PHÁP LUẬT VỀ CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH
Câu hỏi trắc nghiệm: Những khẳng định sau đây có đúng trong mọi
trường hợp không? Tại sao?
1. Mọi thương nhân đều là doanh nghiệp. Sai (khoản 1 điều 6 LTM)
2. Mọi doanh nghiệp đều là thương nhân. Đúng (khoản 1 điều 6 LTM).
3. Mọi chủ thể KD đều phải đăng ký KD trước khi tiến hành hoạt động
KD. Sai, vì có chủ thể KD không phải đăng ký (NĐ39/2007/NĐ-CP 16.3.2007).
4. Thành viên của cơng ty hợp danh phải là cá nhân. Sai, vì chỉ thành
viên hợp danh phải là cá nhân; thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức
(điểm b, c khoản 1 điều 130 LDN).
5. Hội đồng thành viên của công ty hợp danh chỉ bao gồm các thành
viên hợp danh. Sai (khoản 1 điều 135 LDN)
6. Công ty hợp danh chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa
vụ TS khác của công ty cho đến hết giá trị TS của cơng ty. Đúng, vì cty hợp
danh là 1 pháp nhân (khoản 2 điều 130 LDN)
7. Thành viên công ty hợp danh chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và các nghĩa vụ TS khác của CT trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty.
Sai, vì thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vơ hạn, thành viên góp vốn chịu
trách nhiệm hữu hạn (điểm b, c khoản 1 điều 130 LDN)
8. Tất cả các thành viên của cơng ty hợp danh đều có quyền nhân danh
công ty ký kết các hợp đồng với các đối tác khác. Sai (khoản 1 điều 137 LDN)
9. Các thành viên hợp danh có quyền thảo luận và biểu quyết các vấn đề
quản lý của công ty theo tỉ lệ tương ứng với phần vốn góp vào cơng ty.
Sai, nếu Điều lệ cty không quy định
Đúng, nếu Điều lệ cty quy định. (điểm a khoản 1 điều 134 LDN)
10. Các thành viên hợp danh có thể thỏa thuận gánh chịu rủi ro và
hưởng lợi nhuận theo nguyên tắc ngang nhau khơng phân biệt người góp vốn
nhiều hay góp vốn ít.
Sai, nếu Điều lệ cty không quy định
Đúng, nếu Điều lệ cty quy định. (điểm e khoản 1 điều 134 LDN)
11. Tổ chức không thể trở thành thành viên của cơng ty hợp danh. Sai,
vì có thể trở thành thành viên góp vốn (điểm c khoản 1 điều 130 LDN)
12. Cơng ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên trong đó có 1 thành
viên hợp danh và 1 thành viên góp vốn. Sai (điểm a khoản 1 điều 130 LDN)
1
13. Công ty hợp danh là 1 pháp nhân do đó người đại diện theo PL của
cơng ty là chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc). Sai
(khoản 1 điều 137 LDN)
14. Hộ KD do 1 cá nhân hoặc 1 hộ gia đình làm chủ và chịu sự điều
chỉnh của Luật Doanh nghiệp (2005). Sai (điều 49 NĐ43)
15. Thành viên góp vốn có thể thảo luận và biểu quyết mọi vấn đề quản
lý điều hành công ty hợp danh. Sai (khoản 2 điều 140 LDN)
16. Tại thời điểm thành lập công ty cổ phần, các cổ đông sáng lập phải
đăng ký mua hết cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty. Sai
(khoản 1 điều 84 LDN)
17. Cán bộ công chức không thể trở thành cổ đông của công ty cổ phần,
thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, thành viên
của công ty hợp danh. Sai (khoản 4 điều 13 LDN)
18. Tất cả các cổ đông của công ty cổ phần đều có quyền nghĩa vụ
ngang nhau. Sai, vì cổ đơng phổ thơng, cổ đơng ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu
đãi cổ tức, cổ đông ưu đãi hồn lại có những quyền và nghĩa vụ khác nhau
(điều 79, 80, 81, 82, 83 LDN)
19. Tất cả các cổ đơng của cơng ty cổ phần đều có quyền họp và biểu
quyết tại Đại hội đồng cổ đông. Sai (điều 78, 96 LDN)
20. Vốn của công ty cổ phần được chia thành các phần bằng nhau gọi là
cổ phần. Sai (khoản 1 điều 77 LDN)
21. Cơng ty cổ phần có nhiều cổ đơng có thể tổ chức Đại hội đại biểu cổ
đông. Sai (khoản 1 điều 79 LDN)
22. Thành viên Hội đồng quản trị phải là cổ đông của Công ty cổ phần.
Sai (khoản 4 điều 109 LDN)
23. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty cho đến hết nợ. Đúng, vì CTCP là 1 pháp nhân (khoản 2
điều 77 LDN)
24. Công ty cổ phần chỉ cần phát hành cổ phần ưu đãi. Sai (khoản 1, 2
điều 78 LDN)
25. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải là đối tượng không bị
cấm thành lập DN theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật DN. Sai (khoản 4
điều 13 LDN)
26. Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên phải là
người góp vốn vào cơng ty đó. Sai (khoản 1 điều 57 LDN)
2
27. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên khi tiếp nhận
thành viên mới luôn làm thay đổi vốn điều lệ của cơng ty. Sai, vì khi thành
viên cty chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác: không làm thay đổi vốn
điều lệ của cty
28. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Sai (khoản 1
điều 63 LDN)
29. Trong mọi trường hợp, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty
là người đại diện theo PL của công ty. Sai (điều 46, 95, khoản 1 điều 137
LDN)
30. Chủ DN tư nhân không thể đồng thời là thành viên hợp danh của
công ty hợp danh. Sai (khoản 1 điều 133 LDN)
31. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động KD
của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty. Sai (khoản 1 điều 38
LDN)
32. Ở loại hình DN một chủ, chủ DN phải chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN bằng toàn bộ tài sản của chủ
DN. Sai (khoản 1 điều 63 LDN)
33. Mọi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
đều có quyền tham gia quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động KD
của công ty. Đúng (khoản 1 điều 47 LDN)
34. Một cá nhân có thể thành lập nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên. Đúng, vì Luật khơng cấm
35. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật DN 2005 không được quyền
phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn. Sai (khoản 3 điều 38,
khoản 3 điều 63 LDN)
36. Chủ nhiệm HTX phải là xã viên HTX và là người đại diện theo PL
của HTX. Sai (khoản 3 điều 11 LHTX)
37. Cơng dân VN, người nước ngồi góp vốn, góp sức đều trở thành xã
viên HTX. Sai (khoản 1 điều 17 LHTX)
38. Sau khi hoµn tÊt nghÜa vơ gãp vèn vµo công ty thì tổ chức, cá nhân
góp vốn không còn quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn. Đúng (điều 29 LDN)
39. Sau khi đợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp
có t cách pháp nhân và đợc quyền hoạt động kinh doanh. Sai, vì DNTN kh«ng
3
có t cách pháp nhân; và những DN KD trong những ngành nghề KD có điều
kiện chỉ đợc hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện.
40. Nếu không thay đổi ngành nghề kinh doanh, nhÃn hiệu hàng hoá thì
ngời mua DNTN đợc quyền tiếp tục hoạt động kinh doanh kể từ thời điểm nhận
bàn giao DN mà không phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Sai (khoản 4 điều
145 LDN)
41. ở công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Hội đồng thành
viên có quyền từ chối (không chấp nhận) t cách thành viên công ty đối với ngời
thừa kế hợp pháp của thành viên là cá nhân đà chết, nếu ngời thừa kế đó cha
thành niên hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. Sai (khoản 1 điều 45 LDN)
42. Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh không có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiƯp víi néi dung "kinh doanh mäi ngµnh nghề
mà pháp luật không cấm kinh doanh". Đúng, vì hồ sơ ĐKKD của DN không
đáp ứng đợc yêu cầu của PL (điều 16, 17, 18, 19, 24 LDN)
43. Những đối tợng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy đinh
tại khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp (2005) không thể là cổ đụng công ty cổ
phần. Sai (khoản 4 điều 13 LDN)
44. Vốn pháp định là điều kiện bắt buộc để cơ quan nhà nớc có thẩm
quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Sai, chỉ trong những ngành nghề KD PL quy định phải có xác nhận về vốn
pháp định (điều 16, 17, 18, 19 LDN)
45. Hợp đồng được giao kết giữa CTCP với cổ đơng của cty đó phải
được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT của cty chấp thuận. Sai (điểm a khoản 1 điều 120
LDN)
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG, CẠNH TRANH, PHÁ SẢN, GQTC
Câu hỏi trắc nghiệm: Những khẳng định sau đây có đúng trong mọi
trường hợp khơng? Tại sao?
1. Mọi thương nhân đều có quyền quảng cáo đối với hàng hóa thuộc
chức năng kinh doanh hợp pháp của mình. Sai (điều 109 LTM)
2. Thương nhân có tồn quyền quyết định giảm giá đối với hàng hóa mà
mình đang kinh doanh. Sai (điều 6 NĐ37/2006/NĐ-CP 4.4. 2006)
3. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hóa. Sai,
hàng hố là đối tượng của HĐMBHH, cịn đối tượng của HĐUTMBHH là
4
hoạt động uỷ thác, hay việc thực hiện công việc uỷ thác MBHH theo yêu cầu
của bên uỷ thác (điều 155 LTM)
4. Người trung gian trong các hoạt động đại diện cho thương nhân, môi
giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại ln nhân danh
mình để thực hiện các giao dịch thương mại. Sai, vì hoạt động đại diện cho
thương nhân người đại diện nhân danh người giao đại diện chứ khơng nhân
danh chính mình (khoản 1 điều 141 LTM)
5. Hình thức của các hợp đồng dịch vụ trung gian thương mại phải được
lập thành văn bản. Sai, vì hợp đồng mơi giới TM có thể được thể hiện dưới
hình thức văn bản, lời nói, hành vi
6. Hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại chỉ chịu sự điều
chỉnh của Luật Thương mại (2005). Sai, ngồi LTM, hoạt động MBHH trong
TM cịn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật chuyên ngành và BLDS
(khoản 2, 3 điều 4 LTM)
7. Chủ thể của quan hệ đại diện cho thương nhân, môi giới TM, ủy thác
mua bán hàng hóa, đại lý thương mại phải là thương nhân. Sai, vì trong quan
hệ uỷ thác MBHH và môi giới TM, bên uỷ thác và bên được môi giới không bắt
buộc phải là thương nhân (điều 157, 150 LTM)
8. Tất cả các hoạt động quảng cáo đều chịu sự điều chỉnh của Luật TM
2005. Sai, hoạt động quảng cáo còn chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh quảng
cáo
9. Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ
đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
Sai, chỉ có chủ nợ khơng có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm 1 phần có quyền
nộp đơn (iu 13 LPS)
10. Doanh nghiệp đà lâm vào tình trạng phá sản sẽ bị Tòa án có thẩm
quyền tuyên bố phá sản theo yêu cầu của chủ nợ. Sai, vì có DN đợc phục hồi
theo thủ tục phục hồi
11. Sau khi Tòa án có quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,
doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản không đợc tặng, cho tài sản. Sai
(khoản 2 điều 31 LPS)
12. Thủ tục phá sản không áp dụng đối với hộ kinh doanh và doanh
nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh. Sai (khoản 2 ®iỊu 2 LPS)
5
13. Sau khi nhận đợc quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản không đợc cầm cố hay thế chấp hoặc chuyển nhợng tài
sản. Sai (khoản 2 điều 31 LPS)
14. Sau khi cú quyt định mở thủ tục phá sản, mọi hoạt động của doanh
nghiệp phải được giám sát, kiểm tra bởi Thẩm phán, Tổ quản lý, thanh lý tài
sản. Đúng (điều 30 LPS)
15. ThÈm ph¸n chØ cã thÈm qun ¸p dơng biƯn ph¸p khẩn cấp tạm thời
đối với doanh nghiệp sau khi đà có quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh
nghiệp đó. Đúng (điều 55 LPS)
17. Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án là thủ tục bắt buộc để giải
quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản. Sai (®iỊu 87 LPS)
18. Trọng tài TM có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ
hoạt động TM, nếu trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp, các bên có thỏa
thuận trọng tài. Sai, các bên có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài có
hiệu lực và có thể thực hiện được trên thực tế (khoản 1 điều 5, điều 6 LTTTM).
19. Nếu không chọn được trọng tài viên, các bên tranh chấp có quyền
u cầu Tịa án có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên cho họ để thành lập Hội
đồng trọng tài. Sai, chỉ áp dụng đối với trọng tài vụ việc, trọng tài thường trực
thì khơng áp dụng (điều 40, 41 LTTTM)
20. Đơn kiện giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài TM được gửi
đến trung tâm trọng tài thương mại đã được các bên lựa chọn theo thỏa thuận
trọng tài. Sai, nếu giải quyết tại trọng tài vụ việc, nguyên đơn gửi đơn kiện cho
bị đơn (khoản 1 điều 30 LTTTM)
21. §Ĩ khởi kiện tại Trọng tài, các bên tranh chấp bắt buộc phải lập thoả
thuận trọng tài, nhng để khởi kiện tại Toà án, không nhất thiết các bên phải có
thoả thuận lựa chọn Toà án là cơ quan giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Đúng
(điều 5 LTTTM, điều 29, 30 BLTTDS)
22. Nếu các bên đà có thỏa thuận trọng tài thì vụ tranh chấp thơng mại
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Sai (điều 6 LTTTM)
23. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thơng mại của trọng tài thơng mại
không phụ thuộc trụ sở hay nơi c trú của bị đơn. Đúng, các bên có quyền thoả
thuận bất cứ tổ chức trọng tài nào giải quyết tranh chấp.
24. Trong mọi trờng hợp, phán quyết trọng tài luôn có hiệu lực chung
thẩm. Sai, khi phán quyết trọng tài bị huỷ, phán quyết đó sẽ không có hiệu lực
pháp luật (khoản 8 điều 71 LTTTM).
6
25. Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của hợp đồng nên
không nhất thiết phải bằng hình thức văn bản. Sai (khoản 2 điều 16 LTTTM)
26. Phán quyết trọng tài có hiệu lực chung thẩm, các bên không thể
kháng cáo hay yêu cầu Tòa án hủy bỏ. Sai (điều 69 LTTTM)
27. Bên phải thi hành không tự nguyện thi hành quyết định trọng tài thì
quyết định trọng tài sẽ đợc bảo đảm thi hành tại cơ quan Thi hành án, nếu Tòa
án có thẩm quyền công nhận quyết định trọng tài đó. Sai (điều 66, 67 LTTTM)
28. Luật Cạnh tranh (2004) cấm tuyệt đối các thoả thuận hạn chế cạnh
tranh giữa các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên
quan từ 51% trở lên về việc hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản
xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ. Sai (khoản 2 điều 9 LCT)
29. Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với các
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng
cạnh tranh. Sai (điều 107 LCT)
BÀI TẬP PHẦN CHỦ THỂ KINH DOANH
Bài tập 1: Tranh chấp về việc thay đổi thành viên, triệu tập và biểu
quyết tại Hội đồng thành viên trong công ty TNHH
A, B, C và D cùng thỏa thuận thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn X
để kinh doanh khách sạn, nhà hàng, và dịch vụ vui chơi giải trí với số vốn điều
lệ là 5 tỷ đồng. Cty X được Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh K cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 10/07/2006.
Theo Điều lệ cty được các thành viên thỏa thuận thông qua thì A góp 2
tỷ đồng, B, C, D mỗi người góp 1 tỷ đồng. Cũng theo điều lệ thì A làm Giám
đốc công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên. B làm fó giám đốc cty, C là
kế tốn trưởng. Các nội dung khác của Điều lệ tương tự như Luật doanh
nghiệp 2005.
Đầu năm 2007, A với tư cách là Chủ tịch hội đồng thành viên đã quyết
định triệu tập Hội đồng thành viên cty vào ngày 20/01/2007 để thơng qua báo
cáo tài chính năm, kế hoạch fân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm
2007. Giấy mời họp đã được gửi đến tất cả các thành viên trongg cty.
A có quyền triệu tập cuộc họp HĐTV khơng? Căn cứ pháp lý?
A có quyền triệu tập họp HĐTV (điểm c khoản 2 điều 49 LDN)
Do bất đồng trong điều hành cty với A, nên B đã không tham dự cuộc
họp Hội đồng thành viên.
Việc làm của B có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
7
Việc làm của B là hợp pháp, vì B chỉ chiếm 20% vốn điều lệ của cty.
Cuộc họp hợp lệ của HĐTV được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại
diện ít nhất 75% vốn điều lệ nên sự vắng mặt của B không ảnh hưởng đến cuộc
họp này (khoản 1 điều 51 LDN)
D bận đi công tác xa nên đã gọi điện thoại báo vắng mặt, và qua đó ủy
quyền cho A bỏ fiếu cho mình.
D có thể ủy quyền cho A qua điện thoại không? Căn cứ pháp lý?
D không thể uỷ quyền cho A qua điện thoại, vì việc uỷ quyền phải bằng
văn bản (khoản 1 điều 48 LDN)
Ngày 20/01/2007, A và C đã tiến hành cuộc họp Hội đồng thành viên và
đã bỏ fiếu thơng qua báo cáo tài chính hàng năm của cty, kế hoạch fân chia lợi
nhuận 2006và kế hoạch kinh doanh năm 2007.
Cuộc họp trên có hợp pháp khơng? Căn cứ pháp lý?
Cuộc họp trên khơng hợp pháp vì đây là cuộc họp lần 1 nên không đủ tỷ
lệ (khoản 1 điều 51 LDN)
Sau cuộc họp Hội đồng thành viên, B đã gửi văn bản tới các thành viên
khác trong cty, fản đối kế hoạch fân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh
năm 2007 vừa được thông qua. Quan hệ giữa B và các thành viên khác trở nên
căng thẳng. Trước tình hình này, A lại gửi đơn triệu tập cuộc họp Hội đồng
thành viên vào ngày 10/03/2007 với mục đích nhằm giải quyết một số vấn đề
fát sinh trong cty, giấy triệu tập này A không gửi cho B, vì cho rằng có gửi thì
B cung khơng tham dự.
Việc A khơng gửi giấy triệu tập cho B có hợp pháp không? Căn cứ pháp
lý?
Việc A không gửi giấy triệu tập cho B là không hợp pháp (khoản 2 điều
50 LDN)
Tại cuộc họp của Hội đồng thành viên, A, C, D đã biểu quyết thông qua
việc khai trừ B ra khỏi cty và giảm số vốn điều lệ tương ứng với fần vốn góp
của B, và hồn trả fần vốn này cho B.
Quyết định khai trừ của HĐTV có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Quyết định khai trừ B là khơng hợp pháp vì vi phạm quy định về thủ tục
triệu tập họp (khoản 2 điều 50 LDN)
Quyết định này cùng với Biên bản cuộc họp Hội đồng thành viên ngày
10/03/2007 đã được gửi cho B và gửi lên Fòng Đăng ký kinh doanh tỉnh K.
Phòng ĐKKD căn cứ vào biên bản cuộc họp 3 thành viên cty X để cấp Giấy
8
chứng nhận đăng ký thay đổi với nội dung là giảm số thành viên từ 4 người
trước đây xuống còn 3 người, và giảm vốn điều lệ của cty còn 4 tỷ đồng.
Việc làm của Phịng ĐKKD có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
- Nếu trong Biên bản cuộc họp 3 thành viên không thể hiện rõ việc A
không gửi giấy triệu tập họp cho B: Phòng ĐKKD cấp Giấy chứng nhận đăng
ký thay đổi nội dung ĐKKD là hợp pháp (vì cuộc họp đủ tỷ lệ vốn điều lệ theo
khoản 1 điều 51 LDN)
- Nếu trong Biên bản cuộc họp 3 thành viên thể hiện rõ việc A khơng gửi
giấy triệu tập họp cho B: Phịng ĐKKD cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi
nội dung ĐKKD là khơng hợp pháp (vì cuộc họp vi phạm quy định về thủ tục
triệu tập họp tại khoản 2 điều 50 LDN)
Nhận được quyết định này, B làm đơn kiện lên Tòa án nhân dân thành
fố K yêu cầu bác 2 cuộc họp của Hội đồng thành viên vì khơng hợp fáp; kiên
cty vì đã khai trừ B, kiện Fịng ĐKKD vì đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký
thay đổi cho Cty X.
Anh, chị hãy giải quyết vụ việc trên?
- Việc B kiện cty: hợp pháp vì 2 cuộc họp HĐTV đều sai. B vẫn là thành
viên của cty, có các quyền và nghĩa vụ của thành viên theo quy định của PL
- Việc B kiện cơ quan ĐKKD:
+ Rơi vào trường hợp thứ nhất: không hợp pháp, B không là thành viên
cty, được cty trả lại phần vốn góp
+ Rơi vào trường hợp thứ 2: hợp pháp, B vẫn là thành viên cty.
BÀI TẬP 2: TRANH CHẤP VỀ CHỦ THỂ GĨP VỐN VÀ TRÌNH TỰ,
THỦ TỤC GĨP VỐN VÀO CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Hải, Hồng và Công cùng tham gia thành lập công ty TNHH Vinh
Quang vào tháng 07 năm 2006, ngành nghề kinh doanh là sản xuất và mua bán
đồ nhựa với số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng.
Hải vốn là nhân viên của một Công ty TNHH khác, Hồng là chủ của
một doanh nghiệp tư nhân, cịn Cơng là nhân viên hợp đồng của Sở Kế hoạch
và Đầu tư thành phố Y.
Trong thỏa thuận góp vốn, các bên thỏa thuận Hải góp vốn 500 triệu
đồng (chiếm 25% vốn điều lệ), Hồng góp vốn 1 tỷ đồng (chiếm 50% vốn điều
lệ) và Cơng góp vốn 500 triệu đồng (chiếm 25% vốn điều lệ).
Trong bản Điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thơng qua
thì Hồng giữ chức Giám đốc Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên. Các
9
nội dung khác của bản Điều lệ tương tự như các quy định của Luật Doanh
nghiệp.
Việc góp vốn của các thành viên trong cơng ty có hợp pháp khơng? Căn
cứ pháp lý?
Việc góp vốn của các thành viên là hợp pháp, vì cả 3 thành viên đều
khơng thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý DN (khoản 1, 2 điều 13
LDN)
Sau khi Công ty TNHH Vinh Quang đi vào họat động được 5 tháng, 3
thành viên ký kết hợp đồng với Dương, trong đó các thành viên thỏa thuận kết
nạp Dương làm thành viên của Công ty. Tài sản góp vốn của Dương là chiếc ơ
tơ tải được các bên định giá 300 triệu đồng.
Do khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển sở hữu chiếc ô tô sang cho
Công ty, giấy tờ xe ô tô lại đang đứng tên vợ chồng Dương nên tất cả các
thành viên thỏa thuận rằng khi nào thuận lợi thì sẽ chuyển sở hữu và làm thủ
tục đăng ký theo quy định. Công ty đã quyết định chi 100 triệu đồng để sữa
chữa xe ô tô đều mang tên Công ty TNHH Vinh Quang. Chiếc xe ô tô cũng
được sơn tên và lô gô của Công ty TNHH Vinh Quang.
Dương đã trở thành thành viên hợp pháp của công ty chưa? Căn cứ
pháp lý?
Dương đã trở thành thành viên hợp pháp của cty, vì thành viên cty chịu
trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp (điểm b khoản 1 điều 38
LDN). Thời gian để Dương làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chiếc xe ô tô sang
cho cty là không quá 36 tháng, kể từ ngày cty được cấp Giấy chứng nhận thay
đổi, bổ sung thành viên (khoản 3 điều 6 NĐ102). Nếu hết thời hạn trên mà
Dương vẫn chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang cho cty: Dương khơng
cịn là thành viên cty nữa.
Sau một thời gian họat động, Công ty kinh doanh thua lỗ và đã xảy ra
những tranh cãi giữa các thành viên về phương án kinh doanh của Cơng ty.
Khơng bằng lịng với những tranh cãi trên, trong một lần đi giao hàng
Dương đã giữ lại 100 triệu đồng tiền hàng của Công ty và tuyên bố rằng đây là
lợi nhuận đáng được hưởng của mình, sau đó tun bố rút khỏi Cơng ty và
đơn phương rút lại chiếc xe ơ tơ của mình.
Dương có được hưởng khoản lợi nhuận trên khơng?Vì sao?
- Nếu trong thời hạn cam kết góp, Dương là thành viên cty, có quyền
được hưởng lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh của cty. Nhưng lợi
10
nhuận Dương được chia là bao nhiêu do Hội đồng thành viên quyết định (điểm
g khoản 2 điều 47 LDN). Việc Dương giữ lại 100 triệu đồng tiền hàng là sai.
- Nếu hết thời hạn cam kết mà Dương chưa làm thủ tục chuyển quyền sở
hữu sang cty: Dương không cịn là thành viên cty nên khơng có quyền hưởng
lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh của cty.
Hồng nộp đơn ra tòa với tư cách người đại diện theo pháp luật của
Cơng ty kiện địi Dương chiếc xe ô tô là tài sản của Công ty và 100 triệu đồng
mà Hồng cho là Dương đã chiếm đọat của Cơng ty.
Hồng có quyền khới kiện khơng? Việc xử lý tài sản đối với chiếc xe ôtô,
100 triệu tiền nâng cấp xe, và 100 triệu tiền Dương đang nắm giữ được thực
hiện như thế nào?
Hồng có quyền khởi kiện Dương ra Toà và việc xử lý tài sản được thực
hiện như sau:
- Nếu trong thời hạn cam kết, Dương là thành viên cty, Hồng khởi kiện
với tư cách đại diện cho cty, vụ kiện là tranh chấp giữa cty và thành viên cty.
Chiếc ô tô là tài sản của cty nên Dương phải trả cho cty, tiền nâng cấp xe là
thiệt hại của cty, 100 triệu đồng tiền hàng Dương phải trả lại cho cty mà không
được phép chiếm đoạt
- Nếu hết thời hạn cam kết mà Dương chưa làm thủ tục chuyển quyền sở
hữu, Dương không là thành viên cty nữa. Cty khơng có quyền địi Dương chiếc
xe ơ tơ, nhưng có quyền địi 100 triệu khoản tiền nâng cấp xe và 100 triệu tiền
Dương chiếm đoạt. Lúc này, việc khởi kiện là kiện dân sự, công ty với tư cách
là pháp nhân kiện cá nhân Dương.
Dương cũng nộp đơn ra tịa kiện rằng Cơng là nhân viên của Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Y nhưng lại tham gia thành lập và góp vốn vào
Cơng ty TNHH và việc Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Y cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty TNHH Vinh Quang là vi phạm
pháp luật. Ngoài ra, Dương cho rằng Hồng là chủ một doanh nghiệp tư nhân
nên khơng có quyền tham gia sáng lập, góp vốn và điều hành cơng ty TNHH.
Các thành viên trên có quyền góp vốn vào cơng ty khơng? Căn cứ pháp
lý?
Các thành viên có quyền góp vốn vào cty, vì:
- Cơng là nhân viên hợp đồng của Sở Kế hoạch – Đầu tư, không phải
cán bộ công chức nên không vi phạm quy định tại khoản 2 điều 13 LDN
11
- Hồng là chủ DNTN, chỉ bị cấm là chủ DNTN khác hay thành viên hợp
danh của cty hợp danh khi khơng được các thành viên cịn lại đồng ý mà khơng
bị cấm góp vốn vào cty (khoản 3 điều 141, khoản 1 điều 133 LDN)
Tòa án nhân dân Thành phố Y đã thụ lý hồ sơ.
Việc thụ lý vụ án của Tịa án nhân dân thành phố Y có hợp pháp khơng?
Việc thụ lý vụ án của Tồ án nhân dân thành phố Y là khơng hợp pháp,
vì việc thành lập cty là hợp pháp.
BÀI TẬP 3: TRANH CHẤP VỀ VIỆC TRIỆU TẬP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG, PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU MỚI VÀ SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ TRONG
CÔNG TY CỔ PHẦN
Công ty Cổ phần XYZ là một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, thương mại và khách sạn.
Ngày 01 – 09 – 2006, Ủy ban nhân dân thành phố K có quyết định cho
phép chuyển doanh nghiệp nhà nước XYZ thành Công ty Cổ phần XYZ. Ngày
25-09-2006, Công ty triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) đầu
tiên, 150 cổ đông (100% số cổ đông này là cổ đông phổ thông và là công nhân
viên của công ty) đã tiến hành bầu ra Hội đồng quản trị (gồm 7 người) và
thơng qua Điều lệ. Sau đó, ngày 26-09-2006, Hội đồng quản trị (HĐQT) của
Cơng ty cũng đã nhóm họp và bầu bà A làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm
Giám đốc Công ty.
1. Cuộc họp ĐHĐCĐ của cơng ty có hợp pháp khơng? Căn cứ pháp lý?
- Nếu số cổ đông dự họp (150 người) đủ đại diện cho ít nhất 65% tổng
số cổ phần có quyền biểu quyết, hoặc theo tỷ lệ cụ thể được Điều lệ cty quy
định thì cuộc họp hợp pháp (khoản 1 điều 102 LDN)
- Nếu số cổ đông dự họp (150 người) khơng đủ đại diện cho ít nhất 65%
tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, hoặc theo tỷ lệ cụ thể được Điều lệ cty
quy định thì cuộc họp khơng hợp pháp (khoản 1 điều 102 LDN)
Ngày 01-11-2006, Phịng Đăng ký kinh doanh thành phố K cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần XYZ với số vốn điều lệ
là 1,5 tỷ đồng và số cổ phần phát hành là 15.000 cổ phần (mệnh giá mỗi cổ
phần là 100.000 đồng và 100% cổ phần được bán hết cho công nhân viên của
Công ty.)
2. Việc phát hành cổ phần của cơng ty có hợp pháp khơng? Căn cứ pháp
lý?
12
Việc phát hành cổ phần của cty là hợp pháp, thuộc thẩm quyền quyết
định của ĐHĐCĐ (điểm b khoản 2 điều 96 LDN).
Là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, do vậy, giống như trước
đây, hàng năm Cơng ty thường tổ chức cuộc họp tổng kết cuối năm với sự
tham gia của tất cả cán bộ, công nhân viên của Công ty (kể cả những người đã
nghỉ hưu). Tại những cuộc họp này, Ban Giám đốc công ty và Hội đồng quản
trị trình bày về tình hình họat động kinh doanh của Công ty năm qua và
phương hướng kinh doanh của Công ty năm tới cũng như trao phần thưởng
cho những nhân viên xuất sắc.
3. Việc tổ chức cuộc họp tổng kết này có mang tính chất bắt buộc hay
không? Nếu chỉ tổ chức cuộc họp trên mà không tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ
hàng năm có hợp pháp khơng, căn cứ pháp lý?
- Việc tổ chức cuộc họp tổng kết khơng mang tính bắt buộc.
- Nếu chỉ tổ chức cuộc họp tổng kết mà không tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ
hàng năm thì khơng hợp pháp (khoản 1 điều 97 LDN)
Trong quá trình hoạt động từ cuối năm 2006, Hội đồng quản trị Công
ty đã quyết định chia cổ tức 3 lần cho các cổ đông (lần thứ nhất vào tháng 3 –
2007, lần 2 vào tháng 07-2007 và lần 3 vào tháng 3-2008). Đầu năm 2008,
nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng và phát triển họat động kinh doanh, Hội đồng
quản trị của Công ty đã quyết định mua các thiết bị máy chuyên dụng phục vụ
cho họat động kinh doanh của Công ty trị giá 3,5 tỷ đồng (tổng giá trị tài sản
của Công ty thời điểm này theo sổ sách kế toán là 4 tỷ đồng).
4. Các quyết định trên của HĐQT có hợp pháp khơng? Căn cứ pháp lý?
- Quyết định chia cổ tức cho các cổ đơng: sai thẩm quyền. HĐQT chỉ có
quyền kiến nghị mức cổ tức được trả (điểm n khoản 2 điều 108 LDN), khơng có
quyền chia cổ tức.
- Quyết định mua tài sản có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của
cty: sai thẩm quyền, vì quyền quyết định thuộc ĐHĐCĐ (điểm d khoản 2 điều
96 LDN)
Nhằm phát hành thêm cổ phần mới, tăng vốn điều lệ, tiến hành sửa đổi
Điều lệ cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp và thơng qua báo cáo tài chính
năm 2007 và kế hoạch kinh năm 2008, Công ty Cổ phần XYZ quyết định triệu
tập cuộc họp Đại Hội cổ đông thứ hai sau cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu
tiên ngày 25-09-2006).
Do cơng ty Cổ phần XYZ có rất nhiều đơn vị kinh doanh trực thuộc
nên ngày 08-03-2008, Hội đồng quản trị của Công ty gửi cho qiản lý trưởng
13
các đơn vị trên thông báo về kế hoạch cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông và yêu
cầu mỗi đơn vị kinh doanh tiến hành họp để cử đại biểu đi dự cuộc họp của
Đại hội đồng cổ đơng tồn Công ty. Đồng thời, Hội đồng quản trị cũng đã gửi
cho mỗi quản lý trưởng của các đơn vị đó một bản dự thảo Điều lệ sửa đổi
mới của Công ty để các đơn vị kinh doanh tổ chức thảo luận trước. Ngày 1203-2008, Cơng ty đã có văn bản thông báo đến các đơn vị về việc “triệu tập
Đại hội đại biểu cổ đơng” tồn Cơng ty ngày 15-03-2008.
5. Việc thông báo về cuộc họp ĐHĐCĐ của HĐQT đối với các đại biểu
có hợp pháp khơng? Căn cứ pháp lý?
Việc thông báo về cuộc họp ĐHĐCĐ của HĐQT đối với các đại biểu là
khơng hợp pháp, vì giấy mời họp phải được gửi đến tất cả các cổ đông có
quyền dự họp trong thời hạn quy định (khoản 1 điều 100 LDN)
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 15-03-2008, chủ tọa cuộc họp
(là chủ tịch Hội đồng quản trị đã đọc báo cáo tổng kết năm 2007, phương
hướng kinh doanh năm 2008, bản Điều lệ sửa đổi và kế hoạch phát hành cổ
phiếu mới. Sau đó, chủ tọa cuộc họp đã tiến hành lấy biểu quyết của các cổ
đông tham dự cuộc họp một lần về tất cả các vấn đề được nêu trên.
6. Việc lấy biểu quyết trên có hợp pháp khơng? Căn cứ pháp lý?
Việc biểu quyết trên là khơng hợp pháp, vì phải thảo luận và biểu quyết
theo từng vấn đề trong nội dung chương trình (khoản 5 điều 103 LDN)
Theo Nghị quyết được công bố tại cuộc họp và đã được biểu quyết
thông qua, vốn điều lệ công ty được nâng từ 1,5 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng, tất cả
các cổ phiếu chỉ được chào bán nội bộ cho các cổ đông trong Công ty. Các cổ
đông được mua thêm số cổ phiếu cao nhất là bằng hoặc nhỏ hơn số cổ phần
hiện có của cổ đơng đó (theo tỷ lệ 1-1). Mỗi thành viên Hội đồng quản trị
được quyền mua số cổ phiếu tương đương 6% vốn điều lệ).
7. Nghị quyết trên có hợp pháp khơng? Vì sao?
Nghị quyết trên nếu hợp pháp về thủ tục thì về nội dung là hợp pháp, vì
cổ đơng được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần
phổ thông của từng cổ đông trong cty (điểm c khoản 1 điều 79 LDN)
Đối với thành viên HĐQT, mỗi thành viên là cá nhân phải sở hữu ít nhất
5% tổng số cổ phần phổ thơng hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm trong quản lý KD hoặc trong ngành nghề KD chủ yếu của cty hoặc
tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ cty (điểm b khoản 1 điều 110
LDN). Ở đây, nếu Điều lệ cty quy định mỗi thành viên HĐQT phải sở hữu số cổ
phiếu tương đương 6% vốn điều lệ thì nghị quyết trên là hợp pháp
14
Bản điều lệ (được cuộc họp ngày 15-03-2008 thông qua) có một số
điểm sửa đổi. Điều 17 Điều lệ quy định: “Đại hội đồng cổ đông hoặc Đại hội
đại biểu Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần XYZ”.
Điều 20 của Điều lệ quy định: “Trong trường hợp Công ty tổ chức đại hội đại
biểu cổ đơng thì cổ đơng sỡ hữu cổ phần chiếm ít nhất 1% vốn điều lệ là đại
biểu đương nhiên. Các cổ đông khác tự tập hợp thành một nhóm để có phiếu
đủ tiêu chuẩn 1% vốn điều lệ để cử người đi họp”. Điều 23 điều lệ quy định:
“Tiêu chuẩn của thành viên hội đồng quản trị là phải sở hữu 6% tổng số vốn
điều lệ trở lên”.
8. Các quy định của bản điều lệ trên có hợp pháp không? Căn cứ pháp
lý?
- Điều 17 quy định là bất hợp pháp, vì CTCP chỉ tổ chức ĐHĐCĐ,
khơng tổ chức ĐHĐBCĐ (điều 95 LDN).
- Điều 20 quy định là bất hợp pháp, vì cổ đơng của CTCP này đều là cổ
đơng phổ thơng nên đều có quyền tham dự ĐHĐCĐ (điểm a khoản 1 điều 79
LDN)
- Điều 23 quy định là hợp pháp, vì Điều lệ cty có quyền quy định tiêu
chuẩn, điều kiện đối với thành viên HĐQT (điểm b khoản 1 điều 110 LDN)
Do bất đồng với Hội đồng quản trị trong điều hành, quản lý Công ty,
không đồng ý với kế hoạch phát hành cổ phiếu mới và bản Điều lệ sửa đổi,
cho nên một nhóm 10 cổ đông của Công ty Cổ phần XYZ đã gửi đơn lên Tòa
án nhân dân thành phố K kiện Hội đồng quản trị Cơng ty Cổ phần XYZ.
Tịa kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố K đã thụ lý hồ sơ và đưa vụ án
ra xét xử.
9. TAND thành phố K có thẩm quyền thụ lý vụ án không? Căn cứ pháp
lý?
TAND thành phố K thụ lý vụ án là đúng thẩm quyền, vì đây là tranh
chấp giữa các cổ đông cty và cty liên quan đến hoạt động của cty (khoản 3 điều
29 BL tố tụng dân sự).
15