Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu TRADE CONTACT ( ART 1-7) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.3 KB, 13 trang )

TRADE CONTACT (ART 1-7)
1. Tên hàng hóa (Commodity)
Tên hàng hóa có tác dụng hương dẫn các bên ký kết hợp đồng dựa vào đó xác
định chính xác mặt hàng cần mua bán - trao đổi. Vì vậy điều kiện này là điều kiện quan
trọng không thể thiếu, giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh
chấp thương mại sau này, đồng thời để dễ dàng phân biệt những sản phẩm cùng loại.
Người ta thường ghi tên hàng hóa trên hợp dồng theo những cách sau:
- Tên hàng hóa cần xác định một cách chính xác và ngắn gọn.
- Ghi tên thông thường kèm theo tên thương mại:
Vd: Cooking oil Marvela (do tập đoàn Golden Hope sản xuất), Cooking oil Neptune (do
Kouk sản xuất)
- Tên hàng kèm theo tên khoa học
Vd: Vải dệt kim (Knitting Fabric), Phân đạm (UREA FERTILIZER)
- Kèm theo nơi sản xuất
Vd: Nước mắm Phú Quốc, Cà phê Trung Nguyên, …
- Kèm theo tên nhà sản xuất
Vd: Gạo trắng Việt Nam,
- Kèm theo quy cách chính của hàng hóa (mô tả tổng hợp)
Vd: Xe tải 10 tấn, Dream II C100-GN57
- Kèm theo công dụng của hàng hóa
Vd: Lưỡi cưa để cưa gổ có đầu,
Rice Paste( Base element for preparation of spring roll)- Bánh tráng làm bằng bột gạo dùng để
chiên chả giò.
- Kèm theo mã số (để dễ phân biệt với những sản phẩm cùng chủng loại)
Vd: Phụ kiện gia công giày thể thao- Chủng loại Mã số
A63-0001 6A3-52106
683-52108
A53-0009 583-51913
- Kèm theo yêu cầu về chất lượng hàng hóa
Vd: Mực khô lột da – Skinless Whole Dried Squid,
Bạch tuộc đông lạnh XK – Frozen polypus (octopus)


(Whole, gutted, eyes-off, Flower style)
- Kèm theo tiêu chuẩn kỹ thuật định trước
Vd: Đồ gia dụng hiệu TIGER, xuất xứ Nhật Bản, tiêu chuẩn sử dụng nguồn điện 220V,
50Hz.
TIGER BRAND HOME APPLIANCES MADE IN JAPAN (220V, 50Hz)
Bổ sung thêm :
- Còn gọi là phần mô tả hàng hóa, nằm trong phần III của hợp đồng NT (nội dung
của hợp đồng NT).
- Trong nhiều hợp đồng XNK do DN Việt Nam soạn, điều kiện này thường chỉ được
ghi rất sơ sài, đơn giản, thiếu các mục như tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu về chất lượng kèm
theo, hoặc khi dịch sang tiếng nước ngoài co nhiều sai sót khiến cho đối tác có những cách
hiểu khác nhau về hàng hóa đó…
Vd 1 số cách ghi hợp đồng:
+ Hợp đồng XK gạo:
Commodity: Vietnamese White rice long grain, crop 2005, 10% broken
Dịch: Gạo trắng VN hạt dài, mùa vụ 2005, 10% tấm
+ Hợp đồng NK phân bón:
Commodity: UREA Fertilizer, Nitrogen 46% min, origin Indonesia
Dịch: Phân bón UREA, Đạm tối thiểu 46%, xuất xứ Indonesia
2.QUY CÁCH VÀ PHẨM CÁCH CỦA HÀNG HÓA
2.1 Mẫu hàng: Đó là mặt hàng được sản xuất hàng loạt , có chất lượng ổn định trong
hợp đồng ta chọn phương án này.
Yêu cầu:
Mẫu hàng được chọn phaải là mẫu chính của lô hàng đó.
 Mẫu chọn phải là mẫu trung bình, đồng nhất không nên chọn mẫu tốt hơn hàng hóa mà
mình mua bán.
 Số lượng mẫu: ít nhất là 3 mẫu, trong đó mỗi bên giữ 1 mẫu, mẫu còn lại gửi cho tổ chức
trung gian lưu giữ ( thông thường là tổ chức giám định) để giải quyết tranh chấp ( nếu
có) sau này.
 Mẫu có tính tiền không? Thông thường không tính, chỉ tính trong trường hợp giá trị mẫu

quá cao hoặc số lượng mẫu quá lớn.
 Mẫu là bộ phận không tách rời với hợp đồng.
 Trên mẫu ghi: mẫu thuộc hợp đồng số…và ngược lại trên hợp đồng ghi theo mẫu số …
đã được giao cho bên mua hoặc do bên bán gởi vào ngày….
 Thởi gian giữ..mẫu được giữ kể từ khi đàm phán để ký hợp đồng cho đến khi hết hạn
khiếu nại về phẩm chất thì có thể hủy mẫu( nếu không có tranh chấp) còn nếu có tranh
chấp thì chỉ hủy khi tranh chấp được giải quyết.
Nhược điểm của phương pháp này là tính chính xác không cao, chỉ áp dụng cho hàng hóa
chưa có tiêu chuẩn hay chưa xác định tiêu chuẩn
2.2 Theo tiêu chuẩn: đối với những sản phẩm đã có những tiêu chuẩn thì dựa vào tiêu
chuẩn để xác định phẩm chất quy cách của hàng hóa trên các mặt như: hàm lượng, chế
biến, cách sử dụng, bảo quản…
 Trước khi ghi vào hợp đồng cần hiểu rỏ về nội dung, tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn có thể do
nhà nước, ngành hoặc cơ quan sản xuất ban hành nên phải ghi rõ người, nơi, năm ban hành
tiêu chuẩn. Hay xác định theo tiêu chuẩn của một số hiệp hội có uy tín trên thương trường
quốc tế như: theo TCVN của Việt Nam, theo FEET của Nhật Bản…
 Trong hợp đồng chỉ cần ghi “ Phẩm chất hàng hóa theo tiêu chuẩn số…”
 Có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nếu thấy cần thiết.
 Đã theo tiêu chuẩn nào thì cần ghi rõ, không nên ghi mập mờ.
2.3 Theo chỉ tiêu đại khái quen dùng : áp dụng khi mua bán nông sản, nguyên
liệu mà phẩm chất của chúng khó tiêu chuẩn hóa. Tren thị trường thế giới thường dùng một
số tiêu chuẩn phỏng chừng: FAQ, GMQ.
 FAQ_phẩm chất trung bình khá: theo tiêu chuẩn này, người bán hàng từ một cảng nhất
định phải giao hàng theo phẩm chất không thấp hơn phẩm chất bình quân của loại hàng đó
vẫn thường được gởi từ cảng ấy trong một thời gian nhất định ( năm, quý, vụ…).
 GMQ_phẩm chất tiêu thụ tốt.Theo tiêu chuẩn này, người bán phải giao hàng có phẩm
chất bình thường được mua bán trên thị trường mà khách bình thường sau khi xem xét đầy
đủ có thể chấp nhận được.
Trong thực tế, người ta có thể kết hợp những phương pháp trên lai với nhau để có hiệu
quả:

Ví dụ: Về điều khoản, quy cách, chất lượng.
Hợp đồng xuất khẩu gạo:
Specification: Broken 10% Max
Moistrure 14% Max
Chalky Grain 7% Max
Damaged Grain 0.5% Max
Yellow Grian 1% Max
Foreign Matter 0.2% Max
Dịch:
Tấm 10% Max
Độ ẩm 14% Max
Hạt bạc bụng 7% Max
Hạt hư 0.5% Max
Hạt vàng 1% Max
Tạp chất 0.3% Max
2.4 Theo hàm lượng chất chủ yếu:
Những chất mà hàm lượng của nó càng cao làm cho phẩm chất của hang hóa càng tốt, cần
qui định hàm lượng tối thiểu phải có (% min)
Những chất mà hàm lượng của nó càng thấp làm cho phẩm chất của hang hóa càng tốt thì
cần qui định hàm lượng tối đa được phép có (%max)
Hợp đồng cần mức thưởng, phạt khi hàm lượng chưa đạt đúng theo yêu cầu nhưng có thể
chấp nhận được về mặt chất lượng.
Ví dụ:
Hợp đồng mua bán gạo có quy định:
- Tấm: tối đa 35%
- Thuỷ phần: tối đa 14,5%
- Tạp chất: tối đa 0,4%
Hay một hợp đồng xuất khẩu café
Crop : 2007 – mùa vụ
Moisture : 2% max – độ ẩm

Impurities : 1% max – tạp chất
Black broken coffee bean : 2% max – hàm lượng hạt vỡ
Coffee bean on sieve 13 (6 mm): 90% min – café trên sàng
2.5 theo qui tắc xuất xứ (qui tắc hàm lượng nội địa – local content rules)
VD: một hợp đồng nhập khẩu giấy từ Hàn Quốc về Việt Nam
Ðiều 1: Mặt hàng, quy cách, chất lượng và số lượng
1. Mặt hàng: Giấy in báo
2. Nước xuất xứ: Trung Quốc – theo quy cách hàm lượng của nước Trung Quốc
2.6 Theo dung trọng của hang hóa: dựa vào việc xác định trọng lượng tự
nhiên vốn có của 1 đơn vị thể tích hang hóa để đánh giá phẩm chất của hang hóa đó.
Thường được áp dụng kết hợp với phương pháp mô tả:
Đối với chất lỏng cần qui định ở một nhiệt độ nhất định
Đối với hang hóa khô cần qui định một độ ẩm nhất định
VD: • Quy định theo dung trọng hàng hoá (Dung trọng là trọng lượng tự nhiên của
một đơn vị dung tích). Ví dụ: Hạt tiêu trắng dung trọng 550g/ml.
2.7. Chỉ số năng suất:
Việc sử dụng hàng hóa là nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm mà tạo ra năng suất càng
cao sẽ chứng tỏ hàng hóa co phẩm chất càng tốt nếu việc sử ụng đó trong cùng một điều
kiện như nhau.
2.8. Theo hiện trạng:
Theo phương pháp này, hai bên thỏa thuận người bán có hàng hóa như thế nào thì sẽ giao
cho người mua như vậy. trong điều khoản quy cách/ chất lượng, hai bên sẽ thỏa thuận:
Quality; As is sale( Có sao bán vậy)
2.9. Dựa vào xem hàng trước
Theo phương pháp này, người bán sẽ tạo điều kiện cho người mua xem xét trước hàng hóa.
Sauk hi xem xét, nếu người mua đồng ý mua bán hàng hóa đó thì trong điều khoản quy
cách/ chất lượng hai bên sẽ thỏa thuận: “người mua đã xem và đồng ý”
Ví dụ: The buyer inspected and approved
ĐIỀU KHOẢN QUY CÁCH/ CHẤT LƯỢNG
Đây là điều khoản thỏa thuận về phẩm chất hàng hóa của hợp đồng( như tính năng, kích

thước, tác dụng, công suất, hiệu suất, lý tính, cơ tính, hóa tính…)
Đây là điều khoản dễ phát sinh tranh chấp giữa người mua và người bán trong việc xác
định phẩm chất hàng hóa trong quá trình giao nhận. Do đó, khi thỏa thuận điều khoản này,
hai bên cần xác định cụ thể phẩm chất hàng hóa mua bán để hạn chế những tranh chấp
không cần thiết về quy cách, chất lượng hàng hóa đó.
Có các pp xác định:
2.10. Theo mô tả:
Theo phương pháp này, hàng hóa sẽ được mô tả theo hình dáng, màu sắc, kích thước, đặc
điểm, mùi vị…một cách cụ thể.
Ví dụ: Quality: Honda Super dream 100 cc, brand new with brown colour.
Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý một số điểm sau:
 Có kiến thức về hàng hóa.
 Dùng thuật ngữ chính xác, tránh hiểu lầm theo 2 ý khác nhau.
 Thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác
2.11.Theo nhãn hiệu hàng hóa( Trade-mark)
Là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhãn
hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc.
Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý:
 Nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền chưa? Đăng ký ở thị trường nào?
 Năm sản xuất, đợt sản xuất?
 Các nhãn hiệu tương tự khác.
Ví dụ: Sony Corporation
2.12. Theo tài liệu kỹ thuật:
Tài liệu kỹ thuật( TLKT) là các bản vẽ chi tiết, sơ đồ, catalogue, bảng thuyết minh,
công thức hóa học, phần mềm tin học…nhằm hướng dẫn việc sản xuất, sử dụng, vận hành,
lắp ráp, sửa chữa…hàng hóa đó.
Theo phương pháp này, hai bên thỏa thuận tài liệu kỹ thuật như thế nào, được bên
bán giao vào lúc nào, bằng phương tiện gì. Ngoài ra cần thỏa thuận: “ Tài liệu kỹ thuật này
là một bộ phận không tách rời hợp đồng này”. Cần nghiên cứu kỹ TLKT trước khi ký hợp

đồng.
Phương pháp này thường được áp dụng khi mua bán máy móc, thiết bị, dây chuyền công
nghệ…
Ví dụ: Quality: As technique documents by the seller shall mean operating manuals and
other documents as: drawings, programming manuals, software listings which are designed
to assist or supplement the understanding or application of the software.
3. Số lượng hàng hóa (quantity)
Đây là điều khoản quan trọng góp phần vào việc xác định rõ điều khoản mua bán và liên
quan đến trách nhiệm,nghĩa vụ người mua và người bán vì vậy việc lựa chọn đơn vị đo

×