Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu.
II. Phần nội dung.
II.1 Tổng quan về thị trường vàng trong những năm gần đây.
II.2 Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác.
II.2.1 Thị trường chứng khoán.
II.2.2 Thị trương tiền tệ và dầu mỏ.
III. Phần kết luận.
IV. Tài liệu tham khảo.
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -1-
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Thị trường vàng ở Việt Nam – tính chất, quan hệ với các
thị trường đầu tư khác.
I. Phần mở đầu.
Việt Nam là trường hợp hiếm có nếu không nói là duy nhất trên thế
giới mà cả vàng, ngoại tệ (chủ yếu là Đô lai Mỹ) được người dân tự do sử
dụng công khai, bình đẳng như nhau, trong các quan hệ cất trữ, thanh toán
và giao dịch với ngân hàng, như nội tệ - Đồng Việt Nam, đồng tiền của quốc
gia. Các Ngân hàng thương mại (NHTM), tập trung là các NHTM cổ phần ở
thành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh bằng nội tệ
- Đồng Việt Nam, vừa thực hiện huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ,
vừa huy động vốn và cho vay bằng vàng. Nhiều NHTM cổ phần công bố
công khai lãi suất huy động vốn bằng vàng, lãi suất cho vay vốn bằng vàng.
mức lãi suất đó cao hơn so với USD và thấp hơn so với nội tệ.
Trong khi đó hầu hết các nước, giờ đây vàng chỉ sử dụng là đồ trang
sức của người dân và là một danh mục dự trữ quốc gia; còn người ta không
sử dụng trong thanh toán. Song ở Việt Nam, người ta sử dụng vàng làm đơn
vị thanh toán và phương tiện thanh toán trong giao dịch mua bán nhà đất, tập
trung tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam. Hàng ngày chúng
ta đọc trong mục quảng cáo của không ít tờ báo đăng các tin rao bán: đất ở
khu này, diện tích như thế này, giá 2 cây/1m
2
, hay 9 chỉ/m
2
, hoặc biệt thự nọ
giá 1.500 cây vàng. Việc công bố giao dịch như vậy cũng xuất hiện công
khai trong các giao dịch địa ốc của các ngân hàng, như: ACB... Trong thực
tế, ít người thanh toán trực tiếp với nhau bằng vàng, mà vàng chỉ là đơn vị
thanh toán, người mua và người bán vẫn thanh toán với nhau bằng tiền mặt,
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -2-
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
chủ yếu là đồng Việt Nam. Có thể nói thị trường vàng Việt Nam diễn ra rất
phức tạp, bên cạnh đó còn có mối quan hệ mật thiết với các thị trường đầu tư
khác như: Thị trường chứng khoán, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ…
Chính vì vậy việc nghiên cứu” Thị trường vàng Việt Nam – Tính chất,
quan hệ với các thị trường đầu tư khác” giúp các tác nhân trong nền kinh
tế có thể phản ứng linh hoạt trước những thay đổi của thị trường vàng cũng
như ảnh hưởng của nó tới các thị trường khác từ đó nhanh chóng có những
giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực cũng như tận dụng những cơ
hội mà thị trường vàng mang lại.
II. Phần nội dung.
2.1 Tổng quan về thị trường vàng trong những năm gần đây.
Kinh tế thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng giá vàng liên tục
tăng mạnh do kinh tế phục hồi chậm chạp và không vững chắc, trong đó số
liệu kinh tế Mỹ không mấy khả quan và đồng USD suy yếu, lãi suất tại Mỹ
tiếp tục duy trì ở mức thấp là những động lực chính.
Theo các nhà phân tích thì đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu trong ngắn
hạn. Điều này tạo áp lực cho giới đầu tư và thôi thúc họ tiến về thị trường
kim loại quý, trong đó vàng là một điển hình. Giá vàng trong thời gian gần
đây liên tục lập kỷ lục mới và đã tăng trên 24% trong năm 2009.
Như vậy, giá vàng tăng chủ yếu do kinh tế Mỹ còn yếu. Trên thực tế,
đồng USD mất giá từ sau ngày 11/9/2001, điều này liên quan đến cuộc chiến
của Mỹ tại Trung Đông, nhất là tại Afganistan, trong khi cuộc chiến này còn
rất cam go. Vì thế, giá vàng có thể sẽ tăng vững trong dài hạn, nó sẽ chững
lại và bắt đầu xu hướng giảm khi cuộc chiến tại Afganistan có dấu hiệu kết
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -3-
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
thúc. Vì lý do đó, những nỗ lực của nhiều nước trong việc chặn đà suy giảm
USD như đã làm trong thời gian qua, thậm chí một thỏa thuận nào đó giữa
các nền kinh tế chủ chốt cũng không thể cải thiện được tình hình. Tại những
thời điểm nhất định, Fed có thể điều chỉnh các biện pháp chính sách hỗ trợ
phục hồi kinh tế, góp phần kìm hãm tốc độ tăng giá vàng. Qua theo dõi cho
thấy, giá vàng tăng lên theo chu kỳ kinh doanh thông thường: củng cố, điều
chỉnh và tăng trở lại.
Trước đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu lửa vào cuối những
năm 70 của thế kỷ trước, giá vàng thế giới đã tăng cao và đạt mức kỷ lục
850 USD/ounce vào tháng 10/1980. Tuy nhiên, sau đó giá vàng đã giảm liên
tục và xuống dưới 260USD/ounce vào giữa năm 1999. Nhờ các biện pháp
chống bán phá giá nên giá vàng phục hồi dần, nhưng đã tăng mạnh sau sự
kiện 11/9/2001.
Tại Việt Nam, vàng được đưa vào lưu thông rất đa dạng về chủng loại
và mẫu mã, nhưng thị trường vàng trong nước phụ thuộc vào vàng nhập
khẩu, cả về khối lượng và giá cả. Hàng năm, nước ta nhập khoảng trên 60
tấn vàng, đáp ứng trên 90% nhu cầu trong nước, nhưng vàng không ảnh
hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Mặc dù một bộ phận người
dân vẫn sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán mua bán nhà đất, cất trữ
vàng làm tài sản hộ thân. Trên thực tế, tỷ trọng vàng sử dụng trong thanh
toán cũng như giao dịch gửi và vay tại các ngân hàng là rất nhỏ so với M2,
tổng vốn huy động và cho vay tại các tổ chức tín dụng.
Trước những diễn biến của thị trường vàng trong nước (giá vàng trong
nước cao hơn giá vàng trên thị trường thế giới trên 6%). Ngày 11/11/2009,
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -4-
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời cấp phép nhập khẩu vàng cho các đơn vị
kinh doanh vàng nhằm tạo nguồn cung ổn định cho thị trường, góp phần ổn
định giá vàng trong nước.
Tiếp đó, ngày 30/12/2009, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản
số 369/TB-VPCP thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về
quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không được tổ chức và thực
hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức.
Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày 30/12/2009, mọi hoạt động liên quan đến
kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong
nước phải chấm dứt hoạt động.
Do hoạt động kinh doanh trên sàn vàng hay còn gọi là kinh doanh
vàng trên tài khoản đã cho thấy một số yếu tố tiềm ẩn có thể gây bất ổn cho
kinh tế - xã hội.
Do đây là loại hình kinh doanh có rủi ro cao, không phải là hoạt động
sản xuất để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Hơn nữa, đến nay vẫn
chưa có cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh này.
Do đó, Chính phủ cũng giao, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp
với các bộ, ngành liên quan rà soát lại tất cả các quy định hiện hành về quản
lý vàng để trình Chính phủ ban hành một quy định đầy đủ về quản lý kinh
doanh vàng theo hướng Nhà nước tập trung, thống nhất quản lý hoạt động
kinh doanh vàng.
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -5-