Đề 5: Thuận lợi và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Bài làm
A. Một số vấn đề lý luận chung.
I. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là
việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã
diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ
cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng
lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng
lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.
Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính
thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ
thập niên 1960
và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói
rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt,
gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua
các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác,
gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.
Hội nhập kinh tế có nhiều cấp độ như: khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi,
khu vực/hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh
kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện.
Hội nhập kinh tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu
vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy mô toàn thế
giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang hướng tới.
II. Nội dung của hội nhập.
Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện
thuận lợi hàng hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư:
- Về thương mại hàng hóa: Các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như
QUOTA, giấy phép xuất khẩu…, biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và
giảm dần theo lịch trình thỏa thuận…
- Về thương mại dịch vụ, các nước mở cửa thị trường cho nhau với các bốn
phương thức: cung cấp qua biến giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông
qua liên doanh.
1
- Về thị trường đầu tư: Không áp dụng đối đầu với đầu tư nước ngoài yêu cầu về
tỉ lệ nội địa hóa, cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ
khuyết khích tự do hóa đầu tư…
B. Thuận lợi và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế.
Việt Nam tham gia tổ chức thương mại Thế giới (WTO) ngày 7/11/2006. Đây
là dấu mốc quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Hội
nhập quốc tế luôn tồn tại hai mặt đối lập. Đó là hội nhập kinh tế mang đến cho Việt
Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi và đem lại không ít những thách thức. Kiểm chứng
cho nhận định chính là tình hình thực tế sau 3 năm hội nhập kinh tế của nước ta.
I. Thuận lợi khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi trong thị trường xuất
nhập khẩu
Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế quan , xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và
các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hòa của Việt Nam thâm nhập thị
trường thế giới. Tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong
tương lai. Cùng với sự dần lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta là mở
rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Khi xuất khẩu tăng kéo theo số
lượng việc làm được tạo ra sẽ nhiều hơn. Như vậy sẽ có tác động tốt, tạo ra nhiều
việc làm cũng như tăng thu nhập của người lao động. Thực tế cho thấy những gì
chúng ra đã đạt được rất khả quan. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,56 tỷ
USD, tăng 21,9% so với năm 2006; Năm 2008 ước tính đạt khoảng 63 tỷ USD, tăng
29,5% so với năm 2007. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn và hàng
hóa của Việt Nam đã thâm nhập tốt hơn, đứng vững hơn trong các thị trường lớn như
Hoa Kỳ, EU,...
2. Hội nhập kinh tế quốc tế góp vấn thu hút vốn đầu từ nước ngoài.
Chúng ta đã và sẽ tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.Với cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết
chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng
được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của
các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài. Từ đó tạo
ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển.
Thực tế trong những năm qua đã cho thấy năm 2008, dù tình hình kinh tế thế giới xấu
đi, nhưng vốn FDI cam kết đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007. Mặt
khác, thông qua việc liên doanh, hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam
2
cũng được tăng cường thêm về vốn, trình độ quản lý, nhân sự và phát triển công
nghệ.
4. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa
học, công nghệ tiên tiến.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng
hoá quan hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp nhận vốn, tiếp thu tri thức
khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của
nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội. Lao động Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng vào phân
công lao động toàn cầu, tiếp cận với khoa học kĩ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ,
tăng thu nhập…
3. Hội nhập quốc tế (gia nhập WTO) sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường
quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao... Thực tế cho thấy vai trò của nước ta trong
các hoạt động của WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức quốc tế ngày càng
được nâng cao (giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch
ASEAN…).
5. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, nước ta có
thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và
khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào,
nếu có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nước ta có thể sớm đi vào
một số lĩnh vực của kinh tế tri thức.
6. Hội nhập kinh tế thế giới tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
KH&CN trong thời gian tới.
Quá trình đổi mới đất nước đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển
KH&CN của nước ta trong thời gian tới. Nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng
cao, liên tục trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển
KH&CN, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu KH&CN
trong nền kinh tế, nhất là trước sức ép về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực
và quốc tế.
3
II. Thử thách khi Việt Nam hội nhập kinh tế, quốc tế.
Một là, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Cạnh tranh không chỉ giữa doanh
nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước trên thị trường nước ngoài để xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ mà cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước. Lấy một thí dụ
thực tế như: Nhiều siêu thị lớn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư đã mọc lên.
các siêu thị này, với tiềm lực tài chính mạnh, mạng lưới cung cấp hàng liên kết toàn
cầu, kinh nghiệm kinh doanh cả trăm năm... sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày
càng cao và phong phú của người tiêu dùng. Do đó Những cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ
hoặc những siêu thị nội phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại, thậm chí bị phá sản vì
không thể cạnh tranh với siêu thị ngoại. Sau khi gia nhập WTO Việt Nam có thị
trường rộng hơn, cơ hội rộng hơn nhưng thách thức cũng nhiều hơn. Rất nhiều doanh
nghiệp đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình. Bởi để
có thể xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường khó tình như Nhật Bản , EU… thì yêu
cầu được đặt ra rất cao như về chất lượng sản phẩm, giá cả…
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế với sự chuyển dịch tự do qua biên giới các yếu
tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có cả
những rủi ro về mặt xã hội. Thách thức ở đây là đề ra được những chính sách đúng
đắn nhằm tăng cường khả năng kiểm soát vĩ mô, nâng cao tính năng động và khả
năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế, củng cố và tăng cường các giải pháp
an sinh xã hội để khắc phục những khó khăn ngắn hạn. Tóm lại, phải tạo dựng được
môi trường để quá trình chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực diễn ra một cách
suôn sẻ, với chi phí thấp.
Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách cho
việc bổ sung và hoàn thiện thể chế. Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực
để hoàn thiện khuôn khổ pháp luật có liên quan đến kinh tế và thương mại nhưng
chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Trước hết, phải liên tục hoàn thiện môi
trường kinh doanh để thu hút đầu tư và phát huy mọi tiềm lực của tất cả các thành
phần kinh tế. Đồng thời không ngừng hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để bảo
đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hộp nhập.
Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã làm bộc lộ nhiều bất cập của nền hành
chính quốc gia. Do một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch hóa
nên khi gia nhập WTO, nền hành chính quốc gia chắc chắn sẽ phải có sự thay đổi
theo hướng công khai hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn. Đó phải là nền hành
chính vì quyền lợi chính đáng của mọi người dân, trong đó có doanh nghiệp và doanh
nhân, lấy người dân, doanh nghiệp, doanh nhân làm trọng tâm phục vụ, khăc phục
mọi biểu hiện trì trệ, thờ ơ và vô trách nhiệm. Nếu không tạo ra được một nền hành
chính như vậy thì chẳng những không tận dụng được các cơ hội do hội nhập kinh tế
4
nói chung và việc gia nhập WTO nói riêng đem lại mà cũng không chống được tham
nhũng, lãng phí nguồn lực.
Năm là, để bảo đảm tiến trình hội nhập đạt hiệu quả, bên cạnh quyết tâm về
chủ trương, cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh nhân
đủ mạnh. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ
của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự tham gia của
yếu tố nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị phù hợp, thách thức này sẽ chuyển
thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.
Sáu là, hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự hợp tác về an ninh và văn hóa.
Đồng thời, việc mở cửa thị trường, mở rộng giao lưu trong điều kiện bùng nổ thông
tin hiện nay, bên cạnh nhiều mặt tốt, những cái xấu cũng du nhập vào, đòi hỏi các cấp
lãnh đạo, quản lý và mọi người dân phải nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc nhằm nâng cao sức đề kháng, chống lại sự tha hóa, biến chất, chống
lại lối sống hưởng thụ, tự do tư sản…
C. Một số kiện nghị nhằm phát huy những thuận lợi và đối đầu với những thách thức
đặt ra.
Thứ nhất, cần tiếp tục thay đổi một cách sâu sắc nhận thức và tư duy trong xây dựng
chính sách và điều hành quản lý nhà nước theo hướng từ trực tiếp, hành chính, mệnh
lệnh sang gián tiếp thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chí
và các đòn bẩy kinh tế.
Thứ hai, để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cần áp dụng các chính sách để hạn chế
nhập siêu và thâm hụt thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khuyến
khích việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước.
Thứ ba, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cả ba cấp độ nhà
nước, doanh nghiệp và ngành hàng. Phát huy nội lực, bảo vệ thị trường trong nước,
xây dựng chiến lược và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với lộ trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh vận động các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị
trường, tham gia tích cực vào vòng đàm phán Ðô-ha, tiếp tục thực thi đầy đủ các cam
kết gia nhập WTO, tận dụng tốt những quyền lợi mà thành viên WTO được hưởng,
xử lý hài hòa, thống nhất mối quan hệ giữa cam kết gia nhập WTO với khuôn khổ
pháp lý hiện hành, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Thứ năm, thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính
5