Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Dứa - vị thuốc đa năng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.51 KB, 2 trang )

Dứa - vị thuốc đa năng
Dứa không chỉ làm tan sỏi thận mà còn trợ giúp tiêu
hóa, tẩy tế bào chết trên da... Tuy nhiên, không nên dùng
dứa cho những người đang bị chảy máu.
Có 3 loại dứa chính:

Loại hoàng hậu: Thịt quả vàng đậm, giòn, thơm,
ngọt. Quả nhỏ, mắt quả lồi, loại dứa này có phẩm chất cao
nhất. Dứa hoa, thơm, hay dứa Tây thuộc loại này.
Loại Cayenne: Thịt quả vàng ngà, nhiều nước, ít
thơm và vị kém ngọt hơn dứa hoa. Quả rất to, vì thế còn
gọi là dứa độc bình.
Loại Spanish: Thịt quả vàng nhạt có chỗ trắng, vị chua, hương kém thơm và
nhiều nước hơn dứa hoa. Quả kích thước trung bình, mắt sâu. Dứa ta, dứa mật…
thuộc loại này.
Dứa không chỉ giàu vitamin và khoáng mà còn chứa bromelin - một enzym có
tác dụng thủy phân protein thành các acid amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Ở pH
3,3, chất này có tác dụng như men pepsin của dịch vị; còn ở pH 6, nó có tác dụng
như men trypsin của dịch tụy. Do đó, sau những bữa ăn có nhiều thịt, nên tráng
miệng vài miếng dứa. Chất bromelin tập trung nhiều nhất trong lõi quả.

Dân gian thường dùng dịch ép quả dứa chưa chín làm thuốc tẩy, nhuận tràng.
Quả dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày giúp chữa
huyết áp cao… Đặc biệt, nhiều người dùng quả dứa chín chữa bệnh sỏi thận có hiệu
quả: Lấy một quả dứa chín để nguyên vỏ, khoét ở cuống quả một lỗ nhỏ, lấy 7-8 g
phèn chua giã nhỏ nhét vào, dùng thân dứa vừa khoét đậy lại, đem nướng trên than
hồng (hoặc vùi vào lửa) cho cháy sém hết vỏ, thịt quả chín mềm. Để nguội, vắt lấy
nước uống, mỗi ngày 1 quả. Sỏi thận sẽ bị bào mòn dần và tan hết, nếu sỏi nhỏ thì
có thể tiểu tiện ra được.
Tây y dùng bromelin của dứa làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm,
bôi lên nơi tổn thương (vết thương, vết bỏng, vết mổ) để làm sạch các mô hoại tử,


mau lành sẹo. Bromelin làm tăng hiệu quả kháng sinh và thuốc chữa hen. Nó cũng
có tác dụng làm giảm di căn ở các bệnh ung thư.

Thịt quả dứa còn được dùng làm mặt nạ nhằm lột nhẹ lớp tế bào sừng phía
ngoài, bộc lộ lớp da non phía trong mịn màng và trắng hơn.
Cẩn thận khi dùng dứa
Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên: Những
người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt
xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin
tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Dứa cũng gây ngộ độc (dân gian thường gọi là “say dứa”). Sau khi ăn dứa 30-
60 phút, bệnh nhân thấy khó chịu, ngứa khắp người, nổi mày đay, đau bụng, nôn
mửa, tiêu chảy, có thể mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ. Nếu ngộ độc nhẹ,
khoảng 3 giờ sau nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê
man và tử vong.

Dân gian cho rằng bệnh nhân ăn phải “dứa có nọc rắn phun”. Thực ra, thủ
phạm là một loại vi nấm có độc tính cao. Vi nấm thường có trên mặt đất ẩm, phát
triển mạnh trong mùa hè, trùng với mùa dứa chín. Dứa mọc ở sát đất, thu hái xong
cũng để dưới đất; vỏ dứa xù xì, mắt dứa làm thành những cái hốc là nơi cư trú tốt
cho nấm. Mặt khác, dịch bào của dứa có độ ẩm, có hàm lượng đường cao và pH
acid là những điều kiện thuận lợi cho nấm độc phát triển. Nếu dứa bị dập nát, dịch
bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây
độc cho người ăn.

Để phòng ngừa tai biến này, khi mua cần chọn dứa tươi và nguyên lành.
Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải gọt dày cho hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt
dứa, xát qua ít muối rồi rửa sạch, mới bổ ra ăn.



×