MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC..........................................................................................................1
1. CÁC VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY TRONG BÀI TIỂU LUẬN.........................2
2. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................2
2.1. Cơ sở phưong pháp luận.................................................................................2
2.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.........3
2.3. Thực trạng đầu tư FDI tại Việt Nam..............................................................3
2.3.1. Kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2007.........................................................3
2.3.2. Kết quả thực hiện đầu tư vào các dự án......................................................4
2.3.3. Công tác xây dựng pháp luận chính sách...................................................5
2.3.4. Công tác xúc tiến đầu tư..............................................................................5
2.3.5. Thẩm định dự án..........................................................................................6
2.4. Những mặt còn hạn chế trong thu hút vốn FDI trong năm 2007 gồm:........6
3. MỘT SÓ QUAN ĐIỂM SAI LẦM TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ FDI...............................................................................................................7
3.1. Các quan điểm sai lầm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI......7
3.1.1 Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hạn chế nguồn lực................7
3.1.2. Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất...............................................................7
3.1.3. Thái độ đối với các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài............7
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ FDI....................................................................................................8
4.1. Các quan điểm thay đổi đối với việc thu hút vốn đầu tư FDI.......................8
4.2. Những giải pháp cụ thể .................................................................................8
KẾT LUẬN........................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................11
1
1. CÁC VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY TRONG BÀI TIỂU LUẬN
Muốn tiến hành sản xuất phải có tư liệu sản xuất và sức lao động. Trong nền kinh
tế thị trường, tư liệu sản xuất và sức lao động mang hình thái hàng hoá và vì thế,
các doanh nghiệp muốn có tư liệu sản xuất và sức lao động phải có tiền. Tư liệu
sản xuất, sức lao động và tiền là những hình thức biểu hiện cụ thể của vốn. Nói
một cách khái quát thì vốn là bộ phận tài sản được sử dụng để sản xuất kinh
doanh
Bài tiểu luận đề cập đến tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của
Việt Nam trong thời gian qua – giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam
2. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở phưong pháp luận
Mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng tồn tại và phát triển dựa trên một cơ sở
vật chất kỹ thuật nhất định. Theo quy luật phát triển, phương thức sản xuất XHCN
phải được phát triển trên cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn TBCN. Nó không chỉ kế
thừa những thành quả về khoa học kỹ thuật mà cả nhân loại đạt được trong CNTB
mà còn phát triển và hoàn thiện nó trên những thành tựu mới nhất của cách mạng
khoa học và công nghệ với cơ cấu kinh tế quốc dân cân đối hợp lý.
Cơ sở vật chất của CNXH là nền công nghiệp lớn hiện đại có cơ cấu kinh tế hợp
lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ tiên tiến
được hình thành có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân ở nước ta bao gồm trang bị khoa học
kỹ thuật hiện đại, tiên tiến cho các nghành kinh tế trên cơ sở tận dụng các nguồn
lực của đất nước cũng như tranh thủ cơ hội vốn đầu tư từ các nước trên thế giới để
2
tận dụng sự phát triển khoa học kỹ thuật. Các quốc gia trên thế giới với điểm
mạnh là vốn nhiều và có kinh nghiệp trong quá trình phát triển sẽ là động lực
quan trọng cho quá trình CNH, HĐH ở nước ta.
2.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Có hai nguồn hình thành vốn để tăng trưởng và phát triển kinh tế, đó là nguồn vốn
trong nước và vốn ngoài nước. Trong đó nguồn vốn ngoài nước có nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn đầu tư của các công ty tư nhân, trong đó các
công ty xuyên quốc gia và các công ty đa quốc gia giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Hình thức đầu tư này nhằm giúp cho các nước đang phát triển trang trải sự thiếu
hụt các nguồn lực: vốn, khoa học công nghệ… Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp
trang trải những thiếu hụt về ngoại hối mà quốc gia đang phát triển nào cũng gặp
phải. Đi liền với đầu tư nước ngoài là quá trình du nhập và chuyển giao công
nghệ, các mô hình và phương thức quản lý. Các nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài
không làm tăng nợ nước ngoài như một số nguồn vốn khác.
Nước ta là nước đang phát triển ,để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện
đại hoá, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần rất nhiều
vốn, khoa học công nghệ. Muốn vậy, ngoài các nguồn lực sẵn có trong nước cần
thu hút nguồn lực từ bên ngoài: vốn, khoa học công nghệ bằng nhiều con đường
như hợp tác với các nước phát triển, thực hiện chuyển giao công nghệ, khuyến
khích đầu tư từ nước ngoài
2.3. Thực trạng đầu tư FDI tại Việt Nam
2.3.1. Kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2007
3
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO, Việt Nam đạt được 16 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 30%
so với năm 2006, riêng các khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút hơn 6 tỷ USD
tăng trên 10%. Các ngành công nghiệp khái thác khoáng sản, công nghiệp hóa lọc
dầu, luyện cán thép, sản xuất điện, công nghệ cao và kỹ thuật cao, xây dựng cơ sở
hạ tầng, khách sạn - du lịch có vốn đăng kỳ lớn.
2.3.2. Kết quả thực hiện đầu tư vào các dự án
Năm 2007, Việt Nam đã thu hút được một số lượng vốn đầu tư FDI lớn nhất và
thu hút được vốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, vốn lớn. Các tập đoàn lớn
trên thế giới đã đổ vào Việt Nam trong năm qua như: IBM, Intel, Boeing.... Năm
2007 cũng là năm đánh dấu bước ngoặt lớn về đầu tư vào công nghiệp mà đứng
đầu là 2 dự án lớn là Nhà máy cán thép lớn tại Bà Rịa - Vũng Tàu (527 triệu
USD) và Khu liên hợp Thép Hà Tĩnh công suất 4,5 triệu tấn / năm
Công nghiệp hóa lọc dầu là một lĩnh vực mới và đang còn là một khâu yếu của
nước ta đang được nhiều tập đoàn lớn có vốn và có kinh nghiệp nghiên cứu triển
khai kế hoạch đầu tư phát triển. Công ty SP Chemical của Singapore đang khẩn
trương tiến hành dự án hạ tầng khu công nghiệp hóa dầu và Dự án tổ hợp hóa dầu
Phú Yên với tổng mức đầu tư là 11 tỷ USD. Công ty Technostar Management Ltd
của Anh cũng đang triển khai nhà máy lọc dầu tại Đông Hòa, Phú Yên với tổng
vốn đầu tư là 1,7 tỷ USD
Ngành Công nghiệp điện cũng nhận được sự đầu tư lớn từ các đối tác của Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản... Dự án nhà máy nhiệt điên chạy Than Vân Phong tại tỉnh
Khánh Hòa có công suất 2.064 MW do tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản làm chủ
đầu tư đã trình lên Thủ tướng chính phủ đang xin triển khai trong năm.
4
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2007, doanh thu của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài ở nước ta đạt là 32,25 tỷ USD, trong đó doanh thu các doanh
nghiệp FDI tại các khu công nghiệp và chế xuất đạt là 16 tỷ, tăng 17% so với năm
2006.
2.3.3. Công tác xây dựng pháp luận chính sách
Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài đã được cải thiện theo
hướng tạo môi trường ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn cho hoạt động đầu
tư nước ngoài.
Hệ thống văn bản liên quan đến đầu tư nước ngoài tiếp tục được sửa đổi, bổ sung:
luật đất đai, bộ luật lao động,luật xây dựng, luật Thuỷ sản… Các qui định về danh
mục lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư, cũng như mức thuế suất, các mức ưu
đãi… đồng thời bổ sung một số tiêu chí áp dụng ưu đãi mới nhằm khuyến khích
các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ- kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động.
Chính phủ Việt Nam cũng kí kết Hiệp định song phương về đầu tư với một số đối
tác đầu tư lớn tại Việt Nam như: Vương quốc Anh, Hàn Quốc…, Hiệp định tự do
hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, với cam kết: tạo dựng
môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, ổn định và bình đẳng cho các nhà
đầu tư.
Cơ chế pháp lý đa phương về đầu tư cũng được tiếp tục được mở rộng: tham gia
hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc và các hiệp
định với Nhật, ấn Độ
2.3.4. Công tác xúc tiến đầu tư
5