
không khí như nẩy mầm. Nhiệt độ thấp nhất cho mía đẻ nhánh là 200C, thích hợp
nhất là 300C. Độ ẩm đất vào khoảng 70-80% sức giữ nước tối đa.
1.3.4 Thời kì vươn cao (vươn lóng)
Cuối thời kì đẻ nhánh, cây mía bước vào thời kì làm lóng, vươn cao. Đặc trưng
của thời kì vươn cao như sau:
5



 Ngọn phát triển, số lá tăng thêm và đổi mới không ngừng
 Rễ phát triển mạnh
 Thân vươn cao nhanh, đường kính thân tăng mạnh. Giữa chiều cao cây và
đường kính thân có sự tương quan chặt chẽ, nên thường lấy tốc độ vươn cao của
thân (tốc độ sinh trưởng hàng tháng) để biểu thị tốc độ tăng trưởng thể tích của cây
trong thời kì vươn cao.
 Chất khô tích lũy nhanh
Trong các thời kì trước mía sinh trưởng chậm vì quang hợp của lá và hấp thu
của rễ còn yếu, sản phẩm quang hợp tạo ra có hạn và một phần quan trọng phải
dùng tạo nên thân, lá, rễ. Trong thời kì vươn cao những cơ sở bộ lá và bộ rễ phát
triển hoàn chỉnh. Các quá trình sinh lý của cây đạt đến đỉnh cao, hiệu lực sử dụng
độ phì nhiêu đất đai, phân bón, năng lượng ánh sáng, môi trường tăng lên. Trong
thời kì này mía tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt từ 10 cm/tháng
đến 50 cm/tháng. Trong các tháng 7, 8, 9 cây mía ở miền bắc có thể mọc cao thêm
60-80 cm mỗi tháng, trực tiếp tạo ra sản phẩm cuối cùng là thân mía khi thu hoạch.
Do đó thời kì vươn cao lóng là thời kì quyết định trọng lượng thân, tức là thời kì
quyết định năng suất cây mía.
Đứng trên góc độ người trồng mía có thể nói rằng, chăm sóc chu đáo trong
thời kì nảy mầm, cây con, đẻ nhánh là tạo tiền đề cho một năng suất cao, nhưng tác
động đúng trong thời kì vươn cao mới là khâu có ý nghĩa quan trọng quyết định đến
năng suất của ruộng mía.
1.3.5 Thời kì chín của mía và trổ cờ
1.3.5.1 Phân biệt độ chín của mía:
Độ chín của cây mía có hai khái niệm: chín sinh lý và chín nguyên liệu (chín
công nghiệp).
 Chín sinh lý là cây mía đã già, hàm lượng đường trên mía đạt mức tối đa
như bản chất của giống.
 Chín công nghiệp là ở một thời điểm nào đó hàm lượng đường trên mía đạt
tiêu chuẩn làm nguyên liệu có thể thu hoạch để chế biến, mặc dù cây mía vẫn chưa
đạt độ chín cao nhất (chín sinh lý) như bản chất của giống.

Vào cuối thời kì vươn lóng nhiệt độ và lượng mưa giảm dần (ở nước ta thường
từ tháng 11 trở đi), cây mía sinh trưởng chậm và bước vào thời kì tích lũy đường
mạnh mẽ.
6


Lúc cây mía đang sinh trưởng hàm lượng đường saccaroza trong cây thấp, khi
mía sinh trưởng chậm lại phần lớn các sản phẩm đồng hóa do toàn bộ lá mía tạo
thành chuyển sang dạng đường tích lũy trong thân, hàm lượng đường trong cây tăng
lên nhanh chóng.
 Sự hình thành và tích lũy đường trong thân cây mía trải qua 2 giai đoạn.
 Giai đoạn 1 là sự kết hợp của CO2 và H2O thành đường glucose (C6H12O6)
với sự có mặt của diệp lục và ánh sáng.
 Giai đoạn 2 là quá trình chuyển hóa đường đơn thành đường saccaroza và
các đường đa khác, giai đoạn này không cần ánh sáng cũng như diệp lục tố.
Quá trình tích lũy đường diễn ra từ dưới lên trên, lần lượt từ lóng này đến lóng
khác, lóng dưới chín trước lóng trên. Lúc mía sắp chín, tốc độ tăng hàm lượng
đường ở những lóng phía trên nhanh hơn lóng phía dưới. Do đó, ngọn đuổi kịp gốc
cho tới lúc bằng nhau.
Đánh giá độ chín của mía người ta dựa vào những căn cứ sau:
 Dựa vào ngoại quan của cây mía:
 Độ lớn của cây mía chậm dần, các lóng phía trên nhặt lại.
 Lá mía khô vàng, lá xanh còn lại khoảng 6-7 lá, độ dài của lá mía giảm, lá
tương đối thẳng và cứng.
 Bề mặt lóng mía nhẵn, ít bột phấn và bột phấn dễ rơi.
 Mặt cắt lóng mía trong, sáng còn khi mía chưa chín thì mặt cắt có màu đục
 Phương pháp xác định hàm lượng đường tại ruộng:
 Đo độ Brix trực tiếp: sử dụng máy khúc xạ kế cầm tay (Refractomet), một
dụng cụ đo đơn giản, đo độ Brix mía ngay tại ruộng. Khi hàm lượng đường ở phần
thân ngọn tương đương với phần thân gốc là đúng độ chín công nghiệp.

 Ngọn được tính từ lá khô trên cùng trở lên.
 Gốc được tính là lóng mía thứ nhất trên mặt đất.
1.3.5.2 Các chỉ số công nghiệp của mía
Theo Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam (2006) tùy vào điều
kiện canh tác từng vùng mà yêu cầu mía phải đạt được các mức về độ Brix và chữ
đường CCS. Đầu vụ ép thì độ Brix phải đạt trên 17 và CCS trên 8, giữa vụ độ Brix
trên 19 và CCS trên 10, cuối vụ độ Brix trên 18 và CCS trên 9. Theo Nguyễn Huy
Ước (2001) ở thời điểm mía chín phải đạt các tiêu chuẩn mía nguyên liệu như: hàm
lượng đường đạt yêu cầu tại thời điểm chế biến, độ lớn cây, độ sạch ( bệnh, tạp chất,
7


sạch rễ, ngọn và lá). Hai chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng mía đường
là độ Brix và chữ đường CCS.
Độ Brix (Brix %)
Tỉ lệ phần trăm chất khô hòa tan trong nước mía bao gồm đường saccaroza,
các loại đường khử và các chất hòa tan khác, do đó độ Brix càng cao thì tỉ lệ đường
sẽ cao (Trần Văn Sỏi, 2001). Có nhiều phương pháp xác định hàm lượng đường của
mía như đo độ Brix trực tiếp ngoài đồng bằng Brix kế cầm tay, lấy mẩu phân tích
trong phòng thí nghiệm (Nguyễn Huy Ước, 2001), nhưng hiện nay các nhà máy
không sử dụng phương pháp xác định bằng Brix kế cầm tay vì độ Brix thay đổi theo
nhiệt độ môi trường cũng như vị trí lấy mẩu. Khi mía còn non thì lượng đường khử
và tạp chất chiếm 1-3% nên độ Brix cao hơn lượng đường kết tinh 1-3%. Khi mía
chín tỉ lệ này giảm còn 0,2-0,6%, độ Brix lúc này xấp xỉ hàm lượng đường kết tinh.
Độ Brix tuy chưa phản ánh chính xác chất lượng mía nhưng đây là thông số dễ làm,
nhanh và có thể đo ngay ngoài đồng ruộng nên thường được dùng rất phổ biến
(Trần Văn Sỏi, 2001).
Năng suất công nghiệp (CCS: Commercial Cane Sugar)
Chỉ lượng đường thương phẩm là hàm lượng (%) đường saccaroza có trong
nước mía. Muốn mía đạt chất lượng cao không nên bón phân đạm cũng như tưới

nước muộn, càng gần lúc thu hoạch thì càng ảnh hưởng đến phẩm chất mía. CCS
cũng giảm khi mía mọc mầm trên thân hay dưới gốc vào giai đoạn mía chín, chất dự
trữ trong cây chuyển sang cung cấp cho chồi mới, thân mía chín càng ngày càng bị
khô (Lê Song Dự & Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997). CCS cũng là cơ sơ để nhà máy
thu mua mía nguyên liệu, mức độ CCS sẽ quyết định giá bán, khi CCS cao thì giá
mía sẽ cao (Cao Anh Đương, 2007).
Để tìm ra chữ đường người ta dùng ba chỉ tiêu độ Brix, độ Pol, F (tỉ lệ chất xơ)
sau đó tra bảng tính sẵn sẽ được giá trị % CCS, khái niệm này do các nhà máy chế
biến Úc xây dựng và áp dụng (Nguyễn Thị Bạch Mai et al., 2009). Việc ước lượng
chữ đường còn được thực hiện thông qua việc đo độ Brix ngoài đồng, độ Brix tương
quan thuận với hàm lượng đường CCS, thể hiện tổng chất rắn hoà tan trong dung
dịch nước mía và phản ánh hàm lượng đường tích lũy trong cây mía một cách tương
đối với công thức CCS = (Độ Brix * 0,66) – 3,5, ruộng mía 7 tháng tuổi có độ Brix
13 và tương đương 7,3 CCS (Nguyễn Minh Chơn et al., 2009).
Ngoài ra còn một số chỉ tiêu chất lượng mía khác như: độ Pol: là độ quang cực
của nước mía quan sát bởi máy Polarimet, phản ánh trị số của hàm lượng đường
sacaroza có trong nước mía. RS: lượng các chất đường khử (fructoza, glucoza)
8


trong nước mía, khi chín RS chỉ chiếm 1%. Tỉ lệ xơ: là tỉ lệ % xơ bã (cellulose)
trong thân mía.
Chất lượng mía luôn thay đổi theo các yếu tố như tuổi mía (mía 12 tháng tuổi
thì lượng đường sẽ cao hơn, mía càng non hoặc quá già thì chất lượng càng thấp).
Thời gian bảo quản mía sau thu hoạch cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng mía nên
cần phải chế biến sau khi thu hoạch tối đa là 24 giờ, vì trung bình mỗi ngày sau khi
thu hoạch lượng đường kết tinh sẽ giảm 0,21%, cá biệt lên đến 0,57%. Chế độ phân
bón cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng mía, bón thừa đạm hoặc kết thúc bón đạm
quá muộn sẽ làm giảm chất lượng mía, bón P, K quá ít hoặc không cân đối với N
cũng dẫn đến kém chất lượng và một yếu tố quan trọng nữa là chế độ tưới và nước

tưới cho từng giai đoạn phát triển nếu quá thừa nước trong giai đoạn mía chín và
tích lũy đường thì mía chín chậm, lượng đường giảm, chất lượng mía sẽ giảm đáng
kể (Trần Văn Sỏi, 2001).
1.3.5.3 Giai đoạn chín sinh lý
Sau thời điểm chín công nghiệp, mía sẽ chuyển nhanh sang giai đoạn chín sinh
lý, lúc này tuy hiệu quả chữ đường cao nhưng năng suất bắt đầu giảm và rất khó
khăn trong việc bảo quản mía nguyên liệu. Theo Trần Văn Sỏi (2001) thời kì này có
thể trùng hợp với thời kì tích lũy đường (chín công nghiệp). Trong thực tiễn sản
xuất không đợi tới mía chín hoàn toàn (đạt tỉ lệ đường cao nhất) để thu hoạch cùng
một lúc mà phải thu hoạch khi mía bắt đầu chín, tức là nguyên liệu đạt tới những trị
số cho phép, sử dụng mía để ép đường có hiệu quả kinh tế.
Trổ cờ tức là thời kì chín sinh lý của mía. Trổ cờ thường không trùng với thời
kì chín công nghiệp và có ảnh hưởng không tốt đến nguyên liệu cây mía phục vụ
cho nhà máy đường. Vì vậy trong sản xuất mía thường tìm cách hạn chế sự ra hoa
kết hạt. Ngược lại trong công tác lai tạo giống cần đến sự phát dục của cơ quan sinh
dục thực. Theo Trần Văn Sỏi (2001) thời kì chín sinh lý hoàn toàn không có lợi cho
sản xuất mía nguyên liệu để chế biến đường.
1.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía
Theo Đỗ Thị Thanh Nhàn (1996), một vụ mía có năng suất 100 tấn/ha lấy từ
đất 200kg N, 85kg P2O5, 420 kg K2O. Tính trung bình 1 tấn mía cần 1kg N, 0,5-0,7
kg P2O5, 1,5-2 kg K2O. Trong thời kỳ đầu mía hút phân chậm, nhưng khi thân, lá, rễ
đã phát triển tốc độ hút tăng lên rất mạnh, đặc biệt là với K và N đạt đỉnh cao sau
khi trồng 3-6 tháng, sau đó tốc độ hút chậm dần lại cho đến ngày thu hoạch cây vẫn
hút chất dinh dưỡng
Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997), mía là cây trồng có sinh
khối lớn, riêng sản phẩm thu hoạch đã đạt từ 70-80 tấn thậm chí 100 tấn mía cây
9


trên 1 ha trong 1 năm. Do đó nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại cây trồng

hàng năm khác. Ở mỗi chu kì sinh trưởng nhu cầu về chất dinh dưỡng có khác nhau.
Giai đoạn đầu ở thời kì nẩy mầm cây con sống nhờ chất dinh dưỡng có trong hom
mía. Khi rễ cây (rễ chính thức) phát triển, cây hút chất dinh dưỡng từ đất, nhu cầu
dinh dưỡng tăng dần. Khi cây mía bước vào thời kì vươn lóng, cây hút chất dinh
dưỡng mạnh nhất, cho đến thời kì chín, cây tích lũy đường, cây vẫn hấp thu các chất
dinh dưỡng.
Theo Lê Hồng Sơn và Vũ Năng Dũng (2000), trung bình để đạt 100 tấn mía/ha
cây mía cần khoảng 120 kg N, 70 kg P2O5 và 200 kg K2O.
Theo Trần Văn Sỏi (2001), mía thuộc loại cây trồng cao sản, mỗi hecta 1 năm
có thể cho từ 150-200 tấn năng suất sinh học, nên yêu cầu dinh dưỡng của cây mía
cao hơn những loại cây trồng khác. Mía cần nhiều nhất là N, P, K kế đến là Ca và
các vi lượng khác. Thời kì cây con (từ 1 đến 5 lá thật) mía cần nhiều nhất là N rồi
đến K và P; thời kì đẻ nhánh và đầu thời kì vươn cao mía cần nhiều nhất là K rồi
đến P và N; thời kì mía chín thì nhu cầu N cao hơn rồi đến P và K. Muốn đạt 100
tấn mía/ha thì người trồng mía cần sử dụng với lượng 80-180 kg N, 80-170 kg P2O5
và 200-270 kg K2O.
Bảng 1.1 Lượng dinh dưỡng cho cây mía và nhu cầu bón để đạt năng suất 100 tấn
mía cây/ha

Nguyên tố

Lấy đi bởi thân (kg)

Nhu cầu bón (kg)

N

45-90

120 (150)


P2O5

30-50

50 (60)

K2 O

80-120

150 (200)

(Nguồn K. Faucounier, 1991)
Cũng như những cây trồng khác, nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu của cây mía
vẫn là N, P, K. Mía có khả năng hấp thu K, N nhiều hơn nhu cầu. Do đó, phải bón
hàm lượng K, N cao hơn lượng lấy đi vì phải bù lại phần mất mát.
Ngoài ra, cần bón thêm phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng cho mía. Theo
Chu Thị Thơm và ctv. (2005), mỗi hecta mía cần bón từ 10-20 tấn phân chuồng
hoặc phân ủ.
Mía có nhu cầu kali cao nhất sau đó đến đạm và lân, bón phân cân đối N, P, K
tỷ lệ 2:1:2 rất quan trọng để đảm bảo năng suất mía và tỷ lệ đường. Trong thực tế,

10


nông dân chỉ thích bón đạm để tăng sản lượng, thậm chí trước khi thu hoạch vài
ngày còn bón thêm N để tăng trọng lượng (Nguyễn Bảo Vệ et al., 2011).
1.4.1 Vai trò của N đối với cây mía
Vai trò của đạm đối với sinh trưởng

Phân đạm có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây mía, mía cần nhiều N để tăng trưởng mạnh, cây mọc khỏe và đâm nhiều
nhánh. Ruộng mía được bón đầy đủ N cây phát triển mạnh, tốc độ vươn lóng nhanh,
bộ lá xanh.
Theo Đỗ Thị Thanh Nhàn (1996), đạm là yếu tố tác động trực tiếp nhất đến
khối lượng sinh trưởng của cây khi cây được cung cấp đầy đủ nước, là yếu tố phân
bón chính của mía (chiếm tỷ lệ đầu tư cao nhất trong các loại phân)
Thiếu đạm, lá mía sẽ có màu vàng nhạt, tốc độ hình thành lá và tốc độ vươn
cao chậm lại, lá chóng già, số lá xanh tồn tại ít, cây bé, rễ bé so với cây đủ đạm. Đủ
đạm, mía sẽ đẻ nhiều, cây to cao, bộ lá có màu xanh tơi, lá to, số lá xanh tồn tại
nhiều (Chu Thị Thơm et al., 2005).
Mía là cây trồng có khả năng cho lượng sinh khối lớn. Trong thời gian chưa tới
một năm, một hecta mía cho tới 70 – 100 tấn mía cây, chưa kể lá và rễ. Vì vậy nhu
cầu dinh dưỡng của cây mía rất lớn (Nguyễn Huy Ước, 2000).
Vai trò của đạm đối với brix
Độ Brix biểu thị cho hàm lượng chất không tan trong dung dịch, trên mía đây
là hàm lượng đường sucrose (là một đường đôi của glucose và fructose) trong dịch
nước mía được ép ra. Brix là một trong hai chỉ tiêu (Brix và Pol) quan trọng dùng
cho đánh giá chữ đường (CCS) của mía lúc thu hoạch (Albertson and Christopher,
2004).
Độ Brix hay chỉ số CCS thay đổi tùy thuộc vào đặc tính giống mía (Clowes
and Inman-Bamber, 1980; Muhammad, 2003), Theo (Muchow et al., 2006) thì độ
Brix hay chỉ số CCS thay đổi theo thời điểm thu hoạch, dinh dưỡng cung cấp cho
mía
Bón quá nhiều N, lá mía xanh đậm, phẩm chất nước mía xấu, tỷ lệ đường thấp.
N kích thích sinh trưởng làm mía không chín, ít đường, chồi non mọc nhiều, lượng
glucose tăng, saccharose giảm (Nguyễn Thị Kim Nguyệt và ctv., 1999). Thiếu N
mía giảm tốc độ tăng trưởng, sớm chuyển sang tích lũy đường dẫn đến năng suất
mía cây bị giảm (Humbert, 1963).
11



×