Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài soạn sinh học 9 tuần 12 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.56 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 19/10/2020 Ngày giảng:. Tiết 23,24,25,26 CHỦ ĐỀ: ĐỘT BIẾN NST. I. Xác định chủ đề, đặt tên: Tên chủ đề: ĐỘT BIẾN NST II. Xây dựng nội dung bài học: Gồm một số đơn vị kiến thức ở một số bài các môn Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) Bài 26: TH: Nhận biết một vài dạng đột biến III. Xác định mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Học sinh mô tả được một số dạng đột biến cấu trúc NST. - Phân tích được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST. - Học sinh nhận biết được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST. - Nêu được cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm. - Học sinh nêu được định nghĩa và dấu hiệu nhận biết thể đa bội. - Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được các ý niệm sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong thực tế - Nhận biết được một số dạng đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt, phân biệt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh. - Nhận biết được một số hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hoặc trên tiêu bản hiển vi. 2. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK, thảo luận nhóm. - Kỹ năng quan sát, phân tích, thu thập kiến thức từ hình vẽ. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, qua sát tranh ảnh, phim, internet... để tìm hiểu khai niệm, nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến và tính chát cấu trúc nhiễm sắc thể, đột biến số lượng nhiễm sắc thể. 3. Về thái độ - KNS: hợp tác, ứng xử/giao tiếp, trình bày, quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công. - Giáo dục các em sự yêu thích bộ môn, thái độ học tập nghiêm túc. - GDMT: sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước; các loài bản địa. - GDĐĐ: Sống có trách nhiệm, biết yêu thương, chia sẻ, độc lập tự chủ. 4. Về định hướng phát triển các năng lực cho học sinh a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> b. Nhóm năng lực chuyên biệt: - Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức đột biến gen, đột biến cấu trúc, số lượng NST. - Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học, quan sát, phân loại hay phân nhóm, đột biến cấu trúc, số lượng NST. IV. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu của chủ đề: Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao dung 1. Đột Mô tả được - Phân tích Vận dụng kiến Đề ra được một biến cấu một số được nguyên thức đã học để số biện pháp hạn trúc dạng đột nhân và vai giải thích một số chế sự xuất hiện nhiễm biến cấu trò của đột hiện tượng đột các đột biến cấu sắc thể trúc NST. biến cấu trúc biến cấu trúc NST NST gây hại cho NST. trong cuộc sống người và sinh vật. 2. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. - Học sinh nhận biết được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.. - Cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm.. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đột biến số lượng NST trong cuộc sống. Đề ra được một số biện pháp hạn chế sự xuất hiện các đột biến số lượng NST gây hại cho người và sinh vật.. 3. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo). - Học sinh nhận biết được sự hình thành thể đa bội do: Nguyên phân, giảm phân. - Học sinh phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp hình thành thể đa bội do: Nguyên phân, giảm phân.. - Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh -Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đột biến cấu trúc NST trong cuộc sống. Đề xuất được một số biện pháp ứng dụng thể đa bội để nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp.. - Nhận biết được một số dạng đột biến hình thái ở thực vật - Nhận biết được một số hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hoặc trên tiêu bản. -Phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt, phân biệt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh.. 4. Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> hiển vi. V. Biên soạn câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực. - Hệ thống câu hỏi và bài tập nằm trong tiến trình hoạt động. VI. Thiết kế tiến trình dạy và học 1. Chuẩn bị của GV và HS * Chuẩn bị của giáo viên - Bảng phụ, phiếu học tập - Bài giảng powerpoint * Chuẩn bị của học sinh - Tìm hiểu bài theo nội dung các câu hỏi trong bài - Sách, vở ghi chép - Trả lời các câu hỏi hoặc yêu cầu của GV giao về nhà. 2. Phương pháp - Phương pháp trực quan,vấn đáp, thực hành, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật "hỏi và trả lời", kĩ thuật giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút. 3. Tổ chức các hoạt động học A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG *Mục tiêu: Nêu tình huống có vấn đề, kích thích sự tò mò của HS và nhu cầu tìm hiểu nội dung của chủ đề. * Tiến hành: GV cho HS chơi trò chơi lật mảnh ghép đoán tranh. Bức tranh được che bởi 4 mảnh ghép. Để lật được mỗi mảnh ghép HS phải trả lời đúng 1 câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1: Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là A. NST. B. Axit nucleic. C. Nucleotide. D. Ncleosome. Câu 2: Thành phần hoá học chủ yếu của NST là? A. Protein và sợi nhiễm sắc. B. Protein histon và axit nucleic. C. Protein và ADN. D. Protein anbumin và axit nucleic. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là tính đặc trưng của bộ NST? A. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. B. Hình thái và kích thước NST. C. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử. D. Sự nhân đôi, phân li, tổ hợp. Câu 4: Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng là gì? A. NST là cấu trúc mang gen quy định tính trạng. Do đó những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi các tính trạng di truyền..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B. NST có đặc tính tự nhân đôi do đó các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể. C. NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN. D. Cả A và B. Nội dung bức tranh: Hình ảnh quả bí ngô khổng lồ. - GV? Em có nhận xét gì về hình dạng quả bí ngô? - HS: Lớn hơn rất nhiều so với quả bí ngô thường - GV dẫn dắt: Quả bí ngô này đã bị đột biến NST. Vậy đột biến NST có những dạng nào? Nguyên nhân phát sinh là gì? Đột biến NST có vai trò gì? C. Sản phẩm Đáp án 4 câu trắc nghiệm: Câu 1: A; Câu 2: C; Câu 3: D; Câu 4: D B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đột biến cấu trúc NST là gì? a. Mục tiêu: - Nêu được định nghĩa đột biến cấu trúc NST - Học sinh mô tả được một số dạng đột biến cấu trúc NST. b. Phương thức tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV cho HS 1 NST có trình tự các I. Đột biến cấu trúc NST là gì? đoạn xác định, cho phép thay đổi các đoạn NST. - Yêu cầu HS xác định các trường hợp có thể xảy ra. - HS thảo luận nhóm xác định các trường hợp xảy ra và vẽ vào bảng phụ. - Đại diện nhóm báo cáo. - GV nhận xét, đánh giá. + Đột biến cấu trúc NST là gì? - Đột biến cấu trúc NST là những biến - GV yêu cầu HS quan sát H 22 và đổi trong cấu trúc NST hoàn thành phiếu học tập. - Lưu ý HS; đoạn có mũi tên ngắn, màu thẫm dùng để chỉ rõ đoạn sẽ bị biến đổi. Mũi tên dài chỉ quá trình biến đổi. - HS thảo luận, chấm chéo đáp án. + Đột biến cấu trúc NST gồm những * Các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo dạng nào? đoạn, chuyển đoạn. - GV thông báo: ngoài 3 dạng trên còn có dạng đột biến chuyển đoạn. + Dạng đột biến cấu trúc NST nào nguy hiểm hơn? - HS: Dạng mất đoạn. STT. Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Gồm các đoạn Mất đoạn H Mất đoạn ABCDEFGH Gồm các đoạn Lặp lại đoạn BC Lặp đoạn B ABCDEFGH Gồm các đoạn Trình tự đoạn BCD đảo Đảo đoạn C ABCDEFGH lại thành DCB c. Sản phẩm: Khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc NST Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST a. Mục tiêu: - Phân tích được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST. b. Phương thức tổ chức hoạt động: A. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS nhắc lại nhiệm vụ đã 2. Nguyên nhân phát sinh và tính giao từ tiết trước. chất - Đại điện HS lên báo cáo nguyên nhân phát sinh và tính chât đột biến cấu trúc NST. - HS dưới lớp lắng nghe, phản hồi, nhận xét đánh giá phần báo cáo của nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá. + Có những nguyên nhân nào gây đột - Do tác nhân lí học, hoá học trong biến cấu trúc NST? ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc NST + Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của đột biến cấu trúc NST? chúng, xuất hiện trong điều kiện tự - GV bổ sung: một số dạng đột biến có nhiên hoặc do con người. lợi (mất đoạn nhỏ, đảo đoạn gây ra sự - Đột biến cấu trúc NST thường có hại đa dạng trong loài), với tiến hoá chúng cho sinh vật, một số đột biến có lợi, có tham gia cách li giữa các loài, trong ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. chọn giống người ta làm mất đoạn để loại bỏ gen xấu ra Khái NST và chuyển gen mong muốn của loài này sang loài khác. + Đề ra được một số biện pháp hạn chế sự xuất hiện các đột biến cấu NST gây hại cho người và sinh vật. - HS trả lời bổ sung cho nhau. c. Sản phẩm: Nguyên nhân phát sinh và tính chất đột biến cấu trúc NST Hoạt động 3: Thể dị bội a. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST. - Cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> b. Phương thức tổ chức hoạt động. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV thiết kế các tấm bìa hình tròn III. Hiện tượng dị bội tượng trưng cho tế bào và các đoạn ống hút tượng trưng cho NST của ruồi giấm. - GV tổ chức chơi trò chơi: Luật chơi: Được phép thay đổi số lượng trong phạm vi 1 cặp NST. Em - Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào hãy tạo ra các tế bào có bộ NST khác sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST so với bộ NST của tế bào ban đầu. bị thay đổi về số lượng. - HS chơi trò chơi, mô tả sản phẩm. - Các dạng: - Từ sản phẩm của HS, GV dẫn dắt + Thể ba nhiễm (2n + 1). hình thành khái niệm và các dạng thể + Thể một nhiễm (2n -1) dị bội. + Thể khuyết nhiễm (2n – 2) - GV cho HS đặt tên các dạng. - GV nhận xét, chốt kiến thức. c. Sản phẩm: Khái niệm thể dị bội. Hoạt động 4: Sự phát sinh thể dị bội a. Mục tiêu: - Nêu được cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm. b. Phương thức tổ chức hoạt động. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV cho HS quan sát H 23.2 IV. Sự phát sinh thể dị bội - Sự phân li NST trong quá trình giảm phân ở 2 trường hợp trên có gì khác nhau? - Các nhóm quan sát kĩ hình, thảo luận và nêu được: + Một bên bố (mẹ) NST phân li bình thường, mỗi giao tử có 1 NST của mỗi cặp. + Một bên bố (mẹ) NST phân li không bình thường, 1 giao tử có 2 NST của 1 cặp, giao tử kia không có NST nào. + Hợp tử có 3 NST hoặc có 1 NST trong cặp tương đồng. - Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh Cơ chế phát sinh thể dị bội: tạo thành hợp tử có số lượng như thế - Trong giảm phân sự không phân li nào? của 1 cặp NST tương đồng nào đó tạo - GV treo H 23.2 yêu cầu 1 HS lên thành 1 giao tử mang 2 NST trong 1 bảng trình bày cơ chế phát sinh thể dị cặp và 1 giao tử không mang NST nào bội. của cặp đó. - GV chốt lại kiến thức. - Sự thụ tinh của các giao tử bất thường.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Cho HS quan sát H 29.2 và thử giải này với các giao tử bình thường sẽ tạo thích trường hợp hình thành bệnh ra các thể dị bội (2n +1 ) và (2n – 1) Tơcnơ (OX) có thể cho HS viết sơ đồ NST. lai minh hoạ. c. Sản phẩm: Cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm. Hoạt động 5: Hiện tượng đa bội thể a. Mục tiêu: - Học sinh nêu được định nghĩa và dấu hiệu nhận biết thể đa bội. b. Phương thức tổ chức hoạt động. Hoạt động của GV và HS Nội dung - Thế nào là thể lưỡng bội? V. Hiện tượng đa bội thể - HS vận dụng kiến thức đã học và nêu được: + Thể lưỡng bội: có bộ NST chứa các cặp tương đồng. - Thể đa bội là gì? - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào - HS nghiên cứu thông tin SGK và trả sinh dưỡng có số NST là bội số của n lời, rút ra kết luận. (lớn hơn 2n): 3n, 4n,... - GV cho HS nhắc lại nhiệm vụ được giao từ tiết trước. - GV cho HS tổ chức hội chợ OCOP trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp là thể đa bội. - Yêu cầu HS quan sát, thảo luận và trả lời các câu hỏi: - Sự tương quan giữa số lượng và kích - Thể đa bội chứa tế bào có số lượng thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ NST tăng gấp bội -> quá trình trao đổi quan sinh sản của cây nói trên như thế chất tăng-> cơ thể có cơ quan sinh sản, nào? sinh dưỡng lớn. - Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào? - Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các đặc điểm trên ? - Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng? - HS trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Tăng số lượng NST dẫn tới tăng kích thước tế bào, cơ quan. + có thể, nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây. + Lượng ADN tăng gấp bội làm tăng trao đổi chất, tăng sự tổng hợp prôtêin.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> nên tăng kích thước tế bào. - Liên hệ đa bội ở động vật. - Lưu ý: Dự tăng kích thước của tế bào hoặc cơ quan chỉ trong giới hạn mức bội thể nhất định. Khi số lượng NST tăng quá giới hạn thì kích thước của cơ thể lại nhỏ dần đi. Hoạt động 6: Thực hành nhận biết một vài dạng đột biến a. Mục tiêu: - Nhận biết được một số dạng đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt, phân biệt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh. - Nhận biết được một số hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hoặc trên tiêu bản hiển vi. b. Phương thức tổ chức hoạt động. Hoạt động 1: Nhận biết các đột biến gen gây ra biến đổi hình thái (10-12’) Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh VI. Thực hành nhận biết một vài đối chiếu dạng gốc và dạng đột biến, dạng đột biến nhận biết các dạng đột biến gen. 1. Nhận biết các đột biến gen gây ra - HS quan sát kĩ các tranh, ảnh chụp. biến đổi hình thái So sánh với các đặc điểm hình thái của dạng gốc và dạng đột biến, ghi nhận xét vào bảng. Đối tượng quan sát 1. Lá lúa (màu sắc) 2. Lông chuột (màu sắc). Dạng gốc. Dạng đột biến. - Yêu cầu HS nhận biết qua tranh về 2. Nhận biết các đột biến cấu trúc các kiểu đột biến cấu trúc NST. NST - HS quan sát tranh câm các dạng đột biến cấu trúc NST và phân biệt từng dạng. - 1 HS lên chỉ tranh, gọi tên từng dạng đột biến. - Yêu cầu HS nhận biết qua tiêu bản hiển vi về đột biến cấu trúc NST. - Các nhóm quan sát dưới kính hiển vi. - lưu ý: quan sát ở bội giác bé rồi chuyển sang quan sát ở bội giác lớn. - GV kiểm tra trên tiêu bản, xác nhận kết quả của nhóm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - GV yêu cầu HS quan sát tranh: bộ NST người bình thường và của bệnh 3. Nhận biết một số kiểu đột biến số nhân Đao. lượng NST - HS quan sát, chú ý số lượng NST ở cặp 21. - So sánh ảnh chụp hiển vi bộ NST ở dưa hấu. - So sánh hình thái thể đa bội với thể lưỡng bội. - HS quan sát, so sánh bộ NST ở thể lưỡng bội với thể đa bội. - HS quan sát ghi nhận xét vào bảng theo mẫu. Đặc điểm hình thái Đối tượng quan sát Thể lưỡng bội Thể đa bội 1. 2. 3. 4. c. Sản phẩm Báo cáo thu hoạch của HS C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu - Củng cố kiến thức về đột biến NST b. Phương thức tổ chức hoạt động - Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Ở người, mất đoạn NST số 21 hoặc 22 sẽ mắc bệnh gì? A. Hồng cầu lưỡi liềm. B. Bệnh Down. C. Ung thư máu. D. Hội chứng Tơcnơ. Câu 2: Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST của thể ba nhiễm là A. 9. B. 10. C. 7. D. 6. Câu 3: Thể một nhiễm khi giảm phân cho những loại giao tử nào? A. n và n – 1. B. n và n + 1. C. n. D. 2n và 2n – 1. Câu 4: Nếu cho hai loại giao tử n + 1 và n thụ tinh với nhau, hợp tử sẽ phát triển thành thể A. một nhiễm. B. hai nhiễm. C. ba nhiễm. D. không nhiễm. Câu 5. Thể đa bội có thể nhận biết bằng phương pháp nào? A. Đếm số lượng NST trong tế bào trên tiêu bản dưới kính hiển vi. B. Nhận biết bằng mắt thường. C. Tách chiết ADN..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> D. Cả A và B. Câu 6. Người ta đã ứng dụng đột biến đa bội vào A. tạo giống cây trồng cho cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả không hạt. B. bảo tồn nguồn gen quý. C. tạo giống cây thu hoạch được sớm. D. gây chết hàng loạt các loài có hại. Câu 7. Dưa hấu không hạt có bộ NST là A. 2n. B. 3n. C. 4n. D. 6n. Câu 8. Đặc điểm chung của các đột biến là A. Xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng, không di truyền được. B. Xuất hiện ngẫu nhiên, định hướng, di truyền được. C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, di truyền được. D. Xuất hiện đồng loạt, không định hướng, không di truyền được. c. Sản phẩm Câu 1.C; Câu 2.A; Câu 3.A; Câu 4.C; Câu 5.D; Câu 6.A; Câu 7. B; Câu.8: B D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG a. Mục tiêu - Hs vận dụng kiến thức, kĩ năng để đề xuất giải pháp hạn chế tác nhân gây đột biến b. Phương thức tổ chức hoạt động - Viết bài báo cáo: Các giải pháp hạn chế tác nhân gây đột biến. - Sưu tầm hình ảnh đột biến ở sinh vật. c. Sản phẩm - Báo cáo và hình ảnh hs sưu tầm..

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×