Bài thực hành môn: Mạng máy tính và Internet.
Giáo viên phụ trách: Lê Hà Thanh.
Báo cáo thực hành (trình bày vấn đề, bài tập, thực hành các thao tác) phải thực hiện được theo
yêu cầu giáo viên hướng dẫn trong cuối mỗi buổi thực hành.
Điểm danh sinh viên đi thực hành.
Phần bài tập và thực hành sẽ tính 15% số điểm tổng kết môn học.
Sinh viên không có bài tập và bài thực hành hoặc có số điểm nhỏ hơn 2/3 hoặc có số buổi đi
thực hành ít hơn 2/3 tổng số buổi thì không được dự thi hết môn trong học kỳ này.
Bài 01:
Báo cáo kết quả của các bài thực hành:
1. Xem cấu hình IP của máy tính kết nối mạng (dùng HĐH Windows) bằng lệnh ipconfig.
(ipconfig /all)
Ghi lại kết quả của lệnh và phân tích các thông số.
Workstation IP Address
Workstation Subnet Mask
Workstation MAC Address
Default Gateway (Router)
DHCP Server
DNS Server IP Address
WINS Server IP Address
2. Kiểm tra kết nối từ một host đến một host khác bằng lệnh ping.
ping <IP_address> [host]
Kiểm tra kết nối đến máy chủ có tên hoặc địa chỉ dưới đây:
- www.itlab.ptithcm.edu.vn,
- ftp.itlab.ptithcm.edu.vn,
- www.ptithcm.edu.vn,
- home.vnn.vn,
- 203.162.44.162,
- 203.162.0.12.
Nhận xét các kết quả.
TTL?
3. Xem bảng phân giải địa chỉ IP thành địa chỉ vật lý (Physical address) bằng lệnh arp –a.
Hãy tự tìm hiểu về lệnh arp và cơ chế phân giải địa chỉ.
Phân biệt giữa địa chỉ MAC và địa chỉ IP?
4. Xem bảng định tuyến (routing table) bằng lệnh route print. ghi lại kết quả và phân tích
bảng định tuyến này.
Thông qua kết quả trên, hãy đưa ra và phác thảo mô hình mạng được thiết lập tại cơ sở
Q9.
26/12/2013
1/6
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Cơ Sở Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Công Nghệ Thông Tin
(Kết quả sẽ được giáo viên phụ trách hệ thống mạng kiểm tra và giải thích)
5. Xem các kết nối TCP/UDP hiện hành tại một host: bằng lệnh netstat.
• Mở chương trình Internet Explorer, thực hiện kết nối vào www.vnn.vn. hoặc
một kết nối đến dịch vụ FTP. (Không cần quan tâm đến hoạt động của các
chương trình trên)
• gõ lệnh netstat [–a] [interval] trong cửa sổ MS-DOS Prompt.
–a: hiển thị trạng thái tất cả các kết nối và cổng;
interval chỉ thời gian lặp của các lần hiển thị trạng thái mạng. (ví dụ: netstat –a 2)
Ghi lại kết quả và phân tích các thông số trong kết quả nhận được.
6. Dùng chương trình tracert.exe để xác định lộ trình (route) của kết nối internet từ một
máy đến một máy khác trên mạng.
Hãy ghi lại kết quả của các lần kiểm tra sau đây:
- tracert www.itlab.ptithcm.edu.vn
- tracert www.ptithcm.edu.vn
- tracert www.ptit.edu.vn
- tracert www.nus.edu.sg
- tracert www.rmit.edu.au
- tracert www.mit.edu
- tracert www.google.com.vn
- tracert www.google.com
Với các kết quả trên, cùng với các phân tích trong bài tập số 4, sinh viên hãy cho nhận
xét về đường đi của một kết nối được mở từ máy trong phòng thực hành đến một máy
tính bất kỳ.
Hãy đưa ra sơ đồ mô tả đường đi dựa trên mô hình mạng mà sinh viên đã làm trong câu
4.
7. Với các tên miền trong câu 6, hãy viết địa chỉ IP tương ứng và cung cấp thêm các thông
tin như trong bảng sau đây:
Name Host IP
Address
Address class Network
Address
Host Address Network
Broadcast
Address
Default
Subnet Mask
8.
26/12/2013
2/6
Bài 02 - FTP: Thực hành dịch vụ truyền tập tin FTP:
Kết nối và mở các tài khoản FTP.
FTP server: ftp.itlab.ptithcm.edu.vn (ip address: 192.168.5.17).
Username: s<<ma_sinh_vien>>
Password: ddmmyy
Trong đó, <<mã_sinh_viên>> là mã số sinh viên của mỗi sinh viên trong lớp
ddmmyy là ngày, tháng, năm sinh (hai số cuối) của mỗi sinh viên.
Trong trường hợp nhập đúng tên mà mật khẩu không hoạt động, hãy thử dùng mật khẩu :
999999. Sau đó báo lại cho giáo viên phụ trách để thay đổi mật khẩu cho phù hợp.
hoặc
Truy cập nặc danh (anonymous access):
Username: anonymous
Password: email hoặc không cần
1. Truy cập ftp site bằng ftp dòng lệnh và thực hành các lệnh ftp để thực hiện:
a. Xem danh sách các thư mục và tập tin có trong tài khoản của mỗi sinh viên hoặc
trong tài khoản nặc danh dùng chung.
b. Quản lý hệ thống thư mục (tạo, xóa, di chuyển) trong tài khoản.
c. Chép lên (upload) và tải xuống (download) các thư mục và tập tin. Phân biệt giữa
giao tác chuyển tập tin theo chế độ chuyển ký tự (ASCII) và chuyển nhị phân
(BINARY).
d. Quản lý các tập tin (xóa, chuyển) trong tài khoản
2. Chạy chương trình Cute4083.exe để cài đặt chương trình CuteFTP, bản dùng thử trong
30 ngày. (Chương trình Cute4038.exe có trong tài khoản nặc danh của FTP server của
phòng thực hành)
Tìm hiểu, sử dụng CuteFTP thay cho FTP dòng lệnh.
Tập lệnh thao tác với FTP server
! delete literal prompt send
? debug ls put status
append dir mdelete pwd trace
ascii disconnect mdir quit type
bell get mget quote user
binary glob mkdir recv verbose
bye hash mls remotehelp
cd help mput rename
close lcd open rmdir
(Các sinh viên có tài khoản FTP riêng của mình trên FTP server của khoa CNTT. Có thể dùng
các tài khoản này để lưu trữ các tập tin làm việc của sinh viên trong quá trình học tập tại
trường.
Quy chế và hoạt động của hệ thống FTP có trong thông báo của phòng hệ thống dán trên bảng
tin của khoa CNTT)
26/12/2013
3/6
Bài 03 – WWW: Bài tập thực hành trang 76, 77, 78 giáo trình Internet.
Tìm kiếm thông tin trên Internet. Sinh viên thực hiện tìm kiếm và truy cập các website có chứa
các nội dung:
- kỹ năng học tập, kỹ năng nghiên cứu,
- từ điển tra cứu chuyên ngành,
- các phần mềm chuyên ngành cần cho môn học của sinh viên,
- các nguồn tư liệu về một chủ đề chuyên ngành do sinh viên tự chọn (ví dụ: phân tích thị
trường, ảnh hưởng tâm lý khách hàng lên quá trình kinh doanh, tái sắp xếp bộ máy quản
lý trong đơn vị sản xuất, v.v.).
Sinh viên cần cho biết :
- kết quả tìm kiếm: địa chỉ website, tài liệu (tên tài liệu, loại tài liệu (tập tin .doc, .pdf,
.html, v.v.). Tác giả của tài liệu.
- đã sử dụng công cụ (website) tìm kiếm nào?
- Thực hiện việc tìm như thế nào?
- Công cụ hay website có đưa ra phương pháp nào giúp người dùng thu nhỏ phạm vi tìm
kiếm thông tin hay không?
- Việc trình bày thông tin tìm được có tiện dùng hay không?
- Tốc độ tìm có nhanh không? (không tính đến tốc độ đường truyền vật lý)
Bài 04 – Email: Bài tập thực hành trang 36 giáo trình Internet với các thông tin sau:
Mail server:
mail.itlab.ptithcm.edu.vn (IP address: 192.168.5.17)
SMTP: mail.itlab.ptithcm.edu.vn:25
POP: mail.itlab.ptithcm.edu.vn:110
IMAP:mail.itlab.ptithcm.edu.vn:143
Mail account:
Mailbox: s<<ma_sinh_vien>>@mail.itlab.ptithcm.edu.vn
Password: ddmmyy
Thực hành các thao tác gửi nhận thư, cài đặt các tham số cho Outlook Express.
Có nhận xét gì nếu:
- Với cùng một tài khoản thư điện tử, dùng Outlook Express để nhận thư ở một máy, sau
đó sang máy khác cài đặt và cũng sử dụng Outlook Express để nhận thư.
- Phải thiết lập tham số nào để khắc phục hiện tượng này.
Nhóm trao đổi tin qua thư điện tử: mailling list.
- Mailling list là gì? Hoạt động như thế nào? So sánh giữa sử dụng mailling list và việc
trao đổi thông qua gửi email thông thường?
- Thực hành đăng ký vào một mailling list ()
- Thực hành trao đổi thông tin trên mailling list.
Bài 05 – Web mail: Bài tập thực hành trang 47 giáo trình Internet.
Sử dụng Mail account trong bài thực hành 04.
Dùng web browser truy cập vào địa chỉ:
:3000/
Sinh viên tự tìm hiểu các thành phần trong web mail.
Sinh viên nên đổi mailbox password của mình sau lần truy cập đầu tiên. (Phần Option)
26/12/2013
4/6
Bài 06 – Lập trình Web.
Sinh viên viết các trang Web theo yêu cầu của bài tập rồi dùng FTP gửi lên thư mục của mình
trên server ftp.itlab.ptithcm.edu.vn. Sinh viên có toàn quyền thay đổi, sửa chữa hay xoá các tập
tin trong website bằng FTP.
Khái niệm: Thế nào là địa chỉ tuyệt đối? Thế nào là địa chỉ tương đối? Vai trò của hai loại địa
chỉ này?
Để đưa trang web của mình trên webserver, thực hiện các bước sau:
1. Truy nhập vào FTP server của phòng thực hành (ftp.itlab.ptithcm.edu.vn) theo tài khoản
riêng của sinh viên.
2. Tạo thư mục www ngay trong thư mục gốc của tài khoản. Các tập tin .html trong website
sẽ được lưu trữ trong thư mục www hay các thư mục con của www. Các tập tin .html
nằm ngoài thư mục www sẽ không được webserver quản lý.
3. Chép các tập tin trang web vào thư mục www hoặc các thư mục con của www.
4. Sau đó, chạy web browser rồi gõ vào phần address địa chỉ như sau:
_viên>>/<<tập tin .html cần xem>>
Để tao một website, hãy bắt đầu bằng trang nhà - home page (đặt bằng một trong các tên sau:
index.htm, index.html, default.htm, default.html). Sau đó viết các trang khác và tạo các liên kết từ
trang nhà nói trên đến các trang này.
Để mở trang nhà tự động, gõ vào địa chỉ:
/>Chương trình webserver sẽ tự động mở trang home page trên.
1. Sinh viên làm lại phần bài tập trên lớp. Chú ý cách đưa các thành phần vào trang Web.
Xem kết quả.
2. Hãy thiết kế và xây dựng (các) trang web thời khóa biểu cho một khoa. Hãy tự nghĩ ra
cấu trúc và phong cách trình bày của trang thời khóa biểu cho phù hợp và dễ theo dõi.
3. Hãy thiết kế và xây dựng bố cục trang web thông tin của lớp. Mỗi sinh viên thử đề cử ý
tưởng và đưa sản phẩm (web) vào trong website của mình.
4. Hãy viết một website cá nhân (gồm ít nhất hai trang web) giới thiệu sơ lược lý lịch khoa
học của cá nhân: thông tin bản thân, ảnh (sinh viên tự xử lý ảnh của mình và đưa lên
website, kích thước ảnh không quá 150x200pixels), quá trình học tập, thành tích, danh
hiệu, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, khả năng, sở thích), các chủ đề nghiên cứu quan
tâm, đang thực hiện hoặc dự tính thực hiện, các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài
hoặc đồ án môn học đang tham gia, nếu có thể thì tạo liên kết đến website của các dự án
này; các website ưa thích (ví dụ như forum, site tìm kiếm).
Nếu đang làm nghiên cứu khoa học, đề tài, đồ án môn học, hãy tạo ra một trang web giới
thiệu về đề tài của mình và những kết quả đạt được (nếu không cần phải giữ kín kết quả
này). Trong trường hợp muốn công bố thì nêu kết quả nghiên cứu, các nguồn tài liệu
tham khảo.
Nếu là thành viên của một đội, nhóm , hãy tạo ra trang web giới thiệu về đội nhóm mà
sinh viên đang tham gia.
Các thông tin có thể tham chiếu đến một địa chỉ thực (ví dụ: website của PTIT-HCM,
hoặc website của một sinh viên khác, ví dụ có thể cùng hoạt động trong nhóm nghiên
cứu) cần được tạo liên kết hợp lý.
26/12/2013
5/6