Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Bai 8 Nang dong sang tao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.76 KB, 39 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 1 20/08/2016 Tiết 1 22/08/2016. Ngày soạn: Ngày dạy : Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ. I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng : Sau bài học này, học sinh cần đạt được 1.1. Kiến thức: -HS hiểu được thế nào là chí công vô tư (CCVT), những biểu hiện của CCVT, hiểu được ý nghĩa của phẩm chất CCVT. 1.2. Kĩ năng: - Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày. 1.3. Thái độ: - Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư. 1.4. Nội dung tích hợp : - Đạo đức Hồ Chí Minh : Lồng ghép bộ phận tấm gương về chí công vô tư của Bác Hồ 2. Mục tiêu phát triển năng lực : Định hướng các năng lực được hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực trình bày suy nghĩ của mình, năng lực ra quyết định, năng lực tìm và xử lý thông tin, năng lực tư duy phê phán. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - SGK, SGV GDCD 9. - Mẫu chuyện, ca dao, danh ngôn nói về CCVT. - Bài tập tình huống. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK GDCD 9. - Xem trước bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: a)/Khám phá:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> b)/Kết nối: Giới thiệu bài: GV nêu ý nghĩa, tác dụng và sự cần thiết phải rèn luyện phẩm chất CCVT để dẫn dắt vào bài.. Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích truyện đọc Hoạt động của Thầy và Trò Giáo viên yêu cầu 2 học sinh đọc 2 câu chuyện trong sách giáo khoa. Giáo viên chia HS thảo luận theo 3 nhóm . HS thảo luận theo nhóm được phân công trong thời gian 3 phút.. Nội dung kiến thức cần đạt. Nhóm 1 trả lời : 1, - Khi Tô Hiến Thành bị ốm, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo. - Trần Trung Tá mãi chống giặc nơi biên cương. 2, Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào Nhóm 1 : việc ai là người có khả năng 1, Nhận xét của Em về việc gánh vác công việc chung của làm của Vũ Tán Đường và Đất nước . Trần Trung Tá ? 3, Việc làm của ông xuất phát từ lợi ích chung. Ông là người thực sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc 2, Vì sao Tô Hiến Thành lại theo lẽ phải. chọn Trần Trung Tá thay Nhóm 2 trả lời : thế ông lo việc nước nhà ? 1 - Mong muốn của Bác Hồ là Tổ Quốc được giải phóng, 3, Việc làm của Tô Hiến nhân dân được hạnh phúc, ấm Thành thể hiện đức tính gì ? no. Nhóm 2 : 2- Làm cho ích quốc, lợi dân 1, Mong muốn của Bác Hồ 3- Nhân dân ta vô cùng kính là gì ? trọng, tin yêu và khâm phục 2, Mục đích mà Bác Hồ Bác. Bác luôn là sự gắn bó theo đuổi là gì ? gần gũi, thân thiết.. Năng lực được hình thành Năng lực tìm và xử lí thông tin, năng lực trình bày suy nghĩ của mình, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3, Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác Hồ như thế nào ? Nhóm 3 : 1, Việc làm của Tô Hiến Thành và chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì ? 2, Qua 2 câu chuyện trên Em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Giáo viên cho các nhóm trình bày. Nhóm 3 trả lời : 1- Đều là biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất Chí công vô tư. 2 - Bản thân học tập, tu dưỡng theo gương của Tô Hiến Thành và Bác Hồ, để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.. Giáo viên nhận xét và kết luận : - Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ đều biểu hiện phẩm chất Chí công vô tư. Điều dó mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội, làm cho dân thêm giàu, nước thêm mạnh. - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cần thiết cho tất cả mọi người. Song phẩm chất đó không chỉ thể hiện qua lời nói mà phải thể hiện bằng việc làm hàng ngày. Chúng ta cần phải biết ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán, lên án những việc làm thiếu chí công vô tư . Hoạt động 2: Nội dung bài học ( giúp HS liên hệ thực tế ) Hoạt động của Thầy và. Nội dung kiến thức cần đạt. Năng lực.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trò Qua phần thảo luận ở trên, chúng ta tìm hiểu để rút ra khái niệm về chí công vô tư, ý nghĩ của phẩm chất này trong cuộc sống. GV cho HS làm bài tập nhanh ( Sử dụng bảng phụ ) Câu 1 : Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư ? 1, Làm việc vì lợi ích chung 2, Giải quyết công việc công bằng 3, Chỉ chăm lo cho lợi ích của mình 4, Không thiên vị 5, Dùng tiền bạc, của cải của nhà nước cho việc cá nhân. HS trả lời cá nhân HS ghi bài vào vở : GV nhận xét, nêu đáp án đúng và giải thích tại sao ? Đáp án đúng : 1, 2, 4 Câu 2: Thế nào là chí công vô tư? GV nhận xét, kết luận. II/ Nội dung bài học : 1/ Thế nào là chí công vô tư ? Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không ? Ý nghĩa của phẩm chất chí thiên vị, giải quyết công việc công vô tư theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 2/ Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư : - Chí công vô tư đem lại lợi ? Chúng ta cần rèn luyện ích cho tập thể và cộng đồng phẩm chất chí công vô tư xã hội. như thế nào ? - Góp phần làm cho Đất nước. được hình thành Năng lực tự hoc, năng lực trình bày suy nghĩ của mình, năng lực ra quyết định..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thêm giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 3/ Rèn luyện : - Ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư . - Phê phán hành động trái với chí công vô tư. Hoạt động 3: Bài tập Hoạt động của Thầy và Trò GV hướng dẫn HS làm bài tập HS làm bài tập 2,3 trang 5, 6 HS làm bài tập HS nhận xét, bổ sung. Nội dung kiến thức cần đạt Bài tập 2 : Tán thành d, đ Không tán thành : a, b, c. Năng lực được hình thành Năng lực tự hoc, năng lực trình bày suy nghĩ của mình, năng lực ra quyết định.. HS sửa bài tập GV nhận xét, kết luận IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp cao 1. Chí công Thế nào là vô tư chí công vô tư? 2. Ý nghĩa Chí công vô của phẩm tư đem lại chất chí công điều gì cho vô tư. cá nhân và xã hội? 3. Phương Kể tên một hướng rèn số việc làm luyện thể hiện phẩm chất.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> chí công vô tư? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài và làm bài tập - Chuẩn bị bài cho tiết sau. Tuần 2 soạn:27/08/2016 Tiết 2 29/08/2016. Ngày Ngày dạy : Bài 2: TỰ CHỦ. I/ MỤC TIÊU : 1.Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng : Sau khi học sinh bài này HS cần đạt được 1.1 Kiến thức : - Thế nào là tự chủ, Biểu hiện của tính tự chủ. - Hiểu được vì sao con người cần phải biết tính tự chủ 1.2. Kĩ năng: - Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt. 1.3. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người. 1.4. Nội dung tích hợp :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - giáo dục pháp luật : Tích hợp vào mục 1 phần nội dung bài học 2. Mục tiêu phát triển năng lực : Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ra quyết định, năng lực kiên định, năng lực thể hiện sự tự tin, năng lực kiểm soát cảm xúc. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên : - SGK, SGV GDCD 9. - Mẫu chuyện, ví dụ thực tế. 2. Chuẩn bị của học sinh : - SGK GDCD 9. - Xem trước bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Thế nào là Chí công vô tư ? Nêu VD về những việc làm chí công vô tư trong thực tế cuộc sống ? HS cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: GV giới thiệu về tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí để dẫn dắt vào bài.. Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích truyện đọc Hoạt động của Thầy và Trò - Gv yêu cầu HS đọc 2 mẫu chuyên (SGK) - GV nêu câu hỏi thảo luận : NHÓM 1 : 1. Nỗi bất hạnh nào đến với gia đình bà Tâm ? 2. Bà Tâm có thái độ như thế nào khi biết con mình bị nhiểm HIV/AIDS?. Nội dung kiến thức cần đạt I. Đặt vấn đề Nhóm 1 trả lời : 1- Con trai bà nghiện Matuý, bị nhiễm HIV / AIDS. 2- Khi biết con mình bi nhiểm HIV/AIDS Bà Tâm rất đau xót nhưng không khóc trước mặt con, bà đã nén chặt nỗi đau để chăm sóc con. Năng lực được hình thành Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ra quyết định, năng lực kiên.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> và động viên những gia đình có người bị nhiểm HIV khác không xa lánh, hắt hủi người bị nhiểm HIV. 3. Việc làm của bà Tâm thể hiện 3- Bà là người làm chủ tình cảm và điều gì ? hành vi của mình. NHÓM 2 : Nhóm 2 trả lời : 1. Trước đây N là học sinh có 1- HS ngoan và học khá những ưu điểm gì ? 2. N từ một HS ngoan đã trở 2 - N được bố mẹ nuông chiều , bạn thành người nghiện ngập, trộm bè xấu rủ rê, hút thuốc, uống rượu cắp như thế nào ? Vì sao? bia, trốn học, đua xe, thi trượt tốt nghiệp lớp 9, buồn phiền, nghiện 3. Tại sao N lại có một kết cục hút và trộm cắp. như vậy ? 3 – N không làm chủ được tình cảm và hành vi của mình, gây hậu quả NHÓM 3 : cho bản thân, gia đình và xã hội. 1. Cách cư xử của bà Tâm và N khác nhau như thế nào? 1 - Bà Tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình, vượt qua được sự đau khổ. N không làm chủ được bản thân 2. Theo em ntn là một người có trước cám dỗ. tính tự chủ? 2- Tính tự chủ của một người là làm chủ được bản thân trước những tác 3. Vì sao con người lại cần có tính động hay mọi sự cám dỗ xung tự chủ? quanh. - Con người có tính tự chủ thì mới đứng vững được trước mọi hoàn cảnh. Tính tự chủ giúp con người có - HS thảo luậ nhóm và trình bày. tính tự tin và hành động đúng đắn. - GV nhận xét, bổ sung. Nếu không có tính tự chủ thì dễ bị sa ngã, hư hỏng. Tìm hiểu những biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ : - GV gọi 2 HS lên bảng ghi ý * Biểu hiện của tự chủ và thiếu tự kiến: Tự chủ và thiếu tự chủ. chủ : - HS nhân xét, bổ sung. - Tự chủ: Bình tĩnh không nóng - HS tự liên hệ bản thân . nảy, không vội vàng, luôn tự tin, không bị người khác lôi kéo… - Thiếu tự chủ: Suy nghĩ, hành động. định, năng lực thể hiện sự tự tin, năng lực kiểm soát cảm xúc..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> nóng nảy, không vững vàng trước cám dỗ… Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của Thầy và Trò. - GV nêu câu hỏi: ? Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì ? - Tự chủ ? Làm chủ bản thân là làm chủ trong những lĩnh vực nào ? - Suy nghĩ, tình cảm, hành vi, trong mọi hoàn cảnh.. Nội dung kiến thức cần đạt. II. Nội dung bài học. Năng lực được hình thành. Năng lực tự học, năng lực giao 1. Tự chủ : Là làm chủ bản thân. tiếp, năng lực Người biết tự chủ là người làm chủ hợp tác, năng được những suy nghĩ, tình cảm và lực sử dụng hành vi của mình trong mọi hoàn ngôn ngữ, cảnh, tình huống, luôn có thái độ năng lực ra bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh quyết định, hành vi của mình. năng lực kiên ? Thế nào là tự chủ? định, năng lực 2.Ý nghĩa : thể hiện sự tự - Tự chủ là một đức tính quý giá. tin, năng lực ? Biểu hiện của đức tính tự chủ - Có tính tự chủ con người sống kiểm soát cảm như thế nào ? đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn xúc. hoá. ? Tự chủ có ý nghĩa như thế nào? - Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách, cám dỗ. 3. Rèn luyện : - Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động. ? Ngày nay trong thời kỳ kinh tế - Xem xét thái độ, lời nói, hành thị trường tính tự chủ còn quan động, việc làm của mình là đúng trọng không ? Vì sao ? hay sai. ?. Chúng ta cần làm gì để rèn - Biết rút kinh nghiệm và sữa chữa. luyện tính tự chủ? - HS trả lời -GV tóm tắt theo nội dung bài học..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoạt động 3: Bài tập Hoạt động của Thầy và Trò. Nội dung kiến thức cần đạt. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3. Bài tập - GV yêu cầu HS giải bài tập 1, 2. Bài 1: Em đồng ý với ý kiến: a, - HS chuẩn bị bài và trình bày. b, d, e Bài 2: Câu ca dao có ý muốn nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn cản cũng vẫn HS liên hệ thực tế để kể một câu vững vàng, không thay đổi ý định chuyện về một người có tính tự của mình. chủ.. Năng lực được hình thành Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ra quyết định,. IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp cao 1. Tự chủ Thế nào là Tự chủ? 2. Ý nghĩa Chí công vô tư đem lại điều gì cho cá nhân và xã hội? 3. Phương Hãy kể tên hướng rèn một số câu luyện ca dao, tục ngữ nói về tính tự chủ hoặc thiếu tự chủ? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : - Học bài và làm bài tập - Chuẩn bị bài cho tiết sau.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tuần 3 soạn:04/09/2016 Tiết 3 06/09/2016. Ngày Ngày dạy: Bài 3:. DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT. I/ MỤC TIÊU : 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.1. Kiến thức : - Hiểu được thế nào là dân chủ, kỷ luật. - Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật. - Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỷ luật. 1.2. Kĩ năng: Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành kỷ luật của tập thể..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1.3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỷ luật của tập thể. 2. Mục tiêu phát triển kỹ năng : Năng lực tư duy phê phán, năng lực trình bày suy nghĩ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên : - SGK, SGV GDCD 9. - Mẫu chuyện, ví dụ thực tế. - Các tình huống có nội dung liên quan. - Ca dao tục ngữ, mẫu chuyện có nội dung liên quan. 2. Chuẩn bị của học sinh : - SGK GDCD 9. - Xem trước bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Tự chủ là gì? Hãy nêu một số biểu hiện tự chủ của một bạn HS trong học tập và rèn luyện? Em cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Giới thiệu bài: GV nêu lên tầm quan trọng của việc phát huy tính dân chủ và kỉ luật để dẫn dắt vào bài mới.. Hoạt động 1: Khai thác tình huống trong sách giáo khoa ( Đặt vấn đề ) Hoạt động của Thầy và Trò. Nội dung kiến thức cần đạt. - GV yêu cầu 2 HS đọc tình I. Đặt vấn đề : huống ( SGK ) - GV nêu câu hỏi: 1. Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong các tình huống trên. - Việc làm phát huy dân chủ ở lớp 9A: GVCN đề nghị lớp họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp, sôi nổi thảo luận,. Năng lực được hình thành Năng lực tư duy phê phán, năng lực trình bày suy nghĩ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> đề xuất các chỉ tiêu cụ thể, thảo luận các biện pháp thực hiện những vấn đề chung, tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể, thành lập đội thanh niên cờ đỏ . .. - Việc làm thiếu dân chủ của ông giám đốc : công nhân không được bàn bạc, góp ý về yêu cầu của giám đốc . . . 2. Tác dụng của việc phát huy dân chủ của lớp 9A là gì? * Ở lớp 9A mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện tốt, cuối năm lớp được tuyên dương. 3. Việc làm của giám đốc trong câu chuyện thứ 2 có tác hại như thế nào? * Việc làm của giám đốc có tác hại: Sản xuất giảm sút, công ti bị thua lỗ nặng. Từ các nhận xét trên về việc làm của lớp 9A và ông giám đốc, em rút ra bài học gì ?  Phát huy tính dân chủ và kỉ luật của lớp 9A và phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đốc gây nên hậu quả xấu cho công ti. - HS thảo luận trả lời. - GV nhận xét bổ sung và kết luận phần 1 Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của Thầy và Trò - GV nêu câu hỏi:. Nội dung kiến thức cần đạt II. Nội dung bài học :. Năng lực được hình thành Năng lực tư duy.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1.Em hiểu thế nào là dân chủ ? 1. Dân chủ và kỉ luật : phê phán, năng Thế nào là kỉ luật? a/ Dân chủ : lực trình bày suy - Là người làm chủ công việc . nghĩ. - Mọi người được biết, cùng tham gia bàn bạc. - Góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội có lien quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. b/ Kỉ luật là : - Tuân theo những qui định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội. Nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt 2. Hãy nêu các việc làm thể chất lượng, hiệu quả trong công hiện tính dân chủ và thiếu dân việc vì mục tiêu chung. chủ trong thực tế cuộc sống hiện nay. - Những việc làm thể hiện tính dân chủ: Đại biểu QH tiếp xúc và tiếp thu ý kiến của cử tri, nhà trường tổ chức cho HS góp ý kiến vào bản nội quy của học sinh, trong các cuộc họp của thôn buôn bà con được tự do phát biểu ý kiến… - Những việc làm thiếu dân chủ của một số cơ quan nhà nước hiện nay: Hạch sách nhũng nhiễu nhân dân, không tôn trọng và tiếp thu ý kiến nhân dân, người dân không được biết, được bàn bạc những công việc liên quan đến lợi ích chính đáng của mình… 3. Dân chủ và kỉ luật có mối 2. Mối quan hệ giữa dân chủ và quan hệ như thế nào? kỉ luật : - Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hữu cơ với nhau: Dân chủ để.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> mọi người phát huy khả năng của mình vào công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo để phát huy dân chủ. 4. Dân chủ và kỉ luật có tác 3. Tác dụng : - Dân chủ và kỉ dụng như thế nào? luật đem lại lợi ích cho việc phát triển nhân cách của mỗi người và góp phần phát triển XH. 5. Mọi người cần làm gì để 4. Phương hướng rèn luyện : phát huy dân chủ và rèn luyện - Mọi người cần tự giác chấp tính kỉ luật? hành kỉ luật, các tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy được tính dân chủ. - GV nhận xét, bổ sung. - GV tóm tắt nội dung chính của bài học. Hoạt động 3 : Bài tập Hoạt động của Thầy và Trò. Nội dung kiến thức cần đạt. - GV yêu cầu HS làm các bài Bài tập 1 : tập : 1/ SGK - Những hành vi thể hiện - HS chuẩn bị bài và trình bày. tính dân chủ là : a, c, d - Thiếu dân chủ : b - Thiếu kỉ luật : đ. Năng lực được hình thành Năng lực tư duy phê phán, năng lực trình bày suy nghĩ.. IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp cao 1. Dân chủ và Học sinh kỷ luật phân biệt được dân chủ và kỷ luật. 2. Mối quan Dân chủ và hệ giữa dân kỷ luật có chủ và kỷ mối quan hệ.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> luật? 3. Tác dụng. như thế nào? Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật có tác dụng như thế nào với bản thân em?. 4. Phương hướng rèn luyện. Hãy nêu 1 việc làm thể hiện dân chủ và 1 việc làm thiếu dân chủ mà em biết?. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : - Học bài và làm bài tập - Chuẩn bị bài cho tiết sau. Tuần 4 soạn:10/09/2016 Tiết 4 12/09/2016. Ngày Ngày dạy :. Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH I/MỤC TIÊU : 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng : 1. 1. Kiến thức: - Thế nào là hòa bình, thế nào là bảo vệ hòa bình..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Giải thích được vì sao phải bảo vệ hòa bình. - Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới. - Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hàng ngày. 1. 2. Kĩ năng: Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường hoặc địa phương tổ chức. 1.3. Thái độ: Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa. 2. Mục tiêu phát triển năng lực : Năng lực giao tiếp, năng lực xác định giá trị, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên : - SGK, SGV GDCD 9. - Mẫu chuyện, ví dụ thực tế. - Các tình huống có nội dung liên quan. - Mẫu chuyện có nội dung liên quan. - Tranh ảnh, bài báo, tư liệu về chiến tranh và các hoạt động bảo vệ hòa bình. 2. Chuẩn bị của học sinh : - SGK GDCD 9. - Xem trước bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: - Dân chủ là gì? Nêu ví dụ? Kỉ luật là gì? Nêu ví dụ? - Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế nào? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Giới thiệu bài: GV yêu cầu cả lớp hát bài: “ Trái đất này là của chúng mình ”. yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài hát để dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 1: Phân tích thông tin, tình huống Hoạt động của Thầy và Trò. Nội dung kiến thức cần đạt. - GV yêu cầu HS đọc phần I. Đặt vấn đề : thông tin và quan sát ảnh để thảo luận trả lời câu hỏi. - GV chia lớp thành 3 nhóm ( mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi. Năng lực được hình thành Năng lực giao tiếp, năng lực xác định giá trị, năng lực tư duy phê phán, năng lực.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ) 1. Em có suy nghĩ gì khi xem các hình ảnh và đọc các thông tin trên? - Qua các thông tin và hình ảnh trên chúng ta thấy được sự tàn khốc của chiến tranh, giá trị của hòa bình và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh. 2. Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào? - Hâu quả của chiến tranh: +Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm 10 triệu người chết. Chiến tranh thế giới lần thứ hai có 60 triệu người chết + Từ 1900-2000 Chiến tranh đã làm hơn 2 triệu trẻ em chết, 6 triệu trẻ em bị thương, 20 triệu trẻ em phải bơ vơ, hơ 300000 trẻ em buộc phải đi lính ,cầm súng giết người. - Để bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện, bình đẵng giữa con người với con người, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia trên thế giới. 3. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình? - HS các nhóm thảo luận và trình bày. - GV nhận xét và kết luận: Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người.. tìm kiếm và xử lí thông tin..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. Hướng dẫn phân tích làm rõ nội dung -GV nêu câu hỏi: 1. Nêu sự đối lập giữa chiến tranh và hòa bình. - Hòa bình đem lại sự bình yên, ấm no, hạnh phúc cho con người. Còn chiến tranh đem lại đau thương, nghèo nàn, lạc hậu, bất hạnh cho con người. 2. Hãy phân biệt giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. - Chiến tranh chính nghĩa là các nước tiến hành chiến tranh chống xâm lược, bảo vên độc lập tự do, bảo vệ hòa bình. Còn chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh xâm lược, xung đột sắc tộc, khủng bố. - HS suy nghĩ trả lời - GV nêu kết luận: Chúng ta phải biết ủng hộ các cuộc chiến tranh chính nghĩa, lên án, phản đối các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của Thầy và Trò. Nội dung kiến thức cần đạt. - GV nêu câu hỏi II/ Nội dung bài học : 1. Hòa bình là như thế nào? 1/ Hoà bình là : Tình trạng. Năng lực được hình thành Năng lực giao tiếp, năng lực xác.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Thế nào là bảo vệ hòa bình?. không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. Bảo vệ hoà bình : Là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên ; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia ; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. 2. Vì sao ngày nay vẫn phải 2- Ngày nay, ở nhiều nước trên tiếp tục bảo vệ hòa bình, chống thế giới vẫn đang xảy ra chiến chiến tranh? tranh hay xung đột vũ trang, ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ tại nhiều nơi trên hành tinh chúng ta. 3. Vì sao nhân dân Việt Nam lại yêu hòa bình và luôn phản đối chiến tranh?( Phần đọc thêm ) Là dân tộc yêu chuộng hoà bình và đã phải chịu đựng quá nhiều đau thương, mất mát của mấy cuộc chiến tranh gay go, ác liệt để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. 4. Chúng ta cần làm gì để bảo 3- Phương hướng rèn luyện : vệ hòa bình, chống chiến -Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, tranh? bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người. - Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Hoạt động 3 : Bài tập Hoạt động của Thầy và Trò Hướng dẫn làm bài tập. Nội dung kiến thức cần đạt III/ Bài tập. định giá trị, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.. Năng lực được hình thành Năng lực giao.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> -GV yêu cầu HS giải các bài tập 1, 2, 3 - HS chuẩn bị bài và trình bày - GV nhận xét, bổ sung.. Bài 1: Các hành vi thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình : a, b, d, e, h, i. Bài 2: Tán thành ý kiến : a, c Bài 3: HS tìm hiểu các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do trường , lớp, địa phương , nhân dân trong nước tổ chức giới thiệu cho các bạn biết .. tiếp, năng lực xác định giá trị, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.. IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp cao 1. Hoà bình Hoà bình là gì? 2. Bảo vệ hoà Bảo vệ hoà bình bình bao gồm những nội dung nào? 3. Phương Là học sinh hướng rèn em cần làm luyện gì để bảo vệ hoà bình? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : - Học bài và làm bài tập - Chuẩn bị bài cho tiết sau Tuần 5 soạn:16/09/2016 Tiết 5 18/09/2016. Ngày Ngày dạy :. Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI I/ MỤC TIÊU : 1.Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Hiểu được ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. - Biểu hiện của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 1.2. Kĩ năng: - HS biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. - Tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức. 1. 3. Thái độ: - Tôn trọng thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. 2. Mục tiêu phát triển năng lực : Năng lực giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên : - SGK, SGV GDCD 9. - Mẫu chuyện, ví dụ thực tế. - Các tình huống có nội dung liên quan. - Bản đồ về quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các dân tộc khác. - Bài hát, mẫu chuyện vầ tình đoàn kết,hữu nghị. 2. Chuẩn bị của học sinh : - SGK GDCD 9. - Xem trước bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Hãy nêu các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh mà em có thể tham gia? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Giới thiệu bài: GV nêu ví dụ về một hoạt động có ý nghĩa xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế gới để dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 1: Phân tích thông tin phần đặt vấn đề Hoạt động của Thầy và Trò. Nội dung kiến thức cần đạt. -GV yêu cầu HS đọc phần I. Đặt vấn đề thông tin và quan sát ảnh trong SGK. - GV nêu câu hỏi: 1. Qua các thông tin, sự kiện và hình ảnh trên em có suy nghĩ gì. Năng lực được hình thành Năng lực giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> về tình hữu nghị giữa VN với các dân tộc khác? - Tính đến tháng 10/2002 VN đã có quan hệ với 47 tổ chức song phương và đa phương. Đến tháng 3/2003, VN có quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia, trao đổi ngoại giao với 61 quốc gia trên thế giới. 2. Nêu ví dụ về mối quan hệ hữu nghị giữa VN với các dân tộc khác mà em biết ? - Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị với các nước Trung Quốc, Cam-pu chia, Lào, Thái Lan, Cu-ba…Nước ta có mối quan hệ với các tổ chức, các diễn đàn hợp tác trong khu vực và trên thế giới. HS: Liên hệ thực tế về tình hữu nghị giữa nước ta với các dân tộc khác trên thế giới Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của Thầy và Trò GV nêu câu hỏi: 1. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là như thế nào? 2.Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào?. 3.Đảng và Nhà nước ta thực. Nội dung kiến thức cần đạt. Năng lực được hình thành II. Nội dung bài học : Năng lực giao 1/ Khái niệm tình hữu nghị : Là tiếp, năng lực tư quan hệ bạn bè than thiết giữa duy phê phán, nước này với nước khác. năng lực tìm 2/ Ý nghĩa : kiếm và xử lí - Tạo cơ hội, điều kiện để các dân thông tin. tộc cùng hợp tác, phát triển. - Hữu nghị, hợp tác giúp nhau cùng phát triển : Kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, KHKT. - Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. 3/ Chính sách của Đảng :.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> hiện chính sách hòa bình hữu - Chủ động tạo ra các mối quan nghị với các dân tộc khác như hệ quốc tế thuận lợi. thế nào ? - Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước. - Hoà nhập với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại. 4. Học sinh chúng ta phải làm 4/ Phương hướng rèn luyện : gì để góp phần xây dựng tình - Thể hiện tình đoàn kết, hữu hữu nghị với các dân tộc khác ? nghị với bạn bè và người nước ngoài. - Qua thái độ, cử chỉ, việc làm là sự tôn trọng thân thiện trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động 3 : Bài tập Hoạt động của Thầy và Trò. Nội dung kiến thức cần đạt. Năng lực được hình thành Năng lực giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.. Bài 1 trang 19 : Các việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài - Viết thư thăm hỏi bạn bè quốc tế. - Tham gia giao lưu văn hóa thể thao. - Tham gia quyên góp các nước gặp khó khăn. - Lịch sự, cởi mở với người nước ngoài. Bài 2 trang 19 : HS trả lời theo hiểu biết IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp cao 1. Tình hữu Cho ví dụ về nghị tình hữu nghị? 2. Ý nghĩa Tình hữu nghị mang lại ý nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> như thế nào? 3. Phương hướng rèn luyện. Lập kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với học sinh trường khác?. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : - Học bài và làm bài tập - Chuẩn bị bài cho tiết sau. Tuần 6 24/09/2016 Tiết 6 26/09/2016. Ngày soạn: Ngày dạy :. Bài 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN I/ MỤC TIÊU : 1.Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng :.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 1.1. Kiến thức: - Thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác. - Nêu được nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta. 2.2. Kĩ năng: - Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân. 3.3. Thái độ: - Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về hợp tác quốc tế. 1.4 Nội dung tích hợp : - Giáo dục bảo vệ môi trường : Tích hợp vào mục 2 trong phần nội dung bài học. 2. Mục tiêu phát triển năng lực : Năng lực xác định giá trị, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1. Chuẩn bị của giáo viên : - SGK, SGV GDCD 9. - Mẫu chuyện, ví dụ thực tế. - Các tình huống có nội dung liên quan. - Tranh ảnh, băng hình, bài báo có chủ đề liên quan. 2. Chuẩn bị của học sinh : - SGK GDCD 9. - Xem trước bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? -HS có thể làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Giới thiệu bài : GV nêu một công trình xây dựng hoặc một công trình khoa học mà đó là kết quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác để từ đó dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 1: Phân tích thông tin Hoạt động của Thầy và Trò. Nội dung kiến thức cần đạt. Năng lực được hình thành.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> -GV yêu cầu HS đọc thông tin I.Đặt vấn đề : ở SGK -GV chia lớp thành 3 nhóm và nêu câu hỏi: 1. Qua các thông tin tình huống trên, em có nhận xét gì về quan hệ quốc tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới? ->Việt Nam đã tham gia vào tất cả các tổ chức quốc tế tên nhiều lĩnh vực: Thương mại, y tế, lương thực, giáo dục... 2. Sự hợp tác mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước khác? Vì sao lại phải hợp tác ->Chúng ta cần hợp tác vì: Này nay thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu, không có một dân tộc, một quốc gia riêng rẻ nào có thể giải quyết được. Sự hợp tác quốc tế góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta và các nước khác phát triển. Cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc của khu vực và thế giới. 3. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương như thế nào trong vấn đề hợp tác với các nước khác? Sự hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc nào? ->Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước XHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, các bên cùng có lợi, giải quyết bất đồng tranh chấp bằng thương lượng. Năng lực xác định giá trị, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực hợp tác..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> hòa bình, tránh dùng vũ lực, áp đặt , cường quyền. -HS các nhóm thảo luận và trình bày - GV nhận xét và nêu kết luận : Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp chúng ta các điều kiện sau : + Vốn + Trình độ quản lí + Khoa học – công nghệ Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt -GV nêu câu hỏi: 1.Em hiểu thế nào là hợp tác?. 2.Hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc nào?. 3.Sự hợp tác quốc tế có ý nghĩa như thế nào?. 4.Đảng và nhà nước ta chủ trương như thế nào đối với vấn đề hợp tác quốc tế?. Năng lực được hình thành II. Nội dung bài học Năng lực xác 1/ Hợp tác : Là cùng chung sức định giá trị, năng làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau lực tư duy phê trong công việc, lĩnh vực nào đó phán, năng lực vì lợi ích chung. tìm kiếm và xử lí *Nguyên tắc của Hợp tác : thông tin, năng + Dựa trên cơ sở bình đẳng lực hợp tác. + Hai bên cùng có lợi + Không hại đến lợi ích người khác VD: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy lọc dầu Dung Quất... 2/ Ý nghĩa : - Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết các vấn đề bức xúc có tính toàn cầu. ( Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ) - Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nước nghèo phát triển. - Để đạt được mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại. 3/ Chủ trương của Đảng và nhà nước ta : - Coi trọng, tăng cường hợp tác.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> với các nước trong khu vực và 5. Trách nhiệm của bản thân trên thế giới. em trong việc rèn luyện tinh 4/ Phương hướng rèn luyện : thần hợp tác ? - Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh. - Tham gia hoạt động hợp tác trong học tập, lao động và hoạt động tinh thần khác. - GV tóm tắt nội dung chính của bài học Biểu hiện của tinh thần hợp tác trong cuộc sống hàng ngày ? - GV yêu cầu HS nêu các biểu hiện của tinh thần hợp tác trong cuộc sống trong các mối quan hệ hàng ngày ( thể hiện trong cách xử sự với mọi người) - Cả lớp nhận xét, bổ sung Hoạt động 3 : Bài tập Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt GV yêu cầu HS làm bài tập 2,3 III. Bài tập BT2 : HS tự nêu sự hợp tác của bản thân trong công việc chung và kết quả của sự hợp tác đó. BT3 : HS giới thiệu những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong trường, trong lớp hoặc ở địa phương .. Năng lực được hình thành Năng lực xác định giá trị, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực hợp tác.. IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp cao 1. Hợp tác Thế nào là hợp tác? 2. Ý nghĩa Hợp tác cùng phát triển để.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> giải quyết những vấn đề bức xúc nào? 3. Phương hướng rèn luyện. Em đã làm những việc gì để rèn luyện tinh thần hợp tác?. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : - Học thuộc nội dung bài học, làm bài tập SGK, sách thực hành - Chuẩn bị trước bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.. Tuần 7 30/09/2016 Tiết 7 03/10/2016. Ngày soạn: Ngày dạy : BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> ( Tiết 1 ) I/ MỤC TIÊU : 1Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? - Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 1.2. Kĩ năng: - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 1.3. Thái độ: - Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 1.4. Nội dung tích hợp: - Đạo đức Hồ Chí Minh : Lồng ghép bộ phận tấm gương kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác Hồ. 2. Mục tiêu phát triển năng lực : Năng lực xác định giá trị, năng lực trình bày suy nghĩ, năng lực đặt mục tiêu, năng lực thu thập và xử lí thông tin. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1. Chuẩn bị của giáo viên : - SGK, SGV GDCD 9. - Tranh ảnh, tư liệu tham khảo . - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. 2. Chuẩn bị của học sinh : - SGK GDCD 9. - Xem trước bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: 1/Thế nào là hợp tác? Những vấn đề nào cần có sự hợp tác quốc tế ? 2/ Những nguyên tắc hợp tác của Đảng và nhà nước ta ? Đối với HS cần làm gì để có sự hợp tác tốt ? 3/Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Năng lực được hình thành GV: Yêu cầu HS đọc truyện I. Đặt vấn đề: Năng lực xác Chia HS thành nhóm nhỏ… 1. Bác Hồ nói về lòng yêu nước định giá trị, năng.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 1. Truyền thống yêu nước của của dân tộc ta. dân tộc ta được thể hiện như 2. Chuyện về 1 người thầy. thế nào qua lời nói của Bác Hồ? + Đó là truyền thống quý báu của dân tộc vượt qua mọi khó khăn gian khổ. + Có nhiều tấm gương về truyền thóng yêu nước từ xưa đến nay, nhất là khi có giặc ngoại xâm. + Lòng yêu nước được thể hiện bằng nhiều hành động, việc làm khác nhau và có ở tất cả mọi người dân Việt Nam GV: Kể về truyền thống yêu nước. - Ở Nam Tư, dân quyết chiến đấu chống Mĩ… - Ở Việt Nam: “ Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” GV: Gọi HS đọc SGK ? Em có nhận xét gì về cách xư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? - Cách cư xử: lễ phép, kính trọng thầy mặc dù họ đã làm quan to trong triều. Không những thế, họ còn kể cặn kẽ công việc của mình, cách nuôi dạy con cái…..để thầy giáo thấy được những kết quả tốt đẹp mà thầy đã dạy. - Cách cư xử đó thể hiện truyền thống”Tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc ta. ? Qua hai câu chuyện em có suy nghĩ gì.. lực trình bày suy nghĩ, năng lực đặt mục tiêu, năng lực thu thập và xử lí thông tin..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Lòng yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống quý báu. Đó là truyền thống yêu nước còn giữ mãi đến ngày nay. - Biết ơn, kính trọng thầy cô giáo dù mình là ai, đó là truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Đồng thời tự thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính như học trò của cụ Chu Văn An. Hoạt động 2: Nội dung bài học Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Em hãy kể những truyền thống II. Nội dung bài học : tốt đẹp của dân tộc ta mà em biết? GV : - Truyền thống yêu nước. - Tôn sư trọng đạo - Kính già yêu trẻ. - Thương người như thể thương thân. - Phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, dân tộc. - Đền ơn, đáp nghĩa. GV: Kết luận theo mục 1.2 bài học… ? Vậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? 1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh ? Em hãy nêu nững truyền thần( tư tưởng, lối sống, cách ứng thống tốt đẹp của dân tộc ta? xử..) hình thành trong quá trình GV: Văn hoá: tập quá, phong lịch sử lâu dài của dân tộc, được tục, ứng xử tốt đẹp. Nghệ thuật: truyền từ thế hệ này sang thế hệ Tuồng chèo, dân ca… khác. GV: Yêu cầu 1 số HS hát, đọc 2. Những truyền thống tốt đẹp thơ, dân ca, ca dao. của dân tộc: ? Bên cạnh đó còn 1 số truyền Yêu nước, bất khuất chống giặc thống không tốt vẫn còn tồn tại ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, em hãy kể 1 vài ví dụ : cần cù lao động, hiếu học, tôn sư. Năng lực được hình thành Năng lực xác định giá trị, năng lực trình bày suy nghĩ, năng lực đặt mục tiêu, năng lực thu thập và xử lí thông tin..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> HS: Ma chay, cưới xin linh trọng đạo, hiếu thảo…. đình, ăn khao, ăn vạ, mê tín dị đoan… GV: Nó sẽ không còn tồn tại nữa nếu mỗi con người có ý thức nâng cao trình độ văn hoá, hiểu biết của mình. Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Năng lực được hình thành GV yêu cầu HS làm BT 1 / 25 III. Bài tập Năng lực xác SGK - Đáp án đúng : a, c, e, g, h, I, l định giá trị, năng lực trình bày suy nghĩ. IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp cao 1. Truyền Thế nào là thống tốt đẹp truyền thống của dân tộc tốt đẹp của dân tộc. 2. Những Kể tên những truyền thống truyền thống tốt đẹp của dân tốt đẹp của tộc. dân tộc ta? Cho ví dụ ? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Về nhà học bài - Đọc trước nội dung bài học tiết sau học tiếp.. Tuần 8 08/10/2016 Tiết 8 10/10/2016. Ngày soạn: Ngày dạy : BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC ( Tiết 2 ) I/ MỤC TIÊU : 1Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? - Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 1.2. Kĩ năng: - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 1.3. Thái độ: - Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 1.4. Nội dung tích hợp: - Đạo đức Hồ Chí Minh : Lồng ghép bộ phận tấm gương kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác Hồ. 2. Mục tiêu phát triển năng lực : Năng lực xác định giá trị, năng lực trình bày suy nghĩ, năng lực đặt mục tiêu, năng lực thu thập và xử lí thông tin. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1. Chuẩn bị của giáo viên : - SGK, SGV GDCD 9. - Tranh ảnh, tư liệu tham khảo . - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. 2. Chuẩn bị của học sinh : - SGK GDCD 9. - Xem trước bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Hãy kể tên 5 truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 3/Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập nhanh Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Năng lực được hình thành GV yêu cầu hai HS lên bảng Năng lực xác làm bài tập : định giá trị, năng.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Bài 1 : Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? 1.Thích trang phục truyền thống Việt Nam. 2.Yêu thích nghệ thuật dân tộc. 3.Tìm hiểu văn học dân gian. 4.Tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa. 5.Theo mẹ đi xem bói. 6.Thích nghe nhạc cổ điển. 7.Quần bó, áo chẽn, tóc nhuộm vàng là mốt. Bài 2 : Những câu tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống của dân tộc ? 1.Uống nước nhớ nguồn. 2.Tôn sư trọng đạo. 3.Con chim có tổ, con người có tông. 4.Lời chào cao hơn mâm cỗ. 5.Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. 6.Cả bè hơn cây nứa. 7.Bắt giặc phải có gan, thuyền phải có sức. HS làm bài tập HS nhận xét, bổ sung GV nhận xét, đánh giá và cho điểm. Hoạt động 2: Nội dung bài học Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc?. II/ Nội dung bài học : 3. Ý nghĩa: Góp phần tích cực vào quá trình ? Chúng ta cần làm gì và không phát triển của dân tộc và mỗi cá nên làm gì để phát huy truyền nhân. thống tốt đẹp của dân tộc? 4. Phương hướng rèn luyện:. lực trình bày suy nghĩ.. Năng lực được hình thành Năng lực xác định giá trị, năng lực trình bày suy nghĩ..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Năng lực được hình thành GV yêu cầu HS làm GV hướng III. Bài tập Năng lực xác dẫn HS làm bài tập 2, 3, 4 / sgk định giá trị, năng lực trình bày suy nghĩ. IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp cao 1. Ý nghĩa Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mang lại ý nghĩa gì? 2. Phương Em phải làm hướng rèn gì để phát luyện huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Về nhà học bài, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.. Tuần 9 15/10/2016 Tiết 9 17/10/2016. Ngày soạn: Ngày dạy :.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT I/ Mục tiêu : -Củng cố – khắc sâu kiến thức về các bổn phận đạo đức đã học -Rèn kỹ năng làm bài, ghi nhớ -Có ý thức làm bài đúng đắn, phê phán các thái độ sai trái trong kiểm tra thi cử II/ Mục tiêu phát triển năng lực : - Năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực ứng phó với căng thẳng. III/ Chuẩn bị : Đề kiểm tra theo từng lớp. Đáp án, biểu điểm IV/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định tổ chức lớp : 2/Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3/ Đề bài: I. Trắc nghiệm khách quan.( 3 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng cho các câu sau.( Từ câu 1 đến câu 4) Mỗi câu đúng 0.25 điểm. Câu 1:. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây nói về chí công vô tư: A. Chỉ có những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư. B. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình. C. Học sinh còn nhỏ không cần phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư. D. Chí công vô tư thể hiện ở cả lời nói và việc làm. Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày? A. Biết lắng nghe ý kiến người khác. B. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân. C. Bắt mọi người phải phục tùng ý kiến của mình. D. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc, các màu da. Câu 3. Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế nào? A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức y tế thế giới (WHO). B. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP). C. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), tổ chức thương mại thế giới (WTO). D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 4. Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm nào? A. 28.7.1994 C. 28.7.1996.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> B. 28.7.1995 D. 28.7.1997 Câu 5. (1 điểm) Điền vào dấu ba chấm. cụm từ tích hợp. Hòa bình là tình trạng không có.................……………………….......là mối quan hệ ...............................................................và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, .................................................... là ................................. của toàn nhân loại. Câu 6. ( 1 điểm) Nối cột A với cột B sao cho phù hợp A B a. Là lớp trưởng nhưng Quân không bỏ qua a 1. Tự chủ kiểm điểm cho những bạn chơi thân với mình. b. Anh Tân biết tự kiềm chế bản thân không b 2. Yêu hòa bình theo lời rủ rê chích hút ma tuý của một số người nghiện. c. Trong các giờ sinh hoạt lớp Nam thường c 3. Kế thừa và phát xung phong phát biểu, góp ý kiến vào kế huy truyền thống tốt hoạch hoạt động của lớp. đẹp của dân tộc. d. Bạn H luôn luôn tôn trọng bạn bè, lắng d 4. Dân chủ và kỉ luật nghe và đối xử thân thiện với mọi người. 5. Chí công vô tư II. Tự luận. (7 điểm) Câu 1. (3 điểm) Hợp tác có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi nước ? Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào ? Hãy kể tên năm công trình thể hiện sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác. Câu 2. ( 2 điểm) Thế nào là chí công vô tư ? Nêu ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư? Rèn luyện chí công vô tư như thế nào? Hãy lấy một số ví dụ về việc làm thể hiện chí công vô tư ? Câu 3. ( 2 điểm): A đã từng là một học sinh chăm ngoan, học giỏi. Kể từ khi bố mẹ li thân bạn ấy chán nản, trốn học thường xuyên và đi theo một số bạn xấu. Sau đó một thời gian, A bị các bạn ấy lôi kéo bỏ học và bị nghiện ma tuý… a. Em có suy nghĩ gì về việc làm của A? b. Nếu là bạn của A, em sẽ làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(40)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×