Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.72 KB, 2 trang )
Chữa tiêu chảy bằng vị thuốc từ cây ổi
Nghiên cứu dược lý cho thấy
dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều
có khả năng kháng khuẩn, làm săn se
niêm mạc và cầm đi lỏng.
Xin giới thiệu một số cách dùng
cụ thể các vị thuốc từ cây ổi để chữa
bệnh.
Tiêu chảy
Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp
vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt
cau già 12g, sắc đặc uống. Hoặc búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g,
sắc với 200ml nước còn 100ml, trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống
1lần; người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần.
- Với tiêu chảy do lạnh dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai
thứ sắc cùng 500ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá
ổi non 20g, vỏ quýt khô 19g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn
nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, giềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột,
mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g, và hoắc
hương 18g, sắc uống.
- Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt) dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi
15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột,
người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn; hoặc vỏ dộp ổi
sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng
20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 8 phần, bột gạch non 2 phần, trộn đều,
luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần.
- Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng
tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô lại còn 1 bát, chia
uống vài lần trong ngày.
- Với trẻ đi lỏng dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ
lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, mỗi ngày uống